Trách nhiệm của nhà đầu tư khi nộp hồ sơ liên quan đến dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư?
Từ ngày 01/08/2024, theo Nghị định 98/2024/NĐ-CP nhà đầu tư có trách nhiệm gì khi thực hiện nộp hồ sơ liên quan đến dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư? Nhà đầu tư có trách nhiệm gì khi thực hiện nộp hồ sơ liên quan đến dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư? Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 98/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được như sau: - Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung thành phần hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này; việc nộp hồ sơ của tổ chức, cá nhân để thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của Nghị định này được thực hiện thông qua nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến. - Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi giải quyết thủ tục hành chính thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thông báo 01 lần bằng văn bản cho nhà đầu tư về nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung giấy tờ còn thiếu đối với mỗi bộ hồ sơ và thời hạn sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Quá thời hạn sửa đổi, bổ sung hồ sơ mà nhà đầu tư không sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét dừng giải quyết hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết rõ lý do. Trường hợp yêu cầu phải giải trình nội dung trong hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và ghi rõ thời hạn giải trình. Quá thời hạn giải trình mà nhà đầu tư không thực hiện giải trình theo yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét dừng giải quyết hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết rõ lý do. ... => Theo đó, nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung thành phần hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được quy định như thế nào? Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 98/2024/NĐ-CP quy định quy hoạch chi tiết dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện theo như sau: - Thứ nhất, quy hoạch khu vực thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải bảo đảm giải pháp đồng bộ với việc cải tạo, chỉnh trang đô thị và phù hợp với quy hoạch đô thị. - Thứ hai, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư hoặc quy hoạch chi tiết theo quy trình rút gọn để làm cơ sở thực hiện dự án. Dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư không phải bố trí diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội. - Thứ ba, căn cứ vị trí thực tế của các nhà chung cư độc lập thuộc diện bị phá dỡ nhưng không thể đầu tư xây dựng lại nhà chung cư hoặc có thể xây dựng lại nhà chung cư nhưng không đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, khi tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải pháp quy gom nhà chung cư nhằm bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của dự án, gắn với cải tạo, chỉnh trang đô thị. Trường hợp trong phạm vi dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư không đáp ứng yêu cầu về chỉ tiêu dân số theo quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu đã được duyệt thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch được điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án để điều chỉnh công năng sử dụng công trình hoặc chức năng sử dụng đất trong dự án nhằm bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. - Thứ tư, khi phê duyệt quy hoạch chi tiết để thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phải xác định phạm vi của dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 98/2024/NĐ-CP. - Thứ năm, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở.
Bổ sung trách nhiệm Thanh tra, Văn phòng Bộ Y tế trong quản lý vệ sinh và sức khỏe người lao động
Hiện nay Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, thay thế Thông tư 19/2016/TT-BYT. Qua đó đã bổ sung quy định về trách nhiệm của Thanh tra, Văn phòng Bộ Y tế. Xem toàn văn Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/14/du-thao-lao-dong.pdf Bổ sung trách nhiệm của Thanh tra, Văn phòng Bộ Y tế trong quản lý vệ sinh và sức khỏe người lao động Theo đó, Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động đã quy định Điều 24, Điều 25 như sau: - Trách nhiệm của Thanh tra Bộ Y tế: Thanh tra hoạt động của các tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp, cơ sở y tế thực hiện khám sức khỏe định kỳ, đơn vị đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động trên phạm vi toàn quốc. - Trách nhiệm của Văn phòng Bộ Y tế: + Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế thông tin về các tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp, đơn vị đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động. + Phối hợp tổ chức với Cục Quản lý Môi trường y tế thông tin, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống dịch bệnh, bệnh không lây nhiễm, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc, sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động. Như vậy, nếu dự thảo được thông qua thì sẽ bổ sung thêm 2 cơ quan có trách nhiệm trong quản lý vệ sinh và sức khỏe người lao động là Thanh tra, Văn phòng Bộ Y tế. Theo đó, so với quy định tại Thông tư 19/2016/TT-BYT thì trách nhiệm thanh tra các cơ sở y tế khám sức khỏe định kỳ thuộc về Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế sẽ được chuyển sang Thanh tra Bộ Y tế. Đồng thời, trách nhiệm công bố các tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, đơn vị y tế đủ điều kiện cấp chứng chỉ y tế lao động trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế của Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế cũng sẽ được chuyển sang cho Văn phòng Bộ Y tế theo Dự thảo. Đề xuất túi sơ cứu phải dễ tiếp cận và sử dụng Theo Điều 7 Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động quy định về túi sơ cứu như sau: - Các túi sơ cứu phải được đặt tại khu vực làm việc của người lao động, tại nơi dễ thấy, dễ tiếp cận và sử dụng, có ký hiệu chữ thập. - Nội dung và số lượng túi sơ cứu thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Như vậy, so với quy định tại Điều 6 Thông tư 19/2016/TT-BYT thì Dự thảo đã bổ sung quy định túi sơ cứu phải dễ tiếp cận và sử dụng. Nội dung quản lý vệ sinh lao động hiện nay là gì? Theo Điều 1 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động bao gồm: - Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động; - Quan trắc môi trường lao động; - Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp; - Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động đối với sức khỏe; - Vệ sinh phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; - Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việc quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 19/2016/TT-BYT; - Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là sơ cứu, cấp cứu) và bảo đảm trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu. Đồng thời, hằng năm, cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở. Như vậy, nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động sẽ bao gồm những nội dung trên và cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động hằng năm.
Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tiếp công dân không?
Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tiếp công dân hay không? Trong trường hợp nào thì người tiếp công dân có quyền từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân? Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tiếp công dân không? Theo Điều 4 Luật Tiếp công dân 2013 quy định về trách nhiệm tiếp công dân như sau: - Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao gồm: + Chính phủ; + Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục; + Ủy ban nhân dân các cấp; + Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; + Các cơ quan của Quốc hội; + Hội đồng nhân dân các cấp; + Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước. - Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. - Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Căn cứ vào quy định của Luật này, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội quy định về việc tiếp công dân trong cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống mình; Chính phủ quy định cụ thể việc tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, trong các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp công dân nêu trên không có doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, doanh nghiệp nhà nước không có trách nhiệm tiếp công dân. Khi nào người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân? Theo Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013 quy định người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây: - Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; - Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân; - Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài; - Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, trong những trường hợp quy định trên thì người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân. Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong tiếp công dân? Theo Điều 6 Luật Tiếp công dân 2013 quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: - Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. - Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp. - Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân. - Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng. - Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân. - Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ. - Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân. - Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân. Như vậy, 8 hành vi nêu trên sẽ bị nghiêm cấm trong tiếp công dân.
5 lời thề danh dự và 10 điều kỷ luật của Công an nhân dân
5 lời thề danh dự của Công an nhân dân được đọc trong các tuổi tuyên thệ như thế nào? 10 điều kỷ luật của Công an Nhân dân Việt Nam cần ghi nhớ là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! 5 lời thề danh dự của Công an nhân dân (1) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân Việt Nam, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc. (2) Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị và Điều lệnh CAND; sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc, Đảng và nhân dân cần đến. (3) Kính trọng, lễ phép với nhân dân. Sẵn sàng bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Suốt đời tận tụy phục vụ nhân dân, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân. (4) Đề cao cảnh giác, kiên quyết, mưu trí, dũng cảm đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. (5) Ra sức học tập, thực hiện nghiêm túc 6 điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy CAND, luôn xứng đáng với danh dự và truyền thống của CAND Việt Nam. 10 điều kỷ luật của Công an nhân dân Điều 1: Không có lời nói, hành động xâm hại đến Tổ quốc Việt Nam, đến uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, đến sự vững mạnh của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đến danh dự và truyền thống của CAND Việt Nam. Điều 2: Nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh CAND. Sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Điều 3: Thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về giữ bí mật của Đảng, Nhà nước và CAND. Điều 4: Trung thực, thẳng thắn, thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh. Không che giấu, báo cáo sai sự thật với tổ chức Đảng, Nhà nước và CAND. Điều 5: Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân không điều kiện. Có thái độ niềm nở, lịch sự, đúng mực khi tiếp xúc với mọi người; kính trọng người già, yêu mến trẻ em, tôn trọng phụ nữ, giúp đỡ người tàn tật. Không hách dịch, cửa quyền, thô bạo, gây phiền hà, sách nhiễu đối với nhân dân. Điều 6: Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Không lợi dụng danh nghĩa, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân. Không tham ô, lãng phí, đưa hoặc nhận hối lộ dưới bất kì hình thức nào, gương mẫu thực hiện nếp sống văn hoá. Điều 7: Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động xâm hại an ninh, trật tự của Tổ quốc, thiệt hại tài sản Nhà nước, tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Không làm hại người tốt, không bao che kẻ xấu; không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Điều 8: Không ngừng học tập để nâng cao nhận thức chính trị, nghiệp vụ, pháp luật và năng lực công tác, góp phần xây dựng lực lượng Công an cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Điều 9: Nghiêm túc tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; thương yêu giúp đỡ đồng chí, đồng đội. Chủ động hợp tác với cá nhân và tập thể trong và ngoài lực lượng CAND để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Điều 10: Thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương nơi cư trú. Sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân có những nghĩa vụ gì? Theo Điều 31 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân như sau: - Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước. - Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên. - Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. - Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; tận tụy phục vụ Nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với Nhân dân. - Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và thể lực. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó và báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh. Như vậy, sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phải có những trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định trên.
Hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ ngày 01/07/2024
Hiện nay, Nhà nước ta đang đẩy mạnh các hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực, một trong số đó là hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ ngày 01/07/2024 Căn cứ Điều 12 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có quy định về hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau: - Hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa phải là thành viên của điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không được trái với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và phù hợp với pháp luật, tập quán quốc tế. - Phạm vi hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm tham vấn, trao đổi thông tin, tài liệu, tiếp nhận và giải quyết tranh chấp, xử lý hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng hoặc hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Như vậy, hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ Công thương có trách nhiệm trong việc hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không? Căn cứ Điều 75 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có quy định về trách nhiệm của Bộ Công thương như sau: - Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, kế hoạch, dự án, đề án, chương trình, hoạt động cấp quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khuyến khích, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, công nghệ thân thiện môi trường, thực hành kinh doanh có trách nhiệm vì người tiêu dùng phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế và thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan. - Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Tổ chức hoạt động khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực được phân công quản lý. - Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Thực hiện việc giao nhiệm vụ cho tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật này và quy định của luật khác có liên quan. - Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật. - Xây dựng cơ chế phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan để triển khai các hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền. - Yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổng hợp báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo thẩm quyền. - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền. - Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, pháp luật quy định về trách nhiệm của Bộ Công thương, trong đó có trách nhiệm trong việc thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không? Căn cứ khoản 1 Điều 77 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau: - Thực hiện trách nhiệm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 9, 10 và 11 Điều 75 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 theo thẩm quyền tại địa phương; phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 4 Điều 75 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023; - Ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tiếp nhận, giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng tại địa phương; - Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; - Tham gia hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo phân công, phân cấp hoặc hợp tác quốc tế với địa phương của các quốc gia có chung đường biên giới theo quy định của pháp luật. Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng có trách nhiệm trong việc tham gia hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo phân công, phân cấp hoặc hợp tác quốc tế với địa phương của các quốc gia có chung đường biên giới theo quy định của pháp luật.
6 nghĩa vụ của người tiêu dùng hiện nay
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay thì việc bảo vệ người tiêu dùng là điều quan trọng và cấp thiết. Vậy pháp luật quy định như thế nào về nghĩa vụ của người tiêu dùng hiện nay. 6 nghĩa vụ của người tiêu dùng hiện nay Căn cứ theo Điều 5 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, thì 6 nghĩa vụ của người tiêu dùng hiện nay gồm: - Kiểm tra sản phẩm, hàng hóa trước khi nhận theo quy định của pháp luật; lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. - Tiêu dùng không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của mình và của người khác. - Tuân thủ điều kiện, hướng dẫn vận chuyển, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quy định về kiểm định, bảo vệ môi trường, tiêu dùng bền vững theo quy định của pháp luật. - Thông tin kịp thời, chính xác cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. - Chịu trách nhiệm về việc cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ về thông tin liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, người tiêu dùng sẽ phải có trách nhiệm đối với 6 nghĩa vụ đã nêu. Bảo vệ người tiêu dùng thì có bảo vệ về an toàn sức khỏe hay không? Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định rằng người tiêu dùng có 10 quyền như sau: - Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, bảo vệ thông tin, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp. - Được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch; thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và về tổ chức, cá nhân kinh doanh. - Lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch; thỏa thuận các nội dung giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh; được cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đúng với nội dung đã giao kết. - Góp ý với tổ chức, cá nhân kinh doanh về giá, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. - Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh. - Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn về kiến thức và kỹ năng tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. - Được tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững. - Được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Quyền khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, việc bảo vệ quyền lợi về an toàn sức khỏe là một trong những quyền của người tiêu dùng. Vì vậy mà người tiêu dùng sẽ được bảo vệ an toàn sức khỏe. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của ai? Căn cứ theo Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gồm: - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. - Quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo quy định của pháp luật. - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được chủ động thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật. - Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác. - Bảo đảm công bằng, bình đẳng, không phân biệt về giới, tự nguyện, không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Theo đó, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.
Thời hạn sở hữu nhà chung cư hiện nay là bao nhiêu năm?
