Tạm hoãn HĐLĐ với người nước ngoài có cần thông báo với cơ quan xuất nhập cảnh không?
Nếu người lao động nước ngoài với người sử dụng lao động thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có cần thông báo với cơ quan xuất nhập cảnh không? Bài viết này cung cấp thông tin về tình huống trên. Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài Căn cứ Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm: + Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; + Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; + Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc; + Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật Lao động 2019 + Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; + Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; + Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác; + Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận. - Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Từ đó ta thấy, các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài được quy định như trên. Trong đó, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài có thể thỏa thuận để tạm hoãn hợp đồng lao động, trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Tạm hoãn hợp đồng lao động với người nước ngoài có thuộc trường hợp thu hồi giấy phép lao động không? Căn cứ Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 về các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực: - Giấy phép lao động hết thời hạn. - Chấm dứt hợp đồng lao động. - Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp. - Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp. - Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt. - Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. - Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động. - Giấy phép lao động bị thu hồi. Căn cứ Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động - Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động. - Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này. - Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội." Như vậy, trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận không thuộc trường hợp thu hồi giấy phép lao động nên vẫn tiếp tục để giấy phép lao động có hiệu lực. Tạm hoãn hợp đồng lao động với người nước ngoài có cần thông báo với cơ quan xuất nhập cảnh không? Căn cứ Điều 45 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 về quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh, trong đó có quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các trách nhiệm sau đây: Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh. Như vậy, trường hợp của công ty, nếu công ty còn nhu cầu bảo lãnh người nước ngoài này - còn ý định tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động - thì không cần thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Học tại chức có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không?
Nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân đối với Tổ quốc. Tuy nhiên, không ít người trẻ đang theo học hệ tại chức băn khoăn liệu việc học này có giúp họ được hoãn nghĩa vụ quân sự hay không. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cụ thể về việc học tại chức có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không? Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi căn cứ theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 Việc hoãn nghĩa vụ quân sự thường được áp dụng cho những trường hợp đang theo học tại các cơ sở giáo dục chính quy. (1) Học tại chức có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không? Hiện nay, cụm từ “học tại chức” dần được thay bằng đào tạo “vừa làm vừa học” Học tại chức dành cho những người đã đi làm nhưng có mong muốn tiếp tục học nâng cao trình độ. Các chương trình học tại chức được thiết kế tương tự như các chương trình chính quy, đảm bảo chất lượng đào tạo và cấp bằng. Xem thêm bài viết: Học tại chức là gì? Điều kiện để tham gia học tại chức? Đối với tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, theo khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ bao gồm: Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe. - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%. - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định. - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. - Dân quân thường trực. Như vậy, chỉ có hệ đào tạo chính quy tại các cơ sở đào tạo giáo dục mới được tạm hoãn nhập ngũ. Học tại chức không nằm trong các trường hợp được tạm hoãn nhập ngũ. Chính vì thế, người học tại chức vẫn phải nhập ngũ bình thường. (2) Thủ tục, trình tự xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự Hồ sơ xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự bao gồm: - Bản chính đơn xin tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình Xem và tải mẫu đơn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự mới nhất 2024:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/06/mau-don-xin-hoan-mien-nghia-vu-quan-su.docx - Giấy tờ chứng minh đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình. Thủ tục, trình tự xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự: Bước 1: Nộp hồ sơ xin hoãn nghĩa vụ quân sự tại UBND cấp xã khi có lệnh gọi nhập ngũ Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ kiểm tra hồ sơ xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, xác minh đối tượng tạm hoãn nghĩa vụ quân sự và đề nghị ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ra quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu hồ sơ hợp lệ. Theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Quyết định Đối với thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ theo Điều 42 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định như sau: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 - Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đối với công dân quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Tóm lại, theo quy định của pháp luật hiện hành, học tại chức sẽ không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, chỉ có hệ trình độ chính quy đào tạo tại các cơ sở giáo dục mới được phép tạm hoãn. Bên cạnh đó, người có nhu cầu xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự có thể tham khảo hồ sơ và trình tự thủ tục xin tạm hoãn đã được đề cập trong bài viết trên.
Tạm hoãn hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, nếu đủ điều kiện, người lao động sẽ nhận được một khoản trợ cấp thất nghiệp. Vậy trong thời gian tạm hoãn hợp đồng, người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không? Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì? Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm hoãn hợp đồng lao động thì việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm các trường hợp sau: - NLĐ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; - NLĐ bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; - NLĐ phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc; - Lao động nữ mang thai; - NLĐ được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; - NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; - NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác; - Trường hợp khác do 2 bên thỏa thuận. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, NLĐ không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong HĐLĐ, trừ trường hợp 2 bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013 thì: Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: - Trợ cấp thất nghiệp - Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm - Hỗ trợ học nghề - Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực. Hằng tháng, người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật Việc làm năm 2013 để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Tạm hoãn hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp? Căn cứ theo Điều 49 Luật Việc làm năm 2013 xác định 04 điều kiện để NLĐ đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp: - Chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc (trừ trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật hoặc NLĐ hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; - Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ xác định thời hạn/ HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc có thời hạn từ đủ 03 đến dưới 12 tháng; - Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm; - Chưa tìm được việc sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ (trừ các trường hợp NLĐ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an; đi học có thời hạn từ 12 tháng trở lên; chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam, phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc chết). Với quy định nêu trên có thể thấy, chỉ khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc thì NLĐ mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Còn trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng trong 1 thời gian nhất định sẽ không được hưởng khoản trợ cấp này.
