Trình tự tham gia đấu giá tài sản bằng hình thức trực tuyến từ ngày 1/1/2025
Việc tham gia đấu giá trực tuyến mang lại nhiều tiện ích cho người tham gia. Tuy nhiên, để quá trình đấu giá diễn ra suôn sẻ, người tham gia cần nắm rõ trình tự các bước. (1) Đấu giá tài sản bằng hình thức trực tuyến Đấu giá trực tuyến là một trong các hình thức đấu giá được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 40 Luật Đấu giá tài sản 2016. Tuy nhiên, Luật Đấu giá tài sản 2016 chưa đưa ra quy định cụ thể cho hình thức đấu giá trực tuyến này mà chỉ được hướng dẫn bởi Nghị định 62/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 47/2023/NĐ-CP). Do đó, tại Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025), các quy định cụ thể về hình thức đấu giá trực tuyến đã được bổ sung vào Luật Đấu giá tài sản 2016. Cụ thể, tại Điều 43a Luật Đấu giá tài sản 2016, được bổ sung bởi khoản 28 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 quy định việc đấu giá trực tuyến như sau: - Việc đấu giá trực tuyến được thực hiện thông qua Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến. - Việc xây dựng, quản lý và vận hành Cổng Đấu giá tài sản quốc gia, trang thông tin đấu giá trực tuyến được thực hiện theo quy định của pháp luật về thông tin và truyền thông, pháp luật về thương mại điện tử và pháp luật về đấu giá tài sản. - Kinh phí xây dựng, quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp Cổng Đấu giá tài sản quốc gia được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. - Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tổ chức việc đấu giá trực tuyến thông qua sử dụng Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc sử dụng trang thông tin đấu giá trực tuyến của mình hoặc thuê, sử dụng trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản khác. - Chi phí sử dụng Cổng Đấu giá tài sản quốc gia, chi phí thuê trang thông tin đấu giá trực tuyến để tổ chức cuộc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến được tính vào chi phí đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Đấu giá tài sản 2016. - Chính phủ quy định chi tiết yêu cầu, điều kiện đối với Cổng Đấu giá tài sản quốc gia và yêu cầu, điều kiện, việc thẩm định, phê duyệt trang thông tin đấu giá trực tuyến; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, quản lý, vận hành, sử dụng Cổng Đấu giá tài sản quốc gia, trang thông tin đấu giá trực tuyến. Như vậy, theo các quy định trên, việc đấu giá trực tuyến sẽ diễn ra trên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc các trang thông tin đấu giá trực tuyến. Cổng Đấu giá tài sản quốc gia và các trang đấu giá này đóng vai trò như một nền tảng trung gian, giúp kết nối người tham gia và đảm bảo tính công bằng trong quá trình đấu giá. Các quy định này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của thị trường đấu giá mà còn góp phần vào việc xây dựng một môi trường đấu giá minh bạch và hiệu quả hơn. (2) Trình tự tham gia đấu giá tài sản bằng hình thức trực tuyến từ ngày 1/1/2025 Trình tự tham gia đấu giá tài sản bằng hình thức trực tuyến được quy định tại Điều 43b Luật Đấu giá tài sản 2016, được bổ sung bởi khoản 28 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024, bao gồm các bước như sau: Bước 1: Tổ chức đấu giá trực tuyến Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng đăng tải Quy chế cuộc đấu giá, thông báo công khai việc đấu giá trên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến. Sau đó thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá trực tuyến theo quy định tại Điều 33 đến Điều 39, Điều 43a, Điều 43b và các điều từ Điều 44 đến Điều 54 cùng với Chương IV Luật Đấu giá tài sản 2016. Bước 2: Đăng ký, nộp hồ sơ đấu giá Người tham gia đấu giá đăng ký tham gia đấu giá, nộp hồ sơ tham gia đấu giá, trả giá trên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến Bước 3: Nộp tiền đặt trước Người đăng ký đấu giá nộp tiền đặt trước theo quy định, sau đó được xem tài sản đấu giá trực tuyến hoặc xem tài sản đấu giá trực tiếp theo Quy chế cuộc đấu giá. Bước 4: Phân công đấu giá viên điều hành - Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản phân công đấu giá viên điều hành phiên đấu giá trực tuyến. - Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng phân công thành viên điều hành phiên đấu giá trực tuyến. Bước 5: Trả kết quả đấu giá Kết quả cuộc đấu giá trực tuyến được đăng công khai trên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến và được gửi vào địa chỉ thư điện tử của người tham gia đấu giá. Có thể thấy, mỗi bước trong trình tự đấu giá trực tuyến đều rất quan trọng, các