Đề xuất 3 bậc Thẩm phán Toà án nhân dân và cách chuyển từ ngạch sang bậc
Vừa qua TANDTC đã công bố Dự thảo Nghị quyết quy định về bậc, điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc và số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân. Theo dự thảo, sẽ có 3 bậc thẩm phán. Dự thảo Nghị quyết quy định về bậc, điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc và số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân (Dự thảo tháng 8): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/10/du-thao-cac-bac-tham-phan-tand.pdf Đề xuất 3 Bậc Thẩm phán Toà án nhân dân và cách chuyển từ Ngạch sang Bậc Theo Điều 1, Điều 2 Dự thảo tháng 8, sẽ có 3 bậc Thẩm phán Toà án nhân dân gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân Bậc 1, Thẩm phán Toà án nhân dân Bậc 2 và Thẩm phán Toà án nhân dân Bậc 3. Cụ thể điều kiện của từng bậc như sau: (1) Thẩm phán Toà án nhân dân Bậc 1 Đáp ứng một trong các điều kiện sau: - Có đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024; có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự khu vực hoặc năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024. - Có đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024; được điều động đến để đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Phó Chánh án Tòa án quân sự khu vực. (2) Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 2 Đáp ứng một trong các điều kiện sau: - Có ít nhất 05 năm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 1; có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Tòa án quân sự quân khu và tương đương hoặc năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024. - Có đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024; được điều động đến để đảm nhiệm một trong các chức vụ: Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Chánh án Tòa án quân sự khu vực. - Có đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024; được điều động đến để đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phó Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương. (3) Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 3 Đáp ứng một trong các điều kiện sau: - Có ít nhất 05 năm lâm Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 2; có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương hoặc năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024. - Có đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024; được điều động đến để đảm nhiệm một trong các chức vụ: Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương. Như vậy, nếu Dự thảo tháng 8 được thông qua, sẽ có 3 bậc Thẩm phán Toà án nhân dân, thay thế cho Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán cao cấp. Cách chuyển từ ngạch Thẩm phán sang bậc Thẩm phán Toà án nhân dân Theo Điều 5 Dự thảo tháng 8, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 được chuyển thành Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại Điều 152 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau: - Thần phán cao cấp được xếp vào Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 3. - Thẩm phán trung cấp được xếp vào Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 2. - Thẩm phán sơ cấp được xếp vào Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 1. Như vậy, Thẩm phán sơ cấp, trung cấp, cao cấp đang công tác sẽ được chuyển sang Thẩm phán Toà án nhân dân Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3. Số lượng các bậc Thẩm phán Toà án nhân dân Theo Điều 4 Dự thảo tháng 8 quy định về số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc thẩm phán Tòa án nhân dân như sau: Tổng số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân các cấp là 7004 (bày nghìn không trăm linh bốn) người. Số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân của các Tòa án nhân dân như sau: - Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 1, Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 2, Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 3. Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân tối cao là 50 (năm mươi) người, trong đó số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 3 không quá 40% số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân được giao. Cơ cấu tỷ lệ Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 1 và Tòa án nhân dân Bậc 2 của Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. - Tòa án nhân dân cấp cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 3. Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân cấp cao là 170 (một trăm bảy mươi) người. - Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 2, Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 3. Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 1235 (một nghìn hai trăm ba mươi lăm) người, trong đó số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 3 không quá 30% số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân được giao. - Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 1 và Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 2. Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là 5549 (năm nghìn năm trăm bốn mươi chín) người, trong đó số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 2 không quá 30% số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân được giao. Như vậy, nếu dự thảo tháng 8 được thông qua thì số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân các cấp là 7004 người, (chưa tính Tòa án nhân dân của Tòa án quân sự các cấp) Xem toàn văn Dự thảo Nghị quyết quy định về bậc, điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc và số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân (Dự thảo tháng 8): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/10/du-thao-cac-bac-tham-phan-tand.pdf Xem cập nhật mới nhất Dự thảo Nghị quyết quy định về bậc, điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc và số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân Xem thêm: Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán TAND từ ngày 01/01/2025 Từ 01/01/2025 sẽ chỉ còn 2 ngạch Thẩm phán TAND
Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm việc gì?
Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm việc gì? Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp đào tạo những kỹ năng nào? Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm việc gì? Quản trị bán hàng trình độ trung cấp là ngành, nghề hỗ trợ, điều phối bán hàng, là cầu nối giữa người bán và người mua giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Phạm vi chủ yếu của ngành/nghề Quản trị bán hàng bao gồm bán hàng, thanh toán, dịch vụ sau bán hàng và các hoạt động liên quan. Các nội dung công việc chính gồm khảo sát thị trường, trưng bày sản phẩm, bán hàng, chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng. Người làm trong lĩnh vực ngành, nghề này thường có cường độ làm việc cao, chịu áp lực về thời gian, phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề nhằm đảm bảo sự hài lòng cho doanh nghiệp, khách hàng và đối tác. Cụ thể, tại mục 1 Mục A Chương 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có đề cập người học ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm những công việc sau: - Khảo sát thị trường; - Trưng bày sản phẩm; - Bán lẻ; - Bán hàng đại lý; - Bán hàng trong siêu thị; - Bán hàng trực tuyến; - Chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng. Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp đào tạo những kỹ năng nào? Theo mục 1 Mục A Chương 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có đề cập ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp đào tạo những kỹ năng sau: - Thực hiện tốt kỹ năng giao tiếp trong bán hàng; - Phối hợp được với các bộ phận triển khai hoạt động marketing trong bán hàng; - Vận hành được các thiết bị, máy móc chuyên dụng trong bán hàng; - Thực hiện tốt kỹ năng quan sát, ghi chép sổ sách (book keeping), cập nhật dữ liệu, duy trì hồ sơ, tài liệu; - Thực hiện được nhiệm vụ trưng bày sản phẩm, trình bày, trang trí các gian hàng, cửa hàng, các loại sản phẩm theo không gian được thiết kế tại nơi bán hàng; - Thực hiện được các nghiệp vụ xuất và nhập hàng chính xác, đúng số lượng, đúng chủng loại; - Sử dụng được các công cụ tìm kiếm trên Internet, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, thực hiện thành thạo các giao dịch thương mại điện tử; - Phối hợp thực hiện được quy trình nghiệp vụ bán hàng: bán lẻ, đại lý, siêu thị, trực tuyến; - Quản lý được các loại chứng từ, báo cáo bán hàng; - Thực hiện được các biện pháp và quy trình bảo quản sản phẩm; - Phối hợp thực hiện được quy trình kiểm kê sản phẩm; - Thực hiện được công tác vệ sinh an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ tại nơi làm việc; - Phối hợp thực hiện được quy trình phát triển và khai thác thị trường; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề. Tóm lại, ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm: Khảo sát thị trường; trưng bày sản phẩm; bán lẻ; bán hàng đại lý; bán hàng trong siêu thị; bán hàng trực tuyến hoặc chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng.
Công nhận và được miễn trừ nội dung học tập trình độ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng
Điều kiện để được tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng là hoàn thành chương trình học theo quy định của cơ sở đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng. Trong chương trình đào có một số môn học các học viên đã được hoàn thành từ một chương trình đào tạo khác, trình độ đào tạo khác hoặc từ một trường khác trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp thì có thể được công nhận và miễn trừ nội dung học tập. Công nhận kết quả học tập Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH đề cập về việc công nhận kết quả học tập đối với các nội dung học tập trình độ trung cấp, cao đẳng: + Kết quả học tập của người học đã tích lũy từ một chương trình đào tạo khác, trình độ đào tạo khác hoặc từ một trường khác trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp được xem xét công nhận trong chương trình đào tạo đang theo học không phân biệt hình thức đào tạo trực tiếp hay trực tuyến, cụ thể: - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn học, mô-đun trong trường hợp đã học, đã thi kết thúc môn học, mô-đun đó trong chương trình khác và có nội dung, thời lượng phù hợp với môn học, mô-đun trong chương trình đang học; - Được miễn học một phần nội dung học tập trong môn học, mô-đun và phải tham gia thi kết thúc môn học, mô-đun trong trường hợp đã học nội dung đó trong chương trình khác nhưng chưa dự thi kết thúc môn học, mô-đun hoặc thời lượng và nội dung môn học, môn đun trước đây chưa phù hợp với thời lượng và nội dung của môn học trong chương trình đào tạo hiện hành. Và việc xác định nội dung và thời lượng được miễn học do hiệu trưởng quyết định. + Hiệu trưởng xem xét công nhận những nội dung kiến thức, kỹ năng người học đã có trên cơ sở so sánh, đối chiếu với những nội dung của chương trình đào tạo hiện hành; + Việc công nhận kết quả, nội dung học được thực hiện theo từng môn học, mô-đun hoặc cả chương trình đào tạo; + Các trường công khai quy định việc công nhận kết quả và nội dung học tập trong chương trình đào tạo. Miễn trừ nội dung học tập trình độ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH đề cập về việc miễn trừ nội dung học tập không phân biệt hình thức đào tạo trực tiếp hay trực tuyến đối với người học, học viên khi thuộc một trong những trường hợp: - Được miễn, giảm học môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng; - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn học Giáo dục Chính trị thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong trường hợp đã tốt nghiệp từ trình độ tương đương trở lên hoặc có văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp chương trình trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn Ngoại ngữ thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong trường hợp đã tốt nghiệp từ trình độ tương đương trở lên hoặc đã có trình độ ngoại ngữ tương đương trình độ được quy định tại Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam hoặc có văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp trình độ từ trung cấp ngoại ngữ trở lên; - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn Tin học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong trường hợp đã tốt nghiệp từ trình độ tương đương trở lên hoặc có kết quả kiểm tra đầu vào đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc có văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên nhóm ngành, nghề công nghệ thông tin; - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn học Giáo dục thể chất thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong trường hợp là thương bệnh binh, có thương tật hoặc bệnh mãn tính làm hạn chế chức năng vận động; trong thời gian học tại trường đạt giải nhất, nhì, ba hoặc đạt huy chương trong các đợt thi đấu thể thao cấp ngành hoặc từ cấp tỉnh trở lên; - Có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật được hiệu trưởng xem xét, quyết định cho miễn, giảm một số môn học, mô-đun hoặc miễn, giảm một số nội dung mà khả năng cá nhân không thể đáp ứng được. Như vậy, những môn học nêu trên sẽ được công nhận và miễn trừ nội dung học tập trong trình độ cao đẳng, trung cấp
Xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng được quy định thế nào?
Chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng phải bảo đảm tính khoa học, logic, hệ thống, thực tiễn, phù hợp và linh hoạt; thích ứng được với sự đa dạng trong phương thức tổ chức đào tạo. Nội dung chuyên môn phải đáp ứng được những năng lực chính, cốt lõi của nghề nghiệp; những năng lực bổ trợ, tự chọn và nâng cao để người học lựa chọn phù hợp nhu cầu của bản thân. 1. Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo rình độ trung cấp, cao đẳng Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về Quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành: - Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo; quy định nhiệm vụ, quyền hạn và số lượng, cơ cấu, thành phần của Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn sau: + Có trình độ đại học trở lên, am hiểu và có kinh nghiệm về phát triển chương trình; có kinh nghiệm ít nhất 03 năm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề tham gia xây dựng chương trình. + Có đại diện người lao động/người sử dụng lao động trong lĩnh vực chuyên môn liên quan, am hiểu về yêu cầu năng lực nghề nghiệp và các vị trí việc làm trong lĩnh vực của ngành, nghề. - Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo + Xác định mục tiêu, thời gian, khối lượng kiến thức, yêu cầu về năng lực và nội dung để đưa vào chương trình đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được của ngành, nghề đào tạo. Đối với những ngành, nghề chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được thì phải thực hiện việc phân tích nghề, phân tích công việc và khảo sát doanh nghiệp để xác định các năng lực cần thiết của ngành, nghề. + Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo, xác định danh mục các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn, thời gian và phân bổ thời gian thực hiện. + Thiết kế đề cương chi tiết các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn theo chương trình đào tạo đã xác định. + Thiết kế nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập trên cơ sở yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được theo từng nội dung và trình độ đào tạo. + Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo, chương trình chi tiết các môn học, mô đun theo mẫu quy định tại Phụ lục 01, 02, 03 kèm theo Thông tư này. + Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, các giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học, người sử dụng lao động về kết cấu và nội dung chương trình đào tạo. + Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý theo quy định tại điểm e khoản 2 điều này. - Lựa chọn chương trình đào tạo + Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tự chủ lựa chọn chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo khác ở trong nước, nước ngoài hoặc chương trình chuyển giao từ nước ngoài đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ để áp dụng thực hiện tại trường mình. + Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng chương trình đào tạo được lựa chọn, người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định việc tổ chức thẩm định trước khi phê duyệt, ban hành để áp dụng thực hiện. Việc tổ chức thẩm định (nếu có) được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. 2. Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng Căn cứ Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về Quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành: - Thời gian khóa học và khối lượng học tập trong chương trình + Thời gian khoá học được thiết kế đối với chương trình đào tạo trình độ cao đẳng từ 02 đến 03 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 60 tín chỉ. + Thời gian khoá học được thiết kế đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp từ 01 đến 02 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, tối thiểu 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ yêu cầu của ngành, nghề đào tạo để quy định nội dung học tập đối với 15 tín chỉ chênh lệch cho đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở, đảm bảo người học có kiến thức cơ bản để tiếp thu được các nội dung chuyên môn của ngành, nghề đào tạo. + Thời gian khóa học đối với người học được miễn trừ hoặc bảo lưu kết quả học tập do đã học được giảm trừ tương ứng với thời gian học các nội dung được miễn trừ, bảo lưu. + Thời gian khóa học bao gồm thời gian học tập và thời gian cho các hoạt động chung, trong đó: Thời gian học tập bao gồm: thời gian thực học và thời gian thi, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun; thời gian ôn và thi tốt nghiệp đối với đào tạo theo niên chế. Trong đó, thời gian thực học là thời gian học sinh, sinh viên nghe giảng trên lớp, thời gian thí nghiệm, thảo luận, thực hành, thực tập hoặc học theo phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại nơi thực hành. Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học; thời gian nghỉ hè, lễ, tết, lao động và dự phòng. + Thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ sau: Đối với trình độ trung cấp: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 55% - 75% thời lượng của chương trình. Đối với trình độ cao đẳng: lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 50% - 70% thời lượng của chương trình. + Thời gian kiểm tra, thi lý thuyết tính vào giờ lý thuyết; thời gian kiểm tra, thi thực hành, tích hợp tính vào giờ thực hành. + Thời gian khóa học đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao có tính chất đặc thù do Chính phủ quy định. - Đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong chương trình đào tạo Thời gian học tập được tính bằng giờ và quy đổi ra tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau: + Một giờ học lý thuyết là 45 phút, một giờ học thực hành/tích hợp/thực tập là 60 phút. + Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết; hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận; hoặc bằng 45 giờ thực tập, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian người học tự học, tự chuẩn bị có hướng dẫn là điều kiện cần để người học có thể tiếp thu được kiến thức, kỹ năng của nghề nhưng không được tính để quy đổi ra tín chỉ trong chương trình đào tạo. + Số lượng tín chỉ trong mỗi môn học, mô đun và trong chương trình đào tạo được tính làm tròn là số nguyên, trường hợp không thể làm tròn thì có thể quy đổi thành số tín chỉ lẻ, thập phân. + Khối lượng học tập đối với các môn học chung theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy đổi thành tín chỉ tại Phụ lục 05 kèm theo Thông tư này. Như vậy, tổ chức xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng được quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH. Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH.
Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng từ ngày 05/04/2024
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về Quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng có hiệu lực từ ngày 05/04/2024. Theo đó, yêu cầu đối với chương trình đào tạo và quy trình tổ chức xây dựng chương trình đào tạo được quy định như sau: 1. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về yêu cầu đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng như sau: - Chương trình đào tạo phải đáp ứng quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp theo từng ngành, nghề và trình độ đào tạo. Đối với những ngành, nghề chưa ban hành quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp thì phải đảm bảo đáp ứng quy định tại Thông tư 12/2017/TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; Thông tư 04/2023/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 6 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH. - Phải xác định được danh mục và thời lượng của từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo; thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập và thời gian thi kết thúc môn học, mô đun. - Nội dung và thời lượng học tập các môn học chung trong chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Chương trình đào tạo phải bảo đảm tính khoa học, logic, hệ thống, thực tiễn, phù hợp và linh hoạt; thích ứng được với sự đa dạng trong phương thức tổ chức đào tạo. Nội dung chuyên môn phải đáp ứng được những năng lực chính, cốt lõi của nghề nghiệp; những năng lực bổ trợ, tự chọn và nâng cao để người học lựa chọn phù hợp nhu cầu của bản thân. - Quy định phương pháp đánh giá kết quả học tập phù hợp với phương thức tổ chức đào tạo, xác định mức độ đạt yêu cầu về năng lực của người học sau khi học xong các môn học, mô đun của chương trình đào tạo. - Nội dung chương trình đào tạo phải đáp ứng sự thay đổi của khoa học, công nghệ, yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và cả nước. - Đảm bảo tính hiện đại và hội nhập quốc tế, có xu hướng tiếp cận với trình độ đào tạo tiên tiến của các quốc gia phát triển trên thế giới ; hướng tới yêu cầu xanh hóa trong đào tạo và các mục tiêu chuyển đổi số. - Bảo đảm tính liên thông với trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. - Quy định cụ thể về các điều kiện tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. 2. Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về yêu cầu đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng như sau: - Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo; quy định nhiệm vụ, quyền hạn và số lượng, cơ cấu, thành phần của Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn sau: + Có trình độ đại học trở lên, am hiểu và có kinh nghiệm về phát triển chương trình; có kinh nghiệm ít nhất 03 năm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề tham gia xây dựng chương trình. + Có đại diện người lao động/người sử dụng lao động trong lĩnh vực chuyên môn liên quan, am hiểu về yêu cầu năng lực nghề nghiệp và các vị trí việc làm trong lĩnh vực của ngành, nghề. - Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo + Xác định mục tiêu, thời gian, khối lượng kiến thức, yêu cầu về năng lực và nội dung để đưa vào chương trình đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được của ngành, nghề đào tạo. Đối với những ngành, nghề chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được thì phải thực hiện việc phân tích nghề, phân tích công việc và khảo sát doanh nghiệp để xác định các năng lực cần thiết của ngành, nghề. + Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo, xác định danh mục các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn, thời gian và phân bổ thời gian thực hiện. + Thiết kế đề cương chi tiết các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn theo chương trình đào tạo đã xác định. + Thiết kế nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập trên cơ sở yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được theo từng nội dung và trình độ đào tạo. + Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo, chương trình chi tiết các môn học, mô đun theo mẫu quy định tại Phụ lục 01, 02, 03 kèm theo Thông tư này. + Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, các giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học, người sử dụng lao động về kết cấu và nội dung chương trình đào tạo. + Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý theo quy định tại điểm e khoản 2 điều này. - Lựa chọn chương trình đào tạo + Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tự chủ lựa chọn chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo khác ở trong nước, nước ngoài hoặc chương trình chuyển giao từ nước ngoài đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ để áp dụng thực hiện tại trường mình. + Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng chương trình đào tạo được lựa chọn, người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định việc tổ chức thẩm định trước khi phê duyệt, ban hành để áp dụng thực hiện. Việc tổ chức thẩm định (nếu có) được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. Theo đó, yêu cầu đối với chương trình đào tạo và quy trình tổ chức xây dựng chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định nêu trên từ ngày 05/04/2024.
Biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng
Ngày 19/02/2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình. Theo đó việc biên soạn và lựa chọn giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau: 1. Biên soạn và lựa chọn giáo trình đào tạo: - Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập tổ/nhóm biên soạn giáo trình đảm bảo yêu cầu: Có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm giảng dạy ít nhất 03 năm trong lĩnh vực ngành, nghề cần biên soạn; am hiểu và có kinh nghiệm về xây dựng, biên soạn giáo trình. - Tổ chức biên soạn giáo trình: + Nghiên cứu chương trình đào tạo; quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực, vị trí việc làm của ngành, nghề; chương trình chi tiết môn học, mô đun trong chương trình đào tạo và các kết quả khảo sát doanh nghiệp, kết quả phân tích nghề, phân tích công việc. + Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu chuyên môn khác có liên quan. + Biên soạn nội dung chi tiết giáo trình (Theo mẫu tại Phụ lục 04 kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH). + Xin ý kiến chuyên gia về nội dung của giáo trình. + Tổng hợp ý kiến góp ý, sửa chữa, biên tập, hoàn thiện giáo trình. - Lựa chọn giáo trình: + Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được lựa chọn giáo trình do cơ sở đào tạo khác ở trong nước hoặc nước ngoài biên soạn đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và phù hợp với chương trình đào tạo để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức của trường. + Tùy theo yêu cầu cụ thể của giáo trình đào tạo được lựa chọn, người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định việc tổ chức thẩm định giáo trình trước khi phê duyệt áp dụng thực hiện. Việc thẩm định (nếu có) được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH. 2. Thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình: Việc thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 12 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau: - Hội đồng thẩm định giáo trình: + Hội đồng thẩm định giáo trình do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập, có nhiệm vụ nhận xét, đánh giá, thẩm định giáo trình; chịu trách nhiệm về chất lượng giáo trình. Báo cáo kết quả thẩm định làm căn cứ để người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định phê duyệt và sử dụng. + Hội đồng thẩm định giáo trình có số lượng thành viên là số lẻ gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên là giáo viên, giảng viên, các chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm của ngành, nghề đào tạo. Thành viên Hội đồng thẩm định có trình độ đại học trở lên; có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và biên soạn giáo trình. - Tổ chức thẩm định, duyệt giáo trình: + Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng. Phiên họp của Hội đồng thẩm định giáo trình phải đảm bảo có ít nhất 2/3 tổng số thành viên, trong đó phải có chủ tịch và thư ký. + Hội đồng thẩm định nhận xét, đánh giá về nội dung dự thảo giáo trình trên cơ sở chương trình đào tạo và các yêu cầu về nội dung chuyên môn; Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận về chất lượng giáo trình đào tạo trên cơ sở ý kiến nhận xét, đánh giá của từng thành viên. + Tổ/nhóm biên soạn tiếp thu, hoàn thiện giáo trình theo ý kiến nhận xét, góp ý của Hội đồng thẩm định. + Chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo kết quả thẩm định giáo trình sau khi đã hoàn thiện theo ý kiến của Hội đồng thẩm định để người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định phê duyệt và đưa vào sử dụng. Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 05/04/2024 và thay thế cho Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH.
Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng
Ngày 19/02/2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình. Theo đó thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau: 1. Thời gian khóa học: - Thời gian khoá học được thiết kế đối với chương trình đào tạo trình độ cao đẳng từ 02 đến 03 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 60 tín chỉ. - Thời gian khoá học được thiết kế đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp từ 01 đến 02 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, tối thiểu 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ yêu cầu của ngành, nghề đào tạo để quy định nội dung học tập đối với 15 tín chỉ chênh lệch cho đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở, đảm bảo người học có kiến thức cơ bản để tiếp thu được các nội dung chuyên môn của ngành, nghề đào tạo. - Thời gian khóa học đối với người học được miễn trừ hoặc bảo lưu kết quả học tập do đã học được giảm trừ tương ứng với thời gian học các nội dung được miễn trừ, bảo lưu. - Thời gian khóa học bao gồm thời gian học tập và thời gian cho các hoạt động chung, trong đó: + Thời gian học tập bao gồm: thời gian thực học và thời gian thi, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun; thời gian ôn và thi tốt nghiệp đối với đào tạo theo niên chế. Trong đó, thời gian thực học là thời gian học sinh, sinh viên nghe giảng trên lớp, thời gian thí nghiệm, thảo luận, thực hành, thực tập hoặc học theo phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại nơi thực hành. + Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học; thời gian nghỉ hè, lễ, tết, lao động và dự phòng. - Thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ sau: + Đối với trình độ trung cấp: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 55% - 75% thời lượng của chương trình. + Đối với trình độ cao đẳng: lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 50% - 70% thời lượng của chương trình. - Thời gian kiểm tra, thi lý thuyết tính vào giờ lý thuyết; thời gian kiểm tra, thi thực hành, tích hợp tính vào giờ thực hành. - Thời gian khóa học đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao có tính chất đặc thù do Chính phủ quy định. 2. Đơn vị thời gian: Thời gian học tập được tính bằng giờ và quy đổi ra tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau: - Một giờ học lý thuyết là 45 phút, một giờ học thực hành/tích hợp/thực tập là 60 phút. - Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết; hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận; hoặc bằng 45 giờ thực tập, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian người học tự học, tự chuẩn bị có hướng dẫn là điều kiện cần để người học có thể tiếp thu được kiến thức, kỹ năng của nghề nhưng không được tính để quy đổi ra tín chỉ trong chương trình đào tạo. - Số lượng tín chỉ trong mỗi môn học, mô đun và trong chương trình đào tạo được tính làm tròn là số nguyên, trường hợp không thể làm tròn thì có thể quy đổi thành số tín chỉ lẻ, thập phân. - Khối lượng học tập đối với các môn học chung theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy đổi thành tín chỉ tại Phụ lục 05 kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH. Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 05/04/2024 và thay thế cho Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH.
Nhiệm vụ Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng giáo dục nghề nghiệp?
Ngày 19 tháng 02 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình. Theo đó Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tư vấn về chuyên môn trong việc thẩm định chương trình đào tạo; nhận xét, đánh giá, thẩm định giáo trình và chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình và giáo trình đào tạo; báo cáo kết quả thẩm định làm căn cứ để người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định phê duyệt và sử dụng. Số lượng, tiêu chuẩn, thành phần và cơ cấu của Hội đồng thẩm định Theo Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH số lượng, tiêu chuẩn, thành phần và cơ cấu của Hội đồng thẩm định do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định, đảm bảo yêu cầu sau - Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập, có trách nhiệm tư vấn về chuyên môn trong việc thẩm định chương trình đào tạo; nhận xét, đánh giá và chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình đào tạo. Số lượng thành viên Hội đồng thẩm định có số lẻ gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các thành viên; trong đó có ít nhất 01 ủy viên phản biện thuộc cơ sở đào tạo khác và 01 đại diện doanh nghiệp sử dụng lao động. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm: các nhà giáo, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp. Thành viên Hội đồng thẩm định không là thành viên của Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình. Hội đồng thẩm định có ít nhất 1/3 thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp trình độ đào tạo và ngành, nghề tương ứng. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định: Có trình độ đại học trở lên, có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy hoặc tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề thẩm định. Khuyến khích mời giáo viên, giảng viên của các cơ sở đào tạo nước ngoài tham gia Hội đồng thẩm định. - Hội đồng thẩm định giáo trình do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập, có nhiệm vụ nhận xét, đánh giá, thẩm định giáo trình; chịu trách nhiệm về chất lượng giáo trình. Báo cáo kết quả thẩm định làm căn cứ để người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định phê duyệt và sử dụng. Hội đồng thẩm định giáo trình có số lượng thành viên là số lẻ gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên là giáo viên, giảng viên, các chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm của ngành, nghề đào tạo. Thành viên Hội đồng thẩm định có trình độ đại học trở lên; có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và biên soạn giáo trình. Tổ chức thẩm định chương trình đào tạo Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng; phiên họp của Hội đồng thẩm định phải đảm bảo có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng thẩm định, trong đó phải có chủ tịch và thư ký. Hội đồng thẩm định căn cứ quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được đối với mỗi cấp trình độ đào tạo; tiêu chuẩn kỹ năng nghề đã ban hành hoặc kết quả khảo sát doanh nghiệp, kết quả phân tích nghề, phân tích công việc và các mục tiêu, yêu cầu của ngành, nghề để đánh giá, thẩm định, nghiệm thu chương trình đào tạo. Kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định trên cơ sở ý kiến đánh giá và kết quả bỏ phiếu thông qua của các thành viên Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận rõ về chương trình đào tạo theo 03 mức: chương trình đào tạo được thông qua không cần chỉnh sửa; thông qua nhưng phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu rõ những nội dung cần chỉnh sửa; chương trình không được thông qua và nêu rõ lý do không được thông qua. Thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình Theo Điều 12 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng. Phiên họp của Hội đồng thẩm định giáo trình phải đảm bảo có ít nhất 2/3 tổng số thành viên, trong đó phải có chủ tịch và thư ký. Hội đồng thẩm định nhận xét, đánh giá về nội dung dự thảo giáo trình trên cơ sở chương trình đào tạo và các yêu cầu về nội dung chuyên môn; Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận về chất lượng giáo trình đào tạo trên cơ sở ý kiến nhận xét, đánh giá của từng thành viên. Tổ/nhóm biên soạn tiếp thu, hoàn thiện giáo trình theo ý kiến nhận xét, góp ý của Hội đồng thẩm định. Chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo kết quả thẩm định giáo trình sau khi đã hoàn thiện theo ý kiến của Hội đồng thẩm định để người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định phê duyệt và đưa vào sử dụng. Trên đây là một số quy định về Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo giáo trình trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp theo Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 05/04/2024.
Phó trưởng khoa cần thực hiện công tác quản lý viên chức hay không?
Tôi muốn biết tại trường trung cấp nghề nơi tôi đang làm việc, phó trưởng khoa có trách nhiệm đối với công tác quản lý viên chức tại trường hay không? Xin tư vấn giúp tôi.
