Giáo viên giảng dạy ở trường công lập được dạy thêm ngoài nhà trường không?
Dạy thêm, học thêm ngoài giờ là vấn đề muôn thuở của nghề giáo. Việc này mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và hệ lụy cần được xem xét thấu đáo (1) Quy định của pháp luật về dạy thêm, học thêm Lenin có câu: “Học, học nữa, học mãi” để nói về việc kiến thức là vô tận, và con người cần phải học tập để rèn luyện bản thân, nâng cao tri thức để giúp ích cho xã hội. Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định, dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Theo đó, giáo viên khi tổ chức dạy thêm sau giờ học phải tuân thủ theo nguyên tắc quy định tại tại Điều 3 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT đối với việc dạy thêm, học thêm như sau: - Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học. - Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá. - Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm. - Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh. - Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm. Nhìn chung, các quy định về dạy thêm, học thêm nhằm mục đích đảm bảo hoạt động này diễn ra một cách hợp lý, hiệu quả, thật sự có ý nghĩa và bổ ích, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo quyền lợi cho học sinh, đặc biệt là việc học thêm phải trên tinh thần tự nguyện của học sinh và gia đình học sinh. (2) Lợi ích và hệ lụy của việc dạy thêm, học thêm Một số lợi ích của việc dạy thêm, học thêm có thể kể đến như: - Tạo cơ hội cho học sinh học tập nâng cao, củng cố kiến thức chuẩn bị cho các kỳ thi - Góp phần giảm tải áp lực học tập cho học sinh trong trường - Giúp giáo viên tăng thu nhập, cải thiện đời sống Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc dạy thêm, học thêm cũng sẽ gây ra các hệ lụy như: - Gây áp lực học tập cho học sinh, tạo ra môi trường học tập "chợ chiều" - Tạo điều kiện cho giáo viên "lộ" kiến thức, phương pháp giảng dạy trong chính khóa - Gây mất cân bằng trong việc phân bổ thời gian và tâm sức của giáo viên Do đó, để hạn chế điểm bất cập và tăng thêm lợi ích của việc dạy thêm, pháp luật cũng quy định một số trường hợp không được dạy thêm. Từ đó đặt ra một thắc mắc liệu giáo viên giảng dạy ở trường công lập được dạy thêm ngoài trường không? (3) Giáo viên giảng dạy ở trường công lập được dạy thêm ngoài trường không? Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về một số trường hợp không được dạy thêm như sau - Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. - Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. - Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông. - Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: + Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; + Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó. Như vậy, pháp luật không cho phép giáo viên đang giảng dạy, hưởng lương từ các trường công lập được tự mình tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường cũng như không được dạy thêm ngoài nhà trường cho học sinh mình đang dạy chính khóa trừ khi được Thủ trưởng cho phép. Tuy nhiên pháp luật vẫn cho phép giáo viên tham gia dạy thêm ngoài nhà trường như hình thức dạy trong trung tâm. Giáo dục là nền tảng cho sự phát triển của đất nước, do đó, việc xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, hiệu quả cần sự chung tay góp sức của tất cả các bên liên quan. Việc giáo viên trường công dạy thêm ngoài giờ cần được quản lý chặt chẽ, định hướng đúng đắn để đảm bảo lợi ích cho học sinh, giáo viên và xã hội.
Giáo viên trường công lập có được quyền góp vốn vào doanh nghiệp không?
Giáo viên trường công lập là một trong những ngành nghề quan trọng và có vai trò to lớn trong sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, việc giáo viên tham gia vào các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là góp vốn vào doanh nghiệp, là một vấn đề gây tranh cãi. Vậy giáo viên trường công lập có được quyền góp vốn vào doanh nghiệp không? Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này. Giáo viên là những người có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội thông qua việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của kinh tế và nhu cầu tìm kiếm thu nhập bổ sung, nhiều giáo viên quan tâm đến việc góp vốn vào doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, giáo viên trường công lập thuộc nhóm cán bộ, công chức, viên chức. Do đó, các hoạt động của họ bị ràng buộc bởi các quy định về cán bộ, công chức, viên chức. Việc tham gia vào hoạt động kinh doanh, đặc biệt là góp vốn vào doanh nghiệp, phải tuân theo các quy định pháp luật liên quan. (1) Giáo viên trường công lập có được quyền góp vốn vào doanh nghiệp không? Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010. Giáo viên tại những trường học công lập được xem là viên chức theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với quyền góp vốn vào doanh nghiệp, theo khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây: - Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. - Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó, quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định được quy định cụ thể tại Điều 14 Luật Viên chức năm 2010 như sau: - Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. - Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Như vậy, giáo viên tại các trường công lập được phép tham gia góp vốn nhưng không được tham gia vào quản lý và điều hành doanh nghiệp. (2) Giáo viên thành lập doanh nghiệp bị xử lý thế nào? Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: - Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước. - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh Nghiệp năm 2020, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác….. Như vậy, giáo viên không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau: Căn cứ theo khoản 2 Điều 75 Luật Doanh Nghiệp năm 2020 thì trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký có cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau: Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân là chủ sở hữu: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký ra thông báo về hành vi vi phạm đồng thời ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau khi nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể theo quy định tại Điều 209 Luật Doanh nghiệp, trừ trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thực hiện biện pháp cưỡng chế theo đề nghị của Cơ quan quản lý thuế. Như vậy, trong trường hợp giáo viên trường công thành lập công ty để quản lý là vi phạm quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Do đó, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tóm lại, theo pháp luật hiện hành, giáo viên trường công lập không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp nhưng lại được phép góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
TP. HCM công bố mức tạm thu học phí HKI của các trường công lập năm học 2023-2024
Ngày 25/10, UBND TP. HCM đã ban hành văn bản về việc cho phép tạm thu học phí học kỳ I năm học 2023 - 2024 tại các cơ sở giáo dục đào tạo công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Theo thông tin được đăng trên trang Cổng TTĐT TP. Hồ Chí Minh thống nhất chủ trương tạm thu học phí năm học 2023 - 2024 của các cơ sở GD-ĐT công lập trên địa bàn theo đề xuất của Sở GD-ĐT, cho đến khi Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP. Đồng thời, UBND TPHCM cũng giao Sở GD-ĐT chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai, hướng dẫn cụ thể cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện theo đúng quy định. Về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên năm học 2023 - 2024, UBND TP giao Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND TP đề nghị xây dựng Nghị quyết trình HĐND TP theo đúng trình tự, thủ tục. Theo tờ trình của Sở GD-ĐT, mức tạm thu học phí học kỳ I năm học 2023 - 2024 bằng mức thu học phí năm học 2021 - 2022, cụ thể như sau: Cấp học Mức thu học phí (đồng/học sinh/tháng) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhà trẻ 200.000 120.000 Mẫu giáo 160.000 100.000 Tiểu học Không thu Trung học cơ sở 60.000 30.000 Trung học phổ thông 120.000 100.000 *Trong đó: - Nhóm 1 (thành thị) gồm: thành phố Thủ Đức và các quận tại TPHCM. - Nhóm 2 (nông thôn) là năm huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ. Thành phố cho hay mức này áp dụng cho đến khi Chính phủ ban hành mức thu mới. Từ đầu năm học đến nay, TPHCM chỉ cho trường học thu các khoản hỗ trợ, dịch vụ giáo dục như tiền ăn, bán trú..., không được thu học phí vì đợi Chính phủ sửa đổi Nghị định 81/2021/NĐ-CP về việc này. Tuy nhiên, đến nay, nghị định sửa đổi chưa được ban hành. Tết Nguyên đán 2024, học sinh TP.HCM được nghỉ mấy ngày? Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, học sinh TP.HCM sẽ được nghỉ 14 ngày. UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Bậc mầm non, THCS, THPT và giáo dục thường xuyên tựu trường vào ngày 28/8. Riêng đối với bậc tiểu học, các khối lớp 2, 3, 4, 5 tựu trường vào ngày 28/8, lớp 1 tựu trường vào ngày 21/8. Tất cả bậc học sẽ đồng loạt khai giảng vào ngày 5/9; bế giảng năm học từ ngày 26 đến 31/5/2024. Học kỳ 1 diễn ra từ ngày 5/9/2023 đến ngày 13/1/2024 với 18 tuần thực học, thời gian còn lại dành cho các hoạt động khác. Học kỳ 2 diễn ra từ ngày 15/1/2024 đến ngày 25/5/2024. Học sinh có 17 tuần thực học, thời gian còn lại dành cho các hoạt động khác. Riêng đối với hệ giáo dục thường xuyên, lớp 6, 7, 8, 10, 11 có 18 tuần thực học; lớp 9 và 12 có 16 tuần thực học trong học kỳ 1, thời gian còn lại cho các hoạt động khác. Tương tự, trong học kỳ 2, các lớp 6, 7, 8, 10, 11 hệ giáo dục thường xuyên có 17 tuần thực học, lớp 9 và 12 có 16 tuần thực học, thời gian còn lại cho các hoạt động khác. Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn từ ngày 5/2/2024 (tức 26 tháng Chạp âm lịch) đến hết ngày 18/2/2024 (nhằm Mùng 9 tháng Giêng âm lịch). Xem bài viết liên quan: Tết Nguyên đán năm 2024 được nghỉ bao nhiêu ngày? Tết Dương lịch năm 2024 được nghỉ mấy ngày? Đi làm Tết Dương lịch hưởng lương bao nhiêu? Đã có phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2024
Hiệu trưởng trường công lập là viên chức hay công chức? Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức
Công chức, viên chức là cụm từ khá quen thuộc, vậy công chức và viên chức khác nhau như thế nào? Hiệu trưởng trường công lập là viên chức hay công chức? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này và phân biệt công chức, viên chức. Hiệu trưởng trường công lập là công chức hay viên chức? Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Song, Điều 2 Luật Viên chức 2010 có quy định viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức 2010 một số cụm từ bị bãi bỏ bởi Điểm a khoản 13 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì quy định về viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. Như vậy, hiệu trưởng trường công lập là viên chức quản lý, không phải công chức theo phân tích trên. Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức qua các tiêu chí dưới đây: Tiêu chí Cán bộ Công chức Viên chức Căn cứ Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 Nghị định 138/2020/NĐ-CP Luật Viên chức năm 2010 sửa đổi năm 2019 Nghị định 115/2020/NĐ-CP Định nghĩa - Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. (căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008) - Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức, chính trị xã hội (theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008). - Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong: + Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; + Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; + Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an. (căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019). - Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, thuộc biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ,công chức năm 2008). Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. (căn cứ Điều 2 Luật Viên chức 2010) Nơi công tác Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. - Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng); - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an). Trong các đơn vị sự nghiệp công lập Nguồn gốc Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế. Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế. Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng. Biên chế Trong biên chế Trong biên chế Không còn biên chế suốt đời nếu được tuyển dụng sau ngày 01/7/2020 trừ: - Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 đáp ứng điều kiện; - Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức; - Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Tập sự Không phải tập sự - 12 tháng với công chức loại C. - 06 tháng với công chức loại D. - 12 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng bác sĩ là 09 tháng; - 09 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng; - 06 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp. Hợp đồng làm việc Không làm việc theo chế độ hợp đồng Không làm việc theo chế độ hợp đồng Làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc Tiền lương Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập Bảo hiểm thất nghiệp Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Hình thức kỷ luật - Khiển trách - Cảnh cáo - Cách chức - Bãi nhiệm - Khiển trách - Cảnh cáo - Hạ bậc lương - Giáng chức - Cách chức - Buộc thôi việc - Khiển trách - Cảnh cáo - Cách chức - Buộc thôi việc
Thông qua 26 khoản thu dịch vụ trong trường học công lập TP. Hồ Chí Minh áp dụng từ 22/7/2023
Ngày 12/7/2023, tại kỳ họp thứ 10 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn TP. HCM năm học 2023-2024. Theo đó, đối tượng áp dụng các khoản thu tại Nghị quyết này bao gồm: - Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, cơ sở giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố. - Người đang theo học tại các cơ sở giáo dục công lập nêu trên - Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan. Các khoản thu và mức thu dịch vụ trong trường công TP. Hồ Chí Minh Các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn Thành phố, bao gồm: - Các khoản thu phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính khóa theo quy định. - Các khoản thu phục vụ cho hoạt động giáo dục thực hiện theo các Đề án được phê duyệt. - Các khoản thu dịch vụ phục vụ cho hoạt động bán trú. - Các khoản thu hỗ trợ cho cá nhân học sinh. Xem chi tiết 26 khoản thu và mức thu đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/15/26-khoan-thu.docx Trong đó, các khoản thu và mức thu đối với cơ sở giáo dục giáo dục thường xuyên: Áp dụng mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục tương đương với mức thu của cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục công lập đang được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP hoặc các trường hợp đang được hưởng chính sách hỗ trợ học phí theo Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND về chương trình giảm nghèo bền vững TP. HCM giai đoạn 2021 - 2025, Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐND về chính sách đặc thù chăm lo, hỗ trợ người cao tuổi, trẻ em mồ côi và những đối tượng có hoàn cảnh thật sự khó khăn trên địa bàn Thành phố thì không phải đóng các khoản thu nêu trên. Theo đó, các mức thu quy định tại Nghị quyết này là mức thu tối đa. Tùy tình hình thực tế của cơ sở giáo dục và nhu cầu của học sinh, cơ sở giáo dục thống nhất với cha mẹ học sinh mức thu cụ thể nhưng không vượt quá mức thu quy định tại Nghị quyết này và không được cao hơn 15% so với năm học 2022-2023. Việc sử dụng các khoản thu phải đúng mục đích thu, công khai kế hoạch thu - chi của từng khoản thu đến cha mẹ học sinh trước khi tổ chức thực hiện và thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý tài chính theo quy định. Bên cạnh đó, đối với khoản thu Tiền tổ chức thực hiện Đề án Trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”: Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức và Sở Giáo dục và Đào tạo có ý kiến đối với mức thu của trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế” theo phân cấp quản lý và không vượt quá mức thu tối đa. Đối với thời gian thu, phải đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học nhưng không vượt quá khung thời gian quy định do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định. Xem chi tiết tại Nghị quyết có hiệu lực từ 22/7/2023. Xem và tải tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/15/10-dtnq-quy-dinh-muc-thu-va-co-che-quan-ly-khoan-thu-chi-ho-2-312.pdf
Từ ngày 1/7/2020 Hiệu trưởng trường công lập có còn là công chức nữa không?
Em cho chị hỏi từ ngày 1/7/2020 Hiệu trưởng trường công lập có còn là công chức nữa không?
Hiệu trưởng buộc phải công khai kinh phí hoạt động của nhà trường
Có thể nói, ngoài những chính sách, chủ trương, nội quy, quy định của nhà trường thì Hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục công lập phải kê khai những khoản và vấn đề hoạt động đó thì đòi hỏi phải kê khai các kinh phí hoạt động hằng năm nhằm đảm bảo việc thu chi theo đúng thẩm quyền, và mức hỗ trợ từ phía nhà nước, cụ thể: Tại Khoản 1d Điều 9 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT quy định như sau: - Những việc phải công khai để nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động biết: + Kinh phí hoạt động hằng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính khác; quyết toán kinh phí hằng năm; tài sản, trang thiết bị; kết quả kiểm toán của cơ sở giáo dục. Pháp luật quy định việc công khai kinh phí hoạt động hằng năm nhằm đảm bảo tính minh bạch, và số liệu rõ ràng, đặc biệt trong nền giáo dục hiện tại. Đồng thời việc công khai này có thể thông qua cách như niêm yết tại những cơ sở cũng như gửi bằng văn bản cho các bậc phụ huynh cũng như các thầy cô khác trong nhà trường hoặc có thể đăng tải trên các phương tiện thông tin, cồng thông tin về giáo dục. Như vậy, có thể thấy kinh phí của nhà trường bắt buộc hiệu trường phải công khai theo quy định trên.
Giáo viên giảng dạy ở trường công lập được dạy thêm ngoài nhà trường không?
Dạy thêm, học thêm ngoài giờ là vấn đề muôn thuở của nghề giáo. Việc này mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và hệ lụy cần được xem xét thấu đáo (1) Quy định của pháp luật về dạy thêm, học thêm Lenin có câu: “Học, học nữa, học mãi” để nói về việc kiến thức là vô tận, và con người cần phải học tập để rèn luyện bản thân, nâng cao tri thức để giúp ích cho xã hội. Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định, dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Theo đó, giáo viên khi tổ chức dạy thêm sau giờ học phải tuân thủ theo nguyên tắc quy định tại tại Điều 3 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT đối với việc dạy thêm, học thêm như sau: - Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học. - Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá. - Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm. - Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh. - Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm. Nhìn chung, các quy định về dạy thêm, học thêm nhằm mục đích đảm bảo hoạt động này diễn ra một cách hợp lý, hiệu quả, thật sự có ý nghĩa và bổ ích, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo quyền lợi cho học sinh, đặc biệt là việc học thêm phải trên tinh thần tự nguyện của học sinh và gia đình học sinh. (2) Lợi ích và hệ lụy của việc dạy thêm, học thêm Một số lợi ích của việc dạy thêm, học thêm có thể kể đến như: - Tạo cơ hội cho học sinh học tập nâng cao, củng cố kiến thức chuẩn bị cho các kỳ thi - Góp phần giảm tải áp lực học tập cho học sinh trong trường - Giúp giáo viên tăng thu nhập, cải thiện đời sống Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc dạy thêm, học thêm cũng sẽ gây ra các hệ lụy như: - Gây áp lực học tập cho học sinh, tạo ra môi trường học tập "chợ chiều" - Tạo điều kiện cho giáo viên "lộ" kiến thức, phương pháp giảng dạy trong chính khóa - Gây mất cân bằng trong việc phân bổ thời gian và tâm sức của giáo viên Do đó, để hạn chế điểm bất cập và tăng thêm lợi ích của việc dạy thêm, pháp luật cũng quy định một số trường hợp không được dạy thêm. Từ đó đặt ra một thắc mắc liệu giáo viên giảng dạy ở trường công lập được dạy thêm ngoài trường không? (3) Giáo viên giảng dạy ở trường công lập được dạy thêm ngoài trường không? Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về một số trường hợp không được dạy thêm như sau - Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. - Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. - Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông. - Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: + Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; + Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó. Như vậy, pháp luật không cho phép giáo viên đang giảng dạy, hưởng lương từ các trường công lập được tự mình tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường cũng như không được dạy thêm ngoài nhà trường cho học sinh mình đang dạy chính khóa trừ khi được Thủ trưởng cho phép. Tuy nhiên pháp luật vẫn cho phép giáo viên tham gia dạy thêm ngoài nhà trường như hình thức dạy trong trung tâm. Giáo dục là nền tảng cho sự phát triển của đất nước, do đó, việc xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, hiệu quả cần sự chung tay góp sức của tất cả các bên liên quan. Việc giáo viên trường công dạy thêm ngoài giờ cần được quản lý chặt chẽ, định hướng đúng đắn để đảm bảo lợi ích cho học sinh, giáo viên và xã hội.
Giáo viên trường công lập có được quyền góp vốn vào doanh nghiệp không?
Giáo viên trường công lập là một trong những ngành nghề quan trọng và có vai trò to lớn trong sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, việc giáo viên tham gia vào các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là góp vốn vào doanh nghiệp, là một vấn đề gây tranh cãi. Vậy giáo viên trường công lập có được quyền góp vốn vào doanh nghiệp không? Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này. Giáo viên là những người có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội thông qua việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của kinh tế và nhu cầu tìm kiếm thu nhập bổ sung, nhiều giáo viên quan tâm đến việc góp vốn vào doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, giáo viên trường công lập thuộc nhóm cán bộ, công chức, viên chức. Do đó, các hoạt động của họ bị ràng buộc bởi các quy định về cán bộ, công chức, viên chức. Việc tham gia vào hoạt động kinh doanh, đặc biệt là góp vốn vào doanh nghiệp, phải tuân theo các quy định pháp luật liên quan. (1) Giáo viên trường công lập có được quyền góp vốn vào doanh nghiệp không? Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010. Giáo viên tại những trường học công lập được xem là viên chức theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với quyền góp vốn vào doanh nghiệp, theo khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây: - Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. - Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó, quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định được quy định cụ thể tại Điều 14 Luật Viên chức năm 2010 như sau: - Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. - Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Như vậy, giáo viên tại các trường công lập được phép tham gia góp vốn nhưng không được tham gia vào quản lý và điều hành doanh nghiệp. (2) Giáo viên thành lập doanh nghiệp bị xử lý thế nào? Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: - Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước. - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh Nghiệp năm 2020, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác….. Như vậy, giáo viên không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau: Căn cứ theo khoản 2 Điều 75 Luật Doanh Nghiệp năm 2020 thì trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký có cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau: Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân là chủ sở hữu: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký ra thông báo về hành vi vi phạm đồng thời ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau khi nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể theo quy định tại Điều 209 Luật Doanh nghiệp, trừ trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thực hiện biện pháp cưỡng chế theo đề nghị của Cơ quan quản lý thuế. Như vậy, trong trường hợp giáo viên trường công thành lập công ty để quản lý là vi phạm quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Do đó, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tóm lại, theo pháp luật hiện hành, giáo viên trường công lập không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp nhưng lại được phép góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
TP. HCM công bố mức tạm thu học phí HKI của các trường công lập năm học 2023-2024
Ngày 25/10, UBND TP. HCM đã ban hành văn bản về việc cho phép tạm thu học phí học kỳ I năm học 2023 - 2024 tại các cơ sở giáo dục đào tạo công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Theo thông tin được đăng trên trang Cổng TTĐT TP. Hồ Chí Minh thống nhất chủ trương tạm thu học phí năm học 2023 - 2024 của các cơ sở GD-ĐT công lập trên địa bàn theo đề xuất của Sở GD-ĐT, cho đến khi Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP. Đồng thời, UBND TPHCM cũng giao Sở GD-ĐT chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai, hướng dẫn cụ thể cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện theo đúng quy định. Về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên năm học 2023 - 2024, UBND TP giao Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND TP đề nghị xây dựng Nghị quyết trình HĐND TP theo đúng trình tự, thủ tục. Theo tờ trình của Sở GD-ĐT, mức tạm thu học phí học kỳ I năm học 2023 - 2024 bằng mức thu học phí năm học 2021 - 2022, cụ thể như sau: Cấp học Mức thu học phí (đồng/học sinh/tháng) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhà trẻ 200.000 120.000 Mẫu giáo 160.000 100.000 Tiểu học Không thu Trung học cơ sở 60.000 30.000 Trung học phổ thông 120.000 100.000 *Trong đó: - Nhóm 1 (thành thị) gồm: thành phố Thủ Đức và các quận tại TPHCM. - Nhóm 2 (nông thôn) là năm huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ. Thành phố cho hay mức này áp dụng cho đến khi Chính phủ ban hành mức thu mới. Từ đầu năm học đến nay, TPHCM chỉ cho trường học thu các khoản hỗ trợ, dịch vụ giáo dục như tiền ăn, bán trú..., không được thu học phí vì đợi Chính phủ sửa đổi Nghị định 81/2021/NĐ-CP về việc này. Tuy nhiên, đến nay, nghị định sửa đổi chưa được ban hành. Tết Nguyên đán 2024, học sinh TP.HCM được nghỉ mấy ngày? Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, học sinh TP.HCM sẽ được nghỉ 14 ngày. UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Bậc mầm non, THCS, THPT và giáo dục thường xuyên tựu trường vào ngày 28/8. Riêng đối với bậc tiểu học, các khối lớp 2, 3, 4, 5 tựu trường vào ngày 28/8, lớp 1 tựu trường vào ngày 21/8. Tất cả bậc học sẽ đồng loạt khai giảng vào ngày 5/9; bế giảng năm học từ ngày 26 đến 31/5/2024. Học kỳ 1 diễn ra từ ngày 5/9/2023 đến ngày 13/1/2024 với 18 tuần thực học, thời gian còn lại dành cho các hoạt động khác. Học kỳ 2 diễn ra từ ngày 15/1/2024 đến ngày 25/5/2024. Học sinh có 17 tuần thực học, thời gian còn lại dành cho các hoạt động khác. Riêng đối với hệ giáo dục thường xuyên, lớp 6, 7, 8, 10, 11 có 18 tuần thực học; lớp 9 và 12 có 16 tuần thực học trong học kỳ 1, thời gian còn lại cho các hoạt động khác. Tương tự, trong học kỳ 2, các lớp 6, 7, 8, 10, 11 hệ giáo dục thường xuyên có 17 tuần thực học, lớp 9 và 12 có 16 tuần thực học, thời gian còn lại cho các hoạt động khác. Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn từ ngày 5/2/2024 (tức 26 tháng Chạp âm lịch) đến hết ngày 18/2/2024 (nhằm Mùng 9 tháng Giêng âm lịch). Xem bài viết liên quan: Tết Nguyên đán năm 2024 được nghỉ bao nhiêu ngày? Tết Dương lịch năm 2024 được nghỉ mấy ngày? Đi làm Tết Dương lịch hưởng lương bao nhiêu? Đã có phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2024
Hiệu trưởng trường công lập là viên chức hay công chức? Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức
Công chức, viên chức là cụm từ khá quen thuộc, vậy công chức và viên chức khác nhau như thế nào? Hiệu trưởng trường công lập là viên chức hay công chức? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này và phân biệt công chức, viên chức. Hiệu trưởng trường công lập là công chức hay viên chức? Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Song, Điều 2 Luật Viên chức 2010 có quy định viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức 2010 một số cụm từ bị bãi bỏ bởi Điểm a khoản 13 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì quy định về viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. Như vậy, hiệu trưởng trường công lập là viên chức quản lý, không phải công chức theo phân tích trên. Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức qua các tiêu chí dưới đây: Tiêu chí Cán bộ Công chức Viên chức Căn cứ Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 Nghị định 138/2020/NĐ-CP Luật Viên chức năm 2010 sửa đổi năm 2019 Nghị định 115/2020/NĐ-CP Định nghĩa - Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. (căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008) - Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức, chính trị xã hội (theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008). - Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong: + Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; + Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; + Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an. (căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019). - Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, thuộc biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ,công chức năm 2008). Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. (căn cứ Điều 2 Luật Viên chức 2010) Nơi công tác Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. - Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng); - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an). Trong các đơn vị sự nghiệp công lập Nguồn gốc Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế. Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế. Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng. Biên chế Trong biên chế Trong biên chế Không còn biên chế suốt đời nếu được tuyển dụng sau ngày 01/7/2020 trừ: - Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 đáp ứng điều kiện; - Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức; - Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Tập sự Không phải tập sự - 12 tháng với công chức loại C. - 06 tháng với công chức loại D. - 12 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng bác sĩ là 09 tháng; - 09 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng; - 06 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp. Hợp đồng làm việc Không làm việc theo chế độ hợp đồng Không làm việc theo chế độ hợp đồng Làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc Tiền lương Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập Bảo hiểm thất nghiệp Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Hình thức kỷ luật - Khiển trách - Cảnh cáo - Cách chức - Bãi nhiệm - Khiển trách - Cảnh cáo - Hạ bậc lương - Giáng chức - Cách chức - Buộc thôi việc - Khiển trách - Cảnh cáo - Cách chức - Buộc thôi việc
Thông qua 26 khoản thu dịch vụ trong trường học công lập TP. Hồ Chí Minh áp dụng từ 22/7/2023
Ngày 12/7/2023, tại kỳ họp thứ 10 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn TP. HCM năm học 2023-2024. Theo đó, đối tượng áp dụng các khoản thu tại Nghị quyết này bao gồm: - Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, cơ sở giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố. - Người đang theo học tại các cơ sở giáo dục công lập nêu trên - Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan. Các khoản thu và mức thu dịch vụ trong trường công TP. Hồ Chí Minh Các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn Thành phố, bao gồm: - Các khoản thu phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính khóa theo quy định. - Các khoản thu phục vụ cho hoạt động giáo dục thực hiện theo các Đề án được phê duyệt. - Các khoản thu dịch vụ phục vụ cho hoạt động bán trú. - Các khoản thu hỗ trợ cho cá nhân học sinh. Xem chi tiết 26 khoản thu và mức thu đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/15/26-khoan-thu.docx Trong đó, các khoản thu và mức thu đối với cơ sở giáo dục giáo dục thường xuyên: Áp dụng mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục tương đương với mức thu của cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục công lập đang được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP hoặc các trường hợp đang được hưởng chính sách hỗ trợ học phí theo Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND về chương trình giảm nghèo bền vững TP. HCM giai đoạn 2021 - 2025, Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐND về chính sách đặc thù chăm lo, hỗ trợ người cao tuổi, trẻ em mồ côi và những đối tượng có hoàn cảnh thật sự khó khăn trên địa bàn Thành phố thì không phải đóng các khoản thu nêu trên. Theo đó, các mức thu quy định tại Nghị quyết này là mức thu tối đa. Tùy tình hình thực tế của cơ sở giáo dục và nhu cầu của học sinh, cơ sở giáo dục thống nhất với cha mẹ học sinh mức thu cụ thể nhưng không vượt quá mức thu quy định tại Nghị quyết này và không được cao hơn 15% so với năm học 2022-2023. Việc sử dụng các khoản thu phải đúng mục đích thu, công khai kế hoạch thu - chi của từng khoản thu đến cha mẹ học sinh trước khi tổ chức thực hiện và thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý tài chính theo quy định. Bên cạnh đó, đối với khoản thu Tiền tổ chức thực hiện Đề án Trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”: Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức và Sở Giáo dục và Đào tạo có ý kiến đối với mức thu của trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế” theo phân cấp quản lý và không vượt quá mức thu tối đa. Đối với thời gian thu, phải đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học nhưng không vượt quá khung thời gian quy định do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định. Xem chi tiết tại Nghị quyết có hiệu lực từ 22/7/2023. Xem và tải tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/15/10-dtnq-quy-dinh-muc-thu-va-co-che-quan-ly-khoan-thu-chi-ho-2-312.pdf
Từ ngày 1/7/2020 Hiệu trưởng trường công lập có còn là công chức nữa không?
Em cho chị hỏi từ ngày 1/7/2020 Hiệu trưởng trường công lập có còn là công chức nữa không?
Hiệu trưởng buộc phải công khai kinh phí hoạt động của nhà trường
Có thể nói, ngoài những chính sách, chủ trương, nội quy, quy định của nhà trường thì Hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục công lập phải kê khai những khoản và vấn đề hoạt động đó thì đòi hỏi phải kê khai các kinh phí hoạt động hằng năm nhằm đảm bảo việc thu chi theo đúng thẩm quyền, và mức hỗ trợ từ phía nhà nước, cụ thể: Tại Khoản 1d Điều 9 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT quy định như sau: - Những việc phải công khai để nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động biết: + Kinh phí hoạt động hằng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính khác; quyết toán kinh phí hằng năm; tài sản, trang thiết bị; kết quả kiểm toán của cơ sở giáo dục. Pháp luật quy định việc công khai kinh phí hoạt động hằng năm nhằm đảm bảo tính minh bạch, và số liệu rõ ràng, đặc biệt trong nền giáo dục hiện tại. Đồng thời việc công khai này có thể thông qua cách như niêm yết tại những cơ sở cũng như gửi bằng văn bản cho các bậc phụ huynh cũng như các thầy cô khác trong nhà trường hoặc có thể đăng tải trên các phương tiện thông tin, cồng thông tin về giáo dục. Như vậy, có thể thấy kinh phí của nhà trường bắt buộc hiệu trường phải công khai theo quy định trên.