Có phải mua nhà chung cư sau 50 năm sẽ hết hạn sở hữu và phải trả lại nhà? Có được mua chung cư vĩnh viễn không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Thời hạn sở hữu nhà chung cư hiện nay là bao nhiêu năm? Theo Điều 58 Luật Nhà ở 2023 quy định về thời hạn sử dụng nhà chung cư như sau: - Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định theo hồ sơ thiết kế và thời gian sử dụng thực tế nhà chung cư theo kết luận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền. Thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế phải được ghi rõ trong văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng. - Thời hạn sử dụng nhà chung cư được tính từ khi nghiệm thu nhà chung cư đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng. - Khi nhà chung cư hết thời hạn sử dụng theo hồ sơ thiết kế quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Nhà ở 2023 hoặc chưa hết thời hạn sử dụng theo hồ sơ thiết kế nhưng bị hư hỏng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chỉ đạo thực hiện việc kiểm định, đánh giá chất lượng công trình nhà chung cư theo quy định tại Điều 61 Luật Nhà ở 2023. - Việc công bố nhà chung cư hết thời hạn sử dụng được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và pháp luật về xây dựng. Theo đó, hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về thời hạn sở hữu nhà ở chung cư là tối đa hay tối thiểu bao nhiêu năm mà sẽ phụ thuộc vào hồ sơ thiết kế và thời gian sử dụng thực tế theo kiểm định của cơ quan có thẩm quyền. Trách nhiệm công bố nhà chung cư hết thời hạn thuộc về ai? Như phân tích ở trên, việc công bố nhà chung cư hết thời hạn sử dụng được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và pháp luật về xây dựng. Mà theo khoản 4 Điều 126 Luật Xây dựng 2014 quy định Chính phủ quy định chi tiết về bảo trì công trình xây dựng và trách nhiệm công bố công trình xây dựng hết thời hạn sử dụng. Theo đó, tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định sau khi nhận được báo cáo quy định, cơ quan nhà nước có trách nhiệm công bố công trình xây dựng hết thời hạn sử dụng trong danh mục trên trang thông tin điện tử của mình là: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh; - Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Trong đó, Bộ Xây dựng có trách nhiệm đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng dân dụng, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng; dự án đầu tư xây dựng công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị); - Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Xây dựng là những cơ quan có trách nhiệm công bố nhà chung cư hết thời hạn. Việc kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư được thực hiện thế nào? Theo Điều 61 Luật Nhà ở 2023 quy định về kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư như sau: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà chung cư thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư được xây dựng trên địa bàn. Đối với khu chung cư thì thực hiện kiểm định, đánh giá toàn khu trước khi đưa vào kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quy định tại khoản này và đơn vị tham gia kiểm định trong việc thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng. - Tổ chức được giao thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư phải xác định rõ chất lượng nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Nhà ở 2023 hoặc chưa phải phá dỡ trong báo cáo kết quả kiểm định gửi cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh. Việc kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định của Luật Nhà ở 2023. - Sau khi nhận được báo cáo kết quả kiểm định, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải xem xét, ban hành kết luận kiểm định chất lượng nhà chung cư. Kết luận kiểm định phải nêu rõ các nội dung kiểm định theo quy định của pháp luật về xây dựng và phải xác định nhà chung cư kiểm định chưa thuộc trường hợp phải phá dỡ hoặc thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Nhà ở 2023; trường hợp nhà chung cư chưa thuộc trường hợp phải phá dỡ thì trong kết luận kiểm định phải nêu rõ thời gian được tiếp tục sử dụng đến khi nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ. - Kết luận kiểm định phải được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh. Như vậy, việc kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư phải được thực hiện theo quy định trên.
Danh sách nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu Phú Thọ mới nhất
Vừa qua UBND huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã có Báo cáo 156/BC-UBND về vụ việc sập cầu Phong Châu Phú Thọ vừa qua đã gây ảnh hưởng. Vậy, danh sách nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu Phú Thọ thế nào? Có bao nhiêu người chết? Danh sách nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu Phú Thọ mới nhất Theo Báo cáo 156/BC-UBND về sự cố sập, trôi cầu Phong Châu trên quốc lộ 32C do ảnh hưởng của cơn bão số 03 (ngày 09/9/2024) đã thông tin về diễn biến sự cố như sau: Nguyên nhân sập cầu Phong Châu Phú Thọ: Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nước lũ trên sông Thao (sông Hồng) lên rất cao, tại Ấm Thượng là +27,25 m (trên báo động III 1,25 m). Do nước sông lên cao, chảy xiết, vào khoảng 10 giờ 02 phút ngày 09 tháng 9 năm 2024, cầu Phong Châu tại km18+300 quốc lộ 32C (kết nối 02 huyện Tam Nông, Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ) bị sập, cuốn trôi trụ T7 và 02 nhịp dàn chính (nhịp 6 và nhịp 7 phía bờ hữu sông Thao, thuộc địa bàn huyện Tam Nông). Thông tin sơ bộ: Ngay sau khi sự cố xảy ra, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã có mặt tại hiện trường chỉ đạo huy động các lực lượng chức năng (công an, quân đội, y tế, nhân dân địa phương…) triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp để cứu người, ứng phó, khắc phục sự cố. Sau khi nhận được thông tin, Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, thăm hỏi, động viên người bị nạn; chỉ đạo thực hiện các biện pháp trước mắt để khắc phục sự cố và các giải pháp lâu dài để đảm bảo an toàn giao thông. Sơ bộ ban đầu xác định tại thời điểm xảy ra sự cố có 10 phương tiện đang di chuyển trên cầu (trong đó: 01 xe ô tô tải, 02 xe ô tô đầu kéo, 06 xe mô tô, 01 xe máy điện); 08 người mất tích; đã cứu, đưa 03 người bị thương đi cấp cứu tại cơ sở y tế. Theo đó, danh sách nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu Phú Thọ mới nhất (danh sách sơ bộ) được UBND huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ tổng hợp báo cáo như sau: Các nạn nhân đang mất tích được xác định gồm: Nguyễn Thị L. (SN 2005, Vạn Xuân, Tam Nông), Nguyễn Hà Ch. (SN 2005, Đắk Nông), Dương Công Ch. (SN 1981, Dân Quyền, Tam Nông), Hà Quốc Ch. (SN 1986, Chu Hóa, Việt Trì, Phú Thọ), Lương Xuân Th. (SN 1968, Thạch Đồng, Thanh Thủy, Phú Thọ), Nguyễn Thị H. (SN 1976, Thạch Đồng, Thanh Thủy), Nguyễn Thị Bích H. (SN 1988, Thụy Vân, Việt Trì) và Nguyễn Thị Y. (SN 1979, Sơn Vi, Lâm Thao). Ba người bị thương là Bùi Quý Trọng (SN 1991), Nguyễn Minh Hải (SN 1994) cùng trú lại xã Vạn Xuân, Tam Nông và Phan Trường Sơn (SN 1984, Hương Nộn, Tam Nông). Xem toàn văn Báo cáo 156/BC-UBND ngày 09/9/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/11/sap-cau-phong-chau.pdf Khi xảy ra sự cố sập cầu thì trách nhiệm giải quyết ngay lúc đó thuộc về ai? Theo Điều 45 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định giải quyết sự cố công trình xây dựng như sau: - Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 44 Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công trình xây dựng và thực hiện các công việc sau: + Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng thi công hoặc khai thác sử dụng đối với hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố; + Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau: Đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn; + Thông báo kết quả giám định nguyên nhân sự cố cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố; + Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật; + Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết đối với sự cố công trình xây dựng cấp II, cấp III trên địa bàn. - Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình trong quá trình khai thác, sử dụng có trách nhiệm khắc phục sự cố theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi khắc phục sự cố, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tiếp tục thi công hoặc đưa công trình vào sử dụng. - Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố. - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về báo cáo và giải quyết sự cố đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Như vậy, khi xảy ra sự cố sập cầu thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình là các bên có trách nhiệm giải quyết ngay lúc đó bằng cách thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo cáo. UBND các cấp sẽ chỉ đạo, hỗ trợ tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố.
Khi sập cầu thì ai là người chịu trách nhiệm?
Khi sập cầu nhưng không phải lỗi do người tham gia giao thông vi phạm nguyên tắc tham gia giao thông đường bộ hay điều kiện khách quan khác mà do kết cấu của cầu thì ai là người chịu trách nhiệm? Cầu có phải là công trình xây dựng không? Theo khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có giải thích công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP phân loại công trình xây dựng theo công năng sử dụng thì có: - Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng (công trình dân dụng) - Công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp (công trình công nghiệp). - Công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật (công trình hạ tầng kỹ thuật). - Công trình phục vụ giao thông vận tải (công trình giao thông). - Công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn). Trong đó, công trình cầu: Cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh là công trình phục vụ giao thông vận tải. Như vậy, cầu cũng là một công trình xây dựng. Khi sập cầu thì ai là người chịu trách nhiệm? Theo Điều 45 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định giải quyết sự cố công trình xây dựng như sau: - Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 44 Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công trình xây dựng và thực hiện các công việc sau: + Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng thi công hoặc khai thác sử dụng đối với hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố; + Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau: Đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn; + Thông báo kết quả giám định nguyên nhân sự cố cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố; + Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật; + Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết đối với sự cố công trình xây dựng cấp II, cấp III trên địa bàn. - Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình trong quá trình khai thác, sử dụng có trách nhiệm khắc phục sự cố theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi khắc phục sự cố, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tiếp tục thi công hoặc đưa công trình vào sử dụng. - Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố. - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về báo cáo và giải quyết sự cố đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Như vậy, khi cầu sập thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, khắc phục sự cố. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ. Bên nào gây ra thiệt hại thì bên đó phải bồi thường. Nhà thầu vi phạm quy định về xây dựng để sập cầu thì chịu trách nhiệm hình sự thế nào? Theo Điều 298 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 100 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng như sau: - Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình hoặc lĩnh vực khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 và Điều 281 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Làm chết 03 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, nhà thầu vi phạm quy định về xây dựng để sập cầu thì sẽ tuỳ vào hậu quả của tai nạn mà sẽ bị phạt tiền đến 500 triệu, phạt tù cao nhất đến 15 năm.
Ai được vào trại giam để thăm phạm nhân? Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân mới nhất
Những ai sẽ được vào trại giam để thăm phạm nhân? Không phải người thân như bạn bè, người yêu thì có được vào thăm phạm nhân không? Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân mới nhất thế nào? Ai được vào trại giam để thăm phạm nhân? Theo Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định đối tượng được gặp phạm nhân như sau: - Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân. - Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm. Như vậy, ngoài người thân của phạm nhân thì bạn bè, người yêu của phạm nhân có thể được vào trại giam thăm gặp phạm nhân nếu được Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân cho phép Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân mới nhất Theo đó, khi đến gặp phạm nhân thì những người không phải người thân của phạm nhân phải có đề nghị bằng văn bản (được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận) và mang theo một trong những giấy tờ cá nhân như: CCCD/CMND, hộ chiếu,... Trường hợp không có giấy tờ cá nhân thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh có xác nhận, đóng dấu Có thể tham khảo Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân mới nhất tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/05/don-xin-tham-gap-pham-nhan.docx Người thăm gặp phạm nhân có những trách nhiệm gì? Theo khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định trách nhiệm của người đến gặp phạm nhân như sau: - Thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đến gặp phạm nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy Nhà gặp phạm nhân, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ và những cán bộ có trách nhiệm khác. Thân nhân, cá nhân; đại diện cơ quan, tổ chức không được đưa vào Nhà gặp phạm nhân các đồ vật thuộc danh mục đồ vật cấm theo quy định của Bộ Công an. Nếu gửi đồ vật cho phạm nhân thì phải kê khai vào phiếu gửi đồ vật cho phạm nhân và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về đồ vật được gửi. Đối với trường hợp gặp ở phòng riêng thì chỉ được mang theo quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược nhựa, nước uống, dụng cụ tránh thai và phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đối với trường hợp gặp vợ hoặc chồng. - Khi giao tiếp, người đến gặp phạm nhân và phạm nhân phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trừ người dân tộc thiểu số và người nước ngoài không biết tiếng Việt thì được sử dụng ngôn ngữ khác. Người bị hạn chế về khả năng nghe, nói được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ cho việc giao tiếp nhưng phải được cán bộ có trách nhiệm kiểm tra trước khi sử dụng. Như vậy, những người đến thăm gặp phạm nhân phải đảm bảo thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định trên.
Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt
Nước mặt là một trong những tài nguyên quan trọng đối với một quốc gia vì vậy việc bảo vệ môi trường nước mặt là một trong những vấn đề cần thiết, cấp bách. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt Quy định chung về bảo vệ môi trường nước mặt Căn cứ Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2020, quy định về quy định chung về bảo vệ môi trường nước mặt như sau: - Chất lượng nước, trầm tích và môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt phải được theo dõi, đánh giá; khả năng chịu tải của môi trường nước mặt phải được tính toán, xác định và công bố. - Nguồn thải vào môi trường nước mặt phải được quản lý phù hợp với mục đích sử dụng và khả năng chịu tải của môi trường nước mặt. Không phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư mới có hoạt động xả nước thải trực tiếp vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải theo công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp chủ dự án đầu tư có phương án xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng nước mặt trước khi thải vào môi trường tiếp nhận hoặc có phương án tuần hoàn, tái sử dụng để không làm phát sinh thêm nước thải hoặc trường hợp dự án đầu tư xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi, cải thiện chất lượng môi trường khu vực bị ô nhiễm. - Bảo vệ môi trường nước sông phải trên cơ sở tiếp cận quản lý tổng hợp theo lưu vực, phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường thủy sinh, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước. Theo đó, bảo vệ môi trường nước mặt là quan tâm đến những vấn đề về chất lượng nước, trầm tích và môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt từ đó có phương hướng xử lý bảo vệ cụ thể... Để bảo vệ môi trường nước mặt sẽ có những nội dung nào? Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường 2020, có quy định về các nội dung của hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt gồm: - Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý nước thải xả vào môi trường nước mặt; - Quan trắc, đánh giá chất lượng nước, trầm tích, môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt và công khai thông tin phục vụ quản lý, khai thác và sử dụng nước mặt; - Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt; công bố các khu vực môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải; đánh giá hạn ngạch xả nước thải vào môi trường nước mặt; - Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt bị ô nhiễm; - Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích sông liên quốc gia và chia sẻ thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật và thông lệ quốc tế. Như vậy, có 5 nội dung trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường 2020, có quy định về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt phải thực hiện như sau: - Hướng dẫn đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ; hướng dẫn đánh giá chất lượng môi trường nước mặt; - Tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh; tổ chức kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm và tổ chức xử lý ô nhiễm sông, hồ liên tỉnh; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh và giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, cải thiện chất lượng nước tại sông, hồ liên tỉnh. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phải đảm bảo được trách nhiệm của mình trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt theo quy định pháp luật nêu trên.
