Phân chia tài sản riêng khi ly hôn
A và B là vợ chồng từ năm 2000. Năm 2010, cha mẹ A tặng cho A mảnh đất có diện tích 100m2, đã cập nhật tên A trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Năm 2015, A và B xây dựng căn nhà trên mảnh đất này. Năm 2019, A và B ly hôn, B yêu cầu A chia ½ giá trị căn nhà và đất với lý do A đã đồng ý sáp nhập mảnh đất vào tài sản chung của hai vợ chồng để cùng xây dựng nhà theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014. Theo A, mảnh đất là tài sản riêng của A được cha mẹ tặng cho theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân gia đình 2014 và trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chỉ đứng tên của A, việc A và B cùng xây dựng căn nhà trên mảnh đất không bao gồm việc xác nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng, nên A chỉ đồng ý chia giá trị ½ căn nhà cho B. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì A có phải chia ½ giá trị nhà và đất cho B không hay chỉ chia ½ giá trị căn nhà, vầ làm thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của A?
03 trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định chế độ sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng, theo đó, tài sản của vợ chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng thì vợ chồng có chung quyền sở hữu còn đối với tài sản riêng của vợ, chồng thì do vợ, chồng làm chủ sở hữu và định đoạt tài sản đó. Tuy nhiên pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cũng đã có quy định nhằm hạn chế quyền tự định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng với mục đích bảo vệ quyền lợi cho một bên vợ, chồng còn lại và đảm bảo lợi ích chung của gia đình. TH1: Trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng theo quy địn tại khoản 2 Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.” Cuộc sống gia đình không tránh khỏi những lúc gặp khó khăn về kinh tế, vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung của vợ, chồng không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình mà người vợ, chồng có tài sản riêng thì để đảm bảo lợi ích chung của cả gia đình, vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp phần tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mình để bảo đảm cuộc sống chung của gia đình. Trong đó, nhu cầu thiết yếu được hiểu là “nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình” (khoản 20 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). TH2: Trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.” Về nguyên tắc, vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình. Mặt khác, họ cũng có thể thỏa thuận về việc sử dụng tài sản riêng của mỗi bên sao cho có thể khai thác tốt nhất giá trị sử dụng của tài sản. Tuy nhiên, để đảm bảo cuộc sống chung của gia đình, giữ gìn truyền thóng yêu thương, chăm sóc giữa các thành viên gia đình thì quyền tự định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng có thể bị hạn chế. Theo đó, tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự đồng ý, thỏa thuận của vợ chồng. TH3: Trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng được quy định tại Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. “Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.” Nhà ở là tài sản riêng của một bên vợ, chồng thì sau khi ly hôn tài sản đó vẫn thuộc sở hữu riêng và chủ sở hữu là người có toàn quyền định đoạt, chiếm hữu. Xong, để tạo điều kiện về nơi ở cho bên vợ, chồng không có chỗ ở có thể tìm được chỗ ở trong thời gian nhất định, pháp luật quy định sau khi ly hôn nếu ngôi nhà là tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà sau khi ly hôn mà bên chồng hoặc vợ (không phải chủ sở hữu của ngôi nhà đó) gặp khó khăn về chỗ ở thì có qyền được lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấm dứt hôn nhân.
Cách chứng minh “tài sản riêng của vợ, chồng” trong thời kỳ hôn nhân?
Khi kết hôn và xác lập quan hệ vợ chồng, kể từ thời điểm đó, pháp luật ghi nhận chế định về “Tài sản chung của vợ chồng” được hình thành trên căn cứ hôn nhân. Tuy nhiên, trong thời kỳ hôn nhân sẽ vẫn tồn tại chế định về “Tài sản riêng của vợ, chồng” nhằm phân định rõ ràng quyền lợi riêng của mỗi bên vợ, chồng. Và thực tế, không tránh khỏi trường hợp, một bên cho rằng tài sản này là tài sản riêng của mình, nhưng bên kia lại cho rằng đó là tài sản chung. Vậy trong trường hợp này, phải làm cách nào để chứng minh đó là tài sản riêng của một bên. Bài viết dưới đây trên cơ sở phân tích các quy định pháp lý liên quan sẽ giải đáp thắc mắc trên. Trước hết, để chứng minh là tài sản riêng thì chúng ta cần biết những tài sản nào được pháp luật công nhận là tài sản riêng của một bên vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản riêng của vợ chồng bao gồm các nhóm tài sản sau: NHÓM 1: Thời điểm có tài sản trước khi kết hôn - Thứ nhất: Tài sản riêng của vợ, chồng mà mỗi người có trước khi kết hôn; - Thứ hai: Tài sản được chia riêng theo Thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hôn theo Điều 47, 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. NHÓM 2: Thời điểm có tài sản trong khi kết hôn - Thứ ba: Tài sản được thừa kế riêng - Thứ tư: Tài sản được tặng cho riêng - Thứ năm: Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của mỗi người - Thứ sáu: Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Cụ thể, quy định đối với các loại tài sản này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP (quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình 2014), bao gồm các loại tài sản sau: + Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. + Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác. + Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. - Thứ bảy: Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của mỗi người; - Thứ tám: Tài sản được chia riêng theo Thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; - Thứ chín: Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng. Như vậy, chúng ta có thể đúc kết ra việc xác định tài sản là tài sản riêng của một bên vợ, chồng thì phải dựa vào 03 yếu tố chính: (1) Ngồn gốc tài sản; (2) Thời điểm tạo lập tài sản. (3) Thỏa thuận xác lập tài sản giữa vợ, chồng. Chính vì vậy, việc chứng minh tài sản riêng cũng chính là đi chứng minh 03 yếu tố trên. Trước tiên, xét đến nguồn gốc của tài sản: Chúng ta phải xác định được tài sản đó có được là bắt đầu từ đâu? + Có phải của ông bà tổ tiên bạn để lại hay của bố mẹ, người thân tặng cho riêng cá nhân bạn, hay bạn là người thừa kế hay không? + Nếu tài sản đó được mua bằng tiền thì tiền đó là từ đâu mà có, nếu từ tiền riêng của bạn, từ tài sản tiêng của bạn hay nói cách khác phải xác định tài sản đó có phải là tài sản được hình thành từ tài sản riêng của bạn hay không? + Đã có cơ quan nào xác nhận là tài sản riêng của bạn hay chưa? Đối với việc chứng minh thời điểm tạo lập tài sản: Phải xác định được thời điểm bạn có tài sản là trước hay sau khi đăng ký kết hôn. Về nguyên tắc, tài sản được tạo lập trước thời điểm kết hôn sẽ là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng. Tuy nhiên, có thể nói, yếu tố quyết định nhất trong việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng vẫn là THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG. Hai yếu tố trên về (1) Nguồn gốc tài sản và (2) Thời điểm tạo lập tài sản cũng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu các bên có thỏa thuận hợp pháp khác. Cụ thể, đó là các thỏa thuận sau: + Thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hôn (Điều 47) + Thỏa thuận chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 38) + Thỏa thuận về tài sản khác theo quy định Điều này có nghĩa, cho dù tài sản đó có nguồn gốc và thời điểm rõ ràng được xác định là tài sản riêng của một bên vợ, chồng theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình, và bạn cũng có đầy đủ giấy tờ chứng minh đây là tài sản riêng, nhưng nếu trước đó, vợ chồng bạn đã từng ký một trong 03 loại thỏa thuận mà mình vừa nêu trên một cách hợp pháp thì việc xác định tài sản đó là tài sản chung hay riêng chỉ cần dựa theo thỏa thuận để xác định mà thôi. Pháp luật vẫn đặt quyền tự do ý chí, tự do thỏa thuận của vợ chồng ở vị trí cao nhất và được tôn trọng nhất. Vậy nên, cách tốt nhất để rõ ràng tài sản chung riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thì vợ, chồng nên có thỏa thuận minh bạch, cụ thể với nhau. Mặt khác, pháp luật hôn nhân và gia đình cũng ghi nhận “nguyên tắc suy đoán” trong việc chứng minh tài sản riêng của một bên vợ, chồng, đó là: Nếu trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung (khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Do vậy, nếu không có đủ căn cứ để chứng minh tài sản riêng thì đương nhiên tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung của cả hai vợ chồng.
Phân chia tài sản riêng khi ly hôn
A và B là vợ chồng từ năm 2000. Năm 2010, cha mẹ A tặng cho A mảnh đất có diện tích 100m2, đã cập nhật tên A trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Năm 2015, A và B xây dựng căn nhà trên mảnh đất này. Năm 2019, A và B ly hôn, B yêu cầu A chia ½ giá trị căn nhà và đất với lý do A đã đồng ý sáp nhập mảnh đất vào tài sản chung của hai vợ chồng để cùng xây dựng nhà theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014. Theo A, mảnh đất là tài sản riêng của A được cha mẹ tặng cho theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân gia đình 2014 và trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chỉ đứng tên của A, việc A và B cùng xây dựng căn nhà trên mảnh đất không bao gồm việc xác nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng, nên A chỉ đồng ý chia giá trị ½ căn nhà cho B. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì A có phải chia ½ giá trị nhà và đất cho B không hay chỉ chia ½ giá trị căn nhà, vầ làm thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của A?
03 trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định chế độ sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng, theo đó, tài sản của vợ chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng thì vợ chồng có chung quyền sở hữu còn đối với tài sản riêng của vợ, chồng thì do vợ, chồng làm chủ sở hữu và định đoạt tài sản đó. Tuy nhiên pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cũng đã có quy định nhằm hạn chế quyền tự định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng với mục đích bảo vệ quyền lợi cho một bên vợ, chồng còn lại và đảm bảo lợi ích chung của gia đình. TH1: Trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng theo quy địn tại khoản 2 Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.” Cuộc sống gia đình không tránh khỏi những lúc gặp khó khăn về kinh tế, vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung của vợ, chồng không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình mà người vợ, chồng có tài sản riêng thì để đảm bảo lợi ích chung của cả gia đình, vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp phần tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mình để bảo đảm cuộc sống chung của gia đình. Trong đó, nhu cầu thiết yếu được hiểu là “nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình” (khoản 20 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). TH2: Trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.” Về nguyên tắc, vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình. Mặt khác, họ cũng có thể thỏa thuận về việc sử dụng tài sản riêng của mỗi bên sao cho có thể khai thác tốt nhất giá trị sử dụng của tài sản. Tuy nhiên, để đảm bảo cuộc sống chung của gia đình, giữ gìn truyền thóng yêu thương, chăm sóc giữa các thành viên gia đình thì quyền tự định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng có thể bị hạn chế. Theo đó, tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự đồng ý, thỏa thuận của vợ chồng. TH3: Trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng được quy định tại Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. “Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.” Nhà ở là tài sản riêng của một bên vợ, chồng thì sau khi ly hôn tài sản đó vẫn thuộc sở hữu riêng và chủ sở hữu là người có toàn quyền định đoạt, chiếm hữu. Xong, để tạo điều kiện về nơi ở cho bên vợ, chồng không có chỗ ở có thể tìm được chỗ ở trong thời gian nhất định, pháp luật quy định sau khi ly hôn nếu ngôi nhà là tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà sau khi ly hôn mà bên chồng hoặc vợ (không phải chủ sở hữu của ngôi nhà đó) gặp khó khăn về chỗ ở thì có qyền được lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấm dứt hôn nhân.
Cách chứng minh “tài sản riêng của vợ, chồng” trong thời kỳ hôn nhân?
