Người đại diện pháp luật cũ có bị tạm hoãn xuất cảnh do doanh nghiệp nợ thuế?
Trường hợp doanh nghiệp nợ thuế thì người đại diện pháp luật cũ của doanh nghiệp này có bị tạm hoãn xuất cảnh không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Người đại diện pháp luật cũ có bị tạm hoãn xuất cảnh do doanh nghiệp nợ thuế? Về vấn đề này, ngày 18/9/2024, Tổng Cục thuế đã có Công văn 4136/TCT-QLN về nộp dần tiền thuế nợ và tạm hoãn xuất cảnh, theo đó, Tổng Cục thuế có hướng dẫn như sau: Tại khoản 5 Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt nam 2019 quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như sau: “Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”. Đồng thời, tại khoản 7 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: - Cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Từ những quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mà đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì thuộc một trong những trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Còn đối với trường hợp có đủ căn cứ để xác định tại thời điểm cơ quan thuế ban hành thông báo tạm hoãn xuất cảnh, cá nhân này không còn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thì cá nhân đó không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. (2) Trường hợp nào được hủy bỏ lệnh tạm hoãn xuất cảnh? Căn cứ Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp như sau: - Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; - Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; - Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; - Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ. - Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác. Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định. Trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác. Theo đó, cá nhân sẽ được hủy bỏ lệnh tạm hoãn xuất cảnh khi thuộc một trong các trường hợp như đã nêu trên.
Làm thế nào để biết mình đang bị cấm xuất cảnh? Tra cứu danh sách cấm xuất cảnh mới nhất
Việt Nam có cấm xuất cảnh không? Nếu có thì làm thế nào để biết mình đang bị cấm xuất cảnh? Tra cứu danh sách cấm xuất cảnh mới nhất thế nào? Làm thế nào để biết mình đang bị cấm xuất cảnh? Hiện nay pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về cấm xuất cảnh mà chỉ quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Cụ thể Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh: - Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. - Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. - Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. - Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh. - Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Như vậy, hiện nay không có quy định cụ thể về cấm xuất cảnh mà chỉ tạm hoãn xuất cảnh trong một thời gian nhất định (cũng có thể hiểu đơn giản là cấm xuất cảnh có thời hạn). Theo đó, để biết mình có đang bị cấm xuất cảnh hay không thì sẽ căn cứ vào việc mình có thuộc một trong những trường hợp tạm hoãn xuất cảnh theo quy định trên không. Tra cứu danh sách cấm xuất cảnh mới nhất Nếu không chắc chắn mình có thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định hay không, mọi người có thể tra cứu trên trang web, thông báo của cơ quan có thẩm quyền hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Trong đó, mọi người có thể tra cứu trên 02 trang web sau: - Website của Tổng cục Hải quan: Tra cứu thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh: https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=8&cid=1294&LoaiVanBan=16&LinhVuc=541 - Website của Tổng cục Thuế: Tra cứu danh sách người nộp thuế có thông báo tạm hoãn/ gia hạn tạm hoãn/ hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh: https://gdt.gov.vn/wps/portal/Home/nt/xc Như vậy, có thể tra cứu danh sách cấm xuất cảnh qua 2 website là website của Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế. Công dân Việt Nam đáp ứng điều kiện nào mới được xuất cảnh khỏi Việt Nam? Theo Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được sửa đổi bởi Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 quy định điều kiện xuất cảnh - Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây: + Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; + Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực; + Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật. - Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 phải có người đại diện hợp pháp đi cùng. Như vậy, công dân Việt Nam phải có giấy tờ xuất nhập cảnh có giá trị sử dụng, có thị thực, giấy tờ chứng minh được nhập cảnh ở nước đến và không bị cấm xuất cảnh/tạm hoãn xuất cảnh thì mới được xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Đề xuất: Tạm hoãn xuất cảnh với cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Bộ Tài chính đang Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý và sử dụng tài sản công, Quản lý thuế và Dự trữ Quốc gia. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/26/du-thao-luat.pdf Dự thảo Luật (ngày 19/8/2024) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/26/du-thao-to-trinh.pdf Dự thảo Tờ trình (1) Đề xuất: Tạm hoãn xuất cảnh với cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh nợ thuế Luật Quản lý thuế 2019 hiện hành có quy định về những trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. Theo đó, người nộp thuế thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Trường hợp chưa hoàn thành thì sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019 thì “người nộp thuế” bao gồm cả tổ chức và cá nhân. Theo đó, việc tạm hoãn xuất cảnh đối với chủ thế này như quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Quản lý thuế 2019 là không phù hợp với thực tiễn. Thêm nữa, việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh cần được thực hiện đối với các chủ thế là cá nhân người nộp thuế và các cá nhân khác là đại diện theo pháp luật của tổ chức nộp thuế. Trong đó, bao gồm cả chủ hộ kinh doanh, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cá nhân kinh doanh chứ không chỉ áp dụng riêng đối với cá nhân người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như quy định tại khoản 7 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019. Chính vì thế, tại Dự thảo Luật, Bộ Tài chính có đề xuất sửa đổi quy định về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh, đưa đối tượng cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại khoản 7 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 vào khoản 1 Điều 66 Luật Quản lý thuế 2019 cho thống nhất. Đồng thời, cũng đề xuất bổ sung thêm đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: - Cá nhân là đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. - Cá nhân là chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Theo Bộ Tài chính lý giải, việc mở rộng đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh như đã nêu trên sẽ góp phần đảm bảo hệ thống pháp luật đối xử công bằng, bình đẳng đối với tất cả người nộp thuế (doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cá nhân kinh doanh) mà chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với NSNN. (2) Đề xuất sửa đổi quy tắc xác định thời gian tính tiền chậm nộp Cụ thể, theo Bộ Tài chính, quy tắc xác định thời gian tính tiền chậm nộp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 hiện hành chưa thống nhất với quy tắc xác định thời gian tính tiền chậm nộp đối với trường hợp phải nộp tiền chậm nộp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019. Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, thống nhất là cần thiết, cụ thể như sau: Dự thảo Luật đề xuất sửa đổi trường hợp phải nộp tiền chậm nộp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 và điểm b, c khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP theo hướng thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo hoặc quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyến đã nộp vào ngân sách nhà nước. Xem chi tiết tại Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý và sử dụng tài sản công, Quản lý thuế và Dự trữ Quốc gia
Những trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh do vi phạm nghĩa vụ về thuế