Hướng dẫn cụ thể cách tính tuổi đi nghĩa vụ quân sự 2024
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân. Mỗi công dân không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo khi đến độ tuổi quy định phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự. Như vậy, để nắm rõ hơn cách tính tuổi đi nghĩa vụ quân sự để thực hiện cho đúng, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách tính đủ để người dân hiểu rõ hơn. Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, trong đó, khi thuộc độ tuổi quy định, sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn cũng như nghề nghiệp, nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú). Về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: - Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; - Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Như vậy, trong trường hợp công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi nhập ngũ sẽ bị kéo dài thêm 02 năm so với các trường hợp thông thường. Cách tính tuổi đi nghĩa vụ quân sự Hiện nay, không có quy định cụ thể về cách tính tuổi gọi nghĩa vụ quân sự năm 2024. Tuy nhiên, căn cứ phân tích ở trên, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự gồm: - Trường hợp thông thường: Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. - Trường hợp tạm hoãn vì được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học: Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. Ví dụ: Theo Kế hoạch 152/KH-UBND, KẾ HOẠCH TUYỂN CHỌN VÀ GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ VÀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THAM GIA CÔNG AN NHÂN DÂN NĂM 2024 của Phường Minh Khai như sau: Độ tuổi nhập ngũ năm 2024 Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi (Có ngày, tháng, năm sinh từ: Ngày 25/02/1999 đến 24/02/2006); công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi (Sinh từ ngày 25/02/1997 đến 24/02/2006); (sau đây gọi chung là công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ). Trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự Các trường hợp tạm hoãn NVQS bao gồm: - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. - Dân quân thường trực. Xem thêm các trường hợp miễn, hoãn nghĩa vụ quân sự tại đây
Sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp có được miễn nghĩa vụ quân sự?
Tham gia nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân, đối với công dân là sinh viên đã tốt nghiệp đại học cũng như thế. Việc hoàn thành nghĩa vụ quân sự của đối tượng này được quy định như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Sinh viên đã tốt nghiệp đại học có phải tham gia NVQS? Theo đó, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự nêu chi tiết tại Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, cụ thể: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Do vậy, nếu đang là học sinh, sinh viên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì không được miễn mà chỉ có thể tạm hoãn. Muốn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, công dân cần xin xác nhận tại cơ sở giáo dục, sau đó nộp cùng đơn xin tạm hoãn nhập ngũ tại cơ quan có thẩm quyền. Xem thêm bài viết về Trốn nghĩa vụ quân sự bị xử lý ra sao? Các trường hợp nào được tạm hoãn, miễn NVQS? Sau khi tốt nghiệp, những đối tượng này phải thực hiện nghĩa vụ công dân đến hết năm 27 tuổi. Đồng thời khi đối tượng đó phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn do Nhà nước yêu cầu và nhận được giấy gọi, công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành. Ngoài ra, công dân phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục. Sau khi thôi học phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới. Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự. Do vậy, trường hợp sinh viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp mà còn trong độ tuổi gọi nhập ngũ thì vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Ngoại trừ các trường hợp được miễn theo Khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 (trường hợp miễn gọi nhập ngũ và trường hợp thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định; Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên). Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với những cá nhân tham gia nghĩa vụ quân sự sau khi tốt nghiệp Đại học sẽ được pháp luật quy định ưu tiên như sau: được ưu tiên bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn; ưu tiên xét đi học nâng cao chuyên môn; được đánh giá cao hơn; ưu tiên cộng điểm tuyển dụng công chức viên chức sau khi xuất ngũ hoặc có thể được giữ lại quân đội để phục vụ.
Trốn nghĩa vụ quân sự bị xử lý ra sao? Các trường hợp nào được tạm hoãn, miễn NVQS?
Hằng năm, vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 sẽ là thời điểm gọi nhập ngũ, tùy tình hình thực tế tại địa phương sẽ quy định chi tiết ngày nhập ngũ cụ thể là ngày nào. Đối với những công dân được lệnh gọi nhập ngũ cần nghiêm túc hoàn thành nghĩa vụ và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Theo Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự thì hằng năm, gọi công dân nhập ngũ một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ. Như vậy, thời gian gọi công dân nhập ngũ năm 2023 sẽ diễn ra vào tháng 2 hoặc tháng 3/2023. Trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự năm 2023 Các trường hợp tạm hoãn NVQS bao gồm: - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. - Dân quân thường trực. Các trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự năm 2023 Các trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự bao gồm: - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; - Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; - Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Ngoài ra, công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Quyết định. Xử phạt vi phạm hành chính hành vi trốn nghĩa vụ quân sự 1) Đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định: Căn cứ tại Khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 bị xử lý như sau: + Phạt cảnh cáo đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự nhưng không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu; + Phạt tiền từ 08-10 triệu đồng đối trường hợp không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu (trừ trường hợp đã phạt cảnh cáo nêu trên) hoặc các trường hợp không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, nơi cư trú… theo quy định. 2) Đối với hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự: Theo Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP), hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị xử lý như sau: - Phạt tiền từ 10-12 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng. - Phạt tiền từ 12-15 triệu đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng. - Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: + Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự; + Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 02 triệu đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự. - Phạt tiền từ 25-35 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. 3) Đối với hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ: Khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP (sửa đổi Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP) quy định phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau: - Phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định. - Phạt tiền từ 50-75 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP. Theo đó, sau khi bị xử phạt hành chính mà không thực hiện mà tiếp tục trốn tránh nhập ngũ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Truy cứu trách nhiệm hình sự Căn cứ theo điều 332 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, nếu đã bị xử phạt hành chính mà không chấp hành sẽ bị xử lý hình sự: Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung hình phạt cao nhất cho tội này có thể lên đến 05 năm tù Như vậy, trường hợp trốn tránh nhập ngũ theo lệnh gọi nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị xử phạt hành chính và buộc phải nhập ngũ. Sau khi bị xử phạt hành chính mà không thực hiện mà tiếp tục trốn tránh nhập ngũ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm).
Chào luật sư. Bị đơn đang trong quá trình toà thụ lí vụ án , thi hành án có quyền xuất cảnh ? Làm sao để có lệnh cấm bị đơn xuất cảnh ? Cảm ơn Luật sư.
