Điểm khác biệt giữa Tòa Hình sự và Tòa Dân sự
Dân sự và Hình sự là hai lĩnh vực cơ bản trong pháp luật Việt Nam. Việc tổ chức Tòa Hình sự và tòa Dân sự được quy định trong Luật Tổ chức Tòa án 2014. Cùng chức năng là xét xử, nhưng hai Tòa này có nhiệm vụ, phạm vi giải quyết cũng như các thủ tục giải quyết khác nhau. Căn cứ vào quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự. Việc Tổ chức tòa Dân sự và tòa Hình sự có những điểm khác nhau như sau: Tòa Dân sự Tòa Hình sự Chức năng, nhiệm vụ Giải quyết các vụ án, vụ việc Dân sự Giải quyết các vụ án Hình sự Phạm vi giải quyết Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong một vụ án. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, tổ chức, cá nhân về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để cùng giải quyết trong một vụ án. Cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố Thẩm quyền của Tòa án BLTTDS cùng với quy định về hệ thống tòa án theo Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 đã phân chia thẩm quyền của Tòa án theo loại việc và tính chất của vụ việc. Theo đó: – Các vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên; các tòa chuyên trách khác có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự tương ứng. – Tòa cấp huyện giải quyết các vụ việc chỉ gồm những yếu tố trong nước; Tòa cấp tỉnh giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài. Theo quy định Bộ luật TTHS 2015, thẩm quyền của các cấp Tòa án như sau: Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng - Tòa cấp tỉnh giải quyết những vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tức những vụ án về những tội mà mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù; -Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài; -Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người. Các thành phần tham gia tố tụng Đương sự: Nguyên đơn; Bị đơn; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Người yêu cầu giải quyết việc dân sự; - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự; - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; - Người làm chứng; - Người giám định; - Người phiên dịch; - Người đại diện. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; - Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; - Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; - Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại; - Đương sự: Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; - Người làm chứng, người chứng kiến; - Người giám định; - Người định giá tài sản; - Người phiên dịch, người dịch thuật; - Người bào chữa; - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; - Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác. Cơ sở để Tòa án xử lý vụ án Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện những tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Các cơ quan điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án. Quy trình giải quyết Thụ lý vụ án Hòa giải dân sự Chuẩn bị xét xử Mở phiên Tòa xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm) Thi hành án Xét lại bản án (thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm) Khởi Tố vụ án Hình sự Điều tra Xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm) Thi hành án Xét lại bản án (thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm)
Nên thay đổi chỗ ngồi của luật sư hay kiểm sát viên?
Trong lần lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức về Dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi, Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa đã kiến nghị ban soạn thảo dự thảo quy định vị trí ngồi của kiểm sát viên trong phòng xử án ngang bằng với luật sư. Trước giờ trong các phiên tòa hình sự lúc nào vị trí của Kiểm sát viên cũng ngồi cao và trang trọng hơn luật sư Ông Lê Thúc Anh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết: Hiện do luật chưa quy định cụ thể vị trí chỗ ngồi của LS (người bào chữa) tại phòng xử án nên có phiên tòa, LS được bố trí ngồi phía trước, bên phải bị can, bị cáo và người tham gia tố tụng khác; có phiên tòa LS lại được bố trí ngồi ở phía sau. Trong khi đó, chỗ ngồi của HĐXX, KSV và thư ký tòa án luôn ở bục cao nhất của phòng xử án. HĐXX ngồi chính giữa, KSV ngồi bên phải, thư ký tòa ngồi bên trái HĐXX. Đây cũng là mô hình phòng xử án theo quy định trong dự thảo BLTTHS (sửa đổi). Theo tôi, việc bố trí chỗ ngồi của LS (người bào chữa) chưa thống nhất và đặt phía dưới chỗ ngồi của KSV đã không thể hiện được vai trò của bên gỡ tội, đối trọng với KSV là bên buộc tội. Dù chỉ là hình thức nhưng điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đối với địa vị pháp lý của LS trong tố tụng. Tại phiên tòa, KSV thực hiện quyền công tố, chỉ ra hành vi của bị cáo đã phạm vào tội gì và đề nghị mức hình phạt tương ứng. LS thực hiện chức năng bào chữa cho bị cáo, chứng minh bị cáo không phạm tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Căn cứ vào chứng cứ, lập luận và các tình tiết được hai bên buộc tội, gỡ tội đưa ra, HĐXX sẽ xem xét, đánh giá bị cáo có phạm tội hay không, từ đó áp dụng quy định của pháp luật để tuyên một