Có thể bố trí nghỉ 60 phút cuối ngày làm việc đối với lao động nữ nuôi con nhỏ không?
Theo quy định thì lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì có thể bố trí nghỉ 60 phút một ngày làm việc. Vậy có thể bố trí 60 phút nghỉ này ở cuối ngày thay vì giữa ngày làm việc không? Có thể bố trí nghỉ 60 phút cuối ngày làm việc đối với lao động nữ nuôi con nhỏ không? Theo khoản 4 Điều 137 Bộ luật lao động 2019 quy định lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Theo đó, khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn như sau: Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi: - Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động; - Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ; - Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ. Như vậy, trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn (không nghỉ trong giờ làm việc mà nghỉ cuối ngày) thì mới có thể bố trí cho lao động nữ nghỉ 60 phút cuối ngày, còn nếu lao động nữ vẫn muốn nghỉ trong giờ làm việc thì phải bố trí nghỉ trong giờ làm việc. Lao động nữ đang nuôi con nhỏ có được làm thêm giờ không? Theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây: - Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; - Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý. Như vậy, người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ đang nuôi con nhỏ (dưới 12 tháng tuổi) làm thêm giờ, trừ trường hợp người lao động đồng ý. Công ty có được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không? Theo Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm: - Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019. - Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý. - Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, công ty không được thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Đề xuất thời gian làm việc trong năm học của giáo viên phổ thông là 42 tuần
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học. Trong đó, đề xuất thời gian làm việc trong năm học của giáo viên phổ thông là 42 tuần là điểm đáng chú ý trong dự thảo. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra đề xuất về thời gian làm việc trong năm học của giáo viên phổ thông. Theo dự thảo Thông tư, thời gian làm việc của giáo viên sẽ là 42 tuần bao gồm việc giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và cải thiện điều kiện làm việc của giáo viên. (1) Đề xuất thời gian làm việc trong năm học của giáo viên phổ thông là 42 tuần Căn cứ vào Điều 5 dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên như sau: - Thời gian làm việc trong năm học của giáo viên phổ thông là 42 tuần, trong đó: + 37 tuần dành cho việc giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm 35 tuần thực dạy và 02 tuần dự phòng (dành cho việc hoàn thiện các nội dung giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác). + 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. + 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học. - Thời gian làm việc trong năm học của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó: + 28 tuần dành cho việc giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch năm học. + 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học. + 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học. Như vậy, theo dự thảo đề xuất thời gian làm việc của trong năm học của giáo viên phổ thông, dự bị đại học là 42 tuần, trong đó bao gồm thời gian cho việc giảng dạy, bồi dưỡng trình độ và dành cho việc chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học. Bài được viết theo dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học ( lần thứ 02):https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/22/du-thao-thong-tu.docx (2) Dự thảo đề xuất thời gian nghỉ của giáo viên Bên cạnh việc quy định thời gian trong năm học của giáo viên, theo khoản 3 Điều 5 dự thảo Thông tư đã đề cập đến thời gian nghỉ của giáo viên bao gồm thời gian nghỉ hè hằng năm, thời gian nghỉ thai sản, thời gian nghỉ lễ tế như sau: - Thời gian nghỉ hè: Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục - Thời gian nghỉ thai sản theo quy định: + Trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè hằng năm mà thời gian nghỉ hè hằng năm còn lại (nếu còn) ít hơn thời gian nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động thì giáo viên được bố trí nghỉ thêm một số ngày đảm bảo tổng số ngày nghỉ bằng số ngày nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động. + Trường hợp giáo viên nam được nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, trong thời gian nghỉ chế độ giáo viên nam được tính dạy đủ định mức tiết dạy theo quy định và không phải dạy bù. Trường hợp thời gian nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con của giáo viên nam trùng với thời gian nghỉ hè thì không được nghỉ bù. + Thời gian nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động. + Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ của giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định, đảm bảo khung thời gian năm học. - Thời giờ nghỉ ngơi của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động. Tóm lại, theo dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học đã đề cập đến thời gian làm việc của trong năm học của giáo viên phổ thông, dự bị đại học là 42 tuần, trong đó bao gồm thời gian cho việc giảng dạy, bồi dưỡng trình độ và dành cho việc chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học. Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng đã quy định về thời gian nghỉ của giáo viên bao gồm thời gian nghỉ hè, thời gian nghỉ lễ tết, thời gian nghỉ thai sản. Bài được viết theo dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học ( lần thứ 02):https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/22/du-thao-thong-tu.docx
NLĐ chưa nghỉ hết phép năm trước có được nghỉ bù năm sau không?
Trong năm làm việc, người lao động được nghỉ hằng năm theo quy định của pháp luật về lao động. Vậy nếu người lao động chưa nghỉ hết phép năm trước thì nghỉ bù năm sau được không? NLĐ được nghỉ phép hằng năm mấy ngày? Theo khoản 1, khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về số ngày nghỉ phép hằng năm của NLĐ như sau: - Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: + 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; + 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; + 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. - Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Ngoài ra, còn các trường hợp đặc biệt thì số ngày nghỉ hằng năm sẽ được tính theo hướng dẫn tại Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau: - Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm. - Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm. - Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, thông thường NLĐ sẽ được nghỉ 12 ngày cho 12 tháng làm việc, nếu làm chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ sẽ tương ứng theo số tháng làm việc thực tế (tức 1 tháng 1 ngày). NLĐ chưa nghỉ hết phép năm trước có được nghỉ bù năm sau không? Theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: - Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. - Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Như vậy, người lao động nếu không nghỉ hết phép năm trước sẽ được nghỉ bù năm sau nếu như đã có thoả thuận với người sử dụng lao động về việc dồn, gộp ngày phép và chỉ được gộp tối đa 03 năm một lần. Lưu ý, đây không phải là nghĩa vụ đương nhiên của người sử dụng lao động nên nếu người lao động muốn thực hiện quyền này của mình thì phải có sự thoả thuận với người sử dụng lao động. Thời gian được tính vào thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ thế nào? Theo Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã hướng dẫn cách tính thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động như sau: - Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động. - Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc. - Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động. - Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm. - Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng. - Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm. - Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. - Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật. - Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động. - Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động. Như vậy, việc tính thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm sẽ được thực hiện theo quy định như trên,
Trách nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại trụ sở Bộ LĐTBXH là gì?
Ngày 09 tháng 5 năm 2024, Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội ban hành Quyết định 563/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 về ban hành nội quy làm việc của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại trụ sở Liên cơ quan Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo đó, thời gian làm việc và trách nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả được quy định như sau: 1. Thời gian làm việc Theo quy định tại Điều 1 Nội quy làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại trụ sở Liên cơ quan Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (gọi tắt là Nội quy làm việc) ban hành kèm theo Quyết định số 563/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 thì thời gian làm việc của công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả được xác định như sau: - Ngày làm việc: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả làm việc vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ các ngày nghỉ theo quy định), - Thời gian làm việc: 08 giờ/ 01 ngày. Cụ thể như sau: + Buổi sáng: Thời gian làm việc từ 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút; + Buổi chiều: Thời gian làm việc từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút; (Thời gian còn lại trong các buổi làm việc được bố trí để làm công tác sắp xếp, bàn giao và luân chuyển hồ sơ nên không thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC). 2. Trách nhiệm của công chức Trách nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả được quy định tại Điều 2 Nội quy làm việc ban hành kèm theo Quyết định số 563/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 là: - Chấp hành nghiêm thời gian làm việc theo quy định. - Ăn mặc lịch sự, trang trọng, đeo thẻ công chức, viên chức trong giờ làm việc. Có thái độ giao tiếp đúng mực, ứng xử có văn hóa, thực hiện đúng quy định về văn hóa giao tiếp nơi công sở và tác phong làm việc chuyên nghiệp. - Không gây phiền hà, sách nhiễu, gây khó khăn hoặc tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân. - Nắm vững những quy định về TTHC và thời gian giải quyết TTHC tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, nhiệt tình hướng dẫn, giải thích giúp tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC đầy đủ, rõ ràng, chính xác theo đúng quy định. - Thực hiện đúng quy trình tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định, giải quyết công việc theo trình tự căn cứ vào việc lấy số thứ tự của các tổ chức, cá nhân. Không nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng theo quy định. Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn để cá nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. - Công khai tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả họ, tên, chức danh, số điện thoại của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của mỗi đơn vị, họ, tên, chức danh, lĩnh vực công tác, số điện thoại của công chức, viên chức được cử đến làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. - Giữ gìn và bảo vệ tài sản công, thực hành tiết kiệm điện, nước, văn phòng phẩm; tự bảo quản, giữ gìn và lưu trữ hồ sơ gọn gàng khoa học. - Tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân khai báo thông tin, nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến. - Chấp hành đúng các quy định của pháp luật. Trên đây là những quy định về thời gian làm việc và trách nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại trụ sở Liên cơ quan Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có hiệu lực từ 9/5/2024.
