Quy định về thu nhập từ chênh lệch do đánh giá lại tài sản
Khi góp vốn vào công ty khác bằng quyền sử dụng đất bao gồm nhà xưởng trên đất, thì định giá trị khu đất để góp vốn cao hơn giá trị ghi sổ thì phần chênh lệch này công ty phải kê khai thu nhập tính thuế TNDN khi nào? Tài sản hữu hình là nhà xưởng, tài sản vô hình là quyền sử dụng đất đúng không? Tài sản hữu hình là nhà xưởng, tài sản vô hình là quyền sử dụng đất đúng không? Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 23/2023/TT-BTC quy định phân loại tài sản cố định như sau: Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định; gồm: - Loại 1: Nhà, công trình xây dựng; gồm: Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hóa; nhà tập luyện và thi đấu thể thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà ở công vụ và nhà, công trình xây dựng khác. - Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi, giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác. - Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác. - Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải hàng không và phương tiện vận tải khác. - Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác. - Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm. - Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác. Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động; gồm: - Loại 1: Quyền sử dụng đất. - Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. - Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp. - Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng. - Loại 5: Phần mềm ứng dụng. - Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập. => Theo đó, nhà xưởng được xem là tài sản cố định hữu hình, quyền sử dụng đất là tài sản cố định vô hình. Quy định về thu nhập từ chênh lệch do đánh giá lại tài sản Căn cứ khoản 14 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định thu nhập khác như sau: - Đối với chênh lệch tăng do đánh giá lại nhà xưởng là phần chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại với giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ sách kế toán và tính một lần vào thu nhập khác trong kỳ tính thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại doanh nghiệp góp vốn. - Đối với chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn (mà doanh nghiệp nhận giá trị quyền sử dụng đất được phân bổ dần giá trị đất vào chi phí được trừ) tính một lần vào thu nhập khác trong kỳ tính thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại doanh nghiệp góp vốn. Riêng chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất góp vốn vào doanh nghiệp để hình thành tài sản cố định thực hiện sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp nhận giá trị quyền sử dụng đất không được trích khấu hao và không được phân bổ dần giá trị đất vào chi phí được trừ thì phần chênh lệch này được tính dần vào thu nhập khác của doanh nghiệp góp vốn trong thời gian tối đa không quá 10 năm bắt đầu từ năm giá trị quyền sử dụng đất được đem góp vốn. Doanh nghiệp phải có thông báo số năm doanh nghiệp phân bổ vào thu nhập khác khi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm bắt đầu kê khai khoản thu nhập này (năm có đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất đem góp vốn). Chênh lệch do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất bao gồm: Đối với quyền sử dụng đất lâu dài là chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại và giá trị của quyền sử dụng đất ghi trên sổ sách kế toán; Đối với quyền sử dụng đất có thời hạn là chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại và giá trị còn lại chưa phân bổ của quyền sử dụng đất. => Như vậy, nhà xưởng được xem là tài sản cố định hữu hình, quyền sử dụng đất là tài sản cố định vô hình. Bên cạnh đó khi góp vốn vào công ty khác bằng quyền sử dụng đất bao gồm nhà xưởng trên đất, thì phần chênh lệch vào thu nhập khác trong kỳ tính thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại doanh nghiệp góp vốn. Trường hợp doanh nghiệp nhận góp vốn không được trích khấu hao và không được phân bổ dần giá trị đất vào chi phí được trừ thì phần chênh lệch này được tính dần vào thu nhập khác của doanh nghiệp góp vốn trong thời gian tối đa không quá 10 năm bắt đầu từ năm giá trị quyền sử dụng đất được đem góp vốn.
Tài sản tự lắp ráp có tái sử dụng công cụ cũ có được tính là tài sản cố định không?
Trường hợp mua 1 hàng hóa có giá trị trên 30 triệu nhưng để sử dụng được cần tận dụng khung cũ là công cụ dụng cụ để lắp thêm vào thì hàng hóa kia có đủ điều kiện ghi nhận là tài sản cố định không? Bài viết này cung cấp thông tin về vấn đề trên. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định theo quy định Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC về tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định, theo đó: - Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; + Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập. Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình. - Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình: Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình. Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau: + Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán; + Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán; + Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó; + Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai; + Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó; + Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó; + Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình. - Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN. - Đối với các công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ đã ban hành trước Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, có giá trị lợi thế kinh doanh được tính vào giá trị doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo phương pháp tài sản và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo qui định thì thực hiện phân bổ giá trị lợi thế kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 138/2012/TT-BTC ngày 20/8/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn phân bổ giá trị lợi thế kinh doanh đối với công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước.\ ⇒ Tài sản cố định được xác định theo tiêu chí trên. Tài sản tự lắp ráp có tái sử dụng công cụ cũ có được tính là tài sản cố định không? Theo điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC về xác định nguyên giá của tài sản cố định: Theo đó, đối với xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình có quy định: Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất được xác định nguyên giá như sau: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất). Như vậy, nếu tài sản do tự sản xuất một phần từ tài sản mua sắm mới và tài sản cũ thì cũng có thể tính là tài sản cố định miễn đáp ứng tiêu chí tại Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC trích dẫn tại mục 1 bài viết này, cụ thể: là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; - Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. Quy định về nguyên tắc quản lý tài sản cố định Theo Điều 5 Thông tư 45/2013/TT-BTC: - Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ. - Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của tài sản cố định - Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ - Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này. - Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường. Như vậy, nguyên tắc quản lý tài sản cố định theo quy định trên.
Hao mòn tài sản cố định được hạch toán thông qua tài khoản kế toán nào?