Tuỳ theo vi phạm mà cơ quan thuế sẽ có các biện pháp xử lý khác nhau đối với người nộp thuế. Vậy người nộp thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh khi vi phạm những trường hợp nào? Những trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh do vi phạm nghĩa vụ về thuế Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và được quy định cụ thể tại tiết a tiểu mục 1 Mục V Phần II Quy trình Quản lý nợ ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022 về tạm hoãn xuất cảnh như sau: Hằng tháng, sau khi rà soát, đối chiếu, xác định chính xác nghĩa vụ nộp thuế của NNT, căn cứ tình hình thực tế và công tác quản lý thuế trên địa bàn hoặc theo đề nghị từ các bộ phận khác, bộ phận quản lý nợ lựa chọn các trường hợp thực hiện tạm hoãn xuất cảnh thuộc một trong các trường hợp sau: - Cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Như vậy, người nộp thuế vi phạm những trường hợp trên thì sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh của người nộp thuế là bao lâu? Theo điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, trong đó: Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. Mà tại khoản 5 Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về trường hợp người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Như vậy, người nộp thuế vi phạm nghĩa vụ về thuế thì sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Khi nào người nộp thuế được huỷ bỏ tạm hoãn xuất cảnh? Theo tiểu mục 3 Mục V Phần II Quy trình Quản lý nợ ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022 quy định về tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh, trong đó, trường hợp người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì: - Bộ phận Quản lý nợ dự thảo Thông báo hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu số 02/XC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, trình lãnh đạo cơ quan thuế ký ban hành, gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để thực hiện hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo quy định trong vòng 24 giờ làm việc. - Ngay trong ngày ban hành Thông báo hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh, bộ phận quản lý nợ nhập Thông báo hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh vào hệ thống ứng dụng quản lý thuế. Hệ thống ứng dụng quản lý thuế hỗ trợ tổng hợp danh sách người nộp thuế hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu 03/DS-XC kèm theo Quy trình này. Như vậy, người nộp thuế sẽ được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Theo đó, bộ phận Quản lý nợ sẽ trình cơ quan thuế ký Thông báo huỷ bỏ tạm hoãn xuất cảnh và gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để thực hiện. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/09/mau-so-02-xc.doc Mẫu số 02/XC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/09/mau-so-03-ds-xc.doc mẫu 03/DS-XC kèm theo Quy trình Quản lý nợ ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022
Người được hoãn chấp hành phạt tù có bị tạm hoãn xuất ra nước ngoài không?
Người được hoãn chấp hành án phạt tù có bị tạm hoãn xuất cảnh ra nước ngoài không? Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người được hoãn chấp hành phạt tù là bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Người được hoãn chấp án hành phạt tù có bị tạm hoãn xuất cảnh ra nước ngoài không? Căn cứ theo Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về các trường hợp bị tạm xuất cảnh như sau: (1) Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. (2) Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. (3) Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. (4) Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. (5) Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. (6) Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. (7) Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. (8) Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh. (9) Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Như vậy, người được hoãn chấp án hành phạt tù bị tạm hoãn xuất cảnh ra nước ngoài. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người được hoãn chấp hành án phạt tù là bao lâu? Căn cứ tại khoản 1 Điều 38 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về thời hạn tạm hoãn xuất cảnh như sau: - Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; - Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019; - Trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm; - Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng; - Trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Như vậy, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người được hoãn chấp hành án phạt tù kết thúc khi người được hoãn chấp hành phạt tù chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan. Tóm lại: Người được hoãn chấp hành án phạt tù bị tạm hoãn xuất ra nước ngoài. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người được hoãn chấp hành án phạt tù kết thúc khi người được hoãn chấp hành phạt tù chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan.
Trường hợp nào sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu?
Trường hợp nào sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu? Công ty nợ thuế thì người đại diện theo pháp luật có được cấp hộ chiếu không? Trường hợp nào sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu? Căn cứ Điều 21 Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 các trường hợp sau đây sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu: - Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoặc 7 Điều 4 Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019: 1. Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh. 2. Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài. 3. Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh. 4. Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước. 5. Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. 6. Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định. 7. Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh. - Người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 37 Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. - Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Trường hợp nào bị tạm hoãn xuất cảnh? Căn cứ Điều 36 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh - Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. - Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. - Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. - Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh. - Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Công ty nợ thuế thì người đại diện theo pháp luật có được cấp hộ chiếu không? Theo Điều 36 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh do đó cũng sẽ không được cấp hộ chiếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!
Cán bộ, nhân viên ngân hàng bị tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp nào?
Cán bộ, nhân viên ngân hàng bị tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp nào? Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như thế nào? Thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh? 1. Cán bộ, nhân viên ngân hàng bị tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp nào? Căn cứ Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh, cụ thể: (i) Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. (ii) Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019. (iii) Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. (iv) Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. (v) Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. (vi) Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. (vii) Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. (viii) Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh. (ix) Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Như vậy, nếu cán bộ, nhân viên ngân hàng thuộc một trong các trường hợp nêu trên bị thì sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. 2. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như thế nào? Căn cứ Điều 38 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, theo đó: (i) Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như sau: - Trường hợp quy định tại khoản (i) Mục 1, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. - Trường hợp quy định tại các khoản (ii), (iii), (iv), (v) và (vi) Mục 1, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. - Trường hợp quy định tại khoản (vii) Mục 1, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm. - Trường hợp quy định tại khoản (viii) Mục 1, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng. - Trường hợp quy định tại khoản (ix) Mục 1, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. (ii) Trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh, nếu không được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh và không bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, khi hết thời hạn quy định tại khoản (i) Mục này thì đương nhiên được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh. Như vậy, tùy vào từng trường hợp sẽ có thời gian tạm hoãn xuất cảnh khác nhau. 3. Thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh? Căn cứ khoản 1, khoản 5 Điều 39 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh: - Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản (ix) Mục 1. - Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện ngay việc tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh sau khi tiếp nhận quyết định của người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 . Như vậy, khi thực hiện thủ tục tạm hoãn xuất cảnh, người có thẩm quyền có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị tạm hoãn xuất cảnh. Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện ngay việc tạm hoãn xuất cảnh sau khi tiếp nhận quyết định của người có thẩm quyền.
Cá nhân có tiền án, tiền sự được xuất cảnh không?
