Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng hình thức tử hình nào?
Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong tất cả các hình phạt đối với người bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đa số mọi người đều biết đến tử hình là hình phạt cao nhất tuy nhiên không nắm rõ các quy định về thi hành án tử hình. Câu hỏi được đặt ra là Hiện nay, tại Việt Nam đang áp dụng hình thức tử hình nào? Quy trình thi hành hình thức tử hình đó ra sao? Bài viết sẽ thông tin đến bạn đọc những nội dung liên quan vấn đề này. Thi hành án tử hình là gì? Theo khoản 5 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì thi hành án tử hình là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019 tước bỏ tính mạng của người bị kết án tử hình. Căn cứ khoản 1 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định: Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định. Như vậy, hiện nay Việt Nam chỉ có một hình thức thi hành án tử hình duy nhất bằng tiêm thuốc độc. Trình tự thi hành án tử hình (1) Trước khi thi hành án Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự. (2) Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình Theo đó, trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân. Xem thêm: Tòa tuyên án bà Trương Mỹ Lan và 33 bị cáo ngày 17/10 Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình Theo Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc hướng dẫn thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm: - Thuốc làm mất tri giác; - Thuốc làm liệt hệ vận động; - Thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Trong đó, một liều thuốc gồm 03 loại thuốc và dùng cho 01 người. Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng. (Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 43/2020/NĐ-CP) Quy trình thực hiện tiêm thuốc Trình tự thi hành án tử hình phải thực hiện đúng theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 và quy định của Nghị định 43/2020/NĐ-CP. Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định. Theo đó, người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau: - Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng); - Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch; - Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình: Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác. Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác. Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động. Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim. - Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng; Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba; Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án. Việc thực hiện các bước theo quy định có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp. Ngoài ra, bác sĩ pháp y phải tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình. Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình. Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.
Lấy mạng người khác nhưng vẫn có lương và chế độ bồi dưỡng?
Nghe qua thì thấy kì lạ, nhưng thật ra mình đang nhắc đến những người tham gia vào công tác thi hành án tử hình theo quy định của Pháp luật về Hình sự. Quy định hiện tại về Thi hành án tử bằng hình thức tiêm thuốc độc được quy định tại Nghị định 43/2020/NĐ-CP , hướng dẫn Luật thi hành án hình sự 2019. Tại Điều 3 của Nghị định chỉ ra 3 nhóm đối tượng được hưởng chính sách khi tham gia thi hành án tử (tức là lấy mạng của người khác ) như sau: (1) Người tham gia Đội thi hành án tử hình: - Được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng ba lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người và nghỉ dưỡng 10 ngày theo quy định chung về chế độ nghỉ dưỡng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. (2) Người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ quản giáo, người ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, phiên dịch, thực hiện lăn tay người bị thi hành án tử hình, khâm liệm, mai táng tử thi: - Được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người. (3) Người tham gia bảo đảm an ninh, trật tự; đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã; Điều tra viên: - Được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một phần hai mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người. (Đây là khoản bồi dưỡng thêm, còn tiền lương của họ vẫn được hưởng theo công việc, hệ số, bậc lương) Ngoài ra mình vẫn chưa tìm được trường hợp nào khác tham gia vào việc tước đi mạng sống của một người mà vẫn được pháp quy hưởng chế độ đặc biệt, có thành viên nào tìm được thì mở mang tầm mắt cho mình với! >>> Xử lý thế nào khi tử tù còn sống sau 3 lần tiêm thuốc độc?
Xử lý thế nào khi tử tù còn sống sau 3 lần tiêm thuốc độc?
Tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc - Ảnh minh họa Nhiều người vẫn lầm tưởng việc tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc chỉ giới hạn trong 3 lần tiêm, sau 3 lần đó mà người bị thi hành án vẫn chưa chết thì họ sẽ được trả tự do. Bài viết sẽ chỉ ra quy định pháp luật về vấn đề này. Thứ nhất, quy trình tiêm thuốc độc trải qua 3 bước Khoản 4 Điều 6 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định “4. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau: a) Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng); b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch; c) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình: Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác. Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác. Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động. Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim. …” Điều này có nghĩa quá trình thi hành án tử hình bằng thuốc độc trải qua 3 bước tiêm, mỗi bước sử dụng 1 loại thuốc có vai trò khác nhau, đồng thời mỗi loại thuốc đó được chuẩn bị 2 liều thuốc thuốc dự phòng. Thứ hai, trường hợp nào phải tiêm đến lần thứ 3 Tại Điểm d Khoản 4 điều luật trên có quy định trách nhiệm của cán bộ trực tiếp thi hành án như sau: “d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng; Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba; Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.” Có thể thấy, cứ sau 10 phút kể từ khi tiêm 3 mũi tiêm quy định tại Điểm c, nếu người bị thi hành án vẫn chưa chết sẽ được tiêm lại một lần nữa cả 3 mũi tiêm này. Quy định ở Điểm a Khoản 4 yêu cầu cán bộ thi hành án chuẩn bị 2 liều thuốc dự phòng nên việc tiêm lại cả 3 mũi tiêm chỉ có thể thực hiện thêm 2 lần, chính vì vậy người ta lầm tưởng việc tiêm thuốc độc chỉ được thực hiện trong 3 lần tiêm. Tuy nhiên thực tế sau 3 lần tiêm này mà người bị thi hành án chưa chết, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình chỉ ra quyết định tạm dừng thi hành án, tức tạm thời cơ quan thi hành án sẽ dừng việc thi hành án tử cho tù nhân này. “Tạm dừng” ở đây có nghĩa là việc thi hành án sẽ tạm ngưng và được tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo vào một thời điểm khác, chứ không phải là dừng hoàn toàn hay trả tự do. Như vậy, người bị thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc, nếu sau 3 lần tiêm mà vẫn chưa chết thì sẽ bị thi hành án tử vào một thời điểm khác!
Tử tù "được chết" như thế nào?
Sáng 17-6, sau hơn một ngày xét kháng cáo và nghị án, TAND cấp cao tại Hà Nội đưa ra phán quyết với 9 bị cáo trong vụ nữ sinh giao gà tại Điện Biên bị bắt cóc, cưỡng bức rồi sát hại. TAND cấp cao tại Hà Nội bác toàn bộ kháng cáo kêu oan và xin giảm nhẹ hình phạt của bốn bị cáo trong vụ án sát hại thiếu nữ giao gà sau một ngày xét xử. Theo đó, tòa vẫn giữ nguyên án tử hình ở bản án phúc thẩm. Khi bản án có hiệu lực, thủ tục thi hành án tử hình được thực hiện như sau: Theo quy định của Luật thi hành án hình sự 2019 và Nghị định 43/2020/NĐ-CP việc thi hành án tử hình như sau: Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định. Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau: a) Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng); b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch; c) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình: Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác. Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác. Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động. Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim. d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng; Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba; Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án. Việc thực hiện các bước có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp. Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng. Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình. Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết. Việc giải quyết các thủ tục sau khi người bị thi hành án đã chết thực hiện theo quy định tại các điểm e, g và h khoản 4 Điều 82 và Điều 83 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Quy trình tử hình bằng tiêm thuốc độc
Quy trình này được quy định tại Nghị định 82/2011/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 47/2013/NĐ-CP. 1. Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật hình sự. 2. Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân. 3. Trình tự thi hành án tử hình được thực hiện như sau: a. Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình; b.Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra; c. Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình. Ngay sau khi Chủ tịch Hội đồng thi hành án công bố các quyết định, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp hành án để người đó tự đọc. Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe. Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ; - Thuốc đưa ra sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định. - Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu. 4. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau: - Chuẩn bị đủ 3 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng); - Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm: trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch; - Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo trình tự như sau: Bước 1: Tiêm 05 grams Sodium thiopental (Thuốc dùng để gây mê) Sau mũi tiêm gây mê này, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu chưa bị mê thì tiếp tục thực hiện tiêm gây mê cho đến khi mê. Bước 2: Tiêm 100 miligrams Pancuronium bromide (dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp). Bước 3: Tiêm 100 grams Potassium chloride (dùng để ngừng hoạt động của tim). - Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện tiêm lần thứ hai. Trường hợp đã tiêm hết hai liều thuốc mà người bị thi hành án vẫn chưa chết, thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án ra lệnh tiêm lần thứ ba. 5. Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng. 6. Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình. 7. Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.
Cùng suy ngẫm hình thức tử hình!
>Tử hình bằng tiêm thuốc độc - Hiệu lực vẫn nằm trên giấy Quy định tử hình bằng hình thức xử bắn được thay thế bằng tiêm thuốc độc có hiệu lực từ 01/7/2011 nhưng mãi đến 06/8/2013 hình thức tiêm thuốc độc mới được thực hiện, đến nay cũng chỉ 7 trường hợp tử hình bằng tiêm thuốc độc. Hiện tại còn 676 án đang chờ được thi hành án tử hình, trong đó có 167 án đủ điều kiện để thi hành. Tuy nhiên, thực tế thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc còn nhiều vướng mắc nên các tử tù vẫn phải “chờ đợi” cái chết dài dài… Trước tình hình trên, chiều này (7/11) tại hội trường Quốc hội nhiều đại biểu đề nghị Quốc hội thông qua Nghị quyết cho phép áp dụng lại hình thức xử bắn song song với tiêm thuốc độc. Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cũng đồng tình với ý kiến trên, như vậy nhiều khả năng trong kỳ họp này Quốc hội sẽ cho phép quay lại tử hình bằng xử bắn. ---------------------------------------------- P/s: Pháp luật thay đổi để phù hợp với thực tiễn là điều đúng cần được phát huy. Tuy nhiên, Luật ban hành năm 2010 nay mới 2013 mà đã “rối bời” (thực sự đã “rối bời” từ ngày Luật có hiệu lực, thậm chí trước đó) cần phải chỉnh sửa thì nên xem lại khả năng lập pháp hiện nay. Người làm luật dự đoán yếu hay đời sống xã hội nước nhà phát triển nhanh đến mức không thể dự đoán được?
Nông dân TTĐ gửi thư chỉ trích “Quốc hội thiếu thực tế”
Dân Luật xin gửi đến bạn đọc toàn văn bức thư mà Bác TTĐ gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng nay. Kính gửi: Ủy ban thường vụ Quốc hội Cả cuộc đời tôi “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, học vấn thì chữ có chữ không, nên chẳng biết viết thư từ gì đâu, hôm nay sẵn tiện có thằng cháu học trên Thành Phố nghỉ hè về quê chơi nên tôi nhờ nó đánh máy dùm bức thư này gửi đến các vị. Trước hết tôi xin cảm ơn các vị lãnh đạo đã đưa nước thủy lợi về với ruộng đồng; điện, đường, trường, trạm cũng mọc lên; văn minh về với chúng tôi; nhờ đó mà thoát được cảnh nghèo khổ. Nhưng vẫn còn nhiều thứ mà các đại biểu Quốc hội chưa làm chúng tôi hài lòng, hứa không đi đôi với hành động. Trước cuộc vận động bầu cử đại biểu Quốc hội các ứng viên luôn hứa là: “sẽ phục vụ nhân dân; tiếp thu ý kiến nhân dân trình lên Quốc hội; đề xuất Quốc hội ban hành chính sách phù hợp, thiết thực, có lợi cho dân nếu tôi được làm đại biểu quốc hội”. Nhưng khi trở thành đại biểu Quốc hội dường như “lời nói trở thành gió bay”, có mấy ai còn lắng nghe lòng dân đâu. Nào là việc cấp sổ đỏ, chính sách hỗ trợ dân mua nhà ở theo gói 30 nghìn tỉ đồng… rồi rối bùng cả lên mà chúng tôi có nếm được cái lợi nào đâu; còn cái chuyện thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc thì càng bức xúc hơn. Xưa nay tử tội bị xử bằng hình thức bắn có ảnh hưởng gì đâu, bổng nhiên Quốc hội bảo năm 2011 sẽ thay thế bằng hình thức tiêm thuốc độc, nghe đâu Chính phủ cũng có văn bản hướng dẫn, rồi Thông tư của các bộ ban hành nhằm cụ thể hóa nhưng giờ tử tù cũng phải chờ đợi cái chết, trong khi nhà thi hành án đã hoàn thành. Hôm trước, trên Ti–vi nói: “hơn 500 tử tù đang chờ chết, họ mong cái chết đến sớm với họ để thoát khỏi cảnh “sợ hãi” nên đã có hành động phá rối trại giam”. Nghe mà thấy đau lòng, tiền của dân bỏ ra xây nhà thi hành án đã xong, tử tù chưa được chết mà còn phá hoại trại giam thì lỗi do ai? Nhiều người cứ đổ lỗi cho Chính phủ và các Bộ không hướng dẫn chi tiết để thực hiện, nhưng đâu phải thế. Mà xuất phát ban đầu do lỗi của Luật thi hành án tử hình. Quốc hội cứ nghĩ tiêm thuốc độc là điều giản đơn – tim thuốc gì mà chẳng chết, nên liền quyết định thay hình thức tử hình từ bắn sang tiêm thuốc độc. Nhưng ban hành xong mới ngớ người ra là phải tiêm như thế nào cho đảm bảo tính nhân đạo, sử dụng loại thuốc nào để thế giới không chỉ trích. Vậy là quyết định nhập khẩu thuốc từ châu Âu, mà châu Âu họ đã bỏ án tử hình, nhiều lần còn đề xuất Việt Nam bỏ án tử hình thì đâu điên gì họ bán thuốc cho chúng ta. Thế là Quốc hội rơi vào cảnh “Tiến thoái lưỡng nan”, duy trì điều luật thi hành án tử hình bằng thuốc độc thì khó lòng thực thi, mà quay lại cơ chế xử bắn thì chẳng khác nào “vả vào miệng” mình. Nên Quốc hội cứ bảo trong nước sẽ điều chế được, giao nhiệm vụ cho các Bộ tiến hành. Nhưng thử hỏi biết bao giờ trong nước mới sản xuất được thuốc như tiêu chuẩn của thế giới. Lúc sáng nghe thằng cháu nói: “Bộ công an đề xuất nên quay lại hình thức xử bắn, vì chưa thể thi hành bằng tiêm thuốc độc được”. Mà không biết các vị đại biểu Quốc hội nghĩ sao đây? Thật ra các vị chưa dự liệu hết thực tế là gì, cứ ban hành trên giấy, giờ biết sai mà sợ thiên hạ chỉ trích nên chẳng dám sửa. Mà cho tôi nói thẳng một câu nhé! Đã là người ai chẳng có sai, đại biểu Quốc hội cũng là người thôi, sai cũng là lẽ thường tình, bởi vậy kính mong các vị sửa sai bằng cách quay lại hình thức xử bắn, chứ không tử tù cứ gia tăng, rồi lại phá rối trại giam cho mà coi. Đừng có vì sĩ diện cãi chày cãi cối rồi dẫn đến hiện tượng sai chồng thêm sai. Chỉ mong lần sau các đại biểu suy nghĩ cẩn trọng trước khi ban hành chính sách mới. Đối nét về Nông dân TTĐ TTĐ tên thật là Thực Tế Đâu Là người nông dân cả đời sống với đồng quê ruộng lúa, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Nhưng cũng thường xuyên xem tin tức thời sự và gửi những bức xúc của mình tới cơ quan nhà nước xem xét. Nông dân TTĐ là nhân vật do tác giả tạo nên để thông qua đó gửi đến bạn đọc một góc nhìn nhỏ về Luật thi hành án hình sự 2010.
Tử hình bằng tiêm thuốc độc - Hiệu lực vẫn nằm trên giấy
Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc được Quốc hội thông qua ngày 07/6/2010 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2011. Việc chuyển từ hình thức bắn sang tiêm thuốc độc nhằm mang lại cái chết êm ái nhất cho tử tù cũng như giảm các bệnh về tâm lý do hệ quả của hình thức xử bắn gây ra đối với người thi hành án. Tuy nhiên, hiệu lực của quy định này vẫn còn nằm trên giấy gần hai năm nay, và không biết bao giờ mới được thực thi. Điều bất cập này xảy ra phải chăng lỗi do Nghị định82/2011/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/11/2011), vì nêu rõ ba loại thuốc dùng để tiêm là: Sodium thiopental,Pancuronium bromide, Potassium chloride. Trong khi trong nước chưa tự sản xuất được mà phải nhập. Vả lại phải nhập từ EU trong khi liên minh này đang yêu cầu Việt Nam bỏ án tử hình. Như vậy, hơn 500 tử tù vẫn phải chờ chết. Nhằm đưa ra lối thoát cho mình ngày 13/5/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định47/2013/NĐ-CP sửa đổi một số quy định của Nghị định 82. Theo đó, không nêu rõ tên gọi các loại thuốc dùng để tiêm mà chỉ dừng lại ở tên khái quát: Thuốc làm mất trí giác, Thuốc làm liệt hệ vận động, Thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Ngày 27/6 tới Nghị định 47 sẽ có hiệu lực liệu câu chuyện thi hành án tử hình sẽ được thực thi hay không. Tất cả vẫn nằm trong sự mơ hồ và đầy nghi ngại. Bởi Bộ Y tế đã có khả năng chế thuốc được hay chưa? Thực tế thì để làm cho một người chết đi bởi một liều thuốc độc là quá dễ dàng, tuy nhiên phải làm sao cho việc bước đi của họ về thế giới bên kia được nhẹ nhàng nhất mới là điều quan trọng. Như vậy, dù có sửa đổi Nghị định 82 hay không thì thuốc dùng để thi hành án bắt buộc phải đảm bảo được tính nhân đạo, một cái chết không đau đớn cho tử tù. Chừng nào Bộ Y tế còn chưa chế được thuốc thì câu chuyện Nhà thi hành án tử hình, tử tù, quy định Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc vẫn chỉ nằm trên giấy.
Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng hình thức tử hình nào?
Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong tất cả các hình phạt đối với người bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đa số mọi người đều biết đến tử hình là hình phạt cao nhất tuy nhiên không nắm rõ các quy định về thi hành án tử hình. Câu hỏi được đặt ra là Hiện nay, tại Việt Nam đang áp dụng hình thức tử hình nào? Quy trình thi hành hình thức tử hình đó ra sao? Bài viết sẽ thông tin đến bạn đọc những nội dung liên quan vấn đề này. Thi hành án tử hình là gì? Theo khoản 5 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì thi hành án tử hình là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019 tước bỏ tính mạng của người bị kết án tử hình. Căn cứ khoản 1 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định: Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định. Như vậy, hiện nay Việt Nam chỉ có một hình thức thi hành án tử hình duy nhất bằng tiêm thuốc độc. Trình tự thi hành án tử hình (1) Trước khi thi hành án Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự. (2) Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình Theo đó, trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân. Xem thêm: Tòa tuyên án bà Trương Mỹ Lan và 33 bị cáo ngày 17/10 Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình Theo Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc hướng dẫn thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm: - Thuốc làm mất tri giác; - Thuốc làm liệt hệ vận động; - Thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Trong đó, một liều thuốc gồm 03 loại thuốc và dùng cho 01 người. Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng. (Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 43/2020/NĐ-CP) Quy trình thực hiện tiêm thuốc Trình tự thi hành án tử hình phải thực hiện đúng theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 và quy định của Nghị định 43/2020/NĐ-CP. Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định. Theo đó, người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau: - Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng); - Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch; - Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình: Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác. Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác. Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động. Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim. - Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng; Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba; Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án. Việc thực hiện các bước theo quy định có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp. Ngoài ra, bác sĩ pháp y phải tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình. Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình. Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.
Lấy mạng người khác nhưng vẫn có lương và chế độ bồi dưỡng?
Nghe qua thì thấy kì lạ, nhưng thật ra mình đang nhắc đến những người tham gia vào công tác thi hành án tử hình theo quy định của Pháp luật về Hình sự. Quy định hiện tại về Thi hành án tử bằng hình thức tiêm thuốc độc được quy định tại Nghị định 43/2020/NĐ-CP , hướng dẫn Luật thi hành án hình sự 2019. Tại Điều 3 của Nghị định chỉ ra 3 nhóm đối tượng được hưởng chính sách khi tham gia thi hành án tử (tức là lấy mạng của người khác ) như sau: (1) Người tham gia Đội thi hành án tử hình: - Được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng ba lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người và nghỉ dưỡng 10 ngày theo quy định chung về chế độ nghỉ dưỡng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. (2) Người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ quản giáo, người ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, phiên dịch, thực hiện lăn tay người bị thi hành án tử hình, khâm liệm, mai táng tử thi: - Được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người. (3) Người tham gia bảo đảm an ninh, trật tự; đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã; Điều tra viên: - Được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một phần hai mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người. (Đây là khoản bồi dưỡng thêm, còn tiền lương của họ vẫn được hưởng theo công việc, hệ số, bậc lương) Ngoài ra mình vẫn chưa tìm được trường hợp nào khác tham gia vào việc tước đi mạng sống của một người mà vẫn được pháp quy hưởng chế độ đặc biệt, có thành viên nào tìm được thì mở mang tầm mắt cho mình với! >>> Xử lý thế nào khi tử tù còn sống sau 3 lần tiêm thuốc độc?
Xử lý thế nào khi tử tù còn sống sau 3 lần tiêm thuốc độc?
Tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc - Ảnh minh họa Nhiều người vẫn lầm tưởng việc tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc chỉ giới hạn trong 3 lần tiêm, sau 3 lần đó mà người bị thi hành án vẫn chưa chết thì họ sẽ được trả tự do. Bài viết sẽ chỉ ra quy định pháp luật về vấn đề này. Thứ nhất, quy trình tiêm thuốc độc trải qua 3 bước Khoản 4 Điều 6 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định “4. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau: a) Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng); b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch; c) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình: Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác. Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác. Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động. Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim. …” Điều này có nghĩa quá trình thi hành án tử hình bằng thuốc độc trải qua 3 bước tiêm, mỗi bước sử dụng 1 loại thuốc có vai trò khác nhau, đồng thời mỗi loại thuốc đó được chuẩn bị 2 liều thuốc thuốc dự phòng. Thứ hai, trường hợp nào phải tiêm đến lần thứ 3 Tại Điểm d Khoản 4 điều luật trên có quy định trách nhiệm của cán bộ trực tiếp thi hành án như sau: “d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng; Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba; Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.” Có thể thấy, cứ sau 10 phút kể từ khi tiêm 3 mũi tiêm quy định tại Điểm c, nếu người bị thi hành án vẫn chưa chết sẽ được tiêm lại một lần nữa cả 3 mũi tiêm này. Quy định ở Điểm a Khoản 4 yêu cầu cán bộ thi hành án chuẩn bị 2 liều thuốc dự phòng nên việc tiêm lại cả 3 mũi tiêm chỉ có thể thực hiện thêm 2 lần, chính vì vậy người ta lầm tưởng việc tiêm thuốc độc chỉ được thực hiện trong 3 lần tiêm. Tuy nhiên thực tế sau 3 lần tiêm này mà người bị thi hành án chưa chết, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình chỉ ra quyết định tạm dừng thi hành án, tức tạm thời cơ quan thi hành án sẽ dừng việc thi hành án tử cho tù nhân này. “Tạm dừng” ở đây có nghĩa là việc thi hành án sẽ tạm ngưng và được tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo vào một thời điểm khác, chứ không phải là dừng hoàn toàn hay trả tự do. Như vậy, người bị thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc, nếu sau 3 lần tiêm mà vẫn chưa chết thì sẽ bị thi hành án tử vào một thời điểm khác!
Tử tù "được chết" như thế nào?
Sáng 17-6, sau hơn một ngày xét kháng cáo và nghị án, TAND cấp cao tại Hà Nội đưa ra phán quyết với 9 bị cáo trong vụ nữ sinh giao gà tại Điện Biên bị bắt cóc, cưỡng bức rồi sát hại. TAND cấp cao tại Hà Nội bác toàn bộ kháng cáo kêu oan và xin giảm nhẹ hình phạt của bốn bị cáo trong vụ án sát hại thiếu nữ giao gà sau một ngày xét xử. Theo đó, tòa vẫn giữ nguyên án tử hình ở bản án phúc thẩm. Khi bản án có hiệu lực, thủ tục thi hành án tử hình được thực hiện như sau: Theo quy định của Luật thi hành án hình sự 2019 và Nghị định 43/2020/NĐ-CP việc thi hành án tử hình như sau: Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định. Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau: a) Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng); b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch; c) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình: Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác. Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác. Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động. Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim. d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng; Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba; Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án. Việc thực hiện các bước có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp. Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng. Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình. Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết. Việc giải quyết các thủ tục sau khi người bị thi hành án đã chết thực hiện theo quy định tại các điểm e, g và h khoản 4 Điều 82 và Điều 83 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Quy trình tử hình bằng tiêm thuốc độc
Quy trình này được quy định tại Nghị định 82/2011/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 47/2013/NĐ-CP. 1. Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật hình sự. 2. Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân. 3. Trình tự thi hành án tử hình được thực hiện như sau: a. Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình; b.Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra; c. Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình. Ngay sau khi Chủ tịch Hội đồng thi hành án công bố các quyết định, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp hành án để người đó tự đọc. Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe. Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ; - Thuốc đưa ra sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định. - Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu. 4. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau: - Chuẩn bị đủ 3 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng); - Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm: trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch; - Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo trình tự như sau: Bước 1: Tiêm 05 grams Sodium thiopental (Thuốc dùng để gây mê) Sau mũi tiêm gây mê này, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu chưa bị mê thì tiếp tục thực hiện tiêm gây mê cho đến khi mê. Bước 2: Tiêm 100 miligrams Pancuronium bromide (dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp). Bước 3: Tiêm 100 grams Potassium chloride (dùng để ngừng hoạt động của tim). - Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện tiêm lần thứ hai. Trường hợp đã tiêm hết hai liều thuốc mà người bị thi hành án vẫn chưa chết, thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án ra lệnh tiêm lần thứ ba. 5. Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng. 6. Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình. 7. Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.
Cùng suy ngẫm hình thức tử hình!
>Tử hình bằng tiêm thuốc độc - Hiệu lực vẫn nằm trên giấy Quy định tử hình bằng hình thức xử bắn được thay thế bằng tiêm thuốc độc có hiệu lực từ 01/7/2011 nhưng mãi đến 06/8/2013 hình thức tiêm thuốc độc mới được thực hiện, đến nay cũng chỉ 7 trường hợp tử hình bằng tiêm thuốc độc. Hiện tại còn 676 án đang chờ được thi hành án tử hình, trong đó có 167 án đủ điều kiện để thi hành. Tuy nhiên, thực tế thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc còn nhiều vướng mắc nên các tử tù vẫn phải “chờ đợi” cái chết dài dài… Trước tình hình trên, chiều này (7/11) tại hội trường Quốc hội nhiều đại biểu đề nghị Quốc hội thông qua Nghị quyết cho phép áp dụng lại hình thức xử bắn song song với tiêm thuốc độc. Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cũng đồng tình với ý kiến trên, như vậy nhiều khả năng trong kỳ họp này Quốc hội sẽ cho phép quay lại tử hình bằng xử bắn. ---------------------------------------------- P/s: Pháp luật thay đổi để phù hợp với thực tiễn là điều đúng cần được phát huy. Tuy nhiên, Luật ban hành năm 2010 nay mới 2013 mà đã “rối bời” (thực sự đã “rối bời” từ ngày Luật có hiệu lực, thậm chí trước đó) cần phải chỉnh sửa thì nên xem lại khả năng lập pháp hiện nay. Người làm luật dự đoán yếu hay đời sống xã hội nước nhà phát triển nhanh đến mức không thể dự đoán được?
Nông dân TTĐ gửi thư chỉ trích “Quốc hội thiếu thực tế”
Dân Luật xin gửi đến bạn đọc toàn văn bức thư mà Bác TTĐ gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng nay. Kính gửi: Ủy ban thường vụ Quốc hội Cả cuộc đời tôi “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, học vấn thì chữ có chữ không, nên chẳng biết viết thư từ gì đâu, hôm nay sẵn tiện có thằng cháu học trên Thành Phố nghỉ hè về quê chơi nên tôi nhờ nó đánh máy dùm bức thư này gửi đến các vị. Trước hết tôi xin cảm ơn các vị lãnh đạo đã đưa nước thủy lợi về với ruộng đồng; điện, đường, trường, trạm cũng mọc lên; văn minh về với chúng tôi; nhờ đó mà thoát được cảnh nghèo khổ. Nhưng vẫn còn nhiều thứ mà các đại biểu Quốc hội chưa làm chúng tôi hài lòng, hứa không đi đôi với hành động. Trước cuộc vận động bầu cử đại biểu Quốc hội các ứng viên luôn hứa là: “sẽ phục vụ nhân dân; tiếp thu ý kiến nhân dân trình lên Quốc hội; đề xuất Quốc hội ban hành chính sách phù hợp, thiết thực, có lợi cho dân nếu tôi được làm đại biểu quốc hội”. Nhưng khi trở thành đại biểu Quốc hội dường như “lời nói trở thành gió bay”, có mấy ai còn lắng nghe lòng dân đâu. Nào là việc cấp sổ đỏ, chính sách hỗ trợ dân mua nhà ở theo gói 30 nghìn tỉ đồng… rồi rối bùng cả lên mà chúng tôi có nếm được cái lợi nào đâu; còn cái chuyện thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc thì càng bức xúc hơn. Xưa nay tử tội bị xử bằng hình thức bắn có ảnh hưởng gì đâu, bổng nhiên Quốc hội bảo năm 2011 sẽ thay thế bằng hình thức tiêm thuốc độc, nghe đâu Chính phủ cũng có văn bản hướng dẫn, rồi Thông tư của các bộ ban hành nhằm cụ thể hóa nhưng giờ tử tù cũng phải chờ đợi cái chết, trong khi nhà thi hành án đã hoàn thành. Hôm trước, trên Ti–vi nói: “hơn 500 tử tù đang chờ chết, họ mong cái chết đến sớm với họ để thoát khỏi cảnh “sợ hãi” nên đã có hành động phá rối trại giam”. Nghe mà thấy đau lòng, tiền của dân bỏ ra xây nhà thi hành án đã xong, tử tù chưa được chết mà còn phá hoại trại giam thì lỗi do ai? Nhiều người cứ đổ lỗi cho Chính phủ và các Bộ không hướng dẫn chi tiết để thực hiện, nhưng đâu phải thế. Mà xuất phát ban đầu do lỗi của Luật thi hành án tử hình. Quốc hội cứ nghĩ tiêm thuốc độc là điều giản đơn – tim thuốc gì mà chẳng chết, nên liền quyết định thay hình thức tử hình từ bắn sang tiêm thuốc độc. Nhưng ban hành xong mới ngớ người ra là phải tiêm như thế nào cho đảm bảo tính nhân đạo, sử dụng loại thuốc nào để thế giới không chỉ trích. Vậy là quyết định nhập khẩu thuốc từ châu Âu, mà châu Âu họ đã bỏ án tử hình, nhiều lần còn đề xuất Việt Nam bỏ án tử hình thì đâu điên gì họ bán thuốc cho chúng ta. Thế là Quốc hội rơi vào cảnh “Tiến thoái lưỡng nan”, duy trì điều luật thi hành án tử hình bằng thuốc độc thì khó lòng thực thi, mà quay lại cơ chế xử bắn thì chẳng khác nào “vả vào miệng” mình. Nên Quốc hội cứ bảo trong nước sẽ điều chế được, giao nhiệm vụ cho các Bộ tiến hành. Nhưng thử hỏi biết bao giờ trong nước mới sản xuất được thuốc như tiêu chuẩn của thế giới. Lúc sáng nghe thằng cháu nói: “Bộ công an đề xuất nên quay lại hình thức xử bắn, vì chưa thể thi hành bằng tiêm thuốc độc được”. Mà không biết các vị đại biểu Quốc hội nghĩ sao đây? Thật ra các vị chưa dự liệu hết thực tế là gì, cứ ban hành trên giấy, giờ biết sai mà sợ thiên hạ chỉ trích nên chẳng dám sửa. Mà cho tôi nói thẳng một câu nhé! Đã là người ai chẳng có sai, đại biểu Quốc hội cũng là người thôi, sai cũng là lẽ thường tình, bởi vậy kính mong các vị sửa sai bằng cách quay lại hình thức xử bắn, chứ không tử tù cứ gia tăng, rồi lại phá rối trại giam cho mà coi. Đừng có vì sĩ diện cãi chày cãi cối rồi dẫn đến hiện tượng sai chồng thêm sai. Chỉ mong lần sau các đại biểu suy nghĩ cẩn trọng trước khi ban hành chính sách mới. Đối nét về Nông dân TTĐ TTĐ tên thật là Thực Tế Đâu Là người nông dân cả đời sống với đồng quê ruộng lúa, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Nhưng cũng thường xuyên xem tin tức thời sự và gửi những bức xúc của mình tới cơ quan nhà nước xem xét. Nông dân TTĐ là nhân vật do tác giả tạo nên để thông qua đó gửi đến bạn đọc một góc nhìn nhỏ về Luật thi hành án hình sự 2010.
Tử hình bằng tiêm thuốc độc - Hiệu lực vẫn nằm trên giấy
Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc được Quốc hội thông qua ngày 07/6/2010 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2011. Việc chuyển từ hình thức bắn sang tiêm thuốc độc nhằm mang lại cái chết êm ái nhất cho tử tù cũng như giảm các bệnh về tâm lý do hệ quả của hình thức xử bắn gây ra đối với người thi hành án. Tuy nhiên, hiệu lực của quy định này vẫn còn nằm trên giấy gần hai năm nay, và không biết bao giờ mới được thực thi. Điều bất cập này xảy ra phải chăng lỗi do Nghị định82/2011/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/11/2011), vì nêu rõ ba loại thuốc dùng để tiêm là: Sodium thiopental,Pancuronium bromide, Potassium chloride. Trong khi trong nước chưa tự sản xuất được mà phải nhập. Vả lại phải nhập từ EU trong khi liên minh này đang yêu cầu Việt Nam bỏ án tử hình. Như vậy, hơn 500 tử tù vẫn phải chờ chết. Nhằm đưa ra lối thoát cho mình ngày 13/5/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định47/2013/NĐ-CP sửa đổi một số quy định của Nghị định 82. Theo đó, không nêu rõ tên gọi các loại thuốc dùng để tiêm mà chỉ dừng lại ở tên khái quát: Thuốc làm mất trí giác, Thuốc làm liệt hệ vận động, Thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Ngày 27/6 tới Nghị định 47 sẽ có hiệu lực liệu câu chuyện thi hành án tử hình sẽ được thực thi hay không. Tất cả vẫn nằm trong sự mơ hồ và đầy nghi ngại. Bởi Bộ Y tế đã có khả năng chế thuốc được hay chưa? Thực tế thì để làm cho một người chết đi bởi một liều thuốc độc là quá dễ dàng, tuy nhiên phải làm sao cho việc bước đi của họ về thế giới bên kia được nhẹ nhàng nhất mới là điều quan trọng. Như vậy, dù có sửa đổi Nghị định 82 hay không thì thuốc dùng để thi hành án bắt buộc phải đảm bảo được tính nhân đạo, một cái chết không đau đớn cho tử tù. Chừng nào Bộ Y tế còn chưa chế được thuốc thì câu chuyện Nhà thi hành án tử hình, tử tù, quy định Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc vẫn chỉ nằm trên giấy.