Hao mòn tài sản cố định được hạch toán thông qua tài khoản kế toán nào? Kết cấu và nội dung của tài khoản kế toán dùng để phản ánh hao mòn tài sản cố định được quy định như thế nào? Hao mòn tài sản cố định được hạch toán thông qua tài khoản kế toán nào? Theo Điều 38 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định hao mòn tài sản cố định được hạch toán thông qua Tài khoản 214. Cụ thể, Tài khoản 214 dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại tài sản cố định và bất động sản đầu tư trong quá trình sử dụng do trích khấu hao tài sản cố định, bất động sản đầu tư và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của tài sản cố định, bất động sản đầu tư. Lưu ý: Về nguyên tắc, mọi tài sản cố định, bất động sản đầu tư dùng để cho thuê của doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất, kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất, kinh doanh và khấu hao bất động sản đầu tư hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; khấu hao tài sản cố định chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác. Các trường hợp đặc biệt không phải trích khấu hao (như tài sản cố định dự trữ, tài sản cố định dùng chung cho xã hội...), doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với tài sản cố định dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì không phải trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh mà chỉ tính hao mòn tài sản cố định và hạch toán giảm nguồn hình thành tài sản cố định đó. Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao tài sản cố định phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải được thay đổi tương ứng. Phương pháp khấu hao tài sản cố định được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế của tài sản cố định. Trường hợp này, phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo, và được thuyết minh trong Báo cáo tài chính. Kết cấu và nội dung của tài khoản kế toán dùng để phản ánh hao mòn tài sản cố định được quy định như thế nào? Theo Điều 38 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định có kết cấu và nội dung phản ánh như sau: Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư giảm do TSCĐ, BĐSĐT thanh lý, nhượng bán, điều động cho doanh nghiệp khác, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác. Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐSĐT tăng do trích khấu hao TSCĐ, BĐS đầu tư. Số dư bên Có: Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có ở doanh nghiệp. Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ, có 4 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình. - Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ thuê tài chính. - Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ vô hình và những khoản làm tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ vô hình. - Tài khoản 2147 - Hao mòn BĐSĐT: Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn BĐSĐT dùng để cho thuê hoạt động của doanh nghiệp. Tóm lại, hao mòn tài sản cố định được hạch toán thông qua Tài khoản 214.
Hướng dẫn phân loại tài sản cố định do Nhà nước giao doanh nghiệp quản lý
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 23/2023/TT-BTC ngày 25/4/2023 hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Phân loại tài sản cố định theo tính chất, đặc điểm tài sản (1) Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định; gồm: - Loại 1: Nhà, công trình xây dựng; gồm: Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hoá; nhà tập luyện và thi đâu thê thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà ở công vụ và nhà, công trình xây dựng khác. - Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi, giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác. - Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác. - Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải đường thuỷ, phương tiện vận tài hàng không và phương tiện vận tải khác. - Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác. - Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm. - Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác. (2) Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động; gồm: - Loại 1: Quyền sử dụng đất. - Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. - Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp. - Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng. - Loại 5: Phần mềm ứng dụng. - Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập. (3) Tài sản cố định đặc thù là những tài sản không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hiện vật (như: cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, làng tầm, di tích lịch sử được xếp hạng, tài liệu cồ, tài liệu quý hiếm...), tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập. Tiêu chuẩn tài sản cố định do Nhà nước giao doanh nghiệp quản lý * Xác định tài sản cố định - Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một tài sản. - Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định để có thể vận hành thì hệ thống đó được xác định là một tài sản. - Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ, liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và có chức năng hoạt động độc lập, đồng thời đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thi mỗi bộ phận tài sản riêng lẻ đó được xác định là một tài sản. - Súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm thì từng con súc vật được xác định là một tài sản. - Vườn cây lâu năm thuộc khuôn viên đất độc lập hoặc từng cây lâu năm riêng lẻ được xác định là một tài sản. - Quyền sử dụng đất đối với từng thửa đất hoặc phần diện tích được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trong từng thửa đất được xác định là một tài sản. - Quyền sở hữu trí tuệ được đăng ký, xác lập theo từng Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đến quyền tác giả, văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng được xác định là một tài sản. - Mỗi phần mềm ứng dụng được xác định là một tài sản. - Thương hiệu của từng đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là một tài sản. ** Tài sản quy định tại các tài sản nêu trên (mục ***) được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn sau đây: - Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên. - Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. *** Tài sản quy định tại mục (*) tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật. Và tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn sau đây: - Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên. - Đáp ứng tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp. Xem thêm Thông tư 23/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/6/2023 và được áp dụng từ năm tài chính 2023 thay thế Thông tư 45/2018/TT-BTC.
QSDĐ là tài sản cố định vô hình hay hữu hình?
Việc xác định tài sản nào là hữu hình hay vô hình là để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, xác định giá trị của doanh nghiệp và cho phép chủ sở hữu doanh nghiệp tối đa hóa lợi ích vốn có khi sở hữu tài sản đó. Trong đó, quyền sử dụng đất (QSDĐ) là loại tài sản đặc biệt cần xác định đúng về giá trị cũng như hình thức vậy quyền sử dụng đất là tài sản cố định vô hình hay hữu hình? 1. Tài sản cố định là gì? Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có văn bản nào giải thích tài sản cố định nghĩa là gì, nhưng có thể hiểu tài sản cố định là loại tài sản gắn liền với bất động sản và có thời hạn sử dụng trên 1 năm và có giá trị cao. Quyền sử dụng đất có phải là tài sản hay không thì căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 có phân loại tài sản thành các loại sau: - Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản ( quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác). - Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. 2. Như thế nào được xem là tài sản cố định hữu hình? Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định hữu hình được nhận biết như sau: Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên. - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó. Nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập. Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình. 3. Như thế nào được xem là tài sản cố định vô hình Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định tài sản cố định vô hình như sau: Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn như tài sản hữu hình, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình. Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau: - Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán. - Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán. - Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó. - Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai. - Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó. - Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó. - Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình. Vì quyền sử dụng đất được xem là quyền tài sản trong các loại tài sản. Mà quyền tài sản thì đáp ứng các quy định trở thành tài sản cố định vô hình thì đây được xem là tài sản cố định vô hình.
Quy định về trích khấu hao tài sản cố định
Việc trích khấu hao tài sản cố định được quy định như sau: 1. Đối tượng tài sản cố định phải trích khấu hao Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC, tất cả tài sản hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những Tài sản cố định sau đây: - Đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Khấu hao chưa hết bị mất. - Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. - Không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp. - Được sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng). - Từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. - Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp. - Các Tài sản cố định loại 6 được quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.” 2. Chi phí tính khấu hao Doanh nghiệp phải tiến hành tính khấu hao tài sản cố định và khoản chi phí này được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh. Trường hợp, tài sản cố định khấu hao bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Chênh lệch sẽ do Quỹ dự phòng tài chính bù đắp. Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. 3. Thời gian trích khấu hao Thời gian trích khấu hao được quy định tại Phụ lục I Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC
Hỏi về việc xuất hóa đơn bán tài sản cố định?