Chào luật sư xin cho tôi hỏi Cách đây 10 năm tôi bị 1 người làm giám đốc cty tnhh 1 thành viên lừa vay 530 triệu rồi bỏ trốn . Tôi thưa công an kinh tế và họ tìm ra địa chỉ người này ở đồng Nai. Sau đó mẹ của người vay đứng ra nhận trả cho tôi tháng lúc 5 triệu ,có tháng 3 triệu và đã trả hơn 300 triệu .từ khi có dịch thì kg trả nữa. Bà chỉ nhận trả nợ bằng miệng. Tôi kiện con bà ra toà. toà xác định bà mẹ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Toà triệu tập nhưng họ kg lên. Vụ án của tôi đã bị tạm đình chỉ gần 3 tháng vì toà đang nhờ công an phường xác minh địa chỉ của họ. Cho tôi hỏi 1/ Bà mẹ tại sao được xác định là người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan. Bà có phải trả nợ cho tôi không? 2/ Viện kiểm sát, Chánh án có hàng tháng kiểm tra những vụ án tạm đình chỉ quá lâu ? Và họ có đốc thúc thẩm phán giải quyết ? 3/ Nếu vụ án của tôi bị đình chỉ quá lâu tôi phải làm gì ? Liên hệ với ai ? Vì lúc trước thẩm phán ,thư kí có yêu cầu tôi hổ trợ tiền để làm chi phí xác minh địa chỉ bị đơn nhưng tôi nói tôi sẽ hổ trợ sau khi vụ án được xử .xin cám ơn luật sư
Phân biệt giữa tạm hoãn nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
Theo Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về việc Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ , thì hiểu rằng: Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: Chưa đạt sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, tuy nhiên khi có lệnh nhập ngũ lần tới vẫn đăng ký và nếu đủ điều kiện này thì sẽ đí nhập ngũ. Bản thân là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Những vấn đề này có thể khắc phục trong thời gian tới; Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; Có người thân như anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Hết thời hạn của khóa đào tạo thì tuyển chọn nhập ngũ. Khi thuộc một trong các trường hợp trên thì có thể được tạm hoãn một thời gian nhất định, vì những trường hợp trên có thể khắc phục hoặc hoàn thành trong thời gian tới. Công dân thuộc diện này nếu không còn lý do tạm thì tới đợi tuyển chọn và gọi nhập ngũ bình thường đến hết 27 tuổi. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Khi thuộc trường hợp này thì công dân gần như được miễn hoàn toàn. Ngoài ra, công dân đang thuộc diện miễn và hoãn nghĩa vụ nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ. Nghĩa vụ quân sự chính là sự trách nhiệm của công đối với đất nước và chính bản thân mình, pháp luật cũng quy định nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện. Trong thời bình thì đi nghĩa vụ quân sự đang gìn giữ đất nước, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Việc trốn nghĩa vụ quân sự có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ và tính chất sự việc.
Điều kiện tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
Theo Điều 138 Bộ luật Lao động 2019 quy định: 1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. 2. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Như vậy, để được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, lao động nữ mang thai cần phải gửi kèm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Bệnh u máu gan lâu năm có được hoãn nghĩa vụ quân sự?
Bệnh u máu gan lâu năm phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì có được hoãn nghĩa vụ quân sự? Theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015 Mục 2: TẠM HOÃN GỌI NHẬP NGŨ VÀ MIỄN GỌI NHẬP NGŨ Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ 1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. NHƯ VẬY, nếu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và Hội đồng khám sức khỏe kết luận anh không đủ điều kiện sức khỏe thì được tạm hoãn NVQS theo quy định. Do đó, việc có được hay không việc tạm hoãn NVQS căn cứ trên sức khỏe của công dân, chỉ gọi nhập ngũ với các công dân đủ sức khỏe theo kết luận.
Có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự do chịu ảnh hưởng Covid19?
Tham gia nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của mỗi công dân khi được nhà nước kêu gọi, tuy nhiên trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, người có tên trong giấy triệu tập tham gia nghĩa vụ quân sự có được tạm hoãn nghĩa vụ nếu đang phải chịu ảnh hưởng của Covid19 hay không? Có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự do chịu ảnh hưởng Covid19 - Minh họa Theo quy định tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, điểm c khoản 1 Điều 49 Luật dân quân tự vệ 2019 và Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì những trường hợp công dân được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự bao gồm: 1. Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; 2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; 3. Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; 4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; 5. Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; 6. Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; 7. Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. 8. Dân quân thường trực. Covid 19 được xem là dịch bệnh Covid-19 được xem là một dịch bệnh nguy hiểm đã được Thủ tướng Chính phủ công bố ngày 01 tháng 4 năm 2020 tại Quyết định số 447/QĐ-TTg. Vậy trường hợp công dân do chịu ảnh hưởng của Covid19 sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nếu gia đình chịu thiệt hại nặng nề về con người và tài sản và phải có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã. Tuy nhiên cần lưu ý: - Người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự phải là lao động duy nhất trong gia đình bị thiệt hại nặng nề do Covid, nếu ngoài họ vẫn còn người khác có khả năng lao động, tạo ra được kinh tế thì không thuộc trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. - Nếu chịu ảnh hưởng bởi Covid 19 nhưng thiệt hại không thật sự nặng nề hoặc Covid không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại cho gia đình thì cũng không thuộc trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ dân sự. Vậy việc tạm hoãn nghĩa vụ quân sự sẽ kéo dài trong bao lâu? Và thủ tục xin hoãn nghĩa vụ quân sự thực hiện như thế nào? Pháp luật chỉ quy định về tuổi phải tham gia nghĩa vụ quân sự là từ đủ 18-25 tuổi, giới hạn thêm đến 27 tuổi đối với những công dân được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ trước đó theo căn cứ tại Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 và khoản 1 điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP Luật không quy định thời gian hoãn, việc hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ vẫn được áp dụng nếu thuộc 1 trong 8 trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đã nêu trên. Nếu tạm hoãn nghĩa vụ qua độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự thì công dân không cần phải tham gia nghĩa vụ quân sự nữa trừ khi pháp luật có quy định mới. Thủ tục xin hoãn nghĩa vụ quân sự: Công dân muốn thực hiện tạm hoãn nghĩa vụ cần chuẩn bị: - Đơn tạm hoãn gọi nhập ngũ - Giấy tờ chứng minh đối tượng được tạm hoãn ( giấy xác nhận của Uỷ bạn nhân dân xã về hoàn cảnh gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề bởi COVID19) Sau đó nộp hồ sợ cho Uỷ ban nhân dân xã nơi cư trú xem xét. Nếu công dân thuộc đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự thì sẽ được thông báo và có tên trên danh sách niêm yết công khai tại trụ sở danh sách công dân được hoãn và miễn nghĩa vụ quân sự.