Khi kết hôn và xác lập quan hệ vợ chồng, kể từ thời điểm đó, pháp luật ghi nhận chế định về “Tài sản chung của vợ chồng” được hình thành trên căn cứ hôn nhân. Tuy nhiên, trong thời kỳ hôn nhân sẽ vẫn tồn tại chế định về “Tài sản riêng của vợ, chồng” nhằm phân định rõ ràng quyền lợi riêng của mỗi bên vợ, chồng. Và thực tế, không tránh khỏi trường hợp, một bên cho rằng tài sản này là tài sản riêng của mình, nhưng bên kia lại cho rằng đó là tài sản chung. Vậy trong trường hợp này, phải làm cách nào để chứng minh đó là tài sản riêng của một bên. Bài viết dưới đây trên cơ sở phân tích các quy định pháp lý liên quan sẽ giải đáp thắc mắc trên. Trước hết, để chứng minh là tài sản riêng thì chúng ta cần biết những tài sản nào được pháp luật công nhận là tài sản riêng của một bên vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản riêng của vợ chồng bao gồm các nhóm tài sản sau: NHÓM 1: Thời điểm có tài sản trước khi kết hôn - Thứ nhất: Tài sản riêng của vợ, chồng mà mỗi người có trước khi kết hôn; - Thứ hai: Tài sản được chia riêng theo Thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hôn theo Điều 47, 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. NHÓM 2: Thời điểm có tài sản trong khi kết hôn - Thứ ba: Tài sản được thừa kế riêng - Thứ tư: Tài sản được tặng cho riêng - Thứ năm: Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của mỗi người - Thứ sáu: Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Cụ thể, quy định đối với các loại tài sản này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP (quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình 2014), bao gồm các loại tài sản sau: + Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. + Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác. + Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. - Thứ bảy: Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của mỗi người; - Thứ tám: Tài sản được chia riêng theo Thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; - Thứ chín: Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng. Như vậy, chúng ta có thể đúc kết ra việc xác định tài sản là tài sản riêng của một bên vợ, chồng thì phải dựa vào 03 yếu tố chính: (1) Ngồn gốc tài sản; (2) Thời điểm tạo lập tài sản. (3) Thỏa thuận xác lập tài sản giữa vợ, chồng. Chính vì vậy, việc chứng minh tài sản riêng cũng chính là đi chứng minh 03 yếu tố trên. Trước tiên, xét đến nguồn gốc của tài sản: Chúng ta phải xác định được tài sản đó có được là bắt đầu từ đâu? + Có phải của ông bà tổ tiên bạn để lại hay của bố mẹ, người thân tặng cho riêng cá nhân bạn, hay bạn là người thừa kế hay không? + Nếu tài sản đó được mua bằng tiền thì tiền đó là từ đâu mà có, nếu từ tiền riêng của bạn, từ tài sản tiêng của bạn hay nói cách khác phải xác định tài sản đó có phải là tài sản được hình thành từ tài sản riêng của bạn hay không? + Đã có cơ quan nào xác nhận là tài sản riêng của bạn hay chưa? Đối với việc chứng minh thời điểm tạo lập tài sản: Phải xác định được thời điểm bạn có tài sản là trước hay sau khi đăng ký kết hôn. Về nguyên tắc, tài sản được tạo lập trước thời điểm kết hôn sẽ là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng. Tuy nhiên, có thể nói, yếu tố quyết định nhất trong việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng vẫn là THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG. Hai yếu tố trên về (1) Nguồn gốc tài sản và (2) Thời điểm tạo lập tài sản cũng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu các bên có thỏa thuận hợp pháp khác. Cụ thể, đó là các thỏa thuận sau: + Thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hôn (Điều 47) + Thỏa thuận chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 38) + Thỏa thuận về tài sản khác theo quy định Điều này có nghĩa, cho dù tài sản đó có nguồn gốc và thời điểm rõ ràng được xác định là tài sản riêng của một bên vợ, chồng theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình, và bạn cũng có đầy đủ giấy tờ chứng minh đây là tài sản riêng, nhưng nếu trước đó, vợ chồng bạn đã từng ký một trong 03 loại thỏa thuận mà mình vừa nêu trên một cách hợp pháp thì việc xác định tài sản đó là tài sản chung hay riêng chỉ cần dựa theo thỏa thuận để xác định mà thôi. Pháp luật vẫn đặt quyền tự do ý chí, tự do thỏa thuận của vợ chồng ở vị trí cao nhất và được tôn trọng nhất. Vậy nên, cách tốt nhất để rõ ràng tài sản chung riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thì vợ, chồng nên có thỏa thuận minh bạch, cụ thể với nhau. Mặt khác, pháp luật hôn nhân và gia đình cũng ghi nhận “nguyên tắc suy đoán” trong việc chứng minh tài sản riêng của một bên vợ, chồng, đó là: Nếu trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung (khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Do vậy, nếu không có đủ căn cứ để chứng minh tài sản riêng thì đương nhiên tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung của cả hai vợ chồng.