Xin chào Luật Sư Tôi có câu hỏi nhờ Luật sư giải đáp giúp. Câu hỏi như sau: - Công ty tôi là chi nhánh công ty xăng dầu mới thành lập đang trong quá trình xây dựng trụ sở. Hạch toán thuế GTGT theo PP trực tiếp, hồi tháng 8 có mua 3 cái trụ bơm xăng của 1 đơn vị hạch toán thuế GTGT theo pp khấu trừ tức là hóa đơn đầu vào là hđ bán hàng không có dòng thuế. đến tháng 11 trong quá trình hoàn thành các thủ tục để khai trương thì gặp trục trặc về vấn đề ký hợp đồng với bên cung cấp. Phải đóng Chi nhánh thành lập 1 công ty mới có thể ký kết hợp đồng, nay chi nhánh muốn xuất hóa đơn thanh lý Trụ bơm cho công ty mới thì có thể xuất bằng giá trị mua vào không (Không qua khấu hao), nếu xuất thì thuế suất là bao nhiêu phần trăm. Cảm ơn, mong nhận được phản hồi của Luật sư.Trân Trọng!
Tài sản cố định vô hình trong cơ quan nhà nước có tính khấu hao không?
Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2018/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành: "Điều 4. Phân loại tài sản cố định 1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản; bao gồm: ... b) Tài sản cố định vô hình - Loại 1: Quyền sử dụng đất. - Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. - Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp. - Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng. - Loại 5: Phần mềm ứng dụng. - Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm các yếu tố năng lực, chất lượng, uy tín, yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của đơn vị sự nghiệp công lập và các yếu tố khác có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế cho đơn vị sự nghiệp công lập). - Loại 7: Tài sản cố định vô hình khác." Đồng thời tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư 45/2018/TT-BTC: "Điều 12. Phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao ... 3. Các loại tài sản cố định sau đây không phải tính hao mòn, khấu hao: a) Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP; b) Tài sản cố định đặc thù quy định tại Điều 5 Thông tư này, trừ tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; c) Tài sản cố định đang thuê sử dụng; d) Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước: đ) Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được; e) Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hỏng không tiếp tục sử dụng được." Như vậy chỉ đối với trường hợp tài sản cố định nêu tại Khoản 3 Điều 12 mới không tính hao mòn, khấu hao thôi.
Máy in 25 triệu có phải là tài sản cố định của công ty?
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định như sau: Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; - Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập. ... Như vậy, máy in có giá 25 triệu chưa thỏa mãn đồng thời những tiêu chuẩn ở quy định trên. Nên máy tính có giá 25 triệu không phải là tài sản cố định.
Góp vốn bằng tài sản cố định, làm sao để đưa vào chi phí hợp lý
Dear Anh /Chị. Em muốn nhờ Anh/Chị tư vấn về trường hợp góp vốn bằng TSCĐ: Công ty em là Cty TNHH MTV được thành lập từ năm 2011.Chủ sở hữu của công ty và người đại diện theo pháp luật là 2 người khác nhau. Chủ sở hữu của Cty trước đó có ủy quyền cho một cá nhân A mua một số tài sản( máy móc, thiết bị) của Cty mua bán nợ của ngân hàng( cty mua bán nợ xuất hóa đơn cho cá nhân A). việc ủy quyền này mang tính chất cá nhân ủy quyền. Vậy giờ chủ sở hữu muốn dùng TSCĐ này để góp vốn vào công ty của mình (cty TNHH MTV) thì có hợp lý không và sau khi góp vốn thì cty có được trích khấu hao TSCĐ và đưa vào chi phí hợp lý không? Nếu được thì cần những thủ tục gì? Rất mong nhận được sự tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.
Rừng trồng có được xem là tài sản cố định?
Công ty tôi là công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp. Được nhà nước giao rừng và đã định giá rừng giao vốn cho đơn vị. Vậy cho tôi hỏi, hiện tại rừng trồng của đơn vị, rừng trồng là rừng tự nhiên cảu đơn vị có được xem lại TSCĐ không? có được trích khấu hao hay ko Vì khi khai thác đơn vị ngoài trả các cp liên quan đến khai thác, thì phải nộp phần lợi nhuận còn lại cho NSNN.
Thanh lý tài sản cố định nhà nước
Đơn vị mình là ban quản lý dự án, hoạt động bằng vốn nhà nước. Hiện mình đang thanh lý một số tài sản cố định như máy tính, máy photocopy. Trình tự mình đã làm như sau: - Lập tờ trình cùng danh mục tài sản cần thanh lý trình cấp trên phê duyệt. - Có văn bản đồng ý của cấp trên cho tiến hành bán thanh lý TSCĐ theo đúng quy định của nghị định 52/2009/NĐ-CP. - Đã tiến hành thuê 1 đơn vị thẩm định giá cho toàn bộ tài sản cần thanh lý, giá trị thẩm định giá là 1.000.000 đồng/ toàn bộ lô TS, (toàn bộ tài sản đã hết giá trị còn lại theo sổ kế toán). Theo khoản a, điểm 2, điều 27 nghị định 52/2009/NĐ-CP thì do tài sản đã hết giá trị còn lại theo sổ kế toán nên thuộc trường hợp bán chỉ định mà không phải bán đấu giá. Theo khoản 2 điều 23 nghị định 59/2009/NĐ-CP thì bán chỉ định thì cơ quan nhà nước có tài sản nước thực hiện bán cho người mua tài sản theo pháp luật dân sự.(Mình không tìm thấy văn bản pháp luật nào hướng dẫn tiếp việc bán chỉ định phải thực hiện như thế nào) Mình muốn hỏi: 1. Bán chỉ định như thế này tức là đơn vị tự tìm 1 ngưới bán để bán lô tài sản này hay có phải đăng báo tìm người mua cho khách quan? Nếu đăng báo thì phỉa đăng ở báo nào,(cố được đăng trên báo đấu thầu không), đăng trong mấy số báo? 2. Có được bán theo cả lô tài sản hay bán từng sản phẩm riêng lẻ. 3. đơn vị có nhất định phải xuất hóa đơn cho người mua không vì cơ quan không có hóa đơn. Nếu xuất hóa đơn thì đơn vị thực hiện mua hóa đơn bán tài sản nhà nước theo thông tư 225/2009/TT-BTC ngày 26/11/2009 có đúng không? 4. Trường hợp đã đăng báo mà không có cá nhân hay tổ chức nào mua thì xử lý tiếp như thế nào?