Tiền án, tiền sự ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, hồ sơ lý lịch của mỗi cá nhân. Nếu ta áp dụng các pháp luật hiện hành, cá nhân có tiền án tiền sự có được xuất cảnh không? 1. Khái niệm tiền án, tiền sự và xuất cảnh Trước tiên ta cần làm rõ hai khái niệm sau: + Tiền án (án tích) được xem là đặc điểm nhân thân chỉ người đã bị kết án và áp dụng hình phạt mà chưa được xoá án tích. Tiền án được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hình sự. + Tiền sự được xem là đặc điểm nhân thân chỉ người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu hình sự và đã bị kỷ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính mà chưa được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt hành chính. Tiền sự được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hành chính. Về phần xuất cảnh, căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Cũng theo Điều 3 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, việc xuất cảnh cũng phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định sau: - Tuân thủ hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân Việt Nam; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. - Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh. - Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật. 2. Cá nhân có tiền án, tiền sự được xuất cảnh không? Căn cứ quy định tại Điều 33 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây: - Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên; - Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực; - Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật. - Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi thì ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có người đại diện hợp pháp đi cùng. Về trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh, theo Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 bao gồm: - Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. - Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. - Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. - Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh. - Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Xem xét hai điều luật trên, ta có thể kết luận như sau, cá nhân có tiền án, tiền sự không hề nằm trong quy định tạm hoãn theo điều 36. Như vậy, nếu các cá nhân này đáp ứng đủ các điều kiện xuất cảnh theo Điều 33 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 thì họ hoàn toàn có thể xuất cảnh.
Các trường hợp công dân Việt Nam bị tạm hoãn xuất cảnh
Công dân Việt Nam bị tạm hoãn xuất cảnh trong những trường hợp nào? Cơ quan có thẩm quyền thực hiện tạm hoãn xuất cảnh theo trình tự, thủ tục như thế nào? 1. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh Căn cứ tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: - Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. - Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019. - Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. - Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh. - Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. 2. Trình tự, thủ tục tạm hoãn xuất cảnh Căn cứ tại Điều 39 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định trình tự, thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh như sau: - Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. - Người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có trách nhiệm thường xuyên tổ chức rà soát các trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh thuộc thẩm quyền để quyết định gia hạn hoặc hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. - Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện ngay việc tạm hoãn xuất cảnh sau khi tiếp nhận quyết định của người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
Giấy tờ xuất cảnh có được cấp vì lý do quốc phòng, an ninh hay không?
Hiện nay, nhiều có rất nhiều trường hợp chưa được cấp giấy tờ xuất cảnh. Vậy trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh thì giấy tờ xuất cảnh có được cấp hay không? Giấy tờ xuất cảnh có được cấp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hay không? Căn cứ khoản 3 Điều 21 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định về những trường hợp chưa được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh như sau: - Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoặc 7 Điều 4 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. - Người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 37 LLuật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. - Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Như vậy, Giấy tờ xuất cảnh có thể sẽ tạm thời chưa được cấp nếu có lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Giấy tờ xuất cảnh chưa được cấp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ có thời hạn trong bao lâu? Căn cứ khoản 3 Điều 22 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định tại trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Như vậy, Giấy tờ xuất cảnh chưa được cấp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ có thời hạn đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Chưa cấp giấy tờ xuất cảnh thì có phải được hiểu là bị tạm hoãn xuất cảnh hay không? Căn cứ Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định về những trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như sau: - Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. - Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. - Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. - Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh. - Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Theo đó, pháp luật quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Trong đó không đề cập đến việc chưa được cấp giấy tờ xuất cảnh sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. Do đó, trường hợp chưa được cấp giấy tờ xuất cảnh không được xem là bị tạm hoãn xuất cảnh Từ những căn cứ nêu trên, trường hợp lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì giấy tờ xuất cảnh sẽ chưa được cấp và thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Tạm hoãn xuất cảnh nếu doanh nghiệp không đóng thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong những nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đây là loại thuế đánh trực tiếp vào các doanh nghiệp trong một năm tài chính. Khi đến các kỳ nộp thuế thì doanh nghiệp phải đóng đủ và đúng thời hạn quy định. Tuy nhiên, không ít các trường hợp các chủ doanh nghiệp không đóng thuế hay nợ tiền thuế kéo dài. Điều này dẫn đến việc cơ quan thuế không thể hoàn thành tiến độ công việc. Việc xử phạt cũng gặp nhiều khó khăn, khi các doanh nghiệp này kéo dài bằng cách gia hạn thời hạn nộp thuế. Vì vậy, cơ quan thuế đã đề nghị Cục quản lý xuất nhập cảnh tạm hoãn xuất cảnh đối với các chủ doanh nghiệp này cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Thuế TNDN luôn là vấn đề được chú trọng hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp, việc đóng thuế ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của doanh nghiệp kể cả trong quá trình vận hành. Theo đó, thuế TNDN được hiểu là loại thuế trực thu, tức là đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm: Thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hoặc dịch vụ, các thu nhập khác theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, thuế TNDN là loại thuế thu dựa trên tổng thu nhập của doanh nghiệp sau các kỳ tính thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Doanh nghiệp đóng đầy đủ các loại thuế đúng quy định và thường xuyên, có thể được hưởng nhiều chính sách về miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế. Đối tượng tượng nộp thuế TNDN Đối tượng phải nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế được căn cứ theo Thông tư 78/2014/TT-BTC bao gồm: (1) Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. (2) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực. (3) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã. (4) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam. (5) Tổ chức khác ngoài các doanh nghiệp nêu trên nhưng có thu nhập chịu thuế. Nghiêm cấm doanh nghiệp không đóng thuế đúng thời hạn Luật Quản lý thuế 2019 quy định mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật. Và nghiêm cấm cá nhân, tổ chức cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp. Căn cứ khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thời hạn nộp thuế như sau: Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau. Tạm hoãn xuất nhập cảnh đối với người đại diện doanh nghiệp Trường hợp bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh là giám đốc, người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp đang bị cưỡng chế nợ thuế, chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế như đã nêu được căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 được thực hiện như sau: Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh. Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 còn quy định người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Như vậy, nhằm đảm bảo các cá nhân, tổ chức hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế, phục vụ Việt Nam thì biện pháp tạm hoãn xuất nhập cảnh được áp dụng đối với người đại diện pháp luật của doanh nghiệp để tránh việc những đối tượng này trốn thuế ra nước ngoài.
Đang hưởng án treo có được phép xuất cảnh ra nước ngoài không?
