Trợ giúp pháp lý là gì? Làm sao để được trợ giúp pháp lý miễn phí?
Thông thường khi đến Toà án có có thể thấy có bộ phận trợ giúp pháp lý. Vậy, trợ giúp pháp lý là công việc gì, và làm sao để người dân được trợ giúp pháp lý miễn phí? Trợ giúp pháp lý là gì? Theo Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định: Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định người được trợ giúp pháp lý là những người sau đây: - Người có công với cách mạng. - Người thuộc hộ nghèo. - Trẻ em. - Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. - Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo. - Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính: + Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; + Người nhiễm chất độc da cam; + Người cao tuổi; + Người khuyết tật; + Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; + Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; + Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; + Người nhiễm HIV. Như vậy, trợ giúp pháp lý là hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định dịch vụ pháp lý miễn phí. Làm sao để được trợ giúp pháp lý miễn phí? Theo Điều 29 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định, khi có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí, các đối tượng theo quy định phải thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý. Cụ thể: - Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, gồm có: + Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý; + Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý; + Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý. - Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau: + Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý; xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. + Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn. + Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý; + Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. Như vậy, khi thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí thì các đối tượng này sẽ phải làm thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý để được trợ giúp pháp lý miễn phí. Người được trợ giúp pháp lý sẽ được tư vấn pháp luật thế nào? Theo Điều 32 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về tư vấn pháp luật như sau: - Người thực hiện trợ giúp pháp lý: + Tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; + Hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc. - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý; Đối với vụ việc phức tạp hoặc cần có thời gian để xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người được trợ giúp pháp lý. Trường hợp yêu cầu trợ giúp pháp lý là vướng mắc pháp luật đơn giản thì người tiếp nhận hướng dẫn, giải đáp, cung cấp thông tin pháp luật ngay cho người được trợ giúp pháp lý. Như vậy, người được trợ giúp pháp lý sẽ được tư vấn pháp luật miễn phí những vấn đề như được hướng dẫn, nghe ý kiến, được giúp soạn thảo văn bản, giúp hoà giải, thương lượng, thống nhất vụ việc.
Phân biệt Công ty Luật TNHH và Công ty TNHH Luật? Công ty nào được cung cấp dịch vụ pháp lý?
Công ty Luật TNHH và Công ty TNHH Luật, thoạt nghe qua ta thường nghĩ chúng là cùng một loại hình công ty. Nhưng thực tế, đây là hai loại hình công ty khác nhau. Vậy, làm sao để phân biệt hai loại công ty này? Đâu là công ty được cung cấp dịch vụ pháp lý? Phân biệt Công ty Luật TNHH và Công ty TNHH Luật STT Tiêu chí phân biệt Công ty Luật TNHH Công ty TNHH Luật 1 Bản chất - Là một hình thức của tổ chức hành nghề luật sư (Khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) - Bao gồm công ty luật TNHH hai thành viên trở lên và công ty luật TNHH một thành viên. (Điều 34 Luật luật sư 2006) - Doanh nghiệp phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư và thực hiện đăng ký tại Sở Tư pháp. - Được cung cấp các dịch vụ pháp lý như tư vấn, tố tụng. - Bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. (Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020) - Được thành lập, tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Không được cung cấp các dịch vụ pháp lý như tư vấn, tố tụng. 2 Tên gọi Các thành viên thoả thuận lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ “Công ty Luật TNHH”. Ví dụ: Công ty Luật TNHH AAA. Trong đó, Công ty Luật TNHH là loại hình công ty, AAA là tên riêng công ty. (Khoản 5 Điều 34 Luật luật sư 2006) Phải bao gồm 02 yếu tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Ví dụ: Công ty TNHH Luật AAA. Trong đó, Công ty TNHH là loại hình công ty, Luật AAA là tên riêng công ty. (Khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020) 3 Giấy phép kinh doanh Giấy đăng ký hoạt động (Khoản 4 Điều 35 Luật luật sư 2006) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 46, Khoản 2 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020) 4 Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên (Khoản 1 Điều 35 Luật luật sư 2006) Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP) 5 Cơ quan quản lý trực tiếp Sở tư pháp Sở Kế hoạch và đầu tư Như vậy, Công ty Luật TNHH và công ty TNHH Luật là hai loại hình công ty hoàn toàn khác nhau. Công ty Luật TNHH được phép kinh doanh các dịch vụ tư vấn hỗ trợ pháp lý cho khách hàng, còn Công ty TNHH Luật không được kinh doanh các dịch vụ này. Chữ “Luật” trong công ty TNHH Luật chỉ là tên riêng của công ty có loại hình là TNHH. Doanh nghiệp không phải Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý bị xử lý như thế nào? Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, trong đó xử lý hành vì cung cấp dịch vụ pháp lý khi không phải Công ty Luật như sau: - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động. - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Không đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền; + Hoạt động tư vấn pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý, hoạt động với danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư hoặc treo biển hiệu là tổ chức hành nghề luật sư mà không phải là tổ chức hành nghề luật sư. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định. Như vậy, đối với hành vi cung cấp dịch vụ pháp lý khi không phải là Công ty Luật được thành lập theo Luật luật sư 2006 thì sẽ bị phạt từ 30 - 50 triệu đồng tuỳ tính chất của hành vi. Đồng thời, bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đã kiếm được. Luật sư được hành nghề trong phạm vi nào? Theo Điều 22 Luật luật sư 2006 quy định phạm vi hành nghề của Luật sư như sau: Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. - Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật. - Thực hiện tư vấn pháp luật. - Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật. - Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này. Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi Phân biệt Công ty Luật TNHH và Công ty TNHH Luật? Cung cấp dịch vụ pháp luật khi không phải Công ty Luật bị xử lý thế nào? Người đọc có thể tham khảo để lựa chọn đúng công ty cung cấp dịch vụ phù hợp với mình.
Dịch Vụ Tư Vấn Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng Hạng 3 Tốt Nhất
Điều Kiện Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng Hạng 3 Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3 là một chứng chỉ năng lực xây dựng bắt buộc nếu các công ty muốn tham gia đấu thầu, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình nhóm C hay công trình cấp III. Dưới đây là một số điều kiện cấp chứng chỉ tương ứng với các lĩnh vực xây dựng có thể bạn chưa biết: Lĩnh Vực Thi Công Xây Dựng Công Trình Có ít nhất 1 cá nhân có đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng của công trình hạng III trở lên (có chứng chỉ hành nghề giám sát hạng III trở lên) cùng loại với công trình xây dựng xin cấp chứng chỉ. Ví dụ: doanh nghiệp, công ty muốn xin lĩnh vực thi công dân dụng hạng 3 phải có ít nhất 1 người có chứng chỉ hành nghề giám sát hạng III lĩnh vực thi công dân dụng. Cán bộ phụ trách thi công phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực công việc mà họ đảm nhận. Có đội ngũ công nhân, nhân viên kỹ thuật có chuyên môn, nghiệp vụ và có chứng chỉ đào tạo nghề, sơ cấp nghề. Có máy móc, thiết bị phục vụ công tác thi công xây dựng. Lĩnh Vực Thiết Kế, Thẩm Tra Thiết Kế Xây Dựng Công Trình Có ít nhất 1 chủ nhiệm, chủ trì thiết kế công trình có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng III trở lên. Riêng với lĩnh vực dân dụng cần thêm chủ trì kết cấu, cơ điện, cấp thoát nước. Cán bộ kỹ thuật tham gia thiết kế phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại lĩnh vực xin cấp. Lĩnh Vực Tư Vấn Quản Lý Dự Án Có tối thiểu 1 cá nhân có đủ điều kiện, năng lực làm giám đốc quản lý dự án của dự án nhóm C. Có 1 chủ trì giám sát lĩnh vực phù hợp với lĩnh vực xin chứng chỉ. Có 1 cá nhân là chủ trì dự toán (kỹ sư định giá công trình) Lĩnh Vực Tư Vấn Giám Sát Thi Công Xây Dựng Có tối thiểu cá nhân có chứng chỉ hành nghề giám sát hạng III trở lên làm giám sát trưởng của công trình muốn xin. Có ít nhất 1 giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát công trình hạng III trở lên. Giám sát trưởng đã thực hiện giám sát thi công hay tham gia lập thiết kế, thẩm định thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 1 công trình cấp III hay tối thiểu 2 công trình cấp IV cùng loại. Lĩnh Vực Khảo Sát Xây Dựng Có phòng thí nghiệm hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được Bộ Xây Dựng công nhận. Có máy móc, thiết bị phục vụ công tác khảo sát. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì khảo sát phải có chứng chỉ hành nghề khảo sát từ hạng III trở lên Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật tham gia khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp. Cơ Quan Có Thẩm Quyền Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng Hạng 3 Sở Xây Dựng cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện xin cấp chứng chỉ theo đúng quy định của pháp luật, có giá trị 10 năm tính từ ngày cấp và có hiệu lực trên toàn quốc. Hồ Sơ Xin Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Hạng 3 01 bản sao từ bản đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập của tổ chức chụp từ bản chính. 01 Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3 theo mẫu phụ lục V Nghị định số 100/2018/NĐ-CP. Tệp tin chứa ảnh hay bản scan từ bản chính của những văn bằng chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ nghề, hợp đồng lao động của những nhân sự chủ chốt trong công ty có liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề năng lực xây dựng. Bản kê khai kinh nghiệm hoạt động của các cá nhân chủ chốt (chỉ huy trưởng, giám sát trưởng, chủ nhiệm, chủ trì). Bản kê khai năng lực kinh nghiệm hoạt động xây dựng của tổ chức, doanh nghiệp, công ty bao gồm bản scan hợp đồng kinh tế + biên bản nghiệm thu để chứng minh năng lực kinh nghiệm. SMART ENTERPRISE SOLUTIONS
Tư vấn pháp luật về doanh nghiệp?
Xin chào luật sư! Xin luật sư tư vấn cho tôi trường hợp sau: Tổng công ty A có 3 công ty con (công ty B, công ty C, Công ty D). Công ty B có dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng, nhà điều hành dự án. công ty B ký hợp đồng. Xây lắp với nhà thầu là công ty C theo quy định của pháp luật, tuy nhiên có vướng mắc về nhân sự như sau: Chủ tịch HĐQT của công ty C lại là Kế toán trưởng của Công ty B. (Công ty C chỉ có 1 chủ tịch HĐQT). Xin hỏi luật sư việc ký hợp đồng xây lắp có phù hợp với quy định của pháp luật không. Xin cảm ơn!
Đăng ký kinh doanh ngành, nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý theo Luật Luật sư
Đăng ký kinh doanh ngành, nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý theo Luật Luật sư Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Công văn 4750/BKHĐT-ĐKKD ngày 23/7/2020 về việc đăng ký kinh doanh ngành, nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý. Liên quan đến việc đăng ký kinh doanh ngành, nghề hoạt động tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Thông báo 339/TB-VPCP ngày 09/10/2019 của Văn phòng Chính phủ, sau khi trao đổi với Bộ Tư pháp, nhằm thực hiện quy định của pháp luật chuyên ngành, đồng thời đảm bảo quyền tự do kinh doanh và tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn cho người dân và doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai một số nội dung sau: - Đối với ngành, nghề kinh doanh “tham gia tố tụng”, “đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng” Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề “Hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật” (mã ngành 69101 theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam), bao gồm hoạt động tham gia tố tụng”, “đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng" thì phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư và thực hiện đăng ký tại Sở Tư pháp theo quy định của Luật Luật sư và Nghị quyết 65/2006/NQ-QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về việc thi hành Luật Luật sư, không thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với mã ngành này theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng đi thi hành tại Cơ quan đăng ký kinh doanh, - Đối với ngành, nghề kinh doanh “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý" + Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành, nghề bao gồm cụm từ “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý" thì phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư và thực hiện đăng ký tại Sở Tư pháp theo đúng quy định của Luật Luật sư và Nghị quyết 65/2006/NQ-QH11, không thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với ngành, nghề này theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. +Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động tư vấn và dịch vụ khác mà ngành, nghề kinh doanh không bao gồm cụm từ “tư vấn pháp luật”, dịch vụ pháp lý” (ví dụ: tư vấn tài chính; tư vấn thuế; tư vấn đăng ký doanh nghiệp, tư vấn du học; dịch vụ xin visa, giấy phép lao động, thẻ tạm trú cho người nước ngoài...) thì thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. - Đối với các doanh nghiệp đã được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có cụm từ “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý”, “tham gia tố tụng”, “đại diện ngoài tố tụng” thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Luật sư, doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư và thực hiện đăng ký lại tại Sở Tư pháp theo đúng quy định của Luật Luật sư và Nghị quyết 65/2006/NQ-QH11. - Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan và hướng dẫn doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp thực hiện. Trường hợp có phát sinh vướng mắc, đề nghị Quý Sở phản ánh kịp thời đề Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn giải quyết. Đề nghị Quý Sở nghiên cứu, thực hiện. Công văn 4750/BKHĐT-ĐKKD được ban hành ngày 23/7/2020.
