Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa năm 2024 dưới 100 triệu có đáp ứng điều kiện kinh doanh?
Điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa? Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa năm 2024 dưới 100 triệu có đáp ứng điều kiện kinh doanh? Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa? Điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa? Căn cứ tại Luật Du lịch 2017 quy định doanh nghiệp cần đáp ứng khi kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cần đáp ứng điều kiện: - Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; - Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng (Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng; Ngày 28/10/2021, theo Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 168/2017/NĐ-CP về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành. Theo đó giảm 80% mức ký quỹ kinh doanh doanh dịch vụ lữ hành đến hết ngày 31/12/2023 so với trước đây (trước đây là 100 triệu đồng); - Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. Chuyên ngành về lữ hành bao gồm: + Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; + Quản trị lữ hành; + Điều hành tour du lịch; + Marketing du lịch; + Du lịch; + Du lịch lữ hành; + Quản lý và kinh doanh du lịch; + Quản trị du lịch MICE; + Đại lý lữ hành; hướng dẫn du lịch; + Ngành nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ "du lịch", "lữ hành", "hướng dẫn du lịch" do cơ sở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL có hiệu lực; + Ngành nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ "du lịch", "lữ hành", "hướng dẫn du lịch" do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp. Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành tại hai quy định nêu trên thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ "du lịch", ''lữ hành", "hướng dẫn du lịch". Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa năm 2024 dưới 100 triệu có đáp ứng điều kiện kinh doanh? Theo quy định nêu trên có thể thấy từ 1/1/2024, Doanh nghiệp bắt buộc phải kỹ quỹ 100 triệu đồng mới đáp ứng điều kiện để kinh doanh lữ hành nội địa. Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa? Căn cứ Luật Du lịch 2017 Thành phần hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL và được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL); - Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; - Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành; - Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; - Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành đã đề cập ở trên. - Văn bản ủy quyền cho người đi nộp và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nơi nộp hồ sơ: Sở du lịch hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi Doanh nghiệp có trụ sở. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thuốc
Thành phần hồ sơ: - Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo; - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài; - Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế phê duyệt. - Giấy phép lưu hành sản phẩm do Cục Quản lý dược cấp hoặc quyết định cấp số đăng ký thuốc tại Cục Quản lý dược. - Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt. - Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo: + Nếu quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc; + Nếu quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo không phải báo nói, báo hình thì phải có 03 bản ma - két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu kèm theo file mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo; + Nếu quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: Ngoài các tài liệu quy định tại điểm này phải có các tài liệu: mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực (trong trường hợp mẫu quảng cáo đã được duyệt nội dung), chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên (Báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn, trình độ phù hợp với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo. Đối với quảng cáo thuốc: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về dược. Đối với quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về y phù hợp. Đối với quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về y dược hoặc lĩnh vực liên quan từ đại học trở lên). Trình tự thủ tục tiếp nhận hồ sơ: - Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo nộp hồ sơ tại Cục Quản lý dược – Bộ y tế. - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị đơn vị sửa đổi, bổ sung. Thời gian để đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu tối đa là 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Quá thời hạn này thì hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo hết giá trị. - Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo mẫu quy định. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp. - Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: + Trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế đã được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo, mẫu quảng cáo hoặc kịch bản quảng cáo đã được duyệt cho Sở Y tế nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết; + Trường hợp có thay đổi về địa điểm, thời gian tổ chức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện so với nội dung ghi trên giấy xác nhận nội dung quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo phải thông báo tới Sở Y tế địa phương nơi tổ chức trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc. - Thủ tục đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo được thực hiện lại từ đầu trong các trường hợp sau đây: + Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hồ sơ không theo đúng văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ; + Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hồ sơ không theo đúng thời hạn quy định. - Dừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo của đơn vị vi phạm các quy định của pháp luật về quảng cáo cho đến khi có quyết định xử lý vi phạm của cơ quan, người có thẩm quyền và đơn vị chấp hành xong quyết định xử lý. Căn cứ pháp lý: Điều 13, Điều 14 và Điểu 20 Thông tư 09/2015/TT-BYT.
Thủ tục, giấy phép và các văn bản pháp luật liên quan đến sản phẩm nhập khẩu!
Tôi hiện đang công tác tại một Công ty kinh doanh và phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, máy móc thiết bị cho ngành công nghiệp nước nóng tại Nhật Bản. Công ty của tôi hiện đang muốn mở rộng thị trường ở Việt nam, cụ thể là về sản phẩm: giường, ghế (Chạy bằng điện có động cơ) chăm sóc cho người cao tuổi, giường bệnh nhân, Máy móc thiết bị (bằng kim loại, Không có động cơ) tập thể dục dưới nước. Câu hỏi của tôi là: Khi Công ty của tôi tiến hành bán (Xuất khẩu từ Nhật Bản về Việt Nam) các sản phẩm trên thì Công ty của tôi có cần các giấy chứng nhận gì về sản phẩm? Các văn bản pháp luật liên quan đến việc xuất khẩu về Việt Nam các sản phẩm nói trên là gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hỏi về thủ tục xin giấy phép dạy thêm ở nhà
Vợ tôi đang dạy ở trường THPT ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Nhà tôi ở thành phố Thanh Hóa nên vợ tôi có nhận dạy kèm thêm buổi tối ở nhà khoảng 10 học sinh, các học sinh này không học ở trường vợ tôi dạy mà học ở các trường THPT ở thành phố Thanh Hóa. Về điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy. Cho tôi hỏi như thế có cần xin giấy phép dạy không. Nếu có thì cần những thủ tục nào. Xin cảm ơn!
Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
Công ty tôi đang cần xin giấy phép lao động cho người nước ngoài là giáo viên dạy tiếng Nhật. Vậy nhờ luật sư tư vấn giúp vị trí người này có thể xin trên Công văn giải trình tuyển dụng lao động nước ngoài là gì?
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh karaoke
Tôi có tầng 1, 2 đang có ý định kinh doanh dịch vụ karaoke, xin hỏi tôi phải cần những giấy phép gì, xin tư vấn giúp. chân thành cảm ơn.
Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa năm 2024 dưới 100 triệu có đáp ứng điều kiện kinh doanh?
Điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa? Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa năm 2024 dưới 100 triệu có đáp ứng điều kiện kinh doanh? Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa? Điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa? Căn cứ tại Luật Du lịch 2017 quy định doanh nghiệp cần đáp ứng khi kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cần đáp ứng điều kiện: - Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; - Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng (Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng; Ngày 28/10/2021, theo Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 168/2017/NĐ-CP về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành. Theo đó giảm 80% mức ký quỹ kinh doanh doanh dịch vụ lữ hành đến hết ngày 31/12/2023 so với trước đây (trước đây là 100 triệu đồng); - Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. Chuyên ngành về lữ hành bao gồm: + Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; + Quản trị lữ hành; + Điều hành tour du lịch; + Marketing du lịch; + Du lịch; + Du lịch lữ hành; + Quản lý và kinh doanh du lịch; + Quản trị du lịch MICE; + Đại lý lữ hành; hướng dẫn du lịch; + Ngành nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ "du lịch", "lữ hành", "hướng dẫn du lịch" do cơ sở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL có hiệu lực; + Ngành nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ "du lịch", "lữ hành", "hướng dẫn du lịch" do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp. Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành tại hai quy định nêu trên thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ "du lịch", ''lữ hành", "hướng dẫn du lịch". Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa năm 2024 dưới 100 triệu có đáp ứng điều kiện kinh doanh? Theo quy định nêu trên có thể thấy từ 1/1/2024, Doanh nghiệp bắt buộc phải kỹ quỹ 100 triệu đồng mới đáp ứng điều kiện để kinh doanh lữ hành nội địa. Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa? Căn cứ Luật Du lịch 2017 Thành phần hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL và được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL); - Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; - Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành; - Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; - Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành đã đề cập ở trên. - Văn bản ủy quyền cho người đi nộp và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nơi nộp hồ sơ: Sở du lịch hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi Doanh nghiệp có trụ sở. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thuốc
Thành phần hồ sơ: - Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo; - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài; - Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế phê duyệt. - Giấy phép lưu hành sản phẩm do Cục Quản lý dược cấp hoặc quyết định cấp số đăng ký thuốc tại Cục Quản lý dược. - Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt. - Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo: + Nếu quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc; + Nếu quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo không phải báo nói, báo hình thì phải có 03 bản ma - két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu kèm theo file mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo; + Nếu quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: Ngoài các tài liệu quy định tại điểm này phải có các tài liệu: mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực (trong trường hợp mẫu quảng cáo đã được duyệt nội dung), chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên (Báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn, trình độ phù hợp với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo. Đối với quảng cáo thuốc: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về dược. Đối với quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về y phù hợp. Đối với quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về y dược hoặc lĩnh vực liên quan từ đại học trở lên). Trình tự thủ tục tiếp nhận hồ sơ: - Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo nộp hồ sơ tại Cục Quản lý dược – Bộ y tế. - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị đơn vị sửa đổi, bổ sung. Thời gian để đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu tối đa là 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Quá thời hạn này thì hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo hết giá trị. - Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo mẫu quy định. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp. - Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: + Trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế đã được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo, mẫu quảng cáo hoặc kịch bản quảng cáo đã được duyệt cho Sở Y tế nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết; + Trường hợp có thay đổi về địa điểm, thời gian tổ chức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện so với nội dung ghi trên giấy xác nhận nội dung quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo phải thông báo tới Sở Y tế địa phương nơi tổ chức trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc. - Thủ tục đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo được thực hiện lại từ đầu trong các trường hợp sau đây: + Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hồ sơ không theo đúng văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ; + Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hồ sơ không theo đúng thời hạn quy định. - Dừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo của đơn vị vi phạm các quy định của pháp luật về quảng cáo cho đến khi có quyết định xử lý vi phạm của cơ quan, người có thẩm quyền và đơn vị chấp hành xong quyết định xử lý. Căn cứ pháp lý: Điều 13, Điều 14 và Điểu 20 Thông tư 09/2015/TT-BYT.
Thủ tục, giấy phép và các văn bản pháp luật liên quan đến sản phẩm nhập khẩu!
Tôi hiện đang công tác tại một Công ty kinh doanh và phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, máy móc thiết bị cho ngành công nghiệp nước nóng tại Nhật Bản. Công ty của tôi hiện đang muốn mở rộng thị trường ở Việt nam, cụ thể là về sản phẩm: giường, ghế (Chạy bằng điện có động cơ) chăm sóc cho người cao tuổi, giường bệnh nhân, Máy móc thiết bị (bằng kim loại, Không có động cơ) tập thể dục dưới nước. Câu hỏi của tôi là: Khi Công ty của tôi tiến hành bán (Xuất khẩu từ Nhật Bản về Việt Nam) các sản phẩm trên thì Công ty của tôi có cần các giấy chứng nhận gì về sản phẩm? Các văn bản pháp luật liên quan đến việc xuất khẩu về Việt Nam các sản phẩm nói trên là gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hỏi về thủ tục xin giấy phép dạy thêm ở nhà
Vợ tôi đang dạy ở trường THPT ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Nhà tôi ở thành phố Thanh Hóa nên vợ tôi có nhận dạy kèm thêm buổi tối ở nhà khoảng 10 học sinh, các học sinh này không học ở trường vợ tôi dạy mà học ở các trường THPT ở thành phố Thanh Hóa. Về điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy. Cho tôi hỏi như thế có cần xin giấy phép dạy không. Nếu có thì cần những thủ tục nào. Xin cảm ơn!
Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
Công ty tôi đang cần xin giấy phép lao động cho người nước ngoài là giáo viên dạy tiếng Nhật. Vậy nhờ luật sư tư vấn giúp vị trí người này có thể xin trên Công văn giải trình tuyển dụng lao động nước ngoài là gì?
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh karaoke
Tôi có tầng 1, 2 đang có ý định kinh doanh dịch vụ karaoke, xin hỏi tôi phải cần những giấy phép gì, xin tư vấn giúp. chân thành cảm ơn.