Thu nhập bao nhiêu được xếp vào nhóm dân số giàu nhất nước?
Người có thu nhập trên 10 triệu/tháng theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê được xếp vào nhóm dân số giàu nhất quốc gia… Nhóm hộ giàu nhất quốc gia là những ai? Những người hiện nay có thu nhập trên 10 triệu đồng nghĩa là gấp mức lương cơ sở gần 6 lần và mức lương tối thiểu vùng hơn 2 lần. Theo hệ số lương cán bộ công chức viên chức vẫn được áp dụng theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 17/2013/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện tại của nước ta là 1.800.000 đồng, 06 tháng lương cơ sở là 10,8 triệu đồng Mức lương tối thiểu tháng hiện nay theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP cho từng vùng là: - Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng; - Vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng; Vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng; - Vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng. Thực tế, với mức thu nhập trên 10 triệu đồng mỗi tháng đối với người dân không phải ở các thành phố lớn thì vẫn còn khó để đạt được. Theo thống kê của Tổng cục thống kê, thu nhập bình quân ở khu vực thành thị đạt gần 5,95 triệu đồng/người/tháng (tăng 10,3 điểm % so với năm 2021) cao gấp 1,54 lần thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn là 3,86 triệu đồng (tăng 10,8 điểm % so với năm 2021). Trong 6 vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân tháng năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng/người/tháng). Vùng có thu nhập bình quân thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (3,17 triệu đồng/người/tháng). Nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất - nhóm 5) có thu nhập bình quân đạt 10,23 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 7,6 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất - nhóm 1). Do đó, những ai có mức thu nhập trên 10 triệu mỗi tháng là những người được xếp vào diện thuộc hộ giàu nhất nước Chi tiêu bình quân đầu người mỗi tháng ở thành thị Kết quả khảo sát cũng cho thấy, năm 2022 chi tiêu bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 2,8 triệu đồng, giảm 3,3 điểm % so với 2020. Có thể thấy dưới tác động của dịch Covid-19 các hộ gia đình có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là các hộ sống ở khu vực thành thị. Chi tiêu bình quân đầu người một tháng ở thành thị là 3,3 triệu đồng (giảm 13,6 điểm % so với năm 2020), ở khu vực nông thôn là gần 2,5 triệu đồng/người/tháng (tăng 4,7 điểm % so với năm 2020). Năm 2022, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn được thu hẹp chủ yếu do giảm chi tiêu của người dân sống ở thành thị. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, chi đời sống chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình. Năm 2022 chi cho đời sống bình quân một người một tháng là 2,7 triệu đồng (chiếm tới 95,5% trong tổng chi tiêu hộ gia đình), trong đó chi cho ăn uống bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 1,3 triệu đồng và không phải ăn uống là 1,4 triệu đồng. Sự bất bình đẳng trong chi phí chi tiêu giữa các nhóm Sự bất bình đẳng trong chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng quan sát được giữa nhóm giàu nhất (nhóm 5) và nhóm nghèo nhất (nhóm 1) là 3,2 lần năm 2022, với chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng ở các hộ nhóm 5 gần 4,1 triệu đồng so với gần 1,3 triệu đồng/người/tháng ở các hộ thuộc nhóm 1. Điểm nổi bật là chênh lệch giữa 2 nhóm giàu nhất và nghèo nhất năm 2022 có phần được cải thiện so với năm 2020 (chênh lệch năm 2020 là 5,7 lần) trong đó chủ yếu là do chi tiêu đời sống của nhóm giàu nhất giảm mạnh (5,7 triệu năm 2020 giảm còn 4,1 triệu năm 2022). Theo cơ quan thống kê, mặc dù chi tiêu bình quân đầu người giảm nhưng thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng so với năm trước, đánh dấu sự phục hồi của đời sống hộ gia đình sau đại dịch. Bất bình đẳng trong xã hội vẫn còn tồn tại giữa các khu vực thành thị nông thôn, các vùng và giữa nhóm người thu nhập thấp và nhóm người thu nhập cao; do vậy các chính sách phục hồi sau đại dịch cần trọng tâm vào nhóm người yếu thế hơn trong xã hội. (Nguồn báo Dân trí)
Điều tra doanh nghiệp 2024 có những nội dung gì?
Nhằm thực hiện theo Quyết định 03/2023/QĐ-TTg về việc Ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia. Tổng cục Thống kê đã ban hành Quyết định 638/QĐ-TCTK về Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2024. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/09/qd-638_-dieu-tra-doanh-nghiep-2024.pdf Quyết định 638/QĐ-TCTK (1) Đối tượng của Điều tra doanh nghiệp năm 2024 Theo Quyết định 638/QĐ-TCTK, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 sẽ được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Ngoại trừ 03 ngành O, U, T, còn lại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi một ngành kinh tế tại một địa điểm (đơn vị ngành kinh tế theo địa bàn) của tất cả ngành kinh tế quốc dân đều thuộc đối tượng kiểm tra. Trong đó, đơn vị điều tra có tất cả là 64 tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp và hợp tác xã được quy định chi tiết tại Phụ lục I Quyết định 638/QĐ-TCTK và các chi nhánh hạch toán độc lập trực thuộc doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn có Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập và chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp; Luật Hợp tác xã/Liên hiệp hợp tác xã, các quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo Luật hợp tác xã và các doanh nghiệp được thành lập, chịu sự điều chỉnh bởi các Luật chuyên ngành như: Luật Bảo hiểm, Luật Chứng khoán… Chi nhánh hạch toán độc lập là đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền; Có mã số thuế riêng 13 số; có con dấu riêng; tài khoản ngân hàng riêng, sử dụng hóa đơn và báo cáo tài chính sử dụng hóa đơn tại chi nhánh; trực tiếp kê khai thuế tại chi nhánh; có tổ chức bộ máy kế toán; tự lập và nộp Báo cáo tài chính tại chi nhánh. (2) Thời điểm và thời gian kiểm tra Về thời gian kiểm tra: - Đối với 02 thành phố là Hồ Chí Minh và Hà Nội: Từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 31/07/2024. - Đối với các tỉnh, thành phố có số lượng doanh nghiệp từ 5000 trở lên: Từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/06/2024. - Đối với các tỉnh, thành phố còn lại: Từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/05/2024. Về thời điểm kiểm tra: Các chỉ tiêu thu thập theo thời điểm điều tra được quy định cụ thể trong từng phiếu điều tra. Bên cạnh đó, Quyết định 638/QĐ-TCTK cũng đề cập đến cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2024 sẽ được thực hiện bằng phương pháp điều tra gián tiếp thông qua hình thức thu thập thông tin trực tuyến. Các đơn vị điều tra sẽ thực hiện cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê. (3) Nội dung Điều tra doanh nghiệp 2024 Theo Quyết định 638/QĐ-TCTK, Điều tra doanh nghiệp 2024 sẽ thu thập những thông tin như sau: - Thông tin nhận dạng: Trong đó bao gồm thông tin định danh của đơn vị điều tra; ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh; loại hình doanh nghiệp; cơ sở trực thuộc của doanh nghiệp. - Thông tin về lao động và thu nhập của người lao động: Trong đó bao gồm số lao động; thu nhập của người lao động. - Thông tin về kết quả, chi phí sản xuất kinh doanh: Trong đó bao gồm kết quả hoạt động, chi phí sản xuất kinh doanh; vốn đầu tư; sản lượng sản xuất của sản phẩm; tiêu dùng năng lượng; các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phân tổ theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam. - Thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ của doanh nghiệp. Nhằm thực hiện theo đúng mục đích đề ra của Điều tra doanh nghiệp năm 2024 là cuộc điều tra thực hiện điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu. Theo đó, áp dụng đối với toàn bộ doanh nghiệp nhằm thu thập thông tin cơ bản về thông tin định danh, ngành nghề sản xuất kinh doanh, lao động; Áp dụng đối với các doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra nhằm mục đích mở rộng nội dung điều tra, phục vụ tính các chỉ tiêu chuyên ngành, giúp nâng cao chất lượng điều tra nhất là đối với các câu hỏi phức tạp, chuyên sâu. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/09/qd-638_-dieu-tra-doanh-nghiep-2024.pdf Quyết định 638/QĐ-TCTK
Thu nhập bao nhiêu được xếp vào nhóm dân số giàu nhất nước?
Người có thu nhập trên 10 triệu/tháng theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê được xếp vào nhóm dân số giàu nhất quốc gia… Nhóm hộ giàu nhất quốc gia là những ai? Những người hiện nay có thu nhập trên 10 triệu đồng nghĩa là gấp mức lương cơ sở gần 6 lần và mức lương tối thiểu vùng hơn 2 lần. Theo hệ số lương cán bộ công chức viên chức vẫn được áp dụng theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 17/2013/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện tại của nước ta là 1.800.000 đồng, 06 tháng lương cơ sở là 10,8 triệu đồng Mức lương tối thiểu tháng hiện nay theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP cho từng vùng là: - Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng; - Vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng; Vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng; - Vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng. Thực tế, với mức thu nhập trên 10 triệu đồng mỗi tháng đối với người dân không phải ở các thành phố lớn thì vẫn còn khó để đạt được. Theo thống kê của Tổng cục thống kê, thu nhập bình quân ở khu vực thành thị đạt gần 5,95 triệu đồng/người/tháng (tăng 10,3 điểm % so với năm 2021) cao gấp 1,54 lần thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn là 3,86 triệu đồng (tăng 10,8 điểm % so với năm 2021). Trong 6 vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân tháng năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng/người/tháng). Vùng có thu nhập bình quân thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (3,17 triệu đồng/người/tháng). Nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất - nhóm 5) có thu nhập bình quân đạt 10,23 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 7,6 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất - nhóm 1). Do đó, những ai có mức thu nhập trên 10 triệu mỗi tháng là những người được xếp vào diện thuộc hộ giàu nhất nước Chi tiêu bình quân đầu người mỗi tháng ở thành thị Kết quả khảo sát cũng cho thấy, năm 2022 chi tiêu bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 2,8 triệu đồng, giảm 3,3 điểm % so với 2020. Có thể thấy dưới tác động của dịch Covid-19 các hộ gia đình có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là các hộ sống ở khu vực thành thị. Chi tiêu bình quân đầu người một tháng ở thành thị là 3,3 triệu đồng (giảm 13,6 điểm % so với năm 2020), ở khu vực nông thôn là gần 2,5 triệu đồng/người/tháng (tăng 4,7 điểm % so với năm 2020). Năm 2022, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn được thu hẹp chủ yếu do giảm chi tiêu của người dân sống ở thành thị. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, chi đời sống chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình. Năm 2022 chi cho đời sống bình quân một người một tháng là 2,7 triệu đồng (chiếm tới 95,5% trong tổng chi tiêu hộ gia đình), trong đó chi cho ăn uống bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 1,3 triệu đồng và không phải ăn uống là 1,4 triệu đồng. Sự bất bình đẳng trong chi phí chi tiêu giữa các nhóm Sự bất bình đẳng trong chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng quan sát được giữa nhóm giàu nhất (nhóm 5) và nhóm nghèo nhất (nhóm 1) là 3,2 lần năm 2022, với chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng ở các hộ nhóm 5 gần 4,1 triệu đồng so với gần 1,3 triệu đồng/người/tháng ở các hộ thuộc nhóm 1. Điểm nổi bật là chênh lệch giữa 2 nhóm giàu nhất và nghèo nhất năm 2022 có phần được cải thiện so với năm 2020 (chênh lệch năm 2020 là 5,7 lần) trong đó chủ yếu là do chi tiêu đời sống của nhóm giàu nhất giảm mạnh (5,7 triệu năm 2020 giảm còn 4,1 triệu năm 2022). Theo cơ quan thống kê, mặc dù chi tiêu bình quân đầu người giảm nhưng thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng so với năm trước, đánh dấu sự phục hồi của đời sống hộ gia đình sau đại dịch. Bất bình đẳng trong xã hội vẫn còn tồn tại giữa các khu vực thành thị nông thôn, các vùng và giữa nhóm người thu nhập thấp và nhóm người thu nhập cao; do vậy các chính sách phục hồi sau đại dịch cần trọng tâm vào nhóm người yếu thế hơn trong xã hội. (Nguồn báo Dân trí)
Điều tra doanh nghiệp 2024 có những nội dung gì?