Thưa Luật Sư Tôi có người con trai vừa học xong lớp 12 hiện nay đang theo học tại trường cao đẳng FPT nhưng BCH QS xã vẫn yêu cầu con tôi phải đi tuyển nghĩa vụ quân sự . Nhà trường đã gửi giấy xác nhận con tôi đã trúng tuyển và hiện đang theo học tập trung tại trường> Nhưng BCHQS xã nói là trương cao đẳng FPT không thuộc trường được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự . lên yêu cầu con tôi phải về để tham gia nghĩa vụ quân sự . Xin luật sư giả đáp con tôi có được hoãn NVQS không?
Tạm hoãn hợp đồng lao động thì có phải trả lương không?
Đề nghị thư viện tư vấn trường hợp hai bên thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động theo điều 32 có phải trả lương không? Căn cứ pháp lý Về quan điểm cá nhân: Đã tạm hoãn thì sẽ không phát sinh lương hoặc bất cứ khoản nào người sử dụng lao động phải trả cho NLĐ trong thời hạn tạm hoãn. Do đó, sẽ không phát sinh BHXH, BHYT, BHTN.
Quy định về tạm hoãn hợp đồng lao động?
Có nghị định, thông tư hướng dẫn NLĐ tạm hoán HĐLĐ đối với NLĐ hay không?
Con thương binh loại 76% có được tạm hoãn/miễn nhập ngũ?
Chào ad, bố em là thương binh loại 78% ( loại 2/4 ),năm nay e vừa học xong đại học mà lại có giấy gọi đi khám NVQS. Em đang chưa hiểu con thương binh và con bệnh binh khác nhau như nào ? Và nếu ở trường hợp của em như vậy thì có được tạm hoãn//miễn nhập ngũ không ạ? Em xin cám ơn!
Có được tạm hoãn HĐLĐ do dịch bệnh?
Điều 32 Bộ Luật lao động 2012 quy định các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ) bao gồm: - Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự. - Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. - Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. - Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. - Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Theo đó, khi thuộc một trong các trường hợp đã nêu ở trên thì doanh nghiệp và NLĐ có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, bao gồm cả lý do vì dịch bệnh. Hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ thì doanh nghiệp phải nhận lại NLĐ làm việc và phải trừ đi thời hạn thời gian tạm hoãn HĐLĐ do dịch bệnh. Theo đó, để có cơ sở rõ ràng, Doanh nghiệp và NLĐ nên lập thành văn bản và lưu kèm với hợp đồng lao động đã giao kết trước đó.
liên quan trong lừa đảo tín nhiệm mượn tài sản cầm cố
Tình hình là có 1 người bạn A cho e mượn xe để đi lại và có 1 người bạn B mươn xe trị giá 30trd của bạn A đưa e xử dụng mà chưa hỏi ý kiến bạn A, người bạn B này mang đi cầm. Bạn B gọi điện cho bạn A thông báo rằng đã cầm xe và người bạn A của e đã báo ông an vì bạn B cầm xe, Luật sư cho e hỏi e có phải chịu trách nhiệm gì về lỗi của e không. vì người bạn B này quen bạn A và đã nhiều lần mượn xe của bạn A. Nếu bạn B ko lấy xe cho bạn A thì sẽ xử lý thế nào. E sẽ bị xử lý ra sao. Chiếc xe ấy ai sẽ phải lấy. Mong luật sư giúp e. E xin cám ơn!
Tôi xin hỏi Quý Luật sư một việc như sau: Tôi có người anh trai làm việc tại một ngân hàng cách đây 3 năm với công việc là Cán bộ tín dụng. Trước đây năm 2008 anh tôi có thẩm định một khách hàng vay vốn để sửa nhà với thế chấp giao dịch đảm bảo bằng oto, sau khi thẩm tra tài sản thế chấp và phương án trả nợ của khách hàng tốt anh tôi có đề nghị chuyển lên trưởng phòng, giám đốc ngân hàng để xét duyệt khoản vay, sau đó khách hàng đó được vay số tiền trên 1,5 tỷ đồng và có phương án trả lãi định kỳ tốt. Sau đó đến năm 2010 thì anh trai tôi chuyển sang một công ty khác làm việc và bàn giao lại toàn bộ tất cả các món vay và các giấy tờ tài sản thế chấp của khách hàng cho Trưởng phòng( người phụ trách trực tiếp của anh trai tôi) xin lưu ý là tại thời điểm đó thì khách hàng đó vẫn trả lãi tốt và không thấy ai nói là khách hàng có hành vi lừa đảo giấy tờ. Sau đó anh tôi được biết là khách hàng vẫn tiếp tục vay vốn để kinh doanh và người phụ trách các khoản vay đó là anh Trưởng phòng. Đến năm 2012, cơ quan điều tra có điện mời anh tôi lên hợp tác để điều tra và việc khách hàng đó có hành vi lừa đảo, giả mạo giấy tờ xe để lừa đảo ngân hàng. Tôi xin hỏi luật sư rằng: - Việc anh tôi là cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay đó có bị liên quan hay không? trách nhiệm ra sao? - Trong thời gian anh tôi phụ trách khách hàng không có biểu hiện vi phạm mà anh tôi đã bàn giao lại các loại giấy tờ sau đó 2 năm rồi thì anh tôi có phải chịu trách nhiệm liên đới hay không? - Nếu người được anh tôi bàn giao lại tiếp tục giao dịch với khách hàng vay vốn họ cố tình tráo đổi giấy tờ thì anh tôi có bị liên đới tội hay không? - Tôi xin lưu ý rằng, quá trình thẩm định tài sản của khách hàng gồm: Cán bộ ngân hàng, Trưởng phòng. Xin luật sư cho biết câu trả lời sớm, xin cảm ơn luâ
Năm nay tôi 19 tuổi. tôi đã mua bhyt từ hồi cấp 2 đến cấp 3.Sau khi học hết cấp 3, tôi nghĩ một năm không mua nữa, bây giờ muốn mua lại ( tại trường đh tôi sắp học hoặc tại địa phương ) thì có đưởng hưởng quyền lợi như khi mua liên tục 3 năm không.tôi xin cảm ơn!!!