Làm thế nào để nghỉ lễ 30/4 - 01/05 năm 2024 bốn ngày liên tiếp?
Người lao động được nghỉ lễ 30/4 - 01/05 năm 2024 mấy ngày? Làm thế nào để được nghỉ 04 ngày liên tiếp? Đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần được trả lương thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Năm 2024, người lao động được nghỉ lễ 30/4 - 01/05 mấy ngày? Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Bộ Luật lao động 2019 về những trường hợp người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết như sau: - Nghỉ 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch): Tết Dương lịch. - Nghỉ 05 ngày: Tết Âm lịch. - Nghỉ 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch): Ngày Chiến thắng. - Nghỉ 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch): Ngày Quốc tế lao động. - Nghỉ 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau): Quốc khánh. - Nghỉ 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch): Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Mà ngày 30/04 và 01/05 của năm 2024 rơi vào các ngày trong tuần là Thứ ba và Thứ tư, cho nên người lao động sẽ được nghỉ tổng cộng là 02 ngày mà không có nghỉ bù như năm 2023 vừa qua. (2) Làm thế nào để nghỉ lễ 30/4 - 01/05 năm 2024 bốn ngày liên tiếp? Như đã đề cập tại mục (1), trong năm 2024, người lao động chỉ được nghỉ tổng cộng 02 ngày mà vẫn được hưởng nguyên lương, tức từ ngày 30/4 cho đến hết ngày 01/05. Tuy nhiên, người lao động cũng có thể xin làm việc bù ngày Thứ bảy tuần trước nghỉ lễ để có thể xin nghỉ ngày Thứ hai và được nghỉ lễ 04 ngày nếu thỏa mãn được 02 điều kiện như sau: - Người lao động có thời gian làm việc từ Thứ hai đến hết hết Thứ sáu. - Công ty có quy định cho phép nhân viên nghỉ bù khi làm việc vào ngày nghỉ. Như vậy, trường hợp được nghỉ lễ 30/4 - 01/05 liên tiếp 04 ngày chỉ áp dụng đối với người lao động có thời gian làm việc từ Thứ hai đến Thứ sáu và phải còn phải tùy thuộc vào quy định của công ty có cho người lao động nghỉ bù khi làm việc vào ngày nghỉ hay không. (3) Đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần thì được trả lương như thế nào? Trường hợp người lao động có thời gian làm việc từ Thứ hai đến Thứ sáu xin làm việc ngày Thứ bảy để nghỉ lễ liên tiếp được 04 ngày, thì tiền lương của ngày làm việc đó sẽ được tính như tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần. Được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 98 Bộ Luật lao động 2019 hướng dẫn bởi Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau: - Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: + Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; + Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; + Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. - Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30%. - Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định nêu trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết. Như vậy, trường hợp người lao động xin làm việc ngày Thứ bảy để nghỉ lễ liên tiếp được 04 ngày như đã nêu trên thì sẽ được hưởng mức lương ít nhất là 200% lương. Để tổng kết lại, năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ lễ 30/4 và 01/05 là 02 ngày. Trường hợp người lao động có thời gian làm việc từ Thứ hai đến Thứ sáu muốn xin làm việc vào ngày Thứ bảy để có thể nghỉ liên tiếp 04 ngày sau đó thì phải xem công ty có quy định cho phép nhân viên nghỉ bù khi làm việc vào ngày nghỉ hay không.
Quyết định 6696/QĐ-TLĐ: Hỗ trợ 1 triệu đồng cho NLĐ bị giảm thời gian làm việc
Vừa qua, ngày 16/01/2023, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ký Quyết định 6696/QĐ-TLĐ ban hành quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Theo đó, quy định đối tượng được hỗ trợ là đoàn viên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 20/9/2022 bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc do doanh doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Điều kiện hỗ trợ Đoàn viên, người lao động quy định tại Điều 5 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau: - Bị giảm thời gian làm việc hàng ngày hoặc giảm số ngày làm việc trong tuần hoặc trong tháng (trừ trường hợp giảm thời gian làm thêm giờ) hoặc bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động từ 14 ngày trở lên. - Thu nhập của một tháng bất kỳ bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. - Thời gian bị giảm giờ làm việc, ngừng việc từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023. Mức hỗ trợ - Người lao động là đoàn viên; người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ từ đủ 35 tuổi trở lên, là nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi (chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em): 1 triệu đồng/ người. - Người lao động không là đoàn viên: 700.000 đồng/người Phương thức chi trả Phương thức chi trả hỗ trợ: Trả 01 lần, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Ngoài ra, còn một số mức hỗ trợ trong chính sách này, như sau: Đối với người lao động bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01/10/2022 đến hết 31/3/2023, mức hỗ trợ là: - Hỗ trợ 02 triệu đồng/người với người lao động là đoàn viên hoặc không là đoàn viên nhưng là nữ đủ 35 tuổi trở lên, nữ đang mang thai, đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi... chưa đủ 06 tuổi. - Hỗ trợ 1,4 triệu đồng/người cho lao động không phải đoàn viên. Đối với người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: - Hỗ trợ 03 triệu đồng/người với người lao động là đoàn viên hoặc không là đoàn viên nhưng là nữ đủ 35 tuổi trở lên, nữ đang mang thai, đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi... chưa đủ 06 tuổi. - Hỗ trợ 2,1 triệu đồng/người cho lao động không phải đoàn viên. Xem chi tiết tại Quyết định 6696/QĐ-TLĐ ngày 16/01/2023.
Thời gian nghỉ ăn trưa có tính vào thời gian làm việc không?
Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi là hai phạm trù pháp lý khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành những quyền và nghĩa vụ cơ bản của các chủ thể trong quan hệ lao động. Thời giờ nghỉ ngơi là gì? Thời giờ nghỉ ngơi là khoảng thời gian người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao động, không phải làm việc và có toàn quyền sử dụng thời gian này theo ý của mình trước khi chuyển sang ca làm việc tiếp theo nhằm bảo đảm quá trình lao động được diễn ra xuyên suốt, liên tục. Theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Lao động quy định về nghỉ trong giờ làm việc "Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục. Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc." Làm việc theo ca liên tục được hiểu như thế nào? Tại Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca - Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ. - Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục). - Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức làm việc theo ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau: Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên và thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút. Như vậy, căn cứ vào Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP thì người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục và không được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương; trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc. Thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc và được hưởng lương chỉ áp dụng đối với những người lao động làm việc theo ca liên tục, còn đối với những người lao động làm việc theo giờ làm việc bình thường thì sẽ không được tính. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định cụ thể thế nào là làm việc 08 giờ liên tục. Theo cách hiểu thông thường thì làm việc 08 giờ liên tục là quá trình làm việc nhưng không có nghỉ giữa ca. Quá trình làm việc như vậy lặp đi lặp lại qua các ngày chứ không chỉ vỏn vẹn 1 ngày làm việc 08 tiếng. Thời gian nghỉ ăn trưa có được coi thời gian nghỉ giữa giờ không? Pháp luật hiện hành không quy định tính thời gian nghỉ ăn trưa vào giờ làm việc, chỉ quy định trong ca làm việc liên tục phải có ít nhất 30 phút nghỉ giữa giờ đối với ca ngày và nghỉ giữa giờ 45 phút đối với ca đêm. Thời gian nghỉ giữa giờ này được tính vào thời giờ làm việc. Như vậy khi người lao động làm việc liên tục 8h/ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút tính luôn vào thời giờ làm việc. Đây gọi là nghỉ trong giờ làm việc, không phải là nghỉ trưa. Từ những quy định trên, có thể kết luận rằng, thời gian nghỉ ăn trưa không được coi là thời gian nghỉ giữa giờ, nên không được tính vào thời gian làm việc.
Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc như thế nào?
Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc như thế nào?
Xác định thời gian làm công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm?
Tôi làm việc tại doanh nghiệp nhà nước có 25 năm công tác trong đó có 02 năm tập sự và 13 năm làm nghề lao động nặng nhọc độc hại, nguy hiểm vậy thời gian công tác của tôi có được tính là 15 năm lao động nặng nhọc, độc hại nguy hiểm không?
Thời gian làm việc của lao động nữ trong các ngành nghề nặng nhọc độc hại theo Luật Lao động 2019?
Em chào luật sư ạ, Em đang có vướng mắc khi tìm hiểu quy định của luật lao động 2019 mong được sự giải đáp của luật sư ạ. Trong quy định tại Khoản 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 (BLLĐ 2019) có quy định: " 2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tại khoản 4 Điều 137 (BLLĐ 2019) lại quy định: "4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động." Như vậy, Đối với người lao động nữ làm việc trong các ngành nghề nặng nhọc, độc hại và nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì thời gian làm việc của họ được giảm xuống 2 tiếng/ngày phải không ạ? Em cảm ơn luật sư.
Mong nhận được sự tư vấn về vấn đề thời gian làm việc
Kính thưa Ls! Tôi có một vấn đề liên quan đến thời giờ làm việc muốn nhờ Luật sư tư vấn cho tôi. Tôi hiện công tác tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội TPHCM, đơn vị trực thuộc Sở LĐTBXH TPHCM. Từ trước đến nay cơ quan tôi sắp xếp viên chức tại bộ phận bảo vệ và khu quản lý đối tượng làm việc 24/24h (làm 1 ngày nghỉ 1 ngày). Các phòng ban khác làm việc hành chính 8h/ngày từ thứ 2->thứ 6 (tuần làm việc 40h/tuần). Sau khi viên chức phản ánh về vi phạm luật lao động, tuy nhiên cơ quan và lãnh đạo Sở vẫn bác bỏ và cho rằng việc bố trí thời gian làm việc theo quy định 24/24h là có từ trước đây, đồng thời do đặc thù công việc nên bắt buộc phải thực hiện. Sau đó viên chức đã phản ánh lên Thành ủy TPHCM thì một thời gian ngắn các đơn vị bảo trợ xã hội có văn bản chỉ đạo của Giám đốc Sở việc chấm dứt thực hiện làm việc 24/24h đồng thời tăng thời gian làm việc từ 40h lên 48h/tuần. Hiện nay các đơn vị phải thực hiện xây dựng phương án làm việc, tuy nhiên xảy ra nhiều tranh luận và bức xúc đối với viên chức. Cụ thể đơn vị xây dựng phương án như sau: "Căn cứ văn bản số 22183/SLĐTBXH-VP ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Sở lao động Thương binh và Xã hội quy định tất cả các đơn vị sự nghiệp thuộc sở phải bố trí làm việc để đảm bảo chế độ làm việc 48 giờ/người/tuần; không tổ chức làm việc theo ca 24 giờ. Do đó Trung tâm dự kiến tổ chức thực hiện như sau: 1. Đối với phòng Tổ chức Hành chính, phòng Kế toán cấp dưỡng, phòng Phối hợp kiểm tra (trừ bộ phận bảo vệ) làm việc 48h/người/tuần. 2. Đối với các phòng/khu/trạm do tính chất công việc phải thường trực 24/24 như: Khu quản lý đối tượng; bộ phận Bảo vệ thuộc phòng Phối hợp kiểm tra, phòng Quản lý hồ sơ – Giáo dục tư vấn, Trạm Y tế, Ban Giám đốc, Trưởng ca trực. Dự kiến phương án Bố trí thời giờ làm việc theo ca cụ thể như sau: Làm việc theo chế độ chia 2 ca (12 giờ/ca), chia làm 3 kíp Ca 1: từ 07h30 - 19h30 (gọi tắt là ca ngày); Ca 2: từ 19h30 – 7h30 ngày hôm sau (gọi tắt là ca đêm); Trong đó bố trí thời gian làm việc theo ca thực tế cho mỗi kíp như sau: a) Ca ngày: thời gian từ 7h30 – 19h30, nhưng thời gian thực tế làm việc, nghỉ ngơi như sau: - Nghỉ theo quy định của pháp luật: 1 giờ - Nghỉ ngơi tại chỗ nhưng trong trạng thái sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết (nếu có) thì không được tính vào giờ làm việc (theo mục 2, Công văn 22183/SLĐTBXH-VP ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội): 0.5 giờ - Tổng thời gian mỗi kíp làm việc thực tế của ca ngày là: 12 giờ - 0.5 giờ = 11.5 giờ (trong 11.5 giờ làm việc này có 0.5 giờ được nghỉ theo quy định) Như vậy: Tổng thời gian làm việc thực tế của ca ngày trong 1 tháng là: 11.5 giờ x 10 ngày = 115 giờ kíp/ca ngày/tháng. b) Ca đêm: Thời gian từ 19h30 – 7h30 ngày hôm sau nhưng thời gian thực tế làm việc, nghỉ ngơi như sau: - Nghỉ theo chế độ quy định của pháp luật: 0.75 giờ tuy nhiên đơn vị bố trí cho viên chức nghỉ 1.5 giờ - Nghỉ ngơi tại chỗ nhưng trong trạng thái sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết (nếu có) thì không được tính vào giờ làm việc (theo mục 2, Công văn 22183/SLĐTBXH-VP ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội): 1,5 giờ. - Tổng thời gian làm việc thực tế của ca đêm là: 12 giờ - 1,5 giờ = 10,5 giờ (trong 10,5 giờ làm việc này được nghỉ 1,5 giờ theo quy định). Như vậy: Tổng thời gian làm việc thực tế của ca đêm trong 1 tháng là: 10,5 giờ x 10 ngày = 105 giờ/ca đêm/tháng. c) Tổng số ngày mỗi kíp làm việc trong 1 tháng trung bình là 20 ngày (trong đó có 10 ngày ca ngày và 10 ngày ca đêm) tương ứng tổng số giờ trong 1 tháng là: 115 giờ ca ngày + 105 giờ ca đêm = 220 giờ/người/tháng Theo Công văn 22183/SLĐTBXH-VP ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: Giờ tiêu chuẩn 208 người/tháng. Như vậy: Số giờ dư của mỗi viên chức, người lao động trong các kíp để tính tiền làm thêm trong tháng là: 220 giờ - 208 giờ = 12 giờ (được tính tiền theo quy định)." Tôi xin nói rõ hơn; Trong ca đêm chúng tôi tham gia trực đảm bảo an ninh trật tự, tuần tra canh gác trong đêm (đối tượng quản lý đều ngủ nghỉ hết vì vậy thực hiện công tác chuyên môn không thường xuyên xảy ra trong đêm), lãnh đạo yêu cầu chúng tôi phải thức trong đêm, nếu chúng tôi chia ca ra ngủ thì không tính vào thời gian làm việc thực tế, thời gian chúng tôi thức mới được tính là giờ làm việc thực tế. Theo phương án trên thì giờ thực tế chúng tôi làm là 240h/tháng, tuy nhiên cơ quan không tính thời gian nghỉ nghơi theo quy định 75 phút vào giờ làm việc. Theo cách tính trên thì thời gian làm việc bắt buộc là 12h trong đó giải quyết nghỉ nghơi theo quy định 75ph và cơ quan cho thêm 75ph để nghỉ tổng thời gian là 1.5h trong đêm được ngủ nghỉ và không tính vào giờ làm việc thực tế) Việc quy định sắp xếp làm việc chia ca 12h/ ngày như vậy có đúng quy định không thưa LS! Rất mong nhận được sự hỗ trợ tư vấn của LS Tôi chân thành cảm ơn LS!
Thời gian làm việc, chế độ phụ cấp trực ngành Y
Chào Luật sư. Em có vấn đề này mong các luật sư giải đáp giúp ạ. Theo em tìm hiểu, giờ làm việc của người lao động là 8h/ngày và 48 h/tuần. Nhưng ngành y một ngày có thể làm 12, 16 h có khi nguyên cả ngày như vậy có trái luật không? Chế độ phụ cấp trực ngành này như thế nào ạ?
Thời gian làm việc trong tháng có đúng luật không?
Chào thuvienphapluat.vn. Tôi muốn hỏi vấn đề sau mong được tư vấn giúp đỡ. Tôi có người nhà đang làm tại Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh (một đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Hiện tại lịch trực hàng tháng theo ca là trực tại cơ qun 4 ngày nghỉ 2 ngày (trước đây là trực 3 ngày nghỉ 2 ngày). Trong 4 ngày trực này phải có mặt ở cơ quan 24/24. Không được phép ra ngoài hay về nhà. Ngày làm bình thường, Đêm có thể ngủ nhưng nếu có sự việc gì cũng sẽ phải dậy để xử lý và làm việc. Hàng tháng lương cũng không được tăng và không có tiền làm thêm giờ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi. Theo luật thì thời gian chúng tôi phải làm việc như thế có hợp lý và đúng luật Lao động hay không? Tôi xin cảm ơn!
Quy định về thời gian làm việc của bảo vệ bệnh viện?
Trường hợp bảo vệ tại Bệnh viện thì có quy định về trực ca không? Trường hợp trực từ 21h - 7h sáng hôm sau thì chế độ ra trực như thế nào?
Thời gian làm việc kỹ thuật viên X quang tại bệnh viện
Xin chào anh chị em trong diễn đàn. Em có 1 thắc mắc về vấn đề thời gian làm việc của kỹ thuật viên x quang tại bệnh viện công hạng 2. Thời gian làm việc như sau: 1 ngày trực (24 tiếng) + 1 ngày ra trực (nghỉ 24 tiếng) + 1 ngày hành chính (6 tiếng) + 1 ngày hành chính (6 tiếng) rồi tiếp tục tua mới : 1 ngày trực ..... Tua làm việc liên tục quanh năm. Nếu hành chính trúng thứ 7 và chủ nhật và ngày lễ tết sẽ được nghỉ. Em thắc mắc không biết với thời gian làm việc như trên đối với nhân viên x quang thì có đúng với quy định pháp luật hay chưa ( có vượt quá thời gian làm việc ngành độc hại, thời gian nghỉ ngơi có đúng quy định không)? Rất mong anh chị em đồng nghiệp cũng như luật sư tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn!
Re:Câu hỏi về thời gian làm việc?
Dear bạn! Ở đây bạn lưu ý ở từ "hoặc", tức là luật cho phép chỉ cần đáp ứng được một trong các điều kiện là tính theo giờ hoặc tính theo ngày hoặc tính theo tuần. Theo nguyện vọng của Chị SX thì công ty đã sắp xếp cho chị làm việc theo tuần, tức là hai bên người sử dụng lao động và người lao động cũng đã nhất trí với nhau. Thời gian làm việc 9h/ngày tổng 45h/tuần, tức là không quá 48h/tuần đối với công việc bình thường là Cty đã thực hiện đúng trong khuôn khổ quy định của Luật. Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần . Tuy nhiên, nếu như Chị SX đang là người làm công việc nặng nhọc thì công ty đang thực hiện sai so với quy định pháp luật là chỉ được làm việc không quá 06 giờ/ngày. Trong khi đó Cty bạn bố trí Chị SX làm việc đến 09h/ngày. Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường 3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ... Đề biết danh mục nghề công việc nặng dọc, đọc hại, nguy hiểm xem thêm ở: THÔNG TƯ Số: 15/2016/TT-BLĐTBXH BAN HÀNH DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
Câu hỏi về thời gian làm việc?
Bên mình cho nhân viên làm việc từ 8h30-5h30 ngày 8 tiếng nghỉ trưa 1 tiếng, có sáng T7, tổng tuần 44 tiếng. Sau đó theo nguyên vọng, chị sx lại làm T2-T6, T7 nghỉ, mà tăng thời gian mỗi ngày lên đến 6h30 mới về, khảo sát thì nhân viên đều đồng ý và vui vẻ happy hết. tổng thời gian tuần khi đó là 42.5, Mình xem luật thấy bào TB mỗi ngày 8 giờ thôi, hoặc nếu tính theo tuần thì mỗi tuần ko quá 48 h -> vậy 2 điều này có mâu thuẫn ko, chỉ mỗi ngày được 8 tiếng thôi hay sao, có hướng nào để sx hợp lý ko, thêm 1 ngày 1 tiếng như vậy thfi có đúng quy định, nhờ hỗ trợ hướng xử lý thỏa đáng tron tình huống này, theo đúng quy định?
Thời gian làm việc theo hợp đồng lao động
Hiện chú tôi đang làm bảo vệ tại cơ quan nhà nước. Trước đó chú tôi được ký hợp đồng dài hạn từ năm 2013 tới bây giờ. - Hợp đồng bảo vệ cơ quan chú tôi có 2 người thay nhau trực ngoài giờ hành chính. Tức là buổi trưa từ 11h tới 13h và từ 11h30 tới 13h30 và từ 17h tới 7h hoặc tới 7h30 hằng ngày, riêng ngày nghỉ lễ tết 2 chú tôi phải trực 24/24h liên tục. (Thời gian làm việc là do 2 bảo vệ tự lên lịch làm theo ca thay đổi cho nhau) - Tới bây giờ thì cơ quan yêu cầu 2 người mỗi người trực 12/1 ngày thay nhau liên tục, hằng tuần, hằng tháng và thậm chí cả năm chú tôi không có ngày nghỉ. Vậy cơ quan yêu cầu chúng tôi vậy có đúng theo LUẬT LAO ĐỘNG không ạ. (TẤT CẢ GIỜ LÀM VIỆC CỦA CHÚNG TÔI CHỈ ĐƯỢC HƯỞNG LƯƠNG BÌNH THƯỜNG THEO ĐÚNG NGHẠCH CHỨ KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG THÊM MỘT ƯU ĐÃI, CHẾ ĐỘ HOẶC THÊM GIỜ ĐỀU KHÔNG CÓ) Mong mọi người tư vấn là chú tôi làm như vậy có đúng không và HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐÓ CÓ BỊ SAI LUẬT KHÔNG Ạ
Nuôi con dưới 12 tháng tuổi được hưởng chế độ lao động gì về thời gian làm việc?
"Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động". Bên mình hiện có thai sản 4 tháng đi làm lại, vậy xin hỏi là nữ nhân viên này có được hưởng chế độ nghỉ 60 phút mà vẫn được hưởng nguyên lương như hợp đồng đã ký ký trước đó hay không? Căn cứ ở đâu ạ?
Có thể bố trí nghỉ 60 phút cuối ngày làm việc đối với lao động nữ nuôi con nhỏ không?
Theo quy định thì lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì có thể bố trí nghỉ 60 phút một ngày làm việc. Vậy có thể bố trí 60 phút nghỉ này ở cuối ngày thay vì giữa ngày làm việc không? Có thể bố trí nghỉ 60 phút cuối ngày làm việc đối với lao động nữ nuôi con nhỏ không? Theo khoản 4 Điều 137 Bộ luật lao động 2019 quy định lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Theo đó, khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn như sau: Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi: - Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động; - Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ; - Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ. Như vậy, trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn (không nghỉ trong giờ làm việc mà nghỉ cuối ngày) thì mới có thể bố trí cho lao động nữ nghỉ 60 phút cuối ngày, còn nếu lao động nữ vẫn muốn nghỉ trong giờ làm việc thì phải bố trí nghỉ trong giờ làm việc. Lao động nữ đang nuôi con nhỏ có được làm thêm giờ không? Theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây: - Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; - Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý. Như vậy, người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ đang nuôi con nhỏ (dưới 12 tháng tuổi) làm thêm giờ, trừ trường hợp người lao động đồng ý. Công ty có được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không? Theo Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm: - Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019. - Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý. - Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, công ty không được thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Đề xuất thời gian làm việc trong năm học của giáo viên phổ thông là 42 tuần
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học. Trong đó, đề xuất thời gian làm việc trong năm học của giáo viên phổ thông là 42 tuần là điểm đáng chú ý trong dự thảo. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra đề xuất về thời gian làm việc trong năm học của giáo viên phổ thông. Theo dự thảo Thông tư, thời gian làm việc của giáo viên sẽ là 42 tuần bao gồm việc giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và cải thiện điều kiện làm việc của giáo viên. (1) Đề xuất thời gian làm việc trong năm học của giáo viên phổ thông là 42 tuần Căn cứ vào Điều 5 dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên như sau: - Thời gian làm việc trong năm học của giáo viên phổ thông là 42 tuần, trong đó: + 37 tuần dành cho việc giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm 35 tuần thực dạy và 02 tuần dự phòng (dành cho việc hoàn thiện các nội dung giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác). + 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. + 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học. - Thời gian làm việc trong năm học của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó: + 28 tuần dành cho việc giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch năm học. + 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học. + 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học. Như vậy, theo dự thảo đề xuất thời gian làm việc của trong năm học của giáo viên phổ thông, dự bị đại học là 42 tuần, trong đó bao gồm thời gian cho việc giảng dạy, bồi dưỡng trình độ và dành cho việc chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học. Bài được viết theo dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học ( lần thứ 02):https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/22/du-thao-thong-tu.docx (2) Dự thảo đề xuất thời gian nghỉ của giáo viên Bên cạnh việc quy định thời gian trong năm học của giáo viên, theo khoản 3 Điều 5 dự thảo Thông tư đã đề cập đến thời gian nghỉ của giáo viên bao gồm thời gian nghỉ hè hằng năm, thời gian nghỉ thai sản, thời gian nghỉ lễ tế như sau: - Thời gian nghỉ hè: Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục - Thời gian nghỉ thai sản theo quy định: + Trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè hằng năm mà thời gian nghỉ hè hằng năm còn lại (nếu còn) ít hơn thời gian nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động thì giáo viên được bố trí nghỉ thêm một số ngày đảm bảo tổng số ngày nghỉ bằng số ngày nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động. + Trường hợp giáo viên nam được nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, trong thời gian nghỉ chế độ giáo viên nam được tính dạy đủ định mức tiết dạy theo quy định và không phải dạy bù. Trường hợp thời gian nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con của giáo viên nam trùng với thời gian nghỉ hè thì không được nghỉ bù. + Thời gian nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động. + Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ của giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định, đảm bảo khung thời gian năm học. - Thời giờ nghỉ ngơi của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động. Tóm lại, theo dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học đã đề cập đến thời gian làm việc của trong năm học của giáo viên phổ thông, dự bị đại học là 42 tuần, trong đó bao gồm thời gian cho việc giảng dạy, bồi dưỡng trình độ và dành cho việc chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học. Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng đã quy định về thời gian nghỉ của giáo viên bao gồm thời gian nghỉ hè, thời gian nghỉ lễ tết, thời gian nghỉ thai sản. Bài được viết theo dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học ( lần thứ 02):https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/22/du-thao-thong-tu.docx
NLĐ chưa nghỉ hết phép năm trước có được nghỉ bù năm sau không?
Trong năm làm việc, người lao động được nghỉ hằng năm theo quy định của pháp luật về lao động. Vậy nếu người lao động chưa nghỉ hết phép năm trước thì nghỉ bù năm sau được không? NLĐ được nghỉ phép hằng năm mấy ngày? Theo khoản 1, khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về số ngày nghỉ phép hằng năm của NLĐ như sau: - Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: + 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; + 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; + 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. - Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Ngoài ra, còn các trường hợp đặc biệt thì số ngày nghỉ hằng năm sẽ được tính theo hướng dẫn tại Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau: - Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm. - Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm. - Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, thông thường NLĐ sẽ được nghỉ 12 ngày cho 12 tháng làm việc, nếu làm chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ sẽ tương ứng theo số tháng làm việc thực tế (tức 1 tháng 1 ngày). NLĐ chưa nghỉ hết phép năm trước có được nghỉ bù năm sau không? Theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: - Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. - Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Như vậy, người lao động nếu không nghỉ hết phép năm trước sẽ được nghỉ bù năm sau nếu như đã có thoả thuận với người sử dụng lao động về việc dồn, gộp ngày phép và chỉ được gộp tối đa 03 năm một lần. Lưu ý, đây không phải là nghĩa vụ đương nhiên của người sử dụng lao động nên nếu người lao động muốn thực hiện quyền này của mình thì phải có sự thoả thuận với người sử dụng lao động. Thời gian được tính vào thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ thế nào? Theo Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã hướng dẫn cách tính thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động như sau: - Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động. - Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc. - Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động. - Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm. - Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng. - Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm. - Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. - Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật. - Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động. - Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động. Như vậy, việc tính thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm sẽ được thực hiện theo quy định như trên,
Trách nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại trụ sở Bộ LĐTBXH là gì?
Ngày 09 tháng 5 năm 2024, Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội ban hành Quyết định 563/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 về ban hành nội quy làm việc của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại trụ sở Liên cơ quan Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo đó, thời gian làm việc và trách nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả được quy định như sau: 1. Thời gian làm việc Theo quy định tại Điều 1 Nội quy làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại trụ sở Liên cơ quan Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (gọi tắt là Nội quy làm việc) ban hành kèm theo Quyết định số 563/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 thì thời gian làm việc của công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả được xác định như sau: - Ngày làm việc: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả làm việc vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ các ngày nghỉ theo quy định), - Thời gian làm việc: 08 giờ/ 01 ngày. Cụ thể như sau: + Buổi sáng: Thời gian làm việc từ 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút; + Buổi chiều: Thời gian làm việc từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút; (Thời gian còn lại trong các buổi làm việc được bố trí để làm công tác sắp xếp, bàn giao và luân chuyển hồ sơ nên không thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC). 2. Trách nhiệm của công chức Trách nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả được quy định tại Điều 2 Nội quy làm việc ban hành kèm theo Quyết định số 563/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 là: - Chấp hành nghiêm thời gian làm việc theo quy định. - Ăn mặc lịch sự, trang trọng, đeo thẻ công chức, viên chức trong giờ làm việc. Có thái độ giao tiếp đúng mực, ứng xử có văn hóa, thực hiện đúng quy định về văn hóa giao tiếp nơi công sở và tác phong làm việc chuyên nghiệp. - Không gây phiền hà, sách nhiễu, gây khó khăn hoặc tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân. - Nắm vững những quy định về TTHC và thời gian giải quyết TTHC tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, nhiệt tình hướng dẫn, giải thích giúp tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC đầy đủ, rõ ràng, chính xác theo đúng quy định. - Thực hiện đúng quy trình tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định, giải quyết công việc theo trình tự căn cứ vào việc lấy số thứ tự của các tổ chức, cá nhân. Không nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng theo quy định. Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn để cá nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. - Công khai tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả họ, tên, chức danh, số điện thoại của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của mỗi đơn vị, họ, tên, chức danh, lĩnh vực công tác, số điện thoại của công chức, viên chức được cử đến làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. - Giữ gìn và bảo vệ tài sản công, thực hành tiết kiệm điện, nước, văn phòng phẩm; tự bảo quản, giữ gìn và lưu trữ hồ sơ gọn gàng khoa học. - Tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân khai báo thông tin, nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến. - Chấp hành đúng các quy định của pháp luật. Trên đây là những quy định về thời gian làm việc và trách nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại trụ sở Liên cơ quan Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có hiệu lực từ 9/5/2024.
Làm thế nào để nghỉ lễ 30/4 - 01/05 năm 2024 bốn ngày liên tiếp?
Người lao động được nghỉ lễ 30/4 - 01/05 năm 2024 mấy ngày? Làm thế nào để được nghỉ 04 ngày liên tiếp? Đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần được trả lương thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Năm 2024, người lao động được nghỉ lễ 30/4 - 01/05 mấy ngày? Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Bộ Luật lao động 2019 về những trường hợp người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết như sau: - Nghỉ 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch): Tết Dương lịch. - Nghỉ 05 ngày: Tết Âm lịch. - Nghỉ 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch): Ngày Chiến thắng. - Nghỉ 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch): Ngày Quốc tế lao động. - Nghỉ 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau): Quốc khánh. - Nghỉ 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch): Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Mà ngày 30/04 và 01/05 của năm 2024 rơi vào các ngày trong tuần là Thứ ba và Thứ tư, cho nên người lao động sẽ được nghỉ tổng cộng là 02 ngày mà không có nghỉ bù như năm 2023 vừa qua. (2) Làm thế nào để nghỉ lễ 30/4 - 01/05 năm 2024 bốn ngày liên tiếp? Như đã đề cập tại mục (1), trong năm 2024, người lao động chỉ được nghỉ tổng cộng 02 ngày mà vẫn được hưởng nguyên lương, tức từ ngày 30/4 cho đến hết ngày 01/05. Tuy nhiên, người lao động cũng có thể xin làm việc bù ngày Thứ bảy tuần trước nghỉ lễ để có thể xin nghỉ ngày Thứ hai và được nghỉ lễ 04 ngày nếu thỏa mãn được 02 điều kiện như sau: - Người lao động có thời gian làm việc từ Thứ hai đến hết hết Thứ sáu. - Công ty có quy định cho phép nhân viên nghỉ bù khi làm việc vào ngày nghỉ. Như vậy, trường hợp được nghỉ lễ 30/4 - 01/05 liên tiếp 04 ngày chỉ áp dụng đối với người lao động có thời gian làm việc từ Thứ hai đến Thứ sáu và phải còn phải tùy thuộc vào quy định của công ty có cho người lao động nghỉ bù khi làm việc vào ngày nghỉ hay không. (3) Đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần thì được trả lương như thế nào? Trường hợp người lao động có thời gian làm việc từ Thứ hai đến Thứ sáu xin làm việc ngày Thứ bảy để nghỉ lễ liên tiếp được 04 ngày, thì tiền lương của ngày làm việc đó sẽ được tính như tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần. Được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 98 Bộ Luật lao động 2019 hướng dẫn bởi Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau: - Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: + Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; + Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; + Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. - Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30%. - Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định nêu trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết. Như vậy, trường hợp người lao động xin làm việc ngày Thứ bảy để nghỉ lễ liên tiếp được 04 ngày như đã nêu trên thì sẽ được hưởng mức lương ít nhất là 200% lương. Để tổng kết lại, năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ lễ 30/4 và 01/05 là 02 ngày. Trường hợp người lao động có thời gian làm việc từ Thứ hai đến Thứ sáu muốn xin làm việc vào ngày Thứ bảy để có thể nghỉ liên tiếp 04 ngày sau đó thì phải xem công ty có quy định cho phép nhân viên nghỉ bù khi làm việc vào ngày nghỉ hay không.
Quyết định 6696/QĐ-TLĐ: Hỗ trợ 1 triệu đồng cho NLĐ bị giảm thời gian làm việc
Vừa qua, ngày 16/01/2023, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ký Quyết định 6696/QĐ-TLĐ ban hành quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Theo đó, quy định đối tượng được hỗ trợ là đoàn viên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 20/9/2022 bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc do doanh doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Điều kiện hỗ trợ Đoàn viên, người lao động quy định tại Điều 5 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau: - Bị giảm thời gian làm việc hàng ngày hoặc giảm số ngày làm việc trong tuần hoặc trong tháng (trừ trường hợp giảm thời gian làm thêm giờ) hoặc bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động từ 14 ngày trở lên. - Thu nhập của một tháng bất kỳ bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. - Thời gian bị giảm giờ làm việc, ngừng việc từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023. Mức hỗ trợ - Người lao động là đoàn viên; người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ từ đủ 35 tuổi trở lên, là nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi (chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em): 1 triệu đồng/ người. - Người lao động không là đoàn viên: 700.000 đồng/người Phương thức chi trả Phương thức chi trả hỗ trợ: Trả 01 lần, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Ngoài ra, còn một số mức hỗ trợ trong chính sách này, như sau: Đối với người lao động bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01/10/2022 đến hết 31/3/2023, mức hỗ trợ là: - Hỗ trợ 02 triệu đồng/người với người lao động là đoàn viên hoặc không là đoàn viên nhưng là nữ đủ 35 tuổi trở lên, nữ đang mang thai, đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi... chưa đủ 06 tuổi. - Hỗ trợ 1,4 triệu đồng/người cho lao động không phải đoàn viên. Đối với người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: - Hỗ trợ 03 triệu đồng/người với người lao động là đoàn viên hoặc không là đoàn viên nhưng là nữ đủ 35 tuổi trở lên, nữ đang mang thai, đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi... chưa đủ 06 tuổi. - Hỗ trợ 2,1 triệu đồng/người cho lao động không phải đoàn viên. Xem chi tiết tại Quyết định 6696/QĐ-TLĐ ngày 16/01/2023.
Thời gian nghỉ ăn trưa có tính vào thời gian làm việc không?
Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi là hai phạm trù pháp lý khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành những quyền và nghĩa vụ cơ bản của các chủ thể trong quan hệ lao động. Thời giờ nghỉ ngơi là gì? Thời giờ nghỉ ngơi là khoảng thời gian người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao động, không phải làm việc và có toàn quyền sử dụng thời gian này theo ý của mình trước khi chuyển sang ca làm việc tiếp theo nhằm bảo đảm quá trình lao động được diễn ra xuyên suốt, liên tục. Theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Lao động quy định về nghỉ trong giờ làm việc "Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục. Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc." Làm việc theo ca liên tục được hiểu như thế nào? Tại Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca - Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ. - Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục). - Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức làm việc theo ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau: Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên và thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút. Như vậy, căn cứ vào Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP thì người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục và không được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương; trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc. Thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc và được hưởng lương chỉ áp dụng đối với những người lao động làm việc theo ca liên tục, còn đối với những người lao động làm việc theo giờ làm việc bình thường thì sẽ không được tính. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định cụ thể thế nào là làm việc 08 giờ liên tục. Theo cách hiểu thông thường thì làm việc 08 giờ liên tục là quá trình làm việc nhưng không có nghỉ giữa ca. Quá trình làm việc như vậy lặp đi lặp lại qua các ngày chứ không chỉ vỏn vẹn 1 ngày làm việc 08 tiếng. Thời gian nghỉ ăn trưa có được coi thời gian nghỉ giữa giờ không? Pháp luật hiện hành không quy định tính thời gian nghỉ ăn trưa vào giờ làm việc, chỉ quy định trong ca làm việc liên tục phải có ít nhất 30 phút nghỉ giữa giờ đối với ca ngày và nghỉ giữa giờ 45 phút đối với ca đêm. Thời gian nghỉ giữa giờ này được tính vào thời giờ làm việc. Như vậy khi người lao động làm việc liên tục 8h/ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút tính luôn vào thời giờ làm việc. Đây gọi là nghỉ trong giờ làm việc, không phải là nghỉ trưa. Từ những quy định trên, có thể kết luận rằng, thời gian nghỉ ăn trưa không được coi là thời gian nghỉ giữa giờ, nên không được tính vào thời gian làm việc.
Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc như thế nào?
Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc như thế nào?
Xác định thời gian làm công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm?
Tôi làm việc tại doanh nghiệp nhà nước có 25 năm công tác trong đó có 02 năm tập sự và 13 năm làm nghề lao động nặng nhọc độc hại, nguy hiểm vậy thời gian công tác của tôi có được tính là 15 năm lao động nặng nhọc, độc hại nguy hiểm không?
Thời gian làm việc của lao động nữ trong các ngành nghề nặng nhọc độc hại theo Luật Lao động 2019?
Em chào luật sư ạ, Em đang có vướng mắc khi tìm hiểu quy định của luật lao động 2019 mong được sự giải đáp của luật sư ạ. Trong quy định tại Khoản 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 (BLLĐ 2019) có quy định: " 2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tại khoản 4 Điều 137 (BLLĐ 2019) lại quy định: "4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động." Như vậy, Đối với người lao động nữ làm việc trong các ngành nghề nặng nhọc, độc hại và nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì thời gian làm việc của họ được giảm xuống 2 tiếng/ngày phải không ạ? Em cảm ơn luật sư.
Mong nhận được sự tư vấn về vấn đề thời gian làm việc
Kính thưa Ls! Tôi có một vấn đề liên quan đến thời giờ làm việc muốn nhờ Luật sư tư vấn cho tôi. Tôi hiện công tác tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội TPHCM, đơn vị trực thuộc Sở LĐTBXH TPHCM. Từ trước đến nay cơ quan tôi sắp xếp viên chức tại bộ phận bảo vệ và khu quản lý đối tượng làm việc 24/24h (làm 1 ngày nghỉ 1 ngày). Các phòng ban khác làm việc hành chính 8h/ngày từ thứ 2->thứ 6 (tuần làm việc 40h/tuần). Sau khi viên chức phản ánh về vi phạm luật lao động, tuy nhiên cơ quan và lãnh đạo Sở vẫn bác bỏ và cho rằng việc bố trí thời gian làm việc theo quy định 24/24h là có từ trước đây, đồng thời do đặc thù công việc nên bắt buộc phải thực hiện. Sau đó viên chức đã phản ánh lên Thành ủy TPHCM thì một thời gian ngắn các đơn vị bảo trợ xã hội có văn bản chỉ đạo của Giám đốc Sở việc chấm dứt thực hiện làm việc 24/24h đồng thời tăng thời gian làm việc từ 40h lên 48h/tuần. Hiện nay các đơn vị phải thực hiện xây dựng phương án làm việc, tuy nhiên xảy ra nhiều tranh luận và bức xúc đối với viên chức. Cụ thể đơn vị xây dựng phương án như sau: "Căn cứ văn bản số 22183/SLĐTBXH-VP ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Sở lao động Thương binh và Xã hội quy định tất cả các đơn vị sự nghiệp thuộc sở phải bố trí làm việc để đảm bảo chế độ làm việc 48 giờ/người/tuần; không tổ chức làm việc theo ca 24 giờ. Do đó Trung tâm dự kiến tổ chức thực hiện như sau: 1. Đối với phòng Tổ chức Hành chính, phòng Kế toán cấp dưỡng, phòng Phối hợp kiểm tra (trừ bộ phận bảo vệ) làm việc 48h/người/tuần. 2. Đối với các phòng/khu/trạm do tính chất công việc phải thường trực 24/24 như: Khu quản lý đối tượng; bộ phận Bảo vệ thuộc phòng Phối hợp kiểm tra, phòng Quản lý hồ sơ – Giáo dục tư vấn, Trạm Y tế, Ban Giám đốc, Trưởng ca trực. Dự kiến phương án Bố trí thời giờ làm việc theo ca cụ thể như sau: Làm việc theo chế độ chia 2 ca (12 giờ/ca), chia làm 3 kíp Ca 1: từ 07h30 - 19h30 (gọi tắt là ca ngày); Ca 2: từ 19h30 – 7h30 ngày hôm sau (gọi tắt là ca đêm); Trong đó bố trí thời gian làm việc theo ca thực tế cho mỗi kíp như sau: a) Ca ngày: thời gian từ 7h30 – 19h30, nhưng thời gian thực tế làm việc, nghỉ ngơi như sau: - Nghỉ theo quy định của pháp luật: 1 giờ - Nghỉ ngơi tại chỗ nhưng trong trạng thái sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết (nếu có) thì không được tính vào giờ làm việc (theo mục 2, Công văn 22183/SLĐTBXH-VP ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội): 0.5 giờ - Tổng thời gian mỗi kíp làm việc thực tế của ca ngày là: 12 giờ - 0.5 giờ = 11.5 giờ (trong 11.5 giờ làm việc này có 0.5 giờ được nghỉ theo quy định) Như vậy: Tổng thời gian làm việc thực tế của ca ngày trong 1 tháng là: 11.5 giờ x 10 ngày = 115 giờ kíp/ca ngày/tháng. b) Ca đêm: Thời gian từ 19h30 – 7h30 ngày hôm sau nhưng thời gian thực tế làm việc, nghỉ ngơi như sau: - Nghỉ theo chế độ quy định của pháp luật: 0.75 giờ tuy nhiên đơn vị bố trí cho viên chức nghỉ 1.5 giờ - Nghỉ ngơi tại chỗ nhưng trong trạng thái sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết (nếu có) thì không được tính vào giờ làm việc (theo mục 2, Công văn 22183/SLĐTBXH-VP ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội): 1,5 giờ. - Tổng thời gian làm việc thực tế của ca đêm là: 12 giờ - 1,5 giờ = 10,5 giờ (trong 10,5 giờ làm việc này được nghỉ 1,5 giờ theo quy định). Như vậy: Tổng thời gian làm việc thực tế của ca đêm trong 1 tháng là: 10,5 giờ x 10 ngày = 105 giờ/ca đêm/tháng. c) Tổng số ngày mỗi kíp làm việc trong 1 tháng trung bình là 20 ngày (trong đó có 10 ngày ca ngày và 10 ngày ca đêm) tương ứng tổng số giờ trong 1 tháng là: 115 giờ ca ngày + 105 giờ ca đêm = 220 giờ/người/tháng Theo Công văn 22183/SLĐTBXH-VP ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: Giờ tiêu chuẩn 208 người/tháng. Như vậy: Số giờ dư của mỗi viên chức, người lao động trong các kíp để tính tiền làm thêm trong tháng là: 220 giờ - 208 giờ = 12 giờ (được tính tiền theo quy định)." Tôi xin nói rõ hơn; Trong ca đêm chúng tôi tham gia trực đảm bảo an ninh trật tự, tuần tra canh gác trong đêm (đối tượng quản lý đều ngủ nghỉ hết vì vậy thực hiện công tác chuyên môn không thường xuyên xảy ra trong đêm), lãnh đạo yêu cầu chúng tôi phải thức trong đêm, nếu chúng tôi chia ca ra ngủ thì không tính vào thời gian làm việc thực tế, thời gian chúng tôi thức mới được tính là giờ làm việc thực tế. Theo phương án trên thì giờ thực tế chúng tôi làm là 240h/tháng, tuy nhiên cơ quan không tính thời gian nghỉ nghơi theo quy định 75 phút vào giờ làm việc. Theo cách tính trên thì thời gian làm việc bắt buộc là 12h trong đó giải quyết nghỉ nghơi theo quy định 75ph và cơ quan cho thêm 75ph để nghỉ tổng thời gian là 1.5h trong đêm được ngủ nghỉ và không tính vào giờ làm việc thực tế) Việc quy định sắp xếp làm việc chia ca 12h/ ngày như vậy có đúng quy định không thưa LS! Rất mong nhận được sự hỗ trợ tư vấn của LS Tôi chân thành cảm ơn LS!
Thời gian làm việc, chế độ phụ cấp trực ngành Y
Chào Luật sư. Em có vấn đề này mong các luật sư giải đáp giúp ạ. Theo em tìm hiểu, giờ làm việc của người lao động là 8h/ngày và 48 h/tuần. Nhưng ngành y một ngày có thể làm 12, 16 h có khi nguyên cả ngày như vậy có trái luật không? Chế độ phụ cấp trực ngành này như thế nào ạ?
Thời gian làm việc trong tháng có đúng luật không?
Chào thuvienphapluat.vn. Tôi muốn hỏi vấn đề sau mong được tư vấn giúp đỡ. Tôi có người nhà đang làm tại Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh (một đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Hiện tại lịch trực hàng tháng theo ca là trực tại cơ qun 4 ngày nghỉ 2 ngày (trước đây là trực 3 ngày nghỉ 2 ngày). Trong 4 ngày trực này phải có mặt ở cơ quan 24/24. Không được phép ra ngoài hay về nhà. Ngày làm bình thường, Đêm có thể ngủ nhưng nếu có sự việc gì cũng sẽ phải dậy để xử lý và làm việc. Hàng tháng lương cũng không được tăng và không có tiền làm thêm giờ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi. Theo luật thì thời gian chúng tôi phải làm việc như thế có hợp lý và đúng luật Lao động hay không? Tôi xin cảm ơn!
Quy định về thời gian làm việc của bảo vệ bệnh viện?
Trường hợp bảo vệ tại Bệnh viện thì có quy định về trực ca không? Trường hợp trực từ 21h - 7h sáng hôm sau thì chế độ ra trực như thế nào?
Thời gian làm việc kỹ thuật viên X quang tại bệnh viện
Xin chào anh chị em trong diễn đàn. Em có 1 thắc mắc về vấn đề thời gian làm việc của kỹ thuật viên x quang tại bệnh viện công hạng 2. Thời gian làm việc như sau: 1 ngày trực (24 tiếng) + 1 ngày ra trực (nghỉ 24 tiếng) + 1 ngày hành chính (6 tiếng) + 1 ngày hành chính (6 tiếng) rồi tiếp tục tua mới : 1 ngày trực ..... Tua làm việc liên tục quanh năm. Nếu hành chính trúng thứ 7 và chủ nhật và ngày lễ tết sẽ được nghỉ. Em thắc mắc không biết với thời gian làm việc như trên đối với nhân viên x quang thì có đúng với quy định pháp luật hay chưa ( có vượt quá thời gian làm việc ngành độc hại, thời gian nghỉ ngơi có đúng quy định không)? Rất mong anh chị em đồng nghiệp cũng như luật sư tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn!
Re:Câu hỏi về thời gian làm việc?
Dear bạn! Ở đây bạn lưu ý ở từ "hoặc", tức là luật cho phép chỉ cần đáp ứng được một trong các điều kiện là tính theo giờ hoặc tính theo ngày hoặc tính theo tuần. Theo nguyện vọng của Chị SX thì công ty đã sắp xếp cho chị làm việc theo tuần, tức là hai bên người sử dụng lao động và người lao động cũng đã nhất trí với nhau. Thời gian làm việc 9h/ngày tổng 45h/tuần, tức là không quá 48h/tuần đối với công việc bình thường là Cty đã thực hiện đúng trong khuôn khổ quy định của Luật. Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần . Tuy nhiên, nếu như Chị SX đang là người làm công việc nặng nhọc thì công ty đang thực hiện sai so với quy định pháp luật là chỉ được làm việc không quá 06 giờ/ngày. Trong khi đó Cty bạn bố trí Chị SX làm việc đến 09h/ngày. Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường 3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ... Đề biết danh mục nghề công việc nặng dọc, đọc hại, nguy hiểm xem thêm ở: THÔNG TƯ Số: 15/2016/TT-BLĐTBXH BAN HÀNH DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
Câu hỏi về thời gian làm việc?
Bên mình cho nhân viên làm việc từ 8h30-5h30 ngày 8 tiếng nghỉ trưa 1 tiếng, có sáng T7, tổng tuần 44 tiếng. Sau đó theo nguyên vọng, chị sx lại làm T2-T6, T7 nghỉ, mà tăng thời gian mỗi ngày lên đến 6h30 mới về, khảo sát thì nhân viên đều đồng ý và vui vẻ happy hết. tổng thời gian tuần khi đó là 42.5, Mình xem luật thấy bào TB mỗi ngày 8 giờ thôi, hoặc nếu tính theo tuần thì mỗi tuần ko quá 48 h -> vậy 2 điều này có mâu thuẫn ko, chỉ mỗi ngày được 8 tiếng thôi hay sao, có hướng nào để sx hợp lý ko, thêm 1 ngày 1 tiếng như vậy thfi có đúng quy định, nhờ hỗ trợ hướng xử lý thỏa đáng tron tình huống này, theo đúng quy định?
Thời gian làm việc theo hợp đồng lao động
Hiện chú tôi đang làm bảo vệ tại cơ quan nhà nước. Trước đó chú tôi được ký hợp đồng dài hạn từ năm 2013 tới bây giờ. - Hợp đồng bảo vệ cơ quan chú tôi có 2 người thay nhau trực ngoài giờ hành chính. Tức là buổi trưa từ 11h tới 13h và từ 11h30 tới 13h30 và từ 17h tới 7h hoặc tới 7h30 hằng ngày, riêng ngày nghỉ lễ tết 2 chú tôi phải trực 24/24h liên tục. (Thời gian làm việc là do 2 bảo vệ tự lên lịch làm theo ca thay đổi cho nhau) - Tới bây giờ thì cơ quan yêu cầu 2 người mỗi người trực 12/1 ngày thay nhau liên tục, hằng tuần, hằng tháng và thậm chí cả năm chú tôi không có ngày nghỉ. Vậy cơ quan yêu cầu chúng tôi vậy có đúng theo LUẬT LAO ĐỘNG không ạ. (TẤT CẢ GIỜ LÀM VIỆC CỦA CHÚNG TÔI CHỈ ĐƯỢC HƯỞNG LƯƠNG BÌNH THƯỜNG THEO ĐÚNG NGHẠCH CHỨ KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG THÊM MỘT ƯU ĐÃI, CHẾ ĐỘ HOẶC THÊM GIỜ ĐỀU KHÔNG CÓ) Mong mọi người tư vấn là chú tôi làm như vậy có đúng không và HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐÓ CÓ BỊ SAI LUẬT KHÔNG Ạ
Nuôi con dưới 12 tháng tuổi được hưởng chế độ lao động gì về thời gian làm việc?
"Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động". Bên mình hiện có thai sản 4 tháng đi làm lại, vậy xin hỏi là nữ nhân viên này có được hưởng chế độ nghỉ 60 phút mà vẫn được hưởng nguyên lương như hợp đồng đã ký ký trước đó hay không? Căn cứ ở đâu ạ?