Có phải mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh pháo hoa không?
Có phải mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh pháo hoa không? Thủ tục cấp giấy phép mua pháo hoa để kinh doanh được thực hiện như thế nào? Pháo hoa được sử dụng trong dịp nào? 1. Có phải mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh pháo hoa không? Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP. Việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường. - Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy. - Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn. - Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Như vậy, chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường. Đồng thời phải đáp ứng đầy đủ theo quy định. 2. Thủ tục cấp giấy phép mua pháo hoa để kinh doanh được thực hiện như thế nào? Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP. Theo đó, thủ tục cấp giấy phép mua pháo hoa để kinh doanh thực hiện như sau: - Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; mã số doanh nghiệp; số, ngày cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; họ tên, chức vụ, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; chủng loại, số lượng pháo hoa; tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh pháo hoa theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 56/2023/NĐ-CP. - Văn bản quy định tại điểm b khoản này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho doanh nghiệp kinh doanh pháo hoa. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp nộp văn bản đề nghị tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đến liên hệ. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cấp giấy phép mua pháo hoa theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Giấy phép mua pháo hoa có thời hạn 30 ngày. Như vậy, để được kinh doanh pháo hoa, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép mua pháo hoa theo quy định. 3. Pháo hoa được sử dụng trong dịp nào? Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP. Theo đó, việc sử dụng pháo hoa được quy định như sau: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Như vậy, pháo hoa chỉ được sử dụng trong các dịp gồm lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Tóm lại, không phải mọi doanh nghiệp đều có kinh doanh pháo hoa mà chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa theo quy định.
Thủ tục cấp giấy phép môi trường
Giúp giải đáp thắc mắc em với, Dự án: Phát triển quỹ đất Khu dân cư (dự án nhóm B) có phải lập giấy phép môi trường không? và cơ quan nào sẽ cấp loại giấy phép môi trường? Xin cảm ơn!
Quyết định 1994/QĐ-TTg: về việc cắt giảm thủ tục cấp giấy phép kênh chương trình trong nước
Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định 1994/QĐ-TTg phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ TTTT giai đoạn 2020 – 2025. Đáng chú ý là việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục cấp, sửa đổi bổ sung giấy phép kênh chương trình trong nước. Quyết định 1994: cắt giảm thủ tục cấp giấy phép kênh chương trình trong nước - Minh họa 1. Kênh chương trình trong nước là gì? Kênh chương trình trong nước được định nghĩa tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 06/2016/NĐ-CP: Kênh chương trình trong nước là kênh chương trình phát thanh, kênh chương trình truyền hình do các cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình (báo nói, báo hình) của Việt Nam sản xuất hoặc liên kết sản xuất theo quy định của pháp luật. 2. Việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục được thực hiện như thế nào? Cụ thể, Phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước được quy định tại khoản 1 Mục I Phần I của Quyết định 1994: - Giảm từ 02 bộ hồ sơ (01 bản chính và 01 bản sao) còn 01 bộ hồ sơ. - Giảm số ngày giải quyết thủ tục cấp giấy phép xuống còn 24 ngày làm việc.(giảm 6 ngày so với quy định tại Nghị định 06/2016/NĐ-CP) - Giảm số ngày giải quyết thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép xuống còn 16 ngày làm việc.(giảm 4 ngày so với quy định tại Nghị định 06/2016/NĐ-CP) Ngoài ra, Quyết định 1994 cũng bãi bỏ thủ tục hành chính cấp, bổ sung, sửa đổi giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, G2, G3, G4 trên mạng. Việc phân loại trò chơi điện tử được quy định tại Điều 31 khoản 1 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau: Điều 31. Nguyên tắc quản lý trò chơi điện tử trên mạng 1. Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại như sau: a) Phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ, bao gồm: - Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1); - Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2); - Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3); - Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4).
Có phải mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh pháo hoa không?
Có phải mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh pháo hoa không? Thủ tục cấp giấy phép mua pháo hoa để kinh doanh được thực hiện như thế nào? Pháo hoa được sử dụng trong dịp nào? 1. Có phải mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh pháo hoa không? Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP. Việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường. - Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy. - Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn. - Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Như vậy, chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường. Đồng thời phải đáp ứng đầy đủ theo quy định. 2. Thủ tục cấp giấy phép mua pháo hoa để kinh doanh được thực hiện như thế nào? Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP. Theo đó, thủ tục cấp giấy phép mua pháo hoa để kinh doanh thực hiện như sau: - Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; mã số doanh nghiệp; số, ngày cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; họ tên, chức vụ, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; chủng loại, số lượng pháo hoa; tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh pháo hoa theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 56/2023/NĐ-CP. - Văn bản quy định tại điểm b khoản này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho doanh nghiệp kinh doanh pháo hoa. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp nộp văn bản đề nghị tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đến liên hệ. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cấp giấy phép mua pháo hoa theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Giấy phép mua pháo hoa có thời hạn 30 ngày. Như vậy, để được kinh doanh pháo hoa, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép mua pháo hoa theo quy định. 3. Pháo hoa được sử dụng trong dịp nào? Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP. Theo đó, việc sử dụng pháo hoa được quy định như sau: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Như vậy, pháo hoa chỉ được sử dụng trong các dịp gồm lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Tóm lại, không phải mọi doanh nghiệp đều có kinh doanh pháo hoa mà chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa theo quy định.
Thủ tục cấp giấy phép môi trường
Giúp giải đáp thắc mắc em với, Dự án: Phát triển quỹ đất Khu dân cư (dự án nhóm B) có phải lập giấy phép môi trường không? và cơ quan nào sẽ cấp loại giấy phép môi trường? Xin cảm ơn!
Quyết định 1994/QĐ-TTg: về việc cắt giảm thủ tục cấp giấy phép kênh chương trình trong nước
Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định 1994/QĐ-TTg phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ TTTT giai đoạn 2020 – 2025. Đáng chú ý là việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục cấp, sửa đổi bổ sung giấy phép kênh chương trình trong nước. Quyết định 1994: cắt giảm thủ tục cấp giấy phép kênh chương trình trong nước - Minh họa 1. Kênh chương trình trong nước là gì? Kênh chương trình trong nước được định nghĩa tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 06/2016/NĐ-CP: Kênh chương trình trong nước là kênh chương trình phát thanh, kênh chương trình truyền hình do các cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình (báo nói, báo hình) của Việt Nam sản xuất hoặc liên kết sản xuất theo quy định của pháp luật. 2. Việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục được thực hiện như thế nào? Cụ thể, Phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước được quy định tại khoản 1 Mục I Phần I của Quyết định 1994: - Giảm từ 02 bộ hồ sơ (01 bản chính và 01 bản sao) còn 01 bộ hồ sơ. - Giảm số ngày giải quyết thủ tục cấp giấy phép xuống còn 24 ngày làm việc.(giảm 6 ngày so với quy định tại Nghị định 06/2016/NĐ-CP) - Giảm số ngày giải quyết thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép xuống còn 16 ngày làm việc.(giảm 4 ngày so với quy định tại Nghị định 06/2016/NĐ-CP) Ngoài ra, Quyết định 1994 cũng bãi bỏ thủ tục hành chính cấp, bổ sung, sửa đổi giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, G2, G3, G4 trên mạng. Việc phân loại trò chơi điện tử được quy định tại Điều 31 khoản 1 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau: Điều 31. Nguyên tắc quản lý trò chơi điện tử trên mạng 1. Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại như sau: a) Phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ, bao gồm: - Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1); - Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2); - Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3); - Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4).