Án treo là gì? Theo Điều 1, Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.” Như vậy, án treo là một biện pháp thay thế cho hình phạt tù khi có đủ những điều kiện nhất định và Tòa án xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được tòa án có thể miễn chấp hành tại trại giam mà có thể tự cải tạo dưới sự giám sát, quản lý và giáo dục tại địa phương cư trú của chính quyền sở tại. Như vậy, người đang hưởng án treo có được xuất cảnh ra nước ngoài hay không? Khi bị phạt tù đến 3 năm, căn cứ vào nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không phải thi hành án phạt tù thì Tòa cho hưởng án treo và ấn định thời hạn thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự. Trong thời gian thử thách, Tòa án sẽ bàn giao người được hưởng án treo đến cơ sở, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, huấn luyện. Gia đình của các tù nhân có trách nhiệm theo dõi và điều tra các tù nhân với sự hợp tác của các cơ quan chức năng, tổ chức và chính quyền địa phương. Theo đó, án treo là biện pháp chấp hành hình phạt tù có điều kiện và người được hưởng án treo sẽ được ấn định thời gian thử thách. Theo cơ sở pháp lý tại khoản 2 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh 2019 quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như sau: “Điều 36. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh ... 2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.” Do đó,đối với những người đang trong thời gian thử thách của thời hạn thực hiện án treo sẽ thuộc vào trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định trên. Chính vì vậy, sau khi có phán quyết của tòa án, nếu bạn hoàn thành thời gian thử thách mà không phạm tội khác, bạn sẽ được phép xuất cảnh ra nước ngoài.
Hiểu thế nào về tạm hoãn xuất cảnh?
Hiện nay, không ít các vụ án lớn trước khi tiến hành điều tra, chúng ta đọc từ các trang báo hay các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền về việc ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với một cá nhân cụ thể. Có thể ngầm hiểu rằng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh nhằm ngăn chặn hành vi xuất cảnh ra nước ngoài, qua đó phục vụ công tác điều tra. Nhiều trường hợp sau khi thực hiện hành vi vi phạm, trong quá trình cơ quan chức năng tiến hành xác minh, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đã lợi dụng việc xuất cảnh để trốn ra nước ngoài, gây cản trở cho việc xử lý vụ án và thi hành hình phạt. Theo đó, pháp luật hiện hành tại Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về biện pháp tạm hoãn xuất cảnh như sau: Khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra vụ án hình sự đối với một số cá nhân được xem xét có thể trốn khỏi địa bàn cư trú hoặc xuất cảnh ra nước ngoài. Thì có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn: Thứ nhất đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm hoãn bao gồm người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Đáng chú ý ở quy định này đó là việc người bị tố giác đang trong thời gian chưa khởi tố vụ án hình sự nhưng nhằm ngăn chặn hậu quả xảy ra và tiếp tục điều tra khởi tố thì bị áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh khỏi nơi cư trú. Thứ hai là bị can, bị cáo đây là đối tượng đã Tòa án quyết định đưa ra xét xử và áp dụng biện pháp xuất cảnh. Thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn Đáng chú ý, những người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. Ngoài ra, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 phải được thông báo ngay cho VKS cùng cấp trước khi thi hành. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Qua quy định trên, để ngăn chặn việc các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử… Có thể áp dụng cùng lúc biện pháp tạm hoãn xuất cảnh và cấm khỏi nơi cư trú không? Về vấn đề này, đầu tiên cần hiểu rõ hai biện pháp trên khác nhau ở điểm nào và có thể áp dụng cả hai cho cùng một đối tượng hay không? Theo đó, biện pháp tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hạn chế quyền tự do đi lại của người bị áp dụng ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam chứ không hạn chế quyền tự do đi lại trong nước. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng buộc bị can, bị cáo không được đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt theo giấy triệu tập. Như vậy, có thể thấy biện pháp cấm khỏi nơi cư trú có phạm vi bao quát rộng hơn tạm hoãn xuất cảnh. Nếu lựa chọn áp dụng hình thức như tạm hoãn xuất cảnh thì người đó vẫn có thể đi lại trong nước. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho công tác điều tra nếu chỉ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh. Trong thực tế, một số đơn vị sau khi ra quyết định khởi tố bị can, đã áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh nhưng cũng đồng thời áp dụng cả biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can. Do đó, nếu không áp dụng cả biện pháp tạm hoãn xuất cảnh và cấm đi khỏi nơi cư trú thì sợ bị can sẽ bỏ trốn ra nước ngoài hoặc gây khó khăn cho quá trình tiến hành tố tụng và Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng không cấm áp dụng hai cùng trong một khoảng thời gian.
Hướng dẫn thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh
Bộ Công an đã dự thảo Thông tư mới, trong đó hướng dẫn khá chi tiết trình tự, thủ tục về tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh, cụ thể: *Thủ tục tạm hoãn xuất cảnh - Đối với trường hợp tại khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh và khoản 1 Điều 28 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: 1. Cơ quan, người có thẩm quyền gửi văn bản theo mẫu M01. 2. Ngay khi nhận được văn bản, Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra thông tin xuất nhập cảnh: a) Trường hợp đã xuất cảnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo theo mẫu M02; b) Trường hợp chưa xuất cảnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cập nhật đầy đủ thông tin và thông báo để ngăn chặn. - Đối với trường hợp người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án: 1. Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập danh sách theo mẫu M01 gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh. 2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh cập nhật đầy đủ thông tin và thông báo để thực hiện - Đối với trường hợp người đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu M03 về Bộ Công an (qua Cục Quản lý xuất nhập cảnh) trước 05 ngày. 2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra thông tin xuất nhập cảnh: a) Trường hợp đã xuất cảnh: gửi thông báo cho cơ quan, người đề nghị theo mẫu M02; b) Trường hợp chưa xuất cảnh: báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét ra quyết định theo mẫu M04 trong thời gian không quá 02 ngày. *Thủ tục chưa có nhập cảnh - Đối với trường hợp vì lý do phòng, chống dịch bệnh, vì lý do thiên tai, vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội 1. Cơ quan, người có thẩm quyền gửi văn bản theo mẫu M01. 2. Ngay khi nhận được văn bản, Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra thông tin nhập xuất cảnh: a) Trường hợp đã nhập cảnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo theo mẫu M02; b) Trường hợp chưa nhập cảnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cập nhật đầy đủ thông tin vào chương trình quản lý, thông báo các cơ quan, đơn vị để ngăn chặn. - Đối với trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 21 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 1. Người có thẩm quyền lập biên bản chưa cho nhập cảnh theo mẫu M05 2. Sau khi xử phạt hành chính, lập biên bản chưa cho nhập cảnh, người có thẩm quyền báo cáo Cục Quản lý xuất nhập cảnh theo mẫu M06 để xem xét ra quyết định chưa cho nhập cảnh như mẫu M01 đối với trường hợp quy định tại khoản 3. *Lưu ý về điều khoản chuyển tiếp (quy định tại Điều 14 dự thảo Thông tư): Các quyết định chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh trước thời điểm 01 tháng 7 năm 2020 vẫn tiếp tục còn hiệu lực cho đến khi hết thời hạn của quyết định. Thông tư về hướng dẫn thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh sẽ có hiệu lực vào ngày 01/7/2020; các quy định trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ. Xem chi tiết dự thảo tại đây:
Người đại diện pháp luật cũ có bị tạm hoãn xuất cảnh do doanh nghiệp nợ thuế?
