Những điểm doanh nghiệp cần lưu ý khi tăng lương tối thiểu vùng
Ngày 01/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng, áp dụng từ ngày 01/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 được điều chỉnh tăng 6%. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh để phù hợp với quy định hiện hành. Cụ thể như sau: (1) Tăng tiền lương cho người lao động nhận lương tối thiểu Theo quy định tại Điều 90 Bộ Luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc. Trong đó bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau. Như vậy, mức lương thấp nhất trả cho người lao động được pháp luật cho phép là bằng với mức lương tối thiểu vùng của khu vực đó mà tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP có quy định mức lương tối thiểu mới theo các vùng từ 01/7/2024 sẽ tăng bình quân từ 200.000 đồng đến 280.000 đồng (tăng 6%) so với mức lương tối thiểu hiện hành được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Cụ thể: Vùng Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) Vùng I 4.960.000 Vùng II 4.410.000 Vùng III 3.860.000 Vùng IV 3.450.000 Theo đó, với việc tăng mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP như đã nêu trên thì doanh nghiệp cũng phải tăng lương cho những người lao động đang nhận lương theo lương tối thiểu vùng. (2) Tăng các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN Định kỳ hàng tháng, người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH, BHYT, BHTN theo các tỷ lệ nhất định được tính dựa trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động được quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau: Đối với BHXH: - 3% vào quỹ ốm đau và thai sản. - 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất. - 1% (hoặc 0,5%) vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đối với BHTN: Đối với BHYT: Đồng thời, tại Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH cũng có nêu rõ, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Theo đó, khi lương tối thiểu vùng tăng thì đồng nghĩa với việc mức tiền lương tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH cũng sẽ tăng theo. Thế nên, trường hợp doanh nghiệp đang đóng BHXH cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng thì bắt đầu từ ngày 01/7/2024, số tiền đóng hằng tháng nói trên sẽ tăng thêm đáng kể. Tuy nhiên, tại đây cũng cần lưu ý, trường hợp doanh nghiệp đã đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo mức lương cao hơn lương tối thiểu vùng thì số tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của doanh nghiệp không cần điều chỉnh tăng. (3) Tăng tiền lương ngừng việc Căn cứ Điều 99 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về các trường hợp người lao động ngừng việc mà doanh nghiệp vẫn phải trả lương như sau: - Do lỗi của doanh nghiệp: Trả đủ tiền lương theo hợp đồng. - Do lỗi của người lao động: Không trả lương. - Do lỗi của người lao động khác: Trả lương ít nhất bằng lương tối thiểu. - Do sự cố về điện, nước, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa,…thì có 02 trường hợp như sau: + Từ 14 ngày làm việc trở xuống: Trả lương ít nhất bằng mức lương tối thiểu + Trên 14 ngày làm việc: Trong 14 ngày đầu, doanh nghiệp trả lương ít nhất bằng mức lương tối thiểu, tiền lương những ngày sau đó do các bên tự thỏa thuận. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, trong các trường hợp phải ngừng việc do lỗi của người lao động khác hoặc do nguyên nhân khách quan thì doanh nghiệp phải trả lương theo mức lương tối thiểu. Theo đó, việc tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 cũng sẽ kéo khoản này tăng theo. (4) Tăng tiền lương tối thiểu cho người bị điều chuyển công việc Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 29 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn đột xuất do các lý do khách quan thì có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Theo đó mà lương của người lao động trong thời gian này sẽ được chi trả như sau: “3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.” Theo đó, trường hợp chuyển người lao động sang làm công việc khác thì doanh nghiệp sẽ phải trả công theo mức lương mới có thể thấp hơn lương cũ nhưng được giữ nguyên lương cũ trong 30 ngày làm việc. Tại đây cũng cần lưu ý, mức lương mới trả cho người lao động cũng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Như vậy, khi mức lương tối thiểu vùng tăng thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải trả mức lương cao hơn cho người lao động bị điều chuyển công việc mà đang nhận mức lương thấp. (5) Tăng đoàn phí công đoàn Căn cứ Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, mức đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp hiện nay được xác định theo công thức như sau: Mức đóng = 2% x Quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động Mà quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH. Mà như đã có nêu tại mục (2), việc tăng lương tối thiểu vùng có thể làm thay đổi mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Theo đó, cũng gián tiếp làm ảnh hưởng đến số tiền đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp.
TỔNG HỢP mức lương khu vực công và mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024
Như vậy, sau nhiều phiên họp và thảo luận về vấn đề điều chỉnh tiền lương người lao động từ khu vực công đến khu vực tư gần như đã được chốt thực hiện từ ngày 01/7/2024. Sau đây là tổng hợp thay đổi các mức lương về lương cơ sở và lương tối thiểu vùng. 03 bảng lương khu vực công được cải cách từ ngày 01/7/2024 Ngày 10/11/2023, Quốc hội thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó, có đề cập nội dung cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau: Bảng lương 1: Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo Việc áp dụng cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc: - Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới; - Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Bảng lương 2: Dành cho chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc: - Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; - Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; - Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bảng lương 3: Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: - Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); - Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an. - Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay). Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng lên thêm 6% từ ngày 01/7/2024 Vào ngày 20/12/2023 Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận, chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định. (1) Mức lương tối thiểu vùng đến hết năm 2023 Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu tháng đang được áp dụng từ 01/7/2022 đến hết ngày 30/12/2023 theo 4 vùng như sau: - Mức lương tối thiểu trả theo tháng: Vùng I là 4.680.000 đồng/tháng; vùng II là 4.160.000 đồng/tháng; vùng III là 3.640.000 đồng/tháng; vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng. - Mức lương tối thiểu giờ: Vùng I là 22.500 đồng/giờ; vùng II là 20.000 đồng/giờ; vùng III là 17.500 đồng/giờ; vùng IV là 15.600 đồng/giờ. (2) Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 Nếu đề xuất được duyệt với đề xuất tăng thêm 6% so với lương tối thiểu vùng hiện tại thì mức lương sẽ tăng lên như sau: - Mức lương tối thiểu trả theo tháng: Vùng I tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng); vùng II tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng); vùng III tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng); vùng IV tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng). - Mức lương tối thiểu giờ: Vùng I tăng từ 22,5 nghìn đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ; vùng II tăng từ 20.000 đồng/giờ lên 21.000 đồng/giờ; vùng III tăng từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ; vùng IV tăng từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.
Thưởng tết năm 2024 là bao nhiêu? Tiền thưởng tết theo lương tối thiểu vùng có tăng không?
Năm 2024 dự kiến sẽ là một năm khởi sắc của nền kinh tế sau một thời gian bị trì trệ và cắt giảm lao động khắp cả nước. Vậy, sau một năm đầy biến động như thế thì thưởng tết cuối năm của NLĐ là bao nhiêu và lương tối thiểu vùng có tăng không? 1. Năm 2024 thưởng tết có tăng hay không? Trước tiên phải hiểu thưởng tết là một khoản tiền thưởng không bắt buộc doanh nghiệp phải chi trả cho NLĐ mà có còn tùy thuộc vào quyết định của doanh nghiệp dựa trên công sức của NLĐ cả năm làm việc và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Cụ thể Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Theo quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Do đó, khoản tiền thưởng tết sẽ không bắt buộc phải thưởng cho nhân viên mà tùy vào tình hình thực tế và thỏa thuận của doanh nghiệp với NLĐ. Trường hợp doanh nghiệp có tiền lệ thưởng tết thì năm 2024 sẽ không phụ thuộc vào mức lương mà phụ thuộc vào doanh thu cả năm rồi sẽ xem xét tăng mức tiền thưởng tết. 2. Mức thưởng tết theo mức lương tối thiểu vùng năm 2024 là bao nhiêu? Hiện nay, tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định rõ mức lương tối thiểu vùng trả theo tháng đối với NLĐ làm việc cho doanh nghiệp theo từng vùng như sau: Vùng Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) Vùng I 4.680.000 22.500 Vùng II 4.160.000 20.000 Vùng III 3.640.000 17.500 Vùng IV 3.250.000 15.600 Cụ thể, mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của NLĐ làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng. Giả sử trường hợp doanh nghiệp thưởng tết 01 tháng lương thì căn cứ vào từng vùng mà NLĐ đang làm việc sẽ được thưởng tết theo mức đó. Ví dụ Vùng I là những địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu từ 4.680.000 đồng bao gồm những thành phố, quận, huyện sau: - Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội; - Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; - Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng; - Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh; - Các thành phố Biên Hòa, Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai; - Các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An; các thị xã Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương; - Thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 3. Năm 2024 có tăng lương tối thiểu vùng hay không? Theo Công văn 470/LĐTBXH-QHLĐTL năm 2023 ban hành ngày 21/02/2023 Bộ LĐTBXH sẽ rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ tại các tỉnh để thực hiện điều chỉnh trong những kỳ tới. Thì vừa qua tại Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp phiên đầu tiên để đề xuất tăng lương tối thiểu vùng (LTTV) vào năm 2024 cho người lao động (NLĐ) làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Tại đó, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 là từ 5-6%, cơ bản nhiều thành viên cũng đồng thuận. Tuy nhiên, để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tăng thì còn bất đồng ý kiến giữa đại diện NLĐ và doanh nghiệp do năm 2022 gặp tình trạng kinh tế không mấy khởi sắc. Do đó, năm 2024 khó có thể điều chỉnh kịp mức lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, đa phần đều đồng thuận với mức đề xuất từ 5-6%. Vậy nếu giả sử mức lương tối thiểu vùng tăng lên 6% so với mức lương tối thiểu vùng hiện nay thì NLĐ sẽ được thưởng tết bao nhiêu? Ví dụ Vùng I mức lương tối thiểu vùng 4.680.000 x 6% = 4.960.800 đồng.
Mức lương thấp nhất từ 01/01/2020 của sinh viên mới ra trường của 63 tỉnh, thành
Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động chính thức có hiệu lực từ 01/01/2020. Theo đó, điều chỉnh mức tăng đối với lương tối thiểu đối với người lao động và người đã qua đào tạo, học nghề như sau: Mức lương tối thiểu vùng từ 1/1/2020 Mức lương tối thiểu của người đã qua học nghề, đào tạo nghề từ 1/1/2020 Để biết được vùng bạn đang làm việc được hưởng lương tối thiểu bao nhiêu thì tra cứu vùng của 63 tỉnh, thành phố từ 01/01/2020: TẠI ĐÂY Vùng 1 4.420.000 đồng/tháng 4.729.400 đồng/tháng Tăng: 256.800 đồng so với thời điểm trước 01/01/2020 Vùng 2 3.920.000 đồng/tháng 4.194.400 đồng/tháng Tăng: 224.700 đồng so với thời điểm trước 01/01/2020 Vùng 3 3.430.000 đồng/tháng 3.670.100 đồng/tháng Tăng: 192.600 đồng so với thời điểm trước 01/01/2020 Vùng 4 3.070.000 đồng/tháng 3.284.900 đồng/tháng Tăng: 160.500 đồng so với thời điểm trước 01/01/2020 Trong đó: Mức lương tối thiểu vùng: là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo bảng trên sẽ được Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động. Xem chi tiết đối tượng đã qua học nghề, đào tạo được hưởng cao hơn mức tối thiểu: TẠI ĐÂY Các bạn mới ra trường cần lưu ý mức lương tối thiểu nhận được để đảm bảo quyền lợi của mình theo nội dung như trên
Từ 1/1/2020: Dự kiến thay đổi về lương và Vùng khi áp dụng mức lương tối thiểu
Là nội dung tại dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Mức lương tối thiểu trên (tăng từ 150.000 đồng - 240.000 đồng so với mức hiện hành năm 2019, tương ứng với mức tăng từ 5,1% - 5,7% tùy theo từng vùng, mức bình quân tăng 5,5%), mức tăng này bảo đảm bù trượt giá sinh hoạt dự kiến khoảng 3,5 - 4% và cải thiện theo mức tăng năng suất lao động xã hội khoảng 1,5% - 2%, cao hơn mức sống tối thiểu 0,3%. Cụ thể như sau: a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. (tăng 240.000 đồng) b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. (tăng 210.000 đồng) c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. (tăng 180.000 đồng) d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV. (tăng 150.000 đồng) Có 5/63 địa phương đề nghị điều chỉnh một số địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng, cụ thể: - Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước đề nghị điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với huyện Đồng Phú; - Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đề nghị điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III đối với các huyện Đông Sơn, Quảng Xương; - Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đề nghị điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III đối với các huyện Nghi Lộc, Phú Giáo và thị xã Cửa Lò; - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ đề nghị điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III đối với huyện Cẩm Khê; - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre đề nghị điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành, vùng IV lên vùng III đối với các huyện Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Nghị định 157/2018/NĐ-CP Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm
Tăng lương tối thiểu vùng từ 160.000 đến 200.000
Dự thảo nghị định Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thay thế Nghị định số 141/2017/NĐ-CP Theo đó Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau: a) Mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. b) Mức 3.710.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. c) Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. d) Mức 2.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm: - Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo; - Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005; - Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề; - Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm; - Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp; - Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học; -Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài; - Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề. Xem chi tiết tại file đính kèm:
8 nội dung nổi bật trong tuần (từ 11 – 16/5/2015)
Đến hẹn lại lên, tuần này Dân Luật sẽ điểm qua các tin liên quan đến tiền lương, hoạt động xây dựng, chính sách thuế và bảo hiểm…Theo đó, có các tin đáng chú ý như sau: http://www.youtube.com/watch?v=OJplGarEB0c 1. Năm 2016, sẽ tăng lương tối thiểu vùng Đó là nội dung tại Quyết định 64/QĐ-BCĐCCTLBHXH năm 2015. Theo đó, trong quý III/2015, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phải trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng với người lao động trong các doanh nghiệp áp dụng cho năm 2016. 2. Từ ngày 20/6/2015, một số mặt hàng sắn sẽ chịu thuế xuất khẩu là 5% Cụ thể: sắn lát đã được làm khô hay loại sắn khác sẽ chịu thuế xuất khẩu là 5%. Xem chi tiết tại Thông tư 63/2015/TT-BTC. 3. Quy định mới về giấy phép quy hoạch - Được cấp cho các chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực thực hiện đầu tư xây dựng dự án. - Với dự án xây dựng công trình tập trung: thời hạn giấy phép không quá 24 tháng kể từ ngày được cấp đến khi phê duyệt quy hoạch chi tiết. - Với dự án xây dựng công trình riêng lẻ: thời hạn giấy phép không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép quy hoạch đến khi phê duyệt dự án đầu tư. Nội dung này được đề cập tại Nghị định 44/2015/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 30/6/2015. 4. Hướng dẫn xây dựng thang lương tại Công ty TNHH 1 thành viên Nhà nước Để tiến hành xây dựng thang lương tại Công ty TNHH 1 thành viên Nhà nước, cần phải xác định trước 5 yếu tố sau: - Chức danh nghề, công việc. - Đánh giá độ phức tạp công việc. - Xác định điều kiện lao động. - Xác định quan hệ mức lương. - Xác định thang lương, bảng lương cần xây dựng. Xem chi tiết cách thực hiện tại đây. Nguồn: Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 10/6/2015. 5. Hướng dẫn xử lý nợ khi chuyển đổi DN 100% vốn Nhà nước Cụ thể, Công ty Mua bán nợ xử lý nợ và tài sản tiếp nhận như sau: - Hình thức xử lý nợ và tài sản tiếp nhận thực hiện theo Điều lệ và Quy chế quản lý tài chính của Công ty. Tài sản là quyền sử dụng đất thì xử lý theo pháp luật đất đai. - Trường hợp tài sản có giá trị còn lại trên sổ sách kế toán: + Từ 100 triệu trở lên thì thuê thẩm định giá để tổ chức bán đấu giá. + Dưới 100 triệu thì lựa chọn đấu giá hoặc thỏa thuận theo giá không thấp hơn giá thị trường. Trường hợp tài sản không có giao dịch trên thị trường thì tự định giá hoặc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá để làm cơ sở bán tài sản. - Đối với lô tài sản của một DN tại một địa chỉ: + Trường hợp không bao gồm tài sản có giá trị còn lại theo sổ sách kế toán từ 100 triệu trở lên thì đấu giá hoặc thỏa thuận giá không thấp hơn giá thị trường. + Trường hợp có tài sản có giá trị còn lại theo sổ sách kế toán từ 100 triệu trở lên thì thuê thẩm định giá. Kết quả thẩm định lớn hơn 100 triệu thì bán đấu giá; dưới 100 triệu thì chọn bán đấu giá hoặc thỏa thuận. Nội dung này được đề cập tại Thông tư 57/2015/TT-BTC có hiệu lực từ 01/7/2015. 6. Năm 2015, không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu từ ASEAN Đó là nội dung tại Thông tư 07/2015/TT-BCT, cụ thể: - Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với các mặt hàng thuốc lá nguyên liệu (Mã HS 2401) có xuất xứ từ các nước ASEAN. - Thuế suất thuế nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu từ các nước ASEAN thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Với nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu từ Lào và Campuchia ngoài việc thực hiện theo Thông tư này, trường hợp số lượng nhập khẩu nằm trong hạn ngạch quy định tại Hiệp định Thương mại ký với Lào hay Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại với Campuchia sẽ được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định hay Bản thỏa thuận này. 7. Quy định mới về trần đa tuyến Trần đa tuyến đến là mức thanh toán trong năm tài chính với chi phí KCB BHYT đa tuyến đến (tính cả chi phí vận chuyển) trong năm đó, gồm: - Chi phí của người bệnh không đăng ký KCB ban đầu, được chuyển đến hoặc tự đến điều trị tại cơ sở y tế. - Chi phí của người bệnh đăng ký KCB ban đầu và điều trị tại cơ sở y tế nhưng thẻ BHYT do BHXH tỉnh khác phát hành. Trần đa tuyến đến không bao gồm: - Chi phí của người bệnh có thẻ BHYT thuộc đối tượng lực lượng vũ trang mang mã đối tượng QN, CA; - Chi phí của người có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại trạm y tế xã, y tế cơ quan tương đương tuyến xã đến KCB tại cơ sở y tế ký hợp đồng để tổ chức KCB tại trạm y tế xã, y tế cơ quan đó. Đồng để xác định định trần đa tuyến đến của năm 2015, xem chi tiết tại Công văn 1673/BHXH-CSYT năm 2015. 8. Chế độ ưu tiên khi thực hiện thủ tục hải quan Cụ thể, từ ngày 26/6/2015, các chế độ ưu tiên khi thực hiện thủ tục hải quan gồm: - Miễn kiểm tra chứng từ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. - Thông quan bằng tờ khai chưa hoàn chỉnh. - Ưu tiên thứ tự làm thủ tục hải quan. - Kiểm tra chuyên ngành. - Thủ tục thuế. - Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ - Kiểm tra sau thông quan Để được áp dụng các chế độ ưu tiên trên, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện: tuân thủ pháp luật hải quan, thuế, kế toán – kiểm toán; kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu; thủ tục thực hiện hải quan điện tử, thuế điện tử; thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hệ thống kiểm soát nội bộ. Xem chi tiết nội dung tại Thông tư 72/2015/TT-BTC.
Lương tối thiểu vùng tăng đến 4.09 triệu đồng?
Từ 01/10/2011, mức lương tối thiểu đối với vùng I, II, III, IV lần lượt là: 2.00, 1.78, 1.55, 1.40 triệu đồng. Như vậy, mức lương chưa đáp ứng đủ mức sống tối thiểu cho người lao động. Đến 01/01/2013, mức lương tối thiểu được Chính phủ nâng lên đối với vùng I, II, III, IV lần lượt là: 2.35, 2.10, 1.80, 1.65 triệu đồng. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng đủ mức sống tối thiểu cho người lao động, bởi vậy ngày 14/11/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 182 về việc áp dụng tăng lương tối thiểu vùng kể từ 01/01/2014, theo đó: - Vùng I: 2.70 triệu đồng; - Vùng II: 2.40 triệu đồng; - Vùng III: 2.10 triệu đồng; - Vùng IV: 1.90 triệu đồng. Song với mức lương tối thiểu mới chỉ đáp ứng được 66% mức sống tối thiểu của người lao động ở vùng I, 70,6% mức sống tối thiểu người lao động ở vùng II; 70% mức sống tối thiểu của người lao động ở vùng III và 79% mức sống tối thiểu của người lao động ở vùng IV. Tại hội thảo “Mức sống tối thiểu, những vấn đề đặt ra đối với việc xác định tiền lương tối thiểu, mức sống tối thiểu của người lao động” do Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức sáng 12/04/2013, đại diện ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất lương tối thiểu sẽ đuổi kịp mức sống tối thiểu vào năm 2016. Như vậy, bỏ qua sự trượt giá thì lương tối vùng đến năm 2016 phải được tăng lên như sau: - Vùng I: 4.09 triệu đồng; - Vùng II: 3.40 triệu đồng; - Vùng III: 3.00 triệu đồng; - Vùng IV: 2.41 triệu đồng. Thì mới đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động. Đó là lộ trình đến năm 2016, tuy nhiên nếu trong năm 2014 này hoạt động sản xuất, kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn thì nhiều khả năng trong năm 2015 mức lương tối thiểu vùng sẽ được tăng thêm 10 – 25% so với hiện tại.
Mức lương tối thiểu vùng cho năm 2014
Mức lương tối thiểu là cơ sở xác định tiền lương của người lao động dựa trên tính chất công việc, điều kiện làm việc và nhu cầu sống tối thiểu nhằm bảo vệ quyền lợi tối thiểu của người lao động, góp phần điều hòa quyền lợi của các bên tham gia quan hệ lao động. Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO, căn cứ Điều 3, Công ước số 131 năm 1972 về tiền lương tối thiểu đặc biệt đối với các nước đang phát triển, trong chừng mực có thể và thích hợp, xét theo thực tiễn và điều kiện quốc gia, những yếu tố cần lưu ý để xác định mức lương tối thiểu phải gồm: a) Những nhu cầu của người lao động và gia đình họ, xét theo mức lương chung trong nước, giá sinh hoạt, các khoản trợ cấp an sinh xã hội và mức sống so sánh của các nhóm xã hội khác; b) Những nhân tố về kinh tế, kể cả những đòi hỏi của phát triển kinh tế, năng suất lao động và mối quan tâm trong việc đạt tới và duy trì một mức sử dụng lao động cao. Pháp luật lao động Việt Nam, từ Bộ luật lao động năm 1994 cho đến Bộ luật lao động năm 2012, đã có sự biến chuyển rõ rệt về căn cứ xác định mức lương tối thiểu, hướng tới xây dựng Luật tiền lương tối thiểu trong Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh nhiệm kỳ 2011 - 2016. Ban đầu, mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng[1]. Thì hiện nay, căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia[2]. Mức lương tối thiểu vùng năm 2013 (vùng I) của Việt Nam hiện đang là 2.350.000đ/tháng (khoảng 113USD/tháng hay 3.76USD/ngày). Mức này tương đương với mức lương tối thiểu năm 2013 của một số nước trong khu vực như Lào (3.33 - 4.08USD/ngày), Indonexia (2.95 - 5.38USD/ngày), cao hơn vài nước như Campuchia (2.03 - 2.05USD/ngày), Myanma (0.58USD/ngày), nhưng thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (Thượng Hải: 4.00 – 7.09USD/ngày), Malaysia (Kuala Lumpur: 9.81USD/ngày), Thailand (9.45 - 10.00USD/ngày), Philippines (Manila: 9.72 - 10.60USD/ngày),…[3] Theo báo cáo trong bản Đề xuất phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2014 ngày 12/07/2013 của Hội đồng tiền lương quốc gia, mức lương tối thiểu của từng vùng còn thấp, mới đáp ứng được khoảng 62% - 68% so với như cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Cũng theo báo cáo này, dựa vào phương pháp xác định mức lương tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu của người lao động (không rõ đã bao gồm nhu cầu tối thiểu của gia đình người lao động hay chưa?) Đề án cải cách chính sách lương tối thiểu đã điều tra và xác định được mức lương tối thiểu bốn vùng từ năm 2012 đến năm 2017; năm 2014 từ vùng I đến vùng IV được xác định tương ứng là 3.640.000 - 3.310.000 - 3.090.000 - 2.780.000đ/tháng. Căn cứ vào nội dung điều tra của Đề án cải cách chính sách lương tối thiểu, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế…, Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất hai phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng[4] trong các loại hình doanh nghiệp năm 2014 nhằm cải thiện một phần tiền lương, thu nhập của người lao động cũng như phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể là: Đơn vị tính: 1.000đồng/tháng Đơn vị tính: 1.000đồng/tháng Vùng Phương án 1 Phương án 2 Mức lương tối thiểu năm 2014 Mức tăng năm 2014 so với năm 2013 Mức lương tối thiểu năm 2014 Mức tăng năm 2014 so với năm 2013 Vùng 1 2.800 450 2.700 350 Vùng 2 2.500 400 2.450 350 Vùng 3 2.150 350 2.100 300 Vùng 4 2.000 350 1.930 280 Nguồn: http://vcalaw.com/
Chính phủ ban hành Nghị định 66 là trái luật?
Ngày 27/6/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 66/2013/NĐ-CP Quy định về mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, kể từ ngày 1/7/2013 mức lương cơ sở sẽ là 1.150.000 đồng/tháng, và mức lương cơ sở này sẽ thay thế cho mức lương tối thiểu chung. Nghị định 66 căn cứ vào Nghị quyết 32/2012/QH13 và Bộ luật Lao động 2012. Tuy nhiên, cả hai văn bản trên đều không nói gì đến lương cơ sở. Phải chăng Chính phủ ban hành Nghị định 66 là trái với “luật” của Quốc hội. Trong khi Chính phủ chỉ có quyền hướng dẫn Luật, pháp lệnh của Quốc hội. Nhưng ở đây Chính phủ đã đóng vai trò “lập pháp” – quy định vấn đề mà Quốc hội chưa bàn tới.
ưuNghị định 66/2013/ND-CP - Tăng lương cơ sở (lương tối thiểu chung)
Nghị định 66/2013/NĐ-CP tăng lương tối thiểu chung 2013 Xem thêm: Từ 1/7, tăng lương tối thiểu chung. Từ 1/5/2013, không còn “lương tối thiểu chung”? Nghị định số 66/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 06 năm 2013 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, Nghị định 66/2013/NĐ-CP đã không sử dụng thuật ngữ "mức lương tối thiểu chung" được áp dụng trong các Nghị định trước đó. Theo Nghị định này, "mức lương cơ sở" sẽ được thay thế cho "mức lương tối thiểu chung" là 1.150.000 đồng/tháng, tăng 100.000 đồng/tháng và được áp dụng từ ngày 01/07/2013. Bên cạnh đó Nghị định cũng quy định các biện pháp thực hiện để trích nguồn kinh phí cho quỹ lương. Xem toàn văn nội dung của nghị định 66 tại TVPL: Nghị định 66/2013/NĐ-CP
Từ 1/7, tăng lương tối thiểu chung
Từ ngày 1/7/2013, tiền lương tối thiểu sẽ được Chính phủ điều chỉnh tăng từ 1,05 triệu đồng lên 1,15 triệu đồng/tháng (Tăng gần 10%). Đây là đề xuất của Bộ Nội vụ tại Dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tăng thêm 100 nghìn đồng/tháng so với mức lương tối thiểu hiện hành mà nhóm đối tượng này đang hưởng, bắt đầu từ 1/7 tới. Đề xuất này hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết 32/2012/QH13 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và cần thiết mức lương cơ sở để làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng. Theo dự kiến, kinh phí tăng thêm để thực hiện mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7/2013 là 21.700 tỷ đồng.
Những điểm doanh nghiệp cần lưu ý khi tăng lương tối thiểu vùng
Ngày 01/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng, áp dụng từ ngày 01/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 được điều chỉnh tăng 6%. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh để phù hợp với quy định hiện hành. Cụ thể như sau: (1) Tăng tiền lương cho người lao động nhận lương tối thiểu Theo quy định tại Điều 90 Bộ Luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc. Trong đó bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau. Như vậy, mức lương thấp nhất trả cho người lao động được pháp luật cho phép là bằng với mức lương tối thiểu vùng của khu vực đó mà tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP có quy định mức lương tối thiểu mới theo các vùng từ 01/7/2024 sẽ tăng bình quân từ 200.000 đồng đến 280.000 đồng (tăng 6%) so với mức lương tối thiểu hiện hành được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Cụ thể: Vùng Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) Vùng I 4.960.000 Vùng II 4.410.000 Vùng III 3.860.000 Vùng IV 3.450.000 Theo đó, với việc tăng mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP như đã nêu trên thì doanh nghiệp cũng phải tăng lương cho những người lao động đang nhận lương theo lương tối thiểu vùng. (2) Tăng các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN Định kỳ hàng tháng, người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH, BHYT, BHTN theo các tỷ lệ nhất định được tính dựa trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động được quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau: Đối với BHXH: - 3% vào quỹ ốm đau và thai sản. - 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất. - 1% (hoặc 0,5%) vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đối với BHTN: Đối với BHYT: Đồng thời, tại Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH cũng có nêu rõ, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Theo đó, khi lương tối thiểu vùng tăng thì đồng nghĩa với việc mức tiền lương tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH cũng sẽ tăng theo. Thế nên, trường hợp doanh nghiệp đang đóng BHXH cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng thì bắt đầu từ ngày 01/7/2024, số tiền đóng hằng tháng nói trên sẽ tăng thêm đáng kể. Tuy nhiên, tại đây cũng cần lưu ý, trường hợp doanh nghiệp đã đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo mức lương cao hơn lương tối thiểu vùng thì số tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của doanh nghiệp không cần điều chỉnh tăng. (3) Tăng tiền lương ngừng việc Căn cứ Điều 99 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về các trường hợp người lao động ngừng việc mà doanh nghiệp vẫn phải trả lương như sau: - Do lỗi của doanh nghiệp: Trả đủ tiền lương theo hợp đồng. - Do lỗi của người lao động: Không trả lương. - Do lỗi của người lao động khác: Trả lương ít nhất bằng lương tối thiểu. - Do sự cố về điện, nước, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa,…thì có 02 trường hợp như sau: + Từ 14 ngày làm việc trở xuống: Trả lương ít nhất bằng mức lương tối thiểu + Trên 14 ngày làm việc: Trong 14 ngày đầu, doanh nghiệp trả lương ít nhất bằng mức lương tối thiểu, tiền lương những ngày sau đó do các bên tự thỏa thuận. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, trong các trường hợp phải ngừng việc do lỗi của người lao động khác hoặc do nguyên nhân khách quan thì doanh nghiệp phải trả lương theo mức lương tối thiểu. Theo đó, việc tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 cũng sẽ kéo khoản này tăng theo. (4) Tăng tiền lương tối thiểu cho người bị điều chuyển công việc Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 29 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn đột xuất do các lý do khách quan thì có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Theo đó mà lương của người lao động trong thời gian này sẽ được chi trả như sau: “3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.” Theo đó, trường hợp chuyển người lao động sang làm công việc khác thì doanh nghiệp sẽ phải trả công theo mức lương mới có thể thấp hơn lương cũ nhưng được giữ nguyên lương cũ trong 30 ngày làm việc. Tại đây cũng cần lưu ý, mức lương mới trả cho người lao động cũng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Như vậy, khi mức lương tối thiểu vùng tăng thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải trả mức lương cao hơn cho người lao động bị điều chuyển công việc mà đang nhận mức lương thấp. (5) Tăng đoàn phí công đoàn Căn cứ Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, mức đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp hiện nay được xác định theo công thức như sau: Mức đóng = 2% x Quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động Mà quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH. Mà như đã có nêu tại mục (2), việc tăng lương tối thiểu vùng có thể làm thay đổi mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Theo đó, cũng gián tiếp làm ảnh hưởng đến số tiền đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp.
TỔNG HỢP mức lương khu vực công và mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024
Như vậy, sau nhiều phiên họp và thảo luận về vấn đề điều chỉnh tiền lương người lao động từ khu vực công đến khu vực tư gần như đã được chốt thực hiện từ ngày 01/7/2024. Sau đây là tổng hợp thay đổi các mức lương về lương cơ sở và lương tối thiểu vùng. 03 bảng lương khu vực công được cải cách từ ngày 01/7/2024 Ngày 10/11/2023, Quốc hội thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó, có đề cập nội dung cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau: Bảng lương 1: Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo Việc áp dụng cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc: - Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới; - Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Bảng lương 2: Dành cho chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc: - Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; - Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; - Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bảng lương 3: Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: - Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); - Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an. - Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay). Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng lên thêm 6% từ ngày 01/7/2024 Vào ngày 20/12/2023 Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận, chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định. (1) Mức lương tối thiểu vùng đến hết năm 2023 Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu tháng đang được áp dụng từ 01/7/2022 đến hết ngày 30/12/2023 theo 4 vùng như sau: - Mức lương tối thiểu trả theo tháng: Vùng I là 4.680.000 đồng/tháng; vùng II là 4.160.000 đồng/tháng; vùng III là 3.640.000 đồng/tháng; vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng. - Mức lương tối thiểu giờ: Vùng I là 22.500 đồng/giờ; vùng II là 20.000 đồng/giờ; vùng III là 17.500 đồng/giờ; vùng IV là 15.600 đồng/giờ. (2) Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 Nếu đề xuất được duyệt với đề xuất tăng thêm 6% so với lương tối thiểu vùng hiện tại thì mức lương sẽ tăng lên như sau: - Mức lương tối thiểu trả theo tháng: Vùng I tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng); vùng II tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng); vùng III tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng); vùng IV tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng). - Mức lương tối thiểu giờ: Vùng I tăng từ 22,5 nghìn đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ; vùng II tăng từ 20.000 đồng/giờ lên 21.000 đồng/giờ; vùng III tăng từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ; vùng IV tăng từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.
Thưởng tết năm 2024 là bao nhiêu? Tiền thưởng tết theo lương tối thiểu vùng có tăng không?
Năm 2024 dự kiến sẽ là một năm khởi sắc của nền kinh tế sau một thời gian bị trì trệ và cắt giảm lao động khắp cả nước. Vậy, sau một năm đầy biến động như thế thì thưởng tết cuối năm của NLĐ là bao nhiêu và lương tối thiểu vùng có tăng không? 1. Năm 2024 thưởng tết có tăng hay không? Trước tiên phải hiểu thưởng tết là một khoản tiền thưởng không bắt buộc doanh nghiệp phải chi trả cho NLĐ mà có còn tùy thuộc vào quyết định của doanh nghiệp dựa trên công sức của NLĐ cả năm làm việc và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Cụ thể Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Theo quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Do đó, khoản tiền thưởng tết sẽ không bắt buộc phải thưởng cho nhân viên mà tùy vào tình hình thực tế và thỏa thuận của doanh nghiệp với NLĐ. Trường hợp doanh nghiệp có tiền lệ thưởng tết thì năm 2024 sẽ không phụ thuộc vào mức lương mà phụ thuộc vào doanh thu cả năm rồi sẽ xem xét tăng mức tiền thưởng tết. 2. Mức thưởng tết theo mức lương tối thiểu vùng năm 2024 là bao nhiêu? Hiện nay, tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định rõ mức lương tối thiểu vùng trả theo tháng đối với NLĐ làm việc cho doanh nghiệp theo từng vùng như sau: Vùng Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) Vùng I 4.680.000 22.500 Vùng II 4.160.000 20.000 Vùng III 3.640.000 17.500 Vùng IV 3.250.000 15.600 Cụ thể, mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của NLĐ làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng. Giả sử trường hợp doanh nghiệp thưởng tết 01 tháng lương thì căn cứ vào từng vùng mà NLĐ đang làm việc sẽ được thưởng tết theo mức đó. Ví dụ Vùng I là những địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu từ 4.680.000 đồng bao gồm những thành phố, quận, huyện sau: - Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội; - Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; - Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng; - Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh; - Các thành phố Biên Hòa, Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai; - Các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An; các thị xã Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương; - Thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 3. Năm 2024 có tăng lương tối thiểu vùng hay không? Theo Công văn 470/LĐTBXH-QHLĐTL năm 2023 ban hành ngày 21/02/2023 Bộ LĐTBXH sẽ rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ tại các tỉnh để thực hiện điều chỉnh trong những kỳ tới. Thì vừa qua tại Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp phiên đầu tiên để đề xuất tăng lương tối thiểu vùng (LTTV) vào năm 2024 cho người lao động (NLĐ) làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Tại đó, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 là từ 5-6%, cơ bản nhiều thành viên cũng đồng thuận. Tuy nhiên, để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tăng thì còn bất đồng ý kiến giữa đại diện NLĐ và doanh nghiệp do năm 2022 gặp tình trạng kinh tế không mấy khởi sắc. Do đó, năm 2024 khó có thể điều chỉnh kịp mức lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, đa phần đều đồng thuận với mức đề xuất từ 5-6%. Vậy nếu giả sử mức lương tối thiểu vùng tăng lên 6% so với mức lương tối thiểu vùng hiện nay thì NLĐ sẽ được thưởng tết bao nhiêu? Ví dụ Vùng I mức lương tối thiểu vùng 4.680.000 x 6% = 4.960.800 đồng.
Mức lương thấp nhất từ 01/01/2020 của sinh viên mới ra trường của 63 tỉnh, thành
Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động chính thức có hiệu lực từ 01/01/2020. Theo đó, điều chỉnh mức tăng đối với lương tối thiểu đối với người lao động và người đã qua đào tạo, học nghề như sau: Mức lương tối thiểu vùng từ 1/1/2020 Mức lương tối thiểu của người đã qua học nghề, đào tạo nghề từ 1/1/2020 Để biết được vùng bạn đang làm việc được hưởng lương tối thiểu bao nhiêu thì tra cứu vùng của 63 tỉnh, thành phố từ 01/01/2020: TẠI ĐÂY Vùng 1 4.420.000 đồng/tháng 4.729.400 đồng/tháng Tăng: 256.800 đồng so với thời điểm trước 01/01/2020 Vùng 2 3.920.000 đồng/tháng 4.194.400 đồng/tháng Tăng: 224.700 đồng so với thời điểm trước 01/01/2020 Vùng 3 3.430.000 đồng/tháng 3.670.100 đồng/tháng Tăng: 192.600 đồng so với thời điểm trước 01/01/2020 Vùng 4 3.070.000 đồng/tháng 3.284.900 đồng/tháng Tăng: 160.500 đồng so với thời điểm trước 01/01/2020 Trong đó: Mức lương tối thiểu vùng: là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo bảng trên sẽ được Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động. Xem chi tiết đối tượng đã qua học nghề, đào tạo được hưởng cao hơn mức tối thiểu: TẠI ĐÂY Các bạn mới ra trường cần lưu ý mức lương tối thiểu nhận được để đảm bảo quyền lợi của mình theo nội dung như trên
Từ 1/1/2020: Dự kiến thay đổi về lương và Vùng khi áp dụng mức lương tối thiểu
Là nội dung tại dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Mức lương tối thiểu trên (tăng từ 150.000 đồng - 240.000 đồng so với mức hiện hành năm 2019, tương ứng với mức tăng từ 5,1% - 5,7% tùy theo từng vùng, mức bình quân tăng 5,5%), mức tăng này bảo đảm bù trượt giá sinh hoạt dự kiến khoảng 3,5 - 4% và cải thiện theo mức tăng năng suất lao động xã hội khoảng 1,5% - 2%, cao hơn mức sống tối thiểu 0,3%. Cụ thể như sau: a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. (tăng 240.000 đồng) b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. (tăng 210.000 đồng) c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. (tăng 180.000 đồng) d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV. (tăng 150.000 đồng) Có 5/63 địa phương đề nghị điều chỉnh một số địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng, cụ thể: - Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước đề nghị điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với huyện Đồng Phú; - Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đề nghị điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III đối với các huyện Đông Sơn, Quảng Xương; - Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đề nghị điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III đối với các huyện Nghi Lộc, Phú Giáo và thị xã Cửa Lò; - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ đề nghị điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III đối với huyện Cẩm Khê; - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre đề nghị điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành, vùng IV lên vùng III đối với các huyện Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Nghị định 157/2018/NĐ-CP Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm
Tăng lương tối thiểu vùng từ 160.000 đến 200.000
Dự thảo nghị định Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thay thế Nghị định số 141/2017/NĐ-CP Theo đó Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau: a) Mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. b) Mức 3.710.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. c) Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. d) Mức 2.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm: - Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo; - Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005; - Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề; - Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm; - Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp; - Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học; -Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài; - Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề. Xem chi tiết tại file đính kèm:
8 nội dung nổi bật trong tuần (từ 11 – 16/5/2015)
Đến hẹn lại lên, tuần này Dân Luật sẽ điểm qua các tin liên quan đến tiền lương, hoạt động xây dựng, chính sách thuế và bảo hiểm…Theo đó, có các tin đáng chú ý như sau: http://www.youtube.com/watch?v=OJplGarEB0c 1. Năm 2016, sẽ tăng lương tối thiểu vùng Đó là nội dung tại Quyết định 64/QĐ-BCĐCCTLBHXH năm 2015. Theo đó, trong quý III/2015, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phải trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng với người lao động trong các doanh nghiệp áp dụng cho năm 2016. 2. Từ ngày 20/6/2015, một số mặt hàng sắn sẽ chịu thuế xuất khẩu là 5% Cụ thể: sắn lát đã được làm khô hay loại sắn khác sẽ chịu thuế xuất khẩu là 5%. Xem chi tiết tại Thông tư 63/2015/TT-BTC. 3. Quy định mới về giấy phép quy hoạch - Được cấp cho các chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực thực hiện đầu tư xây dựng dự án. - Với dự án xây dựng công trình tập trung: thời hạn giấy phép không quá 24 tháng kể từ ngày được cấp đến khi phê duyệt quy hoạch chi tiết. - Với dự án xây dựng công trình riêng lẻ: thời hạn giấy phép không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép quy hoạch đến khi phê duyệt dự án đầu tư. Nội dung này được đề cập tại Nghị định 44/2015/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 30/6/2015. 4. Hướng dẫn xây dựng thang lương tại Công ty TNHH 1 thành viên Nhà nước Để tiến hành xây dựng thang lương tại Công ty TNHH 1 thành viên Nhà nước, cần phải xác định trước 5 yếu tố sau: - Chức danh nghề, công việc. - Đánh giá độ phức tạp công việc. - Xác định điều kiện lao động. - Xác định quan hệ mức lương. - Xác định thang lương, bảng lương cần xây dựng. Xem chi tiết cách thực hiện tại đây. Nguồn: Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 10/6/2015. 5. Hướng dẫn xử lý nợ khi chuyển đổi DN 100% vốn Nhà nước Cụ thể, Công ty Mua bán nợ xử lý nợ và tài sản tiếp nhận như sau: - Hình thức xử lý nợ và tài sản tiếp nhận thực hiện theo Điều lệ và Quy chế quản lý tài chính của Công ty. Tài sản là quyền sử dụng đất thì xử lý theo pháp luật đất đai. - Trường hợp tài sản có giá trị còn lại trên sổ sách kế toán: + Từ 100 triệu trở lên thì thuê thẩm định giá để tổ chức bán đấu giá. + Dưới 100 triệu thì lựa chọn đấu giá hoặc thỏa thuận theo giá không thấp hơn giá thị trường. Trường hợp tài sản không có giao dịch trên thị trường thì tự định giá hoặc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá để làm cơ sở bán tài sản. - Đối với lô tài sản của một DN tại một địa chỉ: + Trường hợp không bao gồm tài sản có giá trị còn lại theo sổ sách kế toán từ 100 triệu trở lên thì đấu giá hoặc thỏa thuận giá không thấp hơn giá thị trường. + Trường hợp có tài sản có giá trị còn lại theo sổ sách kế toán từ 100 triệu trở lên thì thuê thẩm định giá. Kết quả thẩm định lớn hơn 100 triệu thì bán đấu giá; dưới 100 triệu thì chọn bán đấu giá hoặc thỏa thuận. Nội dung này được đề cập tại Thông tư 57/2015/TT-BTC có hiệu lực từ 01/7/2015. 6. Năm 2015, không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu từ ASEAN Đó là nội dung tại Thông tư 07/2015/TT-BCT, cụ thể: - Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với các mặt hàng thuốc lá nguyên liệu (Mã HS 2401) có xuất xứ từ các nước ASEAN. - Thuế suất thuế nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu từ các nước ASEAN thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Với nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu từ Lào và Campuchia ngoài việc thực hiện theo Thông tư này, trường hợp số lượng nhập khẩu nằm trong hạn ngạch quy định tại Hiệp định Thương mại ký với Lào hay Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại với Campuchia sẽ được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định hay Bản thỏa thuận này. 7. Quy định mới về trần đa tuyến Trần đa tuyến đến là mức thanh toán trong năm tài chính với chi phí KCB BHYT đa tuyến đến (tính cả chi phí vận chuyển) trong năm đó, gồm: - Chi phí của người bệnh không đăng ký KCB ban đầu, được chuyển đến hoặc tự đến điều trị tại cơ sở y tế. - Chi phí của người bệnh đăng ký KCB ban đầu và điều trị tại cơ sở y tế nhưng thẻ BHYT do BHXH tỉnh khác phát hành. Trần đa tuyến đến không bao gồm: - Chi phí của người bệnh có thẻ BHYT thuộc đối tượng lực lượng vũ trang mang mã đối tượng QN, CA; - Chi phí của người có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại trạm y tế xã, y tế cơ quan tương đương tuyến xã đến KCB tại cơ sở y tế ký hợp đồng để tổ chức KCB tại trạm y tế xã, y tế cơ quan đó. Đồng để xác định định trần đa tuyến đến của năm 2015, xem chi tiết tại Công văn 1673/BHXH-CSYT năm 2015. 8. Chế độ ưu tiên khi thực hiện thủ tục hải quan Cụ thể, từ ngày 26/6/2015, các chế độ ưu tiên khi thực hiện thủ tục hải quan gồm: - Miễn kiểm tra chứng từ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. - Thông quan bằng tờ khai chưa hoàn chỉnh. - Ưu tiên thứ tự làm thủ tục hải quan. - Kiểm tra chuyên ngành. - Thủ tục thuế. - Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ - Kiểm tra sau thông quan Để được áp dụng các chế độ ưu tiên trên, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện: tuân thủ pháp luật hải quan, thuế, kế toán – kiểm toán; kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu; thủ tục thực hiện hải quan điện tử, thuế điện tử; thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hệ thống kiểm soát nội bộ. Xem chi tiết nội dung tại Thông tư 72/2015/TT-BTC.
Lương tối thiểu vùng tăng đến 4.09 triệu đồng?
Từ 01/10/2011, mức lương tối thiểu đối với vùng I, II, III, IV lần lượt là: 2.00, 1.78, 1.55, 1.40 triệu đồng. Như vậy, mức lương chưa đáp ứng đủ mức sống tối thiểu cho người lao động. Đến 01/01/2013, mức lương tối thiểu được Chính phủ nâng lên đối với vùng I, II, III, IV lần lượt là: 2.35, 2.10, 1.80, 1.65 triệu đồng. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng đủ mức sống tối thiểu cho người lao động, bởi vậy ngày 14/11/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 182 về việc áp dụng tăng lương tối thiểu vùng kể từ 01/01/2014, theo đó: - Vùng I: 2.70 triệu đồng; - Vùng II: 2.40 triệu đồng; - Vùng III: 2.10 triệu đồng; - Vùng IV: 1.90 triệu đồng. Song với mức lương tối thiểu mới chỉ đáp ứng được 66% mức sống tối thiểu của người lao động ở vùng I, 70,6% mức sống tối thiểu người lao động ở vùng II; 70% mức sống tối thiểu của người lao động ở vùng III và 79% mức sống tối thiểu của người lao động ở vùng IV. Tại hội thảo “Mức sống tối thiểu, những vấn đề đặt ra đối với việc xác định tiền lương tối thiểu, mức sống tối thiểu của người lao động” do Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức sáng 12/04/2013, đại diện ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất lương tối thiểu sẽ đuổi kịp mức sống tối thiểu vào năm 2016. Như vậy, bỏ qua sự trượt giá thì lương tối vùng đến năm 2016 phải được tăng lên như sau: - Vùng I: 4.09 triệu đồng; - Vùng II: 3.40 triệu đồng; - Vùng III: 3.00 triệu đồng; - Vùng IV: 2.41 triệu đồng. Thì mới đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động. Đó là lộ trình đến năm 2016, tuy nhiên nếu trong năm 2014 này hoạt động sản xuất, kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn thì nhiều khả năng trong năm 2015 mức lương tối thiểu vùng sẽ được tăng thêm 10 – 25% so với hiện tại.