Tài sản cố định (TSCĐ) là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm và sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp từ việc sử dụng tài sản đó. Doanh nghiệp cần nắm rõ tiêu chuẩn xác định tài sản cố định để được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Tiêu chuẩn xác định TSCĐ được quy định như sau: Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ hữu hình TSCĐ hữu hình là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, và tài sản đó phải thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn sau đây: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản; - Có thời gian sử dụng trên 1 năm; - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên. Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: thì từng con súc vật nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn nêu trên sẽ được coi là một TSCĐ hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm: thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn nêu trên thì sẽ được coi là một TSCĐ hữu hình. Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn như quy định đối với TSCĐ hữu hình nêu trên, mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình. Riêng đối với các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai phải thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau thì mới được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: - Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán; - Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán; - Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó; - Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai; - Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó; - Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó; - Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình. Những tài sản không được xem là TSCĐ - Những tài sản hữu hình và chi phí không đáp ứng các tiêu chí được xác định như trên. - Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là TSCĐ vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm. Căn cứ pháp lý: Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Tài sản cố định thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp
Vừa qua, Bộ tư pháp vừa ban hành Quyết định 2402/QĐ-BTP về danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn đối với tài sản chưa đủ tiêu chuẩn nhận biết là tài sản cố định (TSCĐ) trong nội bộ như sau: - Tài sản chưa đủ tiêu chuẩn nhận biết là tài sản cố định + Các tài sản chưa đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư số 45/2018/TT-BTC là tài sản cố định thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp thuộc 01 trong 02 trường hợp sau đây: ++ Tài sản (trừ tài sản là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) có nguyên giá từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến dưới 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) và có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên; ++ Tài sản là trang thiết bị dễ hỏng, dễ vỡ có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. + Danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn đối với tài sản chưa đủ tiêu chuẩn nhận biết là tài sản cố định thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp được quy định tại Phụ lục số 01, 02 kèm theo Quyết định này. - Tài sản cố định đặc thù + Tài sản cố định không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hiện vật (như: cổ vật, hiện vật trưng bày trong phòng truyền thống, nhà truyền thống, khu di tích lịch sử), tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập không xác định được chi phí hình thành được quy định, là tài sản cố định đặc thù. + Nguyên giá tài sản cố định đặc thù để ghi sổ kế toán, kê khai để đăng nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được xác định theo giá quy ước. Giá quy ước tài sản cố định đặc thù được xác định là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng). + Khi có phát sinh tài sản cố định đặc thù, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản báo cáo Bộ để bổ sung vào Danh mục tài sản đặc thù thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp. Quyết định 2402/QĐ-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/9/2019 và thay thế cho Quyết định 1422/QĐ-BTP ngày 01/7/2016.
Khấu trừ thuế Giá trị gia tăng của tài sản cố định
Em bên Công Ty UNIPO ,do loại hình chỗ em là trung tâm ngoại ngữ thuộc loại hình không chịu thuế GTGT .Vậy Thư Viện cho em hỏi ,Thuế GTGT của TSCĐ hình thành trong quá trình mua xắm ,xây dựng TSCĐ có được khấu trừ thuế GTGT hay không ,hay phải đưa vào giá trị tài sản hoặc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ .Còn hàng tháng mua hàng hóa dịch vụ thì thuế GTGT có khấu trừ không .Cám ơn Thư Viện Pháp Luật .
Hiện mình đang có trường hợp như sau: Công ty A xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy, theo dự toán là 1 tỷ đồng. Công ty A làm hợp đồng với 1 nhà thầu là 1 tỷ đồng và chuyển tiền cho nhà thầu là 800,000,000 đồng qua tài khoản ngân hàng. Đến nay công trình đã đưa vào sử dụng nhưng nhà thầu chưa xuất hóa đơn cho công ty A và công ty A chưa chuyển hết tiền. Các bạn cho mình hỏi: 1. Hạng mục này chưa được xuất hóa đơn, công ty A có được khấu hao tài sản này không và khoản tiền 800,000,000 có được tính vào chi phí không? 2. Tài sản này nếu được khấu hao thì khấu hao bao nhiêu năm và chi phí khấu hao này có được tính là chi phí hợp lệ không? Quan điểm của mình về vấn đề này như sau: Theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC có nêu: Điều 5. Nguyên tắc quản lý tài sản cố định: 1. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ. ... Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ: 1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây: ... - TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Trường hợp của công ty A không có hóa đơn nên hồ sơ quản lý chưa đủ, không được theo dõi đầy đủ trong sổ sách kế toán của đơn vị nên chưa có cơ sở để tiến hành khấu hao tài sản. Đối với chi phí hợp lý, theo quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC có nêu: Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau: “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này)... Trường hợp của công ty A chưa có hóa đơn nên không đáp ứng điều kiện trên, sẽ khiến phần chi phí này chưa đủ điều kiện để xem là chi phí hợp lý được trừ khi xác định doanh thu chịu thuế TNDN.
Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với tài sản cổ định
Công ty của A sản xuất và kinh doanh sản phẩm không chịu thuế GTGT. Vậy đối với tài sản cố định mua mới tiền thuế GTGT đầu vào xử lý ra sao? Có được khấu trừ không hay cộng vào nguyên giá…và căn cứ pháp lý cụ thể như thế nào? Hoặc có thể vừa được khấu trừ và vừa được cộng vào nguyên giá không ạ?
Sử dụng tiền thanh lý tài sản cố định
Công ty TNHH MTV nhà nước do UBND tỉnh là chủ sở hữu khi thanh lý tài sản cố định có đề xuất sử dụng kinh phí thu được từ việc bán thanh lý tài sản để sử dụng cho các hạng mục sửa chữa và mua sắm tài sản cố định khác. Đề nghị Luật sư giúp đỡ về căn cứ pháp lý để giải quyết đề xuất trên của đơn vị.
Thủ tục đưa vào tài sản cố định
e xin chào luật sư! cho e hỏi công ty e mua xe máy múc, máy ủi của cá nhân không có hoá đơn, giấy tờ xuất sứ xe máy. Vậy e phải làm những thủ tục nào để đưa các loại máy này vào tài sản công ty ạ! E xin chân thành cảm ơn
Xuất bán oto công ty, nhưng kế toán không ghi tài sản cố định
Xin chào thuvienphapluat Công ty mình xuất bán một oto đã xuất hóa đơn, nhưng cái oto này kế toán trước không ghi nhận tài sản cố địn. Không khấu hao gì hết, mà tài sản này được mua bằng tiền vay ngân hàng. Việc vay mượn không được ghi nhận gì hết. Bây giờ mình phải làm thế nào, và hạch toán ra sao ạ Xin cảm ơn
Quy định về thu nhập từ chênh lệch do đánh giá lại tài sản
Khi góp vốn vào công ty khác bằng quyền sử dụng đất bao gồm nhà xưởng trên đất, thì định giá trị khu đất để góp vốn cao hơn giá trị ghi sổ thì phần chênh lệch này công ty phải kê khai thu nhập tính thuế TNDN khi nào? Tài sản hữu hình là nhà xưởng, tài sản vô hình là quyền sử dụng đất đúng không? Tài sản hữu hình là nhà xưởng, tài sản vô hình là quyền sử dụng đất đúng không? Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 23/2023/TT-BTC quy định phân loại tài sản cố định như sau: Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định; gồm: - Loại 1: Nhà, công trình xây dựng; gồm: Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hóa; nhà tập luyện và thi đấu thể thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà ở công vụ và nhà, công trình xây dựng khác. - Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi, giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác. - Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác. - Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải hàng không và phương tiện vận tải khác. - Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác. - Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm. - Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác. Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động; gồm: - Loại 1: Quyền sử dụng đất. - Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. - Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp. - Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng. - Loại 5: Phần mềm ứng dụng. - Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập. => Theo đó, nhà xưởng được xem là tài sản cố định hữu hình, quyền sử dụng đất là tài sản cố định vô hình. Quy định về thu nhập từ chênh lệch do đánh giá lại tài sản Căn cứ khoản 14 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định thu nhập khác như sau: - Đối với chênh lệch tăng do đánh giá lại nhà xưởng là phần chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại với giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ sách kế toán và tính một lần vào thu nhập khác trong kỳ tính thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại doanh nghiệp góp vốn. - Đối với chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn (mà doanh nghiệp nhận giá trị quyền sử dụng đất được phân bổ dần giá trị đất vào chi phí được trừ) tính một lần vào thu nhập khác trong kỳ tính thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại doanh nghiệp góp vốn. Riêng chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất góp vốn vào doanh nghiệp để hình thành tài sản cố định thực hiện sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp nhận giá trị quyền sử dụng đất không được trích khấu hao và không được phân bổ dần giá trị đất vào chi phí được trừ thì phần chênh lệch này được tính dần vào thu nhập khác của doanh nghiệp góp vốn trong thời gian tối đa không quá 10 năm bắt đầu từ năm giá trị quyền sử dụng đất được đem góp vốn. Doanh nghiệp phải có thông báo số năm doanh nghiệp phân bổ vào thu nhập khác khi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm bắt đầu kê khai khoản thu nhập này (năm có đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất đem góp vốn). Chênh lệch do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất bao gồm: Đối với quyền sử dụng đất lâu dài là chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại và giá trị của quyền sử dụng đất ghi trên sổ sách kế toán; Đối với quyền sử dụng đất có thời hạn là chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại và giá trị còn lại chưa phân bổ của quyền sử dụng đất. => Như vậy, nhà xưởng được xem là tài sản cố định hữu hình, quyền sử dụng đất là tài sản cố định vô hình. Bên cạnh đó khi góp vốn vào công ty khác bằng quyền sử dụng đất bao gồm nhà xưởng trên đất, thì phần chênh lệch vào thu nhập khác trong kỳ tính thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại doanh nghiệp góp vốn. Trường hợp doanh nghiệp nhận góp vốn không được trích khấu hao và không được phân bổ dần giá trị đất vào chi phí được trừ thì phần chênh lệch này được tính dần vào thu nhập khác của doanh nghiệp góp vốn trong thời gian tối đa không quá 10 năm bắt đầu từ năm giá trị quyền sử dụng đất được đem góp vốn.
Tài sản tự lắp ráp có tái sử dụng công cụ cũ có được tính là tài sản cố định không?
Trường hợp mua 1 hàng hóa có giá trị trên 30 triệu nhưng để sử dụng được cần tận dụng khung cũ là công cụ dụng cụ để lắp thêm vào thì hàng hóa kia có đủ điều kiện ghi nhận là tài sản cố định không? Bài viết này cung cấp thông tin về vấn đề trên. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định theo quy định Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC về tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định, theo đó: - Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; + Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập. Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình. - Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình: Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình. Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau: + Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán; + Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán; + Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó; + Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai; + Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó; + Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó; + Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình. - Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN. - Đối với các công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ đã ban hành trước Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, có giá trị lợi thế kinh doanh được tính vào giá trị doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo phương pháp tài sản và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo qui định thì thực hiện phân bổ giá trị lợi thế kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 138/2012/TT-BTC ngày 20/8/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn phân bổ giá trị lợi thế kinh doanh đối với công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước.\ ⇒ Tài sản cố định được xác định theo tiêu chí trên. Tài sản tự lắp ráp có tái sử dụng công cụ cũ có được tính là tài sản cố định không? Theo điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC về xác định nguyên giá của tài sản cố định: Theo đó, đối với xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình có quy định: Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất được xác định nguyên giá như sau: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất). Như vậy, nếu tài sản do tự sản xuất một phần từ tài sản mua sắm mới và tài sản cũ thì cũng có thể tính là tài sản cố định miễn đáp ứng tiêu chí tại Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC trích dẫn tại mục 1 bài viết này, cụ thể: là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; - Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. Quy định về nguyên tắc quản lý tài sản cố định Theo Điều 5 Thông tư 45/2013/TT-BTC: - Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ. - Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của tài sản cố định - Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ - Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này. - Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường. Như vậy, nguyên tắc quản lý tài sản cố định theo quy định trên.
Hao mòn tài sản cố định được hạch toán thông qua tài khoản kế toán nào?
Hao mòn tài sản cố định được hạch toán thông qua tài khoản kế toán nào? Kết cấu và nội dung của tài khoản kế toán dùng để phản ánh hao mòn tài sản cố định được quy định như thế nào? Hao mòn tài sản cố định được hạch toán thông qua tài khoản kế toán nào? Theo Điều 38 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định hao mòn tài sản cố định được hạch toán thông qua Tài khoản 214. Cụ thể, Tài khoản 214 dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại tài sản cố định và bất động sản đầu tư trong quá trình sử dụng do trích khấu hao tài sản cố định, bất động sản đầu tư và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của tài sản cố định, bất động sản đầu tư. Lưu ý: Về nguyên tắc, mọi tài sản cố định, bất động sản đầu tư dùng để cho thuê của doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất, kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất, kinh doanh và khấu hao bất động sản đầu tư hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; khấu hao tài sản cố định chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác. Các trường hợp đặc biệt không phải trích khấu hao (như tài sản cố định dự trữ, tài sản cố định dùng chung cho xã hội...), doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với tài sản cố định dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì không phải trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh mà chỉ tính hao mòn tài sản cố định và hạch toán giảm nguồn hình thành tài sản cố định đó. Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao tài sản cố định phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải được thay đổi tương ứng. Phương pháp khấu hao tài sản cố định được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế của tài sản cố định. Trường hợp này, phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo, và được thuyết minh trong Báo cáo tài chính. Kết cấu và nội dung của tài khoản kế toán dùng để phản ánh hao mòn tài sản cố định được quy định như thế nào? Theo Điều 38 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định có kết cấu và nội dung phản ánh như sau: Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư giảm do TSCĐ, BĐSĐT thanh lý, nhượng bán, điều động cho doanh nghiệp khác, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác. Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐSĐT tăng do trích khấu hao TSCĐ, BĐS đầu tư. Số dư bên Có: Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có ở doanh nghiệp. Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ, có 4 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình. - Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ thuê tài chính. - Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ vô hình và những khoản làm tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ vô hình. - Tài khoản 2147 - Hao mòn BĐSĐT: Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn BĐSĐT dùng để cho thuê hoạt động của doanh nghiệp. Tóm lại, hao mòn tài sản cố định được hạch toán thông qua Tài khoản 214.
Hướng dẫn phân loại tài sản cố định do Nhà nước giao doanh nghiệp quản lý
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 23/2023/TT-BTC ngày 25/4/2023 hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Phân loại tài sản cố định theo tính chất, đặc điểm tài sản (1) Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định; gồm: - Loại 1: Nhà, công trình xây dựng; gồm: Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hoá; nhà tập luyện và thi đâu thê thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà ở công vụ và nhà, công trình xây dựng khác. - Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi, giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác. - Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác. - Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải đường thuỷ, phương tiện vận tài hàng không và phương tiện vận tải khác. - Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác. - Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm. - Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác. (2) Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động; gồm: - Loại 1: Quyền sử dụng đất. - Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. - Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp. - Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng. - Loại 5: Phần mềm ứng dụng. - Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập. (3) Tài sản cố định đặc thù là những tài sản không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hiện vật (như: cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, làng tầm, di tích lịch sử được xếp hạng, tài liệu cồ, tài liệu quý hiếm...), tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập. Tiêu chuẩn tài sản cố định do Nhà nước giao doanh nghiệp quản lý * Xác định tài sản cố định - Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một tài sản. - Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định để có thể vận hành thì hệ thống đó được xác định là một tài sản. - Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ, liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và có chức năng hoạt động độc lập, đồng thời đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thi mỗi bộ phận tài sản riêng lẻ đó được xác định là một tài sản. - Súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm thì từng con súc vật được xác định là một tài sản. - Vườn cây lâu năm thuộc khuôn viên đất độc lập hoặc từng cây lâu năm riêng lẻ được xác định là một tài sản. - Quyền sử dụng đất đối với từng thửa đất hoặc phần diện tích được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trong từng thửa đất được xác định là một tài sản. - Quyền sở hữu trí tuệ được đăng ký, xác lập theo từng Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đến quyền tác giả, văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng được xác định là một tài sản. - Mỗi phần mềm ứng dụng được xác định là một tài sản. - Thương hiệu của từng đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là một tài sản. ** Tài sản quy định tại các tài sản nêu trên (mục ***) được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn sau đây: - Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên. - Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. *** Tài sản quy định tại mục (*) tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật. Và tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn sau đây: - Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên. - Đáp ứng tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp. Xem thêm Thông tư 23/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/6/2023 và được áp dụng từ năm tài chính 2023 thay thế Thông tư 45/2018/TT-BTC.
QSDĐ là tài sản cố định vô hình hay hữu hình?
Việc xác định tài sản nào là hữu hình hay vô hình là để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, xác định giá trị của doanh nghiệp và cho phép chủ sở hữu doanh nghiệp tối đa hóa lợi ích vốn có khi sở hữu tài sản đó. Trong đó, quyền sử dụng đất (QSDĐ) là loại tài sản đặc biệt cần xác định đúng về giá trị cũng như hình thức vậy quyền sử dụng đất là tài sản cố định vô hình hay hữu hình? 1. Tài sản cố định là gì? Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có văn bản nào giải thích tài sản cố định nghĩa là gì, nhưng có thể hiểu tài sản cố định là loại tài sản gắn liền với bất động sản và có thời hạn sử dụng trên 1 năm và có giá trị cao. Quyền sử dụng đất có phải là tài sản hay không thì căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 có phân loại tài sản thành các loại sau: - Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản ( quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác). - Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. 2. Như thế nào được xem là tài sản cố định hữu hình? Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định hữu hình được nhận biết như sau: Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên. - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó. Nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập. Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình. 3. Như thế nào được xem là tài sản cố định vô hình Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định tài sản cố định vô hình như sau: Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn như tài sản hữu hình, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình. Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau: - Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán. - Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán. - Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó. - Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai. - Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó. - Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó. - Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình. Vì quyền sử dụng đất được xem là quyền tài sản trong các loại tài sản. Mà quyền tài sản thì đáp ứng các quy định trở thành tài sản cố định vô hình thì đây được xem là tài sản cố định vô hình.
Quy định về trích khấu hao tài sản cố định
Việc trích khấu hao tài sản cố định được quy định như sau: 1. Đối tượng tài sản cố định phải trích khấu hao Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC, tất cả tài sản hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những Tài sản cố định sau đây: - Đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Khấu hao chưa hết bị mất. - Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. - Không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp. - Được sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng). - Từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. - Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp. - Các Tài sản cố định loại 6 được quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.” 2. Chi phí tính khấu hao Doanh nghiệp phải tiến hành tính khấu hao tài sản cố định và khoản chi phí này được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh. Trường hợp, tài sản cố định khấu hao bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Chênh lệch sẽ do Quỹ dự phòng tài chính bù đắp. Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. 3. Thời gian trích khấu hao Thời gian trích khấu hao được quy định tại Phụ lục I Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC
Hỏi về việc xuất hóa đơn bán tài sản cố định?
Xin chào Luật Sư Tôi có câu hỏi nhờ Luật sư giải đáp giúp. Câu hỏi như sau: - Công ty tôi là chi nhánh công ty xăng dầu mới thành lập đang trong quá trình xây dựng trụ sở. Hạch toán thuế GTGT theo PP trực tiếp, hồi tháng 8 có mua 3 cái trụ bơm xăng của 1 đơn vị hạch toán thuế GTGT theo pp khấu trừ tức là hóa đơn đầu vào là hđ bán hàng không có dòng thuế. đến tháng 11 trong quá trình hoàn thành các thủ tục để khai trương thì gặp trục trặc về vấn đề ký hợp đồng với bên cung cấp. Phải đóng Chi nhánh thành lập 1 công ty mới có thể ký kết hợp đồng, nay chi nhánh muốn xuất hóa đơn thanh lý Trụ bơm cho công ty mới thì có thể xuất bằng giá trị mua vào không (Không qua khấu hao), nếu xuất thì thuế suất là bao nhiêu phần trăm. Cảm ơn, mong nhận được phản hồi của Luật sư.Trân Trọng!
Tài sản cố định vô hình trong cơ quan nhà nước có tính khấu hao không?
Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2018/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành: "Điều 4. Phân loại tài sản cố định 1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản; bao gồm: ... b) Tài sản cố định vô hình - Loại 1: Quyền sử dụng đất. - Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. - Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp. - Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng. - Loại 5: Phần mềm ứng dụng. - Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm các yếu tố năng lực, chất lượng, uy tín, yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của đơn vị sự nghiệp công lập và các yếu tố khác có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế cho đơn vị sự nghiệp công lập). - Loại 7: Tài sản cố định vô hình khác." Đồng thời tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư 45/2018/TT-BTC: "Điều 12. Phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao ... 3. Các loại tài sản cố định sau đây không phải tính hao mòn, khấu hao: a) Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP; b) Tài sản cố định đặc thù quy định tại Điều 5 Thông tư này, trừ tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; c) Tài sản cố định đang thuê sử dụng; d) Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước: đ) Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được; e) Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hỏng không tiếp tục sử dụng được." Như vậy chỉ đối với trường hợp tài sản cố định nêu tại Khoản 3 Điều 12 mới không tính hao mòn, khấu hao thôi.
Máy in 25 triệu có phải là tài sản cố định của công ty?
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định như sau: Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; - Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập. ... Như vậy, máy in có giá 25 triệu chưa thỏa mãn đồng thời những tiêu chuẩn ở quy định trên. Nên máy tính có giá 25 triệu không phải là tài sản cố định.
Góp vốn bằng tài sản cố định, làm sao để đưa vào chi phí hợp lý
Dear Anh /Chị. Em muốn nhờ Anh/Chị tư vấn về trường hợp góp vốn bằng TSCĐ: Công ty em là Cty TNHH MTV được thành lập từ năm 2011.Chủ sở hữu của công ty và người đại diện theo pháp luật là 2 người khác nhau. Chủ sở hữu của Cty trước đó có ủy quyền cho một cá nhân A mua một số tài sản( máy móc, thiết bị) của Cty mua bán nợ của ngân hàng( cty mua bán nợ xuất hóa đơn cho cá nhân A). việc ủy quyền này mang tính chất cá nhân ủy quyền. Vậy giờ chủ sở hữu muốn dùng TSCĐ này để góp vốn vào công ty của mình (cty TNHH MTV) thì có hợp lý không và sau khi góp vốn thì cty có được trích khấu hao TSCĐ và đưa vào chi phí hợp lý không? Nếu được thì cần những thủ tục gì? Rất mong nhận được sự tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.
Rừng trồng có được xem là tài sản cố định?
Công ty tôi là công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp. Được nhà nước giao rừng và đã định giá rừng giao vốn cho đơn vị. Vậy cho tôi hỏi, hiện tại rừng trồng của đơn vị, rừng trồng là rừng tự nhiên cảu đơn vị có được xem lại TSCĐ không? có được trích khấu hao hay ko Vì khi khai thác đơn vị ngoài trả các cp liên quan đến khai thác, thì phải nộp phần lợi nhuận còn lại cho NSNN.
Thanh lý tài sản cố định nhà nước
Đơn vị mình là ban quản lý dự án, hoạt động bằng vốn nhà nước. Hiện mình đang thanh lý một số tài sản cố định như máy tính, máy photocopy. Trình tự mình đã làm như sau: - Lập tờ trình cùng danh mục tài sản cần thanh lý trình cấp trên phê duyệt. - Có văn bản đồng ý của cấp trên cho tiến hành bán thanh lý TSCĐ theo đúng quy định của nghị định 52/2009/NĐ-CP. - Đã tiến hành thuê 1 đơn vị thẩm định giá cho toàn bộ tài sản cần thanh lý, giá trị thẩm định giá là 1.000.000 đồng/ toàn bộ lô TS, (toàn bộ tài sản đã hết giá trị còn lại theo sổ kế toán). Theo khoản a, điểm 2, điều 27 nghị định 52/2009/NĐ-CP thì do tài sản đã hết giá trị còn lại theo sổ kế toán nên thuộc trường hợp bán chỉ định mà không phải bán đấu giá. Theo khoản 2 điều 23 nghị định 59/2009/NĐ-CP thì bán chỉ định thì cơ quan nhà nước có tài sản nước thực hiện bán cho người mua tài sản theo pháp luật dân sự.(Mình không tìm thấy văn bản pháp luật nào hướng dẫn tiếp việc bán chỉ định phải thực hiện như thế nào) Mình muốn hỏi: 1. Bán chỉ định như thế này tức là đơn vị tự tìm 1 ngưới bán để bán lô tài sản này hay có phải đăng báo tìm người mua cho khách quan? Nếu đăng báo thì phỉa đăng ở báo nào,(cố được đăng trên báo đấu thầu không), đăng trong mấy số báo? 2. Có được bán theo cả lô tài sản hay bán từng sản phẩm riêng lẻ. 3. đơn vị có nhất định phải xuất hóa đơn cho người mua không vì cơ quan không có hóa đơn. Nếu xuất hóa đơn thì đơn vị thực hiện mua hóa đơn bán tài sản nhà nước theo thông tư 225/2009/TT-BTC ngày 26/11/2009 có đúng không? 4. Trường hợp đã đăng báo mà không có cá nhân hay tổ chức nào mua thì xử lý tiếp như thế nào?
Tài sản cố định (TSCĐ) là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm và sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp từ việc sử dụng tài sản đó. Doanh nghiệp cần nắm rõ tiêu chuẩn xác định tài sản cố định để được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Tiêu chuẩn xác định TSCĐ được quy định như sau: Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ hữu hình TSCĐ hữu hình là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, và tài sản đó phải thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn sau đây: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản; - Có thời gian sử dụng trên 1 năm; - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên. Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: thì từng con súc vật nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn nêu trên sẽ được coi là một TSCĐ hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm: thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn nêu trên thì sẽ được coi là một TSCĐ hữu hình. Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn như quy định đối với TSCĐ hữu hình nêu trên, mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình. Riêng đối với các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai phải thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau thì mới được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: - Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán; - Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán; - Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó; - Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai; - Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó; - Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó; - Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình. Những tài sản không được xem là TSCĐ - Những tài sản hữu hình và chi phí không đáp ứng các tiêu chí được xác định như trên. - Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là TSCĐ vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm. Căn cứ pháp lý: Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Tài sản cố định thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp
Vừa qua, Bộ tư pháp vừa ban hành Quyết định 2402/QĐ-BTP về danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn đối với tài sản chưa đủ tiêu chuẩn nhận biết là tài sản cố định (TSCĐ) trong nội bộ như sau: - Tài sản chưa đủ tiêu chuẩn nhận biết là tài sản cố định + Các tài sản chưa đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư số 45/2018/TT-BTC là tài sản cố định thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp thuộc 01 trong 02 trường hợp sau đây: ++ Tài sản (trừ tài sản là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) có nguyên giá từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến dưới 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) và có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên; ++ Tài sản là trang thiết bị dễ hỏng, dễ vỡ có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. + Danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn đối với tài sản chưa đủ tiêu chuẩn nhận biết là tài sản cố định thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp được quy định tại Phụ lục số 01, 02 kèm theo Quyết định này. - Tài sản cố định đặc thù + Tài sản cố định không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hiện vật (như: cổ vật, hiện vật trưng bày trong phòng truyền thống, nhà truyền thống, khu di tích lịch sử), tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập không xác định được chi phí hình thành được quy định, là tài sản cố định đặc thù. + Nguyên giá tài sản cố định đặc thù để ghi sổ kế toán, kê khai để đăng nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được xác định theo giá quy ước. Giá quy ước tài sản cố định đặc thù được xác định là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng). + Khi có phát sinh tài sản cố định đặc thù, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản báo cáo Bộ để bổ sung vào Danh mục tài sản đặc thù thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp. Quyết định 2402/QĐ-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/9/2019 và thay thế cho Quyết định 1422/QĐ-BTP ngày 01/7/2016.
Khấu trừ thuế Giá trị gia tăng của tài sản cố định
Em bên Công Ty UNIPO ,do loại hình chỗ em là trung tâm ngoại ngữ thuộc loại hình không chịu thuế GTGT .Vậy Thư Viện cho em hỏi ,Thuế GTGT của TSCĐ hình thành trong quá trình mua xắm ,xây dựng TSCĐ có được khấu trừ thuế GTGT hay không ,hay phải đưa vào giá trị tài sản hoặc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ .Còn hàng tháng mua hàng hóa dịch vụ thì thuế GTGT có khấu trừ không .Cám ơn Thư Viện Pháp Luật .
Hiện mình đang có trường hợp như sau: Công ty A xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy, theo dự toán là 1 tỷ đồng. Công ty A làm hợp đồng với 1 nhà thầu là 1 tỷ đồng và chuyển tiền cho nhà thầu là 800,000,000 đồng qua tài khoản ngân hàng. Đến nay công trình đã đưa vào sử dụng nhưng nhà thầu chưa xuất hóa đơn cho công ty A và công ty A chưa chuyển hết tiền. Các bạn cho mình hỏi: 1. Hạng mục này chưa được xuất hóa đơn, công ty A có được khấu hao tài sản này không và khoản tiền 800,000,000 có được tính vào chi phí không? 2. Tài sản này nếu được khấu hao thì khấu hao bao nhiêu năm và chi phí khấu hao này có được tính là chi phí hợp lệ không? Quan điểm của mình về vấn đề này như sau: Theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC có nêu: Điều 5. Nguyên tắc quản lý tài sản cố định: 1. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ. ... Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ: 1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây: ... - TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Trường hợp của công ty A không có hóa đơn nên hồ sơ quản lý chưa đủ, không được theo dõi đầy đủ trong sổ sách kế toán của đơn vị nên chưa có cơ sở để tiến hành khấu hao tài sản. Đối với chi phí hợp lý, theo quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC có nêu: Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau: “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này)... Trường hợp của công ty A chưa có hóa đơn nên không đáp ứng điều kiện trên, sẽ khiến phần chi phí này chưa đủ điều kiện để xem là chi phí hợp lý được trừ khi xác định doanh thu chịu thuế TNDN.
Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với tài sản cổ định
Công ty của A sản xuất và kinh doanh sản phẩm không chịu thuế GTGT. Vậy đối với tài sản cố định mua mới tiền thuế GTGT đầu vào xử lý ra sao? Có được khấu trừ không hay cộng vào nguyên giá…và căn cứ pháp lý cụ thể như thế nào? Hoặc có thể vừa được khấu trừ và vừa được cộng vào nguyên giá không ạ?
Sử dụng tiền thanh lý tài sản cố định
Công ty TNHH MTV nhà nước do UBND tỉnh là chủ sở hữu khi thanh lý tài sản cố định có đề xuất sử dụng kinh phí thu được từ việc bán thanh lý tài sản để sử dụng cho các hạng mục sửa chữa và mua sắm tài sản cố định khác. Đề nghị Luật sư giúp đỡ về căn cứ pháp lý để giải quyết đề xuất trên của đơn vị.
Thủ tục đưa vào tài sản cố định
e xin chào luật sư! cho e hỏi công ty e mua xe máy múc, máy ủi của cá nhân không có hoá đơn, giấy tờ xuất sứ xe máy. Vậy e phải làm những thủ tục nào để đưa các loại máy này vào tài sản công ty ạ! E xin chân thành cảm ơn
Xuất bán oto công ty, nhưng kế toán không ghi tài sản cố định
Xin chào thuvienphapluat Công ty mình xuất bán một oto đã xuất hóa đơn, nhưng cái oto này kế toán trước không ghi nhận tài sản cố địn. Không khấu hao gì hết, mà tài sản này được mua bằng tiền vay ngân hàng. Việc vay mượn không được ghi nhận gì hết. Bây giờ mình phải làm thế nào, và hạch toán ra sao ạ Xin cảm ơn