quy định này không chỉ nhằm mục đích quản lý mà còn khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động đấu giá. Bên cạnh đó, việc quy định rõ ràng từng bước giúp người tham gia hiểu và thực hiện đúng quy trình, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu giá tài sản. Tổng kết lại, trình tự tham gia đấu giá tài sản trực tuyến từ ngày 1/1/2025 không chỉ hiện đại hóa quy trình đấu giá mà còn góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch. Sự chuyển mình này là một bước tiến quan trọng trong việc áp dụng công nghệ vào lĩnh vực quản lý tài sản công, người tham gia có thể dễ dàng tiếp cận thông tin và tham gia đấu giá từ xa, rất phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, cần chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ cho người tham gia và đảm bảo hệ thống đấu giá trực tuyến hoạt động ổn định. Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Quy định về trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến mới nhất
Khi đấu giá tài sản qua hình thức trực tuyến cần đảm bảo những quy định gì? Hiện nay trình tự đấu giá trực tuyến phải thực hiện như thế nào? Quy định đối với trang thông tin đấu giá trực tuyến 1. Nguyên tắc đấu giá trực tuyến Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 62/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đấu giá trực tuyến - Tuân thủ quy định của pháp luật về đấu giá tài sản. - Bảo mật về tài khoản truy cập, thông tin về người tham gia đấu giá và các thông tin khác theo quy định của pháp luật. - Bảo đảm tính khách quan, minh bạch, an toàn, an ninh mạng. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản, người tham gia đấu giá và cá nhân, tổ chức có liên quan. 2. Trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 62/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2023/NĐ-CP từ ngày 01/09/2023, trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến được thực hiện như sau: - Tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng đăng tải Quy chế cuộc đấu giá, Thông báo công khai việc đấu giá, kèm theo danh mục tài sản, hình ảnh, tài liệu liên quan đến tài sản (nếu có) trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến. - Người tham gia đấu giá xem tài sản đấu giá trực tuyến hoặc xem tài sản trực tiếp theo Quy chế cuộc đấu giá; đăng ký tham gia đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến. Người tham gia đấu giá mua hồ sơ tham gia đấu giá thì được cấp một tài khoản truy cập thông qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký. Người tham gia đấu giá sử dụng tài khoản truy cập để được hướng dẫn cách thức nộp hồ sơ tham gia đấu giá trực tuyến, nộp tiền đặt trước thông qua các hình thức thanh toán trực tuyến, cách thức tham gia đấu giá, trả giá và các nội dung cần thiết khác khi tham gia Trang thông tin đấu giá trực tuyến. - Người tham gia đấu giá nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá và tiền đặt trước hợp lệ thì được sử dụng tài khoản truy cập để tham gia cuộc đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá. Người đủ điều kiện tham gia đấu giá mà không truy cập tài khoản đã được cấp để tham gia trả giá theo thời gian quy định trong Quy chế cuộc đấu giá thì được coi là không tham gia cuộc đấu giá quy định tại điểm a khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản, trừ trường hợp bất khả kháng. Thời gian trả giá của cuộc đấu giá do tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản nhưng tối thiểu là mười lăm phút. - Tổ chức đấu giá tài sản phân công đấu giá viên, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng phân công thành viên điều hành cuộc đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến. Tại thời điểm kết thúc cuộc đấu giá, việc xác định người trúng đấu giá được thực hiện như sau: + Trường hợp việc trả giá được thực hiện bằng phương thức trả giá lên thì người trúng đấu giá là người có mức trả giá cao nhất được hệ thống mạng đấu giá ghi nhận; + Trường hợp việc trả giá được thực hiện bằng phương thức đặt giá xuống thì người trúng đấu giá là người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc giá đã giảm được hệ thống mạng đấu giá tài sản ghi nhận. Người trúng đấu giá được công bố trên hệ thống mạng đấu giá trực tuyến ngay sau khi cuộc đấu giá kết thúc. - Kết quả cuộc đấu giá trực tuyến được đăng công khai trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến và được gửi vào địa chỉ thư điện tử của người tham gia đấu giá đã đăng ký với tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ngay sau khi công bố người trúng đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến. 