Tạm hoãn HĐLĐ với người nước ngoài có cần thông báo với cơ quan xuất nhập cảnh không?
Nếu người lao động nước ngoài với người sử dụng lao động thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có cần thông báo với cơ quan xuất nhập cảnh không? Bài viết này cung cấp thông tin về tình huống trên. Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài Căn cứ Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm: + Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; + Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; + Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc; + Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật Lao động 2019 + Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; + Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; + Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác; + Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận. - Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Từ đó ta thấy, các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài được quy định như trên. Trong đó, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài có thể thỏa thuận để tạm hoãn hợp đồng lao động, trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Tạm hoãn hợp đồng lao động với người nước ngoài có thuộc trường hợp thu hồi giấy phép lao động không? Căn cứ Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 về các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực: - Giấy phép lao động hết thời hạn. - Chấm dứt hợp đồng lao động. - Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp. - Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp. - Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt. - Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. - Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động. - Giấy phép lao động bị thu hồi. Căn cứ Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động - Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động. - Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này. - Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội." Như vậy, trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận không thuộc trường hợp thu hồi giấy phép lao động nên vẫn tiếp tục để giấy phép lao động có hiệu lực. Tạm hoãn hợp đồng lao động với người nước ngoài có cần thông báo với cơ quan xuất nhập cảnh không? Căn cứ Điều 45 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 về quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh, trong đó có quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các trách nhiệm sau đây: Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh. Như vậy, trường hợp của công ty, nếu công ty còn nhu cầu bảo lãnh người nước ngoài này - còn ý định tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động - thì không cần thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Học tại chức có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không?
Nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân đối với Tổ quốc. Tuy nhiên, không ít người trẻ đang theo học hệ tại chức băn khoăn liệu việc học này có giúp họ được hoãn nghĩa vụ quân sự hay không. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cụ thể về việc học tại chức có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không? Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi căn cứ theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 Việc hoãn nghĩa vụ quân sự thường được áp dụng cho những trường hợp đang theo học tại các cơ sở giáo dục chính quy. (1) Học tại chức có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không? Hiện nay, cụm từ “học tại chức” dần được thay bằng đào tạo “vừa làm vừa học” Học tại chức dành cho những người đã đi làm nhưng có mong muốn tiếp tục học nâng cao trình độ. Các chương trình học tại chức được thiết kế tương tự như các chương trình chính quy, đảm bảo chất lượng đào tạo và cấp bằng. Xem thêm bài viết: Học tại chức là gì? Điều kiện để tham gia học tại chức? Đối với tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, theo khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ bao gồm: Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe. - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%. - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định. - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. - Dân quân thường trực. Như vậy, chỉ có hệ đào tạo chính quy tại các cơ sở đào tạo giáo dục mới được tạm hoãn nhập ngũ. Học tại chức không nằm trong các trường hợp được tạm hoãn nhập ngũ. Chính vì thế, người học tại chức vẫn phải nhập ngũ bình thường. (2) Thủ tục, trình tự xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự Hồ sơ xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự bao gồm: - Bản chính đơn xin tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình Xem và tải mẫu đơn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự mới nhất 2024:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/06/mau-don-xin-hoan-mien-nghia-vu-quan-su.docx - Giấy tờ chứng minh đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình. Thủ tục, trình tự xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự: Bước 1: Nộp hồ sơ xin hoãn nghĩa vụ quân sự tại UBND cấp xã khi có lệnh gọi nhập ngũ Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ kiểm tra hồ sơ xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, xác minh đối tượng tạm hoãn nghĩa vụ quân sự và đề nghị ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ra quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu hồ sơ hợp lệ. Theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Quyết định Đối với thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ theo Điều 42 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định như sau: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 - Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đối với công dân quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Tóm lại, theo quy định của pháp luật hiện hành, học tại chức sẽ không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, chỉ có hệ trình độ chính quy đào tạo tại các cơ sở giáo dục mới được phép tạm hoãn. Bên cạnh đó, người có nhu cầu xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự có thể tham khảo hồ sơ và trình tự thủ tục xin tạm hoãn đã được đề cập trong bài viết trên.
Tạm hoãn hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, nếu đủ điều kiện, người lao động sẽ nhận được một khoản trợ cấp thất nghiệp. Vậy trong thời gian tạm hoãn hợp đồng, người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không? Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì? Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm hoãn hợp đồng lao động thì việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm các trường hợp sau: - NLĐ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; - NLĐ bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; - NLĐ phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc; - Lao động nữ mang thai; - NLĐ được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; - NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; - NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác; - Trường hợp khác do 2 bên thỏa thuận. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, NLĐ không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong HĐLĐ, trừ trường hợp 2 bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013 thì: Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: - Trợ cấp thất nghiệp - Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm - Hỗ trợ học nghề - Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực. Hằng tháng, người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật Việc làm năm 2013 để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Tạm hoãn hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp? Căn cứ theo Điều 49 Luật Việc làm năm 2013 xác định 04 điều kiện để NLĐ đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp: - Chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc (trừ trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật hoặc NLĐ hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; - Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ xác định thời hạn/ HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc có thời hạn từ đủ 03 đến dưới 12 tháng; - Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm; - Chưa tìm được việc sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ (trừ các trường hợp NLĐ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an; đi học có thời hạn từ 12 tháng trở lên; chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam, phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc chết). Với quy định nêu trên có thể thấy, chỉ khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc thì NLĐ mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Còn trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng trong 1 thời gian nhất định sẽ không được hưởng khoản trợ cấp này.