Trường hợp doanh nghiệp nợ thuế thì người đại diện pháp luật cũ của doanh nghiệp này có bị tạm hoãn xuất cảnh không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Người đại diện pháp luật cũ có bị tạm hoãn xuất cảnh do doanh nghiệp nợ thuế? Về vấn đề này, ngày 18/9/2024, Tổng Cục thuế đã có Công văn 4136/TCT-QLN về nộp dần tiền thuế nợ và tạm hoãn xuất cảnh, theo đó, Tổng Cục thuế có hướng dẫn như sau: Tại khoản 5 Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt nam 2019 quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như sau: “Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”. Đồng thời, tại khoản 7 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: - Cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Từ những quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mà đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì thuộc một trong những trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Còn đối với trường hợp có đủ căn cứ để xác định tại thời điểm cơ quan thuế ban hành thông báo tạm hoãn xuất cảnh, cá nhân này không còn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thì cá nhân đó không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. (2) Trường hợp nào được hủy bỏ lệnh tạm hoãn xuất cảnh? Căn cứ Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp như sau: - Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; - Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; - Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; - Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ. - Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác. Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định. Trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác. Theo đó, cá nhân sẽ được hủy bỏ lệnh tạm hoãn xuất cảnh khi thuộc một trong các trường hợp như đã nêu trên.
Làm thế nào để biết mình đang bị cấm xuất cảnh? Tra cứu danh sách cấm xuất cảnh mới nhất
Việt Nam có cấm xuất cảnh không? Nếu có thì làm thế nào để biết mình đang bị cấm xuất cảnh? Tra cứu danh sách cấm xuất cảnh mới nhất thế nào? Làm thế nào để biết mình đang bị cấm xuất cảnh? Hiện nay pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về cấm xuất cảnh mà chỉ quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Cụ thể Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh: - Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. - Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. - Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. - Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh. - Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Như vậy, hiện nay không có quy định cụ thể về cấm xuất cảnh mà chỉ tạm hoãn xuất cảnh trong một thời gian nhất định (cũng có thể hiểu đơn giản là cấm xuất cảnh có thời hạn). Theo đó, để biết mình có đang bị cấm xuất cảnh hay không thì sẽ căn cứ vào việc mình có thuộc một trong những trường hợp tạm hoãn xuất cảnh theo quy định trên không. Tra cứu danh sách cấm xuất cảnh mới nhất Nếu không chắc chắn mình có thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định hay không, mọi người có thể tra cứu trên trang web, thông báo của cơ quan có thẩm quyền hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Trong đó, mọi người có thể tra cứu trên 02 trang web sau: - Website của Tổng cục Hải quan: Tra cứu thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh: https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=8&cid=1294&LoaiVanBan=16&LinhVuc=541 - Website của Tổng cục Thuế: Tra cứu danh sách người nộp thuế có thông báo tạm hoãn/ gia hạn tạm hoãn/ hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh: https://gdt.gov.vn/wps/portal/Home/nt/xc Như vậy, có thể tra cứu danh sách cấm xuất cảnh qua 2 website là website của Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế. Công dân Việt Nam đáp ứng điều kiện nào mới được xuất cảnh khỏi Việt Nam? Theo Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được sửa đổi bởi Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 quy định điều kiện xuất cảnh - Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây: + Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; + Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực; + Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật. - Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 phải có người đại diện hợp pháp đi cùng. Như vậy, công dân Việt Nam phải có giấy tờ xuất nhập cảnh có giá trị sử dụng, có thị thực, giấy tờ chứng minh được nhập cảnh ở nước đến và không bị cấm xuất cảnh/tạm hoãn xuất cảnh thì mới được xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Đề xuất: Tạm hoãn xuất cảnh với cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Bộ Tài chính đang Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý và sử dụng tài sản công, Quản lý thuế và Dự trữ Quốc gia. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/26/du-thao-luat.pdf Dự thảo Luật (ngày 19/8/2024) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/26/du-thao-to-trinh.pdf Dự thảo Tờ trình (1) Đề xuất: Tạm hoãn xuất cảnh với cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh nợ thuế Luật Quản lý thuế 2019 hiện hành có quy định về những trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. Theo đó, người nộp thuế thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Trường hợp chưa hoàn thành thì sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019 thì “người nộp thuế” bao gồm cả tổ chức và cá nhân. Theo đó, việc tạm hoãn xuất cảnh đối với chủ thế này như quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Quản lý thuế 2019 là không phù hợp với thực tiễn. Thêm nữa, việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh cần được thực hiện đối với các chủ thế là cá nhân người nộp thuế và các cá nhân khác là đại diện theo pháp luật của tổ chức nộp thuế. Trong đó, bao gồm cả chủ hộ kinh doanh, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cá nhân kinh doanh chứ không chỉ áp dụng riêng đối với cá nhân người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như quy định tại khoản 7 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019. Chính vì thế, tại Dự thảo Luật, Bộ Tài chính có đề xuất sửa đổi quy định về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh, đưa đối tượng cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại khoản 7 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 vào khoản 1 Điều 66 Luật Quản lý thuế 2019 cho thống nhất. Đồng thời, cũng đề xuất bổ sung thêm đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: - Cá nhân là đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. - Cá nhân là chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Theo Bộ Tài chính lý giải, việc mở rộng đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh như đã nêu trên sẽ góp phần đảm bảo hệ thống pháp luật đối xử công bằng, bình đẳng đối với tất cả người nộp thuế (doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cá nhân kinh doanh) mà chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với NSNN. (2) Đề xuất sửa đổi quy tắc xác định thời gian tính tiền chậm nộp Cụ thể, theo Bộ Tài chính, quy tắc xác định thời gian tính tiền chậm nộp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 hiện hành chưa thống nhất với quy tắc xác định thời gian tính tiền chậm nộp đối với trường hợp phải nộp tiền chậm nộp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019. Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, thống nhất là cần thiết, cụ thể như sau: Dự thảo Luật đề xuất sửa đổi trường hợp phải nộp tiền chậm nộp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 và điểm b, c khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP theo hướng thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo hoặc quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyến đã nộp vào ngân sách nhà nước. Xem chi tiết tại Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý và sử dụng tài sản công, Quản lý thuế và Dự trữ Quốc gia
Những trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh do vi phạm nghĩa vụ về thuế