Mức lương tối thiểu vùng cho năm 2014
Mức lương tối thiểu là cơ sở xác định tiền lương của người lao động dựa trên tính chất công việc, điều kiện làm việc và nhu cầu sống tối thiểu nhằm bảo vệ quyền lợi tối thiểu của người lao động, góp phần điều hòa quyền lợi của các bên tham gia quan hệ lao động. Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO, căn cứ Điều 3, Công ước số 131 năm 1972 về tiền lương tối thiểu đặc biệt đối với các nước đang phát triển, trong chừng mực có thể và thích hợp, xét theo thực tiễn và điều kiện quốc gia, những yếu tố cần lưu ý để xác định mức lương tối thiểu phải gồm: a) Những nhu cầu của người lao động và gia đình họ, xét theo mức lương chung trong nước, giá sinh hoạt, các khoản trợ cấp an sinh xã hội và mức sống so sánh của các nhóm xã hội khác; b) Những nhân tố về kinh tế, kể cả những đòi hỏi của phát triển kinh tế, năng suất lao động và mối quan tâm trong việc đạt tới và duy trì một mức sử dụng lao động cao. Pháp luật lao động Việt Nam, từ Bộ luật lao động năm 1994 cho đến Bộ luật lao động năm 2012, đã có sự biến chuyển rõ rệt về căn cứ xác định mức lương tối thiểu, hướng tới xây dựng Luật tiền lương tối thiểu trong Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh nhiệm kỳ 2011 - 2016. Ban đầu, mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng[1]. Thì hiện nay, căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia[2]. Mức lương tối thiểu vùng năm 2013 (vùng I) của Việt Nam hiện đang là 2.350.000đ/tháng (khoảng 113USD/tháng hay 3.76USD/ngày). Mức này tương đương với mức lương tối thiểu năm 2013 của một số nước trong khu vực như Lào (3.33 - 4.08USD/ngày), Indonexia (2.95 - 5.38USD/ngày), cao hơn vài nước như Campuchia (2.03 - 2.05USD/ngày), Myanma (0.58USD/ngày), nhưng thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (Thượng Hải: 4.00 – 7.09USD/ngày), Malaysia (Kuala Lumpur: 9.81USD/ngày), Thailand (9.45 - 10.00USD/ngày), Philippines (Manila: 9.72 - 10.60USD/ngày),…[3] Theo báo cáo trong bản Đề xuất phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2014 ngày 12/07/2013 của Hội đồng tiền lương quốc gia, mức lương tối thiểu của từng vùng còn thấp, mới đáp ứng được khoảng 62% - 68% so với như cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Cũng theo báo cáo này, dựa vào phương pháp xác định mức lương tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu của người lao động (không rõ đã bao gồm nhu cầu tối thiểu của gia đình người lao động hay chưa?) Đề án cải cách chính sách lương tối thiểu đã điều tra và xác định được mức lương tối thiểu bốn vùng từ năm 2012 đến năm 2017; năm 2014 từ vùng I đến vùng IV được xác định tương ứng là 3.640.000 - 3.310.000 - 3.090.000 - 2.780.000đ/tháng. Căn cứ vào nội dung điều tra của Đề án cải cách chính sách lương tối thiểu, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế…, Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất hai phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng[4] trong các loại hình doanh nghiệp năm 2014 nhằm cải thiện một phần tiền lương, thu nhập của người lao động cũng như phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể là: Đơn vị tính: 1.000đồng/tháng Đơn vị tính: 1.000đồng/tháng Vùng Phương án 1 Phương án 2 Mức lương tối thiểu năm 2014 Mức tăng năm 2014 so với năm 2013 Mức lương tối thiểu năm 2014 Mức tăng năm 2014 so với năm 2013 Vùng 1 2.800 450 2.700 350 Vùng 2 2.500 400 2.450 350 Vùng 3 2.150 350 2.100 300 Vùng 4 2.000 350 1.930 280 Nguồn: http://vcalaw.com/
Chính phủ ban hành Nghị định 66 là trái luật?
Ngày 27/6/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 66/2013/NĐ-CP Quy định về mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, kể từ ngày 1/7/2013 mức lương cơ sở sẽ là 1.150.000 đồng/tháng, và mức lương cơ sở này sẽ thay thế cho mức lương tối thiểu chung. Nghị định 66 căn cứ vào Nghị quyết 32/2012/QH13 và Bộ luật Lao động 2012. Tuy nhiên, cả hai văn bản trên đều không nói gì đến lương cơ sở. Phải chăng Chính phủ ban hành Nghị định 66 là trái với “luật” của Quốc hội. Trong khi Chính phủ chỉ có quyền hướng dẫn Luật, pháp lệnh của Quốc hội. Nhưng ở đây Chính phủ đã đóng vai trò “lập pháp” – quy định vấn đề mà Quốc hội chưa bàn tới.
ưuNghị định 66/2013/ND-CP - Tăng lương cơ sở (lương tối thiểu chung)
Nghị định 66/2013/NĐ-CP tăng lương tối thiểu chung 2013 Xem thêm: Từ 1/7, tăng lương tối thiểu chung. Từ 1/5/2013, không còn “lương tối thiểu chung”? Nghị định số 66/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 06 năm 2013 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, Nghị định 66/2013/NĐ-CP đã không sử dụng thuật ngữ "mức lương tối thiểu chung" được áp dụng trong các Nghị định trước đó. Theo Nghị định này, "mức lương cơ sở" sẽ được thay thế cho "mức lương tối thiểu chung" là 1.150.000 đồng/tháng, tăng 100.000 đồng/tháng và được áp dụng từ ngày 01/07/2013. Bên cạnh đó Nghị định cũng quy định các biện pháp thực hiện để trích nguồn kinh phí cho quỹ lương. Xem toàn văn nội dung của nghị định 66 tại TVPL: Nghị định 66/2013/NĐ-CP
Từ 1/7, tăng lương tối thiểu chung
Từ ngày 1/7/2013, tiền lương tối thiểu sẽ được Chính phủ điều chỉnh tăng từ 1,05 triệu đồng lên 1,15 triệu đồng/tháng (Tăng gần 10%). Đây là đề xuất của Bộ Nội vụ tại Dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tăng thêm 100 nghìn đồng/tháng so với mức lương tối thiểu hiện hành mà nhóm đối tượng này đang hưởng, bắt đầu từ 1/7 tới. Đề xuất này hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết 32/2012/QH13 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và cần thiết mức lương cơ sở để làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng. Theo dự kiến, kinh phí tăng thêm để thực hiện mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7/2013 là 21.700 tỷ đồng.