Nhằm thực hiện theo Quyết định 03/2023/QĐ-TTg về việc Ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia. Tổng cục Thống kê đã ban hành Quyết định 638/QĐ-TCTK về Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2024. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/09/qd-638_-dieu-tra-doanh-nghiep-2024.pdf Quyết định 638/QĐ-TCTK (1) Đối tượng của Điều tra doanh nghiệp năm 2024 Theo Quyết định 638/QĐ-TCTK, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 sẽ được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Ngoại trừ 03 ngành O, U, T, còn lại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi một ngành kinh tế tại một địa điểm (đơn vị ngành kinh tế theo địa bàn) của tất cả ngành kinh tế quốc dân đều thuộc đối tượng kiểm tra. Trong đó, đơn vị điều tra có tất cả là 64 tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp và hợp tác xã được quy định chi tiết tại Phụ lục I Quyết định 638/QĐ-TCTK và các chi nhánh hạch toán độc lập trực thuộc doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn có Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập và chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp; Luật Hợp tác xã/Liên hiệp hợp tác xã, các quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo Luật hợp tác xã và các doanh nghiệp được thành lập, chịu sự điều chỉnh bởi các Luật chuyên ngành như: Luật Bảo hiểm, Luật Chứng khoán… Chi nhánh hạch toán độc lập là đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền; Có mã số thuế riêng 13 số; có con dấu riêng; tài khoản ngân hàng riêng, sử dụng hóa đơn và báo cáo tài chính sử dụng hóa đơn tại chi nhánh; trực tiếp kê khai thuế tại chi nhánh; có tổ chức bộ máy kế toán; tự lập và nộp Báo cáo tài chính tại chi nhánh. (2) Thời điểm và thời gian kiểm tra Về thời gian kiểm tra: - Đối với 02 thành phố là Hồ Chí Minh và Hà Nội: Từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 31/07/2024. - Đối với các tỉnh, thành phố có số lượng doanh nghiệp từ 5000 trở lên: Từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/06/2024. - Đối với các tỉnh, thành phố còn lại: Từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/05/2024. Về thời điểm kiểm tra: Các chỉ tiêu thu thập theo thời điểm điều tra được quy định cụ thể trong từng phiếu điều tra. Bên cạnh đó, Quyết định 638/QĐ-TCTK cũng đề cập đến cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2024 sẽ được thực hiện bằng phương pháp điều tra gián tiếp thông qua hình thức thu thập thông tin trực tuyến. Các đơn vị điều tra sẽ thực hiện cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê. (3) Nội dung Điều tra doanh nghiệp 2024 Theo Quyết định 638/QĐ-TCTK, Điều tra doanh nghiệp 2024 sẽ thu thập những thông tin như sau: - Thông tin nhận dạng: Trong đó bao gồm thông tin định danh của đơn vị điều tra; ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh; loại hình doanh nghiệp; cơ sở trực thuộc của doanh nghiệp. - Thông tin về lao động và thu nhập của người lao động: Trong đó bao gồm số lao động; thu nhập của người lao động. - Thông tin về kết quả, chi phí sản xuất kinh doanh: Trong đó bao gồm kết quả hoạt động, chi phí sản xuất kinh doanh; vốn đầu tư; sản lượng sản xuất của sản phẩm; tiêu dùng năng lượng; các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phân tổ theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam. - Thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ của doanh nghiệp. Nhằm thực hiện theo đúng mục đích đề ra của Điều tra doanh nghiệp năm 2024 là cuộc điều tra thực hiện điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu. Theo đó, áp dụng đối với toàn bộ doanh nghiệp nhằm thu thập thông tin cơ bản về thông tin định danh, ngành nghề sản xuất kinh doanh, lao động; Áp dụng đối với các doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra nhằm mục đích mở rộng nội dung điều tra, phục vụ tính các chỉ tiêu chuyên ngành, giúp nâng cao chất lượng điều tra nhất là đối với các câu hỏi phức tạp, chuyên sâu. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/09/qd-638_-dieu-tra-doanh-nghiep-2024.pdf Quyết định 638/QĐ-TCTK