Tuỳ theo vi phạm mà cơ quan thuế sẽ có các biện pháp xử lý khác nhau đối với người nộp thuế. Vậy người nộp thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh khi vi phạm những trường hợp nào? Những trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh do vi phạm nghĩa vụ về thuế Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và được quy định cụ thể tại tiết a tiểu mục 1 Mục V Phần II Quy trình Quản lý nợ ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022 về tạm hoãn xuất cảnh như sau: Hằng tháng, sau khi rà soát, đối chiếu, xác định chính xác nghĩa vụ nộp thuế của NNT, căn cứ tình hình thực tế và công tác quản lý thuế trên địa bàn hoặc theo đề nghị từ các bộ phận khác, bộ phận quản lý nợ lựa chọn các trường hợp thực hiện tạm hoãn xuất cảnh thuộc một trong các trường hợp sau: - Cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. - Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Như vậy, người nộp thuế vi phạm những trường hợp trên thì sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh của người nộp thuế là bao lâu? Theo điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, trong đó: Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. Mà tại khoản 5 Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về trường hợp người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Như vậy, người nộp thuế vi phạm nghĩa vụ về thuế thì sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Khi nào người nộp thuế được huỷ bỏ tạm hoãn xuất cảnh? Theo tiểu mục 3 Mục V Phần II Quy trình Quản lý nợ ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022 quy định về tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh, trong đó, trường hợp người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì: - Bộ phận Quản lý nợ dự thảo Thông báo hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu số 02/XC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, trình lãnh đạo cơ quan thuế ký ban hành, gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để thực hiện hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo quy định trong vòng 24 giờ làm việc. - Ngay trong ngày ban hành Thông báo hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh, bộ phận quản lý nợ nhập Thông báo hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh vào hệ thống ứng dụng quản lý thuế. Hệ thống ứng dụng quản lý thuế hỗ trợ tổng hợp danh sách người nộp thuế hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu 03/DS-XC kèm theo Quy trình này. Như vậy, người nộp thuế sẽ được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Theo đó, bộ phận Quản lý nợ sẽ trình cơ quan thuế ký Thông báo huỷ bỏ tạm hoãn xuất cảnh và gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để thực hiện. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/09/mau-so-02-xc.doc Mẫu số 02/XC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/09/mau-so-03-ds-xc.doc mẫu 03/DS-XC kèm theo Quy trình Quản lý nợ ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022
Người được hoãn chấp hành phạt tù có bị tạm hoãn xuất ra nước ngoài không?
Người được hoãn chấp hành án phạt tù có bị tạm hoãn xuất cảnh ra nước ngoài không? Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người được hoãn chấp hành phạt tù là bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Người được hoãn chấp án hành phạt tù có bị tạm hoãn xuất cảnh ra nước ngoài không? Căn cứ theo Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về các trường hợp bị tạm xuất cảnh như sau: (1) Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. (2) Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. (3) Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. (4) Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. (5) Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. (6) Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. (7) Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. (8) Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh. (9) Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Như vậy, người được hoãn chấp án hành phạt tù bị tạm hoãn xuất cảnh ra nước ngoài. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người được hoãn chấp hành án phạt tù là bao lâu? Căn cứ tại khoản 1 Điều 38 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về thời hạn tạm hoãn xuất cảnh như sau: - Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; - Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019; - Trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm; - Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng; - Trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Như vậy, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người được hoãn chấp hành án phạt tù kết thúc khi người được hoãn chấp hành phạt tù chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan. Tóm lại: Người được hoãn chấp hành án phạt tù bị tạm hoãn xuất ra nước ngoài. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người được hoãn chấp hành án phạt tù kết thúc khi người được hoãn chấp hành phạt tù chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan.
Trường hợp nào sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu?
Trường hợp nào sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu? Công ty nợ thuế thì người đại diện theo pháp luật có được cấp hộ chiếu không? Trường hợp nào sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu? Căn cứ Điều 21 Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 các trường hợp sau đây sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu: - Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoặc 7 Điều 4 Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019: 1. Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh. 2. Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài. 3. Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh. 4. Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước. 5. Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. 6. Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định. 7. Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh. - Người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 37 Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. - Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Trường hợp nào bị tạm hoãn xuất cảnh? Căn cứ Điều 36 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh - Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. - Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. - Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. - Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh. - Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Công ty nợ thuế thì người đại diện theo pháp luật có được cấp hộ chiếu không? Theo Điều 36 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh do đó cũng sẽ không được cấp hộ chiếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!
Cán bộ, nhân viên ngân hàng bị tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp nào?
Cán bộ, nhân viên ngân hàng bị tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp nào? Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như thế nào? Thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh? 1. Cán bộ, nhân viên ngân hàng bị tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp nào? Căn cứ Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh, cụ thể: (i) Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. (ii) Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019. (iii) Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. (iv) Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. (v) Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. (vi) Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. (vii) Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. (viii) Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh. (ix) Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Như vậy, nếu cán bộ, nhân viên ngân hàng thuộc một trong các trường hợp nêu trên bị thì sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. 2. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như thế nào? Căn cứ Điều 38 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, theo đó: (i) Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như sau: - Trường hợp quy định tại khoản (i) Mục 1, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. - Trường hợp quy định tại các khoản (ii), (iii), (iv), (v) và (vi) Mục 1, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. - Trường hợp quy định tại khoản (vii) Mục 1, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm. - Trường hợp quy định tại khoản (viii) Mục 1, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng. - Trường hợp quy định tại khoản (ix) Mục 1, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. (ii) Trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh, nếu không được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh và không bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, khi hết thời hạn quy định tại khoản (i) Mục này thì đương nhiên được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh. Như vậy, tùy vào từng trường hợp sẽ có thời gian tạm hoãn xuất cảnh khác nhau. 3. Thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh? Căn cứ khoản 1, khoản 5 Điều 39 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh: - Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản (ix) Mục 1. - Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện ngay việc tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh sau khi tiếp nhận quyết định của người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 . Như vậy, khi thực hiện thủ tục tạm hoãn xuất cảnh, người có thẩm quyền có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị tạm hoãn xuất cảnh. Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện ngay việc tạm hoãn xuất cảnh sau khi tiếp nhận quyết định của người có thẩm quyền.
Cá nhân có tiền án, tiền sự được xuất cảnh không?