Thủ tướng phê duyệt sáp nhập các trung tâm thành 1 cơ sở GDNN cấp huyện
Ngày 10/02/2023, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 73/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045. Theo đó, Thủ tướng phê duyệt việc sáp nhập các trung tâm thành 1 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn cấp huyện như sau: (1) Mục tiêu tổng thể Mục tiêu phát triển đến năm 2030 phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đa dạng về loại hình, phân bố hợp lý về cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng, miền. Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, phân tầng chất lượng; đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề, nhất là nhân lực có kỹ năng nghề cao cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn. (2) Mục tiêu cụ thể Mục tiêu của Quy hoạch đến năm 2025 sẽ đưa mạng lưới cơ sở GDNN đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Giảm ít nhất 20% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó: giảm khoảng 40% trường trung cấp công lập; nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 45%. Hoàn thành sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn cấp huyện. Mục tiêu đến năm 2030 thì mạng lưới cơ sở GDNN đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Giảm ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó: giảm khoảng 50% trường trung cấp công lập. Nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 50%. Phấn đấu đến năm 2025 đạt 1.800 cơ sở GDNN *Số lượng cơ sở GDNN Xây dựng cơ sở GDNN đến năm 2025 có 1.800 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm: 400 trường cao đẳng, 400 trường trung cấp, 1.000 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. => Trong đó, có 03 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 06 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao. Đến năm 2030 có 1.700 cơ sở GDNN, bao gồm 380 trường cao đẳng, 390 trường trung cấp, 930 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. => Trong đó, có 06 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 12 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao. * Loại hình sở hữu Đến năm 2025, có 980 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, bao gồm: 290 trường cao đẳng, 130 trường trung cấp, 560 trung tâm giáo dục nghề nghiệp; 820 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: 110 trường cao đẳng, 270 trường trung cấp, 440 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Đến năm 2030, có 850 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, bao gồm: 260 trường cao đẳng, 110 trường trung cấp, 480 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. 850 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: 120 trường cao đẳng, 280 trường trung cấp, 450 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. * Trường cao đẳng chất lượng cao Đến năm 2025: Có 70 trường chất lượng cao, trong đó 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, có 03 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20. Đến năm 2030: Có 90 trường chất lượng cao, trong đó 60 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và 06 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20. Xem thêm Quyết định 73/QĐ-TTg ban hành ngày 10/02/2023.
Trường ở địa phương này không được lấy địa phương khác để đặt tên
Trường CĐ có trụ sở chính ở Khánh Hòa nhưng tên gọi lại liên quan đến TP. HCM Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã đưa ra những quy định đầy đủ và cụ thể về việc đặt tên trường cao đẳng, trung cấp để tránh tình trạng gây hiểu lầm cho người học như trong thời gian qua. Tên địa phương phải gắn với nơi đặt trụ sở chính Tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư quy định điều lệ trường trung cấp, điều lệ trường cao đẳng mới đây, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (thuộc Bộ LĐ-TB-XH) đưa ra nguyên tắc đặt tên trường cao đẳng (CĐ) và trung cấp (TC). Theo đó, yêu cầu tên trường bằng tiếng Việt phải có cụm từ xác định loại trường (trường CĐ, CĐ cộng đồng, trường TC), cụm từ xác định loại hình, lĩnh vực hoặc nhóm ngành, nghề đào tạo chính (nếu cần), cụm từ xác định chất lượng, đẳng cấp (nếu cần), tên trường không được trùng với tên của trường CĐ đã thành lập trước đó… Ở nguyên tắc cụm từ xác định tên riêng, có thể đặt tên địa phương, tên danh nhân văn hóa, tên danh nhân lịch sử, tên cá nhân, tên tổ chức. Đặc biệt, cụm từ xác định tên địa phương phải gắn với nơi đặt trụ sở chính của trường. Việc đặt tên riêng của trường phải rõ ràng, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường, không gây nhầm lẫn về đẳng cấp, thứ hạng trường. Đây chính là điểm mới trong quy định đặt tên trường. Gây hoang mang người học Trước đó, phụ huynh và người học hoang mang khi có tình trạng một số trường CĐ có trụ sở ở một nơi nhưng tên trường lại liên quan đến các địa danh lớn. Chẳng hạn Trường quốc tế Nam Việt có giấy phép thành lập của Bộ LĐ-TB-XH ngày 18.7.2008, trụ sở chính tại thôn Phước Thượng, xã Phước Đồng, TP.Nha Trang, Khánh Hòa, nhưng năm 2018 lại được đổi tên thành Trường CĐ Y Dược Sài Gòn, thực hiện tuyển sinh và đào tạo một số ngành khối sức khỏe tại cơ sở Nha Trang, Q.Bình Tân (TP.HCM) và Q.12 (TP.HCM). Hay Trường CĐ Y Dược Hà Nội trong giấy phép đăng ký hoạt động lại có trụ sở tại Khúc Xuyên, TP.Bắc Ninh, với tên gọi trước đây là Trường CĐ Y Dược Thăng Long. Trường này cũng đăng ký hoạt động tuyển sinh và đào tạo ở các địa điểm Hà Nội và Hải Phòng. Ngoài ra, các trường như CĐ Y Dược Pasteur (trụ sở chính ở Yên Bái), CĐ Y Dược ASEAN (trụ sở ở Hưng Yên) đều có tên rất “kêu” nhưng từng có thời gian đã tuyển sinh tràn lan ở TP.HCM với địa điểm thuê mướn, không đủ cơ sở vật chất lẫn giảng viên. Trao đổi với Thanh Niên, ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết: “Việc đặt tên các trường CĐ, TC trong thời gian qua được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46, 47 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH quy định điều lệ trường CĐ, điều lệ trường TC. Tuy nhiên, quy định hiện hành vẫn còn những bất cập nhất định như một số trường đặt tên gắn với địa phương khác với địa phương nơi đặt trụ sở chính, gắn với cụm từ xác định chất lượng, thứ hạng, phạm vi hoạt động chưa đúng với thực tế về chất lượng đào tạo, phạm vi hoạt động và các điều kiện đảm bảo của trường." Theo ông Dũng, việc đặt tên trường theo quy định mới này còn tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh về chất lượng, uy tín, thương hiệu giữa các trường và giúp người học nhận biết, lựa chọn đúng trường, đúng ngành, nghề để theo học. Mỹ Quyên Báo Thanh niên
Học Cao đẳng, Trung cấp Luật có trở thành thẩm phán được không?
Học Cao đẳng, Trung cấp Luật có thể trở thành thẩm phán? Đối với người học Luật, chức vụ Thẩm phán là một mơ ước lớn lao. Ở Việt Nam, ngoài hệ đào tạo Đại học, chúng ta còn có Cao đẳng và Trung cấp, như vậy người học luật ở các hệ Cao đẳng và Trung cấp ngành Luật có thể trở thành Thẩm phán hay không? Tiêu chuẩn thẩm phán Tiêu chuẩn Thẩm phán ở Việt Nam được quy định tại Điều 67 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014: “Điều 67. Tiêu chuẩn Thẩm phán 1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực. 2. Có trình độ cử nhân luật trở lên. 3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử. 4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật. 5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.” Như vậy, một trong những yêu cầu cơ bản của chức vụ thẩm phán là phải có bằng Cử nhân Luật trở lên. Học cao đẳng, trung cấp có thể trở thành thẩm phán? Quy định về bằng cấp của hệ đào tạo Cao đẳng, Trung cấp được quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 như sau: “Sinh viên học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc sinh viên học theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nếu tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ theo quy định thì được hiệu trưởng trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành.” Theo đó, chỉ có một số ngành nghề có đào tạo thực hành mới cấp danh hiệu cử nhân thực hành cho người học cao đẳng, trong đó không có ngành luật. Điều này có nghĩa, chỉ học Cao đẳng, Trung cấp thì sẽ không thể đủ tiêu chuẩn trở thành thẩm phán, nếu muốn thăng tiến đến chức vụ này, bạn cần có ít nhất là bằng cử nhân. Hiện nay, một số trường đại học có đào tạo liên thông hoặc các văn bằng ngoài chính quy, tạo điều kiện cho người đã có bằng cao đẳng, trung cấp được tiếp tục học để lấy bằng cử nhân ngành luật. Quy chế đào tạo liên thông giữa các trường cao đẳng, trung cấp và đại học thực hiện theo Quyết định 18/2017/QĐ-TTg, trong đó những điều kiện để một cơ sở giáo dục đại học được tuyển sinh đào tạo liên thông là: - Cơ sở giáo dục đại học đã có quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học hình thức chính quy; - Cơ sở giáo dục đại học đã và đang tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ được ít nhất 03 (ba) khóa liên tục khi quyết định thực hiện tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy. Đối với đào tạo liên thông khối ngành nghệ thuật, cơ sở giáo dục đại học đã và đang tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ hoặc niên chế hình thức chính quy được ít nhất 03 (ba) khóa liên tục khi quyết định thực hiện tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy. Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, cơ sở giáo dục đại học phải bảo đảm thêm điều kiện có ít nhất một khóa sinh viên trình độ đại học hình thức chính quy đã tốt nghiệp. Như vậy, người học cao đẳng, trung cấp ngành luật chỉ có thể trở thành thẩm phán khi có bằng cử nhân, họ có thể đăng ký học liên thông hoặc đăng ký thi lại đại học để có được tấm bằng này. >>> Con đường trở thành một thẩm phán tại Việt Nam
Không phải tất cả công chức cấp xã phải có bằng đại học từ 25/12/2019
Cụ thể, theo Thông tư 13/2019/TT-BNV Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, có hiệu lực từ ngày 25/12/2019. Quy định công chức cấp xã phải tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng chức danh công chức xã. Tuy nhiên, không hẳn tất cả đối tượng nào cũng bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu này, cụ thể tại Điều 1 Thông tư 13 quy định như sau: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - Đối với công chức đã tuyển dụng trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng đủ theo quy định. Như vậy, thực tế việc nâng chuẩn trình độ đào tạo của công chức cấp xã là một trong những yêu cầu cần thiết. Nhưng theo quy định trên thì không phải tất cả công chức cấp xã phải có bằng đại học từ 25/12/2019, mà công chức cấp xã có thể chỉ cần bằng trung cấp trở lên và được UBND cấp tỉnh quy định cụ thể. Theo đó, ngoài hai trường hợp nêu trên, thì mọi công chức cấp xã được tuyển dụng từ ngày 25/12/2019 đều phải có bằng đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã theo quy định. Xem thêm>> Từ 25/12/2019: Công chức cấp xã, phường phải có bằng đại học trở lên
Đề xuất 3 bậc Thẩm phán Toà án nhân dân và cách chuyển từ ngạch sang bậc
Vừa qua TANDTC đã công bố Dự thảo Nghị quyết quy định về bậc, điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc và số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân. Theo dự thảo, sẽ có 3 bậc thẩm phán. Dự thảo Nghị quyết quy định về bậc, điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc và số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân (Dự thảo tháng 8): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/10/du-thao-cac-bac-tham-phan-tand.pdf Đề xuất 3 Bậc Thẩm phán Toà án nhân dân và cách chuyển từ Ngạch sang Bậc Theo Điều 1, Điều 2 Dự thảo tháng 8, sẽ có 3 bậc Thẩm phán Toà án nhân dân gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân Bậc 1, Thẩm phán Toà án nhân dân Bậc 2 và Thẩm phán Toà án nhân dân Bậc 3. Cụ thể điều kiện của từng bậc như sau: (1) Thẩm phán Toà án nhân dân Bậc 1 Đáp ứng một trong các điều kiện sau: - Có đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024; có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự khu vực hoặc năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024. - Có đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024; được điều động đến để đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Phó Chánh án Tòa án quân sự khu vực. (2) Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 2 Đáp ứng một trong các điều kiện sau: - Có ít nhất 05 năm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 1; có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Tòa án quân sự quân khu và tương đương hoặc năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024. - Có đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024; được điều động đến để đảm nhiệm một trong các chức vụ: Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Chánh án Tòa án quân sự khu vực. - Có đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024; được điều động đến để đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phó Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương. (3) Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 3 Đáp ứng một trong các điều kiện sau: - Có ít nhất 05 năm lâm Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 2; có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương hoặc năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024. - Có đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024; được điều động đến để đảm nhiệm một trong các chức vụ: Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương. Như vậy, nếu Dự thảo tháng 8 được thông qua, sẽ có 3 bậc Thẩm phán Toà án nhân dân, thay thế cho Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán cao cấp. Cách chuyển từ ngạch Thẩm phán sang bậc Thẩm phán Toà án nhân dân Theo Điều 5 Dự thảo tháng 8, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 được chuyển thành Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại Điều 152 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau: - Thần phán cao cấp được xếp vào Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 3. - Thẩm phán trung cấp được xếp vào Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 2. - Thẩm phán sơ cấp được xếp vào Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 1. Như vậy, Thẩm phán sơ cấp, trung cấp, cao cấp đang công tác sẽ được chuyển sang Thẩm phán Toà án nhân dân Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3. Số lượng các bậc Thẩm phán Toà án nhân dân Theo Điều 4 Dự thảo tháng 8 quy định về số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc thẩm phán Tòa án nhân dân như sau: Tổng số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân các cấp là 7004 (bày nghìn không trăm linh bốn) người. Số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân của các Tòa án nhân dân như sau: - Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 1, Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 2, Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 3. Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân tối cao là 50 (năm mươi) người, trong đó số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 3 không quá 40% số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân được giao. Cơ cấu tỷ lệ Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 1 và Tòa án nhân dân Bậc 2 của Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. - Tòa án nhân dân cấp cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 3. Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân cấp cao là 170 (một trăm bảy mươi) người. - Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 2, Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 3. Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 1235 (một nghìn hai trăm ba mươi lăm) người, trong đó số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 3 không quá 30% số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân được giao. - Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 1 và Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 2. Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là 5549 (năm nghìn năm trăm bốn mươi chín) người, trong đó số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân Bậc 2 không quá 30% số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân được giao. Như vậy, nếu dự thảo tháng 8 được thông qua thì số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân các cấp là 7004 người, (chưa tính Tòa án nhân dân của Tòa án quân sự các cấp) Xem toàn văn Dự thảo Nghị quyết quy định về bậc, điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc và số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân (Dự thảo tháng 8): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/10/du-thao-cac-bac-tham-phan-tand.pdf Xem cập nhật mới nhất Dự thảo Nghị quyết quy định về bậc, điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc và số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân Xem thêm: Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán TAND từ ngày 01/01/2025 Từ 01/01/2025 sẽ chỉ còn 2 ngạch Thẩm phán TAND
Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm việc gì?
Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm việc gì? Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp đào tạo những kỹ năng nào? Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm việc gì? Quản trị bán hàng trình độ trung cấp là ngành, nghề hỗ trợ, điều phối bán hàng, là cầu nối giữa người bán và người mua giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Phạm vi chủ yếu của ngành/nghề Quản trị bán hàng bao gồm bán hàng, thanh toán, dịch vụ sau bán hàng và các hoạt động liên quan. Các nội dung công việc chính gồm khảo sát thị trường, trưng bày sản phẩm, bán hàng, chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng. Người làm trong lĩnh vực ngành, nghề này thường có cường độ làm việc cao, chịu áp lực về thời gian, phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề nhằm đảm bảo sự hài lòng cho doanh nghiệp, khách hàng và đối tác. Cụ thể, tại mục 1 Mục A Chương 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có đề cập người học ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm những công việc sau: - Khảo sát thị trường; - Trưng bày sản phẩm; - Bán lẻ; - Bán hàng đại lý; - Bán hàng trong siêu thị; - Bán hàng trực tuyến; - Chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng. Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp đào tạo những kỹ năng nào? Theo mục 1 Mục A Chương 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có đề cập ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp đào tạo những kỹ năng sau: - Thực hiện tốt kỹ năng giao tiếp trong bán hàng; - Phối hợp được với các bộ phận triển khai hoạt động marketing trong bán hàng; - Vận hành được các thiết bị, máy móc chuyên dụng trong bán hàng; - Thực hiện tốt kỹ năng quan sát, ghi chép sổ sách (book keeping), cập nhật dữ liệu, duy trì hồ sơ, tài liệu; - Thực hiện được nhiệm vụ trưng bày sản phẩm, trình bày, trang trí các gian hàng, cửa hàng, các loại sản phẩm theo không gian được thiết kế tại nơi bán hàng; - Thực hiện được các nghiệp vụ xuất và nhập hàng chính xác, đúng số lượng, đúng chủng loại; - Sử dụng được các công cụ tìm kiếm trên Internet, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, thực hiện thành thạo các giao dịch thương mại điện tử; - Phối hợp thực hiện được quy trình nghiệp vụ bán hàng: bán lẻ, đại lý, siêu thị, trực tuyến; - Quản lý được các loại chứng từ, báo cáo bán hàng; - Thực hiện được các biện pháp và quy trình bảo quản sản phẩm; - Phối hợp thực hiện được quy trình kiểm kê sản phẩm; - Thực hiện được công tác vệ sinh an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ tại nơi làm việc; - Phối hợp thực hiện được quy trình phát triển và khai thác thị trường; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề. Tóm lại, ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm: Khảo sát thị trường; trưng bày sản phẩm; bán lẻ; bán hàng đại lý; bán hàng trong siêu thị; bán hàng trực tuyến hoặc chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng.
Công nhận và được miễn trừ nội dung học tập trình độ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng
Điều kiện để được tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng là hoàn thành chương trình học theo quy định của cơ sở đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng. Trong chương trình đào có một số môn học các học viên đã được hoàn thành từ một chương trình đào tạo khác, trình độ đào tạo khác hoặc từ một trường khác trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp thì có thể được công nhận và miễn trừ nội dung học tập. Công nhận kết quả học tập Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH đề cập về việc công nhận kết quả học tập đối với các nội dung học tập trình độ trung cấp, cao đẳng: + Kết quả học tập của người học đã tích lũy từ một chương trình đào tạo khác, trình độ đào tạo khác hoặc từ một trường khác trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp được xem xét công nhận trong chương trình đào tạo đang theo học không phân biệt hình thức đào tạo trực tiếp hay trực tuyến, cụ thể: - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn học, mô-đun trong trường hợp đã học, đã thi kết thúc môn học, mô-đun đó trong chương trình khác và có nội dung, thời lượng phù hợp với môn học, mô-đun trong chương trình đang học; - Được miễn học một phần nội dung học tập trong môn học, mô-đun và phải tham gia thi kết thúc môn học, mô-đun trong trường hợp đã học nội dung đó trong chương trình khác nhưng chưa dự thi kết thúc môn học, mô-đun hoặc thời lượng và nội dung môn học, môn đun trước đây chưa phù hợp với thời lượng và nội dung của môn học trong chương trình đào tạo hiện hành. Và việc xác định nội dung và thời lượng được miễn học do hiệu trưởng quyết định. + Hiệu trưởng xem xét công nhận những nội dung kiến thức, kỹ năng người học đã có trên cơ sở so sánh, đối chiếu với những nội dung của chương trình đào tạo hiện hành; + Việc công nhận kết quả, nội dung học được thực hiện theo từng môn học, mô-đun hoặc cả chương trình đào tạo; + Các trường công khai quy định việc công nhận kết quả và nội dung học tập trong chương trình đào tạo. Miễn trừ nội dung học tập trình độ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH đề cập về việc miễn trừ nội dung học tập không phân biệt hình thức đào tạo trực tiếp hay trực tuyến đối với người học, học viên khi thuộc một trong những trường hợp: - Được miễn, giảm học môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng; - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn học Giáo dục Chính trị thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong trường hợp đã tốt nghiệp từ trình độ tương đương trở lên hoặc có văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp chương trình trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn Ngoại ngữ thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong trường hợp đã tốt nghiệp từ trình độ tương đương trở lên hoặc đã có trình độ ngoại ngữ tương đương trình độ được quy định tại Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam hoặc có văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp trình độ từ trung cấp ngoại ngữ trở lên; - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn Tin học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong trường hợp đã tốt nghiệp từ trình độ tương đương trở lên hoặc có kết quả kiểm tra đầu vào đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc có văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên nhóm ngành, nghề công nghệ thông tin; - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn học Giáo dục thể chất thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong trường hợp là thương bệnh binh, có thương tật hoặc bệnh mãn tính làm hạn chế chức năng vận động; trong thời gian học tại trường đạt giải nhất, nhì, ba hoặc đạt huy chương trong các đợt thi đấu thể thao cấp ngành hoặc từ cấp tỉnh trở lên; - Có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật được hiệu trưởng xem xét, quyết định cho miễn, giảm một số môn học, mô-đun hoặc miễn, giảm một số nội dung mà khả năng cá nhân không thể đáp ứng được. Như vậy, những môn học nêu trên sẽ được công nhận và miễn trừ nội dung học tập trong trình độ cao đẳng, trung cấp
Xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng được quy định thế nào?
Chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng phải bảo đảm tính khoa học, logic, hệ thống, thực tiễn, phù hợp và linh hoạt; thích ứng được với sự đa dạng trong phương thức tổ chức đào tạo. Nội dung chuyên môn phải đáp ứng được những năng lực chính, cốt lõi của nghề nghiệp; những năng lực bổ trợ, tự chọn và nâng cao để người học lựa chọn phù hợp nhu cầu của bản thân. 1. Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo rình độ trung cấp, cao đẳng Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về Quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành: - Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo; quy định nhiệm vụ, quyền hạn và số lượng, cơ cấu, thành phần của Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn sau: + Có trình độ đại học trở lên, am hiểu và có kinh nghiệm về phát triển chương trình; có kinh nghiệm ít nhất 03 năm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề tham gia xây dựng chương trình. + Có đại diện người lao động/người sử dụng lao động trong lĩnh vực chuyên môn liên quan, am hiểu về yêu cầu năng lực nghề nghiệp và các vị trí việc làm trong lĩnh vực của ngành, nghề. - Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo + Xác định mục tiêu, thời gian, khối lượng kiến thức, yêu cầu về năng lực và nội dung để đưa vào chương trình đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được của ngành, nghề đào tạo. Đối với những ngành, nghề chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được thì phải thực hiện việc phân tích nghề, phân tích công việc và khảo sát doanh nghiệp để xác định các năng lực cần thiết của ngành, nghề. + Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo, xác định danh mục các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn, thời gian và phân bổ thời gian thực hiện. + Thiết kế đề cương chi tiết các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn theo chương trình đào tạo đã xác định. + Thiết kế nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập trên cơ sở yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được theo từng nội dung và trình độ đào tạo. + Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo, chương trình chi tiết các môn học, mô đun theo mẫu quy định tại Phụ lục 01, 02, 03 kèm theo Thông tư này. + Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, các giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học, người sử dụng lao động về kết cấu và nội dung chương trình đào tạo. + Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý theo quy định tại điểm e khoản 2 điều này. - Lựa chọn chương trình đào tạo + Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tự chủ lựa chọn chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo khác ở trong nước, nước ngoài hoặc chương trình chuyển giao từ nước ngoài đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ để áp dụng thực hiện tại trường mình. + Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng chương trình đào tạo được lựa chọn, người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định việc tổ chức thẩm định trước khi phê duyệt, ban hành để áp dụng thực hiện. Việc tổ chức thẩm định (nếu có) được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. 2. Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng Căn cứ Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về Quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành: - Thời gian khóa học và khối lượng học tập trong chương trình + Thời gian khoá học được thiết kế đối với chương trình đào tạo trình độ cao đẳng từ 02 đến 03 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 60 tín chỉ. + Thời gian khoá học được thiết kế đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp từ 01 đến 02 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, tối thiểu 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ yêu cầu của ngành, nghề đào tạo để quy định nội dung học tập đối với 15 tín chỉ chênh lệch cho đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở, đảm bảo người học có kiến thức cơ bản để tiếp thu được các nội dung chuyên môn của ngành, nghề đào tạo. + Thời gian khóa học đối với người học được miễn trừ hoặc bảo lưu kết quả học tập do đã học được giảm trừ tương ứng với thời gian học các nội dung được miễn trừ, bảo lưu. + Thời gian khóa học bao gồm thời gian học tập và thời gian cho các hoạt động chung, trong đó: Thời gian học tập bao gồm: thời gian thực học và thời gian thi, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun; thời gian ôn và thi tốt nghiệp đối với đào tạo theo niên chế. Trong đó, thời gian thực học là thời gian học sinh, sinh viên nghe giảng trên lớp, thời gian thí nghiệm, thảo luận, thực hành, thực tập hoặc học theo phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại nơi thực hành. Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học; thời gian nghỉ hè, lễ, tết, lao động và dự phòng. + Thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ sau: Đối với trình độ trung cấp: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 55% - 75% thời lượng của chương trình. Đối với trình độ cao đẳng: lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 50% - 70% thời lượng của chương trình. + Thời gian kiểm tra, thi lý thuyết tính vào giờ lý thuyết; thời gian kiểm tra, thi thực hành, tích hợp tính vào giờ thực hành. + Thời gian khóa học đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao có tính chất đặc thù do Chính phủ quy định. - Đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong chương trình đào tạo Thời gian học tập được tính bằng giờ và quy đổi ra tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau: + Một giờ học lý thuyết là 45 phút, một giờ học thực hành/tích hợp/thực tập là 60 phút. + Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết; hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận; hoặc bằng 45 giờ thực tập, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian người học tự học, tự chuẩn bị có hướng dẫn là điều kiện cần để người học có thể tiếp thu được kiến thức, kỹ năng của nghề nhưng không được tính để quy đổi ra tín chỉ trong chương trình đào tạo. + Số lượng tín chỉ trong mỗi môn học, mô đun và trong chương trình đào tạo được tính làm tròn là số nguyên, trường hợp không thể làm tròn thì có thể quy đổi thành số tín chỉ lẻ, thập phân. + Khối lượng học tập đối với các môn học chung theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy đổi thành tín chỉ tại Phụ lục 05 kèm theo Thông tư này. Như vậy, tổ chức xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng được quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH. Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH.
Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng từ ngày 05/04/2024
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về Quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng có hiệu lực từ ngày 05/04/2024. Theo đó, yêu cầu đối với chương trình đào tạo và quy trình tổ chức xây dựng chương trình đào tạo được quy định như sau: 1. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về yêu cầu đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng như sau: - Chương trình đào tạo phải đáp ứng quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp theo từng ngành, nghề và trình độ đào tạo. Đối với những ngành, nghề chưa ban hành quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp thì phải đảm bảo đáp ứng quy định tại Thông tư 12/2017/TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; Thông tư 04/2023/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 6 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH. - Phải xác định được danh mục và thời lượng của từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo; thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập và thời gian thi kết thúc môn học, mô đun. - Nội dung và thời lượng học tập các môn học chung trong chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Chương trình đào tạo phải bảo đảm tính khoa học, logic, hệ thống, thực tiễn, phù hợp và linh hoạt; thích ứng được với sự đa dạng trong phương thức tổ chức đào tạo. Nội dung chuyên môn phải đáp ứng được những năng lực chính, cốt lõi của nghề nghiệp; những năng lực bổ trợ, tự chọn và nâng cao để người học lựa chọn phù hợp nhu cầu của bản thân. - Quy định phương pháp đánh giá kết quả học tập phù hợp với phương thức tổ chức đào tạo, xác định mức độ đạt yêu cầu về năng lực của người học sau khi học xong các môn học, mô đun của chương trình đào tạo. - Nội dung chương trình đào tạo phải đáp ứng sự thay đổi của khoa học, công nghệ, yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và cả nước. - Đảm bảo tính hiện đại và hội nhập quốc tế, có xu hướng tiếp cận với trình độ đào tạo tiên tiến của các quốc gia phát triển trên thế giới ; hướng tới yêu cầu xanh hóa trong đào tạo và các mục tiêu chuyển đổi số. - Bảo đảm tính liên thông với trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. - Quy định cụ thể về các điều kiện tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. 2. Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về yêu cầu đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng như sau: - Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo; quy định nhiệm vụ, quyền hạn và số lượng, cơ cấu, thành phần của Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn sau: + Có trình độ đại học trở lên, am hiểu và có kinh nghiệm về phát triển chương trình; có kinh nghiệm ít nhất 03 năm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề tham gia xây dựng chương trình. + Có đại diện người lao động/người sử dụng lao động trong lĩnh vực chuyên môn liên quan, am hiểu về yêu cầu năng lực nghề nghiệp và các vị trí việc làm trong lĩnh vực của ngành, nghề. - Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo + Xác định mục tiêu, thời gian, khối lượng kiến thức, yêu cầu về năng lực và nội dung để đưa vào chương trình đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được của ngành, nghề đào tạo. Đối với những ngành, nghề chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được thì phải thực hiện việc phân tích nghề, phân tích công việc và khảo sát doanh nghiệp để xác định các năng lực cần thiết của ngành, nghề. + Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo, xác định danh mục các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn, thời gian và phân bổ thời gian thực hiện. + Thiết kế đề cương chi tiết các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn theo chương trình đào tạo đã xác định. + Thiết kế nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập trên cơ sở yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được theo từng nội dung và trình độ đào tạo. + Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo, chương trình chi tiết các môn học, mô đun theo mẫu quy định tại Phụ lục 01, 02, 03 kèm theo Thông tư này. + Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, các giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học, người sử dụng lao động về kết cấu và nội dung chương trình đào tạo. + Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý theo quy định tại điểm e khoản 2 điều này. - Lựa chọn chương trình đào tạo + Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tự chủ lựa chọn chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo khác ở trong nước, nước ngoài hoặc chương trình chuyển giao từ nước ngoài đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ để áp dụng thực hiện tại trường mình. + Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng chương trình đào tạo được lựa chọn, người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định việc tổ chức thẩm định trước khi phê duyệt, ban hành để áp dụng thực hiện. Việc tổ chức thẩm định (nếu có) được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. Theo đó, yêu cầu đối với chương trình đào tạo và quy trình tổ chức xây dựng chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định nêu trên từ ngày 05/04/2024.
Biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng
Ngày 19/02/2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình. Theo đó việc biên soạn và lựa chọn giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau: 1. Biên soạn và lựa chọn giáo trình đào tạo: - Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập tổ/nhóm biên soạn giáo trình đảm bảo yêu cầu: Có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm giảng dạy ít nhất 03 năm trong lĩnh vực ngành, nghề cần biên soạn; am hiểu và có kinh nghiệm về xây dựng, biên soạn giáo trình. - Tổ chức biên soạn giáo trình: + Nghiên cứu chương trình đào tạo; quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực, vị trí việc làm của ngành, nghề; chương trình chi tiết môn học, mô đun trong chương trình đào tạo và các kết quả khảo sát doanh nghiệp, kết quả phân tích nghề, phân tích công việc. + Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu chuyên môn khác có liên quan. + Biên soạn nội dung chi tiết giáo trình (Theo mẫu tại Phụ lục 04 kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH). + Xin ý kiến chuyên gia về nội dung của giáo trình. + Tổng hợp ý kiến góp ý, sửa chữa, biên tập, hoàn thiện giáo trình. - Lựa chọn giáo trình: + Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được lựa chọn giáo trình do cơ sở đào tạo khác ở trong nước hoặc nước ngoài biên soạn đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và phù hợp với chương trình đào tạo để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức của trường. + Tùy theo yêu cầu cụ thể của giáo trình đào tạo được lựa chọn, người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định việc tổ chức thẩm định giáo trình trước khi phê duyệt áp dụng thực hiện. Việc thẩm định (nếu có) được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH. 2. Thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình: Việc thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 12 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau: - Hội đồng thẩm định giáo trình: + Hội đồng thẩm định giáo trình do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập, có nhiệm vụ nhận xét, đánh giá, thẩm định giáo trình; chịu trách nhiệm về chất lượng giáo trình. Báo cáo kết quả thẩm định làm căn cứ để người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định phê duyệt và sử dụng. + Hội đồng thẩm định giáo trình có số lượng thành viên là số lẻ gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên là giáo viên, giảng viên, các chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm của ngành, nghề đào tạo. Thành viên Hội đồng thẩm định có trình độ đại học trở lên; có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và biên soạn giáo trình. - Tổ chức thẩm định, duyệt giáo trình: + Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng. Phiên họp của Hội đồng thẩm định giáo trình phải đảm bảo có ít nhất 2/3 tổng số thành viên, trong đó phải có chủ tịch và thư ký. + Hội đồng thẩm định nhận xét, đánh giá về nội dung dự thảo giáo trình trên cơ sở chương trình đào tạo và các yêu cầu về nội dung chuyên môn; Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận về chất lượng giáo trình đào tạo trên cơ sở ý kiến nhận xét, đánh giá của từng thành viên. + Tổ/nhóm biên soạn tiếp thu, hoàn thiện giáo trình theo ý kiến nhận xét, góp ý của Hội đồng thẩm định. + Chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo kết quả thẩm định giáo trình sau khi đã hoàn thiện theo ý kiến của Hội đồng thẩm định để người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định phê duyệt và đưa vào sử dụng. Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 05/04/2024 và thay thế cho Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH.
Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng
Ngày 19/02/2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình. Theo đó thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau: 1. Thời gian khóa học: - Thời gian khoá học được thiết kế đối với chương trình đào tạo trình độ cao đẳng từ 02 đến 03 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 60 tín chỉ. - Thời gian khoá học được thiết kế đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp từ 01 đến 02 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, tối thiểu 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ yêu cầu của ngành, nghề đào tạo để quy định nội dung học tập đối với 15 tín chỉ chênh lệch cho đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở, đảm bảo người học có kiến thức cơ bản để tiếp thu được các nội dung chuyên môn của ngành, nghề đào tạo. - Thời gian khóa học đối với người học được miễn trừ hoặc bảo lưu kết quả học tập do đã học được giảm trừ tương ứng với thời gian học các nội dung được miễn trừ, bảo lưu. - Thời gian khóa học bao gồm thời gian học tập và thời gian cho các hoạt động chung, trong đó: + Thời gian học tập bao gồm: thời gian thực học và thời gian thi, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun; thời gian ôn và thi tốt nghiệp đối với đào tạo theo niên chế. Trong đó, thời gian thực học là thời gian học sinh, sinh viên nghe giảng trên lớp, thời gian thí nghiệm, thảo luận, thực hành, thực tập hoặc học theo phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại nơi thực hành. + Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học; thời gian nghỉ hè, lễ, tết, lao động và dự phòng. - Thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ sau: + Đối với trình độ trung cấp: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 55% - 75% thời lượng của chương trình. + Đối với trình độ cao đẳng: lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 50% - 70% thời lượng của chương trình. - Thời gian kiểm tra, thi lý thuyết tính vào giờ lý thuyết; thời gian kiểm tra, thi thực hành, tích hợp tính vào giờ thực hành. - Thời gian khóa học đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao có tính chất đặc thù do Chính phủ quy định. 2. Đơn vị thời gian: Thời gian học tập được tính bằng giờ và quy đổi ra tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau: - Một giờ học lý thuyết là 45 phút, một giờ học thực hành/tích hợp/thực tập là 60 phút. - Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết; hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận; hoặc bằng 45 giờ thực tập, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian người học tự học, tự chuẩn bị có hướng dẫn là điều kiện cần để người học có thể tiếp thu được kiến thức, kỹ năng của nghề nhưng không được tính để quy đổi ra tín chỉ trong chương trình đào tạo. - Số lượng tín chỉ trong mỗi môn học, mô đun và trong chương trình đào tạo được tính làm tròn là số nguyên, trường hợp không thể làm tròn thì có thể quy đổi thành số tín chỉ lẻ, thập phân. - Khối lượng học tập đối với các môn học chung theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy đổi thành tín chỉ tại Phụ lục 05 kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH. Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 05/04/2024 và thay thế cho Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH.
Nhiệm vụ Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng giáo dục nghề nghiệp?
Ngày 19 tháng 02 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình. Theo đó Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tư vấn về chuyên môn trong việc thẩm định chương trình đào tạo; nhận xét, đánh giá, thẩm định giáo trình và chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình và giáo trình đào tạo; báo cáo kết quả thẩm định làm căn cứ để người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định phê duyệt và sử dụng. Số lượng, tiêu chuẩn, thành phần và cơ cấu của Hội đồng thẩm định Theo Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH số lượng, tiêu chuẩn, thành phần và cơ cấu của Hội đồng thẩm định do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định, đảm bảo yêu cầu sau - Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập, có trách nhiệm tư vấn về chuyên môn trong việc thẩm định chương trình đào tạo; nhận xét, đánh giá và chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình đào tạo. Số lượng thành viên Hội đồng thẩm định có số lẻ gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các thành viên; trong đó có ít nhất 01 ủy viên phản biện thuộc cơ sở đào tạo khác và 01 đại diện doanh nghiệp sử dụng lao động. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm: các nhà giáo, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp. Thành viên Hội đồng thẩm định không là thành viên của Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình. Hội đồng thẩm định có ít nhất 1/3 thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp trình độ đào tạo và ngành, nghề tương ứng. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định: Có trình độ đại học trở lên, có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy hoặc tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề thẩm định. Khuyến khích mời giáo viên, giảng viên của các cơ sở đào tạo nước ngoài tham gia Hội đồng thẩm định. - Hội đồng thẩm định giáo trình do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập, có nhiệm vụ nhận xét, đánh giá, thẩm định giáo trình; chịu trách nhiệm về chất lượng giáo trình. Báo cáo kết quả thẩm định làm căn cứ để người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định phê duyệt và sử dụng. Hội đồng thẩm định giáo trình có số lượng thành viên là số lẻ gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên là giáo viên, giảng viên, các chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm của ngành, nghề đào tạo. Thành viên Hội đồng thẩm định có trình độ đại học trở lên; có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và biên soạn giáo trình. Tổ chức thẩm định chương trình đào tạo Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng; phiên họp của Hội đồng thẩm định phải đảm bảo có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng thẩm định, trong đó phải có chủ tịch và thư ký. Hội đồng thẩm định căn cứ quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được đối với mỗi cấp trình độ đào tạo; tiêu chuẩn kỹ năng nghề đã ban hành hoặc kết quả khảo sát doanh nghiệp, kết quả phân tích nghề, phân tích công việc và các mục tiêu, yêu cầu của ngành, nghề để đánh giá, thẩm định, nghiệm thu chương trình đào tạo. Kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định trên cơ sở ý kiến đánh giá và kết quả bỏ phiếu thông qua của các thành viên Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận rõ về chương trình đào tạo theo 03 mức: chương trình đào tạo được thông qua không cần chỉnh sửa; thông qua nhưng phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu rõ những nội dung cần chỉnh sửa; chương trình không được thông qua và nêu rõ lý do không được thông qua. Thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình Theo Điều 12 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng. Phiên họp của Hội đồng thẩm định giáo trình phải đảm bảo có ít nhất 2/3 tổng số thành viên, trong đó phải có chủ tịch và thư ký. Hội đồng thẩm định nhận xét, đánh giá về nội dung dự thảo giáo trình trên cơ sở chương trình đào tạo và các yêu cầu về nội dung chuyên môn; Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận về chất lượng giáo trình đào tạo trên cơ sở ý kiến nhận xét, đánh giá của từng thành viên. Tổ/nhóm biên soạn tiếp thu, hoàn thiện giáo trình theo ý kiến nhận xét, góp ý của Hội đồng thẩm định. Chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo kết quả thẩm định giáo trình sau khi đã hoàn thiện theo ý kiến của Hội đồng thẩm định để người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định phê duyệt và đưa vào sử dụng. Trên đây là một số quy định về Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo giáo trình trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp theo Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 05/04/2024.
Phó trưởng khoa cần thực hiện công tác quản lý viên chức hay không?
Tôi muốn biết tại trường trung cấp nghề nơi tôi đang làm việc, phó trưởng khoa có trách nhiệm đối với công tác quản lý viên chức tại trường hay không? Xin tư vấn giúp tôi.
Thủ tướng phê duyệt sáp nhập các trung tâm thành 1 cơ sở GDNN cấp huyện
Ngày 10/02/2023, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 73/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045. Theo đó, Thủ tướng phê duyệt việc sáp nhập các trung tâm thành 1 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn cấp huyện như sau: (1) Mục tiêu tổng thể Mục tiêu phát triển đến năm 2030 phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đa dạng về loại hình, phân bố hợp lý về cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng, miền. Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, phân tầng chất lượng; đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề, nhất là nhân lực có kỹ năng nghề cao cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn. (2) Mục tiêu cụ thể Mục tiêu của Quy hoạch đến năm 2025 sẽ đưa mạng lưới cơ sở GDNN đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Giảm ít nhất 20% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó: giảm khoảng 40% trường trung cấp công lập; nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 45%. Hoàn thành sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn cấp huyện. Mục tiêu đến năm 2030 thì mạng lưới cơ sở GDNN đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Giảm ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó: giảm khoảng 50% trường trung cấp công lập. Nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 50%. Phấn đấu đến năm 2025 đạt 1.800 cơ sở GDNN *Số lượng cơ sở GDNN Xây dựng cơ sở GDNN đến năm 2025 có 1.800 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm: 400 trường cao đẳng, 400 trường trung cấp, 1.000 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. => Trong đó, có 03 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 06 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao. Đến năm 2030 có 1.700 cơ sở GDNN, bao gồm 380 trường cao đẳng, 390 trường trung cấp, 930 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. => Trong đó, có 06 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 12 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao. * Loại hình sở hữu Đến năm 2025, có 980 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, bao gồm: 290 trường cao đẳng, 130 trường trung cấp, 560 trung tâm giáo dục nghề nghiệp; 820 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: 110 trường cao đẳng, 270 trường trung cấp, 440 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Đến năm 2030, có 850 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, bao gồm: 260 trường cao đẳng, 110 trường trung cấp, 480 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. 850 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: 120 trường cao đẳng, 280 trường trung cấp, 450 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. * Trường cao đẳng chất lượng cao Đến năm 2025: Có 70 trường chất lượng cao, trong đó 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, có 03 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20. Đến năm 2030: Có 90 trường chất lượng cao, trong đó 60 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và 06 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20. Xem thêm Quyết định 73/QĐ-TTg ban hành ngày 10/02/2023.
Trường ở địa phương này không được lấy địa phương khác để đặt tên
Trường CĐ có trụ sở chính ở Khánh Hòa nhưng tên gọi lại liên quan đến TP. HCM Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã đưa ra những quy định đầy đủ và cụ thể về việc đặt tên trường cao đẳng, trung cấp để tránh tình trạng gây hiểu lầm cho người học như trong thời gian qua. Tên địa phương phải gắn với nơi đặt trụ sở chính Tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư quy định điều lệ trường trung cấp, điều lệ trường cao đẳng mới đây, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (thuộc Bộ LĐ-TB-XH) đưa ra nguyên tắc đặt tên trường cao đẳng (CĐ) và trung cấp (TC). Theo đó, yêu cầu tên trường bằng tiếng Việt phải có cụm từ xác định loại trường (trường CĐ, CĐ cộng đồng, trường TC), cụm từ xác định loại hình, lĩnh vực hoặc nhóm ngành, nghề đào tạo chính (nếu cần), cụm từ xác định chất lượng, đẳng cấp (nếu cần), tên trường không được trùng với tên của trường CĐ đã thành lập trước đó… Ở nguyên tắc cụm từ xác định tên riêng, có thể đặt tên địa phương, tên danh nhân văn hóa, tên danh nhân lịch sử, tên cá nhân, tên tổ chức. Đặc biệt, cụm từ xác định tên địa phương phải gắn với nơi đặt trụ sở chính của trường. Việc đặt tên riêng của trường phải rõ ràng, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường, không gây nhầm lẫn về đẳng cấp, thứ hạng trường. Đây chính là điểm mới trong quy định đặt tên trường. Gây hoang mang người học Trước đó, phụ huynh và người học hoang mang khi có tình trạng một số trường CĐ có trụ sở ở một nơi nhưng tên trường lại liên quan đến các địa danh lớn. Chẳng hạn Trường quốc tế Nam Việt có giấy phép thành lập của Bộ LĐ-TB-XH ngày 18.7.2008, trụ sở chính tại thôn Phước Thượng, xã Phước Đồng, TP.Nha Trang, Khánh Hòa, nhưng năm 2018 lại được đổi tên thành Trường CĐ Y Dược Sài Gòn, thực hiện tuyển sinh và đào tạo một số ngành khối sức khỏe tại cơ sở Nha Trang, Q.Bình Tân (TP.HCM) và Q.12 (TP.HCM). Hay Trường CĐ Y Dược Hà Nội trong giấy phép đăng ký hoạt động lại có trụ sở tại Khúc Xuyên, TP.Bắc Ninh, với tên gọi trước đây là Trường CĐ Y Dược Thăng Long. Trường này cũng đăng ký hoạt động tuyển sinh và đào tạo ở các địa điểm Hà Nội và Hải Phòng. Ngoài ra, các trường như CĐ Y Dược Pasteur (trụ sở chính ở Yên Bái), CĐ Y Dược ASEAN (trụ sở ở Hưng Yên) đều có tên rất “kêu” nhưng từng có thời gian đã tuyển sinh tràn lan ở TP.HCM với địa điểm thuê mướn, không đủ cơ sở vật chất lẫn giảng viên. Trao đổi với Thanh Niên, ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết: “Việc đặt tên các trường CĐ, TC trong thời gian qua được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46, 47 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH quy định điều lệ trường CĐ, điều lệ trường TC. Tuy nhiên, quy định hiện hành vẫn còn những bất cập nhất định như một số trường đặt tên gắn với địa phương khác với địa phương nơi đặt trụ sở chính, gắn với cụm từ xác định chất lượng, thứ hạng, phạm vi hoạt động chưa đúng với thực tế về chất lượng đào tạo, phạm vi hoạt động và các điều kiện đảm bảo của trường." Theo ông Dũng, việc đặt tên trường theo quy định mới này còn tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh về chất lượng, uy tín, thương hiệu giữa các trường và giúp người học nhận biết, lựa chọn đúng trường, đúng ngành, nghề để theo học. Mỹ Quyên Báo Thanh niên
Học Cao đẳng, Trung cấp Luật có trở thành thẩm phán được không?
Học Cao đẳng, Trung cấp Luật có thể trở thành thẩm phán? Đối với người học Luật, chức vụ Thẩm phán là một mơ ước lớn lao. Ở Việt Nam, ngoài hệ đào tạo Đại học, chúng ta còn có Cao đẳng và Trung cấp, như vậy người học luật ở các hệ Cao đẳng và Trung cấp ngành Luật có thể trở thành Thẩm phán hay không? Tiêu chuẩn thẩm phán Tiêu chuẩn Thẩm phán ở Việt Nam được quy định tại Điều 67 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014: “Điều 67. Tiêu chuẩn Thẩm phán 1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực. 2. Có trình độ cử nhân luật trở lên. 3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử. 4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật. 5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.” Như vậy, một trong những yêu cầu cơ bản của chức vụ thẩm phán là phải có bằng Cử nhân Luật trở lên. Học cao đẳng, trung cấp có thể trở thành thẩm phán? Quy định về bằng cấp của hệ đào tạo Cao đẳng, Trung cấp được quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 như sau: “Sinh viên học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc sinh viên học theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nếu tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ theo quy định thì được hiệu trưởng trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành.” Theo đó, chỉ có một số ngành nghề có đào tạo thực hành mới cấp danh hiệu cử nhân thực hành cho người học cao đẳng, trong đó không có ngành luật. Điều này có nghĩa, chỉ học Cao đẳng, Trung cấp thì sẽ không thể đủ tiêu chuẩn trở thành thẩm phán, nếu muốn thăng tiến đến chức vụ này, bạn cần có ít nhất là bằng cử nhân. Hiện nay, một số trường đại học có đào tạo liên thông hoặc các văn bằng ngoài chính quy, tạo điều kiện cho người đã có bằng cao đẳng, trung cấp được tiếp tục học để lấy bằng cử nhân ngành luật. Quy chế đào tạo liên thông giữa các trường cao đẳng, trung cấp và đại học thực hiện theo Quyết định 18/2017/QĐ-TTg, trong đó những điều kiện để một cơ sở giáo dục đại học được tuyển sinh đào tạo liên thông là: - Cơ sở giáo dục đại học đã có quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học hình thức chính quy; - Cơ sở giáo dục đại học đã và đang tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ được ít nhất 03 (ba) khóa liên tục khi quyết định thực hiện tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy. Đối với đào tạo liên thông khối ngành nghệ thuật, cơ sở giáo dục đại học đã và đang tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ hoặc niên chế hình thức chính quy được ít nhất 03 (ba) khóa liên tục khi quyết định thực hiện tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy. Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, cơ sở giáo dục đại học phải bảo đảm thêm điều kiện có ít nhất một khóa sinh viên trình độ đại học hình thức chính quy đã tốt nghiệp. Như vậy, người học cao đẳng, trung cấp ngành luật chỉ có thể trở thành thẩm phán khi có bằng cử nhân, họ có thể đăng ký học liên thông hoặc đăng ký thi lại đại học để có được tấm bằng này. >>> Con đường trở thành một thẩm phán tại Việt Nam
Không phải tất cả công chức cấp xã phải có bằng đại học từ 25/12/2019
Cụ thể, theo Thông tư 13/2019/TT-BNV Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, có hiệu lực từ ngày 25/12/2019. Quy định công chức cấp xã phải tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng chức danh công chức xã. Tuy nhiên, không hẳn tất cả đối tượng nào cũng bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu này, cụ thể tại Điều 1 Thông tư 13 quy định như sau: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - Đối với công chức đã tuyển dụng trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng đủ theo quy định. Như vậy, thực tế việc nâng chuẩn trình độ đào tạo của công chức cấp xã là một trong những yêu cầu cần thiết. Nhưng theo quy định trên thì không phải tất cả công chức cấp xã phải có bằng đại học từ 25/12/2019, mà công chức cấp xã có thể chỉ cần bằng trung cấp trở lên và được UBND cấp tỉnh quy định cụ thể. Theo đó, ngoài hai trường hợp nêu trên, thì mọi công chức cấp xã được tuyển dụng từ ngày 25/12/2019 đều phải có bằng đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã theo quy định. Xem thêm>> Từ 25/12/2019: Công chức cấp xã, phường phải có bằng đại học trở lên