Những chế độ người thân sẽ được hưởng khi người tham gia BHXH bắt buộc mất
Người đang tham gia BHXH bắt buộc thì ngoài những chế độ đối với cá nhân họ thì khi họ mất người thân sẽ được hưởng những chế độ nào? Bài viết sau đây sẽ tổng hợp các chế độ dành cho người thân khi người tham gia BHXH bắt buộc mất. Những chế độ người thân sẽ được hưởng khi người tham gia BHXH bắt buộc mất Tại Mục 5 Chương III Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về chế độ tử tuất, theo đó khi người tham gia BHXH bắt buộc mất thì người thân sẽ được hưởng những chế độ sau: (1) Nhận một lần trợ cấp mai táng - Người được hưởng là người thân của những người tham gia BHXH sau đây: + Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên. + Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc. + Những người như trên được Tòa án tuyên bố là đã chết - Mức hưởng: Bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đang tham gia BHXH bắt buộc mất (2) Trợ cấp tuất hàng tháng - Người được hưởng là người thân của những người tham gia BHXH quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần; + Đang hưởng lương hưu; + Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; + Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên. - Những người thân được hưởng: + Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai; + Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; + Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; + Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên. Trừ con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai thì các người thân còn lại phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công. (3) Trợ cấp tuất một lần - Người được hưởng là người thân của những người tham gia BHXH tương tự như trường hợp nhận một lần trợ cấp mai táng và thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Người lao động chết không thuộc các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng + Người lao động chết thuộc các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nhưng không có người thân để hưởng + Người thân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên + Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế. Như vậy, khi người tham gia BHXH bắt buộc mất thì người thân sẽ được hưởng các chế độ như nhận một lần trợ cấp mai táng và hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp tuất một lần hiện nay là bao nhiêu? Theo ĐIều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức trợ cấp tuất một lần như sau: - Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội: Tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính: + Bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; + Bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; + Mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. - Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết: Tính theo thời gian đã hưởng lương hưu: + Nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; + Nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng. - Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại tháng mà người tham gia BHXH bắt buộc chết. Hiện nay, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP Như vậy, tùy thuộc vào đối tượng được hưởng mà mức trợ cấp tuất một lần sẽ khác nhau.
Chế độ mai táng đối với thương binh là người bị nhiễm chất độc hóa học
Tình huống phát sinh là trường hợp người đang hưởng chế độ chính sách người có công với cách mạng cho đối tượng là thương binh và bị chất độc màu da cam thì khi chết, thân nhân của họ có được hưởng chế độ gì không? Nếu được hưởng thì cần thực hiện hồ sơ, thủ tục gì? Chính sách khi thương binh bị nhiễm chất độc hóa học chết Liên quan đến vấn đề này, tại Điều 25 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 có nêu chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau: - Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cho một số đối tượng. - Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết. - Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết. Tương tự đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì áp dụng theo Điều 31 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 với chính sách tương tự: - Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cho một số đối tượng. - Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con đẻ đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết. - Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng trong trường hợp sau đây: Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết; Con đẻ quy định tại khoản 1 Điều này chết. Có thể thấy rằng, thương binh hay người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì đều có các chế độ trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp một lần và trợ cấp mai táng khi chết. Lúc này, tại Điều 6 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 có nêu thêm là trường hợp thuộc nhiều đối tượng thì chỉ hưởng một trợ cấp mai táng. Vì vậy, trường hợp vừa là thương binh, vừa là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì chỉ hưởng một lần trợ cấp mai táng. Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức chi trợ cấp mai táng thực hiện theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội về trợ cấp mai táng. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đó chết nên hiện nay là 18.000.000 đồng. Hồ sơ hưởng trợ cấp mai táng của thương binh bị nhiễm chất độc hóa học Liên quan vấn đề này, nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục hưởng trợ cấp mai táng được hướng dẫn tại Điều 122 Nghị định 131/2021/NĐ-CP với các bước sau: - Cá nhân hoặc tổ chức thực hiện mai táng có trách nhiệm lập bản khai theo Mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định này kèm bản sao được chứng thực từ giấy báo tử hoặc trích lục khai tử, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi địa phương quản lý hồ sơ người có công. Trường hợp người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chưa hưởng trợ cấp một lần mà chết thì kèm theo bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ quy định tại Điều 65 Nghị định này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cấp giấy báo tử. Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng chưa hưởng trợ cấp ưu đãi mà chết thì kèm theo bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ quy định tại Điều 68 Nghị định này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cấp giấy báo tử. - Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm xác nhận bản khai và lập danh sách gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt chế độ ưu đãi đối với người có công theo Mẫu số 72 Phụ lục I Nghị định này; ban hành quyết định giải quyết trợ cấp mai táng theo Mẫu số 74 Phụ lục I Nghị định này; thực hiện ghép, lưu hồ sơ. Sau khi thực hiện xong quy trình nêu trên thì người hoặc tổ chức thực hiện mai táng sẽ nhận được khoản trợ cấp của mình.
12 khoản tiền tăng lên khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023
Như vậy, từ ngày 01/7/2023 thì Nghị quyết 69/2022/QH15 bắt đầu thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Bên cạnh việc tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức thì kéo theo đó nhiều khoản tiền, trợ cấp dành cho NLĐ ngoài nhà nước được tính dựa theo lương cơ sở cũng sẽ được điều chỉnh tăng thêm. Cụ thể, 12 khoản tiền tăng lên khi lương cơ sở tăng bao gồm: (1) Tăng tiền trợ cấp một lần khi sinh con lên 3,6 triệu đồng Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định lao động nữ sinh con hoặc NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng NLĐ nhận nuôi con nuôi. Đặc biệt, trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì người cha được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Theo đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sẽ được tăng lên 3,6 triệu đồng (hiện hành là 2,98 triệu đồng). (2) Tăng tiền hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau lên 540.000 đồng Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở hiện nay theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Kể từ ngày 1/7/2023 lên 1,8 triệu đồng, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau sẽ tăng lên 540.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng). (3) Tăng tiền phục hồi sức khỏe sau thai sản lên 540.000 đồng Theo khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Như vậy, từ ngày 1/7/2023, tăng mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản lên 540.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng). (4) Tăng tiền trợ cấp một lần cho người bị suy giảm khả năng lao động Cụ thể, tại Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần cho người bị suy giảm khả năng lao động được quy định như sau kể từ ngày 01/7/2023: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở (tức 9 triệu đồng so với hiện hành là 7,45 triệu đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở (tức tăng thêm 900.000 đồng). Ngoài mức trợ cấp quy định nêu trên, NLĐ còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Nghị định 24/2023/NĐ-CP: Chính thức tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2023 (5) Tăng tiền trợ cấp hằng tháng cho người bị suy giảm khả năng lao động Theo Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp hằng tháng cho người bị suy giảm khả năng lao động từ ngày 1/7 được quy định như sau: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở. Do đó, NLĐ cứ suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng trợ cấp hằng tháng là 540.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 36.000 đồng (hiện hành là 29.800 đồng). Ngoài mức trợ cấp quy định nêu trên, hằng tháng, người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. (6) Tăng tiền trợ cấp phục vụ cho người bị suy giảm khả năng lao động lên 1,8 triệu đồng Căn cứ Điều 52 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định trợ cấp phục vụ đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở (tức 1,8 triệu đồng so với mức 1,49 triệu đồng hiện nay). (7) Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Theo Điều 53 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định trợ cấp khi NLĐ chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hiện nay quy định như sau: Thân nhân NLĐ được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - NLĐ đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - NLĐ bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - NLĐ bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, khi tăng lương cơ sở từ ngày 1/7, mức trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng mức 64,8 triệu đồng ( tăng thêm 11,16 triệu đồng so với mức trợ cấp hiện nay là 53,64 triệu đồng). (8) Tăng mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật Khoản 2 Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật một ngày như sau: - Bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình: Mức hưởng bằng 450.000 đồng (hiện hành 372.500 đồng). - Bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung: Mức hưởng bằng 720.000 đồng (hiện hành 596.000 đồng). (9) Điều chỉnh tiền lương hưu hằng tháng lên 1,8 triệu đồng Theo khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bằng mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng (hiện hành là 1,49 triệu đồng), trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 LLuật Bảo hiểm xã hội 2014. (10) Trợ cấp mai táng tăng lên mức 18 triệu đồng Trường hợp NLĐ đủ điều kiện hưởng trợ cấp mai táng chết, người lo mai táng sẽ được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở. Theo đó, mức trợ cấp mai táng sẽ là 18 triệu đồng, tăng lên so với mức 14,9 triệu đồng theo quy định hiện hành. (11) Điều chỉnh tiền trợ cấp tuất hàng tháng lên 1,26 triệu đồng Cụ thể, khoản 1 Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân người lao động chết bằng 50% mức lương cơ sở (tăng từ 745.000 đồng lên 900.000 đồng); trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở (tăng từ 1,043 triệu đồng lên mức 1,26 triệu đồng). (12) Tăng tiền hưởng lương hưu lên 1,8 triệu đồng Căn cứ Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định NLĐ có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách BHXH bắt buộc. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng (hiện hành là 1,49 triệu đồng), trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Người khuyết tật từ trần thì có được hưởng mai táng phí không?
Căn cứ Điều 46 Luật khuyết tật 2010 quy định: "Điều 46. Chế độ mai táng phí Người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết. Chính phủ quy định mức hỗ trợ chi phí mai táng." => Theo đó, nếu người khuyết tật đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thì sẽ được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết. Về mức hưởng và thủ tục để hưởng bạn có thể tham khảo tham khảo Khoản 3 Điều 16 và Điều 22 Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật và Khoản 2 Điều 11 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội Ngoài ra, nếu người khuyết tật có đóng BHXH thì khi chết sẽ được hưởng trợ cấp mai táng theo hướng dẫn tại Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014 (nếu đóng BHXH bắt buộc) hoặc Điều 80 Luật bảo hiểm xã hội 2014 (nếu đóng BHXH tự nguyện): Đối với người tham gia BHXH bắt buộc khi chết sẽ được hưởng trợ cấp mai tang khi thuộc các trường hợp sau: - Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên; - Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc. Đối với người tham gia BHXH tự nguyện thì những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: - Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên; - Người đang hưởng lương hưu. Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
Thí điểm giải quyết trợ cấp mai táng theo thủ tục online
Đây là nội dung tại Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 3504/QĐ-BHXH ngày 21/11/2022 quy trình thí điểm giải quyết hưởng và chi trả trợ cấp mai táng theo thủ tục trên Cổng Dịch vụ công quốc gia Cụ thể, quy trình giải quyết hưởng và chi trả trợ cấp mai táng được theo thủ tục trên Cổng Dịch vụ công quốc gia quy định như sau: 1. Về quá trình tiếp nhận hồ sơ Cán bộ bộ phận Một cửa truy cập phần mềm Tiếp nhận và quản lý hồ sơ, nhận trích lục khai tử điện tử và Mẫu số 02 do cổng dịch vụ công Quốc gia chuyển đến qua phần mềm dịch vụ công liên thông. Kiểm tra các thông tin kê khai trên Mẫu số 02 với cơ sở dữ liệu đóng, hưởng BHXH do ngành BHXH quản lý và gửi thông báo giải quyết hồ sơ giao dịch điện tử và trả kết quả đối với hồ sơ giao dịch điện tử (mẫu số 03/TB- GDĐT) theo quy định tại Quyết định 838/QĐ-BHXH cho người dân và phản hồi trạng thái xử lý cho cổng dịch vụ công Quốc gia. Chuyển toàn bộ hồ sơ đã tiếp nhận cho Tổ Thực hiện chính sách BHXH/Phòng Chế độ BHXH nếu hồ sơ đạt yêu cầu. 2. Trả kết quả giải quyết (1) Trả kết quả là Quyết định về việc hưởng trợ cấp mai táng Bộ phận Một cửa tiếp nhận hồ sơ đã được giải quyết từ Tổ Thực hiện chính sách BHXH/Phòng chế độ BHXH để trả cho người dân gồm: - Quyết định về việc hưởng trợ cấp mai táng (mẫu số 08A-HSB hoặc 08B-HSB). - Bản điện tử được gửi vào kho quản lý dữ liệu điện tử của cá nhân trên cổng dịch vụ công Quốc gia. - Bản giấy (nếu có) được gửi theo hình thức đăng ký nhận kết quả. Trường hợp người nhận trợ cấp mai táng đăng ký nhận kết quả giải quyết tại bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH: Cán bộ tại bộ phận Một cửa điện thoại trực tiếp và thông báo cho người hưởng đến nhận kết quả tại bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH. Khi đến nhận kết quả mang theo CMND/CCCD để đối chiếu; khi nhận kết quả phải ký nhận trên sổ theo dõi trả kết quả. (2) Trả kết quả là tiền trợ cấp mai táng *Tổ/Phòng Kế hoạch - Tài Chính: Tiếp nhận Danh sách, thực hiện quy trình chi trả đối với trường hợp nhận trợ cấp bằng tiền mặt. Trường hợp chi trả qua tài khoản cá nhân thực hiện như sau: - Chuyển tiền ngay vào tài khoản của cá nhân đã đãng ký đối với trường hợp người nhận trợ cấp mai táng đồng thời là người kê khai. - Thực hiện chi trả tiền trợ cấp mai táng qua tài khoản cá nhân đối với trường hợp người nhận trợ cấp không phải là người kê khai sau khi người nhận trợ cấp đã được bộ phận Một cửa xác thực danh tính. *Bộ phận Một cửa: Thực hiện kiểm tra, đối chiếu khi chi trả trợ cấp mai táng như sau: - Trường hợp nhận trợ cấp mai táng trực tiếp bằng tiền mặt tại cơ quan BHXH: Cán bộ bộ phận Một cửa thực hiện đối chiếu CMND/CCCD theo các thông tin người nhận trợ cấp mai táng; nếu thông tin khớp đúng thì scan hình ảnh CMND/CCCD, lưu trữ cùng hồ sơ giải quyết hưởng trợ cấp mai táng và thực hiện chi trả bằng tiền mặt. - Trường hợp người nhận trợ cấp mai táng qua tài khoản cá nhân: Khi người hưởng đến bộ phận Một cửa để xác thực danh tính, cán bộ bộ phận Một cửa thực hiện đối chiếu CMND/CCCD với các thông tin của người nhận trợ cấp mai táng trên hồ sơ hưởng trợ cấp mai táng. Nếu thông tin khớp đúng thì scan hình ảnh CMND/CCCP, lưu trữ cùng hồ sơ giải quyết hưởng trợ cấp mai táng và thông tin cho Tổ/Phòng Kế hoạch - Tài Chính để thực hiện chuyển tiền ngay vào tài khoản cá nhân. Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ thông tin, dữ liệu, hồ sơ hợp lệ. Xem thêm Quyết định 3504/QĐ-BHXH có hiệu lực từ 21/11/2022 đến ngày 20/11/2022.
Người thân hưởng hưu trí mất thì gia đình được trợ cấp gì ?
Trong trường hợp người thân thuộc trường hợp được hưởng hưu trí nghỉ nhưng mất thì gia đình sẽ được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất: 1. Trợ cấp mai táng: Trợ cấp mai táng được quy định tại Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014, theo đó: “Điều 66. Trợ cấp mai táng 1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng: a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên; b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc. 2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết. 3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.” Theo như quy định trên thì trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người này chết. Theo nghị quyết 70/2018/QH14 thì mức lương cơ sở có hiệu lực từ ngày 01/7/2019 là 1.49 triệu đồng/tháng. Như vậy thì gia đình anh sẽ nhận được trợ cấp mai táng là 14.9 triệu đồng. 2. Trợ cấp tuất: 2.1 Điều kiện để nhân thân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng: Theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng … 2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm: a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai; b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên. 3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.” Ngoài ra, có thể tham khảo thêm mức trợ cấp tuất hằng tháng, các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần, mức trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Điều 68, 69, 70 Luật bảo hiểm xã hội 2014. 2.2 Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất: Theo quy định tại Điều 111 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Điều 111. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất ..... 2. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất của người đang hưởng hoặc người đang tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bao gồm: a) Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; b) Tờ khai của thân nhân (theo mẫu số 09-HSB) và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần; c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên”
Những chế độ người thân sẽ được hưởng khi người tham gia BHXH bắt buộc mất
Người đang tham gia BHXH bắt buộc thì ngoài những chế độ đối với cá nhân họ thì khi họ mất người thân sẽ được hưởng những chế độ nào? Bài viết sau đây sẽ tổng hợp các chế độ dành cho người thân khi người tham gia BHXH bắt buộc mất. Những chế độ người thân sẽ được hưởng khi người tham gia BHXH bắt buộc mất Tại Mục 5 Chương III Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về chế độ tử tuất, theo đó khi người tham gia BHXH bắt buộc mất thì người thân sẽ được hưởng những chế độ sau: (1) Nhận một lần trợ cấp mai táng - Người được hưởng là người thân của những người tham gia BHXH sau đây: + Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên. + Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc. + Những người như trên được Tòa án tuyên bố là đã chết - Mức hưởng: Bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đang tham gia BHXH bắt buộc mất (2) Trợ cấp tuất hàng tháng - Người được hưởng là người thân của những người tham gia BHXH quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần; + Đang hưởng lương hưu; + Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; + Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên. - Những người thân được hưởng: + Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai; + Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; + Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; + Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên. Trừ con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai thì các người thân còn lại phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công. (3) Trợ cấp tuất một lần - Người được hưởng là người thân của những người tham gia BHXH tương tự như trường hợp nhận một lần trợ cấp mai táng và thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Người lao động chết không thuộc các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng + Người lao động chết thuộc các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nhưng không có người thân để hưởng + Người thân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên + Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế. Như vậy, khi người tham gia BHXH bắt buộc mất thì người thân sẽ được hưởng các chế độ như nhận một lần trợ cấp mai táng và hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp tuất một lần hiện nay là bao nhiêu? Theo ĐIều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức trợ cấp tuất một lần như sau: - Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội: Tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính: + Bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; + Bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; + Mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. - Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết: Tính theo thời gian đã hưởng lương hưu: + Nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; + Nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng. - Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại tháng mà người tham gia BHXH bắt buộc chết. Hiện nay, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP Như vậy, tùy thuộc vào đối tượng được hưởng mà mức trợ cấp tuất một lần sẽ khác nhau.
Chế độ mai táng đối với thương binh là người bị nhiễm chất độc hóa học
Tình huống phát sinh là trường hợp người đang hưởng chế độ chính sách người có công với cách mạng cho đối tượng là thương binh và bị chất độc màu da cam thì khi chết, thân nhân của họ có được hưởng chế độ gì không? Nếu được hưởng thì cần thực hiện hồ sơ, thủ tục gì? Chính sách khi thương binh bị nhiễm chất độc hóa học chết Liên quan đến vấn đề này, tại Điều 25 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 có nêu chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau: - Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cho một số đối tượng. - Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết. - Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết. Tương tự đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì áp dụng theo Điều 31 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 với chính sách tương tự: - Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cho một số đối tượng. - Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con đẻ đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết. - Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng trong trường hợp sau đây: Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết; Con đẻ quy định tại khoản 1 Điều này chết. Có thể thấy rằng, thương binh hay người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì đều có các chế độ trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp một lần và trợ cấp mai táng khi chết. Lúc này, tại Điều 6 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 có nêu thêm là trường hợp thuộc nhiều đối tượng thì chỉ hưởng một trợ cấp mai táng. Vì vậy, trường hợp vừa là thương binh, vừa là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì chỉ hưởng một lần trợ cấp mai táng. Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức chi trợ cấp mai táng thực hiện theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội về trợ cấp mai táng. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đó chết nên hiện nay là 18.000.000 đồng. Hồ sơ hưởng trợ cấp mai táng của thương binh bị nhiễm chất độc hóa học Liên quan vấn đề này, nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục hưởng trợ cấp mai táng được hướng dẫn tại Điều 122 Nghị định 131/2021/NĐ-CP với các bước sau: - Cá nhân hoặc tổ chức thực hiện mai táng có trách nhiệm lập bản khai theo Mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định này kèm bản sao được chứng thực từ giấy báo tử hoặc trích lục khai tử, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi địa phương quản lý hồ sơ người có công. Trường hợp người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chưa hưởng trợ cấp một lần mà chết thì kèm theo bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ quy định tại Điều 65 Nghị định này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cấp giấy báo tử. Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng chưa hưởng trợ cấp ưu đãi mà chết thì kèm theo bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ quy định tại Điều 68 Nghị định này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cấp giấy báo tử. - Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm xác nhận bản khai và lập danh sách gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt chế độ ưu đãi đối với người có công theo Mẫu số 72 Phụ lục I Nghị định này; ban hành quyết định giải quyết trợ cấp mai táng theo Mẫu số 74 Phụ lục I Nghị định này; thực hiện ghép, lưu hồ sơ. Sau khi thực hiện xong quy trình nêu trên thì người hoặc tổ chức thực hiện mai táng sẽ nhận được khoản trợ cấp của mình.
12 khoản tiền tăng lên khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023
Như vậy, từ ngày 01/7/2023 thì Nghị quyết 69/2022/QH15 bắt đầu thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Bên cạnh việc tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức thì kéo theo đó nhiều khoản tiền, trợ cấp dành cho NLĐ ngoài nhà nước được tính dựa theo lương cơ sở cũng sẽ được điều chỉnh tăng thêm. Cụ thể, 12 khoản tiền tăng lên khi lương cơ sở tăng bao gồm: (1) Tăng tiền trợ cấp một lần khi sinh con lên 3,6 triệu đồng Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định lao động nữ sinh con hoặc NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng NLĐ nhận nuôi con nuôi. Đặc biệt, trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì người cha được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Theo đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sẽ được tăng lên 3,6 triệu đồng (hiện hành là 2,98 triệu đồng). (2) Tăng tiền hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau lên 540.000 đồng Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở hiện nay theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Kể từ ngày 1/7/2023 lên 1,8 triệu đồng, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau sẽ tăng lên 540.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng). (3) Tăng tiền phục hồi sức khỏe sau thai sản lên 540.000 đồng Theo khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Như vậy, từ ngày 1/7/2023, tăng mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản lên 540.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng). (4) Tăng tiền trợ cấp một lần cho người bị suy giảm khả năng lao động Cụ thể, tại Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần cho người bị suy giảm khả năng lao động được quy định như sau kể từ ngày 01/7/2023: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở (tức 9 triệu đồng so với hiện hành là 7,45 triệu đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở (tức tăng thêm 900.000 đồng). Ngoài mức trợ cấp quy định nêu trên, NLĐ còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Nghị định 24/2023/NĐ-CP: Chính thức tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2023 (5) Tăng tiền trợ cấp hằng tháng cho người bị suy giảm khả năng lao động Theo Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp hằng tháng cho người bị suy giảm khả năng lao động từ ngày 1/7 được quy định như sau: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở. Do đó, NLĐ cứ suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng trợ cấp hằng tháng là 540.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 36.000 đồng (hiện hành là 29.800 đồng). Ngoài mức trợ cấp quy định nêu trên, hằng tháng, người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. (6) Tăng tiền trợ cấp phục vụ cho người bị suy giảm khả năng lao động lên 1,8 triệu đồng Căn cứ Điều 52 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định trợ cấp phục vụ đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở (tức 1,8 triệu đồng so với mức 1,49 triệu đồng hiện nay). (7) Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Theo Điều 53 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định trợ cấp khi NLĐ chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hiện nay quy định như sau: Thân nhân NLĐ được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - NLĐ đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - NLĐ bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - NLĐ bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, khi tăng lương cơ sở từ ngày 1/7, mức trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng mức 64,8 triệu đồng ( tăng thêm 11,16 triệu đồng so với mức trợ cấp hiện nay là 53,64 triệu đồng). (8) Tăng mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật Khoản 2 Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật một ngày như sau: - Bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình: Mức hưởng bằng 450.000 đồng (hiện hành 372.500 đồng). - Bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung: Mức hưởng bằng 720.000 đồng (hiện hành 596.000 đồng). (9) Điều chỉnh tiền lương hưu hằng tháng lên 1,8 triệu đồng Theo khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bằng mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng (hiện hành là 1,49 triệu đồng), trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 LLuật Bảo hiểm xã hội 2014. (10) Trợ cấp mai táng tăng lên mức 18 triệu đồng Trường hợp NLĐ đủ điều kiện hưởng trợ cấp mai táng chết, người lo mai táng sẽ được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở. Theo đó, mức trợ cấp mai táng sẽ là 18 triệu đồng, tăng lên so với mức 14,9 triệu đồng theo quy định hiện hành. (11) Điều chỉnh tiền trợ cấp tuất hàng tháng lên 1,26 triệu đồng Cụ thể, khoản 1 Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân người lao động chết bằng 50% mức lương cơ sở (tăng từ 745.000 đồng lên 900.000 đồng); trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở (tăng từ 1,043 triệu đồng lên mức 1,26 triệu đồng). (12) Tăng tiền hưởng lương hưu lên 1,8 triệu đồng Căn cứ Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định NLĐ có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách BHXH bắt buộc. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng (hiện hành là 1,49 triệu đồng), trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Người khuyết tật từ trần thì có được hưởng mai táng phí không?
Căn cứ Điều 46 Luật khuyết tật 2010 quy định: "Điều 46. Chế độ mai táng phí Người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết. Chính phủ quy định mức hỗ trợ chi phí mai táng." => Theo đó, nếu người khuyết tật đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thì sẽ được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết. Về mức hưởng và thủ tục để hưởng bạn có thể tham khảo tham khảo Khoản 3 Điều 16 và Điều 22 Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật và Khoản 2 Điều 11 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội Ngoài ra, nếu người khuyết tật có đóng BHXH thì khi chết sẽ được hưởng trợ cấp mai táng theo hướng dẫn tại Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014 (nếu đóng BHXH bắt buộc) hoặc Điều 80 Luật bảo hiểm xã hội 2014 (nếu đóng BHXH tự nguyện): Đối với người tham gia BHXH bắt buộc khi chết sẽ được hưởng trợ cấp mai tang khi thuộc các trường hợp sau: - Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên; - Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc. Đối với người tham gia BHXH tự nguyện thì những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: - Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên; - Người đang hưởng lương hưu. Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
Thí điểm giải quyết trợ cấp mai táng theo thủ tục online
Đây là nội dung tại Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 3504/QĐ-BHXH ngày 21/11/2022 quy trình thí điểm giải quyết hưởng và chi trả trợ cấp mai táng theo thủ tục trên Cổng Dịch vụ công quốc gia Cụ thể, quy trình giải quyết hưởng và chi trả trợ cấp mai táng được theo thủ tục trên Cổng Dịch vụ công quốc gia quy định như sau: 1. Về quá trình tiếp nhận hồ sơ Cán bộ bộ phận Một cửa truy cập phần mềm Tiếp nhận và quản lý hồ sơ, nhận trích lục khai tử điện tử và Mẫu số 02 do cổng dịch vụ công Quốc gia chuyển đến qua phần mềm dịch vụ công liên thông. Kiểm tra các thông tin kê khai trên Mẫu số 02 với cơ sở dữ liệu đóng, hưởng BHXH do ngành BHXH quản lý và gửi thông báo giải quyết hồ sơ giao dịch điện tử và trả kết quả đối với hồ sơ giao dịch điện tử (mẫu số 03/TB- GDĐT) theo quy định tại Quyết định 838/QĐ-BHXH cho người dân và phản hồi trạng thái xử lý cho cổng dịch vụ công Quốc gia. Chuyển toàn bộ hồ sơ đã tiếp nhận cho Tổ Thực hiện chính sách BHXH/Phòng Chế độ BHXH nếu hồ sơ đạt yêu cầu. 2. Trả kết quả giải quyết (1) Trả kết quả là Quyết định về việc hưởng trợ cấp mai táng Bộ phận Một cửa tiếp nhận hồ sơ đã được giải quyết từ Tổ Thực hiện chính sách BHXH/Phòng chế độ BHXH để trả cho người dân gồm: - Quyết định về việc hưởng trợ cấp mai táng (mẫu số 08A-HSB hoặc 08B-HSB). - Bản điện tử được gửi vào kho quản lý dữ liệu điện tử của cá nhân trên cổng dịch vụ công Quốc gia. - Bản giấy (nếu có) được gửi theo hình thức đăng ký nhận kết quả. Trường hợp người nhận trợ cấp mai táng đăng ký nhận kết quả giải quyết tại bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH: Cán bộ tại bộ phận Một cửa điện thoại trực tiếp và thông báo cho người hưởng đến nhận kết quả tại bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH. Khi đến nhận kết quả mang theo CMND/CCCD để đối chiếu; khi nhận kết quả phải ký nhận trên sổ theo dõi trả kết quả. (2) Trả kết quả là tiền trợ cấp mai táng *Tổ/Phòng Kế hoạch - Tài Chính: Tiếp nhận Danh sách, thực hiện quy trình chi trả đối với trường hợp nhận trợ cấp bằng tiền mặt. Trường hợp chi trả qua tài khoản cá nhân thực hiện như sau: - Chuyển tiền ngay vào tài khoản của cá nhân đã đãng ký đối với trường hợp người nhận trợ cấp mai táng đồng thời là người kê khai. - Thực hiện chi trả tiền trợ cấp mai táng qua tài khoản cá nhân đối với trường hợp người nhận trợ cấp không phải là người kê khai sau khi người nhận trợ cấp đã được bộ phận Một cửa xác thực danh tính. *Bộ phận Một cửa: Thực hiện kiểm tra, đối chiếu khi chi trả trợ cấp mai táng như sau: - Trường hợp nhận trợ cấp mai táng trực tiếp bằng tiền mặt tại cơ quan BHXH: Cán bộ bộ phận Một cửa thực hiện đối chiếu CMND/CCCD theo các thông tin người nhận trợ cấp mai táng; nếu thông tin khớp đúng thì scan hình ảnh CMND/CCCD, lưu trữ cùng hồ sơ giải quyết hưởng trợ cấp mai táng và thực hiện chi trả bằng tiền mặt. - Trường hợp người nhận trợ cấp mai táng qua tài khoản cá nhân: Khi người hưởng đến bộ phận Một cửa để xác thực danh tính, cán bộ bộ phận Một cửa thực hiện đối chiếu CMND/CCCD với các thông tin của người nhận trợ cấp mai táng trên hồ sơ hưởng trợ cấp mai táng. Nếu thông tin khớp đúng thì scan hình ảnh CMND/CCCP, lưu trữ cùng hồ sơ giải quyết hưởng trợ cấp mai táng và thông tin cho Tổ/Phòng Kế hoạch - Tài Chính để thực hiện chuyển tiền ngay vào tài khoản cá nhân. Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ thông tin, dữ liệu, hồ sơ hợp lệ. Xem thêm Quyết định 3504/QĐ-BHXH có hiệu lực từ 21/11/2022 đến ngày 20/11/2022.
Người thân hưởng hưu trí mất thì gia đình được trợ cấp gì ?
Trong trường hợp người thân thuộc trường hợp được hưởng hưu trí nghỉ nhưng mất thì gia đình sẽ được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất: 1. Trợ cấp mai táng: Trợ cấp mai táng được quy định tại Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014, theo đó: “Điều 66. Trợ cấp mai táng 1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng: a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên; b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc. 2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết. 3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.” Theo như quy định trên thì trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người này chết. Theo nghị quyết 70/2018/QH14 thì mức lương cơ sở có hiệu lực từ ngày 01/7/2019 là 1.49 triệu đồng/tháng. Như vậy thì gia đình anh sẽ nhận được trợ cấp mai táng là 14.9 triệu đồng. 2. Trợ cấp tuất: 2.1 Điều kiện để nhân thân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng: Theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng … 2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm: a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai; b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên. 3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.” Ngoài ra, có thể tham khảo thêm mức trợ cấp tuất hằng tháng, các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần, mức trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Điều 68, 69, 70 Luật bảo hiểm xã hội 2014. 2.2 Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất: Theo quy định tại Điều 111 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Điều 111. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất ..... 2. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất của người đang hưởng hoặc người đang tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bao gồm: a) Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; b) Tờ khai của thân nhân (theo mẫu số 09-HSB) và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần; c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên”