Vi bằng là gì? Thủ tục lập vi bằng mới nhất 2024
Vi bằng là gì, vi bằng có được dùng làm bằng chứng không? Thủ tục lập vi bằng mới nhất 2024 được thực hiện như thế nào? Vi bằng là gì? Có dùng vi bằng làm bằng chứng được không? Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định. Theo Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng như sau: - Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. - Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. - Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. - Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập. Như vậy, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi đó là có thật do cơ quan có thẩm quyền lập khi cá nhân có yêu cầu. Vi bằng cũng là một nguồn chứng cứ để Toà án xem xét giải quyết vụ việc dân sự và hành chính. Thủ tục lập vi bằng mới nhất 2024 Theo Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định thủ tục lập vi bằng như sau: - Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp. Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng. - Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định. - Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng. Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Như vậy, vi bằng sẽ được lập trực tiếp, do Thừa phát lại chứng kiến và lập. Thừa phát lại phải ký vào từng trang vi bằng, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu. Những lỗi nào khi lập vi bằng được phép sửa chữa? Theo Điều 41 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về sửa lỗi kỹ thuật vi bằng như sau: - Trong trường hợp có sai sót về kỹ thuật trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn vi bằng mà việc sửa không làm ảnh hưởng đến tính xác thực của sự kiện, hành vi được lập vi bằng thì Thừa phát lại có trách nhiệm sửa lỗi đó. Việc sửa lỗi kỹ thuật vi bằng được thực hiện tại Văn phòng Thừa phát lại đã lập vi bằng đó. - Thừa phát lại thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi nội dung đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của Văn phòng Thừa phát lại. - Trong trường hợp vi bằng đã được gửi cho người yêu cầu và Sở Tư pháp thì Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng đã được sửa lỗi kỹ thuật cho người yêu cầu và Sở Tư pháp. Như vậy, vi bằng có sai sót kỹ thuật khi ghi chép, đánh máy, in ấn mà nếu sửa lại không ảnh hưởng đến tính xác thực của vấn đề được lập vi bằng thì sẽ được sửa lại và phải sửa tại văn phòng Thừa phát lại đã lập chính vi bằng đó.
Vi bằng và những điều cần biết
Vi bằng là gì? Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Thừa phát lại là một mô hình hoạt động mới tại Việt Nam và vẫn đang trong giai đoạn thí điểm. Thực ra thừa phát lại được thực hiện khá nhiều công việc liên quan đến tố tụng và lập vi bằng chỉ là một trong những công việc mà thừa phát lại được thực hiện tuy nhiên hình thức lập vi bằng lại quen thuộc. Thủ tục lập vi bằng Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. - Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực. - Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. - Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng. - Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại. Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng theo quy định ; vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định. Việc từ chối phải được thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký. Như thế, vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp. Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng Vi bằng lập thành văn bản viết bằng tiếng Việt và có các nội dung chủ yếu sau: a) Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng; b) Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng; c) Người tham gia khác (nếu có); d) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng; đ) Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận; e) Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng; g) Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng. Vi bằng do Thừa phát lại lập có giá trị pháp lý như thế nào? - Vi bằng do Thừa phát lại lập có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật. - Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Ví dụ: Khi có tranh chấp vụ việc vay tiền, các bên khởi kiện ra tòa. Khi đó, lời khai của các bên sẽ không đương nhiên có giá trị pháp lý của chứng cứ, mà Tòa án sẽ phải tiến hành điều tra, xác minh về tính xác thực của lời khai của cá nhân đó. Còn đối với Vi bằng do Thừa phát lại lập về hành vi vay tiền giữa các bên thì đây chính là chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp: – Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; – Thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Thỏa thuận về việc lập vi bằng - Cá nhân, tổ chức muốn lập vi bằng phải thỏa thuận với Trưởng văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau: + Nội dung cần lập vi bằng; + Địa điểm, thời gian lập vi bằng; + Chi phí lập vi bằng; + Các thỏa thuận khác, nếu có. - Việc thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. - Văn phòng Thừa phát lại phải vào sổ theo dõi việc thỏa thuận lập vi bằng. Có thể thấy rằng, tuy mới chỉ được quy định tại các văn bản với hình thức thí điểm nhưng việc lập vi bằng cũng khá chặt chẽ và chi tiết. Những trường hợp nào nên lập vi bằng? Căn cứ vào bản chất của vi bằng chính là ghi nhận và mô tả sự kiện, hành vi, hiện trạng tại thời điểm xảy ra sự kiện, hành vi đó. Do đó, các bạn nên nên cân nhắc việc lập vi bằng trong các trường hợp sau: - Khi thực hiện một hành vi, sự kiện mà các bạn cảm thấy rằng có thể phát sinh tranh chấp trong tương lai và cần thiết có sự chứng kiến của bên thứ ba. - Khi cần mô tả hiện trạng thực tế của tài sản để xác định được sự thay đổi (nếu có) về hiện trạng tài sản đó sau này. Có thể lấy ví dụ về một vài việc nên lập vi bằng như: giao nhận tiền, tài sản, giấy tờ; lập hiện trạng nhà trước khi bán, cho thuê;…. Căn cứ pháp lý: - Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. - Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số Điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP. - Thông tư liên tịch 09 /2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
Vi bằng là gì? Thủ tục lập vi bằng mới nhất 2024
Vi bằng là gì, vi bằng có được dùng làm bằng chứng không? Thủ tục lập vi bằng mới nhất 2024 được thực hiện như thế nào? Vi bằng là gì? Có dùng vi bằng làm bằng chứng được không? Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định. Theo Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng như sau: - Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. - Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. - Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. - Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập. Như vậy, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi đó là có thật do cơ quan có thẩm quyền lập khi cá nhân có yêu cầu. Vi bằng cũng là một nguồn chứng cứ để Toà án xem xét giải quyết vụ việc dân sự và hành chính. Thủ tục lập vi bằng mới nhất 2024 Theo Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định thủ tục lập vi bằng như sau: - Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp. Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng. - Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định. - Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng. Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Như vậy, vi bằng sẽ được lập trực tiếp, do Thừa phát lại chứng kiến và lập. Thừa phát lại phải ký vào từng trang vi bằng, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu. Những lỗi nào khi lập vi bằng được phép sửa chữa? Theo Điều 41 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về sửa lỗi kỹ thuật vi bằng như sau: - Trong trường hợp có sai sót về kỹ thuật trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn vi bằng mà việc sửa không làm ảnh hưởng đến tính xác thực của sự kiện, hành vi được lập vi bằng thì Thừa phát lại có trách nhiệm sửa lỗi đó. Việc sửa lỗi kỹ thuật vi bằng được thực hiện tại Văn phòng Thừa phát lại đã lập vi bằng đó. - Thừa phát lại thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi nội dung đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của Văn phòng Thừa phát lại. - Trong trường hợp vi bằng đã được gửi cho người yêu cầu và Sở Tư pháp thì Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng đã được sửa lỗi kỹ thuật cho người yêu cầu và Sở Tư pháp. Như vậy, vi bằng có sai sót kỹ thuật khi ghi chép, đánh máy, in ấn mà nếu sửa lại không ảnh hưởng đến tính xác thực của vấn đề được lập vi bằng thì sẽ được sửa lại và phải sửa tại văn phòng Thừa phát lại đã lập chính vi bằng đó.
Vi bằng và những điều cần biết
Vi bằng là gì? Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Thừa phát lại là một mô hình hoạt động mới tại Việt Nam và vẫn đang trong giai đoạn thí điểm. Thực ra thừa phát lại được thực hiện khá nhiều công việc liên quan đến tố tụng và lập vi bằng chỉ là một trong những công việc mà thừa phát lại được thực hiện tuy nhiên hình thức lập vi bằng lại quen thuộc. Thủ tục lập vi bằng Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. - Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực. - Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. - Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng. - Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại. Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng theo quy định ; vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định. Việc từ chối phải được thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký. Như thế, vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp. Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng Vi bằng lập thành văn bản viết bằng tiếng Việt và có các nội dung chủ yếu sau: a) Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng; b) Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng; c) Người tham gia khác (nếu có); d) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng; đ) Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận; e) Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng; g) Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng. Vi bằng do Thừa phát lại lập có giá trị pháp lý như thế nào? - Vi bằng do Thừa phát lại lập có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật. - Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Ví dụ: Khi có tranh chấp vụ việc vay tiền, các bên khởi kiện ra tòa. Khi đó, lời khai của các bên sẽ không đương nhiên có giá trị pháp lý của chứng cứ, mà Tòa án sẽ phải tiến hành điều tra, xác minh về tính xác thực của lời khai của cá nhân đó. Còn đối với Vi bằng do Thừa phát lại lập về hành vi vay tiền giữa các bên thì đây chính là chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp: – Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; – Thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Thỏa thuận về việc lập vi bằng - Cá nhân, tổ chức muốn lập vi bằng phải thỏa thuận với Trưởng văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau: + Nội dung cần lập vi bằng; + Địa điểm, thời gian lập vi bằng; + Chi phí lập vi bằng; + Các thỏa thuận khác, nếu có. - Việc thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. - Văn phòng Thừa phát lại phải vào sổ theo dõi việc thỏa thuận lập vi bằng. Có thể thấy rằng, tuy mới chỉ được quy định tại các văn bản với hình thức thí điểm nhưng việc lập vi bằng cũng khá chặt chẽ và chi tiết. Những trường hợp nào nên lập vi bằng? Căn cứ vào bản chất của vi bằng chính là ghi nhận và mô tả sự kiện, hành vi, hiện trạng tại thời điểm xảy ra sự kiện, hành vi đó. Do đó, các bạn nên nên cân nhắc việc lập vi bằng trong các trường hợp sau: - Khi thực hiện một hành vi, sự kiện mà các bạn cảm thấy rằng có thể phát sinh tranh chấp trong tương lai và cần thiết có sự chứng kiến của bên thứ ba. - Khi cần mô tả hiện trạng thực tế của tài sản để xác định được sự thay đổi (nếu có) về hiện trạng tài sản đó sau này. Có thể lấy ví dụ về một vài việc nên lập vi bằng như: giao nhận tiền, tài sản, giấy tờ; lập hiện trạng nhà trước khi bán, cho thuê;…. Căn cứ pháp lý: - Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. - Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số Điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP. - Thông tư liên tịch 09 /2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.