bản án chính xác. Với tính chất, chức năng như vậy, có thể thấy rằng HĐXX, KSV, LS tại phiên tòa sẽ tạo thành thế kiềng ba chân, trong đó bên buộc tội và bên gỡ tội phải được đặt ở vị trí ngang nhau, bình đẳng với nhau để thực hiện tốt nhất chức năng của mình. Một thực tế có thể nhận thấy là tại phiên tòa, do chỗ ngồi của LS được đặt phía dưới chỗ ngồi của KSV nên mới chỉ nhìn vào đã thấy sự bất bình đẳng giữa hai bên. KSV ở phía trên nhìn xuống, nói xuống, trong khi LS thì từ dưới nhìn lên, đối đáp vọng lên, càng thể hiện sự bất bình đẳng giữa hai bên, tạo nên cảm giác như đó không phải là một quá trình tranh tụng bình đẳng mà như là một kiểu trên-dưới. Theo tinh thần CCTP là lấy tòa án làm trung tâm, xét xử là trọng tâm, tranh tụng là khâu đột phá; phán quyết của tòa phải dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Muốn tranh tụng tốt phải bảo đảm sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội không những về nội dung mà cả hình thức là vị trí chỗ ngồi. Bà LÊ THỊ THU BA, Phó Thường trực Ban chỉ đạo CCTP Trung ương cho biết: Để thuận lợi cho việc tranh tụng tại phiên tòa không chỉ về mặt nội dung mà còn về mặt hình thức thì việc sắp xếp lại chỗ ngồi của KSV và LS là cần thiết. Tôi ủng hộ việc sắp xếp chỗ ngồi của KSV và LS ngang bằng nhau cho hợp lý. Về quan điểm tại phiên tòa, KSV không chỉ giữ quyền công tố mà còn thực hiện chức năng kiểm sát việc xét xử nên phải ngồi ngang hàng với HĐXX, tôi cho rằng KSV ngồi đâu cũng kiểm sát được. Chỉ vì lý do có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp mà KSV phải ngồi trên LS là không thỏa đáng. Đây là một trong những mô hình chỗ ngồi được của luật sư và công tố viên của các quốc gia khác trên thế giới: Tham khảo: plo.vn
Điểm khác biệt giữa Tòa Hình sự và Tòa Dân sự
Dân sự và Hình sự là hai lĩnh vực cơ bản trong pháp luật Việt Nam. Việc tổ chức Tòa Hình sự và tòa Dân sự được quy định trong Luật Tổ chức Tòa án 2014. Cùng chức năng là xét xử, nhưng hai Tòa này có nhiệm vụ, phạm vi giải quyết cũng như các thủ tục giải quyết khác nhau. Căn cứ vào quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự. Việc Tổ chức tòa Dân sự và tòa Hình sự có những điểm khác nhau như sau: Tòa Dân sự Tòa Hình sự Chức năng, nhiệm vụ Giải quyết các vụ án, vụ việc Dân sự Giải quyết các vụ án Hình sự Phạm vi giải quyết Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong một vụ án. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, tổ chức, cá nhân về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để cùng giải quyết trong một vụ án. Cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố Thẩm quyền của Tòa án BLTTDS cùng với quy định về hệ thống tòa án theo Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 đã phân chia thẩm quyền của Tòa án theo loại việc và tính chất của vụ việc. Theo đó: – Các vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên; các tòa chuyên trách khác có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự tương ứng. – Tòa cấp huyện giải quyết các vụ việc chỉ gồm những yếu tố trong nước; Tòa cấp tỉnh giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài. Theo quy định Bộ luật TTHS 2015, thẩm quyền của các cấp Tòa án như sau: Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng - Tòa cấp tỉnh giải quyết những vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tức những vụ án về những tội mà mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù; -Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài; -Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người. Các thành phần tham gia tố tụng Đương sự: Nguyên đơn; Bị đơn; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Người yêu cầu giải quyết việc dân sự; - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự; - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; - Người làm chứng; - Người giám định; - Người phiên dịch; - Người đại diện. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; - Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; - Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; - Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại; - Đương sự: Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; - Người làm chứng, người chứng kiến; - Người giám định; - Người định giá tài sản; - Người phiên dịch, người dịch thuật; - Người bào chữa; - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; - Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác. Cơ sở để Tòa án xử lý vụ án Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện những tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Các cơ quan điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án. Quy trình giải quyết Thụ lý vụ án Hòa giải dân sự Chuẩn bị xét xử Mở phiên Tòa xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm) Thi hành án Xét lại bản án (thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm) Khởi Tố vụ án Hình sự Điều tra Xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm) Thi hành án Xét lại bản án (thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm)
Nên thay đổi chỗ ngồi của luật sư hay kiểm sát viên?
Trong lần lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức về Dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi, Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa đã kiến nghị ban soạn thảo dự thảo quy định vị trí ngồi của kiểm sát viên trong phòng xử án ngang bằng với luật sư. Trước giờ trong các phiên tòa hình sự lúc nào vị trí của Kiểm sát viên cũng ngồi cao và trang trọng hơn luật sư Ông Lê Thúc Anh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết: Hiện do luật chưa quy định cụ thể vị trí chỗ ngồi của LS (người bào chữa) tại phòng xử án nên có phiên tòa, LS được bố trí ngồi phía trước, bên phải bị can, bị cáo và người tham gia tố tụng khác; có phiên tòa LS lại được bố trí ngồi ở phía sau. Trong khi đó, chỗ ngồi của HĐXX, KSV và thư ký tòa án luôn ở bục cao nhất của phòng xử án. HĐXX ngồi chính giữa, KSV ngồi bên phải, thư ký tòa ngồi bên trái HĐXX. Đây cũng là mô hình phòng xử án theo quy định trong dự thảo BLTTHS (sửa đổi). Theo tôi, việc bố trí chỗ ngồi của LS (người bào chữa) chưa thống nhất và đặt phía dưới chỗ ngồi của KSV đã không thể hiện được vai trò của bên gỡ tội, đối trọng với KSV là bên buộc tội. Dù chỉ là hình thức nhưng điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đối với địa vị pháp lý của LS trong tố tụng. Tại phiên tòa, KSV thực hiện quyền công tố, chỉ ra hành vi của bị cáo đã phạm vào tội gì và đề nghị mức hình phạt tương ứng. LS thực hiện chức năng bào chữa cho bị cáo, chứng minh bị cáo không phạm tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Căn cứ vào chứng cứ, lập luận và các tình tiết được hai bên buộc tội, gỡ tội đưa ra, HĐXX sẽ xem xét, đánh giá bị cáo có phạm tội hay không, từ đó áp dụng quy định của pháp luật để tuyên một bản án chính xác. Với tính chất, chức năng như vậy, có thể thấy rằng HĐXX, KSV, LS tại phiên tòa sẽ tạo thành thế kiềng ba chân, trong đó bên buộc tội và bên gỡ tội phải được đặt ở vị trí ngang nhau, bình đẳng với nhau để thực hiện tốt nhất chức năng của mình. Một thực tế có thể nhận thấy là tại phiên tòa, do chỗ ngồi của LS được đặt phía dưới chỗ ngồi của KSV nên mới chỉ nhìn vào đã thấy sự bất bình đẳng giữa hai bên. KSV ở phía trên nhìn xuống, nói xuống, trong khi LS thì từ dưới nhìn lên, đối đáp vọng lên, càng thể hiện sự bất bình đẳng giữa hai bên, tạo nên cảm giác như đó không phải là một quá trình tranh tụng bình đẳng mà như là một kiểu trên-dưới. Theo tinh thần CCTP là lấy tòa án làm trung tâm, xét xử là trọng tâm, tranh tụng là khâu đột phá; phán quyết của tòa phải dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Muốn tranh tụng tốt phải bảo đảm sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội không những về nội dung mà cả hình thức là vị trí chỗ ngồi. Bà LÊ THỊ THU BA, Phó Thường trực Ban chỉ đạo CCTP Trung ương cho biết: Để thuận lợi cho việc tranh tụng tại phiên tòa không chỉ về mặt nội dung mà còn về mặt hình thức thì việc sắp xếp lại chỗ ngồi của KSV và LS là cần thiết. Tôi ủng hộ việc sắp xếp chỗ ngồi của KSV và LS ngang bằng nhau cho hợp lý. Về quan điểm tại phiên tòa, KSV không chỉ giữ quyền công tố mà còn thực hiện chức năng kiểm sát việc xét xử nên phải ngồi ngang hàng với HĐXX, tôi cho rằng KSV ngồi đâu cũng kiểm sát được. Chỉ vì lý do có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp mà KSV phải ngồi trên LS là không thỏa đáng. Đây là một trong những mô hình chỗ ngồi được của luật sư và công tố viên của các quốc gia khác trên thế giới: Tham khảo: plo.vn