2 bộ lại tranh cãi quyền hành nghề dịch vụ pháp lý
(PL)- Bộ KH&ĐT cho rằng Luật Luật sư không quy định cứng là chỉ luật sư mới được tư vấn pháp luật, còn Bộ Tư pháp thì cho rằng hướng dẫn của Bộ KH&ĐT là hoàn toàn sai. Mấy ngày nay, trên các diễn đàn luật sư (LS), nghề luật nổ ra cuộc tranh cãi về nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý mà lâu nay vẫn hiểu là chỉ LS mới được phép thực hiện. Nguyên nhân là Sở KH&ĐT TP.HCM đã cấp đăng ký kinh doanh cho một công ty tư vấn bất động sản, trong đó có ngành nghề “tư vấn pháp luật”. Vụ việc điển hình Theo Sở KH&ĐT TP.HCM, đầu tháng 3 vừa qua, Công ty TNHH Tư vấn bất động sản Thuận Thiên nộp hồ sơ đăng ký bổ sung hai ngành nghề “dịch vụ điều tra” và “hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật”. Sở nhận thấy hai ngành nghề trên được điều chỉnh theo luật chuyên ngành là Luật LS và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự nên từ chối cấp và yêu cầu doanh nghiệp về hoàn thiện các điều kiện kinh doanh theo luật định. Tuy nhiên, sau đó Thuận Thiên gửi lại hồ sơ, kèm theo bản sao Công văn 1736 của Bộ KH&ĐT. Công văn này được ban hành tháng 3-2017 để giải thích chuyên môn cho Sở KH&ĐT tỉnh Hà Tĩnh về việc đăng ký kinh doanh cho nhóm ngành nghề “hoạt động pháp luật”. Đây là các ngành nghề được mô tả, đánh mã số trong Quyết định 337 của bộ trưởng Bộ KH&ĐT, ban hành năm 2007 về hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Trong công văn này, Bộ KH&ĐT cho rằng chỉ có nghề công chứng, chứng thực là kinh doanh có điều kiện, phải tuân thủ theo luật chuyên ngành là Luật Công chứng. Còn “hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật” thì được tự do kinh doanh. Căn cứ của hướng dẫn là Quyết định 337, Luật LS và Luật Đầu tư. Theo đó, chỉ có “hành nghề LS” là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, tức phải theo Luật LS và chỉ LS và tổ chức hành nghề LS mới được đăng ký kinh doanh. Trên cơ sở hồ sơ kèm theo Công văn 1736 của Bộ KH&ĐT, cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh của TP.HCM đã chấp thuận cấp bổ sung ngành nghề “hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật” cho Công ty Thuận Thiên. Giới luật tranh cãi nảy lửa Bình luận về việc này, nhiều LS cho rằng việc công nhận ngành nghề tư vấn pháp luật cho một doanh nghiệp bình thường như Thuận Thiên là trái luật. Ngành nghề này là kinh doanh có điều kiện, chỉ công ty luật, tổ chức hành nghề LS theo Luật LS mới được cung ứng. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến từ phía một số luật gia cho rằng nên giảm bớt rào cản đầu tư kinh doanh để bất cứ ai dù là LS hay không cũng có quyền cung cấp dịch vụ pháp lý cho xã hội. Tự thị trường sẽ tạo cơ chế cạnh tranh, sàng lọc, thúc đẩy dịch vụ tốt lên… Trước các ý kiến khác nhau ấy, Pháp Luật TP.HCM đã liên hệ nguồn tin Bộ KH&ĐT - cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và Bộ Tư pháp - cơ quan quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trong đó có hoạt động LS. Thông tin nhận được là lúc này cả hai bộ cũng có ý kiến khác nhau và cả hai đang chuẩn bị văn bản báo cáo Thủ tướng. Phía Bộ KH&ĐT cho rằng Luật LS quy định LS, tổ chức hành nghề LS được thực hiện dịch vụ tư vấn pháp luật nhưng không quy định cứng là chỉ LS mới được hành nghề này. “Ví dụ, tư vấn du học, hôn nhân, rồi tư vấn thuế, tư vấn đầu tư thì ít nhiều đều liên quan đến luật cả. Rồi đại diện pháp lý, đại diện phần vốn tại doanh nghiệp thì đâu nhất thiết phải LS. Đây là bài toán của thị trường, hãy để cho thị trường quyết định, lựa chọn giữa người cung cấp dịch vụ là LS và người không phải LS”, một cán bộ có thẩm quyền thuộc Bộ KH&ĐT bình luận. Ông này cho biết quan điểm của Bộ KH&ĐT cũng được chuyên gia của VCCI ủng hộ. Còn tin từ phía Bộ Tư pháp thì cho rằng hướng dẫn của Bộ KH&ĐT là hoàn toàn sai, đi ngược lại quan điểm trước đây của hai bộ đã thống nhất. Cuộc tranh luận từ hơn 10 năm trước Lục lại các bài viết của Pháp Luật TP.HCM từ 13 năm trước thì đúng là tranh cãi về quyền tự do kinh doanh với ngành nghề dịch vụ pháp lý đã xuất hiện từ khi còn Pháp lệnh LS, khi mới chỉ có loại hình công ty luật hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn được ghi nhận. Năm 2006, khi nâng Pháp lệnh LS lên thành luật, Quốc hội đã bổ sung loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn mà chỉ LS mới có quyền thành lập. Các công ty luật này chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý, đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp thay vì Sở KH&ĐT như doanh nghiệp thông thường khác. Tại thời điểm ấy, thị trường nở rộ các công ty tư vấn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có cả tư vấn pháp lý. Để đưa vào “khuôn khổ”, cùng với Luật LS, có hiệu lực từ ngày 1-1-2007, Quốc hội còn ban hành Nghị quyết 65 gồm các điều khoản chuyển tiếp. Theo đó, trong thời hạn sáu tháng kể từ khi Luật LS có hiệu lực, cá nhân, tổ chức đang kinh doanh dịch vụ pháp lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp 1999 mà tiếp tục kinh doanh dịch vụ pháp lý thì phải có đủ các điều kiện hành nghề LS và phải chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề theo quy định của luật này. Trường hợp không chuyển đổi thì phải chấm dứt hoạt động. “Sau khi có Luật LS năm 2006 và nghị quyết của Quốc hội, một số địa phương cũng có vướng mắc trong công tác chuyển đổi cho các công ty kinh doanh dịch vụ pháp lý. Bộ Tư pháp cùng Bộ KH&ĐT đã bàn bạc, thống nhất cùng hướng dẫn cho Sở Tư pháp, Sở KH&ĐT các địa phương giải quyết theo đúng quy định mới”. Nguồn tin có thẩm quyền từ Bộ Tư pháp cho biết như trên và khẳng định: “Mọi việc đều ổn thỏa cả. Doanh nghiệp nào không hoạt động dịch vụ pháp lý thì đăng ký rõ ngành như tư vấn thuế, tư vấn đầu tư, tư vấn doanh nghiệp… và tiếp tục hoạt động bình thường. Chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào bị chấm dứt hoạt động vì không chuyển đổi”. Phải nhờ Thủ tướng phân xử Theo nguồn tin có thẩm quyền từ Bộ Tư pháp, hai, ba năm trở lại đây lại xuất hiện các đề xuất nới bỏ các điều kiện kinh doanh, trong đó có lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Bộ Tư pháp chỉ biết khi Sở Tư pháp một số địa phương báo cáo lên là có xung đột quan điểm với Sở KH&ĐT. Ở cấp bộ đã trao đổi văn bản với nhau, rồi cùng họp bàn nhưng chưa thống nhất được. Vậy nên giờ chuẩn bị báo cáo, nhờ Thủ tướng phân giải. NGHĨA NHÂN - ĐẠI THANH Báo Pháp Luật TP.HCM
Những sai sót thường gặp trong tư vấn pháp luật và cách khắc phục
>>> Sổ tay kỹ năng tư vấn pháp luật Chọn con đường tư vấn pháp luật hay là tranh tụng, là những đắn đo khi rời bước giảng đường và bắt đầu va chạm thực tế, có những bạn cho rằng chọn con đường tư vấn pháp luật vì nó dễ đi hơn, nhưng không đâu bạn, bất kỳ con đường nào cũng có những khó khăn riêng. Tư vấn pháp luật là cũng không là ngoại lệ, và có bạn đặt câu hỏi rằng, làm sao để tránh được sai sót khi tư vấn pháp luật? Sau đây, mình xin kể ra những sai sót thường gặp trong tư vấn pháp luật và cách khắc phục, bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn, nên rất mong sự chia sẻ thêm của những bậc tiền bối đi trước về kinh nghiệm của mình trong hoạt động tư vấn. Thứ nhất, khi tiếp xúc khách hàng - Người tư vấn chưa có sự chuẩn bị chu đáo, về tài liệu, thông tin, về địa điểm tư vấn cũng như về trang phục. Cái nhìn đầu tiên chính là cái để lại ấn tượng sâu nhất, và khi người tư vấn chưa có sự chuẩn bị cần thiết thì sẽ để lại ấn tượng xấu với khách hàng, họ sẽ cho rằng mình là người không có năng lực, quá trình tư vấn sẽ không thành công. - Người tư vấn có thái độ thô lỗ, không kiềm chế cảm xúc. Có thể khách hàng của mình là người sai và họ luôn cho rằng mình đúng, hay họ đang mất bình tĩnh, nhưng người tư vấn phải có thái độ khách quan và phải hướng đến bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình. Nếu người tư vấn không làm được vậy thì khách hàng sẽ không có thiện chí, cảm thấy không được tôn trọng. - Người tư vấn không nắm bắt được yêu cầu cần thiết đối với từng loại khách hàng. Có những khách hàng không thích người khác thể hiện hiểu biết hơn họ, những khách hàng nước ngoài có những điều kiêng kỵ nhất định, người tư vấn không biết thì sẽ gặp phải sai lầm khi tiếp xúc với họ, tạo cho họ sự “ác cảm” ngay từ ban đầu. - Người tư vấn luôn thể hiện ý chí chủ quan, áp đặt ý chí của mình vào khách hàng và đưa ra sự tư vấn không có tính khách quan, không có độ tin cậy cao. - Người tư vấn khi chưa hình thành quan hệ pháp lý với khách hàng mà đã giải đáp hết những thắc mắc cho khách hàng, đưa ra phương án giải quyết cho họ, đó chính là làm cho lợi ích của người tư vấn bị thiệt. Ngoài ra còn một số sai sót khác mà người tư vấn cũng có thể mắc phải khi tiếp xúc khách hàng, chẳng hạn như không đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc tuân thủ pháp luật, giữ bí mật thông tin khách hàng, trung thực khách quan… Cách khắc phục: - Chuẩn bị chu đáo về tài liệu, thông tin, địa điểm và kể cả bề ngoài (phong cách ăn mặc cần chỉnh chu, gọn gàng) bởi có nhiều khách hàng khó tính và họ chú trọng những điểm này. - Phân loại khách hàng, vì tùy đối tượng khách hàng mà có cách tư vấn khác nhau, mỗi loại khách hàng này người tư vấn phải nắm bắt được kỹ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp, tránh những điều khách hàng cho là “kỵ”. - Bên cạnh kiến thức chuyên môn, người tư vấn cần phải trau dồi các kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, ghi chép, đặt câu hỏi và diễn giải, tổng hợp vấn đề. - Người tư vấn cần có thái độ điềm tĩnh, cởi mở, biết trấn an cho khách hàng khi khách hàng mất bình tĩnh. Xuyên suốt quá trình tư vấn phải luôn tôn trọng khách hàng, nhưng không phải nghe theo mọi yêu cầu của họ. - Cần có sự tinh tế và nhạy bén trong việc nắm bắt yêu cầu, thái độ khách hàng thông qua giọng nói, ngôn từ… Thứ hai, khi nghiên cứu hồ sơ và xác định vấn đề pháp lý - Sử dụng phương pháp nghiên cứu không phù hợp với vụ việc - Xác định vấn đề pháp lý không đúng Cách khắc phục: - Cần xác định các phương pháp nghiên cứu sau: + Phân tích vụ việc theo diễn biến xuôi, diễn biến ngược + Phân tích vụ việc trên cơ sở yêu cầu của khách hàng + Phân tích theo vấn đề + Phân tích theo kinh nghiệm nghề nghiệp của tư vấn viên hoặc Luật sư - Để xác định đúng vấn đề pháp lý, bạn cần nghiên cứu quyển Tài ba của Luật sư hoặc Tư duy pháp lý của Luật sư của Luật sư Nguyễn Ngọc Bích để học hỏi kinh nghiệm cùng thực tập trên thực tế. Thứ ba, tìm luật và áp dụng luật - Tìm văn bản luật đã hết hiệu lực - Áp dụng văn bản luật sai thời điểm Cách khắc phục: - Bạn cần tham gia tra cứu văn bản tại Thư Viện Pháp Luật để xác định xem văn bản đó còn hiệu lực tại thời điểm áp dụng hay không? - Xem văn bản còn hiệu lực hay không là yếu tố quan trọng, nhưng cũng cần xem xét thời điểm xảy ra vụ việc và quy định trước đây cùng hiện tại để áp dụng đúng.
Sổ tay kỹ năng tư vấn pháp luật
Tình cờ mình tìm được tài liệu này, nên muốn chia sẻ cho các bạn, những đang theo đuổi công việc tư vấn pháp luật trong tương lai. Sổ tay này bao gồm: Nội dung chính: Phần 1: Tổng quan về tư vấn pháp luật và pháp luật về tư vấn pháp luật Phần 2: Quy tắc đạo đức và ứng xử trong hoạt động tư vấn pháp luật Phần 3: Tổng quan về quy trình tư vấn pháp luật Phần 4: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, xác định vấn đề tư vấn Phần 5: Kỹ năng nghe, đọc, hỏi trong hoạt động tư vấn pháp luật Phần 6: Kỹ năng nói trong hoạt động tư vấn pháp luật Phần 7: Kỹ năng tiếp xúc khách hàng, giao tiếp trong hoạt động tư vấn pháp luật Phần 8: Kỹ năng lập văn bản tư vấn viết Phần 9: Kỹ năng tư vấn pháp luật tại cộng đồng Phần 10: Đánh giá nhu cầu cộng đồng Phần 11: Kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật Phụ lục: 1. Quản lý và đánh giá buổi tư vấn pháp luật 2. Quản lý thời gian 3. Kỹ năng lắng nghe 4. Kỹ năng phỏng vấn 5. Kỹ năng quản lý lưu giữ văn bản 6. Kỹ năng tư vấn qua điện thoại 7. Tranh chấp lao động 8. Kỹ năng tư vấn các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động tại khu công nghiệp Nguồn: Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam Mời các bạn xem chi tiết Sổ tay Kỹ năng tư vấn pháp luật tại file đính kèm.
Nghi ngờ bắt có trẻ em dân quây đốt xe Forturer tại Hải Dương
Vào đêm 20/7, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một video clip ghi lại cảnh tượng người dân huyện Thanh Hà, Hải Dương bắt giữ một nhóm gồm 3 người đi xe ô tô Fortuner biển Hải Dương. Đám đông còn đập phá và đốt chiếc xe ô tô. Thông tin đăng tải trên mạng xã hội còn cho rằng nhóm người trong xe ô tô thôi miên, bắt cóc trẻ em, bị người dân phát giác. Những hình ảnh và thông tin này thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng. Để tìm hiểu rõ thực hư sự việc, sáng ngày 21/7, ông Vũ Xuân Hào – Chủ tịch UBND xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương, xác nhận có xảy ra sự việc trên tại địa bàn xã. Tuy nhiên ông khẳng định: “Thông tin cho rằng nhóm người trên xe ô tô có hành động bắt cóc trẻ em là hoàn toàn không đúng sự thật”. Ông cho biết thêm, lực lượng công an huyện, cơ động đã được huy động đến để đảm bảo an toàn cho những người đã bị dân bắt giữ. Chiếc xe Fortuner đã bị đốt cháy trơ khung. Lãnh đạo huyện Thanh Hà đang có mặt tại hiện trường để điều tra, làm rõ vụ việc. Ý kiến trả lời của Luật sư như sau: Hành vi của những người dân bắt giữ người trái phép và đốt phá chiếc xe Fortuner đã xâm phạm quyền tự do của công dân và xâm phạm sở hữu. Cụ thể, với hành vi bắt giữ người trái phép, các cá nhân trực tiếp thực hiện hành vi này có thể cấu thành tội bắt, giữ người trái pháp luật được quy định tại Điều 123 BLHS hiện hành. Theo thông tin trên truyền thông thì người dân mới tiến hành bắt và giữ người trái phép 2 người trong 3 người trên xe Fortuner mà chưa có hành vi giam trái phép. Bắt người trái pháp luật là hành vi bắt người mà không có lệnh của những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không thuộc trường hợp phạm tội quả tang, không thuộc trường hợp bắt người có lệnh truy nã hoặc tuy có lệnh của những người có thẩm quyền nhưng việc tiến hành bắt không đúng thủ tục như bắt người vào ban đêm (sau 22 giờ) mà không thuộc trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang. Hình thức bắt có thể là dùng vũ lực như trói, khoá tay hoặc đe doạ dùng vũ lực buộc người bị bắt phải đến nơi mà người phạm tội đã chọn. Giữ người trái pháp luật là hành vi ra lệnh tạm giữ người không đúng với quy định của pháp luật; giữ người không có lệnh của người có thẩm quyền; giữ người quá hạn; giữ người thuộc trường hợp không được tạm giữ. Với hành vi cụ thể trong trường hợp này thì các cá nhân trực tiếp thực hiện hành vi có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Với hành vi đốt phá chiếc xe Fortuner của người dân thì có thể cấu thành tội Hủy hoại tài sản của người khác theo Điều 143 BLHS hiện hành. Huỷ hoại tài sản là làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng không thể khôi phục lại được và như vậy toàn bộ giá trị tài sản không còn. Ở đây, chiếc xe ô tô đã bị cháy hoàn toàn, không thể khôi phục lại được. Với hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả cụ thể như vậy thì các cá nhân thực hiện hành vi đốt phá chiếc xe Fortuner có thể bị truy cứu theo Khoản 2 Điều 143 với tình tiết tăng nặng là dùng chất cháy nổ. Với hành vi này có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, tùy vào mức độ tham gia của từng cá nhân. Tình trạng do nghi ngờ mà người dân đã trực tiếp thực hiện bắt giữ người, thậm chí đánh đập và phá hoại tài sản diễn ra không chỉ một hai trường hợp. Khi đó, mọi người kích động, chưa xác định cụ thể hành vi, mới dừng lại ở nghi ngờ mà đã thực hiện những hành vi trái pháp luật. Lời khuyên cho mọi người vào trường hợp này là cần xác minh cụ thể hành vi, sau đó tiến hành trình báo với cơ quan chức năng gần nhất, tránh trường hợp có những hành động không sáng suốt, biến mình từ “muốn bắt giữ tội phạm trở thành tội phạm”.
CSGT xử phạt, ngân hàng giữ giấy đăng ký, người mua xe trả góp bị làm khó?
Việc CSGT kiểm ra, xử phạt các chủ phương tiện không có giấy đăng ký xe bản chính khi tham gia giao thông khiến nhiều tài xế lo lắng, bởi hiện có rất nhiều người khi vay tiền ngân hàng mua xe trả góp thì ngân hàng buộc thế chấp giấy đăng ký xe bản chính. Rất nhiều vụ việc CSGT các địa phương xử lý vi phạm hành chính đối với người điều khiển ô tô sử dụng bản sao giấy đăng ký xe, do bản chính đã cầm cố (thế chấp) tại ngân hàng (NH) khiến tài xế lo lắng. Theo Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh khẳng định: “Việc lực lượng CSGT các địa phương xử lý những trường hợp vi phạm mà sử dụng giấy đăng ký xe bản sao trong thời gian qua là hoàn toàn chính xác”. Trong thực tế, các chủ phương tiện giao thông khi vay NH mua xe trả góp thì bên thế chấp không được NH giao lại bản chính giấy đăng ký xe mà chỉ được giao bản sao có xác nhận của NH, dẫn đến tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông chỉ có thể xuất trình bản sao đăng ký xe có xác nhận của NH khi bị CSGT kiểm tra trường hợp vi phạm giao thông. Trong trường hợp này, người vi phạm sẽ bị lập biên vi phạm lỗi không có giấy đăng ký xe. Theo quy định của luật Giao thông đường bộ, lái xe không mang đầy đủ các giấy tờ khi lưu thông sẽ bị phạt từ 80.000 – 120.000 đồng (đối với người điều khiển xe mô tô, gắn máy), phạt từ 200.000 – 400.000 đồng (đối với người điều khiển ô tô). Ngân hàng lo rủi ro cao: Phía các tổ chức tín dụng cho rằng, nếu không giữ giấy tờ xe bản gốc làm tài sản thế chấp thì sẽ gia tăng rủi ro, nợ xấu. Vì nếu bên thế chấp vẫn giữ đăng ký xe bản gốc thì khả năng một tài sản thế chấp nhiều nơi là dễ xảy ra. “Khoản vay mua xe có thể lên tới 70% giá trị xe. Nếu ngân hàng không giữ giấy tờ xe thì không khác nào cho vay tín chấp, khi khách hàng không trả được nợ hoặc cố tình chây ỳ sẽ rất khó xử lý”. Khi ngân hàng được phép giữ Giấy đăng ký xe của khách hàng nhưng vẫn xảy ra rủi ro không đòi được nợ, có ngân hàng từng phải “treo thưởng” để tìm được chiếc xe mà chủ xe đã thế chấp Giấy đăng ký xe ở ngân hàng. Vì vậy, nếu ngân hàng cho vay mà không giữ giấy tờ thì rủi ro còn cao hơn nhiều. Cùng chủ đề bàn luận, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn cho rằng: Theo Điều 9, Nghị định 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy định “bổ sung Điều 20a về Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp” có quy định như sau: “Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông quy định tại Điều 7a, nghị định này, thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”. Trước đó, ngày 24/5/2017, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có Công văn 3851/NHNH-PC yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc quy định khi cho khách hàng vay thế chấp ô tô, xe gắn máy, thì khách hàng vẫn là người giữ giấy đăng ký xe. Như vậy, về mặt quy định, ngân hàng sẽ không được giữ Giấy đăng ký phương tiện giao thông của khách hàng
Tư vấn pháp luật tổng hợp của Luật sư Nguyễn Thị Phượng
Ý kiến Luật sư Nguyễn Thị Phượng về vụ việc tranh chấp tài sản của đại gia Lê Ân (Báo Pháp Luật) Tài sản tranh chấp 24 năm liên tục trong tình trạng chờ Tòa án xét xử đã bị UBND quận Tân Bình âm thầm cấp sổ đỏ cho bên bị kiện. Nhiều tài liệu cho thấy có sự “giúp sức” của chính quyền trong sự việc sai trái này. 24 năm chờ xử Năm 1984, theo Quyết định thuận tình ly hôn số 22-TTLH ngày 22/3/1984, ông Lê Ân (ở 414/27 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 10, TP. Vũng Tàu) ly hôn với bà Lê Ngọc Lan (408 Cách mạng tháng Tám (CMTT), quận Tân Bình. Quyết định này giao phần lớn tài sản cho bà Lan, trong đó có căn nhà 408 CMTT. Không đồng ý, vì căn nhà là tài sản của ông bị chia hết cho bà Lan, ông Ân khiếu nại và ngày 24/7/1988, TAND TP HCM ra Kháng nghị số 182 kháng nghị Quyết định thuận tình ly hôn số 22 nói trên để UBTP TAND TP HCM xét xử lại theo trình tự giám đốc. Kháng nghị nêu rõ căn nhà chưa có giấy tờ sở hữu hợp lệ nhưng quyết định sơ thẩm chưa xác minh cụ thể đã công nhận cho bà Lan sở hữu là chưa có cơ sở pháp lý. Tiếp theo, Bản án Giám đốc thẩm số 08/LHGĐ ngày 30/9/1988 của TAND TP HCM đã chấp nhận Kháng nghị nói trên, hủy phần giải quyết về tài sản của Quyết định thuận tình ly hôn số 22, giao toàn bộ hồ sơ vụ kiện cho TAND quận Tân Bình giải quyết lại theo trình tự sơ thẩm từ giai đoạn điều tra. Sau nhiều lần ông Ân yêu cầu, TAND quận Tân Bình thụ lý nhưng kéo dài không mở phiên tòa xét xử mà chuyển vụ kiện lên TAND TP HCM vì cho rằng có yếu tố người nước ngoài khi bà Lan ủy quyền cho ông Lê Đa-ni-ên làm đại diện trước tòa. Sau khi thụ lý, TAND TP HCM ra Quyết định số1791/QĐĐC-HNST ngày 20/8/2004 đình chỉ vụ án, lí do triệu tập nhiều lần, nhưng ông Võ Ngọc Chuyên (đại diện ủy quyền của ông Lê Ân) vắng mặt. Trước đó, năm 2000, không may ông Lê Ân bị bắt vì liên quan đến đến vụ án ngân hàng VCSB do ông làm Chủ tịch HĐQT. Năm 2005, ông Lê Ân được tự do và ngày 25/10/2006, ông Lê Ân có đơn khiếu nại yêu cầu TAND TP HCM tiếp tục xét xử việc phân chia tài sản sau ly hôn theo án Giám đốc thẩm số 08/LHGĐ ngày 30/9/1988 của TAND TP HCM. TAND TP HCM có Văn bản số 52/TLKH ngày 12/3/2007, hướng dẫn ông Lê Ân khởi kiện lần hai. Ngày 28/5/2007, ông Lê Ân nộp án phí. Sau khi Tòa án thụ lí, ông phát hiện ông Lê Đa-ni-ên không phải là Việt kiều định cư ở nước ngoài, tức là không có yếu tố nước nào nào cả. Vì thế, TAND TP HCM lại chuyển trả hồ sơ quay về TAND quận Tân Bình xét xử sơ thẩm. Một bất ngờ khác, trước khi xét xử, Tòa án lại yêu cầu ông sao lục hồ sơ nhà đất để nộp cho Tòa án thì ông ngã ngửa khi phát hiện nhà đất lúc này đã thuộc về người vợ cũ, do UBND quận Tân Bình căn cứ vào những giấy tờ sai trái để cấp sổ đỏ cho bà năm 2005. Cay đắng hơn, mảnh đất của ông được cho riêng sau khi ly hôn rộng 140m2, nằm sau lưng ngôi nhà 408 CMTT cũng bị cấp cho bà Lan. Sự thật bị phơi bày đã khiến chính cơ quan cấp sổ đỏ đề nghị với Tòa án tạm dừng việc xét xử để chờ cơ quan này giải quyết và vụ kiện “lịch sử” của ông Lê Ân thêm một lần nữa bị tạm đình chỉ bằng Quyết định số 06 năm 2010 của TAND quận Tân Bình. Có thể nói, vụ kiện kéo dài 24 năm đã kéo theo những hệ lụy hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của ông Ân là do TAND quận Tân Bình vi phạm thủ tục tố tụng khi không xác minh nhân thân của ông Lê Đa-ni-ên, vội chuyển lên Tòa án cấp trên xét xử. Vì không đúng thẩm quyền nên vụ kiện cứ thế bị đẩy đi, đẩy lại giữa các tòa, và trong thời gian bị “đẩy” đó, tài sản tranh chấp đã “lọt” vào tay bà Lan khiến quyền lợi của ông Ân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sai nhưng không sửa Cho đến thời điểm này, tài sản tranh chấp là căn nhà 408 CMTT chưa hề được cơ quan có thẩm quyền nào phán quyết thuộc về bà Lan hay ông Ân. Nhưng không hiểu sao năm 2005 UBND quận Tân Bình đã cấp sổ đỏ mang số hiệu AB 536463 cho bà Lan. Không chỉ thế, 140m2 nằm ngay sau lưng căn nhà 408 CMTT là đất của riêng ông Ân cũng bị nhập luôn vào sổ đỏ của bà Lan. Cất công tìm hiểu, ông Ân phát hiện ra sự cố ý làm trái của UBND quận Tân Bình trong việc cấp sổ đỏ cho bà Lan. Đó là ngày 6/4/1991, Phòng Xây dựng quận Tân Bình lập bản vẽ hiện trạng căn nhà 408 CMTT, đã vẽ mảnh đất 140m2 đất của riêng ông thành sân của ngôi nhà 408 CMTT. Năm 1993 Phòng Quản lý đô thị quận Tân Bình đăng thông báo trên báo Sài gòn Giải phóng nội dung: “Bà Lan xin hợp thức hóa chủ quyền căn nhà 408 CMT8 có ai tranh chấp khiếu nại thì báo cho biết trước khi Phòng Quản lý đô thị trình UBND quận xem xét”. Ngay lập tức, ông Ân có đơn khiếu nại gửi tới UBND quận Tân Bình. Cuối cùng, Phòng Quản lý đô thị đã có văn bản số 863 ngày 27/11/1993 gửi bà Lan “đề nghị bà Lan liên hệ với ông Ân để giải quyết xong việc tranh chấp”. Nhưng thực tế, từ thời điểm đó cho đến nay, tranh chấp chưa được giải quyết xong, vậy mà ngày 18/4/2005 UBND quận Tân Bình cấp sổ đỏ cho bà Lan. Đây là một khuất tất mà cho đến nay UBND quận Tân Bình chưa có giải thích nào. Ngoài ra, tại Tờ đăng ký nhà đất ngày 3/8/1999 bà Lan khai nhà đất “không tranh chấp” và được UBND phường xác nhận. Nội dung khai không đúng sự thật này cũng được UBND quận làm căn cứ cấp sổ đỏ. Phải chăng đã có sự “giúp sức” của các cấp để bà Lan hoàn tất được việc cấp sổ đỏ sai trái của mình ? Về mảnh đất 140m2 đất của riêng ông Ân, tài liệu còn lưu giữ cho thấy nguồn gốc đất hết sức rõ ràng nhưng bị biến thành tài sản của bà Lan đến khó tin. Mảnh đất này ông được bà Nguyễn Thị Khâm cho vào năm 1987 sau khi thấy cháu mình phải giao nhà 408 CMTT một cách oan uổng cho bà Lan theo Quyết định thuận tình ly hôn. Bà Khâm đã lập giấy ủy quyền cho ông toàn quyền sử dụng ngay tại UBND phường 5, quận Tân Bình vào ngày 14/4/1988, có xác nhận của Phó chủ tịch UBND phường này. Đồng thời, Ban Quản lý Ruộng đất TP Hồ Chí Minh lập bản đồ hiện trạng để xác định mốc giới lô đất theo yêu cầu của UBND phường 5 và ông Ân. Thế nhưng, Phòng xây dựng UBND quận Tân Bình đã vẽ biến nó thành sân của căn nhà 408 CMTT. “Bà Lan đã đục tường cửa hậu căn nhà 408 CMTT ra mảnh đất của riêng tôi và thuê phòng Xây dựng quận ghi là sân Ciment”, ông Ân cho biết. Điều khiến ông Ân bức xúc là ông đã có rất nhiều đơn đề nghị thu hồi sổ đỏ đã cấp sai nhưng UBND quận Tân Bình không hề trả lời, giải quyết. Ngày 29/4/2010 Phòng TN-MT quận Tân đã đề nghị ông bổ sung hồ sơ nhưng rồi rơi vào im lặng dù ông đã bổ sung đầy đủ theo yêu cầu. “Tôi biết người ký quyết định cấp sổ đỏ lúc ấy là bà Thái Thị Dư, chủ tịch UBND quận, nay đã về hưu nên có thể họ thấy sai nhưng không chịu nhận trách nhiệm thay cho người tiền nhiệm. Chắc chắn đã có sự giúp đỡ của cán bộ thì bà Lan mới làm được sổ đỏ ngang trái như thế”, ông Ân bức xúc nói. Thông tin mới nhất được biết, chiều 17/5/2012, ông Ân trực tiếp nộp đơn cho UBND quận Tân Bình yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ việc, cán bộ thụ lý đơn của ông hứa sẽ trình lãnh đạo giải quyết sớm. Dư luận đang chờ sự trả lời từ UBND quận Tân Bình đối với vụ việc sai trái nghiêm trọng này. Luật sư Nguyễn Thị Phượng, :Cty Luật Đại Việt UBND quận Tân Bình vi phạm thời hạn giải quyết khiếu nại: Theo qui định của Nghị định 88/2009 quy định về việc đính chính và thu hồi đối với loại Giấy chứng nhận đã cấp, nếu công dân phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật thì gửi kiến nghị, phát hiện đến cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận. Cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định. Khi đó, Thanh tra cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra đối với Giấy chứng nhận do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp huyện. Nếu qua thẩm tra có kết luận là Giấy chứng nhận cấp trái pháp luật thì cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp. Qui định bắt buộc là vậy nhưng UBND quận Tân Bình chưa có những động thái này. Luật Khiếu nại cũng qui định thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Rõ ràng, UBND quận Tân Bình đã vi phạm thời hạn giải quyết khiếu nại, khiến quyền lợi của công dân bị ảnh hưởng. Việc UBND quận Tân Bình kéo dài không giải quyết khiến vụ kiện tại Tòa cũng tạm dừng theo, ông Ân chỉ có cách kiện vụ án hành chính thì mới bảo vệ được quyền lợi. Luật sư Nguyễn Thị Phượng CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐẠI VIỆT Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội Tư vấn tổng đài 04 -1088 phím số 4 -4 hoặc phím 4-5 Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966 Email: info@luatdaiviet.vn Website: http://www.luatdaiviet.vn
Trợ giúp pháp lý là gì? Làm sao để được trợ giúp pháp lý miễn phí?
Thông thường khi đến Toà án có có thể thấy có bộ phận trợ giúp pháp lý. Vậy, trợ giúp pháp lý là công việc gì, và làm sao để người dân được trợ giúp pháp lý miễn phí? Trợ giúp pháp lý là gì? Theo Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định: Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định người được trợ giúp pháp lý là những người sau đây: - Người có công với cách mạng. - Người thuộc hộ nghèo. - Trẻ em. - Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. - Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo. - Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính: + Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; + Người nhiễm chất độc da cam; + Người cao tuổi; + Người khuyết tật; + Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; + Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; + Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; + Người nhiễm HIV. Như vậy, trợ giúp pháp lý là hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định dịch vụ pháp lý miễn phí. Làm sao để được trợ giúp pháp lý miễn phí? Theo Điều 29 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định, khi có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí, các đối tượng theo quy định phải thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý. Cụ thể: - Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, gồm có: + Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý; + Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý; + Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý. - Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau: + Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý; xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. + Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn. + Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý; + Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. Như vậy, khi thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí thì các đối tượng này sẽ phải làm thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý để được trợ giúp pháp lý miễn phí. Người được trợ giúp pháp lý sẽ được tư vấn pháp luật thế nào? Theo Điều 32 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về tư vấn pháp luật như sau: - Người thực hiện trợ giúp pháp lý: + Tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; + Hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc. - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý; Đối với vụ việc phức tạp hoặc cần có thời gian để xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người được trợ giúp pháp lý. Trường hợp yêu cầu trợ giúp pháp lý là vướng mắc pháp luật đơn giản thì người tiếp nhận hướng dẫn, giải đáp, cung cấp thông tin pháp luật ngay cho người được trợ giúp pháp lý. Như vậy, người được trợ giúp pháp lý sẽ được tư vấn pháp luật miễn phí những vấn đề như được hướng dẫn, nghe ý kiến, được giúp soạn thảo văn bản, giúp hoà giải, thương lượng, thống nhất vụ việc.
Phân biệt Công ty Luật TNHH và Công ty TNHH Luật? Công ty nào được cung cấp dịch vụ pháp lý?
Công ty Luật TNHH và Công ty TNHH Luật, thoạt nghe qua ta thường nghĩ chúng là cùng một loại hình công ty. Nhưng thực tế, đây là hai loại hình công ty khác nhau. Vậy, làm sao để phân biệt hai loại công ty này? Đâu là công ty được cung cấp dịch vụ pháp lý? Phân biệt Công ty Luật TNHH và Công ty TNHH Luật STT Tiêu chí phân biệt Công ty Luật TNHH Công ty TNHH Luật 1 Bản chất - Là một hình thức của tổ chức hành nghề luật sư (Khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) - Bao gồm công ty luật TNHH hai thành viên trở lên và công ty luật TNHH một thành viên. (Điều 34 Luật luật sư 2006) - Doanh nghiệp phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư và thực hiện đăng ký tại Sở Tư pháp. - Được cung cấp các dịch vụ pháp lý như tư vấn, tố tụng. - Bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. (Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020) - Được thành lập, tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Không được cung cấp các dịch vụ pháp lý như tư vấn, tố tụng. 2 Tên gọi Các thành viên thoả thuận lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ “Công ty Luật TNHH”. Ví dụ: Công ty Luật TNHH AAA. Trong đó, Công ty Luật TNHH là loại hình công ty, AAA là tên riêng công ty. (Khoản 5 Điều 34 Luật luật sư 2006) Phải bao gồm 02 yếu tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Ví dụ: Công ty TNHH Luật AAA. Trong đó, Công ty TNHH là loại hình công ty, Luật AAA là tên riêng công ty. (Khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020) 3 Giấy phép kinh doanh Giấy đăng ký hoạt động (Khoản 4 Điều 35 Luật luật sư 2006) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 46, Khoản 2 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020) 4 Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên (Khoản 1 Điều 35 Luật luật sư 2006) Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP) 5 Cơ quan quản lý trực tiếp Sở tư pháp Sở Kế hoạch và đầu tư Như vậy, Công ty Luật TNHH và công ty TNHH Luật là hai loại hình công ty hoàn toàn khác nhau. Công ty Luật TNHH được phép kinh doanh các dịch vụ tư vấn hỗ trợ pháp lý cho khách hàng, còn Công ty TNHH Luật không được kinh doanh các dịch vụ này. Chữ “Luật” trong công ty TNHH Luật chỉ là tên riêng của công ty có loại hình là TNHH. Doanh nghiệp không phải Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý bị xử lý như thế nào? Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, trong đó xử lý hành vì cung cấp dịch vụ pháp lý khi không phải Công ty Luật như sau: - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động. - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Không đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền; + Hoạt động tư vấn pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý, hoạt động với danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư hoặc treo biển hiệu là tổ chức hành nghề luật sư mà không phải là tổ chức hành nghề luật sư. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định. Như vậy, đối với hành vi cung cấp dịch vụ pháp lý khi không phải là Công ty Luật được thành lập theo Luật luật sư 2006 thì sẽ bị phạt từ 30 - 50 triệu đồng tuỳ tính chất của hành vi. Đồng thời, bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đã kiếm được. Luật sư được hành nghề trong phạm vi nào? Theo Điều 22 Luật luật sư 2006 quy định phạm vi hành nghề của Luật sư như sau: Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. - Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật. - Thực hiện tư vấn pháp luật. - Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật. - Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này. Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi Phân biệt Công ty Luật TNHH và Công ty TNHH Luật? Cung cấp dịch vụ pháp luật khi không phải Công ty Luật bị xử lý thế nào? Người đọc có thể tham khảo để lựa chọn đúng công ty cung cấp dịch vụ phù hợp với mình.
Dịch Vụ Tư Vấn Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng Hạng 3 Tốt Nhất
Điều Kiện Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng Hạng 3 Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3 là một chứng chỉ năng lực xây dựng bắt buộc nếu các công ty muốn tham gia đấu thầu, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình nhóm C hay công trình cấp III. Dưới đây là một số điều kiện cấp chứng chỉ tương ứng với các lĩnh vực xây dựng có thể bạn chưa biết: Lĩnh Vực Thi Công Xây Dựng Công Trình Có ít nhất 1 cá nhân có đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng của công trình hạng III trở lên (có chứng chỉ hành nghề giám sát hạng III trở lên) cùng loại với công trình xây dựng xin cấp chứng chỉ. Ví dụ: doanh nghiệp, công ty muốn xin lĩnh vực thi công dân dụng hạng 3 phải có ít nhất 1 người có chứng chỉ hành nghề giám sát hạng III lĩnh vực thi công dân dụng. Cán bộ phụ trách thi công phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực công việc mà họ đảm nhận. Có đội ngũ công nhân, nhân viên kỹ thuật có chuyên môn, nghiệp vụ và có chứng chỉ đào tạo nghề, sơ cấp nghề. Có máy móc, thiết bị phục vụ công tác thi công xây dựng. Lĩnh Vực Thiết Kế, Thẩm Tra Thiết Kế Xây Dựng Công Trình Có ít nhất 1 chủ nhiệm, chủ trì thiết kế công trình có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng III trở lên. Riêng với lĩnh vực dân dụng cần thêm chủ trì kết cấu, cơ điện, cấp thoát nước. Cán bộ kỹ thuật tham gia thiết kế phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại lĩnh vực xin cấp. Lĩnh Vực Tư Vấn Quản Lý Dự Án Có tối thiểu 1 cá nhân có đủ điều kiện, năng lực làm giám đốc quản lý dự án của dự án nhóm C. Có 1 chủ trì giám sát lĩnh vực phù hợp với lĩnh vực xin chứng chỉ. Có 1 cá nhân là chủ trì dự toán (kỹ sư định giá công trình) Lĩnh Vực Tư Vấn Giám Sát Thi Công Xây Dựng Có tối thiểu cá nhân có chứng chỉ hành nghề giám sát hạng III trở lên làm giám sát trưởng của công trình muốn xin. Có ít nhất 1 giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát công trình hạng III trở lên. Giám sát trưởng đã thực hiện giám sát thi công hay tham gia lập thiết kế, thẩm định thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 1 công trình cấp III hay tối thiểu 2 công trình cấp IV cùng loại. Lĩnh Vực Khảo Sát Xây Dựng Có phòng thí nghiệm hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được Bộ Xây Dựng công nhận. Có máy móc, thiết bị phục vụ công tác khảo sát. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì khảo sát phải có chứng chỉ hành nghề khảo sát từ hạng III trở lên Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật tham gia khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp. Cơ Quan Có Thẩm Quyền Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng Hạng 3 Sở Xây Dựng cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện xin cấp chứng chỉ theo đúng quy định của pháp luật, có giá trị 10 năm tính từ ngày cấp và có hiệu lực trên toàn quốc. Hồ Sơ Xin Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Hạng 3 01 bản sao từ bản đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập của tổ chức chụp từ bản chính. 01 Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3 theo mẫu phụ lục V Nghị định số 100/2018/NĐ-CP. Tệp tin chứa ảnh hay bản scan từ bản chính của những văn bằng chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ nghề, hợp đồng lao động của những nhân sự chủ chốt trong công ty có liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề năng lực xây dựng. Bản kê khai kinh nghiệm hoạt động của các cá nhân chủ chốt (chỉ huy trưởng, giám sát trưởng, chủ nhiệm, chủ trì). Bản kê khai năng lực kinh nghiệm hoạt động xây dựng của tổ chức, doanh nghiệp, công ty bao gồm bản scan hợp đồng kinh tế + biên bản nghiệm thu để chứng minh năng lực kinh nghiệm. SMART ENTERPRISE SOLUTIONS
Tư vấn pháp luật về doanh nghiệp?
Xin chào luật sư! Xin luật sư tư vấn cho tôi trường hợp sau: Tổng công ty A có 3 công ty con (công ty B, công ty C, Công ty D). Công ty B có dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng, nhà điều hành dự án. công ty B ký hợp đồng. Xây lắp với nhà thầu là công ty C theo quy định của pháp luật, tuy nhiên có vướng mắc về nhân sự như sau: Chủ tịch HĐQT của công ty C lại là Kế toán trưởng của Công ty B. (Công ty C chỉ có 1 chủ tịch HĐQT). Xin hỏi luật sư việc ký hợp đồng xây lắp có phù hợp với quy định của pháp luật không. Xin cảm ơn!
Đăng ký kinh doanh ngành, nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý theo Luật Luật sư
Đăng ký kinh doanh ngành, nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý theo Luật Luật sư Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Công văn 4750/BKHĐT-ĐKKD ngày 23/7/2020 về việc đăng ký kinh doanh ngành, nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý. Liên quan đến việc đăng ký kinh doanh ngành, nghề hoạt động tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Thông báo 339/TB-VPCP ngày 09/10/2019 của Văn phòng Chính phủ, sau khi trao đổi với Bộ Tư pháp, nhằm thực hiện quy định của pháp luật chuyên ngành, đồng thời đảm bảo quyền tự do kinh doanh và tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn cho người dân và doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai một số nội dung sau: - Đối với ngành, nghề kinh doanh “tham gia tố tụng”, “đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng” Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề “Hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật” (mã ngành 69101 theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam), bao gồm hoạt động tham gia tố tụng”, “đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng" thì phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư và thực hiện đăng ký tại Sở Tư pháp theo quy định của Luật Luật sư và Nghị quyết 65/2006/NQ-QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về việc thi hành Luật Luật sư, không thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với mã ngành này theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng đi thi hành tại Cơ quan đăng ký kinh doanh, - Đối với ngành, nghề kinh doanh “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý" + Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành, nghề bao gồm cụm từ “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý" thì phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư và thực hiện đăng ký tại Sở Tư pháp theo đúng quy định của Luật Luật sư và Nghị quyết 65/2006/NQ-QH11, không thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với ngành, nghề này theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. +Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động tư vấn và dịch vụ khác mà ngành, nghề kinh doanh không bao gồm cụm từ “tư vấn pháp luật”, dịch vụ pháp lý” (ví dụ: tư vấn tài chính; tư vấn thuế; tư vấn đăng ký doanh nghiệp, tư vấn du học; dịch vụ xin visa, giấy phép lao động, thẻ tạm trú cho người nước ngoài...) thì thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. - Đối với các doanh nghiệp đã được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có cụm từ “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý”, “tham gia tố tụng”, “đại diện ngoài tố tụng” thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Luật sư, doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư và thực hiện đăng ký lại tại Sở Tư pháp theo đúng quy định của Luật Luật sư và Nghị quyết 65/2006/NQ-QH11. - Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan và hướng dẫn doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp thực hiện. Trường hợp có phát sinh vướng mắc, đề nghị Quý Sở phản ánh kịp thời đề Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn giải quyết. Đề nghị Quý Sở nghiên cứu, thực hiện. Công văn 4750/BKHĐT-ĐKKD được ban hành ngày 23/7/2020.
2 bộ lại tranh cãi quyền hành nghề dịch vụ pháp lý
(PL)- Bộ KH&ĐT cho rằng Luật Luật sư không quy định cứng là chỉ luật sư mới được tư vấn pháp luật, còn Bộ Tư pháp thì cho rằng hướng dẫn của Bộ KH&ĐT là hoàn toàn sai. Mấy ngày nay, trên các diễn đàn luật sư (LS), nghề luật nổ ra cuộc tranh cãi về nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý mà lâu nay vẫn hiểu là chỉ LS mới được phép thực hiện. Nguyên nhân là Sở KH&ĐT TP.HCM đã cấp đăng ký kinh doanh cho một công ty tư vấn bất động sản, trong đó có ngành nghề “tư vấn pháp luật”. Vụ việc điển hình Theo Sở KH&ĐT TP.HCM, đầu tháng 3 vừa qua, Công ty TNHH Tư vấn bất động sản Thuận Thiên nộp hồ sơ đăng ký bổ sung hai ngành nghề “dịch vụ điều tra” và “hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật”. Sở nhận thấy hai ngành nghề trên được điều chỉnh theo luật chuyên ngành là Luật LS và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự nên từ chối cấp và yêu cầu doanh nghiệp về hoàn thiện các điều kiện kinh doanh theo luật định. Tuy nhiên, sau đó Thuận Thiên gửi lại hồ sơ, kèm theo bản sao Công văn 1736 của Bộ KH&ĐT. Công văn này được ban hành tháng 3-2017 để giải thích chuyên môn cho Sở KH&ĐT tỉnh Hà Tĩnh về việc đăng ký kinh doanh cho nhóm ngành nghề “hoạt động pháp luật”. Đây là các ngành nghề được mô tả, đánh mã số trong Quyết định 337 của bộ trưởng Bộ KH&ĐT, ban hành năm 2007 về hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Trong công văn này, Bộ KH&ĐT cho rằng chỉ có nghề công chứng, chứng thực là kinh doanh có điều kiện, phải tuân thủ theo luật chuyên ngành là Luật Công chứng. Còn “hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật” thì được tự do kinh doanh. Căn cứ của hướng dẫn là Quyết định 337, Luật LS và Luật Đầu tư. Theo đó, chỉ có “hành nghề LS” là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, tức phải theo Luật LS và chỉ LS và tổ chức hành nghề LS mới được đăng ký kinh doanh. Trên cơ sở hồ sơ kèm theo Công văn 1736 của Bộ KH&ĐT, cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh của TP.HCM đã chấp thuận cấp bổ sung ngành nghề “hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật” cho Công ty Thuận Thiên. Giới luật tranh cãi nảy lửa Bình luận về việc này, nhiều LS cho rằng việc công nhận ngành nghề tư vấn pháp luật cho một doanh nghiệp bình thường như Thuận Thiên là trái luật. Ngành nghề này là kinh doanh có điều kiện, chỉ công ty luật, tổ chức hành nghề LS theo Luật LS mới được cung ứng. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến từ phía một số luật gia cho rằng nên giảm bớt rào cản đầu tư kinh doanh để bất cứ ai dù là LS hay không cũng có quyền cung cấp dịch vụ pháp lý cho xã hội. Tự thị trường sẽ tạo cơ chế cạnh tranh, sàng lọc, thúc đẩy dịch vụ tốt lên… Trước các ý kiến khác nhau ấy, Pháp Luật TP.HCM đã liên hệ nguồn tin Bộ KH&ĐT - cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và Bộ Tư pháp - cơ quan quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trong đó có hoạt động LS. Thông tin nhận được là lúc này cả hai bộ cũng có ý kiến khác nhau và cả hai đang chuẩn bị văn bản báo cáo Thủ tướng. Phía Bộ KH&ĐT cho rằng Luật LS quy định LS, tổ chức hành nghề LS được thực hiện dịch vụ tư vấn pháp luật nhưng không quy định cứng là chỉ LS mới được hành nghề này. “Ví dụ, tư vấn du học, hôn nhân, rồi tư vấn thuế, tư vấn đầu tư thì ít nhiều đều liên quan đến luật cả. Rồi đại diện pháp lý, đại diện phần vốn tại doanh nghiệp thì đâu nhất thiết phải LS. Đây là bài toán của thị trường, hãy để cho thị trường quyết định, lựa chọn giữa người cung cấp dịch vụ là LS và người không phải LS”, một cán bộ có thẩm quyền thuộc Bộ KH&ĐT bình luận. Ông này cho biết quan điểm của Bộ KH&ĐT cũng được chuyên gia của VCCI ủng hộ. Còn tin từ phía Bộ Tư pháp thì cho rằng hướng dẫn của Bộ KH&ĐT là hoàn toàn sai, đi ngược lại quan điểm trước đây của hai bộ đã thống nhất. Cuộc tranh luận từ hơn 10 năm trước Lục lại các bài viết của Pháp Luật TP.HCM từ 13 năm trước thì đúng là tranh cãi về quyền tự do kinh doanh với ngành nghề dịch vụ pháp lý đã xuất hiện từ khi còn Pháp lệnh LS, khi mới chỉ có loại hình công ty luật hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn được ghi nhận. Năm 2006, khi nâng Pháp lệnh LS lên thành luật, Quốc hội đã bổ sung loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn mà chỉ LS mới có quyền thành lập. Các công ty luật này chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý, đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp thay vì Sở KH&ĐT như doanh nghiệp thông thường khác. Tại thời điểm ấy, thị trường nở rộ các công ty tư vấn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có cả tư vấn pháp lý. Để đưa vào “khuôn khổ”, cùng với Luật LS, có hiệu lực từ ngày 1-1-2007, Quốc hội còn ban hành Nghị quyết 65 gồm các điều khoản chuyển tiếp. Theo đó, trong thời hạn sáu tháng kể từ khi Luật LS có hiệu lực, cá nhân, tổ chức đang kinh doanh dịch vụ pháp lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp 1999 mà tiếp tục kinh doanh dịch vụ pháp lý thì phải có đủ các điều kiện hành nghề LS và phải chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề theo quy định của luật này. Trường hợp không chuyển đổi thì phải chấm dứt hoạt động. “Sau khi có Luật LS năm 2006 và nghị quyết của Quốc hội, một số địa phương cũng có vướng mắc trong công tác chuyển đổi cho các công ty kinh doanh dịch vụ pháp lý. Bộ Tư pháp cùng Bộ KH&ĐT đã bàn bạc, thống nhất cùng hướng dẫn cho Sở Tư pháp, Sở KH&ĐT các địa phương giải quyết theo đúng quy định mới”. Nguồn tin có thẩm quyền từ Bộ Tư pháp cho biết như trên và khẳng định: “Mọi việc đều ổn thỏa cả. Doanh nghiệp nào không hoạt động dịch vụ pháp lý thì đăng ký rõ ngành như tư vấn thuế, tư vấn đầu tư, tư vấn doanh nghiệp… và tiếp tục hoạt động bình thường. Chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào bị chấm dứt hoạt động vì không chuyển đổi”. Phải nhờ Thủ tướng phân xử Theo nguồn tin có thẩm quyền từ Bộ Tư pháp, hai, ba năm trở lại đây lại xuất hiện các đề xuất nới bỏ các điều kiện kinh doanh, trong đó có lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Bộ Tư pháp chỉ biết khi Sở Tư pháp một số địa phương báo cáo lên là có xung đột quan điểm với Sở KH&ĐT. Ở cấp bộ đã trao đổi văn bản với nhau, rồi cùng họp bàn nhưng chưa thống nhất được. Vậy nên giờ chuẩn bị báo cáo, nhờ Thủ tướng phân giải. NGHĨA NHÂN - ĐẠI THANH Báo Pháp Luật TP.HCM
Những sai sót thường gặp trong tư vấn pháp luật và cách khắc phục
>>> Sổ tay kỹ năng tư vấn pháp luật Chọn con đường tư vấn pháp luật hay là tranh tụng, là những đắn đo khi rời bước giảng đường và bắt đầu va chạm thực tế, có những bạn cho rằng chọn con đường tư vấn pháp luật vì nó dễ đi hơn, nhưng không đâu bạn, bất kỳ con đường nào cũng có những khó khăn riêng. Tư vấn pháp luật là cũng không là ngoại lệ, và có bạn đặt câu hỏi rằng, làm sao để tránh được sai sót khi tư vấn pháp luật? Sau đây, mình xin kể ra những sai sót thường gặp trong tư vấn pháp luật và cách khắc phục, bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn, nên rất mong sự chia sẻ thêm của những bậc tiền bối đi trước về kinh nghiệm của mình trong hoạt động tư vấn. Thứ nhất, khi tiếp xúc khách hàng - Người tư vấn chưa có sự chuẩn bị chu đáo, về tài liệu, thông tin, về địa điểm tư vấn cũng như về trang phục. Cái nhìn đầu tiên chính là cái để lại ấn tượng sâu nhất, và khi người tư vấn chưa có sự chuẩn bị cần thiết thì sẽ để lại ấn tượng xấu với khách hàng, họ sẽ cho rằng mình là người không có năng lực, quá trình tư vấn sẽ không thành công. - Người tư vấn có thái độ thô lỗ, không kiềm chế cảm xúc. Có thể khách hàng của mình là người sai và họ luôn cho rằng mình đúng, hay họ đang mất bình tĩnh, nhưng người tư vấn phải có thái độ khách quan và phải hướng đến bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình. Nếu người tư vấn không làm được vậy thì khách hàng sẽ không có thiện chí, cảm thấy không được tôn trọng. - Người tư vấn không nắm bắt được yêu cầu cần thiết đối với từng loại khách hàng. Có những khách hàng không thích người khác thể hiện hiểu biết hơn họ, những khách hàng nước ngoài có những điều kiêng kỵ nhất định, người tư vấn không biết thì sẽ gặp phải sai lầm khi tiếp xúc với họ, tạo cho họ sự “ác cảm” ngay từ ban đầu. - Người tư vấn luôn thể hiện ý chí chủ quan, áp đặt ý chí của mình vào khách hàng và đưa ra sự tư vấn không có tính khách quan, không có độ tin cậy cao. - Người tư vấn khi chưa hình thành quan hệ pháp lý với khách hàng mà đã giải đáp hết những thắc mắc cho khách hàng, đưa ra phương án giải quyết cho họ, đó chính là làm cho lợi ích của người tư vấn bị thiệt. Ngoài ra còn một số sai sót khác mà người tư vấn cũng có thể mắc phải khi tiếp xúc khách hàng, chẳng hạn như không đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc tuân thủ pháp luật, giữ bí mật thông tin khách hàng, trung thực khách quan… Cách khắc phục: - Chuẩn bị chu đáo về tài liệu, thông tin, địa điểm và kể cả bề ngoài (phong cách ăn mặc cần chỉnh chu, gọn gàng) bởi có nhiều khách hàng khó tính và họ chú trọng những điểm này. - Phân loại khách hàng, vì tùy đối tượng khách hàng mà có cách tư vấn khác nhau, mỗi loại khách hàng này người tư vấn phải nắm bắt được kỹ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp, tránh những điều khách hàng cho là “kỵ”. - Bên cạnh kiến thức chuyên môn, người tư vấn cần phải trau dồi các kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, ghi chép, đặt câu hỏi và diễn giải, tổng hợp vấn đề. - Người tư vấn cần có thái độ điềm tĩnh, cởi mở, biết trấn an cho khách hàng khi khách hàng mất bình tĩnh. Xuyên suốt quá trình tư vấn phải luôn tôn trọng khách hàng, nhưng không phải nghe theo mọi yêu cầu của họ. - Cần có sự tinh tế và nhạy bén trong việc nắm bắt yêu cầu, thái độ khách hàng thông qua giọng nói, ngôn từ… Thứ hai, khi nghiên cứu hồ sơ và xác định vấn đề pháp lý - Sử dụng phương pháp nghiên cứu không phù hợp với vụ việc - Xác định vấn đề pháp lý không đúng Cách khắc phục: - Cần xác định các phương pháp nghiên cứu sau: + Phân tích vụ việc theo diễn biến xuôi, diễn biến ngược + Phân tích vụ việc trên cơ sở yêu cầu của khách hàng + Phân tích theo vấn đề + Phân tích theo kinh nghiệm nghề nghiệp của tư vấn viên hoặc Luật sư - Để xác định đúng vấn đề pháp lý, bạn cần nghiên cứu quyển Tài ba của Luật sư hoặc Tư duy pháp lý của Luật sư của Luật sư Nguyễn Ngọc Bích để học hỏi kinh nghiệm cùng thực tập trên thực tế. Thứ ba, tìm luật và áp dụng luật - Tìm văn bản luật đã hết hiệu lực - Áp dụng văn bản luật sai thời điểm Cách khắc phục: - Bạn cần tham gia tra cứu văn bản tại Thư Viện Pháp Luật để xác định xem văn bản đó còn hiệu lực tại thời điểm áp dụng hay không? - Xem văn bản còn hiệu lực hay không là yếu tố quan trọng, nhưng cũng cần xem xét thời điểm xảy ra vụ việc và quy định trước đây cùng hiện tại để áp dụng đúng.
Sổ tay kỹ năng tư vấn pháp luật
Tình cờ mình tìm được tài liệu này, nên muốn chia sẻ cho các bạn, những đang theo đuổi công việc tư vấn pháp luật trong tương lai. Sổ tay này bao gồm: Nội dung chính: Phần 1: Tổng quan về tư vấn pháp luật và pháp luật về tư vấn pháp luật Phần 2: Quy tắc đạo đức và ứng xử trong hoạt động tư vấn pháp luật Phần 3: Tổng quan về quy trình tư vấn pháp luật Phần 4: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, xác định vấn đề tư vấn Phần 5: Kỹ năng nghe, đọc, hỏi trong hoạt động tư vấn pháp luật Phần 6: Kỹ năng nói trong hoạt động tư vấn pháp luật Phần 7: Kỹ năng tiếp xúc khách hàng, giao tiếp trong hoạt động tư vấn pháp luật Phần 8: Kỹ năng lập văn bản tư vấn viết Phần 9: Kỹ năng tư vấn pháp luật tại cộng đồng Phần 10: Đánh giá nhu cầu cộng đồng Phần 11: Kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật Phụ lục: 1. Quản lý và đánh giá buổi tư vấn pháp luật 2. Quản lý thời gian 3. Kỹ năng lắng nghe 4. Kỹ năng phỏng vấn 5. Kỹ năng quản lý lưu giữ văn bản 6. Kỹ năng tư vấn qua điện thoại 7. Tranh chấp lao động 8. Kỹ năng tư vấn các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động tại khu công nghiệp Nguồn: Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam Mời các bạn xem chi tiết Sổ tay Kỹ năng tư vấn pháp luật tại file đính kèm.
Nghi ngờ bắt có trẻ em dân quây đốt xe Forturer tại Hải Dương
Vào đêm 20/7, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một video clip ghi lại cảnh tượng người dân huyện Thanh Hà, Hải Dương bắt giữ một nhóm gồm 3 người đi xe ô tô Fortuner biển Hải Dương. Đám đông còn đập phá và đốt chiếc xe ô tô. Thông tin đăng tải trên mạng xã hội còn cho rằng nhóm người trong xe ô tô thôi miên, bắt cóc trẻ em, bị người dân phát giác. Những hình ảnh và thông tin này thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng. Để tìm hiểu rõ thực hư sự việc, sáng ngày 21/7, ông Vũ Xuân Hào – Chủ tịch UBND xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương, xác nhận có xảy ra sự việc trên tại địa bàn xã. Tuy nhiên ông khẳng định: “Thông tin cho rằng nhóm người trên xe ô tô có hành động bắt cóc trẻ em là hoàn toàn không đúng sự thật”. Ông cho biết thêm, lực lượng công an huyện, cơ động đã được huy động đến để đảm bảo an toàn cho những người đã bị dân bắt giữ. Chiếc xe Fortuner đã bị đốt cháy trơ khung. Lãnh đạo huyện Thanh Hà đang có mặt tại hiện trường để điều tra, làm rõ vụ việc. Ý kiến trả lời của Luật sư như sau: Hành vi của những người dân bắt giữ người trái phép và đốt phá chiếc xe Fortuner đã xâm phạm quyền tự do của công dân và xâm phạm sở hữu. Cụ thể, với hành vi bắt giữ người trái phép, các cá nhân trực tiếp thực hiện hành vi này có thể cấu thành tội bắt, giữ người trái pháp luật được quy định tại Điều 123 BLHS hiện hành. Theo thông tin trên truyền thông thì người dân mới tiến hành bắt và giữ người trái phép 2 người trong 3 người trên xe Fortuner mà chưa có hành vi giam trái phép. Bắt người trái pháp luật là hành vi bắt người mà không có lệnh của những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không thuộc trường hợp phạm tội quả tang, không thuộc trường hợp bắt người có lệnh truy nã hoặc tuy có lệnh của những người có thẩm quyền nhưng việc tiến hành bắt không đúng thủ tục như bắt người vào ban đêm (sau 22 giờ) mà không thuộc trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang. Hình thức bắt có thể là dùng vũ lực như trói, khoá tay hoặc đe doạ dùng vũ lực buộc người bị bắt phải đến nơi mà người phạm tội đã chọn. Giữ người trái pháp luật là hành vi ra lệnh tạm giữ người không đúng với quy định của pháp luật; giữ người không có lệnh của người có thẩm quyền; giữ người quá hạn; giữ người thuộc trường hợp không được tạm giữ. Với hành vi cụ thể trong trường hợp này thì các cá nhân trực tiếp thực hiện hành vi có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Với hành vi đốt phá chiếc xe Fortuner của người dân thì có thể cấu thành tội Hủy hoại tài sản của người khác theo Điều 143 BLHS hiện hành. Huỷ hoại tài sản là làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng không thể khôi phục lại được và như vậy toàn bộ giá trị tài sản không còn. Ở đây, chiếc xe ô tô đã bị cháy hoàn toàn, không thể khôi phục lại được. Với hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả cụ thể như vậy thì các cá nhân thực hiện hành vi đốt phá chiếc xe Fortuner có thể bị truy cứu theo Khoản 2 Điều 143 với tình tiết tăng nặng là dùng chất cháy nổ. Với hành vi này có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, tùy vào mức độ tham gia của từng cá nhân. Tình trạng do nghi ngờ mà người dân đã trực tiếp thực hiện bắt giữ người, thậm chí đánh đập và phá hoại tài sản diễn ra không chỉ một hai trường hợp. Khi đó, mọi người kích động, chưa xác định cụ thể hành vi, mới dừng lại ở nghi ngờ mà đã thực hiện những hành vi trái pháp luật. Lời khuyên cho mọi người vào trường hợp này là cần xác minh cụ thể hành vi, sau đó tiến hành trình báo với cơ quan chức năng gần nhất, tránh trường hợp có những hành động không sáng suốt, biến mình từ “muốn bắt giữ tội phạm trở thành tội phạm”.
CSGT xử phạt, ngân hàng giữ giấy đăng ký, người mua xe trả góp bị làm khó?
Việc CSGT kiểm ra, xử phạt các chủ phương tiện không có giấy đăng ký xe bản chính khi tham gia giao thông khiến nhiều tài xế lo lắng, bởi hiện có rất nhiều người khi vay tiền ngân hàng mua xe trả góp thì ngân hàng buộc thế chấp giấy đăng ký xe bản chính. Rất nhiều vụ việc CSGT các địa phương xử lý vi phạm hành chính đối với người điều khiển ô tô sử dụng bản sao giấy đăng ký xe, do bản chính đã cầm cố (thế chấp) tại ngân hàng (NH) khiến tài xế lo lắng. Theo Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh khẳng định: “Việc lực lượng CSGT các địa phương xử lý những trường hợp vi phạm mà sử dụng giấy đăng ký xe bản sao trong thời gian qua là hoàn toàn chính xác”. Trong thực tế, các chủ phương tiện giao thông khi vay NH mua xe trả góp thì bên thế chấp không được NH giao lại bản chính giấy đăng ký xe mà chỉ được giao bản sao có xác nhận của NH, dẫn đến tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông chỉ có thể xuất trình bản sao đăng ký xe có xác nhận của NH khi bị CSGT kiểm tra trường hợp vi phạm giao thông. Trong trường hợp này, người vi phạm sẽ bị lập biên vi phạm lỗi không có giấy đăng ký xe. Theo quy định của luật Giao thông đường bộ, lái xe không mang đầy đủ các giấy tờ khi lưu thông sẽ bị phạt từ 80.000 – 120.000 đồng (đối với người điều khiển xe mô tô, gắn máy), phạt từ 200.000 – 400.000 đồng (đối với người điều khiển ô tô). Ngân hàng lo rủi ro cao: Phía các tổ chức tín dụng cho rằng, nếu không giữ giấy tờ xe bản gốc làm tài sản thế chấp thì sẽ gia tăng rủi ro, nợ xấu. Vì nếu bên thế chấp vẫn giữ đăng ký xe bản gốc thì khả năng một tài sản thế chấp nhiều nơi là dễ xảy ra. “Khoản vay mua xe có thể lên tới 70% giá trị xe. Nếu ngân hàng không giữ giấy tờ xe thì không khác nào cho vay tín chấp, khi khách hàng không trả được nợ hoặc cố tình chây ỳ sẽ rất khó xử lý”. Khi ngân hàng được phép giữ Giấy đăng ký xe của khách hàng nhưng vẫn xảy ra rủi ro không đòi được nợ, có ngân hàng từng phải “treo thưởng” để tìm được chiếc xe mà chủ xe đã thế chấp Giấy đăng ký xe ở ngân hàng. Vì vậy, nếu ngân hàng cho vay mà không giữ giấy tờ thì rủi ro còn cao hơn nhiều. Cùng chủ đề bàn luận, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn cho rằng: Theo Điều 9, Nghị định 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy định “bổ sung Điều 20a về Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp” có quy định như sau: “Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông quy định tại Điều 7a, nghị định này, thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”. Trước đó, ngày 24/5/2017, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có Công văn 3851/NHNH-PC yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc quy định khi cho khách hàng vay thế chấp ô tô, xe gắn máy, thì khách hàng vẫn là người giữ giấy đăng ký xe. Như vậy, về mặt quy định, ngân hàng sẽ không được giữ Giấy đăng ký phương tiện giao thông của khách hàng
Tư vấn pháp luật tổng hợp của Luật sư Nguyễn Thị Phượng
Ý kiến Luật sư Nguyễn Thị Phượng về vụ việc tranh chấp tài sản của đại gia Lê Ân (Báo Pháp Luật) Tài sản tranh chấp 24 năm liên tục trong tình trạng chờ Tòa án xét xử đã bị UBND quận Tân Bình âm thầm cấp sổ đỏ cho bên bị kiện. Nhiều tài liệu cho thấy có sự “giúp sức” của chính quyền trong sự việc sai trái này. 24 năm chờ xử Năm 1984, theo Quyết định thuận tình ly hôn số 22-TTLH ngày 22/3/1984, ông Lê Ân (ở 414/27 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 10, TP. Vũng Tàu) ly hôn với bà Lê Ngọc Lan (408 Cách mạng tháng Tám (CMTT), quận Tân Bình. Quyết định này giao phần lớn tài sản cho bà Lan, trong đó có căn nhà 408 CMTT. Không đồng ý, vì căn nhà là tài sản của ông bị chia hết cho bà Lan, ông Ân khiếu nại và ngày 24/7/1988, TAND TP HCM ra Kháng nghị số 182 kháng nghị Quyết định thuận tình ly hôn số 22 nói trên để UBTP TAND TP HCM xét xử lại theo trình tự giám đốc. Kháng nghị nêu rõ căn nhà chưa có giấy tờ sở hữu hợp lệ nhưng quyết định sơ thẩm chưa xác minh cụ thể đã công nhận cho bà Lan sở hữu là chưa có cơ sở pháp lý. Tiếp theo, Bản án Giám đốc thẩm số 08/LHGĐ ngày 30/9/1988 của TAND TP HCM đã chấp nhận Kháng nghị nói trên, hủy phần giải quyết về tài sản của Quyết định thuận tình ly hôn số 22, giao toàn bộ hồ sơ vụ kiện cho TAND quận Tân Bình giải quyết lại theo trình tự sơ thẩm từ giai đoạn điều tra. Sau nhiều lần ông Ân yêu cầu, TAND quận Tân Bình thụ lý nhưng kéo dài không mở phiên tòa xét xử mà chuyển vụ kiện lên TAND TP HCM vì cho rằng có yếu tố người nước ngoài khi bà Lan ủy quyền cho ông Lê Đa-ni-ên làm đại diện trước tòa. Sau khi thụ lý, TAND TP HCM ra Quyết định số1791/QĐĐC-HNST ngày 20/8/2004 đình chỉ vụ án, lí do triệu tập nhiều lần, nhưng ông Võ Ngọc Chuyên (đại diện ủy quyền của ông Lê Ân) vắng mặt. Trước đó, năm 2000, không may ông Lê Ân bị bắt vì liên quan đến đến vụ án ngân hàng VCSB do ông làm Chủ tịch HĐQT. Năm 2005, ông Lê Ân được tự do và ngày 25/10/2006, ông Lê Ân có đơn khiếu nại yêu cầu TAND TP HCM tiếp tục xét xử việc phân chia tài sản sau ly hôn theo án Giám đốc thẩm số 08/LHGĐ ngày 30/9/1988 của TAND TP HCM. TAND TP HCM có Văn bản số 52/TLKH ngày 12/3/2007, hướng dẫn ông Lê Ân khởi kiện lần hai. Ngày 28/5/2007, ông Lê Ân nộp án phí. Sau khi Tòa án thụ lí, ông phát hiện ông Lê Đa-ni-ên không phải là Việt kiều định cư ở nước ngoài, tức là không có yếu tố nước nào nào cả. Vì thế, TAND TP HCM lại chuyển trả hồ sơ quay về TAND quận Tân Bình xét xử sơ thẩm. Một bất ngờ khác, trước khi xét xử, Tòa án lại yêu cầu ông sao lục hồ sơ nhà đất để nộp cho Tòa án thì ông ngã ngửa khi phát hiện nhà đất lúc này đã thuộc về người vợ cũ, do UBND quận Tân Bình căn cứ vào những giấy tờ sai trái để cấp sổ đỏ cho bà năm 2005. Cay đắng hơn, mảnh đất của ông được cho riêng sau khi ly hôn rộng 140m2, nằm sau lưng ngôi nhà 408 CMTT cũng bị cấp cho bà Lan. Sự thật bị phơi bày đã khiến chính cơ quan cấp sổ đỏ đề nghị với Tòa án tạm dừng việc xét xử để chờ cơ quan này giải quyết và vụ kiện “lịch sử” của ông Lê Ân thêm một lần nữa bị tạm đình chỉ bằng Quyết định số 06 năm 2010 của TAND quận Tân Bình. Có thể nói, vụ kiện kéo dài 24 năm đã kéo theo những hệ lụy hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của ông Ân là do TAND quận Tân Bình vi phạm thủ tục tố tụng khi không xác minh nhân thân của ông Lê Đa-ni-ên, vội chuyển lên Tòa án cấp trên xét xử. Vì không đúng thẩm quyền nên vụ kiện cứ thế bị đẩy đi, đẩy lại giữa các tòa, và trong thời gian bị “đẩy” đó, tài sản tranh chấp đã “lọt” vào tay bà Lan khiến quyền lợi của ông Ân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sai nhưng không sửa Cho đến thời điểm này, tài sản tranh chấp là căn nhà 408 CMTT chưa hề được cơ quan có thẩm quyền nào phán quyết thuộc về bà Lan hay ông Ân. Nhưng không hiểu sao năm 2005 UBND quận Tân Bình đã cấp sổ đỏ mang số hiệu AB 536463 cho bà Lan. Không chỉ thế, 140m2 nằm ngay sau lưng căn nhà 408 CMTT là đất của riêng ông Ân cũng bị nhập luôn vào sổ đỏ của bà Lan. Cất công tìm hiểu, ông Ân phát hiện ra sự cố ý làm trái của UBND quận Tân Bình trong việc cấp sổ đỏ cho bà Lan. Đó là ngày 6/4/1991, Phòng Xây dựng quận Tân Bình lập bản vẽ hiện trạng căn nhà 408 CMTT, đã vẽ mảnh đất 140m2 đất của riêng ông thành sân của ngôi nhà 408 CMTT. Năm 1993 Phòng Quản lý đô thị quận Tân Bình đăng thông báo trên báo Sài gòn Giải phóng nội dung: “Bà Lan xin hợp thức hóa chủ quyền căn nhà 408 CMT8 có ai tranh chấp khiếu nại thì báo cho biết trước khi Phòng Quản lý đô thị trình UBND quận xem xét”. Ngay lập tức, ông Ân có đơn khiếu nại gửi tới UBND quận Tân Bình. Cuối cùng, Phòng Quản lý đô thị đã có văn bản số 863 ngày 27/11/1993 gửi bà Lan “đề nghị bà Lan liên hệ với ông Ân để giải quyết xong việc tranh chấp”. Nhưng thực tế, từ thời điểm đó cho đến nay, tranh chấp chưa được giải quyết xong, vậy mà ngày 18/4/2005 UBND quận Tân Bình cấp sổ đỏ cho bà Lan. Đây là một khuất tất mà cho đến nay UBND quận Tân Bình chưa có giải thích nào. Ngoài ra, tại Tờ đăng ký nhà đất ngày 3/8/1999 bà Lan khai nhà đất “không tranh chấp” và được UBND phường xác nhận. Nội dung khai không đúng sự thật này cũng được UBND quận làm căn cứ cấp sổ đỏ. Phải chăng đã có sự “giúp sức” của các cấp để bà Lan hoàn tất được việc cấp sổ đỏ sai trái của mình ? Về mảnh đất 140m2 đất của riêng ông Ân, tài liệu còn lưu giữ cho thấy nguồn gốc đất hết sức rõ ràng nhưng bị biến thành tài sản của bà Lan đến khó tin. Mảnh đất này ông được bà Nguyễn Thị Khâm cho vào năm 1987 sau khi thấy cháu mình phải giao nhà 408 CMTT một cách oan uổng cho bà Lan theo Quyết định thuận tình ly hôn. Bà Khâm đã lập giấy ủy quyền cho ông toàn quyền sử dụng ngay tại UBND phường 5, quận Tân Bình vào ngày 14/4/1988, có xác nhận của Phó chủ tịch UBND phường này. Đồng thời, Ban Quản lý Ruộng đất TP Hồ Chí Minh lập bản đồ hiện trạng để xác định mốc giới lô đất theo yêu cầu của UBND phường 5 và ông Ân. Thế nhưng, Phòng xây dựng UBND quận Tân Bình đã vẽ biến nó thành sân của căn nhà 408 CMTT. “Bà Lan đã đục tường cửa hậu căn nhà 408 CMTT ra mảnh đất của riêng tôi và thuê phòng Xây dựng quận ghi là sân Ciment”, ông Ân cho biết. Điều khiến ông Ân bức xúc là ông đã có rất nhiều đơn đề nghị thu hồi sổ đỏ đã cấp sai nhưng UBND quận Tân Bình không hề trả lời, giải quyết. Ngày 29/4/2010 Phòng TN-MT quận Tân đã đề nghị ông bổ sung hồ sơ nhưng rồi rơi vào im lặng dù ông đã bổ sung đầy đủ theo yêu cầu. “Tôi biết người ký quyết định cấp sổ đỏ lúc ấy là bà Thái Thị Dư, chủ tịch UBND quận, nay đã về hưu nên có thể họ thấy sai nhưng không chịu nhận trách nhiệm thay cho người tiền nhiệm. Chắc chắn đã có sự giúp đỡ của cán bộ thì bà Lan mới làm được sổ đỏ ngang trái như thế”, ông Ân bức xúc nói. Thông tin mới nhất được biết, chiều 17/5/2012, ông Ân trực tiếp nộp đơn cho UBND quận Tân Bình yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ việc, cán bộ thụ lý đơn của ông hứa sẽ trình lãnh đạo giải quyết sớm. Dư luận đang chờ sự trả lời từ UBND quận Tân Bình đối với vụ việc sai trái nghiêm trọng này. Luật sư Nguyễn Thị Phượng, :Cty Luật Đại Việt UBND quận Tân Bình vi phạm thời hạn giải quyết khiếu nại: Theo qui định của Nghị định 88/2009 quy định về việc đính chính và thu hồi đối với loại Giấy chứng nhận đã cấp, nếu công dân phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật thì gửi kiến nghị, phát hiện đến cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận. Cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định. Khi đó, Thanh tra cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra đối với Giấy chứng nhận do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp huyện. Nếu qua thẩm tra có kết luận là Giấy chứng nhận cấp trái pháp luật thì cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp. Qui định bắt buộc là vậy nhưng UBND quận Tân Bình chưa có những động thái này. Luật Khiếu nại cũng qui định thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Rõ ràng, UBND quận Tân Bình đã vi phạm thời hạn giải quyết khiếu nại, khiến quyền lợi của công dân bị ảnh hưởng. Việc UBND quận Tân Bình kéo dài không giải quyết khiến vụ kiện tại Tòa cũng tạm dừng theo, ông Ân chỉ có cách kiện vụ án hành chính thì mới bảo vệ được quyền lợi. Luật sư Nguyễn Thị Phượng CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐẠI VIỆT Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội Tư vấn tổng đài 04 -1088 phím số 4 -4 hoặc phím 4-5 Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966 Email: info@luatdaiviet.vn Website: http://www.luatdaiviet.vn