Tiền án, tiền sự ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, hồ sơ lý lịch của mỗi cá nhân. Nếu ta áp dụng các pháp luật hiện hành, cá nhân có tiền án tiền sự có được xuất cảnh không? 1. Khái niệm tiền án, tiền sự và xuất cảnh Trước tiên ta cần làm rõ hai khái niệm sau: + Tiền án (án tích) được xem là đặc điểm nhân thân chỉ người đã bị kết án và áp dụng hình phạt mà chưa được xoá án tích. Tiền án được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hình sự. + Tiền sự được xem là đặc điểm nhân thân chỉ người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu hình sự và đã bị kỷ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính mà chưa được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt hành chính. Tiền sự được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hành chính. Về phần xuất cảnh, căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Cũng theo Điều 3 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, việc xuất cảnh cũng phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định sau: - Tuân thủ hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân Việt Nam; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. - Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh. - Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật. 2. Cá nhân có tiền án, tiền sự được xuất cảnh không? Căn cứ quy định tại Điều 33 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây: - Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên; - Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực; - Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật. - Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi thì ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có người đại diện hợp pháp đi cùng. Về trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh, theo Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 bao gồm: - Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. - Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. - Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. - Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh. - Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Xem xét hai điều luật trên, ta có thể kết luận như sau, cá nhân có tiền án, tiền sự không hề nằm trong quy định tạm hoãn theo điều 36. Như vậy, nếu các cá nhân này đáp ứng đủ các điều kiện xuất cảnh theo Điều 33 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 thì họ hoàn toàn có thể xuất cảnh.
Các trường hợp công dân Việt Nam bị tạm hoãn xuất cảnh
Công dân Việt Nam bị tạm hoãn xuất cảnh trong những trường hợp nào? Cơ quan có thẩm quyền thực hiện tạm hoãn xuất cảnh theo trình tự, thủ tục như thế nào? 1. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh Căn cứ tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: - Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. - Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019. - Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. - Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh. - Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. 2. Trình tự, thủ tục tạm hoãn xuất cảnh Căn cứ tại Điều 39 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định trình tự, thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh như sau: - Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. - Người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có trách nhiệm thường xuyên tổ chức rà soát các trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh thuộc thẩm quyền để quyết định gia hạn hoặc hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. - Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện ngay việc tạm hoãn xuất cảnh sau khi tiếp nhận quyết định của người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
Giấy tờ xuất cảnh có được cấp vì lý do quốc phòng, an ninh hay không?
Hiện nay, nhiều có rất nhiều trường hợp chưa được cấp giấy tờ xuất cảnh. Vậy trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh thì giấy tờ xuất cảnh có được cấp hay không? Giấy tờ xuất cảnh có được cấp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hay không? Căn cứ khoản 3 Điều 21 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định về những trường hợp chưa được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh như sau: - Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoặc 7 Điều 4 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. - Người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 37 LLuật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. - Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Như vậy, Giấy tờ xuất cảnh có thể sẽ tạm thời chưa được cấp nếu có lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Giấy tờ xuất cảnh chưa được cấp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ có thời hạn trong bao lâu? Căn cứ khoản 3 Điều 22 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định tại trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Như vậy, Giấy tờ xuất cảnh chưa được cấp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ có thời hạn đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Chưa cấp giấy tờ xuất cảnh thì có phải được hiểu là bị tạm hoãn xuất cảnh hay không? Căn cứ Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định về những trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như sau: - Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. - Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. - Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. - Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. - Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. - Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh. - Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Theo đó, pháp luật quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Trong đó không đề cập đến việc chưa được cấp giấy tờ xuất cảnh sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. Do đó, trường hợp chưa được cấp giấy tờ xuất cảnh không được xem là bị tạm hoãn xuất cảnh Từ những căn cứ nêu trên, trường hợp lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì giấy tờ xuất cảnh sẽ chưa được cấp và thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Tạm hoãn xuất cảnh nếu doanh nghiệp không đóng thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong những nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đây là loại thuế đánh trực tiếp vào các doanh nghiệp trong một năm tài chính. Khi đến các kỳ nộp thuế thì doanh nghiệp phải đóng đủ và đúng thời hạn quy định. Tuy nhiên, không ít các trường hợp các chủ doanh nghiệp không đóng thuế hay nợ tiền thuế kéo dài. Điều này dẫn đến việc cơ quan thuế không thể hoàn thành tiến độ công việc. Việc xử phạt cũng gặp nhiều khó khăn, khi các doanh nghiệp này kéo dài bằng cách gia hạn thời hạn nộp thuế. Vì vậy, cơ quan thuế đã đề nghị Cục quản lý xuất nhập cảnh tạm hoãn xuất cảnh đối với các chủ doanh nghiệp này cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Thuế TNDN luôn là vấn đề được chú trọng hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp, việc đóng thuế ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của doanh nghiệp kể cả trong quá trình vận hành. Theo đó, thuế TNDN được hiểu là loại thuế trực thu, tức là đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm: Thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hoặc dịch vụ, các thu nhập khác theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, thuế TNDN là loại thuế thu dựa trên tổng thu nhập của doanh nghiệp sau các kỳ tính thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Doanh nghiệp đóng đầy đủ các loại thuế đúng quy định và thường xuyên, có thể được hưởng nhiều chính sách về miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế. Đối tượng tượng nộp thuế TNDN Đối tượng phải nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế được căn cứ theo Thông tư 78/2014/TT-BTC bao gồm: (1) Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. (2) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực. (3) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã. (4) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam. (5) Tổ chức khác ngoài các doanh nghiệp nêu trên nhưng có thu nhập chịu thuế. Nghiêm cấm doanh nghiệp không đóng thuế đúng thời hạn Luật Quản lý thuế 2019 quy định mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật. Và nghiêm cấm cá nhân, tổ chức cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp. Căn cứ khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thời hạn nộp thuế như sau: Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau. Tạm hoãn xuất nhập cảnh đối với người đại diện doanh nghiệp Trường hợp bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh là giám đốc, người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp đang bị cưỡng chế nợ thuế, chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế như đã nêu được căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 được thực hiện như sau: Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh. Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 còn quy định người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Như vậy, nhằm đảm bảo các cá nhân, tổ chức hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế, phục vụ Việt Nam thì biện pháp tạm hoãn xuất nhập cảnh được áp dụng đối với người đại diện pháp luật của doanh nghiệp để tránh việc những đối tượng này trốn thuế ra nước ngoài.
Đang hưởng án treo có được phép xuất cảnh ra nước ngoài không?