Hướng dẫn cụ thể cách tính tuổi đi nghĩa vụ quân sự 2024
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân. Mỗi công dân không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo khi đến độ tuổi quy định phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự. Như vậy, để nắm rõ hơn cách tính tuổi đi nghĩa vụ quân sự để thực hiện cho đúng, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách tính đủ để người dân hiểu rõ hơn. Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, trong đó, khi thuộc độ tuổi quy định, sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn cũng như nghề nghiệp, nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú). Về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: - Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; - Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Như vậy, trong trường hợp công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi nhập ngũ sẽ bị kéo dài thêm 02 năm so với các trường hợp thông thường. Cách tính tuổi đi nghĩa vụ quân sự Hiện nay, không có quy định cụ thể về cách tính tuổi gọi nghĩa vụ quân sự năm 2024. Tuy nhiên, căn cứ phân tích ở trên, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự gồm: - Trường hợp thông thường: Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. - Trường hợp tạm hoãn vì được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học: Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. Ví dụ: Theo Kế hoạch 152/KH-UBND, KẾ HOẠCH TUYỂN CHỌN VÀ GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ VÀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THAM GIA CÔNG AN NHÂN DÂN NĂM 2024 của Phường Minh Khai như sau: Độ tuổi nhập ngũ năm 2024 Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi (Có ngày, tháng, năm sinh từ: Ngày 25/02/1999 đến 24/02/2006); công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi (Sinh từ ngày 25/02/1997 đến 24/02/2006); (sau đây gọi chung là công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ). Trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự Các trường hợp tạm hoãn NVQS bao gồm: - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. - Dân quân thường trực. Xem thêm các trường hợp miễn, hoãn nghĩa vụ quân sự tại đây
Sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp có được miễn nghĩa vụ quân sự?
Tham gia nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân, đối với công dân là sinh viên đã tốt nghiệp đại học cũng như thế. Việc hoàn thành nghĩa vụ quân sự của đối tượng này được quy định như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Sinh viên đã tốt nghiệp đại học có phải tham gia NVQS? Theo đó, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự nêu chi tiết tại Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, cụ thể: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Do vậy, nếu đang là học sinh, sinh viên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì không được miễn mà chỉ có thể tạm hoãn. Muốn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, công dân cần xin xác nhận tại cơ sở giáo dục, sau đó nộp cùng đơn xin tạm hoãn nhập ngũ tại cơ quan có thẩm quyền. Xem thêm bài viết về Trốn nghĩa vụ quân sự bị xử lý ra sao? Các trường hợp nào được tạm hoãn, miễn NVQS? Sau khi tốt nghiệp, những đối tượng này phải thực hiện nghĩa vụ công dân đến hết năm 27 tuổi. Đồng thời khi đối tượng đó phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn do Nhà nước yêu cầu và nhận được giấy gọi, công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành. Ngoài ra, công dân phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục. Sau khi thôi học phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới. Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự. Do vậy, trường hợp sinh viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp mà còn trong độ tuổi gọi nhập ngũ thì vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Ngoại trừ các trường hợp được miễn theo Khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 (trường hợp miễn gọi nhập ngũ và trường hợp thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định; Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên). Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với những cá nhân tham gia nghĩa vụ quân sự sau khi tốt nghiệp Đại học sẽ được pháp luật quy định ưu tiên như sau: được ưu tiên bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn; ưu tiên xét đi học nâng cao chuyên môn; được đánh giá cao hơn; ưu tiên cộng điểm tuyển dụng công chức viên chức sau khi xuất ngũ hoặc có thể được giữ lại quân đội để phục vụ.
Trốn nghĩa vụ quân sự bị xử lý ra sao? Các trường hợp nào được tạm hoãn, miễn NVQS?
Hằng năm, vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 sẽ là thời điểm gọi nhập ngũ, tùy tình hình thực tế tại địa phương sẽ quy định chi tiết ngày nhập ngũ cụ thể là ngày nào. Đối với những công dân được lệnh gọi nhập ngũ cần nghiêm túc hoàn thành nghĩa vụ và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Theo Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự thì hằng năm, gọi công dân nhập ngũ một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ. Như vậy, thời gian gọi công dân nhập ngũ năm 2023 sẽ diễn ra vào tháng 2 hoặc tháng 3/2023. Trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự năm 2023 Các trường hợp tạm hoãn NVQS bao gồm: - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. - Dân quân thường trực. Các trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự năm 2023 Các trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự bao gồm: - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; - Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; - Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Ngoài ra, công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Quyết định. Xử phạt vi phạm hành chính hành vi trốn nghĩa vụ quân sự 1) Đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định: Căn cứ tại Khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 bị xử lý như sau: + Phạt cảnh cáo đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự nhưng không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu; + Phạt tiền từ 08-10 triệu đồng đối trường hợp không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu (trừ trường hợp đã phạt cảnh cáo nêu trên) hoặc các trường hợp không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, nơi cư trú… theo quy định. 2) Đối với hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự: Theo Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP), hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị xử lý như sau: - Phạt tiền từ 10-12 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng. - Phạt tiền từ 12-15 triệu đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng. - Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: + Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự; + Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 02 triệu đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự. - Phạt tiền từ 25-35 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. 3) Đối với hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ: Khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP (sửa đổi Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP) quy định phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau: - Phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định. - Phạt tiền từ 50-75 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP. Theo đó, sau khi bị xử phạt hành chính mà không thực hiện mà tiếp tục trốn tránh nhập ngũ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Truy cứu trách nhiệm hình sự Căn cứ theo điều 332 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, nếu đã bị xử phạt hành chính mà không chấp hành sẽ bị xử lý hình sự: Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung hình phạt cao nhất cho tội này có thể lên đến 05 năm tù Như vậy, trường hợp trốn tránh nhập ngũ theo lệnh gọi nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị xử phạt hành chính và buộc phải nhập ngũ. Sau khi bị xử phạt hành chính mà không thực hiện mà tiếp tục trốn tránh nhập ngũ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm).
Chào luật sư. Bị đơn đang trong quá trình toà thụ lí vụ án , thi hành án có quyền xuất cảnh ? Làm sao để có lệnh cấm bị đơn xuất cảnh ? Cảm ơn Luật sư.
