Link đăng ký tham gia tình nguyện hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão lũ
Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh vừa công bố link đăng ký tham gia Đội hình tình nguyện hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ. Thực hiện Kế hoạch số 183-KH/TĐTN-BMT.ANQP.ĐBDC của Ban Thường vụ Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh ngày 12/9/2024 về việc triển khai các hoạt động tình nguyện tham gia khắc phục hậu quả và hỗ trợ nhân dân các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão, lũ; Ban Tổ chức thực hiện việc tuyển tình nguyện viên tham gia hỗ trợ, cụ thể như sau: 1. Đơn vị thực hiện: Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh 2. Thời gian: dự kiến từ ngày 18/9/2024 đến ngày 24/9/2024 (7 ngày) 3. Địa điểm: huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai và huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. 4. Số lượng đội hình: 02 đội hình chuyên. 5. Điều kiện (đọc kỹ): - Có sức khỏe tốt, không bị các bệnh mãn tính về tim mạch, huyết áp, dạ dày,… - Tự nguyện tham gia và cam kết tuyệt đối chấp hành các nội quy, quy định của Ban Tổ chức. - Phải biết bơi, lội, có kỹ năng sơ cấp cứu và cứu nạn, cứu hộ; có kỹ năng leo trèo các địa hình hiểm trở. - Ưu tiên tình nguyện viên có kiến thức và nghiệp vụ về sửa chữa điện, nước, xây dựng, dọn dẹp vệ sinh. 6. Chi phí (quan trọng): - Chủ động hoàn toàn về kinh phí ăn, uống, lưu trú, di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội (chi phí này do cá nhân tình nguyện viên chi trả, theo mức giá ưu đãi do Ban Tổ chức vận động với các đơn vị cung ứng dịch vụ) - Ban Tổ chức sẽ tài trợ chi phí di chuyển từ Hà Nội đến địa điểm thực hiện nhiệm vụ. 7. Số lượng tình nguyện viên được phỏng vấn, tuyển chọn: 28 người. 8. Quyền lợi: - Được hỗ trợ chi phí di chuyển từ Hà Nội đến các địa điểm thực hiện nhiệm vụ. - Được trở thành lực lượng Tình nguyện viên tinh nhuệ nhất do Thành Đoàn tuyển chọn, tham gia hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả do bão, lũ. - Được cấp Giấy chứng nhận Tình nguyện viên của Cổng thông tin Kết nối tình nguyện Thành phố Hồ Chí Minh. - Được bồi dưỡng nâng cao các nghiệp vụ, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ trong tình hình thực tiễn của bão, lũ hiện nay. - Được trang bị các vật dụng (nếu có) của Thành Đoàn để phục vụ công tác tình nguyện. Đơn và link đăng ký https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/16/dang-ky-tinh-nguyen-vien.docx Trước đó, Thành Đoàn TP.HCM vừa phát động và dự kiến thành lập nhiều đội hình thanh niên tình nguyện hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão ở các tỉnh khu vực miền Bắc. Tuyển tình nguyện viên tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão Được biết, trong đợt phát động này dự kiến có khoảng 20 đội hình thanh niên tình nguyện từ Thành Đoàn TP. Hồ CHí Minh sẽ tham gia các hoạt động hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão. Cụ thể: Thời gian xuất quân: ngày 23/9/2024 Số lượng: 20 đội hình chia làm 4 nhóm gồm: - Đội hình y bác sĩ khám chữa bệnh và phát thuốc cho khoảng 10.000 người dân; - Đội hình khắc phục, sửa chữa đường dây điện, ống nước cho 1.000 người; - Đội hình khắc phục, sửa chữa mái tôn, nhà ở cho khoảng 1.000 người dân; - Đội hình điều phối chung, thăm, tặng quà, nhu yếu phẩm và tiền mặt cho 2.500 người. Bên cạnh đó, Thành Đoàn TP.HCM cũng sẽ tổ chức, thành lập đoàn công tác đến thăm, tặng quà và nhu yếu phẩm cho đồng bào các tỉnh khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng sau bão, dự kiến kinh phí khoảng 5 tỷ đồng. Thành Đoàn TP.HCM cũng tổ chức hoạt động quyên góp trong toàn bộ hệ thống Đoàn - Hội - Đội, người dân và thanh thiếu nhi trên địa bàn Thành phố. 02 Kênh hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả sau lũ Người dân có thể liên hệ các công tác hỗ trợ, kênh tiếp nhận hỗ trợ ở TP. Hồ Chí Minh thông qua Trung tâm Công tác Xã hội Thanh niên TP. HCM. Hiện, có tiếp nhận hỗ trợ từ người dân bằng 2 kênh: - Chuyển khoản và đóng góp trực tiếp Xem chi tiết kênh hỗ trợ tại: Thành Đoàn TP.HCM tuyển thanh niên tình nguyện khắc phục hậu quả sau bão
Cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì tới cơ quan nào đăng ký?
Một số địa phương mỗi khi trên địa bàn có các sự cố cháy nổ, Tổ chữa cháy tình nguyện sẽ báo cáo ngay với lãnh đạo UBND phường và triển khai lực lượng phối hợp với các đội PCCC tại chỗ của các tổ dân phố để kịp thời có mặt dập tắt đám cháy. Đây là một vấn đề thiết thực và hoan nghênh. Tuy nhiên, đối với cá nhân muốn tình nguyện tham gia thì tới đâu để làm thủ tục. Că cứ Điều 32 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau: Phòng cháy và chữa cháy tình nguyện - Cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận, lập danh sách gửi cơ quan Công an quản lý địa bàn. Tổ chức tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải đăng ký với cơ quan Công an quản lý địa bàn. - Tổ chức, cá nhân khi đã đăng ký tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải thực hiện nhiệm vụ và chịu sự chỉ đạo của đội trưởng, đội phó đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người có thẩm quyền khác theo quy định. - Chế độ, chính sách đối với cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy được áp dụng như thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy? Căn cứ quy định tại Điều 34 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau: - Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền thì được hưởng chế độ như sau: + Nếu thời gian chữa cháy dưới 02 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng; + Nếu thời gian chữa cháy từ 02 giờ đến dưới 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,45 ngày lương tối thiểu vùng; + Nếu thời gian chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng. Nếu tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên; + Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Những khoản chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy định; nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm; + Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh; + Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng; mức hỗ trợ căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương nhưng không thấp hơn 15% lương tối thiểu vùng. - Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành hoạt động theo chế độ không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,2 lương tối thiểu vùng. - Thành viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, mỗi ngày được hưởng trợ cấp một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng; thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng. - Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy nếu bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm. Như vậy, có thể thấy việc tham gia vào phòng trào, công tác chữa cháy là cần thiết và khuyến khích thực hiện trong trường hợp là cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì tới cơ quan UBND xã thực hiện việc để Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận, lập danh sách gửi cơ quan Công an quản lý địa bàn.
Link đăng ký tham gia tình nguyện hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão lũ
Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh vừa công bố link đăng ký tham gia Đội hình tình nguyện hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ. Thực hiện Kế hoạch số 183-KH/TĐTN-BMT.ANQP.ĐBDC của Ban Thường vụ Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh ngày 12/9/2024 về việc triển khai các hoạt động tình nguyện tham gia khắc phục hậu quả và hỗ trợ nhân dân các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão, lũ; Ban Tổ chức thực hiện việc tuyển tình nguyện viên tham gia hỗ trợ, cụ thể như sau: 1. Đơn vị thực hiện: Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh 2. Thời gian: dự kiến từ ngày 18/9/2024 đến ngày 24/9/2024 (7 ngày) 3. Địa điểm: huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai và huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. 4. Số lượng đội hình: 02 đội hình chuyên. 5. Điều kiện (đọc kỹ): - Có sức khỏe tốt, không bị các bệnh mãn tính về tim mạch, huyết áp, dạ dày,… - Tự nguyện tham gia và cam kết tuyệt đối chấp hành các nội quy, quy định của Ban Tổ chức. - Phải biết bơi, lội, có kỹ năng sơ cấp cứu và cứu nạn, cứu hộ; có kỹ năng leo trèo các địa hình hiểm trở. - Ưu tiên tình nguyện viên có kiến thức và nghiệp vụ về sửa chữa điện, nước, xây dựng, dọn dẹp vệ sinh. 6. Chi phí (quan trọng): - Chủ động hoàn toàn về kinh phí ăn, uống, lưu trú, di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội (chi phí này do cá nhân tình nguyện viên chi trả, theo mức giá ưu đãi do Ban Tổ chức vận động với các đơn vị cung ứng dịch vụ) - Ban Tổ chức sẽ tài trợ chi phí di chuyển từ Hà Nội đến địa điểm thực hiện nhiệm vụ. 7. Số lượng tình nguyện viên được phỏng vấn, tuyển chọn: 28 người. 8. Quyền lợi: - Được hỗ trợ chi phí di chuyển từ Hà Nội đến các địa điểm thực hiện nhiệm vụ. - Được trở thành lực lượng Tình nguyện viên tinh nhuệ nhất do Thành Đoàn tuyển chọn, tham gia hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả do bão, lũ. - Được cấp Giấy chứng nhận Tình nguyện viên của Cổng thông tin Kết nối tình nguyện Thành phố Hồ Chí Minh. - Được bồi dưỡng nâng cao các nghiệp vụ, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ trong tình hình thực tiễn của bão, lũ hiện nay. - Được trang bị các vật dụng (nếu có) của Thành Đoàn để phục vụ công tác tình nguyện. Đơn và link đăng ký https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/16/dang-ky-tinh-nguyen-vien.docx Trước đó, Thành Đoàn TP.HCM vừa phát động và dự kiến thành lập nhiều đội hình thanh niên tình nguyện hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão ở các tỉnh khu vực miền Bắc. Tuyển tình nguyện viên tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão Được biết, trong đợt phát động này dự kiến có khoảng 20 đội hình thanh niên tình nguyện từ Thành Đoàn TP. Hồ CHí Minh sẽ tham gia các hoạt động hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão. Cụ thể: Thời gian xuất quân: ngày 23/9/2024 Số lượng: 20 đội hình chia làm 4 nhóm gồm: - Đội hình y bác sĩ khám chữa bệnh và phát thuốc cho khoảng 10.000 người dân; - Đội hình khắc phục, sửa chữa đường dây điện, ống nước cho 1.000 người; - Đội hình khắc phục, sửa chữa mái tôn, nhà ở cho khoảng 1.000 người dân; - Đội hình điều phối chung, thăm, tặng quà, nhu yếu phẩm và tiền mặt cho 2.500 người. Bên cạnh đó, Thành Đoàn TP.HCM cũng sẽ tổ chức, thành lập đoàn công tác đến thăm, tặng quà và nhu yếu phẩm cho đồng bào các tỉnh khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng sau bão, dự kiến kinh phí khoảng 5 tỷ đồng. Thành Đoàn TP.HCM cũng tổ chức hoạt động quyên góp trong toàn bộ hệ thống Đoàn - Hội - Đội, người dân và thanh thiếu nhi trên địa bàn Thành phố. 02 Kênh hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả sau lũ Người dân có thể liên hệ các công tác hỗ trợ, kênh tiếp nhận hỗ trợ ở TP. Hồ Chí Minh thông qua Trung tâm Công tác Xã hội Thanh niên TP. HCM. Hiện, có tiếp nhận hỗ trợ từ người dân bằng 2 kênh: - Chuyển khoản và đóng góp trực tiếp Xem chi tiết kênh hỗ trợ tại: Thành Đoàn TP.HCM tuyển thanh niên tình nguyện khắc phục hậu quả sau bão
Cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì tới cơ quan nào đăng ký?
Một số địa phương mỗi khi trên địa bàn có các sự cố cháy nổ, Tổ chữa cháy tình nguyện sẽ báo cáo ngay với lãnh đạo UBND phường và triển khai lực lượng phối hợp với các đội PCCC tại chỗ của các tổ dân phố để kịp thời có mặt dập tắt đám cháy. Đây là một vấn đề thiết thực và hoan nghênh. Tuy nhiên, đối với cá nhân muốn tình nguyện tham gia thì tới đâu để làm thủ tục. Că cứ Điều 32 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau: Phòng cháy và chữa cháy tình nguyện - Cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận, lập danh sách gửi cơ quan Công an quản lý địa bàn. Tổ chức tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải đăng ký với cơ quan Công an quản lý địa bàn. - Tổ chức, cá nhân khi đã đăng ký tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải thực hiện nhiệm vụ và chịu sự chỉ đạo của đội trưởng, đội phó đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người có thẩm quyền khác theo quy định. - Chế độ, chính sách đối với cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy được áp dụng như thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy? Căn cứ quy định tại Điều 34 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau: - Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền thì được hưởng chế độ như sau: + Nếu thời gian chữa cháy dưới 02 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng; + Nếu thời gian chữa cháy từ 02 giờ đến dưới 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,45 ngày lương tối thiểu vùng; + Nếu thời gian chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng. Nếu tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên; + Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Những khoản chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy định; nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm; + Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh; + Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng; mức hỗ trợ căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương nhưng không thấp hơn 15% lương tối thiểu vùng. - Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành hoạt động theo chế độ không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,2 lương tối thiểu vùng. - Thành viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, mỗi ngày được hưởng trợ cấp một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng; thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng. - Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy nếu bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm. Như vậy, có thể thấy việc tham gia vào phòng trào, công tác chữa cháy là cần thiết và khuyến khích thực hiện trong trường hợp là cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì tới cơ quan UBND xã thực hiện việc để Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận, lập danh sách gửi cơ quan Công an quản lý địa bàn.