Người lao động có thể được nhận 5 khoản tiền khi nghỉ việc
Khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật, người lao động có thể được nhận 05 khoản tiền sau đây khi nghỉ việc. (1) Tiền trợ cấp thôi việc Theo Điều 46 Bộ Luật Lao động 2019, tiền trợ cấp thôi việc được người sử dụng lao động (NSDLĐ) trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ Luật Lao động 2019 Theo đó, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc là: - Hết hạn hợp đồng lao động - Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động - Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động - Người lao động bị phạt từ, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án - Người lao động chết; bị toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết - Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, có 02 trường hợp người lao động không được nhận trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc là: - Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu - Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên. Lưu ý: Trường hợp người lao động được nhận trợ cấp thôi việc sẽ không được nhận thêm trợ cấp mất việc theo quy định tại Điều 47 Bộ Luật Lao động 2019 (2) Tiền trợ cấp mất việc làm Căn cứ tại Điều 47 Bộ Luật Lao động 2019 quy định, NSDLĐ trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm do NSDLĐ cho người lao động thôi việc theo khoản 11 Điều 34 Bộ Luật Lao động 2019, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương. Theo đó, các trường hợp khi chấm dứt lao động mà người lao động được hưởng tiền trợ cấp mất việc là: - Trong trường hợp doanh nghiệp cắt giảm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế. - Trong trường hợp doanh nghiệp cắt giảm khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Lưu ý: Trường hợp người lao động đã được nhận trợ cấp mất việc sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc (3) Tiền trợ cấp thất nghiệp Tiền trợ cấp thất nghiệp là tiền mà người lao động sẽ được nhận khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Theo Điều 46 Luật Việc làm 2013, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chấm dứt hợp đồng lao động 03 tháng, người lao động nộp hồ sơ đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do Nhà nước thành lập. Theo Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Mức hưởng hằng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. (4) Tiền lương những ngày làm việc chưa được thanh toán Người lao động còn được nhận khoản tiền cho những ngày làm việc mà chưa được thanh toán. Ví dụ trường hợp thời điểm người lao động nghỉ việc chưa phải là ngày phát lương thì sẽ được nhận khoản tiền lương cho những ngày đi làm thực tế trong tháng đó. Theo đó, Điều 48 Luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Khoản 2 Điều 48 Luật Lao động 2019 quy định, NSDLĐ có trách nhiệm thanh toán tiền lương và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì những khoản này được ưu tiên thanh toán. (5) Tiền lương còn của những ngày nghỉ phép năm Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định, trường hợp người lao động thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Như vậy, khi nghỉ việc, người sử dụng lao động sẽ tính số ngày nghỉ phép năm mà người lao động chưa sử dụng, tính theo mức lương quy định trong hợp đồng lao động để trả cho người lao động. Trên đây là 05 khoản tiền mà người lao động có thể được nhận khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật.
Quá thời hạn nộp hồ sơ thất nghiệp, có được lĩnh trợ cấp?
Trong một số trường hợp, khi NLĐ nghỉ việc mà trễ hạn nộp hồ sơ lĩnh tiền trợ cấp thất nghiệp thì có được lĩnh hay không? Trường hợp nào không được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. (1) Những trường hợp nào không được nhận trợ cấp thất nghiệp? Tại điều 49 của Luật Việc 2013 quy định về điều kiện được hưởng BHTN, trong đó có 09 trường hợp NLĐ (NLĐ) không được hưởng TCTN dù đủ thời gian tham gia BHTN. Các trường hợp này gồm: - NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật Mà cụ thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là trường hợp chấm dứt HĐLĐ không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật Lao động 2019. Trong trường hợp này, NLĐ cũng không được hưởng trợ cấp thôi việc, đồng thời phải bồi thường cho chủ sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ. - NLĐ hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng Do đang được hưởng khoản lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, NLĐ cũng sẽ không được hưởng BHTN. - NLĐ đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an Trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, NLĐ hưởng một số khoản trợ cấp, phụ cấp nhất định như: Phụ cấp theo quân hàm hiện hưởng; trợ cấp một lần sau khi xuất ngũ; trợ cấp tạo việc làm… Tuy nhiên, NLĐ không được hưởng TCTN. - NLĐ đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên Trường hợp NLĐ chưa tìm được việc làm nhưng đang đi học có thời hạn từ đủ 01 năm trở lên thì cũng không thuộc đối tượng được hưởng BHTN. - NLĐ đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện NLĐ đủ điều kiện hưởng BHTN nhưng lại thuộc một trong các trường hợp trên sẽ không được hưởng BHTN theo quy định. - NLĐ bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù Khi bị tạm giam hoặc chấp hành hình phạt tù, NLĐ cũng mất quyền lợi được hưởng BHTN. - NLĐ ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng Trường hợp ra nước ngoài định cư, NLĐ sẽ được rút tiền BHXH một lần mà sẽ không được hưởng BHTN. - NLĐ chết Khi NLĐ chết, thân nhân sẽ được hưởng một số khoản trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất theo quy định, nếu đủ điều kiện nhưng sẽ không được hưởng BHTN. - NLĐ không nộp hồ sơ hưởng TCTN trong vòng ba tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ Khoản 3 Điều 49 của Luật Việc làm 2013 yêu cầu trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, NLĐ đủ điều kiện phải nộp hồ sơ hưởng BHTN tại trung tâm dịch vụ việc làm. Nếu ngoài 03 tháng mà không nộp hồ sơ, NLĐ sẽ mất quyền lợi. Như vậy, nếu NLĐ thuộc một trong 09 trường hợp trên sẽ không nhận được TTCTN mặc dù đủ thời gian tham gia BHTN. Vì thế, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của NLĐ, NLĐ cần nắm rõ các quy định trên để áp dụng vào thực tiễn hiệu quả. Quá thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có được lĩnh không? Như phân tích trên, căn cứ Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm quy định: “Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập”. Như vậy, trường hợp đã quá thời hạn 03 tháng sau khi chấm dứt hợp đồng mà chưa nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định thì không được lĩnh trợ cấp thất nghiệp, quá trình đóng thất nghiệp sẽ được bảo lưu tính vào thời gian hưởng khi người lao động tiếp tục đóng BHXH. Xem bài viết liên quan: Hướng dẫn thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2023 Hướng dẫn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp online nhanh nhất Hướng dẫn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tiếp hoặc qua bưu chính 2023 Đơn phương chấm dứt hợp đồng người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp? Điều 40 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau: - Không được trợ cấp thôi việc. - Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước. - Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này. Song, theo Điều 49 Luật Việc làm 2013, quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó quy định Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, ngoài ra còn phải đảm bảo các điều kiện ở Điều 49 Luật Việc làm 2013. Như vậy, nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định thì vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Xem bài viết liên quan: Mới: Quy trình tiếp nhận và chi trả trợ cấp thất nghiệp Những trường hợp NLĐ không được nhận trợ cấp thất nghiệp NLĐ đi nghĩa vụ quân sự thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Tổng hợp các đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng nhằm đảm bảo cho người thuộc đối tượng có một khoản tiền, khoản trợ cấp ít nhiều cũng đem lại những điều kiện thuận lợi cho họ hơn. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc trường hợp nào thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau: Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng - Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; + Mồ côi cả cha và mẹ; + Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; + Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; + Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; + Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; + Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; + Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi. - Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo. - Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con). - Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây: + Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; + Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; + Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; + Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng. - Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật. - Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn. - Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng. Quy định về thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng? Căn cứ Điều 34 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau: Thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng - Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng phải được chi trả kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. - Việc lựa chọn tổ chức dịch vụ chi trả chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện chi trả bảo đảm yêu cầu có kinh nghiệm, có mạng lưới điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn, có thể đảm nhiệm việc chi trả tại nhà cho một số đối tượng đặc thù, bảo đảm kịp thời và an toàn trong việc chi trả. - Việc chi trả thông qua tổ chức dịch vụ chi trả được lập thành hợp đồng giữa cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tùy theo phân cấp của từng địa phương) và tổ chức dịch vụ chi trả, trong đó phải ghi rõ phạm vi, đối tượng chi trả, phương thức chi trả (gồm phương thức chi trả qua tài khoản ngân hàng, tài khoản thanh toán điện tử do pháp luật quy định hoặc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt), phương thức chuyển tiền và thời hạn chuyển tiền, thời hạn chi trả đến người thụ hưởng, mức chi phí chi trả theo thực tế, thời hạn thanh quyết toán, quyền và trách nhiệm của các bên, thoả thuận khác có liên quan đến việc chi trả. - Trước ngày 25 hàng tháng, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách đối tượng thụ hưởng (bao gồm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng tăng, giảm; đối tượng hưởng trợ cấp một lần); số kinh phí chi trả tháng sau (bao gồm cả tiền truy lĩnh và mai táng phí của đối tượng); số kinh phí còn lại chưa chi trả các tháng trước (nếu có) thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước và chuyển vào tài khoản tiền gửi của tổ chức dịch vụ chi trả; đồng thời chuyển danh sách chi trả để tổ chức dịch vụ chi trả cho đối tượng thụ hưởng tháng sau. Trong thời gian chi trả, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cử người giám sát việc chi trả của tổ chức thực hiện chi trả. - Hàng tháng, tổ chức dịch vụ chi trả tổng hợp, báo cáo danh sách đối tượng đã nhận tiền, số tiền đã chi trả; danh sách đối tượng chưa nhận tiền để chuyển chi trả vào tháng sau, số kinh phí còn lại chưa chi trả và chuyển chứng từ (danh sách đã ký nhận và chứng từ chuyển khoản ngân hàng) cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20 hàng tháng. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp quyết toán kinh phí chi trả theo quy định. Trên đây là những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và việc thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng theo quy định hiện hành.
Đối tượng được hưởng trợ cấp lần đầu đối với cán bộ tại vùng đặc biệt khó khăn
Kính gửi Thuvienphapluat. cho tôi hỏi tôi công tác từ năm 2016 và cho đến năm 2020 cơ quan nơi hiện tôi đang công tác lại được chính phủ công nhận là khu vực xã đặc biệt khó khăn. Vậy cho tôi hỏi tôi có thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp lần đầu theo Điều 2 và điều 6, Nghị Định 76/2019/NĐ-CP VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI HƯỞNG LƯƠNG TRONG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CÔNG TÁC Ở VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN; hay không? mong được giải đáp sớm ạ. trân trọng cảm ơn.
Mức hưởng trợ cấp tiền tuất một lần cho thân nhân khi người lao động qua đời
Những đối tượng hưởng mai táng phí thuộc một trong các trường hợp sau khi chết thân nhân của họ được hưởng tiền tuất một lần (người chết không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng và người chết thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng theo quy định pháp luật). Đối với mức hưởng trợ cấp tiền tuất một lần được quy định rõ tại khoản 1, 2 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: “1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này. 2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng”. Mức trợ cấp này cũng tương tự như trợ cấp tiền tuất hằng tháng, nhưng dành cho những trường hợp không đủ điều kiện để hưởng vẫn có thể hưởng trợ cấp tuất một lần để đảm bảo được cuộc sống ổn định. Mức hưởng trợ cấp được quy định trong trường hợp không có sự giống nhau mà xác định tùy thuộc vào việc người lao động trước khi chết đang còn tham gia hay không còn tham gia quan hệ lao động.
Người lao động có thể được nhận 5 khoản tiền khi nghỉ việc
Khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật, người lao động có thể được nhận 05 khoản tiền sau đây khi nghỉ việc. (1) Tiền trợ cấp thôi việc Theo Điều 46 Bộ Luật Lao động 2019, tiền trợ cấp thôi việc được người sử dụng lao động (NSDLĐ) trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ Luật Lao động 2019 Theo đó, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc là: - Hết hạn hợp đồng lao động - Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động - Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động - Người lao động bị phạt từ, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án - Người lao động chết; bị toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết - Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, có 02 trường hợp người lao động không được nhận trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc là: - Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu - Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên. Lưu ý: Trường hợp người lao động được nhận trợ cấp thôi việc sẽ không được nhận thêm trợ cấp mất việc theo quy định tại Điều 47 Bộ Luật Lao động 2019 (2) Tiền trợ cấp mất việc làm Căn cứ tại Điều 47 Bộ Luật Lao động 2019 quy định, NSDLĐ trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm do NSDLĐ cho người lao động thôi việc theo khoản 11 Điều 34 Bộ Luật Lao động 2019, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương. Theo đó, các trường hợp khi chấm dứt lao động mà người lao động được hưởng tiền trợ cấp mất việc là: - Trong trường hợp doanh nghiệp cắt giảm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế. - Trong trường hợp doanh nghiệp cắt giảm khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Lưu ý: Trường hợp người lao động đã được nhận trợ cấp mất việc sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc (3) Tiền trợ cấp thất nghiệp Tiền trợ cấp thất nghiệp là tiền mà người lao động sẽ được nhận khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Theo Điều 46 Luật Việc làm 2013, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chấm dứt hợp đồng lao động 03 tháng, người lao động nộp hồ sơ đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do Nhà nước thành lập. Theo Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Mức hưởng hằng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. (4) Tiền lương những ngày làm việc chưa được thanh toán Người lao động còn được nhận khoản tiền cho những ngày làm việc mà chưa được thanh toán. Ví dụ trường hợp thời điểm người lao động nghỉ việc chưa phải là ngày phát lương thì sẽ được nhận khoản tiền lương cho những ngày đi làm thực tế trong tháng đó. Theo đó, Điều 48 Luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Khoản 2 Điều 48 Luật Lao động 2019 quy định, NSDLĐ có trách nhiệm thanh toán tiền lương và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì những khoản này được ưu tiên thanh toán. (5) Tiền lương còn của những ngày nghỉ phép năm Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định, trường hợp người lao động thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Như vậy, khi nghỉ việc, người sử dụng lao động sẽ tính số ngày nghỉ phép năm mà người lao động chưa sử dụng, tính theo mức lương quy định trong hợp đồng lao động để trả cho người lao động. Trên đây là 05 khoản tiền mà người lao động có thể được nhận khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật.
Quá thời hạn nộp hồ sơ thất nghiệp, có được lĩnh trợ cấp?
Trong một số trường hợp, khi NLĐ nghỉ việc mà trễ hạn nộp hồ sơ lĩnh tiền trợ cấp thất nghiệp thì có được lĩnh hay không? Trường hợp nào không được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. (1) Những trường hợp nào không được nhận trợ cấp thất nghiệp? Tại điều 49 của Luật Việc 2013 quy định về điều kiện được hưởng BHTN, trong đó có 09 trường hợp NLĐ (NLĐ) không được hưởng TCTN dù đủ thời gian tham gia BHTN. Các trường hợp này gồm: - NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật Mà cụ thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là trường hợp chấm dứt HĐLĐ không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật Lao động 2019. Trong trường hợp này, NLĐ cũng không được hưởng trợ cấp thôi việc, đồng thời phải bồi thường cho chủ sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ. - NLĐ hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng Do đang được hưởng khoản lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, NLĐ cũng sẽ không được hưởng BHTN. - NLĐ đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an Trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, NLĐ hưởng một số khoản trợ cấp, phụ cấp nhất định như: Phụ cấp theo quân hàm hiện hưởng; trợ cấp một lần sau khi xuất ngũ; trợ cấp tạo việc làm… Tuy nhiên, NLĐ không được hưởng TCTN. - NLĐ đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên Trường hợp NLĐ chưa tìm được việc làm nhưng đang đi học có thời hạn từ đủ 01 năm trở lên thì cũng không thuộc đối tượng được hưởng BHTN. - NLĐ đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện NLĐ đủ điều kiện hưởng BHTN nhưng lại thuộc một trong các trường hợp trên sẽ không được hưởng BHTN theo quy định. - NLĐ bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù Khi bị tạm giam hoặc chấp hành hình phạt tù, NLĐ cũng mất quyền lợi được hưởng BHTN. - NLĐ ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng Trường hợp ra nước ngoài định cư, NLĐ sẽ được rút tiền BHXH một lần mà sẽ không được hưởng BHTN. - NLĐ chết Khi NLĐ chết, thân nhân sẽ được hưởng một số khoản trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất theo quy định, nếu đủ điều kiện nhưng sẽ không được hưởng BHTN. - NLĐ không nộp hồ sơ hưởng TCTN trong vòng ba tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ Khoản 3 Điều 49 của Luật Việc làm 2013 yêu cầu trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, NLĐ đủ điều kiện phải nộp hồ sơ hưởng BHTN tại trung tâm dịch vụ việc làm. Nếu ngoài 03 tháng mà không nộp hồ sơ, NLĐ sẽ mất quyền lợi. Như vậy, nếu NLĐ thuộc một trong 09 trường hợp trên sẽ không nhận được TTCTN mặc dù đủ thời gian tham gia BHTN. Vì thế, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của NLĐ, NLĐ cần nắm rõ các quy định trên để áp dụng vào thực tiễn hiệu quả. Quá thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có được lĩnh không? Như phân tích trên, căn cứ Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm quy định: “Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập”. Như vậy, trường hợp đã quá thời hạn 03 tháng sau khi chấm dứt hợp đồng mà chưa nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định thì không được lĩnh trợ cấp thất nghiệp, quá trình đóng thất nghiệp sẽ được bảo lưu tính vào thời gian hưởng khi người lao động tiếp tục đóng BHXH. Xem bài viết liên quan: Hướng dẫn thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2023 Hướng dẫn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp online nhanh nhất Hướng dẫn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tiếp hoặc qua bưu chính 2023 Đơn phương chấm dứt hợp đồng người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp? Điều 40 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau: - Không được trợ cấp thôi việc. - Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước. - Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này. Song, theo Điều 49 Luật Việc làm 2013, quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó quy định Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, ngoài ra còn phải đảm bảo các điều kiện ở Điều 49 Luật Việc làm 2013. Như vậy, nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định thì vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Xem bài viết liên quan: Mới: Quy trình tiếp nhận và chi trả trợ cấp thất nghiệp Những trường hợp NLĐ không được nhận trợ cấp thất nghiệp NLĐ đi nghĩa vụ quân sự thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Tổng hợp các đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng nhằm đảm bảo cho người thuộc đối tượng có một khoản tiền, khoản trợ cấp ít nhiều cũng đem lại những điều kiện thuận lợi cho họ hơn. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc trường hợp nào thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau: Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng - Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; + Mồ côi cả cha và mẹ; + Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; + Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; + Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; + Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; + Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; + Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi. - Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo. - Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con). - Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây: + Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; + Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; + Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; + Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng. - Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật. - Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn. - Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng. Quy định về thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng? Căn cứ Điều 34 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau: Thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng - Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng phải được chi trả kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. - Việc lựa chọn tổ chức dịch vụ chi trả chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện chi trả bảo đảm yêu cầu có kinh nghiệm, có mạng lưới điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn, có thể đảm nhiệm việc chi trả tại nhà cho một số đối tượng đặc thù, bảo đảm kịp thời và an toàn trong việc chi trả. - Việc chi trả thông qua tổ chức dịch vụ chi trả được lập thành hợp đồng giữa cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tùy theo phân cấp của từng địa phương) và tổ chức dịch vụ chi trả, trong đó phải ghi rõ phạm vi, đối tượng chi trả, phương thức chi trả (gồm phương thức chi trả qua tài khoản ngân hàng, tài khoản thanh toán điện tử do pháp luật quy định hoặc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt), phương thức chuyển tiền và thời hạn chuyển tiền, thời hạn chi trả đến người thụ hưởng, mức chi phí chi trả theo thực tế, thời hạn thanh quyết toán, quyền và trách nhiệm của các bên, thoả thuận khác có liên quan đến việc chi trả. - Trước ngày 25 hàng tháng, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách đối tượng thụ hưởng (bao gồm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng tăng, giảm; đối tượng hưởng trợ cấp một lần); số kinh phí chi trả tháng sau (bao gồm cả tiền truy lĩnh và mai táng phí của đối tượng); số kinh phí còn lại chưa chi trả các tháng trước (nếu có) thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước và chuyển vào tài khoản tiền gửi của tổ chức dịch vụ chi trả; đồng thời chuyển danh sách chi trả để tổ chức dịch vụ chi trả cho đối tượng thụ hưởng tháng sau. Trong thời gian chi trả, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cử người giám sát việc chi trả của tổ chức thực hiện chi trả. - Hàng tháng, tổ chức dịch vụ chi trả tổng hợp, báo cáo danh sách đối tượng đã nhận tiền, số tiền đã chi trả; danh sách đối tượng chưa nhận tiền để chuyển chi trả vào tháng sau, số kinh phí còn lại chưa chi trả và chuyển chứng từ (danh sách đã ký nhận và chứng từ chuyển khoản ngân hàng) cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20 hàng tháng. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp quyết toán kinh phí chi trả theo quy định. Trên đây là những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và việc thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng theo quy định hiện hành.
Đối tượng được hưởng trợ cấp lần đầu đối với cán bộ tại vùng đặc biệt khó khăn
Kính gửi Thuvienphapluat. cho tôi hỏi tôi công tác từ năm 2016 và cho đến năm 2020 cơ quan nơi hiện tôi đang công tác lại được chính phủ công nhận là khu vực xã đặc biệt khó khăn. Vậy cho tôi hỏi tôi có thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp lần đầu theo Điều 2 và điều 6, Nghị Định 76/2019/NĐ-CP VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI HƯỞNG LƯƠNG TRONG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CÔNG TÁC Ở VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN; hay không? mong được giải đáp sớm ạ. trân trọng cảm ơn.
Mức hưởng trợ cấp tiền tuất một lần cho thân nhân khi người lao động qua đời
Những đối tượng hưởng mai táng phí thuộc một trong các trường hợp sau khi chết thân nhân của họ được hưởng tiền tuất một lần (người chết không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng và người chết thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng theo quy định pháp luật). Đối với mức hưởng trợ cấp tiền tuất một lần được quy định rõ tại khoản 1, 2 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: “1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này. 2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng”. Mức trợ cấp này cũng tương tự như trợ cấp tiền tuất hằng tháng, nhưng dành cho những trường hợp không đủ điều kiện để hưởng vẫn có thể hưởng trợ cấp tuất một lần để đảm bảo được cuộc sống ổn định. Mức hưởng trợ cấp được quy định trong trường hợp không có sự giống nhau mà xác định tùy thuộc vào việc người lao động trước khi chết đang còn tham gia hay không còn tham gia quan hệ lao động.