Chào luật sư xin cho tôi hỏi Cách đây 10 năm tôi bị 1 người làm giám đốc cty tnhh 1 thành viên lừa vay 530 triệu rồi bỏ trốn . Tôi thưa công an kinh tế và họ tìm ra địa chỉ người này ở đồng Nai. Sau đó mẹ của người vay đứng ra nhận trả cho tôi tháng lúc 5 triệu ,có tháng 3 triệu và đã trả hơn 300 triệu .từ khi có dịch thì kg trả nữa. Bà chỉ nhận trả nợ bằng miệng. Tôi kiện con bà ra toà. toà xác định bà mẹ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Toà triệu tập nhưng họ kg lên. Vụ án của tôi đã bị tạm đình chỉ gần 3 tháng vì toà đang nhờ công an phường xác minh địa chỉ của họ. Cho tôi hỏi 1/ Bà mẹ tại sao được xác định là người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan. Bà có phải trả nợ cho tôi không? 2/ Viện kiểm sát, Chánh án có hàng tháng kiểm tra những vụ án tạm đình chỉ quá lâu ? Và họ có đốc thúc thẩm phán giải quyết ? 3/ Nếu vụ án của tôi bị đình chỉ quá lâu tôi phải làm gì ? Liên hệ với ai ? Vì lúc trước thẩm phán ,thư kí có yêu cầu tôi hổ trợ tiền để làm chi phí xác minh địa chỉ bị đơn nhưng tôi nói tôi sẽ hổ trợ sau khi vụ án được xử .xin cám ơn luật sư
Phân biệt giữa tạm hoãn nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
Theo Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về việc Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ , thì hiểu rằng: Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: Chưa đạt sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, tuy nhiên khi có lệnh nhập ngũ lần tới vẫn đăng ký và nếu đủ điều kiện này thì sẽ đí nhập ngũ. Bản thân là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Những vấn đề này có thể khắc phục trong thời gian tới; Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; Có người thân như anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Hết thời hạn của khóa đào tạo thì tuyển chọn nhập ngũ. Khi thuộc một trong các trường hợp trên thì có thể được tạm hoãn một thời gian nhất định, vì những trường hợp trên có thể khắc phục hoặc hoàn thành trong thời gian tới. Công dân thuộc diện này nếu không còn lý do tạm thì tới đợi tuyển chọn và gọi nhập ngũ bình thường đến hết 27 tuổi. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Khi thuộc trường hợp này thì công dân gần như được miễn hoàn toàn. Ngoài ra, công dân đang thuộc diện miễn và hoãn nghĩa vụ nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ. Nghĩa vụ quân sự chính là sự trách nhiệm của công đối với đất nước và chính bản thân mình, pháp luật cũng quy định nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện. Trong thời bình thì đi nghĩa vụ quân sự đang gìn giữ đất nước, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Việc trốn nghĩa vụ quân sự có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ và tính chất sự việc.
Điều kiện tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
Theo Điều 138 Bộ luật Lao động 2019 quy định: 1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. 2. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Như vậy, để được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, lao động nữ mang thai cần phải gửi kèm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Bệnh u máu gan lâu năm có được hoãn nghĩa vụ quân sự?
Bệnh u máu gan lâu năm phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì có được hoãn nghĩa vụ quân sự? Theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015 Mục 2: TẠM HOÃN GỌI NHẬP NGŨ VÀ MIỄN GỌI NHẬP NGŨ Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ 1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. NHƯ VẬY, nếu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và Hội đồng khám sức khỏe kết luận anh không đủ điều kiện sức khỏe thì được tạm hoãn NVQS theo quy định. Do đó, việc có được hay không việc tạm hoãn NVQS căn cứ trên sức khỏe của công dân, chỉ gọi nhập ngũ với các công dân đủ sức khỏe theo kết luận.
Có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự do chịu ảnh hưởng Covid19?
Tham gia nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của mỗi công dân khi được nhà nước kêu gọi, tuy nhiên trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, người có tên trong giấy triệu tập tham gia nghĩa vụ quân sự có được tạm hoãn nghĩa vụ nếu đang phải chịu ảnh hưởng của Covid19 hay không? Có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự do chịu ảnh hưởng Covid19 - Minh họa Theo quy định tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, điểm c khoản 1 Điều 49 Luật dân quân tự vệ 2019 và Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì những trường hợp công dân được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự bao gồm: 1. Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; 2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; 3. Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; 4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; 5. Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; 6. Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; 7. Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. 8. Dân quân thường trực. Covid 19 được xem là dịch bệnh Covid-19 được xem là một dịch bệnh nguy hiểm đã được Thủ tướng Chính phủ công bố ngày 01 tháng 4 năm 2020 tại Quyết định số 447/QĐ-TTg. Vậy trường hợp công dân do chịu ảnh hưởng của Covid19 sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nếu gia đình chịu thiệt hại nặng nề về con người và tài sản và phải có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã. Tuy nhiên cần lưu ý: - Người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự phải là lao động duy nhất trong gia đình bị thiệt hại nặng nề do Covid, nếu ngoài họ vẫn còn người khác có khả năng lao động, tạo ra được kinh tế thì không thuộc trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. - Nếu chịu ảnh hưởng bởi Covid 19 nhưng thiệt hại không thật sự nặng nề hoặc Covid không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại cho gia đình thì cũng không thuộc trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ dân sự. Vậy việc tạm hoãn nghĩa vụ quân sự sẽ kéo dài trong bao lâu? Và thủ tục xin hoãn nghĩa vụ quân sự thực hiện như thế nào? Pháp luật chỉ quy định về tuổi phải tham gia nghĩa vụ quân sự là từ đủ 18-25 tuổi, giới hạn thêm đến 27 tuổi đối với những công dân được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ trước đó theo căn cứ tại Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 và khoản 1 điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP Luật không quy định thời gian hoãn, việc hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ vẫn được áp dụng nếu thuộc 1 trong 8 trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đã nêu trên. Nếu tạm hoãn nghĩa vụ qua độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự thì công dân không cần phải tham gia nghĩa vụ quân sự nữa trừ khi pháp luật có quy định mới. Thủ tục xin hoãn nghĩa vụ quân sự: Công dân muốn thực hiện tạm hoãn nghĩa vụ cần chuẩn bị: - Đơn tạm hoãn gọi nhập ngũ - Giấy tờ chứng minh đối tượng được tạm hoãn ( giấy xác nhận của Uỷ bạn nhân dân xã về hoàn cảnh gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề bởi COVID19) Sau đó nộp hồ sợ cho Uỷ ban nhân dân xã nơi cư trú xem xét. Nếu công dân thuộc đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự thì sẽ được thông báo và có tên trên danh sách niêm yết công khai tại trụ sở danh sách công dân được hoãn và miễn nghĩa vụ quân sự.