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc phân loại tài sản của tổ chức kinh tế vi mô
Từ ngày 12/08/2024, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc phân loại tài sản của tổ chức kinh tế vi mô? Ngân hàng Nhà nước là gì? Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước? Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 102/2022/NĐ-CP định nghĩa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời căn cứ tại Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước bao gồm: - Vụ Chính sách tiền tệ. - Vụ Quản lý ngoại hối. - Vụ Thanh toán. - Vụ Tín dụng các ngành kinh tế. - Vụ Dự báo, thống kê. - Vụ Hợp tác quốc tế. - Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính. - Vụ Kiểm toán nội bộ. - Vụ Pháp chế. - Vụ Tài chính - Kế toán. - Vụ Tổ chức cán bộ. - Vụ Truyền thông. - Văn phòng. - Cục Công nghệ thông tin. - Cục Phát hành và kho quỹ. - Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước. - Cục Quản trị. - Sở Giao dịch. - Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. - Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Viện Chiến lược ngân hàng. - Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. - Thời báo Ngân hàng. - Tạp chí Ngân hàng. - Học viện Ngân hàng. Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Nghị định 102/2022/NĐ-CP là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị quy định từ khoản 21 đến khoản 25 Nghị định 102/2022/NĐ-CP là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Vụ Chính sách tiền tệ có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Hợp tác quốc tế có 5 phòng. Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Thanh toán, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng. Thông đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước. Thông đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Tổ chức tài chính vi mô là gì? Hình thức thành lập của tổ chức tài chính vi mô là gì? Căn cứ tại khoản 37 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về tổ chức tài chính vi mô là tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Đồng thời căn cứ tại tại khoản 6 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc phân loại tài sản của tổ chức kinh tế vi mô? Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 14/2024/TT-NHNN quy định trách nhiệm Ngân hàng Nhà nước trong việc phân loại tài sản của tổ chức kinh tế vi mô như sau: Thứ nhất, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: - Thanh tra, giám sát, kiểm tra việc thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của tổ chức tài chính vi mô theo thẩm quyền và theo quy định pháp luật; - Xử lý vi phạm của tổ chức tài chính vi mô theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Thứ hai, Vụ Dự báo, thống kê đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về báo cáo thống kê việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô. Thứ ba, Vụ Tài chính - Kế toán căn cứ quy định tại Thông tư này xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ hạch toán có liên quan theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai
Ngày 29/07/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 101/2024/NĐ-CP. Theo đó, tại khoản 23 Điều 3 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định rằng Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu được xây dựng thành một hệ thống tập trung, thống nhất trên phạm vi cả nước để quản lý, vận hành, cập nhật, khai thác thông tin đất đai. Để thống nhất quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai, từng cơ quan quản lý nhà nước sẽ chịu những trách nhiệm khác nhau đối với Hệ thống này. Cụ thể tại Điều 64 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định như sau: 1. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan chủ quản của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai để quản lý tập trung và phân cấp, phân quyền thống nhất từ trung ương đến địa phương; - Quản lý lập trung, thống nhất cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, phân quyền quản lý cho Ủy ban nhân dân các tỉnh quản lý cơ sở dữ liệu đất đai trong phạm vi địa phương; - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai; - Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai do trung ương xây dựng; tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai thuộc phạm vi của địa phương vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; quản lý cơ sở dữ liệu đất đai do trung ương xây dựng và cơ sở dữ liệu đất đai của 63 tỉnh, thành phố dã được tích hợp lên trung ương; cập nhật kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến đất đai của các bộ, ngành, cơ quan có liên quan vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; - Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại trung ương và phần mềm của Hệ thông thông tin quốc gia về đất đai bảo đảm quản trị, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai tập trung, thống nhất, đến năm 2025 đưa Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai vào vận hành, khai thác; - Chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn và bảo mật thông tin của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai, có các biện pháp tổ chức, quản lý vận hành, nghiệp vụ và kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu, an toàn thông tin mạng; thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin, quản lý rủi ro và các biện pháp phù hợp để bảo đảm an toàn thông tin; - Kết nối, chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với Cổng dịch vụ công quốc gia, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu các bộ, ngành, địa phương và cung cấp thông tin đất đai cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; - Tổ chức, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật; - Thanh tra, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai; - Xây dựng các báo cáo tổng hợp, định kỳ công bố các thông tin cơ bản trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo quy định; - Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai; - Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai để quản lý cơ sở dữ liệu đất đai thuộc phạm vi của địa phương; - Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm bảo đảm nhân lực, được thuê các tổ chức, chuyên gia theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai. 2. Trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan có liên quan - Các bộ, ngành, cơ quan có liên quan có trách nhiệm cung cấp kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến đất đai cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu hoặc các nội dung biến động so với kết quả đã nghiệm thu để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. - Các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ sỡ dữ liệu chuyên ngành do cơ quan làm chủ quản với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, cụ thể như sau: + Bộ Tư pháp kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật và cơ sở dữ liệu về công chứng, chứng thực; + Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về quy hoạch và cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; + Bộ Tài chính kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về thuế, phí và dữ liệu tài chính khác liên quan đến đất đai; + Bộ Công an kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Bộ Xây dựng kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; + Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về nông nghiệp, lâm nghiệp; + Thanh tra Chính phủ kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về thanh tra và cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; + Các bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao kết nối, chia sẻ dữ liệu lừ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành do cơ quan làm chủ quản với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. 3. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm quản lý nhà nước về Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền; - Tổ chức xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai trong phạm vi địa phương, bảo đảm đến năm 2025 kết nối, tích hợp với cơ sỡ dữ liệu quốc gia về đất đai; - Chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống thông tin quốc gia đất đai ở địa phương; - Tổ chức quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp, bổ sung tiện ích, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và phần mềm trong phạm vi tỉnh, đường truyền kết nối từ địa phương với trung ương, các trang thiết bị đầu cuối phục vụ xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương; - Tổ chức thực hiện việc quản lý, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu đất đai của địa phương với các cơ sở dữ liệu của các sở, ban, ngành ở địa phương và cung cấp thông tin đất đai cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; - Tổ chức, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật; - Đảm bảo an toàn hệ thống thông tin cho cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; - Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai. * Trên đây là quy định mới về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai. Nghị định 101/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2024 và thay thế cho Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Nghị định 01/2017/NĐ-CP, Nghị định 148/2020/NĐ-CP và Nghị định 10/2023/NĐ-CP.
Xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông và trách nhiệm của chiến sĩ Cảnh sát giao thông
Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông là hệ thống thông tin, tài liệu về tai nạn giao thông được xây dựng, thu thập, xử lý, lưu trữ, quản lý, khai thác, sử dụng bằng mạng điện tử hoặc các thiết bị lưu trữ dữ liệu khác thuộc danh mục của Bộ Công an Quy định về xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông Theo Khoản 3 Điều 28 Thông tư 26/2024/TT-BCA xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông gồm các hoạt động: - Trang bị các trang thiết bị cần thiết; - Nâng cấp hạ tầng mạng; - Tổ chức Cơ sở dữ liệu; xây dựng phần mềm Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; - Lưu trữ, sao lưu dự phòng, đồng bộ hệ thống, phục hồi dữ liệu; bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong Cơ sở dữ liệu; - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu; - Vận hành, hiệu chỉnh, bảo trì, bảo dưỡng Cơ sở dữ liệu; - Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông được xây dựng, lưu giữ tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Cục Cảnh sát giao thông. Trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông trong quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông Theo Khoản 1 Điều 30 Thông tư 26/2024/TT-BCA trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông là: - Nhập ngay thông tin ban đầu đã xác định được của vụ tai nạn giao thông vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong vòng 12 giờ kể từ khi tiếp nhận tin báo vụ tai nạn giao thông; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông; nếu vi phạm tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định; đồng thời nhận định ban đầu về nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn giao thông; - Tiếp tục thu thập và nhập thông tin vụ tai nạn giao thông vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông theo tiến độ điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông, bảo đảm chính xác, kịp thời các thông tin về tai nạn giao thông; - Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày kết thúc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, cán bộ chiến sĩ phải hoàn thành việc nhập đầy đủ thông tin vụ tai nạn vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, đồng thời hoàn thiện biểu mẫu báo cáo vụ tai nạn giao thông trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt; - Khai thác và sử dụng dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị và chịu trách nhiệm về tính chính xác các kết quả khai thác dữ liệu của mình. Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông Theo Điều 30 Thông tư 26/2024/TT-BCA trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương như sau: - Trách nhiệm của Công an cấp huyện + Triển khai thực hiện Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong địa bàn cấp huyện theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Cảnh sát giao thông và Công an cấp tỉnh; + Tổ chức thu thập, xử lý thông tin, tài liệu và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông cập nhật kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát của Công an cấp huyện vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, bảo đảm theo đúng tiến độ điều tra, giải quyết; + Số liệu thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông được đối chiếu tham khảo với số liệu của Viện Kiểm sát nhân dân và Cơ quan Y tế cấp huyện; + Khai thác và chịu trách nhiệm sử dụng thông tin tai nạn giao thông trong phạm vi địa bàn cấp huyện do mình quản lý; + Bảo trì máy tính và các thiết bị phụ trợ đi kèm, đảm bảo sự hoạt động thông suốt của Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong phạm vi mình quản lý. - Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh + Triển khai thực hiện Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong địa bàn cấp tỉnh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Cảnh sát giao thông; + Tổ chức thu thập, xử lý thông tin, tài liệu và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ cập nhật kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến tuần tra, kiểm soát của Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, bảo đảm đúng theo tiến độ điều tra, giải quyết; + Số liệu thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông được đối chiếu, tham khảo với số liệu của Viện Kiểm sát nhân dân và Cơ quan Y tế cấp tỉnh; + Khai thác và chịu trách nhiệm sử dụng thông tin tai nạn giao thông trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh do mình quản lý. + Bảo trì máy tính và các thiết bị phụ trợ đi kèm, đảm bảo sự hoạt động thông suốt của Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong phạm vi cấp tỉnh do mình quản lý; + Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an cấp huyện thực hiện hệ thống Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông - Trách nhiệm của Cục Cảnh sát giao thông + Chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ cập nhật kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường bộ cao tốc do Cục Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát theo thẩm quyền vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, bảo đảm đúng theo tiến độ điều tra, giải quyết; + Chuẩn hóa biểu mẫu báo cáo thống kê, tổng hợp tai nạn giao thông; + Triển khai thực hiện Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong phạm vi toàn quốc; + Tổ chức cài đặt phần mềm Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; tổ chức tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông triển khai, thực hiện chương trình Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Xây dựng trung tâm dữ liệu lưu giữ, xử lý thông tin tai nạn giao thông trên toàn quốc; triển khai các đề án, dự án Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Quản lý, khai thác, sử dụng và bảo đảm kỹ thuật cho hoạt động của Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Phối hợp với Văn phòng Bộ Công an công bố niên giám thống kê tai nạn giao thông hằng năm; số liệu thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông được đối chiếu với số liệu của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Y tế; + Giúp Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các địa phương xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông. - Trách nhiệm của Cơ quan điều tra của Công an nhân dân Cung cấp kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông cho Cảnh sát giao thông trong quá trình điều tra thụ lý, giải quyết theo quy định tại Điều 8, Điều 10 và Điều 12 Thông tư 62/2020/TT-BCA. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an các cấp và cán bộ thống kê về tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm về tính chính xác số liệu tai nạn giao thông. Như vậy, từ 15/8/2024 khi Thông tư 26/2024/TT-BCA có hiệu lực, Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông được xây dựng theo hướng dẫn như trên và được lưu giữ tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Cục Cảnh sát giao thông. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông và Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm trong quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông.
Trách nhiệm của Quỹ phát triển đất khi có quyết định giải thể
Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn. Vậy khi có quyết định giải thể Quỹ phát triển đất có trách nhiệm gì? Nhiệm vụ của Quỹ phát triển đất là gì? Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của Quỹ phát triển đất bao gồm: - Quản lý, bảo toàn và phát triển vốn. - Thực hiện các nhiệm vụ ứng vốn theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; thực hiện thu hồi vốn ứng theo quy định. - Chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản, kế toán, kiểm toán và các quy định khác có liên quan. - Quyết định dừng, thu hồi vốn ứng khi phát hiện tổ chức được ứng vốn vi phạm quy định về sử dụng vốn ứng hoặc chậm hoàn trả vốn ứng. - Kiểm tra đối với việc sử dụng vốn ứng và thu hồi vốn ứng theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Nghị định 104/2024/NĐ-CP; xác định chi phí quản lý vốn ứng theo quy định tại Điều 17 Nghị định 104/2024/NĐ-CP. -Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định; báo cáo đột xuất về tình hình quản lý, sử dụng vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Nghị định 104/2024/NĐ-CP và pháp luật có liên quan. Quỹ đất phát triển giải thể trong trường hợp nào? Thành phần của Hội đồng giải thể Quỹ đất? Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định quy trình giải thể Quỹ phát triển đất như sau: - Trường hợp Quỹ phát triển đất đã được thành lập nhưng không cần thiết phải duy trì Quỹ phát triển đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng giải thể để tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phương án và tổ chức thực hiện giải thể Quỹ. Thành phần Hội đồng giải thể bao gồm: + Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. + Đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan. + Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ. + Đại diện của các cơ quan liên quan (nếu cần thiết) theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. => Theo đó Quỹ đất phát triển giải thể trong trường hợp đã được thành lập nhưng không cần thiết phải duy trì Quỹ phát triển đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng giải thể để tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phương án và tổ chức thực hiện giải thể Quỹ. Đồng thời thành phần Hội đồng giải thể bao gồm: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan; Hội đồng quản lý Quỹ; Ban kiểm soát Quỹ và Đại diện của các cơ quan liên quan (nếu cần thiết) theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Khi có quyết định giải thể Quỹ phát triển đất có trách nhiệm gì? Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Quỹ phát triển đất khi có quyết định giải thể như sau: Thứ nhất, chấm dứt việc ứng vốn từ Quỹ, nhận ủy thác và ủy thác quy định tại Nghị định này khi quyết định giải thể có hiệu lực. Thứ hai, trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, Quỹ phát triển đất phải thực hiện: - Khóa sổ kế toán; đối chiếu số liệu và kiểm kê tài sản; lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực; - Lập danh sách các khoản tiền gửi của Quỹ tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng; danh sách các khoản ứng vốn từ Quỹ phải thu hồi; danh sách các khoản ủy thác và nhận ủy thác; - Gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Quỹ. Thứ ba, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, Quỹ phát triển đất phải bàn giao cho Hội đồng giải thể: - Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan đến việc giải thể của Quỹ; danh sách các khoản tiền gửi của Quỹ tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng; danh sách các khoản ứng vốn từ Quỹ phải thu hồi; danh sách các khoản ủy thác và nhận ủy thác; - Toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp của Quỹ.
Quy định về việc sử dụng người lao động làm việc trong không gian hạn chế
Không gian hạn chế là một môi trường làm việc đặc biệt, môi trường này có yếu tố nguy hiểm, có hại cho người lao động. Vậy những yếu tố nguy hiểm, có hại được quy định như thế nào? Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc sử dụng người lao động làm việc trong không gian hạn chế là gì? Xác định không gian hạn chế và những yếu tố nguy hiểm, có hại Tại Tiết 1.3.1, Tiết 1.3.2 Tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định Không gian hạn chế là không gian có đầy đủ các đặc điểm sau: - Đủ lớn để chứa người lao động làm việc; - Về cơ bản không được thiết kế cho người vào làm việc thường xuyên; - Có một trong các hạn chế hoặc kết hợp các hạn chế sau: + Hạn chế không gian, vị trí làm việc; + Hạn chế việc trao đổi không khí với môi trường bên ngoài; + Hạn chế lối vào, lối ra bởi vị trí hoặc kích thước (không thuận lợi cho việc thoát hiểm). - Có một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Những yếu tố này có thể gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp (cấp tính hoặc mãn tính) cho con người nếu vào bên trong không gian hạn chế đó, bao gồm: + Hàm lượng oxy trong không khí không đủ để cung cấp cho người vào làm việc bên trong (nhỏ hơn 19,5% so với thể tích bên trong không gian hạn chế); + Không khí có chứa chất độc hoặc chất nguy hiểm có thể xâm nhập qua hệ hô hấp của con người (chất độc và chất nguy hiểm ở dạng khí, hơi hoặc bụi); + Hóa chất có khả năng gây ra phơi nhiễm hóa chất do tiếp xúc qua da; + Các chất dễ cháy nổ có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, bụi, hơi hoặc khí nếu gặp nguồn nhiệt có thể gây cháy, nổ; + Các dòng vật chất không mong muốn từ bên ngoài (rắn, bột, lỏng, khí, hơi) chảy vào không gian hạn chế nơi có người đang ở bên trong, do biện pháp ngăn cách, cô lập không đảm bảo; + Tiếng ồn vượt quá ngưỡng cho phép; + Các bộ phận chuyển động và các vật có thể rơi gây va đập, thương tích cho người bên trong không gian hạn chế; + Bức xạ tử ngoại; + Bức xạ tia X; + Bức xạ ion hóa; + Các phần tử mang điện, nguồn điện thiếu kiểm soát dẫn đến điện giật; + Khả năng nhìn của người lao động bị hạn chế; + Biến dạng không gian gây mất an toàn; + Vi sinh vật có hại. Theo đó, khi người lao động làm việc trong một môi trường có đầy đủ các đặc điểm theo quy định, có bao gồm về yếu tố nguy hiểm, có hại gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp thì được xác định là làm việc trong không gian hạn chế. Trách nhiệm của người sử dụng lao động Theo tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau: - Bổ nhiệm người cấp phép, ủy quyền người cấp phép, đình chỉ công việc khi không thực hiện đúng quy định về giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. - Cử người đo, kiểm tra khí đối với không gian hạn chế có nguy cơ thiếu dưỡng khí hoặc có hơi, khí độc, khi cháy, nổ. - Quy định về năng lực, tiêu chuẩn tối thiểu đối với các vị trí: người vào không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế, người đo, kiểm tra khí trong không gian hạn chế, người giám sát, chỉ huy, người cấp phép. - Chịu trách nhiệm ban hành quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế và quy trình kiểm soát công việc khác nếu có để đảm bảo an toàn cho người khi vào làm việc trong không gian hạn chế. - Đảm bảo người giám sát, chỉ huy, người cấp phép, người vào trong không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc liên quan đến không gian hạn chế phải có: + Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế; + Các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại; + Phương án triển khai công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; + Các yêu cầu khác nêu tại quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế. Như vậy, khi sử dụng lao động làm việc trong không gian hạn chế, người sử dụng lao động cần có trách nhiệm theo quy định như trên.
Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
Quỹ đầu tư phát triển địa phương là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thực hiện chức năng cho vay và đầu tư tại địa phương và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Quỹ. 1. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 147/2020/NĐ-CP thì Quỹ đầu tư phát triển địa phương hoạt động dựa trên nguyên tắc như sau: - Tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước. - Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ. - Thực hiện cho vay, đầu tư đúng đối tượng và điều kiện theo quy định tại Nghị định 147/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, Quỹ đầu tư phát triển địa phương hoạt động trên phạm vi được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 147/2020/NĐ-CP như sau: - Huy động vốn trung, dài hạn từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Nghị định 147/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan. - Cho vay các dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ theo quy định tại Nghị định 147/2020/NĐ-CP. - Đầu tư các dự án, đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ theo quy định tại Nghị định 147/2020/NĐ-CP. - Ủy thác cho vay, đầu tư; nhận ủy thác quản lý các quỹ tài chính nhà nước tại địa phương, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật và Nghị định 147/2020/NĐ-CP. - Thực hiện nghiệp vụ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật. 2. Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định tại tại Điều 5 Nghị định 147/2020/NĐ-CP bao gồm: (1) Trách nhiệm của Quỹ đầu tư phát triển địa phương: - Thực hiện đầu tư, cho vay theo danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định tại Nghị định 147/2020/NĐ-CP. - Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán và báo cáo theo quy định tại Nghị định 147/2020/NĐ-CP. - Tuân thủ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ. - Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; cung cấp số liệu, công bố công khai về tình hình tài chính theo quy định của pháp luật. - Tuân thủ quy định tại Nghị định 147/2020/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương. (2) Quyền hạn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương: - Tổ chức hoạt động theo quy định của Nghị định 147/2020/NĐ-CP, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và quy định của pháp luật có liên quan. - Được lựa chọn các dự án đáp ứng đủ điều kiện để đầu tư, cho vay theo quy định tại Nghị định 147/2020/NĐ-CP. - Được tuyển chọn, bố trí, đào tạo và sử dụng lao động theo quy định tại Nghị định 147/2020/NĐ-CP, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và các quy định của pháp luật có liên quan. - Được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin hoặc sử dụng nguồn lực của Quỹ, nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật. - Được liên hệ, phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị có liên quan trên địa bàn để tìm kiếm, xây dựng các dự án đầu tư. Như vậy, Quỹ đầu tư phát triển địa phương có trách hiện và quyền hạn như quy định trên. Bên cạnh đó, để thành lập mới Quỹ đầu tư phát triển địa phương cần đáp ứng các điều kiện là: Có vốn điều lệ thực có tại thời điểm thành lập không thấp hơn 300 tỷ đồng; Có đề án thành lập Quỹ đầu tư phát triển địa phương được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; Có dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương phù hợp với quy định.
Danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam
Vừa qua Bộ Y tế đã ban hành danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam - Đợt 205 kèm theo Quyết định 495/QĐ-QLD ngày 24/7/2024. Danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam Theo đó, trong danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam - Đợt 205 có: - 425 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 05 năm. - 156 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 03 năm. - 45 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực đến 31/12/2025. Như vậy, tại Đợt 205 có 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam với hiệu lực 5 năm, 3 năm và đến đến 31/12/2025. Xem toàn bộ danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/27/618694.pdf Trách nhiệm của cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký thuốc Theo Điều 2 Quyết định 495/QĐ-QLD ngày 24/7/2024 quy định cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký thuốc có những trách nhiệm sau: - Sản xuất thuốc theo đúng các hồ sơ, tài liệu đã đăng ký với Bộ Y tế và phải in số đăng ký được Bộ Y tế Việt Nam cấp lên nhãn thuốc. - Chỉ được sản xuất, đưa ra lưu hành các thuốc kiểm soát đặc biệt khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 143 Nghị định 54/2017/NĐ-CP. - Thực hiện việc cập nhật tiêu chuẩn chất lượng của thuốc theo quy định tại Thông tư 11/2018/TT-BYT - Thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành nhưng chưa nộp hồ sơ cập nhật nội dung nhãn thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc theo quy định của Thông tư 01/2018/TT-BYT thì phải thực hiện cập nhật theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 37 Thông tư 01/2018/TT-BYT trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được gia hạn giấy đăng ký lưu hành. - Sau 12 tháng kể từ ngày 24/7/2024, các thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành đợt này có thay đổi về nội dung hành chính phải sản xuất và lưu hành với các nội dung đã được phê duyệt thay đổi trong hồ sơ gia hạn. - Cơ sở đăng ký thuốc phải bảo đảm duy trì điều kiện hoạt động trong thời gian hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Trong trường hợp không còn đáp ứng đủ điều kiện hoạt động, cơ sở đăng ký phải có trách nhiệm thực hiện thay đổi cơ sở đăng ký theo quy định tại Thông tư 08/2022/TT-BYT trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ sở đăng ký không còn đủ điều kiện hoạt động. - Cơ sở sản xuất thuốc phải bảo đảm các điều kiện hoạt động của cơ sở sản xuất trong thời hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. - Các thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành được tiếp tục sử dụng số đăng ký đã cấp trước khi gia hạn trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày được cấp số đăng ký gia hạn theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BYT. - Phối hợp với các cơ sở điều trị để thực hiện theo đúng các quy định hiện hành về thuốc kê đơn, theo dõi an toàn, hiệu quả, tác dụng không mong muốn của thuốc trên người Việt Nam và tổng hợp, báo cáo theo quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2022/TT-BYT đối với các thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 03 năm. Theo đó, khi được gia hạn giấy đăng ký lưu hành thì cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký thuốc cũng cần phải lưu ý thực hiện đúng và đầy đủ các trách nhiệm của mình.
Quyền và trách nhiệm của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ 01/7/2025
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người tham gia bảo hiểm xã hội khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi nghỉ hưu hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm. Và từ 01/7/2025 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực sẽ quy định quyền và trách nhiệm của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm những quyền và trách nhiệm theo Điều 10 và 11 như sau: Người tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây: - Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Được cấp sổ bảo hiểm xã hội; - Được cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội thông qua phương tiện điện tử; được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thông tin về đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu; - Yêu cầu người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình theo quy định của pháp luật; - Được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; - Chủ động đi khám giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và được thanh toán phí giám định y khoa khi kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Người tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây: - Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Theo dõi việc thực hiện trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình; - Thực hiện việc kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ thông tin theo đúng quy định về đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội. Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây: - Nhận các chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, thuận tiện; - Hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng; trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; đang hưởng chế độ quy định tại Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Được thanh toán phí giám định y khoa đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện bảo hiểm xã hội. Trường hợp ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và chế độ khác theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì văn bản ủy quyền có hiệu lực tối đa là 12 tháng kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực; - Đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên nếu có nhu cầu thì được cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền thực hiện việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tại nơi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam; - Được cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng cung cấp thông tin về việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thông qua phương tiện điện tử; được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thông tin về hưởng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu; - Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; - Từ chối hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây: - Thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục, quy định khác về hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan; - Hoàn trả tiền hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định việc hưởng không đúng quy định; - Định kỳ hằng năm, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền để thực hiện việc xác minh thông tin đủ điều kiện thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. =>> Theo đó người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội sẽ có các quyền và trách nhiệm tương ứng theo quy định nêu trên.
Công ty chứng khoán được thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán không?
Công ty chứng khoán được thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán không? Trách nhiệm của công ty chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán được quy định như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Công ty chứng khoán được thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán không? Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán được quy định tại Điều 72 Luật Chứng khoán 2019 như sau: (1) Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây: - Môi giới chứng khoán; - Tự doanh chứng khoán; - Bảo lãnh phát hành chứng khoán; - Tư vấn đầu tư chứng khoán. (2) Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán. (3) Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Như vậy, công ty chứng khoán được thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán. Bên cạnh đó, công ty chứng khoán có thể đồng thời thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán với các hoạt động kinh doanh sau đây: - Tự doanh chứng khoán; - Bảo lãnh phát hành chứng khoán; - Tư vấn đầu tư chứng khoán. Trách nhiệm của công ty chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán được quy định như thế nào? Trách nhiệm của công ty chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán được quy định tại Điều 13 Thông tư 121/2020/TT-BTC, cụ thể như sau: (1) Công ty chứng khoán phải bố trí người hành nghề chứng khoán làm việc tại các vị trí sau: - Tư vấn, giải thích hợp đồng và thực hiện các thủ tục mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho khách hàng; - Tư vấn giao dịch chứng khoán cho khách hàng; - Nhận lệnh, kiểm soát lệnh giao dịch chứng khoán của khách hàng; - Trưởng các bộ phận liên quan đến nghiệp vụ môi giới chứng khoán. (2) Công ty chứng khoán phải tuân thủ các quy định về phòng, chống rửa tiền theo các quy định pháp luật hiện hành. (3) Dữ liệu về tài khoản môi giới của khách hàng mở tài khoản tại công ty chứng khoán phải được quản lý tập trung và phải lưu giữ dự phòng tại địa điểm khác. (4) Công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán không được: - Đưa ra ý kiến về việc tăng hay giảm giá chứng khoán mà không có căn cứ để lôi kéo khách hàng tham gia giao dịch; - Thỏa thuận hoặc đưa ra lãi suất cụ thể hoặc chia sẻ lợi nhuận hoặc thua lỗ với khách hàng để lôi kéo khách hàng tham gia giao dịch; - Trực tiếp hoặc gián tiếp thiết lập các địa điểm cố định bên ngoài các địa điểm giao dịch đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận để ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch với khách hàng, nhận lệnh, thực hiện lệnh giao dịch chứng khoán hoặc thanh toán giao dịch chứng khoán với khách hàng, trừ trường hợp thực hiện giao dịch chứng khoán trực tuyến; - Nhận lệnh, thanh toán giao dịch với người không phải là người đứng tên tài khoản giao dịch mà không có ủy quyền của người đứng tên tài khoản bằng văn bản; - Tiết lộ các nội dung đặt lệnh giao dịch của khách hàng hoặc thông tin bí mật khác có được khi thực hiện giao dịch cho khách hàng mà không phải để công bố thông tin hoặc theo yêu cầu thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật; - Sử dụng tên hoặc tài khoản của khách hàng để đăng ký, giao dịch chứng khoán; - Xâm phạm tài sản, quyền và lợi ích khác của khách hàng. Tóm lại: Công ty chứng khoán được thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán. Tuy nhiên, khi cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán, công ty chứng khoán phải có trách nhiệm theo quy định nêu trên.
Trách nhiệm của nhà đầu tư khi nộp hồ sơ liên quan đến dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư?
Từ ngày 01/08/2024, theo Nghị định 98/2024/NĐ-CP nhà đầu tư có trách nhiệm gì khi thực hiện nộp hồ sơ liên quan đến dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư? Nhà đầu tư có trách nhiệm gì khi thực hiện nộp hồ sơ liên quan đến dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư? Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 98/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được như sau: - Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung thành phần hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này; việc nộp hồ sơ của tổ chức, cá nhân để thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của Nghị định này được thực hiện thông qua nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến. - Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi giải quyết thủ tục hành chính thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thông báo 01 lần bằng văn bản cho nhà đầu tư về nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung giấy tờ còn thiếu đối với mỗi bộ hồ sơ và thời hạn sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Quá thời hạn sửa đổi, bổ sung hồ sơ mà nhà đầu tư không sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét dừng giải quyết hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết rõ lý do. Trường hợp yêu cầu phải giải trình nội dung trong hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và ghi rõ thời hạn giải trình. Quá thời hạn giải trình mà nhà đầu tư không thực hiện giải trình theo yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét dừng giải quyết hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết rõ lý do. ... => Theo đó, nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung thành phần hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được quy định như thế nào? Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 98/2024/NĐ-CP quy định quy hoạch chi tiết dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện theo như sau: - Thứ nhất, quy hoạch khu vực thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải bảo đảm giải pháp đồng bộ với việc cải tạo, chỉnh trang đô thị và phù hợp với quy hoạch đô thị. - Thứ hai, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư hoặc quy hoạch chi tiết theo quy trình rút gọn để làm cơ sở thực hiện dự án. Dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư không phải bố trí diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội. - Thứ ba, căn cứ vị trí thực tế của các nhà chung cư độc lập thuộc diện bị phá dỡ nhưng không thể đầu tư xây dựng lại nhà chung cư hoặc có thể xây dựng lại nhà chung cư nhưng không đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, khi tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải pháp quy gom nhà chung cư nhằm bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của dự án, gắn với cải tạo, chỉnh trang đô thị. Trường hợp trong phạm vi dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư không đáp ứng yêu cầu về chỉ tiêu dân số theo quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu đã được duyệt thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch được điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án để điều chỉnh công năng sử dụng công trình hoặc chức năng sử dụng đất trong dự án nhằm bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. - Thứ tư, khi phê duyệt quy hoạch chi tiết để thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phải xác định phạm vi của dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 98/2024/NĐ-CP. - Thứ năm, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở.
Bổ sung trách nhiệm Thanh tra, Văn phòng Bộ Y tế trong quản lý vệ sinh và sức khỏe người lao động
Hiện nay Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, thay thế Thông tư 19/2016/TT-BYT. Qua đó đã bổ sung quy định về trách nhiệm của Thanh tra, Văn phòng Bộ Y tế. Xem toàn văn Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/14/du-thao-lao-dong.pdf Bổ sung trách nhiệm của Thanh tra, Văn phòng Bộ Y tế trong quản lý vệ sinh và sức khỏe người lao động Theo đó, Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động đã quy định Điều 24, Điều 25 như sau: - Trách nhiệm của Thanh tra Bộ Y tế: Thanh tra hoạt động của các tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp, cơ sở y tế thực hiện khám sức khỏe định kỳ, đơn vị đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động trên phạm vi toàn quốc. - Trách nhiệm của Văn phòng Bộ Y tế: + Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế thông tin về các tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp, đơn vị đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động. + Phối hợp tổ chức với Cục Quản lý Môi trường y tế thông tin, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống dịch bệnh, bệnh không lây nhiễm, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc, sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động. Như vậy, nếu dự thảo được thông qua thì sẽ bổ sung thêm 2 cơ quan có trách nhiệm trong quản lý vệ sinh và sức khỏe người lao động là Thanh tra, Văn phòng Bộ Y tế. Theo đó, so với quy định tại Thông tư 19/2016/TT-BYT thì trách nhiệm thanh tra các cơ sở y tế khám sức khỏe định kỳ thuộc về Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế sẽ được chuyển sang Thanh tra Bộ Y tế. Đồng thời, trách nhiệm công bố các tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, đơn vị y tế đủ điều kiện cấp chứng chỉ y tế lao động trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế của Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế cũng sẽ được chuyển sang cho Văn phòng Bộ Y tế theo Dự thảo. Đề xuất túi sơ cứu phải dễ tiếp cận và sử dụng Theo Điều 7 Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động quy định về túi sơ cứu như sau: - Các túi sơ cứu phải được đặt tại khu vực làm việc của người lao động, tại nơi dễ thấy, dễ tiếp cận và sử dụng, có ký hiệu chữ thập. - Nội dung và số lượng túi sơ cứu thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Như vậy, so với quy định tại Điều 6 Thông tư 19/2016/TT-BYT thì Dự thảo đã bổ sung quy định túi sơ cứu phải dễ tiếp cận và sử dụng. Nội dung quản lý vệ sinh lao động hiện nay là gì? Theo Điều 1 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động bao gồm: - Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động; - Quan trắc môi trường lao động; - Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp; - Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động đối với sức khỏe; - Vệ sinh phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; - Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việc quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 19/2016/TT-BYT; - Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là sơ cứu, cấp cứu) và bảo đảm trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu. Đồng thời, hằng năm, cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở. Như vậy, nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động sẽ bao gồm những nội dung trên và cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động hằng năm.
Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tiếp công dân không?
Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tiếp công dân hay không? Trong trường hợp nào thì người tiếp công dân có quyền từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân? Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tiếp công dân không? Theo Điều 4 Luật Tiếp công dân 2013 quy định về trách nhiệm tiếp công dân như sau: - Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao gồm: + Chính phủ; + Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục; + Ủy ban nhân dân các cấp; + Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; + Các cơ quan của Quốc hội; + Hội đồng nhân dân các cấp; + Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước. - Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. - Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Căn cứ vào quy định của Luật này, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội quy định về việc tiếp công dân trong cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống mình; Chính phủ quy định cụ thể việc tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, trong các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp công dân nêu trên không có doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, doanh nghiệp nhà nước không có trách nhiệm tiếp công dân. Khi nào người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân? Theo Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013 quy định người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây: - Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; - Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân; - Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài; - Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, trong những trường hợp quy định trên thì người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân. Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong tiếp công dân? Theo Điều 6 Luật Tiếp công dân 2013 quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: - Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. - Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp. - Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân. - Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng. - Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân. - Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ. - Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân. - Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân. Như vậy, 8 hành vi nêu trên sẽ bị nghiêm cấm trong tiếp công dân.
5 lời thề danh dự và 10 điều kỷ luật của Công an nhân dân
5 lời thề danh dự của Công an nhân dân được đọc trong các tuổi tuyên thệ như thế nào? 10 điều kỷ luật của Công an Nhân dân Việt Nam cần ghi nhớ là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! 5 lời thề danh dự của Công an nhân dân (1) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân Việt Nam, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc. (2) Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị và Điều lệnh CAND; sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc, Đảng và nhân dân cần đến. (3) Kính trọng, lễ phép với nhân dân. Sẵn sàng bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Suốt đời tận tụy phục vụ nhân dân, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân. (4) Đề cao cảnh giác, kiên quyết, mưu trí, dũng cảm đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. (5) Ra sức học tập, thực hiện nghiêm túc 6 điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy CAND, luôn xứng đáng với danh dự và truyền thống của CAND Việt Nam. 10 điều kỷ luật của Công an nhân dân Điều 1: Không có lời nói, hành động xâm hại đến Tổ quốc Việt Nam, đến uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, đến sự vững mạnh của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đến danh dự và truyền thống của CAND Việt Nam. Điều 2: Nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh CAND. Sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Điều 3: Thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về giữ bí mật của Đảng, Nhà nước và CAND. Điều 4: Trung thực, thẳng thắn, thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh. Không che giấu, báo cáo sai sự thật với tổ chức Đảng, Nhà nước và CAND. Điều 5: Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân không điều kiện. Có thái độ niềm nở, lịch sự, đúng mực khi tiếp xúc với mọi người; kính trọng người già, yêu mến trẻ em, tôn trọng phụ nữ, giúp đỡ người tàn tật. Không hách dịch, cửa quyền, thô bạo, gây phiền hà, sách nhiễu đối với nhân dân. Điều 6: Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Không lợi dụng danh nghĩa, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân. Không tham ô, lãng phí, đưa hoặc nhận hối lộ dưới bất kì hình thức nào, gương mẫu thực hiện nếp sống văn hoá. Điều 7: Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động xâm hại an ninh, trật tự của Tổ quốc, thiệt hại tài sản Nhà nước, tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Không làm hại người tốt, không bao che kẻ xấu; không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Điều 8: Không ngừng học tập để nâng cao nhận thức chính trị, nghiệp vụ, pháp luật và năng lực công tác, góp phần xây dựng lực lượng Công an cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Điều 9: Nghiêm túc tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; thương yêu giúp đỡ đồng chí, đồng đội. Chủ động hợp tác với cá nhân và tập thể trong và ngoài lực lượng CAND để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Điều 10: Thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương nơi cư trú. Sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân có những nghĩa vụ gì? Theo Điều 31 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân như sau: - Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước. - Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên. - Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. - Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; tận tụy phục vụ Nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với Nhân dân. - Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và thể lực. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó và báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh. Như vậy, sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phải có những trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định trên.
Hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ ngày 01/07/2024
Hiện nay, Nhà nước ta đang đẩy mạnh các hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực, một trong số đó là hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ ngày 01/07/2024 Căn cứ Điều 12 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có quy định về hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau: - Hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa phải là thành viên của điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không được trái với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và phù hợp với pháp luật, tập quán quốc tế. - Phạm vi hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm tham vấn, trao đổi thông tin, tài liệu, tiếp nhận và giải quyết tranh chấp, xử lý hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng hoặc hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Như vậy, hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ Công thương có trách nhiệm trong việc hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không? Căn cứ Điều 75 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có quy định về trách nhiệm của Bộ Công thương như sau: - Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, kế hoạch, dự án, đề án, chương trình, hoạt động cấp quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khuyến khích, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, công nghệ thân thiện môi trường, thực hành kinh doanh có trách nhiệm vì người tiêu dùng phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế và thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan. - Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Tổ chức hoạt động khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực được phân công quản lý. - Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Thực hiện việc giao nhiệm vụ cho tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật này và quy định của luật khác có liên quan. - Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật. - Xây dựng cơ chế phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan để triển khai các hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền. - Yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổng hợp báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo thẩm quyền. - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền. - Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, pháp luật quy định về trách nhiệm của Bộ Công thương, trong đó có trách nhiệm trong việc thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không? Căn cứ khoản 1 Điều 77 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau: - Thực hiện trách nhiệm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 9, 10 và 11 Điều 75 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 theo thẩm quyền tại địa phương; phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 4 Điều 75 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023; - Ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tiếp nhận, giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng tại địa phương; - Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; - Tham gia hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo phân công, phân cấp hoặc hợp tác quốc tế với địa phương của các quốc gia có chung đường biên giới theo quy định của pháp luật. Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng có trách nhiệm trong việc tham gia hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo phân công, phân cấp hoặc hợp tác quốc tế với địa phương của các quốc gia có chung đường biên giới theo quy định của pháp luật.
6 nghĩa vụ của người tiêu dùng hiện nay
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay thì việc bảo vệ người tiêu dùng là điều quan trọng và cấp thiết. Vậy pháp luật quy định như thế nào về nghĩa vụ của người tiêu dùng hiện nay. 6 nghĩa vụ của người tiêu dùng hiện nay Căn cứ theo Điều 5 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, thì 6 nghĩa vụ của người tiêu dùng hiện nay gồm: - Kiểm tra sản phẩm, hàng hóa trước khi nhận theo quy định của pháp luật; lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. - Tiêu dùng không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của mình và của người khác. - Tuân thủ điều kiện, hướng dẫn vận chuyển, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quy định về kiểm định, bảo vệ môi trường, tiêu dùng bền vững theo quy định của pháp luật. - Thông tin kịp thời, chính xác cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. - Chịu trách nhiệm về việc cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ về thông tin liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, người tiêu dùng sẽ phải có trách nhiệm đối với 6 nghĩa vụ đã nêu. Bảo vệ người tiêu dùng thì có bảo vệ về an toàn sức khỏe hay không? Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định rằng người tiêu dùng có 10 quyền như sau: - Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, bảo vệ thông tin, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp. - Được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch; thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và về tổ chức, cá nhân kinh doanh. - Lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch; thỏa thuận các nội dung giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh; được cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đúng với nội dung đã giao kết. - Góp ý với tổ chức, cá nhân kinh doanh về giá, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. - Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh. - Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn về kiến thức và kỹ năng tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. - Được tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững. - Được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Quyền khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, việc bảo vệ quyền lợi về an toàn sức khỏe là một trong những quyền của người tiêu dùng. Vì vậy mà người tiêu dùng sẽ được bảo vệ an toàn sức khỏe. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của ai? Căn cứ theo Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gồm: - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. - Quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo quy định của pháp luật. - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được chủ động thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật. - Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác. - Bảo đảm công bằng, bình đẳng, không phân biệt về giới, tự nguyện, không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Theo đó, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.
Thời hạn sở hữu nhà chung cư hiện nay là bao nhiêu năm?
Có phải mua nhà chung cư sau 50 năm sẽ hết hạn sở hữu và phải trả lại nhà? Có được mua chung cư vĩnh viễn không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Thời hạn sở hữu nhà chung cư hiện nay là bao nhiêu năm? Theo Điều 58 Luật Nhà ở 2023 quy định về thời hạn sử dụng nhà chung cư như sau: - Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định theo hồ sơ thiết kế và thời gian sử dụng thực tế nhà chung cư theo kết luận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền. Thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế phải được ghi rõ trong văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng. - Thời hạn sử dụng nhà chung cư được tính từ khi nghiệm thu nhà chung cư đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng. - Khi nhà chung cư hết thời hạn sử dụng theo hồ sơ thiết kế quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Nhà ở 2023 hoặc chưa hết thời hạn sử dụng theo hồ sơ thiết kế nhưng bị hư hỏng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chỉ đạo thực hiện việc kiểm định, đánh giá chất lượng công trình nhà chung cư theo quy định tại Điều 61 Luật Nhà ở 2023. - Việc công bố nhà chung cư hết thời hạn sử dụng được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và pháp luật về xây dựng. Theo đó, hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về thời hạn sở hữu nhà ở chung cư là tối đa hay tối thiểu bao nhiêu năm mà sẽ phụ thuộc vào hồ sơ thiết kế và thời gian sử dụng thực tế theo kiểm định của cơ quan có thẩm quyền. Trách nhiệm công bố nhà chung cư hết thời hạn thuộc về ai? Như phân tích ở trên, việc công bố nhà chung cư hết thời hạn sử dụng được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và pháp luật về xây dựng. Mà theo khoản 4 Điều 126 Luật Xây dựng 2014 quy định Chính phủ quy định chi tiết về bảo trì công trình xây dựng và trách nhiệm công bố công trình xây dựng hết thời hạn sử dụng. Theo đó, tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định sau khi nhận được báo cáo quy định, cơ quan nhà nước có trách nhiệm công bố công trình xây dựng hết thời hạn sử dụng trong danh mục trên trang thông tin điện tử của mình là: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh; - Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Trong đó, Bộ Xây dựng có trách nhiệm đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng dân dụng, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng; dự án đầu tư xây dựng công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị); - Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Xây dựng là những cơ quan có trách nhiệm công bố nhà chung cư hết thời hạn. Việc kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư được thực hiện thế nào? Theo Điều 61 Luật Nhà ở 2023 quy định về kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư như sau: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà chung cư thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư được xây dựng trên địa bàn. Đối với khu chung cư thì thực hiện kiểm định, đánh giá toàn khu trước khi đưa vào kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quy định tại khoản này và đơn vị tham gia kiểm định trong việc thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng. - Tổ chức được giao thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư phải xác định rõ chất lượng nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Nhà ở 2023 hoặc chưa phải phá dỡ trong báo cáo kết quả kiểm định gửi cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh. Việc kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định của Luật Nhà ở 2023. - Sau khi nhận được báo cáo kết quả kiểm định, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải xem xét, ban hành kết luận kiểm định chất lượng nhà chung cư. Kết luận kiểm định phải nêu rõ các nội dung kiểm định theo quy định của pháp luật về xây dựng và phải xác định nhà chung cư kiểm định chưa thuộc trường hợp phải phá dỡ hoặc thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Nhà ở 2023; trường hợp nhà chung cư chưa thuộc trường hợp phải phá dỡ thì trong kết luận kiểm định phải nêu rõ thời gian được tiếp tục sử dụng đến khi nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ. - Kết luận kiểm định phải được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh. Như vậy, việc kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư phải được thực hiện theo quy định trên.
Danh sách nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu Phú Thọ mới nhất
Vừa qua UBND huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã có Báo cáo 156/BC-UBND về vụ việc sập cầu Phong Châu Phú Thọ vừa qua đã gây ảnh hưởng. Vậy, danh sách nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu Phú Thọ thế nào? Có bao nhiêu người chết? Danh sách nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu Phú Thọ mới nhất Theo Báo cáo 156/BC-UBND về sự cố sập, trôi cầu Phong Châu trên quốc lộ 32C do ảnh hưởng của cơn bão số 03 (ngày 09/9/2024) đã thông tin về diễn biến sự cố như sau: Nguyên nhân sập cầu Phong Châu Phú Thọ: Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nước lũ trên sông Thao (sông Hồng) lên rất cao, tại Ấm Thượng là +27,25 m (trên báo động III 1,25 m). Do nước sông lên cao, chảy xiết, vào khoảng 10 giờ 02 phút ngày 09 tháng 9 năm 2024, cầu Phong Châu tại km18+300 quốc lộ 32C (kết nối 02 huyện Tam Nông, Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ) bị sập, cuốn trôi trụ T7 và 02 nhịp dàn chính (nhịp 6 và nhịp 7 phía bờ hữu sông Thao, thuộc địa bàn huyện Tam Nông). Thông tin sơ bộ: Ngay sau khi sự cố xảy ra, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã có mặt tại hiện trường chỉ đạo huy động các lực lượng chức năng (công an, quân đội, y tế, nhân dân địa phương…) triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp để cứu người, ứng phó, khắc phục sự cố. Sau khi nhận được thông tin, Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, thăm hỏi, động viên người bị nạn; chỉ đạo thực hiện các biện pháp trước mắt để khắc phục sự cố và các giải pháp lâu dài để đảm bảo an toàn giao thông. Sơ bộ ban đầu xác định tại thời điểm xảy ra sự cố có 10 phương tiện đang di chuyển trên cầu (trong đó: 01 xe ô tô tải, 02 xe ô tô đầu kéo, 06 xe mô tô, 01 xe máy điện); 08 người mất tích; đã cứu, đưa 03 người bị thương đi cấp cứu tại cơ sở y tế. Theo đó, danh sách nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu Phú Thọ mới nhất (danh sách sơ bộ) được UBND huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ tổng hợp báo cáo như sau: Các nạn nhân đang mất tích được xác định gồm: Nguyễn Thị L. (SN 2005, Vạn Xuân, Tam Nông), Nguyễn Hà Ch. (SN 2005, Đắk Nông), Dương Công Ch. (SN 1981, Dân Quyền, Tam Nông), Hà Quốc Ch. (SN 1986, Chu Hóa, Việt Trì, Phú Thọ), Lương Xuân Th. (SN 1968, Thạch Đồng, Thanh Thủy, Phú Thọ), Nguyễn Thị H. (SN 1976, Thạch Đồng, Thanh Thủy), Nguyễn Thị Bích H. (SN 1988, Thụy Vân, Việt Trì) và Nguyễn Thị Y. (SN 1979, Sơn Vi, Lâm Thao). Ba người bị thương là Bùi Quý Trọng (SN 1991), Nguyễn Minh Hải (SN 1994) cùng trú lại xã Vạn Xuân, Tam Nông và Phan Trường Sơn (SN 1984, Hương Nộn, Tam Nông). Xem toàn văn Báo cáo 156/BC-UBND ngày 09/9/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/11/sap-cau-phong-chau.pdf Khi xảy ra sự cố sập cầu thì trách nhiệm giải quyết ngay lúc đó thuộc về ai? Theo Điều 45 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định giải quyết sự cố công trình xây dựng như sau: - Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 44 Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công trình xây dựng và thực hiện các công việc sau: + Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng thi công hoặc khai thác sử dụng đối với hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố; + Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau: Đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn; + Thông báo kết quả giám định nguyên nhân sự cố cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố; + Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật; + Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết đối với sự cố công trình xây dựng cấp II, cấp III trên địa bàn. - Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình trong quá trình khai thác, sử dụng có trách nhiệm khắc phục sự cố theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi khắc phục sự cố, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tiếp tục thi công hoặc đưa công trình vào sử dụng. - Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố. - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về báo cáo và giải quyết sự cố đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Như vậy, khi xảy ra sự cố sập cầu thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình là các bên có trách nhiệm giải quyết ngay lúc đó bằng cách thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo cáo. UBND các cấp sẽ chỉ đạo, hỗ trợ tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố.
Khi sập cầu thì ai là người chịu trách nhiệm?
Khi sập cầu nhưng không phải lỗi do người tham gia giao thông vi phạm nguyên tắc tham gia giao thông đường bộ hay điều kiện khách quan khác mà do kết cấu của cầu thì ai là người chịu trách nhiệm? Cầu có phải là công trình xây dựng không? Theo khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có giải thích công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP phân loại công trình xây dựng theo công năng sử dụng thì có: - Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng (công trình dân dụng) - Công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp (công trình công nghiệp). - Công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật (công trình hạ tầng kỹ thuật). - Công trình phục vụ giao thông vận tải (công trình giao thông). - Công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn). Trong đó, công trình cầu: Cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh là công trình phục vụ giao thông vận tải. Như vậy, cầu cũng là một công trình xây dựng. Khi sập cầu thì ai là người chịu trách nhiệm? Theo Điều 45 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định giải quyết sự cố công trình xây dựng như sau: - Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 44 Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công trình xây dựng và thực hiện các công việc sau: + Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng thi công hoặc khai thác sử dụng đối với hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố; + Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau: Đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn; + Thông báo kết quả giám định nguyên nhân sự cố cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố; + Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật; + Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết đối với sự cố công trình xây dựng cấp II, cấp III trên địa bàn. - Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình trong quá trình khai thác, sử dụng có trách nhiệm khắc phục sự cố theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi khắc phục sự cố, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tiếp tục thi công hoặc đưa công trình vào sử dụng. - Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố. - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về báo cáo và giải quyết sự cố đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Như vậy, khi cầu sập thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, khắc phục sự cố. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ. Bên nào gây ra thiệt hại thì bên đó phải bồi thường. Nhà thầu vi phạm quy định về xây dựng để sập cầu thì chịu trách nhiệm hình sự thế nào? Theo Điều 298 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 100 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng như sau: - Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình hoặc lĩnh vực khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 và Điều 281 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Làm chết 03 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, nhà thầu vi phạm quy định về xây dựng để sập cầu thì sẽ tuỳ vào hậu quả của tai nạn mà sẽ bị phạt tiền đến 500 triệu, phạt tù cao nhất đến 15 năm.
Ai được vào trại giam để thăm phạm nhân? Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân mới nhất
Những ai sẽ được vào trại giam để thăm phạm nhân? Không phải người thân như bạn bè, người yêu thì có được vào thăm phạm nhân không? Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân mới nhất thế nào? Ai được vào trại giam để thăm phạm nhân? Theo Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định đối tượng được gặp phạm nhân như sau: - Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân. - Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm. Như vậy, ngoài người thân của phạm nhân thì bạn bè, người yêu của phạm nhân có thể được vào trại giam thăm gặp phạm nhân nếu được Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân cho phép Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân mới nhất Theo đó, khi đến gặp phạm nhân thì những người không phải người thân của phạm nhân phải có đề nghị bằng văn bản (được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận) và mang theo một trong những giấy tờ cá nhân như: CCCD/CMND, hộ chiếu,... Trường hợp không có giấy tờ cá nhân thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh có xác nhận, đóng dấu Có thể tham khảo Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân mới nhất tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/05/don-xin-tham-gap-pham-nhan.docx Người thăm gặp phạm nhân có những trách nhiệm gì? Theo khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định trách nhiệm của người đến gặp phạm nhân như sau: - Thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đến gặp phạm nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy Nhà gặp phạm nhân, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ và những cán bộ có trách nhiệm khác. Thân nhân, cá nhân; đại diện cơ quan, tổ chức không được đưa vào Nhà gặp phạm nhân các đồ vật thuộc danh mục đồ vật cấm theo quy định của Bộ Công an. Nếu gửi đồ vật cho phạm nhân thì phải kê khai vào phiếu gửi đồ vật cho phạm nhân và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về đồ vật được gửi. Đối với trường hợp gặp ở phòng riêng thì chỉ được mang theo quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược nhựa, nước uống, dụng cụ tránh thai và phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đối với trường hợp gặp vợ hoặc chồng. - Khi giao tiếp, người đến gặp phạm nhân và phạm nhân phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trừ người dân tộc thiểu số và người nước ngoài không biết tiếng Việt thì được sử dụng ngôn ngữ khác. Người bị hạn chế về khả năng nghe, nói được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ cho việc giao tiếp nhưng phải được cán bộ có trách nhiệm kiểm tra trước khi sử dụng. Như vậy, những người đến thăm gặp phạm nhân phải đảm bảo thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định trên.
Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt
Nước mặt là một trong những tài nguyên quan trọng đối với một quốc gia vì vậy việc bảo vệ môi trường nước mặt là một trong những vấn đề cần thiết, cấp bách. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt Quy định chung về bảo vệ môi trường nước mặt Căn cứ Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2020, quy định về quy định chung về bảo vệ môi trường nước mặt như sau: - Chất lượng nước, trầm tích và môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt phải được theo dõi, đánh giá; khả năng chịu tải của môi trường nước mặt phải được tính toán, xác định và công bố. - Nguồn thải vào môi trường nước mặt phải được quản lý phù hợp với mục đích sử dụng và khả năng chịu tải của môi trường nước mặt. Không phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư mới có hoạt động xả nước thải trực tiếp vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải theo công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp chủ dự án đầu tư có phương án xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng nước mặt trước khi thải vào môi trường tiếp nhận hoặc có phương án tuần hoàn, tái sử dụng để không làm phát sinh thêm nước thải hoặc trường hợp dự án đầu tư xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi, cải thiện chất lượng môi trường khu vực bị ô nhiễm. - Bảo vệ môi trường nước sông phải trên cơ sở tiếp cận quản lý tổng hợp theo lưu vực, phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường thủy sinh, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước. Theo đó, bảo vệ môi trường nước mặt là quan tâm đến những vấn đề về chất lượng nước, trầm tích và môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt từ đó có phương hướng xử lý bảo vệ cụ thể... Để bảo vệ môi trường nước mặt sẽ có những nội dung nào? Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường 2020, có quy định về các nội dung của hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt gồm: - Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý nước thải xả vào môi trường nước mặt; - Quan trắc, đánh giá chất lượng nước, trầm tích, môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt và công khai thông tin phục vụ quản lý, khai thác và sử dụng nước mặt; - Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt; công bố các khu vực môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải; đánh giá hạn ngạch xả nước thải vào môi trường nước mặt; - Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt bị ô nhiễm; - Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích sông liên quốc gia và chia sẻ thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật và thông lệ quốc tế. Như vậy, có 5 nội dung trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường 2020, có quy định về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt phải thực hiện như sau: - Hướng dẫn đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ; hướng dẫn đánh giá chất lượng môi trường nước mặt; - Tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh; tổ chức kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm và tổ chức xử lý ô nhiễm sông, hồ liên tỉnh; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh và giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, cải thiện chất lượng nước tại sông, hồ liên tỉnh. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phải đảm bảo được trách nhiệm của mình trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt theo quy định pháp luật nêu trên.
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc phân loại tài sản của tổ chức kinh tế vi mô
Từ ngày 12/08/2024, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc phân loại tài sản của tổ chức kinh tế vi mô? Ngân hàng Nhà nước là gì? Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước? Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 102/2022/NĐ-CP định nghĩa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời căn cứ tại Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước bao gồm: - Vụ Chính sách tiền tệ. - Vụ Quản lý ngoại hối. - Vụ Thanh toán. - Vụ Tín dụng các ngành kinh tế. - Vụ Dự báo, thống kê. - Vụ Hợp tác quốc tế. - Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính. - Vụ Kiểm toán nội bộ. - Vụ Pháp chế. - Vụ Tài chính - Kế toán. - Vụ Tổ chức cán bộ. - Vụ Truyền thông. - Văn phòng. - Cục Công nghệ thông tin. - Cục Phát hành và kho quỹ. - Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước. - Cục Quản trị. - Sở Giao dịch. - Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. - Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Viện Chiến lược ngân hàng. - Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. - Thời báo Ngân hàng. - Tạp chí Ngân hàng. - Học viện Ngân hàng. Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Nghị định 102/2022/NĐ-CP là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị quy định từ khoản 21 đến khoản 25 Nghị định 102/2022/NĐ-CP là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Vụ Chính sách tiền tệ có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Hợp tác quốc tế có 5 phòng. Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Thanh toán, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng. Thông đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước. Thông đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Tổ chức tài chính vi mô là gì? Hình thức thành lập của tổ chức tài chính vi mô là gì? Căn cứ tại khoản 37 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về tổ chức tài chính vi mô là tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Đồng thời căn cứ tại tại khoản 6 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc phân loại tài sản của tổ chức kinh tế vi mô? Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 14/2024/TT-NHNN quy định trách nhiệm Ngân hàng Nhà nước trong việc phân loại tài sản của tổ chức kinh tế vi mô như sau: Thứ nhất, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: - Thanh tra, giám sát, kiểm tra việc thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của tổ chức tài chính vi mô theo thẩm quyền và theo quy định pháp luật; - Xử lý vi phạm của tổ chức tài chính vi mô theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Thứ hai, Vụ Dự báo, thống kê đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về báo cáo thống kê việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô. Thứ ba, Vụ Tài chính - Kế toán căn cứ quy định tại Thông tư này xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ hạch toán có liên quan theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai
Ngày 29/07/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 101/2024/NĐ-CP. Theo đó, tại khoản 23 Điều 3 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định rằng Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu được xây dựng thành một hệ thống tập trung, thống nhất trên phạm vi cả nước để quản lý, vận hành, cập nhật, khai thác thông tin đất đai. Để thống nhất quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai, từng cơ quan quản lý nhà nước sẽ chịu những trách nhiệm khác nhau đối với Hệ thống này. Cụ thể tại Điều 64 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định như sau: 1. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan chủ quản của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai để quản lý tập trung và phân cấp, phân quyền thống nhất từ trung ương đến địa phương; - Quản lý lập trung, thống nhất cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, phân quyền quản lý cho Ủy ban nhân dân các tỉnh quản lý cơ sở dữ liệu đất đai trong phạm vi địa phương; - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai; - Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai do trung ương xây dựng; tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai thuộc phạm vi của địa phương vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; quản lý cơ sở dữ liệu đất đai do trung ương xây dựng và cơ sở dữ liệu đất đai của 63 tỉnh, thành phố dã được tích hợp lên trung ương; cập nhật kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến đất đai của các bộ, ngành, cơ quan có liên quan vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; - Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại trung ương và phần mềm của Hệ thông thông tin quốc gia về đất đai bảo đảm quản trị, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai tập trung, thống nhất, đến năm 2025 đưa Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai vào vận hành, khai thác; - Chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn và bảo mật thông tin của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai, có các biện pháp tổ chức, quản lý vận hành, nghiệp vụ và kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu, an toàn thông tin mạng; thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin, quản lý rủi ro và các biện pháp phù hợp để bảo đảm an toàn thông tin; - Kết nối, chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với Cổng dịch vụ công quốc gia, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu các bộ, ngành, địa phương và cung cấp thông tin đất đai cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; - Tổ chức, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật; - Thanh tra, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai; - Xây dựng các báo cáo tổng hợp, định kỳ công bố các thông tin cơ bản trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo quy định; - Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai; - Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai để quản lý cơ sở dữ liệu đất đai thuộc phạm vi của địa phương; - Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm bảo đảm nhân lực, được thuê các tổ chức, chuyên gia theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai. 2. Trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan có liên quan - Các bộ, ngành, cơ quan có liên quan có trách nhiệm cung cấp kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến đất đai cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu hoặc các nội dung biến động so với kết quả đã nghiệm thu để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. - Các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ sỡ dữ liệu chuyên ngành do cơ quan làm chủ quản với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, cụ thể như sau: + Bộ Tư pháp kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật và cơ sở dữ liệu về công chứng, chứng thực; + Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về quy hoạch và cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; + Bộ Tài chính kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về thuế, phí và dữ liệu tài chính khác liên quan đến đất đai; + Bộ Công an kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Bộ Xây dựng kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; + Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về nông nghiệp, lâm nghiệp; + Thanh tra Chính phủ kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về thanh tra và cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; + Các bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao kết nối, chia sẻ dữ liệu lừ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành do cơ quan làm chủ quản với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. 3. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm quản lý nhà nước về Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền; - Tổ chức xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai trong phạm vi địa phương, bảo đảm đến năm 2025 kết nối, tích hợp với cơ sỡ dữ liệu quốc gia về đất đai; - Chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống thông tin quốc gia đất đai ở địa phương; - Tổ chức quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp, bổ sung tiện ích, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và phần mềm trong phạm vi tỉnh, đường truyền kết nối từ địa phương với trung ương, các trang thiết bị đầu cuối phục vụ xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương; - Tổ chức thực hiện việc quản lý, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu đất đai của địa phương với các cơ sở dữ liệu của các sở, ban, ngành ở địa phương và cung cấp thông tin đất đai cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; - Tổ chức, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật; - Đảm bảo an toàn hệ thống thông tin cho cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; - Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai. * Trên đây là quy định mới về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai. Nghị định 101/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2024 và thay thế cho Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Nghị định 01/2017/NĐ-CP, Nghị định 148/2020/NĐ-CP và Nghị định 10/2023/NĐ-CP.
Xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông và trách nhiệm của chiến sĩ Cảnh sát giao thông
Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông là hệ thống thông tin, tài liệu về tai nạn giao thông được xây dựng, thu thập, xử lý, lưu trữ, quản lý, khai thác, sử dụng bằng mạng điện tử hoặc các thiết bị lưu trữ dữ liệu khác thuộc danh mục của Bộ Công an Quy định về xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông Theo Khoản 3 Điều 28 Thông tư 26/2024/TT-BCA xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông gồm các hoạt động: - Trang bị các trang thiết bị cần thiết; - Nâng cấp hạ tầng mạng; - Tổ chức Cơ sở dữ liệu; xây dựng phần mềm Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; - Lưu trữ, sao lưu dự phòng, đồng bộ hệ thống, phục hồi dữ liệu; bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong Cơ sở dữ liệu; - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu; - Vận hành, hiệu chỉnh, bảo trì, bảo dưỡng Cơ sở dữ liệu; - Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông được xây dựng, lưu giữ tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Cục Cảnh sát giao thông. Trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông trong quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông Theo Khoản 1 Điều 30 Thông tư 26/2024/TT-BCA trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông là: - Nhập ngay thông tin ban đầu đã xác định được của vụ tai nạn giao thông vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong vòng 12 giờ kể từ khi tiếp nhận tin báo vụ tai nạn giao thông; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông; nếu vi phạm tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định; đồng thời nhận định ban đầu về nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn giao thông; - Tiếp tục thu thập và nhập thông tin vụ tai nạn giao thông vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông theo tiến độ điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông, bảo đảm chính xác, kịp thời các thông tin về tai nạn giao thông; - Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày kết thúc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, cán bộ chiến sĩ phải hoàn thành việc nhập đầy đủ thông tin vụ tai nạn vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, đồng thời hoàn thiện biểu mẫu báo cáo vụ tai nạn giao thông trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt; - Khai thác và sử dụng dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị và chịu trách nhiệm về tính chính xác các kết quả khai thác dữ liệu của mình. Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông Theo Điều 30 Thông tư 26/2024/TT-BCA trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương như sau: - Trách nhiệm của Công an cấp huyện + Triển khai thực hiện Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong địa bàn cấp huyện theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Cảnh sát giao thông và Công an cấp tỉnh; + Tổ chức thu thập, xử lý thông tin, tài liệu và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông cập nhật kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát của Công an cấp huyện vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, bảo đảm theo đúng tiến độ điều tra, giải quyết; + Số liệu thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông được đối chiếu tham khảo với số liệu của Viện Kiểm sát nhân dân và Cơ quan Y tế cấp huyện; + Khai thác và chịu trách nhiệm sử dụng thông tin tai nạn giao thông trong phạm vi địa bàn cấp huyện do mình quản lý; + Bảo trì máy tính và các thiết bị phụ trợ đi kèm, đảm bảo sự hoạt động thông suốt của Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong phạm vi mình quản lý. - Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh + Triển khai thực hiện Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong địa bàn cấp tỉnh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Cảnh sát giao thông; + Tổ chức thu thập, xử lý thông tin, tài liệu và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ cập nhật kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến tuần tra, kiểm soát của Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, bảo đảm đúng theo tiến độ điều tra, giải quyết; + Số liệu thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông được đối chiếu, tham khảo với số liệu của Viện Kiểm sát nhân dân và Cơ quan Y tế cấp tỉnh; + Khai thác và chịu trách nhiệm sử dụng thông tin tai nạn giao thông trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh do mình quản lý. + Bảo trì máy tính và các thiết bị phụ trợ đi kèm, đảm bảo sự hoạt động thông suốt của Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong phạm vi cấp tỉnh do mình quản lý; + Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an cấp huyện thực hiện hệ thống Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông - Trách nhiệm của Cục Cảnh sát giao thông + Chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ cập nhật kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường bộ cao tốc do Cục Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát theo thẩm quyền vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, bảo đảm đúng theo tiến độ điều tra, giải quyết; + Chuẩn hóa biểu mẫu báo cáo thống kê, tổng hợp tai nạn giao thông; + Triển khai thực hiện Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong phạm vi toàn quốc; + Tổ chức cài đặt phần mềm Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; tổ chức tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông triển khai, thực hiện chương trình Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Xây dựng trung tâm dữ liệu lưu giữ, xử lý thông tin tai nạn giao thông trên toàn quốc; triển khai các đề án, dự án Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Quản lý, khai thác, sử dụng và bảo đảm kỹ thuật cho hoạt động của Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Phối hợp với Văn phòng Bộ Công an công bố niên giám thống kê tai nạn giao thông hằng năm; số liệu thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông được đối chiếu với số liệu của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Y tế; + Giúp Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các địa phương xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông. - Trách nhiệm của Cơ quan điều tra của Công an nhân dân Cung cấp kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông cho Cảnh sát giao thông trong quá trình điều tra thụ lý, giải quyết theo quy định tại Điều 8, Điều 10 và Điều 12 Thông tư 62/2020/TT-BCA. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an các cấp và cán bộ thống kê về tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm về tính chính xác số liệu tai nạn giao thông. Như vậy, từ 15/8/2024 khi Thông tư 26/2024/TT-BCA có hiệu lực, Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông được xây dựng theo hướng dẫn như trên và được lưu giữ tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Cục Cảnh sát giao thông. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông và Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm trong quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông.
Trách nhiệm của Quỹ phát triển đất khi có quyết định giải thể
Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn. Vậy khi có quyết định giải thể Quỹ phát triển đất có trách nhiệm gì? Nhiệm vụ của Quỹ phát triển đất là gì? Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của Quỹ phát triển đất bao gồm: - Quản lý, bảo toàn và phát triển vốn. - Thực hiện các nhiệm vụ ứng vốn theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; thực hiện thu hồi vốn ứng theo quy định. - Chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản, kế toán, kiểm toán và các quy định khác có liên quan. - Quyết định dừng, thu hồi vốn ứng khi phát hiện tổ chức được ứng vốn vi phạm quy định về sử dụng vốn ứng hoặc chậm hoàn trả vốn ứng. - Kiểm tra đối với việc sử dụng vốn ứng và thu hồi vốn ứng theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Nghị định 104/2024/NĐ-CP; xác định chi phí quản lý vốn ứng theo quy định tại Điều 17 Nghị định 104/2024/NĐ-CP. -Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định; báo cáo đột xuất về tình hình quản lý, sử dụng vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Nghị định 104/2024/NĐ-CP và pháp luật có liên quan. Quỹ đất phát triển giải thể trong trường hợp nào? Thành phần của Hội đồng giải thể Quỹ đất? Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định quy trình giải thể Quỹ phát triển đất như sau: - Trường hợp Quỹ phát triển đất đã được thành lập nhưng không cần thiết phải duy trì Quỹ phát triển đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng giải thể để tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phương án và tổ chức thực hiện giải thể Quỹ. Thành phần Hội đồng giải thể bao gồm: + Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. + Đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan. + Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ. + Đại diện của các cơ quan liên quan (nếu cần thiết) theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. => Theo đó Quỹ đất phát triển giải thể trong trường hợp đã được thành lập nhưng không cần thiết phải duy trì Quỹ phát triển đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng giải thể để tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phương án và tổ chức thực hiện giải thể Quỹ. Đồng thời thành phần Hội đồng giải thể bao gồm: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan; Hội đồng quản lý Quỹ; Ban kiểm soát Quỹ và Đại diện của các cơ quan liên quan (nếu cần thiết) theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Khi có quyết định giải thể Quỹ phát triển đất có trách nhiệm gì? Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Quỹ phát triển đất khi có quyết định giải thể như sau: Thứ nhất, chấm dứt việc ứng vốn từ Quỹ, nhận ủy thác và ủy thác quy định tại Nghị định này khi quyết định giải thể có hiệu lực. Thứ hai, trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, Quỹ phát triển đất phải thực hiện: - Khóa sổ kế toán; đối chiếu số liệu và kiểm kê tài sản; lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực; - Lập danh sách các khoản tiền gửi của Quỹ tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng; danh sách các khoản ứng vốn từ Quỹ phải thu hồi; danh sách các khoản ủy thác và nhận ủy thác; - Gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Quỹ. Thứ ba, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, Quỹ phát triển đất phải bàn giao cho Hội đồng giải thể: - Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan đến việc giải thể của Quỹ; danh sách các khoản tiền gửi của Quỹ tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng; danh sách các khoản ứng vốn từ Quỹ phải thu hồi; danh sách các khoản ủy thác và nhận ủy thác; - Toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp của Quỹ.
Quy định về việc sử dụng người lao động làm việc trong không gian hạn chế
Không gian hạn chế là một môi trường làm việc đặc biệt, môi trường này có yếu tố nguy hiểm, có hại cho người lao động. Vậy những yếu tố nguy hiểm, có hại được quy định như thế nào? Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc sử dụng người lao động làm việc trong không gian hạn chế là gì? Xác định không gian hạn chế và những yếu tố nguy hiểm, có hại Tại Tiết 1.3.1, Tiết 1.3.2 Tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định Không gian hạn chế là không gian có đầy đủ các đặc điểm sau: - Đủ lớn để chứa người lao động làm việc; - Về cơ bản không được thiết kế cho người vào làm việc thường xuyên; - Có một trong các hạn chế hoặc kết hợp các hạn chế sau: + Hạn chế không gian, vị trí làm việc; + Hạn chế việc trao đổi không khí với môi trường bên ngoài; + Hạn chế lối vào, lối ra bởi vị trí hoặc kích thước (không thuận lợi cho việc thoát hiểm). - Có một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Những yếu tố này có thể gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp (cấp tính hoặc mãn tính) cho con người nếu vào bên trong không gian hạn chế đó, bao gồm: + Hàm lượng oxy trong không khí không đủ để cung cấp cho người vào làm việc bên trong (nhỏ hơn 19,5% so với thể tích bên trong không gian hạn chế); + Không khí có chứa chất độc hoặc chất nguy hiểm có thể xâm nhập qua hệ hô hấp của con người (chất độc và chất nguy hiểm ở dạng khí, hơi hoặc bụi); + Hóa chất có khả năng gây ra phơi nhiễm hóa chất do tiếp xúc qua da; + Các chất dễ cháy nổ có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, bụi, hơi hoặc khí nếu gặp nguồn nhiệt có thể gây cháy, nổ; + Các dòng vật chất không mong muốn từ bên ngoài (rắn, bột, lỏng, khí, hơi) chảy vào không gian hạn chế nơi có người đang ở bên trong, do biện pháp ngăn cách, cô lập không đảm bảo; + Tiếng ồn vượt quá ngưỡng cho phép; + Các bộ phận chuyển động và các vật có thể rơi gây va đập, thương tích cho người bên trong không gian hạn chế; + Bức xạ tử ngoại; + Bức xạ tia X; + Bức xạ ion hóa; + Các phần tử mang điện, nguồn điện thiếu kiểm soát dẫn đến điện giật; + Khả năng nhìn của người lao động bị hạn chế; + Biến dạng không gian gây mất an toàn; + Vi sinh vật có hại. Theo đó, khi người lao động làm việc trong một môi trường có đầy đủ các đặc điểm theo quy định, có bao gồm về yếu tố nguy hiểm, có hại gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp thì được xác định là làm việc trong không gian hạn chế. Trách nhiệm của người sử dụng lao động Theo tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau: - Bổ nhiệm người cấp phép, ủy quyền người cấp phép, đình chỉ công việc khi không thực hiện đúng quy định về giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. - Cử người đo, kiểm tra khí đối với không gian hạn chế có nguy cơ thiếu dưỡng khí hoặc có hơi, khí độc, khi cháy, nổ. - Quy định về năng lực, tiêu chuẩn tối thiểu đối với các vị trí: người vào không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế, người đo, kiểm tra khí trong không gian hạn chế, người giám sát, chỉ huy, người cấp phép. - Chịu trách nhiệm ban hành quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế và quy trình kiểm soát công việc khác nếu có để đảm bảo an toàn cho người khi vào làm việc trong không gian hạn chế. - Đảm bảo người giám sát, chỉ huy, người cấp phép, người vào trong không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc liên quan đến không gian hạn chế phải có: + Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế; + Các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại; + Phương án triển khai công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; + Các yêu cầu khác nêu tại quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế. Như vậy, khi sử dụng lao động làm việc trong không gian hạn chế, người sử dụng lao động cần có trách nhiệm theo quy định như trên.
Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
Quỹ đầu tư phát triển địa phương là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thực hiện chức năng cho vay và đầu tư tại địa phương và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Quỹ. 1. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 147/2020/NĐ-CP thì Quỹ đầu tư phát triển địa phương hoạt động dựa trên nguyên tắc như sau: - Tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước. - Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ. - Thực hiện cho vay, đầu tư đúng đối tượng và điều kiện theo quy định tại Nghị định 147/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, Quỹ đầu tư phát triển địa phương hoạt động trên phạm vi được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 147/2020/NĐ-CP như sau: - Huy động vốn trung, dài hạn từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Nghị định 147/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan. - Cho vay các dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ theo quy định tại Nghị định 147/2020/NĐ-CP. - Đầu tư các dự án, đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ theo quy định tại Nghị định 147/2020/NĐ-CP. - Ủy thác cho vay, đầu tư; nhận ủy thác quản lý các quỹ tài chính nhà nước tại địa phương, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật và Nghị định 147/2020/NĐ-CP. - Thực hiện nghiệp vụ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật. 2. Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định tại tại Điều 5 Nghị định 147/2020/NĐ-CP bao gồm: (1) Trách nhiệm của Quỹ đầu tư phát triển địa phương: - Thực hiện đầu tư, cho vay theo danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định tại Nghị định 147/2020/NĐ-CP. - Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán và báo cáo theo quy định tại Nghị định 147/2020/NĐ-CP. - Tuân thủ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ. - Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; cung cấp số liệu, công bố công khai về tình hình tài chính theo quy định của pháp luật. - Tuân thủ quy định tại Nghị định 147/2020/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương. (2) Quyền hạn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương: - Tổ chức hoạt động theo quy định của Nghị định 147/2020/NĐ-CP, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và quy định của pháp luật có liên quan. - Được lựa chọn các dự án đáp ứng đủ điều kiện để đầu tư, cho vay theo quy định tại Nghị định 147/2020/NĐ-CP. - Được tuyển chọn, bố trí, đào tạo và sử dụng lao động theo quy định tại Nghị định 147/2020/NĐ-CP, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và các quy định của pháp luật có liên quan. - Được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin hoặc sử dụng nguồn lực của Quỹ, nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật. - Được liên hệ, phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị có liên quan trên địa bàn để tìm kiếm, xây dựng các dự án đầu tư. Như vậy, Quỹ đầu tư phát triển địa phương có trách hiện và quyền hạn như quy định trên. Bên cạnh đó, để thành lập mới Quỹ đầu tư phát triển địa phương cần đáp ứng các điều kiện là: Có vốn điều lệ thực có tại thời điểm thành lập không thấp hơn 300 tỷ đồng; Có đề án thành lập Quỹ đầu tư phát triển địa phương được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; Có dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương phù hợp với quy định.
Danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam
Vừa qua Bộ Y tế đã ban hành danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam - Đợt 205 kèm theo Quyết định 495/QĐ-QLD ngày 24/7/2024. Danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam Theo đó, trong danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam - Đợt 205 có: - 425 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 05 năm. - 156 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 03 năm. - 45 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực đến 31/12/2025. Như vậy, tại Đợt 205 có 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam với hiệu lực 5 năm, 3 năm và đến đến 31/12/2025. Xem toàn bộ danh mục 626 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/27/618694.pdf Trách nhiệm của cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký thuốc Theo Điều 2 Quyết định 495/QĐ-QLD ngày 24/7/2024 quy định cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký thuốc có những trách nhiệm sau: - Sản xuất thuốc theo đúng các hồ sơ, tài liệu đã đăng ký với Bộ Y tế và phải in số đăng ký được Bộ Y tế Việt Nam cấp lên nhãn thuốc. - Chỉ được sản xuất, đưa ra lưu hành các thuốc kiểm soát đặc biệt khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 143 Nghị định 54/2017/NĐ-CP. - Thực hiện việc cập nhật tiêu chuẩn chất lượng của thuốc theo quy định tại Thông tư 11/2018/TT-BYT - Thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành nhưng chưa nộp hồ sơ cập nhật nội dung nhãn thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc theo quy định của Thông tư 01/2018/TT-BYT thì phải thực hiện cập nhật theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 37 Thông tư 01/2018/TT-BYT trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được gia hạn giấy đăng ký lưu hành. - Sau 12 tháng kể từ ngày 24/7/2024, các thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành đợt này có thay đổi về nội dung hành chính phải sản xuất và lưu hành với các nội dung đã được phê duyệt thay đổi trong hồ sơ gia hạn. - Cơ sở đăng ký thuốc phải bảo đảm duy trì điều kiện hoạt động trong thời gian hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Trong trường hợp không còn đáp ứng đủ điều kiện hoạt động, cơ sở đăng ký phải có trách nhiệm thực hiện thay đổi cơ sở đăng ký theo quy định tại Thông tư 08/2022/TT-BYT trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ sở đăng ký không còn đủ điều kiện hoạt động. - Cơ sở sản xuất thuốc phải bảo đảm các điều kiện hoạt động của cơ sở sản xuất trong thời hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. - Các thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành được tiếp tục sử dụng số đăng ký đã cấp trước khi gia hạn trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày được cấp số đăng ký gia hạn theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BYT. - Phối hợp với các cơ sở điều trị để thực hiện theo đúng các quy định hiện hành về thuốc kê đơn, theo dõi an toàn, hiệu quả, tác dụng không mong muốn của thuốc trên người Việt Nam và tổng hợp, báo cáo theo quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2022/TT-BYT đối với các thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 03 năm. Theo đó, khi được gia hạn giấy đăng ký lưu hành thì cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký thuốc cũng cần phải lưu ý thực hiện đúng và đầy đủ các trách nhiệm của mình.
Quyền và trách nhiệm của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ 01/7/2025
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người tham gia bảo hiểm xã hội khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi nghỉ hưu hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm. Và từ 01/7/2025 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực sẽ quy định quyền và trách nhiệm của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm những quyền và trách nhiệm theo Điều 10 và 11 như sau: Người tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây: - Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Được cấp sổ bảo hiểm xã hội; - Được cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội thông qua phương tiện điện tử; được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thông tin về đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu; - Yêu cầu người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình theo quy định của pháp luật; - Được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; - Chủ động đi khám giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và được thanh toán phí giám định y khoa khi kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Người tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây: - Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Theo dõi việc thực hiện trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình; - Thực hiện việc kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ thông tin theo đúng quy định về đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội. Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây: - Nhận các chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, thuận tiện; - Hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng; trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; đang hưởng chế độ quy định tại Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Được thanh toán phí giám định y khoa đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024; - Ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện bảo hiểm xã hội. Trường hợp ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và chế độ khác theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì văn bản ủy quyền có hiệu lực tối đa là 12 tháng kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực; - Đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên nếu có nhu cầu thì được cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền thực hiện việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tại nơi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam; - Được cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng cung cấp thông tin về việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thông qua phương tiện điện tử; được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thông tin về hưởng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu; - Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; - Từ chối hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây: - Thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục, quy định khác về hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan; - Hoàn trả tiền hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định việc hưởng không đúng quy định; - Định kỳ hằng năm, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền để thực hiện việc xác minh thông tin đủ điều kiện thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. =>> Theo đó người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội sẽ có các quyền và trách nhiệm tương ứng theo quy định nêu trên.
Công ty chứng khoán được thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán không?
Công ty chứng khoán được thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán không? Trách nhiệm của công ty chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán được quy định như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Công ty chứng khoán được thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán không? Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán được quy định tại Điều 72 Luật Chứng khoán 2019 như sau: (1) Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây: - Môi giới chứng khoán; - Tự doanh chứng khoán; - Bảo lãnh phát hành chứng khoán; - Tư vấn đầu tư chứng khoán. (2) Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán. (3) Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Như vậy, công ty chứng khoán được thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán. Bên cạnh đó, công ty chứng khoán có thể đồng thời thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán với các hoạt động kinh doanh sau đây: - Tự doanh chứng khoán; - Bảo lãnh phát hành chứng khoán; - Tư vấn đầu tư chứng khoán. Trách nhiệm của công ty chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán được quy định như thế nào? Trách nhiệm của công ty chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán được quy định tại Điều 13 Thông tư 121/2020/TT-BTC, cụ thể như sau: (1) Công ty chứng khoán phải bố trí người hành nghề chứng khoán làm việc tại các vị trí sau: - Tư vấn, giải thích hợp đồng và thực hiện các thủ tục mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho khách hàng; - Tư vấn giao dịch chứng khoán cho khách hàng; - Nhận lệnh, kiểm soát lệnh giao dịch chứng khoán của khách hàng; - Trưởng các bộ phận liên quan đến nghiệp vụ môi giới chứng khoán. (2) Công ty chứng khoán phải tuân thủ các quy định về phòng, chống rửa tiền theo các quy định pháp luật hiện hành. (3) Dữ liệu về tài khoản môi giới của khách hàng mở tài khoản tại công ty chứng khoán phải được quản lý tập trung và phải lưu giữ dự phòng tại địa điểm khác. (4) Công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán không được: - Đưa ra ý kiến về việc tăng hay giảm giá chứng khoán mà không có căn cứ để lôi kéo khách hàng tham gia giao dịch; - Thỏa thuận hoặc đưa ra lãi suất cụ thể hoặc chia sẻ lợi nhuận hoặc thua lỗ với khách hàng để lôi kéo khách hàng tham gia giao dịch; - Trực tiếp hoặc gián tiếp thiết lập các địa điểm cố định bên ngoài các địa điểm giao dịch đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận để ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch với khách hàng, nhận lệnh, thực hiện lệnh giao dịch chứng khoán hoặc thanh toán giao dịch chứng khoán với khách hàng, trừ trường hợp thực hiện giao dịch chứng khoán trực tuyến; - Nhận lệnh, thanh toán giao dịch với người không phải là người đứng tên tài khoản giao dịch mà không có ủy quyền của người đứng tên tài khoản bằng văn bản; - Tiết lộ các nội dung đặt lệnh giao dịch của khách hàng hoặc thông tin bí mật khác có được khi thực hiện giao dịch cho khách hàng mà không phải để công bố thông tin hoặc theo yêu cầu thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật; - Sử dụng tên hoặc tài khoản của khách hàng để đăng ký, giao dịch chứng khoán; - Xâm phạm tài sản, quyền và lợi ích khác của khách hàng. Tóm lại: Công ty chứng khoán được thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán. Tuy nhiên, khi cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán, công ty chứng khoán phải có trách nhiệm theo quy định nêu trên.