3. Trang thông tin đấu giá trực tuyến phải đáp ứng yêu cầu gì? Tại Điều 13 Nghị định 62/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 47/2023/NĐ-CP từ ngày 01/09/2023, yêu cầu đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến là: - Công khai, minh bạch, không hạn chế truy cập, tiếp cận thông tin. - Thời gian trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến là thời gian thực và là thời gian chuẩn trong đấu giá trực tuyến. - Hoạt động ổn định, liên tục và phải đạt cấp độ 3 theo quy định pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. - Đáp ứng các yêu cầu về việc kết nối, tích hợp và chia sẻ dữ liệu thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ thông tin. - Có các chức năng nghiệp vụ tối thiểu sau đây: + Cho phép cá nhân, tổ chức đăng ký tài khoản tham gia đấu giá. Mỗi cá nhân, tổ chức được đăng ký duy nhất một tài khoản tham gia đấu giá, trả giá. + Đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin của người tham gia đấu giá, tài khoản truy cập, việc tham gia trả giá, giá đã trả bằng mã định danh riêng. + Hiển thị công khai, trung thực giá trả của người tham gia đấu giá; thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch, mức giá được trả tại các cuộc đấu giá, việc rút lại giá đã trả và những thông tin cần thiết khác trong quá trình tổ chức đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến. + Hiển thị liên tục trong suốt thời gian đấu giá mức giá cao nhất đã trả đối với phương thức trả giá lên và mức giá bằng giá khởi điểm hoặc giá đã giảm thấp nhất đối với phương thức đặt giá xuống để những người tham gia đấu giá có thể xem được; người đủ điều kiện tham gia đấu giá nhưng không tham gia cuộc đấu giá; + Bảo đảm người tham gia đấu giá không thể nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá sau thời điểm kết thúc nộp hồ sơ; thực hiện việc trả giá sau thời điểm kết thúc cuộc đấu giá Như vậy, hiện tại khi tiến hành đấu giá theo hình trực tuyến cần thực hiện theo các bước quy trình như trên. Sau khi trúng đấu giá, người trúng đấu giá được công bố trên hệ thống mạng đấu giá trực tuyến ngay sau khi cuộc đấu giá kết thúc. Thời gian trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến là thời gian thực và là thời gian chuẩn trong đấu giá trực tuyến.
Trình tự tham gia đấu giá tài sản bằng hình thức trực tuyến từ ngày 1/1/2025
Việc tham gia đấu giá trực tuyến mang lại nhiều tiện ích cho người tham gia. Tuy nhiên, để quá trình đấu giá diễn ra suôn sẻ, người tham gia cần nắm rõ trình tự các bước. (1) Đấu giá tài sản bằng hình thức trực tuyến Đấu giá trực tuyến là một trong các hình thức đấu giá được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 40 Luật Đấu giá tài sản 2016. Tuy nhiên, Luật Đấu giá tài sản 2016 chưa đưa ra quy định cụ thể cho hình thức đấu giá trực tuyến này mà chỉ được hướng dẫn bởi Nghị định 62/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 47/2023/NĐ-CP). Do đó, tại Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025), các quy định cụ thể về hình thức đấu giá trực tuyến đã được bổ sung vào Luật Đấu giá tài sản 2016. Cụ thể, tại Điều 43a Luật Đấu giá tài sản 2016, được bổ sung bởi khoản 28 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 quy định việc đấu giá trực tuyến như sau: - Việc đấu giá trực tuyến được thực hiện thông qua Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến. - Việc xây dựng, quản lý và vận hành Cổng Đấu giá tài sản quốc gia, trang thông tin đấu giá trực tuyến được thực hiện theo quy định của pháp luật về thông tin và truyền thông, pháp luật về thương mại điện tử và pháp luật về đấu giá tài sản. - Kinh phí xây dựng, quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp Cổng Đấu giá tài sản quốc gia được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. - Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tổ chức việc đấu giá trực tuyến thông qua sử dụng Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc sử dụng trang thông tin đấu giá trực tuyến của mình hoặc thuê, sử dụng trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản khác. - Chi phí sử dụng Cổng Đấu giá tài sản quốc gia, chi phí thuê trang thông tin đấu giá trực tuyến để tổ chức cuộc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến được tính vào chi phí đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Đấu giá tài sản 2016. - Chính phủ quy định chi tiết yêu cầu, điều kiện đối với Cổng Đấu giá tài sản quốc gia và yêu cầu, điều kiện, việc thẩm định, phê duyệt trang thông tin đấu giá trực tuyến; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, quản lý, vận hành, sử dụng Cổng Đấu giá tài sản quốc gia, trang thông tin đấu giá trực tuyến. Như vậy, theo các quy định trên, việc đấu giá trực tuyến sẽ diễn ra trên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc các trang thông tin đấu giá trực tuyến. Cổng Đấu giá tài sản quốc gia và các trang đấu giá này đóng vai trò như một nền tảng trung gian, giúp kết nối người tham gia và đảm bảo tính công bằng trong quá trình đấu giá. Các quy định này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của thị trường đấu giá mà còn góp phần vào việc xây dựng một môi trường đấu giá minh bạch và hiệu quả hơn. (2) Trình tự tham gia đấu giá tài sản bằng hình thức trực tuyến từ ngày 1/1/2025 Trình tự tham gia đấu giá tài sản bằng hình thức trực tuyến được quy định tại Điều 43b Luật Đấu giá tài sản 2016, được bổ sung bởi khoản 28 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024, bao gồm các bước như sau: Bước 1: Tổ chức đấu giá trực tuyến Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng đăng tải Quy chế cuộc đấu giá, thông báo công khai việc đấu giá trên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến. Sau đó thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá trực tuyến theo quy định tại Điều 33 đến Điều 39, Điều 43a, Điều 43b và các điều từ Điều 44 đến Điều 54 cùng với Chương IV Luật Đấu giá tài sản 2016. Bước 2: Đăng ký, nộp hồ sơ đấu giá Người tham gia đấu giá đăng ký tham gia đấu giá, nộp hồ sơ tham gia đấu giá, trả giá trên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến Bước 3: Nộp tiền đặt trước Người đăng ký đấu giá nộp tiền đặt trước theo quy định, sau đó được xem tài sản đấu giá trực tuyến hoặc xem tài sản đấu giá trực tiếp theo Quy chế cuộc đấu giá. Bước 4: Phân công đấu giá viên điều hành - Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản phân công đấu giá viên điều hành phiên đấu giá trực tuyến. - Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng phân công thành viên điều hành phiên đấu giá trực tuyến. Bước 5: Trả kết quả đấu giá Kết quả cuộc đấu giá trực tuyến được đăng công khai trên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến và được gửi vào địa chỉ thư điện tử của người tham gia đấu giá. Có thể thấy, mỗi bước trong trình tự đấu giá trực tuyến đều rất quan trọng, các quy định này không chỉ nhằm mục đích quản lý mà còn khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động đấu giá. Bên cạnh đó, việc quy định rõ ràng từng bước giúp người tham gia hiểu và thực hiện đúng quy trình, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu giá tài sản. Tổng kết lại, trình tự tham gia đấu giá tài sản trực tuyến từ ngày 1/1/2025 không chỉ hiện đại hóa quy trình đấu giá mà còn góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch. Sự chuyển mình này là một bước tiến quan trọng trong việc áp dụng công nghệ vào lĩnh vực quản lý tài sản công, người tham gia có thể dễ dàng tiếp cận thông tin và tham gia đấu giá từ xa, rất phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, cần chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ cho người tham gia và đảm bảo hệ thống đấu giá trực tuyến hoạt động ổn định. Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Quy định về trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến mới nhất
Khi đấu giá tài sản qua hình thức trực tuyến cần đảm bảo những quy định gì? Hiện nay trình tự đấu giá trực tuyến phải thực hiện như thế nào? Quy định đối với trang thông tin đấu giá trực tuyến 1. Nguyên tắc đấu giá trực tuyến Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 62/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đấu giá trực tuyến - Tuân thủ quy định của pháp luật về đấu giá tài sản. - Bảo mật về tài khoản truy cập, thông tin về người tham gia đấu giá và các thông tin khác theo quy định của pháp luật. - Bảo đảm tính khách quan, minh bạch, an toàn, an ninh mạng. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản, người tham gia đấu giá và cá nhân, tổ chức có liên quan. 2. Trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 62/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2023/NĐ-CP từ ngày 01/09/2023, trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến được thực hiện như sau: - Tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng đăng tải Quy chế cuộc đấu giá, Thông báo công khai việc đấu giá, kèm theo danh mục tài sản, hình ảnh, tài liệu liên quan đến tài sản (nếu có) trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến. - Người tham gia đấu giá xem tài sản đấu giá trực tuyến hoặc xem tài sản trực tiếp theo Quy chế cuộc đấu giá; đăng ký tham gia đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến. Người tham gia đấu giá mua hồ sơ tham gia đấu giá thì được cấp một tài khoản truy cập thông qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký. Người tham gia đấu giá sử dụng tài khoản truy cập để được hướng dẫn cách thức nộp hồ sơ tham gia đấu giá trực tuyến, nộp tiền đặt trước thông qua các hình thức thanh toán trực tuyến, cách thức tham gia đấu giá, trả giá và các nội dung cần thiết khác khi tham gia Trang thông tin đấu giá trực tuyến. - Người tham gia đấu giá nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá và tiền đặt trước hợp lệ thì được sử dụng tài khoản truy cập để tham gia cuộc đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá. Người đủ điều kiện tham gia đấu giá mà không truy cập tài khoản đã được cấp để tham gia trả giá theo thời gian quy định trong Quy chế cuộc đấu giá thì được coi là không tham gia cuộc đấu giá quy định tại điểm a khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản, trừ trường hợp bất khả kháng. Thời gian trả giá của cuộc đấu giá do tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản nhưng tối thiểu là mười lăm phút. - Tổ chức đấu giá tài sản phân công đấu giá viên, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng phân công thành viên điều hành cuộc đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến. Tại thời điểm kết thúc cuộc đấu giá, việc xác định người trúng đấu giá được thực hiện như sau: + Trường hợp việc trả giá được thực hiện bằng phương thức trả giá lên thì người trúng đấu giá là người có mức trả giá cao nhất được hệ thống mạng đấu giá ghi nhận; + Trường hợp việc trả giá được thực hiện bằng phương thức đặt giá xuống thì người trúng đấu giá là người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc giá đã giảm được hệ thống mạng đấu giá tài sản ghi nhận. Người trúng đấu giá được công bố trên hệ thống mạng đấu giá trực tuyến ngay sau khi cuộc đấu giá kết thúc. - Kết quả cuộc đấu giá trực tuyến được đăng công khai trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến và được gửi vào địa chỉ thư điện tử của người tham gia đấu giá đã đăng ký với tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ngay sau khi công bố người trúng đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến. 3. Trang thông tin đấu giá trực tuyến phải đáp ứng yêu cầu gì? Tại Điều 13 Nghị định 62/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 47/2023/NĐ-CP từ ngày 01/09/2023, yêu cầu đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến là: - Công khai, minh bạch, không hạn chế truy cập, tiếp cận thông tin. - Thời gian trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến là thời gian thực và là thời gian chuẩn trong đấu giá trực tuyến. - Hoạt động ổn định, liên tục và phải đạt cấp độ 3 theo quy định pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. - Đáp ứng các yêu cầu về việc kết nối, tích hợp và chia sẻ dữ liệu thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ thông tin. - Có các chức năng nghiệp vụ tối thiểu sau đây: + Cho phép cá nhân, tổ chức đăng ký tài khoản tham gia đấu giá. Mỗi cá nhân, tổ chức được đăng ký duy nhất một tài khoản tham gia đấu giá, trả giá. + Đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin của người tham gia đấu giá, tài khoản truy cập, việc tham gia trả giá, giá đã trả bằng mã định danh riêng. + Hiển thị công khai, trung thực giá trả của người tham gia đấu giá; thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch, mức giá được trả tại các cuộc đấu giá, việc rút lại giá đã trả và những thông tin cần thiết khác trong quá trình tổ chức đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến. + Hiển thị liên tục trong suốt thời gian đấu giá mức giá cao nhất đã trả đối với phương thức trả giá lên và mức giá bằng giá khởi điểm hoặc giá đã giảm thấp nhất đối với phương thức đặt giá xuống để những người tham gia đấu giá có thể xem được; người đủ điều kiện tham gia đấu giá nhưng không tham gia cuộc đấu giá; + Bảo đảm người tham gia đấu giá không thể nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá sau thời điểm kết thúc nộp hồ sơ; thực hiện việc trả giá sau thời điểm kết thúc cuộc đấu giá Như vậy, hiện tại khi tiến hành đấu giá theo hình trực tuyến cần thực hiện theo các bước quy trình như trên. Sau khi trúng đấu giá, người trúng đấu giá được công bố trên hệ thống mạng đấu giá trực tuyến ngay sau khi cuộc đấu giá kết thúc. Thời gian trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến là thời gian thực và là thời gian chuẩn trong đấu giá trực tuyến.