Án treo là gì? Theo Điều 1, Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.” Như vậy, án treo là một biện pháp thay thế cho hình phạt tù khi có đủ những điều kiện nhất định và Tòa án xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được tòa án có thể miễn chấp hành tại trại giam mà có thể tự cải tạo dưới sự giám sát, quản lý và giáo dục tại địa phương cư trú của chính quyền sở tại. Như vậy, người đang hưởng án treo có được xuất cảnh ra nước ngoài hay không? Khi bị phạt tù đến 3 năm, căn cứ vào nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không phải thi hành án phạt tù thì Tòa cho hưởng án treo và ấn định thời hạn thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự. Trong thời gian thử thách, Tòa án sẽ bàn giao người được hưởng án treo đến cơ sở, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, huấn luyện. Gia đình của các tù nhân có trách nhiệm theo dõi và điều tra các tù nhân với sự hợp tác của các cơ quan chức năng, tổ chức và chính quyền địa phương. Theo đó, án treo là biện pháp chấp hành hình phạt tù có điều kiện và người được hưởng án treo sẽ được ấn định thời gian thử thách. Theo cơ sở pháp lý tại khoản 2 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh 2019 quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như sau: “Điều 36. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh ... 2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.” Do đó,đối với những người đang trong thời gian thử thách của thời hạn thực hiện án treo sẽ thuộc vào trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định trên. Chính vì vậy, sau khi có phán quyết của tòa án, nếu bạn hoàn thành thời gian thử thách mà không phạm tội khác, bạn sẽ được phép xuất cảnh ra nước ngoài.
Hiểu thế nào về tạm hoãn xuất cảnh?
Hiện nay, không ít các vụ án lớn trước khi tiến hành điều tra, chúng ta đọc từ các trang báo hay các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền về việc ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với một cá nhân cụ thể. Có thể ngầm hiểu rằng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh nhằm ngăn chặn hành vi xuất cảnh ra nước ngoài, qua đó phục vụ công tác điều tra. Nhiều trường hợp sau khi thực hiện hành vi vi phạm, trong quá trình cơ quan chức năng tiến hành xác minh, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đã lợi dụng việc xuất cảnh để trốn ra nước ngoài, gây cản trở cho việc xử lý vụ án và thi hành hình phạt. Theo đó, pháp luật hiện hành tại Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về biện pháp tạm hoãn xuất cảnh như sau: Khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra vụ án hình sự đối với một số cá nhân được xem xét có thể trốn khỏi địa bàn cư trú hoặc xuất cảnh ra nước ngoài. Thì có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn: Thứ nhất đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm hoãn bao gồm người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Đáng chú ý ở quy định này đó là việc người bị tố giác đang trong thời gian chưa khởi tố vụ án hình sự nhưng nhằm ngăn chặn hậu quả xảy ra và tiếp tục điều tra khởi tố thì bị áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh khỏi nơi cư trú. Thứ hai là bị can, bị cáo đây là đối tượng đã Tòa án quyết định đưa ra xét xử và áp dụng biện pháp xuất cảnh. Thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn Đáng chú ý, những người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. Ngoài ra, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 phải được thông báo ngay cho VKS cùng cấp trước khi thi hành. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Qua quy định trên, để ngăn chặn việc các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử… Có thể áp dụng cùng lúc biện pháp tạm hoãn xuất cảnh và cấm khỏi nơi cư trú không? Về vấn đề này, đầu tiên cần hiểu rõ hai biện pháp trên khác nhau ở điểm nào và có thể áp dụng cả hai cho cùng một đối tượng hay không? Theo đó, biện pháp tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hạn chế quyền tự do đi lại của người bị áp dụng ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam chứ không hạn chế quyền tự do đi lại trong nước. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng buộc bị can, bị cáo không được đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt theo giấy triệu tập. Như vậy, có thể thấy biện pháp cấm khỏi nơi cư trú có phạm vi bao quát rộng hơn tạm hoãn xuất cảnh. Nếu lựa chọn áp dụng hình thức như tạm hoãn xuất cảnh thì người đó vẫn có thể đi lại trong nước. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho công tác điều tra nếu chỉ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh. Trong thực tế, một số đơn vị sau khi ra quyết định khởi tố bị can, đã áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh nhưng cũng đồng thời áp dụng cả biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can. Do đó, nếu không áp dụng cả biện pháp tạm hoãn xuất cảnh và cấm đi khỏi nơi cư trú thì sợ bị can sẽ bỏ trốn ra nước ngoài hoặc gây khó khăn cho quá trình tiến hành tố tụng và Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng không cấm áp dụng hai cùng trong một khoảng thời gian.
Hướng dẫn thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh
Bộ Công an đã dự thảo Thông tư mới, trong đó hướng dẫn khá chi tiết trình tự, thủ tục về tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh, cụ thể: *Thủ tục tạm hoãn xuất cảnh - Đối với trường hợp tại khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh và khoản 1 Điều 28 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: 1. Cơ quan, người có thẩm quyền gửi văn bản theo mẫu M01. 2. Ngay khi nhận được văn bản, Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra thông tin xuất nhập cảnh: a) Trường hợp đã xuất cảnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo theo mẫu M02; b) Trường hợp chưa xuất cảnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cập nhật đầy đủ thông tin và thông báo để ngăn chặn. - Đối với trường hợp người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án: 1. Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập danh sách theo mẫu M01 gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh. 2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh cập nhật đầy đủ thông tin và thông báo để thực hiện - Đối với trường hợp người đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu M03 về Bộ Công an (qua Cục Quản lý xuất nhập cảnh) trước 05 ngày. 2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra thông tin xuất nhập cảnh: a) Trường hợp đã xuất cảnh: gửi thông báo cho cơ quan, người đề nghị theo mẫu M02; b) Trường hợp chưa xuất cảnh: báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét ra quyết định theo mẫu M04 trong thời gian không quá 02 ngày. *Thủ tục chưa có nhập cảnh - Đối với trường hợp vì lý do phòng, chống dịch bệnh, vì lý do thiên tai, vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội 1. Cơ quan, người có thẩm quyền gửi văn bản theo mẫu M01. 2. Ngay khi nhận được văn bản, Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra thông tin nhập xuất cảnh: a) Trường hợp đã nhập cảnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo theo mẫu M02; b) Trường hợp chưa nhập cảnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cập nhật đầy đủ thông tin vào chương trình quản lý, thông báo các cơ quan, đơn vị để ngăn chặn. - Đối với trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 21 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 1. Người có thẩm quyền lập biên bản chưa cho nhập cảnh theo mẫu M05 2. Sau khi xử phạt hành chính, lập biên bản chưa cho nhập cảnh, người có thẩm quyền báo cáo Cục Quản lý xuất nhập cảnh theo mẫu M06 để xem xét ra quyết định chưa cho nhập cảnh như mẫu M01 đối với trường hợp quy định tại khoản 3. *Lưu ý về điều khoản chuyển tiếp (quy định tại Điều 14 dự thảo Thông tư): Các quyết định chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh trước thời điểm 01 tháng 7 năm 2020 vẫn tiếp tục còn hiệu lực cho đến khi hết thời hạn của quyết định. Thông tư về hướng dẫn thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh sẽ có hiệu lực vào ngày 01/7/2020; các quy định trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ. Xem chi tiết dự thảo tại đây: