Tổ trưng cầu ý dân do cơ quan nào thành lập và có bao nhiêu thành viên?
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tổ trưng cầu ý dân? Tổ trưng cầu ý dân có bao nhiêu thành viên? Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưng cầu ý dân là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tổ trưng cầu ý dân? Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Trưng cầu ý dân 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã như sau: - Xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân; thành lập Tổ trưng cầu ý dân ở từng khu vực bỏ phiếu; - Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân và công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân ở địa phương; - Tổ chức việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở địa phương; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải đáp thắc mắc của cử tri và xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện trưng cầu ý dân tại địa phương theo thẩm quyền; - Báo cáo tình hình tổ chức việc trưng cầu ý dân với Ủy ban nhân dân cấp huyện; - Nhận, kiểm tra báo cáo kết quả kiểm phiếu trưng cầu ý dân do Tổ trưng cầu ý dân gửi đến; lập báo cáo kết quả trưng cầu ý dân tại địa phương mình gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh. Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền thành lập Tổ trưng cầu ý dân. Tổ trưng cầu ý dân có bao nhiêu thành viên? Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Trưng cầu ý dân 2015 thì số lượng thành viên tổ trưng cầu ý dân được quy định như sau: Tổ trưng cầu ý dân được thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu chậm nhất là 40 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân. - Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương. - Đơn vị vũ trang nhân dân được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng được thành lập một Tổ trưng cầu ý dân có từ bảy đến chín thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó. - Trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định thành lập Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương, đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó. Như vậy, Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên; đối với đơn vị vũ trang nhân dân thì Tổ trưng cầu ý dân có từ bảy đến chín thành viên; trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưng cầu ý dân là gì? Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Luật Trưng cầu ý dân 2015 thì Tổ trưng cầu ý dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Phụ trách công tác trưng cầu ý dân tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân; - Bố trí phòng bỏ phiếu và chuẩn bị hòm phiếu; - Nhận tài liệu và phiếu trưng cầu ý dân từ Ủy ban nhân dân cấp xã; phát thẻ cử tri, phiếu trưng cầu ý dân có đóng dấu của Tổ trưng cầu ý dân cho cử tri; - Thông báo cho cử tri biết thời gian, địa điểm bỏ phiếu trưng cầu ý dân; - Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân và nội quy phòng bỏ phiếu; - Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu để gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về các khiếu nại, tố cáo của cử tri không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; - Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu và toàn bộ phiếu trưng cầu ý dân đến Ủy ban nhân dân cấp xã; - Báo cáo tình hình tổ chức trưng cầu ý dân theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã; - Tổ chức việc bỏ phiếu lại tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân (nếu có). Tóm lại, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền thành lập Tổ trưng cầu ý dân với số lượng thành viên từ 9-11 người; riêng đơn vị vũ trang nhân dân thì từ 7-9 người; trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì 9-11 người. Tổ trưng cầu ý dân phải bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Luật Trưng cầu ý dân 2015.
Thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được thực hiện với mục đích gì?
Trong đời sống xã hội hiện nay, việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước phải được thực hiện theo đúng theo quy định pháp luật. Vậy mục đích mà Nhà nước thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân là gì? Thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được thực hiện với mục đích gì? Theo khoản 1 Điều 31 Luật trưng cầu ý dân 2015 có quy định mục đích của việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, đúng đắn về vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân để cử tri hiểu rõ ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân, nội dung trưng cầu ý dân; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cử tri trong việc tham gia trưng cầu ý dân; động viên, khuyến khích cử tri tham gia tích cực vào việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân Ngoài ra, việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, khoa học, đúng pháp luật, thuận lợi cho cử tri và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật trưng cầu ý dân 2015. Như vậy, để trưng cầu ý dân thì Nhà nước phải đảm bảo việc thông tin, tuyên truyền sao cho đầy đủ, đúng đắn về vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân để cử tri hiểu rõ ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân. Nội dung thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân bao gồm những gì? Căn cứ Điều 32 Luật trưng cầu ý dân 2015 có quy định về nội dung thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân như sau: - Sự cần thiết của việc trưng cầu ý dân; mục đích, quan điểm trưng cầu ý dân. - Nội dung trưng cầu ý dân; các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân. - Đối tượng, phạm vi tác động của vấn đề trưng cầu ý dân. - Thời gian tổ chức trưng cầu ý dân. - Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri trong việc tham gia trưng cầu ý dân. Như vậy, việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân phải đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định nêu trên Việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được thực hiện thông qua những hình thức nào? Căn cứ Điều 33 Luật trưng cầu ý dân 2015 có quy định về hình thức thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân như sau: - Phát hành các ấn phẩm, tài liệu chính thức của Ủy ban thường vụ Quốc hội về vấn đề được trưng cầu ý dân. - Tổ chức thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật. - Thông qua hội nghị cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức. - Các hình thức khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. Như vậy, viêc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân có thể được thực hiện dưới các hình thức như phát hành các ấn phẩm của Ủy ban thường vụ Quốc hội về vấn đề được trưng cầu ý dân, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng,.. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân là gì? Căn cứ Điều 34 Luật trưng cầu ý dân 2015 có quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân như sau: - Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì, phối hợp với Chính phủ chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước; Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân ở địa phương. - Các cơ quan báo chí ở trung ương và địa phương có trách nhiệm tuyên truyền về trưng cầu ý dân, thông tin về tình hình tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật, sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. - Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện cho công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân ở cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương mình. Như vậy, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân theo quy định nên trên Từ những quy định trên, Nhà nước ta hiện nay đang rất chú trọng việc trưng cầu ý dân về các vấn đề quan trọng của đất nước. Do đó, các cơ quan, tổ chức liên quan phải có trách nhiệm và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong việc trưng cầu ý dân theo quy định pháp luật đã đề ra.
Cách khắc phục sai sót trong danh sách cử tri trưng cầu ý dân
Trường hợp phát hiện có sai sót trong danh sách cử tri có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân thì phải khiếu nại đến cơ quan lập danh sách cử tri theo quy định tại Điều 28 Luật Trưng cầu ý dân 2015 như sau: "Điều 28. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai sót thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày niêm yết, công dân có quyền khiếu nại với cơ quan lập danh sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính." Theo đó, cơ quan lập danh sách cử tri có trách nhiệm giải quyết cho công dân phát hiện sai sót trong danh sách cử tri trưng cầu ý dân có sai sót trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý về kết quả giải quyết, có thể khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Bao gồm: - Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp. - Chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, quốc phòng, an ninh, đối ngoại ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia. - Kinh tế xã hội ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đất nước. - Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước. Đó là một những trong những điểm nổi bật của Luật trưng cầu ý dân 2015 có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. 1. Ai có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân? Đó là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân được quyền bỏ phiếu biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp bị kết án tử hình hay hình phạt tù. 2. Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày nào? Ngày chủ nhật, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và được công bố chậm nhất 60 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân. 3. Trường hợp nào không tổ chức trưng cầu ý dân? - Những nội dung đã được trưng cầu ý dân trong hạn 24 tháng kể từ ngày kết quả trưng cầu ý dân được công bố. - Trong thời gian ban bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc trong hạn 06 tháng kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước. 4. Nghiêm cấm thực hiện 5 hành vi sau trong việc trưng cầu ý dân - Tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân. - Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép, cản trở làm cho cử tri không thực hiện hoặc thực hiện việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân trái với mong muốn của mình. - Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân. - Lợi dụng việc trưng cầu ý dân để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân. - Vi phạm quy định về bỏ phiếu, kiểm phiếu trưng cầu ý dân, quy định khác. 5. Bỏ phiếu trưng cầu ý dân kéo dài bao lâu? Từ 7h sáng đến 7h tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ trưng cầu ý dân có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước 5h sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá 9h tối cùng ngày. Trường hợp ở khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân đã có 100% cử tri trong danh sách thực hiện việc bỏ phiếu thì việc bỏ phiếu ở khu vực bỏ phiếu đó có thể kết thúc sớm nhưng không được trước 3h chiều cùng ngày. Việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Nếu có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ trưng cầu ý dân phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến trưng cầu ý dân, kịp thời báo cáo UBND cấp xã, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục. Xem chi tiết tại Luật trưng cầu ý dân 2015.
Re:TOÀN VĂN ĐIỂM MỚI LUẬT TỔ CHỨC QUỐC HỘI 2014
Phần 2: Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội là nội dung tiếp tục được đề cập tại phần này. 11. Lấy phiếu tín nhiệm Đây là nội dung mới được quy định tại Luật tổ chức Quốc hội 2014. - Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây: + Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước. + Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội. + Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ. + Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước. - Thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định. (Căn cứ Điều 12 Luật tổ chức Quốc hội 2014) 12. Thêm trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm - Ngoài các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm theo Luật tổ chức Quốc hội 2001, còn thêm trường hợp: Người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định trên mà có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp. - Quy định lại việc miễn nhiệm trong trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm. (Căn cứ Điều 13 Luật tổ chức Quốc hội 2014) 13. Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính Vẫn theo quy định cũ, bổ sung thêm 02 nội dung: - Các quyết định này được thực hiện theo đề nghị của Chính phủ. - Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật. (Căn cứ Điều 14 Luật tổ chức Quốc hội 2014) 14. Cụ thể việc bãi bỏ văn bản trái với Hiến pháp, nghĩ quyết của Quốc hội theo đề nghị của cơ quan nào Cơ quan ban hành Cơ quan đề nghị bãi bỏ - Chủ tịch nước. - Chính phủ. - Thủ tướng Chính phủ. - Tòa án nhân dân tối cao. - Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Cơ quan khác do Quốc hội thành lập. Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ủy ban thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước. (Căn cứ Điều 15 Luật tổ chức Quốc hội 2014) 15. Quyết định đại xá Theo đề nghị của Chủ tịch nước. (Căn cứ Điều 16 Luật tổ chức Quốc hội 2014) 16. Cụ thể nhiệm vụ quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình của Quốc hội - Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh hoặc bãi bỏ tình trạng chiến tranh theo đề nghị của Hội đồng quốc phòng và an ninh. - Trường hợp có chiến tranh, Quốc hội quyết định giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt. - Quốc hội quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia. (Căn cứ Điều 17 Luật tổ chức Quốc hội 2014) 17. Phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế Quy định cụ thể các vấn đề liên quan trong việc phê chuẩn, quyết định gia nhập hay chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước. (Căn cứ Điều 18 Luật tổ chức Quốc hội 2014) 18. Trưng cầu ý dân Cụ thể hóa trách nhiệm trưng cầu ý dân của Quốc hội. - Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc về những vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội. - Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân. (Căn cứ Điều 19 Luật tổ chức Quốc hội 2014) 19. Xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị và việc giải quyết kiến nghị của cử tri cả nước Bổ sung thêm một số nội dung về quy định này. - Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước do Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội trình. - Quốc hội xem xét báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban thường vụ Quốc hội trình. - Khi cần thiết, Quốc hội ra nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri. - Các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và báo cáo với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội kết quả giải quyết. (Căn cứ Điều 20 Luật tổ chức Quốc hội 2014) Còn nữa – sẽ cập nhật cho đến khi hoàn thành.
Tổ trưng cầu ý dân do cơ quan nào thành lập và có bao nhiêu thành viên?
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tổ trưng cầu ý dân? Tổ trưng cầu ý dân có bao nhiêu thành viên? Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưng cầu ý dân là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tổ trưng cầu ý dân? Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Trưng cầu ý dân 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã như sau: - Xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân; thành lập Tổ trưng cầu ý dân ở từng khu vực bỏ phiếu; - Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân và công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân ở địa phương; - Tổ chức việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở địa phương; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải đáp thắc mắc của cử tri và xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện trưng cầu ý dân tại địa phương theo thẩm quyền; - Báo cáo tình hình tổ chức việc trưng cầu ý dân với Ủy ban nhân dân cấp huyện; - Nhận, kiểm tra báo cáo kết quả kiểm phiếu trưng cầu ý dân do Tổ trưng cầu ý dân gửi đến; lập báo cáo kết quả trưng cầu ý dân tại địa phương mình gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh. Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền thành lập Tổ trưng cầu ý dân. Tổ trưng cầu ý dân có bao nhiêu thành viên? Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Trưng cầu ý dân 2015 thì số lượng thành viên tổ trưng cầu ý dân được quy định như sau: Tổ trưng cầu ý dân được thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu chậm nhất là 40 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân. - Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương. - Đơn vị vũ trang nhân dân được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng được thành lập một Tổ trưng cầu ý dân có từ bảy đến chín thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó. - Trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định thành lập Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương, đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó. Như vậy, Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên; đối với đơn vị vũ trang nhân dân thì Tổ trưng cầu ý dân có từ bảy đến chín thành viên; trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưng cầu ý dân là gì? Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Luật Trưng cầu ý dân 2015 thì Tổ trưng cầu ý dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Phụ trách công tác trưng cầu ý dân tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân; - Bố trí phòng bỏ phiếu và chuẩn bị hòm phiếu; - Nhận tài liệu và phiếu trưng cầu ý dân từ Ủy ban nhân dân cấp xã; phát thẻ cử tri, phiếu trưng cầu ý dân có đóng dấu của Tổ trưng cầu ý dân cho cử tri; - Thông báo cho cử tri biết thời gian, địa điểm bỏ phiếu trưng cầu ý dân; - Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân và nội quy phòng bỏ phiếu; - Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu để gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về các khiếu nại, tố cáo của cử tri không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; - Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu và toàn bộ phiếu trưng cầu ý dân đến Ủy ban nhân dân cấp xã; - Báo cáo tình hình tổ chức trưng cầu ý dân theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã; - Tổ chức việc bỏ phiếu lại tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân (nếu có). Tóm lại, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền thành lập Tổ trưng cầu ý dân với số lượng thành viên từ 9-11 người; riêng đơn vị vũ trang nhân dân thì từ 7-9 người; trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì 9-11 người. Tổ trưng cầu ý dân phải bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Luật Trưng cầu ý dân 2015.
Thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được thực hiện với mục đích gì?
Trong đời sống xã hội hiện nay, việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước phải được thực hiện theo đúng theo quy định pháp luật. Vậy mục đích mà Nhà nước thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân là gì? Thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được thực hiện với mục đích gì? Theo khoản 1 Điều 31 Luật trưng cầu ý dân 2015 có quy định mục đích của việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, đúng đắn về vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân để cử tri hiểu rõ ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân, nội dung trưng cầu ý dân; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cử tri trong việc tham gia trưng cầu ý dân; động viên, khuyến khích cử tri tham gia tích cực vào việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân Ngoài ra, việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, khoa học, đúng pháp luật, thuận lợi cho cử tri và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật trưng cầu ý dân 2015. Như vậy, để trưng cầu ý dân thì Nhà nước phải đảm bảo việc thông tin, tuyên truyền sao cho đầy đủ, đúng đắn về vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân để cử tri hiểu rõ ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân. Nội dung thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân bao gồm những gì? Căn cứ Điều 32 Luật trưng cầu ý dân 2015 có quy định về nội dung thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân như sau: - Sự cần thiết của việc trưng cầu ý dân; mục đích, quan điểm trưng cầu ý dân. - Nội dung trưng cầu ý dân; các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân. - Đối tượng, phạm vi tác động của vấn đề trưng cầu ý dân. - Thời gian tổ chức trưng cầu ý dân. - Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri trong việc tham gia trưng cầu ý dân. Như vậy, việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân phải đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định nêu trên Việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được thực hiện thông qua những hình thức nào? Căn cứ Điều 33 Luật trưng cầu ý dân 2015 có quy định về hình thức thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân như sau: - Phát hành các ấn phẩm, tài liệu chính thức của Ủy ban thường vụ Quốc hội về vấn đề được trưng cầu ý dân. - Tổ chức thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật. - Thông qua hội nghị cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức. - Các hình thức khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. Như vậy, viêc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân có thể được thực hiện dưới các hình thức như phát hành các ấn phẩm của Ủy ban thường vụ Quốc hội về vấn đề được trưng cầu ý dân, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng,.. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân là gì? Căn cứ Điều 34 Luật trưng cầu ý dân 2015 có quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân như sau: - Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì, phối hợp với Chính phủ chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước; Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân ở địa phương. - Các cơ quan báo chí ở trung ương và địa phương có trách nhiệm tuyên truyền về trưng cầu ý dân, thông tin về tình hình tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật, sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. - Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện cho công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân ở cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương mình. Như vậy, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân theo quy định nên trên Từ những quy định trên, Nhà nước ta hiện nay đang rất chú trọng việc trưng cầu ý dân về các vấn đề quan trọng của đất nước. Do đó, các cơ quan, tổ chức liên quan phải có trách nhiệm và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong việc trưng cầu ý dân theo quy định pháp luật đã đề ra.
Cách khắc phục sai sót trong danh sách cử tri trưng cầu ý dân
Trường hợp phát hiện có sai sót trong danh sách cử tri có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân thì phải khiếu nại đến cơ quan lập danh sách cử tri theo quy định tại Điều 28 Luật Trưng cầu ý dân 2015 như sau: "Điều 28. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai sót thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày niêm yết, công dân có quyền khiếu nại với cơ quan lập danh sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính." Theo đó, cơ quan lập danh sách cử tri có trách nhiệm giải quyết cho công dân phát hiện sai sót trong danh sách cử tri trưng cầu ý dân có sai sót trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý về kết quả giải quyết, có thể khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Bao gồm: - Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp. - Chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, quốc phòng, an ninh, đối ngoại ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia. - Kinh tế xã hội ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đất nước. - Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước. Đó là một những trong những điểm nổi bật của Luật trưng cầu ý dân 2015 có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. 1. Ai có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân? Đó là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân được quyền bỏ phiếu biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp bị kết án tử hình hay hình phạt tù. 2. Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày nào? Ngày chủ nhật, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và được công bố chậm nhất 60 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân. 3. Trường hợp nào không tổ chức trưng cầu ý dân? - Những nội dung đã được trưng cầu ý dân trong hạn 24 tháng kể từ ngày kết quả trưng cầu ý dân được công bố. - Trong thời gian ban bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc trong hạn 06 tháng kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước. 4. Nghiêm cấm thực hiện 5 hành vi sau trong việc trưng cầu ý dân - Tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân. - Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép, cản trở làm cho cử tri không thực hiện hoặc thực hiện việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân trái với mong muốn của mình. - Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân. - Lợi dụng việc trưng cầu ý dân để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân. - Vi phạm quy định về bỏ phiếu, kiểm phiếu trưng cầu ý dân, quy định khác. 5. Bỏ phiếu trưng cầu ý dân kéo dài bao lâu? Từ 7h sáng đến 7h tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ trưng cầu ý dân có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước 5h sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá 9h tối cùng ngày. Trường hợp ở khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân đã có 100% cử tri trong danh sách thực hiện việc bỏ phiếu thì việc bỏ phiếu ở khu vực bỏ phiếu đó có thể kết thúc sớm nhưng không được trước 3h chiều cùng ngày. Việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Nếu có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ trưng cầu ý dân phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến trưng cầu ý dân, kịp thời báo cáo UBND cấp xã, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục. Xem chi tiết tại Luật trưng cầu ý dân 2015.
Re:TOÀN VĂN ĐIỂM MỚI LUẬT TỔ CHỨC QUỐC HỘI 2014
Phần 2: Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội là nội dung tiếp tục được đề cập tại phần này. 11. Lấy phiếu tín nhiệm Đây là nội dung mới được quy định tại Luật tổ chức Quốc hội 2014. - Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây: + Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước. + Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội. + Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ. + Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước. - Thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định. (Căn cứ Điều 12 Luật tổ chức Quốc hội 2014) 12. Thêm trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm - Ngoài các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm theo Luật tổ chức Quốc hội 2001, còn thêm trường hợp: Người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định trên mà có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp. - Quy định lại việc miễn nhiệm trong trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm. (Căn cứ Điều 13 Luật tổ chức Quốc hội 2014) 13. Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính Vẫn theo quy định cũ, bổ sung thêm 02 nội dung: - Các quyết định này được thực hiện theo đề nghị của Chính phủ. - Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật. (Căn cứ Điều 14 Luật tổ chức Quốc hội 2014) 14. Cụ thể việc bãi bỏ văn bản trái với Hiến pháp, nghĩ quyết của Quốc hội theo đề nghị của cơ quan nào Cơ quan ban hành Cơ quan đề nghị bãi bỏ - Chủ tịch nước. - Chính phủ. - Thủ tướng Chính phủ. - Tòa án nhân dân tối cao. - Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Cơ quan khác do Quốc hội thành lập. Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ủy ban thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước. (Căn cứ Điều 15 Luật tổ chức Quốc hội 2014) 15. Quyết định đại xá Theo đề nghị của Chủ tịch nước. (Căn cứ Điều 16 Luật tổ chức Quốc hội 2014) 16. Cụ thể nhiệm vụ quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình của Quốc hội - Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh hoặc bãi bỏ tình trạng chiến tranh theo đề nghị của Hội đồng quốc phòng và an ninh. - Trường hợp có chiến tranh, Quốc hội quyết định giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt. - Quốc hội quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia. (Căn cứ Điều 17 Luật tổ chức Quốc hội 2014) 17. Phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế Quy định cụ thể các vấn đề liên quan trong việc phê chuẩn, quyết định gia nhập hay chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước. (Căn cứ Điều 18 Luật tổ chức Quốc hội 2014) 18. Trưng cầu ý dân Cụ thể hóa trách nhiệm trưng cầu ý dân của Quốc hội. - Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc về những vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội. - Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân. (Căn cứ Điều 19 Luật tổ chức Quốc hội 2014) 19. Xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị và việc giải quyết kiến nghị của cử tri cả nước Bổ sung thêm một số nội dung về quy định này. - Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước do Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội trình. - Quốc hội xem xét báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban thường vụ Quốc hội trình. - Khi cần thiết, Quốc hội ra nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri. - Các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và báo cáo với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội kết quả giải quyết. (Căn cứ Điều 20 Luật tổ chức Quốc hội 2014) Còn nữa – sẽ cập nhật cho đến khi hoàn thành.