Quy định tiêu chuẩn và trình độ chuẩn của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Tiêu chuẩn, trình độ chuẩn của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chính sách với nhà giáo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014. 1. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp - Tại khoản 1 Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: trung tâm giáo dục nghề nghiệp; trường trung cấp và trường cao đẳng. - Tại Điều 53 Luật này quy định nhà giáo trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp nêu trên bao gồm nhà giáo dạy lý thuyết, nhà giáo dạy thực hành hoặc nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành. Nếu nhà giáo giảng dạy tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp thì được gọi là giáo viên; nếu nhà giáo giảng dạy trong trường cao đẳng thì được gọi là giảng viên. - Chức danh của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp. - Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn khi hoạt động giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm: + Có phẩm chất, đạo đức tốt; + Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ; + Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; + Có lý lịch rõ ràng. Như vậy, nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể gọi là giáo viên hoặc giảng viên tùy thuộc vào cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó là trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp hay là trường cao đẳng. Mặc dù tên gọi có thể khác nhau, tuy nhiên nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định nêu trên. 2. Quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp Tại Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp như sau: - Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp: phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp. - Nhà giáo dạy trình độ trung cấp: dạy lý thuyết chuyên môn phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; dạy thực hành phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp. - Nhà giáo dạy trình độ cao đẳng: dạy lý thuyết chuyên môn phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; dạy thực hành phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng. - Nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng: phải đạt chuẩn của nhà giáo dạy lý thuyết và chuẩn của nhà giáo dạy thực hành theo quy định nêu trên. - Nhà giáo không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. - Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề và chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành ở các trình độ; quy định nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Như vậy, tùy thuộc vào trình độ đào tạo và hình thức giảng dạy là dạy lý thuyết chuyên môn hay dạy thực hành hay vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành mà trình độ yêu cầu đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ khác nhau. Việc tuyển dụng, đánh giá và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 56 Luật này. 3. Chính sách đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập - Tại Điều 58 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng các chính sách sau: + Được hưởng chế độ tiền lương theo chức danh quy định; phụ cấp ưu đãi theo ngành, nghề, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, phụ cấp đặc thù cho nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành, nhà giáo dạy thực hành các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nhà giáo cho người khuyết tật theo quy định. + Chính sách đối với nhà giáo công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách khác đối với nhà giáo theo quy định của Chính phủ. - Được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. - Nhà nước có chính sách khuyến khích nhà giáo đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo được biệt phái đến làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. - Nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp có đủ tiêu chuẩn theo quy định thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú. - Nhà giáo là tiến sĩ, nghệ nhân hoặc có trình độ kỹ năng nghề cao công tác trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhu cầu, có thể nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn để làm việc về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về lao động. - Nhà nước có chính sách đầu tư đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp sư phạm đối với nhà giáo đào tạo nghề nghiệp cho người khuyết tật. Như vậy, có thể thấy nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập sẽ được hưởng nhiều chính sách theo quy định. Đồng thời, nhà nước còn có các chính sách khuyến khích cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo được biệt phái đến làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo là tiến sĩ, nghệ nhân hoặc có trình độ kỹ năng nghề cao nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhu cầu.
Quy định tiêu chuẩn và trình độ chuẩn của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Tiêu chuẩn, trình độ chuẩn của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chính sách với nhà giáo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014. 1. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp - Tại khoản 1 Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: trung tâm giáo dục nghề nghiệp; trường trung cấp và trường cao đẳng. - Tại Điều 53 Luật này quy định nhà giáo trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp nêu trên bao gồm nhà giáo dạy lý thuyết, nhà giáo dạy thực hành hoặc nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành. Nếu nhà giáo giảng dạy tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp thì được gọi là giáo viên; nếu nhà giáo giảng dạy trong trường cao đẳng thì được gọi là giảng viên. - Chức danh của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp. - Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn khi hoạt động giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm: + Có phẩm chất, đạo đức tốt; + Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ; + Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; + Có lý lịch rõ ràng. Như vậy, nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể gọi là giáo viên hoặc giảng viên tùy thuộc vào cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó là trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp hay là trường cao đẳng. Mặc dù tên gọi có thể khác nhau, tuy nhiên nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định nêu trên. 2. Quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp Tại Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp như sau: - Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp: phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp. - Nhà giáo dạy trình độ trung cấp: dạy lý thuyết chuyên môn phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; dạy thực hành phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp. - Nhà giáo dạy trình độ cao đẳng: dạy lý thuyết chuyên môn phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; dạy thực hành phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng. - Nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng: phải đạt chuẩn của nhà giáo dạy lý thuyết và chuẩn của nhà giáo dạy thực hành theo quy định nêu trên. - Nhà giáo không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. - Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề và chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành ở các trình độ; quy định nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Như vậy, tùy thuộc vào trình độ đào tạo và hình thức giảng dạy là dạy lý thuyết chuyên môn hay dạy thực hành hay vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành mà trình độ yêu cầu đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ khác nhau. Việc tuyển dụng, đánh giá và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 56 Luật này. 3. Chính sách đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập - Tại Điều 58 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng các chính sách sau: + Được hưởng chế độ tiền lương theo chức danh quy định; phụ cấp ưu đãi theo ngành, nghề, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, phụ cấp đặc thù cho nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành, nhà giáo dạy thực hành các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nhà giáo cho người khuyết tật theo quy định. + Chính sách đối với nhà giáo công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách khác đối với nhà giáo theo quy định của Chính phủ. - Được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. - Nhà nước có chính sách khuyến khích nhà giáo đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo được biệt phái đến làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. - Nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp có đủ tiêu chuẩn theo quy định thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú. - Nhà giáo là tiến sĩ, nghệ nhân hoặc có trình độ kỹ năng nghề cao công tác trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhu cầu, có thể nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn để làm việc về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về lao động. - Nhà nước có chính sách đầu tư đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp sư phạm đối với nhà giáo đào tạo nghề nghiệp cho người khuyết tật. Như vậy, có thể thấy nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập sẽ được hưởng nhiều chính sách theo quy định. Đồng thời, nhà nước còn có các chính sách khuyến khích cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo được biệt phái đến làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo là tiến sĩ, nghệ nhân hoặc có trình độ kỹ năng nghề cao nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhu cầu.