Thưa Luật Sư Tôi có người con trai vừa học xong lớp 12 hiện nay đang theo học tại trường cao đẳng FPT nhưng BCH QS xã vẫn yêu cầu con tôi phải đi tuyển nghĩa vụ quân sự . Nhà trường đã gửi giấy xác nhận con tôi đã trúng tuyển và hiện đang theo học tập trung tại trường> Nhưng BCHQS xã nói là trương cao đẳng FPT không thuộc trường được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự . lên yêu cầu con tôi phải về để tham gia nghĩa vụ quân sự . Xin luật sư giả đáp con tôi có được hoãn NVQS không?
Tạm hoãn hợp đồng lao động thì có phải trả lương không?
Đề nghị thư viện tư vấn trường hợp hai bên thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động theo điều 32 có phải trả lương không? Căn cứ pháp lý Về quan điểm cá nhân: Đã tạm hoãn thì sẽ không phát sinh lương hoặc bất cứ khoản nào người sử dụng lao động phải trả cho NLĐ trong thời hạn tạm hoãn. Do đó, sẽ không phát sinh BHXH, BHYT, BHTN.
Quy định về tạm hoãn hợp đồng lao động?
Có nghị định, thông tư hướng dẫn NLĐ tạm hoán HĐLĐ đối với NLĐ hay không?
Con thương binh loại 76% có được tạm hoãn/miễn nhập ngũ?
Chào ad, bố em là thương binh loại 78% ( loại 2/4 ),năm nay e vừa học xong đại học mà lại có giấy gọi đi khám NVQS. Em đang chưa hiểu con thương binh và con bệnh binh khác nhau như nào ? Và nếu ở trường hợp của em như vậy thì có được tạm hoãn//miễn nhập ngũ không ạ? Em xin cám ơn!
Có được tạm hoãn HĐLĐ do dịch bệnh?
Điều 32 Bộ Luật lao động 2012 quy định các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ) bao gồm: - Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự. - Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. - Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. - Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. - Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Theo đó, khi thuộc một trong các trường hợp đã nêu ở trên thì doanh nghiệp và NLĐ có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, bao gồm cả lý do vì dịch bệnh. Hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ thì doanh nghiệp phải nhận lại NLĐ làm việc và phải trừ đi thời hạn thời gian tạm hoãn HĐLĐ do dịch bệnh. Theo đó, để có cơ sở rõ ràng, Doanh nghiệp và NLĐ nên lập thành văn bản và lưu kèm với hợp đồng lao động đã giao kết trước đó.
liên quan trong lừa đảo tín nhiệm mượn tài sản cầm cố
Tình hình là có 1 người bạn A cho e mượn xe để đi lại và có 1 người bạn B mươn xe trị giá 30trd của bạn A đưa e xử dụng mà chưa hỏi ý kiến bạn A, người bạn B này mang đi cầm. Bạn B gọi điện cho bạn A thông báo rằng đã cầm xe và người bạn A của e đã báo ông an vì bạn B cầm xe, Luật sư cho e hỏi e có phải chịu trách nhiệm gì về lỗi của e không. vì người bạn B này quen bạn A và đã nhiều lần mượn xe của bạn A. Nếu bạn B ko lấy xe cho bạn A thì sẽ xử lý thế nào. E sẽ bị xử lý ra sao. Chiếc xe ấy ai sẽ phải lấy. Mong luật sư giúp e. E xin cám ơn!
Tôi xin hỏi Quý Luật sư một việc như sau: Tôi có người anh trai làm việc tại một ngân hàng cách đây 3 năm với công việc là Cán bộ tín dụng. Trước đây năm 2008 anh tôi có thẩm định một khách hàng vay vốn để sửa nhà với thế chấp giao dịch đảm bảo bằng oto, sau khi thẩm tra tài sản thế chấp và phương án trả nợ của khách hàng tốt anh tôi có đề nghị chuyển lên trưởng phòng, giám đốc ngân hàng để xét duyệt khoản vay, sau đó khách hàng đó được vay số tiền trên 1,5 tỷ đồng và có phương án trả lãi định kỳ tốt. Sau đó đến năm 2010 thì anh trai tôi chuyển sang một công ty khác làm việc và bàn giao lại toàn bộ tất cả các món vay và các giấy tờ tài sản thế chấp của khách hàng cho Trưởng phòng( người phụ trách trực tiếp của anh trai tôi) xin lưu ý là tại thời điểm đó thì khách hàng đó vẫn trả lãi tốt và không thấy ai nói là khách hàng có hành vi lừa đảo giấy tờ. Sau đó anh tôi được biết là khách hàng vẫn tiếp tục vay vốn để kinh doanh và người phụ trách các khoản vay đó là anh Trưởng phòng. Đến năm 2012, cơ quan điều tra có điện mời anh tôi lên hợp tác để điều tra và việc khách hàng đó có hành vi lừa đảo, giả mạo giấy tờ xe để lừa đảo ngân hàng. Tôi xin hỏi luật sư rằng: - Việc anh tôi là cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay đó có bị liên quan hay không? trách nhiệm ra sao? - Trong thời gian anh tôi phụ trách khách hàng không có biểu hiện vi phạm mà anh tôi đã bàn giao lại các loại giấy tờ sau đó 2 năm rồi thì anh tôi có phải chịu trách nhiệm liên đới hay không? - Nếu người được anh tôi bàn giao lại tiếp tục giao dịch với khách hàng vay vốn họ cố tình tráo đổi giấy tờ thì anh tôi có bị liên đới tội hay không? - Tôi xin lưu ý rằng, quá trình thẩm định tài sản của khách hàng gồm: Cán bộ ngân hàng, Trưởng phòng. Xin luật sư cho biết câu trả lời sớm, xin cảm ơn luâ
Năm nay tôi 19 tuổi. tôi đã mua bhyt từ hồi cấp 2 đến cấp 3.Sau khi học hết cấp 3, tôi nghĩ một năm không mua nữa, bây giờ muốn mua lại ( tại trường đh tôi sắp học hoặc tại địa phương ) thì có đưởng hưởng quyền lợi như khi mua liên tục 3 năm không.tôi xin cảm ơn!!!