Vì sao thẩm phán Việt Nam không đội tóc giả khi xét xử?
Nếu bạn đã từng thắc mắc “vì sao thẩm phán Việt Nam không đội tóc giả khi xét xử” thì bài viết dưới đây chính là câu trả lời cho bạn. Hãy cùng nhau tìm hiểu. 1. Vì sao thẩm phán Việt Nam không đội tóc giả khi xét xử? Trước hết, việc các thẩm phán hoặc luật sư nước ngoài hay đội tóc giả màu trắng bắt nguồn từ thế kỷ 17 tại Anh. Điều này mang những ý nghĩa như sau: Thứ nhất, xuất phát từ hoàng đế Louis XIV của Pháp, những bộ tóc này thể hiện cho sự giàu có, quyền lực, và những người đội nó có vị thế xã hội cao hơn thường dân. Thứ hai, những bộ tóc giả mang tới sự trang nghiêm cho phiên tòa và khẳng định vị thế, uy quyền của giới thẩm phán, luật sư tại tòa án. Ngoài ra, tóc giả còn đảm bảo sự “vô danh tính” cho các luật sư và thẩm phán tại phiên tòa, ngăn cách họ bởi những vấn đề cá nhân liên quan, đảm bảo sự công tư, phân minh, giúp họ nhân danh quyền lực tối cao của pháp luật đưa ra các phán quyết công bằng, bất chấp màu da, sắc tộc, thu nhập, địa vị xã hội hay quan điểm chính trị của mỗi người. Hiện nay, những bộ tóc giả đã không còn được sử dụng rộng rãi, chỉ còn nước Anh và vài nước theo hệ thống Thông luật là còn đội tóc giả nhằm mục đích lễ nghi. Đối chiếu với hoàn cảnh lịch sử phát triển đất nước của Việt Nam. Do khác biệt về văn hóa, lịch sử, thậm chí khí hậu nên các thẩm phán tại Việt Nam không đội tóc giả khi xét xử. Thay vào đó họ luôn mặc trên mình chiếc áo choàng đen tại các phiên tòa với ý nghĩa như bộ tóc giả của các thẩm phán phương Tây. 2. Quy định về trang phục thẩm phán Việt nam hiện nay Căn cứ Điều 1 Quyết định 210/QĐ-TANDTC quy định về trang phục của thẩm phán như sau: - Kiểu dáng: Chiều dài áo tương ứng tỷ lệ 75% dài gáy gót. Áo được thiết kế hai thân trước một thân sau. Thân trước áo mỗi bên có xếp hai ly lật về phía sườn. Thân sau áo có xếp ba ly, một ly ở giữa áo, hai ly còn lại chia đều sang hai bên, lật về phía nách. Trên vai lót có thêm đáp đô ở phần cổ sau, bên trong bằng vải chính, chiều cao 9 cm, chiều rộng theo vòng cổ. Áo đóng mở bằng dây kéo khóa nhựa có màu như màu nẹp áo. Bác tay hình cong, chiều cao 15 cm, bên trong có lót đến cửa tay. Cầu vai hình cánh dơi, chiều cao 16 cm. Nẹp áo hai bên hình cong có độ rộng 8 cm, nẹp áo ngoài rộng 8 cm, nẹp lót trong rộng 5 cm. Đầu tay hai bên có xếp 8 ly nhỏ, 4 ly lật về phía trước, 4 ly lật về phía sau. Áo có ken vai làm bằng ken bông ép. - Chất liệu: Chất liệu là loại vải tốt, sử dụng phù hợp với thời tiết, khí hậu các vùng miền khác nhau. - Họa tiết: Áo màu đen phối nẹp, bác tay và cầu vai tương ứng với từng ngạch Thẩm phán, cụ thể như sau: + Áo choàng xét xử của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Nẹp áo, bác tay và cầu vai màu đỏ có họa tiết hình kỷ hà, viền lé màu vàng. + Áo choàng xét xử của Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp: Nẹp áo, bác tay và cầu vai màu đỏ boóc đô, có họa tiết hình kỷ hà, viền lé màu vàng đồng. - Kiểu dáng, họa tiết trang phục áo choàng xét xử của Thẩm phán Tòa án nhân dân được minh họa cụ thể tại các phụ lục ảnh ban hành kèm theo Quyết định này. Chung quy lại, dù cho thẩm phán Việt Nam không đội tóc giả khi xét xử nhưng họ lại khoác lên mình chiếc áo choàng đen với ý nghĩa đảm bảo sự bình đẳng, công bằng, bảo vệ lẽ phải của người dân. Bộ tóc giả hay chiếc áo choàng đen đều thể hiện sự uy nghiêm, quyền lực của lẽ phải, vừa thể hiện trọng trách lớn lao của những người bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người dân.
Thẩm phán được quyền tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại không?
Vai trò của thẩm phán là giải quyết tranh chấp, bảo vệ công lý, vậy liệu họ có thể tham gia vào hoạt động tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại để giúp các pháp nhân này tránh các rủi ro pháp lý hay không? (1) Thẩm phán được quyền tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại không? Liên quan đến vấn đề này, Điều 104 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định về những việc Thẩm phán không được làm, cụ thể bao gồm: - Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm. - Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán. - Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác về vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết. - Can thiệp trái pháp luật vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc. - Đem hồ sơ vụ án, vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan, trừ trường hợp vì nhiệm vụ được giao hoặc được sự đồng ý của người có thẩm quyền. - Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền xét xử, giải quyết không đúng nơi quy định. - Lạm dụng, lợi dụng quyền lực; sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng. - Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực. - Vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. - Làm luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, trọng tài viên, hòa giải viên, trợ giúp viên pháp lý, đấu giá viên, quản tài viên; tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại; góp vốn vào công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại, trung tâm trọng tài. Như vậy, chiếu theo quy định trên, Thẩm phán Tòa án không được phép tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại, cũng như không được làm các ngành nghề như làm luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên,...v.v và cũng không được phép góp vốn vào công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng,...v.v. Đây là những quy định mới xuất hiện tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, các quy định này thể hiện sự nghiêm túc trong việc bảo vệ quyền lợi của người dân và duy trì phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán. Việc cấm các hành vi như tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại hay can thiệp vào quá trình xét xử là cần thiết để tránh xung đột lợi ích và đảm bảo tính độc lập của hệ thống tư pháp. (2) Trách nhiệm của Thẩm phán là gì? Theo quy định tại Điều 103 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, Thẩm phán có trách nhiệm thực hiện các việc sau: - Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, kiên quyết bảo vệ công lý. - Tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân. - Xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; vô tư, khách quan trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án. - Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, bị hại, đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định của luật. - Giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật. - Học tập, nghiên cứu, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, đạo đức, bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp của Thẩm phán. - Tham gia bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, kiến thức xã hội liên quan, về đạo đức, trách nhiệm và ứng xử của Thẩm phán theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Như vậy, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 đã đưa ra những quy định rõ ràng về trách nhiệm của Thẩm phán, góp phần xây dựng một nền tư pháp vững mạnh, minh bạch và công bằng. Những quy định này không chỉ bảo vệ quyền lợi của người dân mà còn nâng cao uy tín và trách nhiệm của Thẩm phán trong hệ thống pháp luật, từ đó củng cố lòng tin của xã hội vào công lý.
10 hành vi Thẩm phán không được làm từ ngày 01/01/2025
Ngày 24/6/2024, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, trong đó có quy định về những công việc thẩm phán không được làm, cụ thể được nêu rõ trong bài viết dưới đây. 10 hành vi Thẩm phán không được làm Căn cứ Điều 104 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định 10 hành vi thẩm phán không được làm bao gồm: (1) Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm. (2) Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán. (3) Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác về vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết. (4) Can thiệp trái pháp luật vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc. (5) Đem hồ sơ vụ án, vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan, trừ trường hợp vì nhiệm vụ được giao hoặc được sự đồng ý của người có thẩm quyền. (6) Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền xét xử, giải quyết không đúng nơi quy định. (7) Lạm dụng, lợi dụng quyền lực; sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng. (8) Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực. (9) Vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (10) Làm luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, trọng tài viên, hòa giải viên, trợ giúp viên pháp lý, đấu giá viên, quản tài viên; tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại; góp vốn vào công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại, trung tâm trọng tài. Thẩm phán có trách nhiệm như thế nào? Căn cứ Điều 103 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định Thẩm phán có những trách nhiệm như sau: - Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, kiên quyết bảo vệ công lý. - Tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân. - Xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; vô tư, khách quan trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án. - Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, bị hại, đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định của luật. - Giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật. - Học tập, nghiên cứu, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, đạo đức, bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp của Thẩm phán. - Tham gia bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, kiến thức xã hội liên quan, về đạo đức, trách nhiệm và ứng xử của Thẩm phán theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Những trường hợp thẩm phán bị cách chức Theo quy định tại Điều 108 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2024 thì Thẩm phán đương nhiên bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị buộc thôi việc. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thẩm phán có thể bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Vi phạm trong công tác xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án; - Có hành vi quy định tại Điều 104 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2024; - Vi phạm về phẩm chất đạo đức; - Có hành vi vi phạm pháp luật khác. Theo đó nếu thẩm phán vi phạm một trong các trường hợp nêu trên thì có thể bị cách chức. Xem thêm thông tin chi tiết tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực vào ngày 01/01/2025
Chính thức: Thẩm phán có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu, có quyền miễn trừ trách nhiệm
Ngày 24/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, bao gồm 9 chương, 152 điều. Theo đó, có những điểm đáng chú ý như sau. (1) Thẩm phán có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu Cụ thể, tại Điều 100 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định về nhiệm kỳ của thẩm phán như sau: - Nhiệm kỳ của Thẩm phán TAND tối cao được tính từ khi được bổ nhiệm đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. - Thẩm phán TAND được bổ nhiệm lần đầu có nhiệm kỳ là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm. Trường hợp được bổ nhiệm lại thì có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. - Thẩm phán TAND được điều động để làm nhiệm vụ khác trong hệ thống Tòa án, khi được phân công lại làm Thẩm phán TAND thì sẽ không phải trải qua kỳ thi tuyển chọn và được xếp vào bậc tương ứng, trường hợp này nhiệm kỳ là đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. - Thẩm phán không đủ điều kiện để bổ nhiệm lại được bố trí công tác khác phù hợp thì khi đáp ứng đủ điều kiện bổ nhiệm và có nguyện vọng thì phải trải qua kỳ thi tuyển chọn, trường hợp này nhiệm kỳ sẽ được tính là nhiệm kỳ đầu. Theo đó, kể từ 01/1/2025, Thẩm phán TANDTC sẽ làm việc đến khi nghỉ hưu, Trường hợp Thẩm phán được bổ nhiệm lần đầu có nhiệm kỳ 05 năm, Thẩm phán được bổ nhiệm lại có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu. (2) Được phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp Cụ thể, theo quy định tại Khoản 3 Điều 141 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định về việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp, ngoại trừ trường hợp được quy định tại Khoản 4 Điều 141 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 được thực hiện như sau: - Việc ghi âm lời nói được thực hiện trong thời gian diễn ra phiên tòa, phiên họp. - Việc ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định. - Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của HĐXX, Thẩm phán nêu trên phải được sự đồng ý của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp. Trường hợp ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp. (3) Luật sư, giảng viên đại học có trình độ cao được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND Tối cao Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 96 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định, trường hợp người không công tác tại các Tòa án nhưng có uy tín cao trong xã hội và có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và 6 Điều 94 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, đủ điều kiện bổ nhiệm quy định tại Điểm a và c Khoản 1 Điều 96 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, bảo đảm quy trình theo quy định thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND tối cao khi thuộc một trong những trường hợp như sau: - Người giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao. - Chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. (4) Thẩm phán được bổ nhiệm phải tuyên thệ, có quyền miễn trừ trách nhiệm Về tuyên thệ: Tại Điều 89 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định Thẩm phán được bổ nhiệm phải tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao một cách trung thực, tận tâm; thực hành công lý chỉ tuân theo pháp luật, khách quan và công bằng; tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán. Theo đó, Chánh án TAND tối cao sẽ quy định cách thức tuyên thệ cụ thể của Thẩm phán. Về quyền miễn trừ trách nhiệm: Tại Điều 11 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định về Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, cụ thể như sau: - Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào. - Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm và người có chức danh tư pháp khác của Tòa án không phải giải trình, không được thông tin về quan điểm xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc đang trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ án, vụ việc đó. - Không điều tra đối với Thẩm phán, Hội thẩm về việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc đang trong quá trình tố tụng. Ngoại trừ trường hợp có căn cứ xác định vi phạm pháp luật hình sự trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc đó. Liên quan nội dung này, tại Điều 105 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định trường hợp Thẩm phán TAND tối cao bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì phải báo cáo ngay Chủ tịch nước và thông báo cho Chánh án TAND tối cao biết. Trường hợp bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở, nơi làm việc của Thẩm phán TAND tối cao thì cơ quan điều tra phải báo cáo ngay Chủ tịch nước và thông báo cho Chánh án TAND tối cao biết. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi can thiệp vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc của Thẩm phán, Hội thẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu TNHS theo quy định. Có thể thấy, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 đã bổ sung thêm quy định về chế độ bảo vệ, miễn trừ trách nhiệm với thẩm phán. Xem chi tiết tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực thi hành từ 01/1/2025. Theo đó, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 cũng đồng thời hết hiệu lực từ ngày này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 và khoản 2 Điều 152 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024.
Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp nào theo quy định pháp luật? Kiểm sát viên có nhiệm vụ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp nào theo quy định pháp luật? Theo căn cứ tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây: - Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; - Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật. Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó; - Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; - Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng; - Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; - Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện; - Người khởi kiện rút đơn khởi kiện. Ai có nhiệm vụ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện? Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên được quy định Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau: Khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. - Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự. - Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. - Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này. - Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án. - Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này. - Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật. - Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng dân sự khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này. Tóm lại: Tòa án trả lại đơn khởi kiện có một trong các trường hợp theo quy định nêu trên. Đồng thời, Kiểm sát viên có nhiệm vụ kiểm sát lại việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án.
Sỹ quan quân đội tại ngũ có được bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp không?
Thẩm phán được hiểu như thế nào? Sỹ quan quân đội tại ngũ có được bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp không? Thẩm phán được hưởng chế độ, chính sách như thế nào? Thẩm phán có những trách nhiệm gì? 1. Thẩm phán được hiểu như thế nào? Theo Điều 65 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán như sau: - Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử. - Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 của Luật này và các luật có liên quan. Theo đó, có thể hiểu, Thẩm phán là người đáp ứng đủ những tiêu chí nhất định và được Chủ tịch nước bổ nhiệm. Thẩm phán có nhiệm vụ xét xử vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 2. Sỹ quan quân đội tại ngũ có được bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp không? Tại khoản 3 Điều 68 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 có quy định về điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự như sau: Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thẩm phán sơ cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự: - Có đủ tiêu chuẩn sau: + Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực. + Có trình độ cử nhân luật trở lên. + Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử. + Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 13 năm trở lên; - Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng; - Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp. Theo đó, đối với sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện như đã phân tích ở trên. 3. Thẩm phán được hưởng chế độ, chính sách như thế nào? Tại Điều 75 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 có quy định về chế độ, chính sách đối với Thẩm phán như sau: - Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thẩm phán. - Thẩm phán được cấp trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán để làm nhiệm vụ. - Thẩm phán được bảo đảm tôn trọng danh dự, uy tín; được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết. - Thẩm phán được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và nghiệp vụ Tòa án. - Nghiêm cấm các hành vi cản trở, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán và thân nhân của Thẩm phán. - Thẩm phán được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. - Chế độ tiền lương, phụ cấp; mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. 4. Thẩm phán có những trách nhiệm gì? Tại Điều 76 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 có quy định về trách nhiệm của Thẩm phán như sau: - Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật. - Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. - Độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lý trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án. - Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật. - Học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Tòa án. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của luật. Theo đó, trách nhiệm của Thẩm phán được quy định chi tiết tại Điều 76 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
Đề xuất điều kiện được bổ nhiệm và thời hạn nhiệm kỳ của Thẩm phán mới nhất 2024
Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đã đề xuất thay đổi điều kiện được bổ nhiệm và thời hạn nhiệm kỳ của Thẩm phán và Thẩm phán TAND Tối cao (1) Thẩm phán là ai? Tiêu chuẩn chung để trở thành Thẩm phán Theo Điều 89 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ xét xử và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. >>Xem Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/13/580434.pdf Bên cạnh đó, tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán đã có một số sửa đổi so với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014. Cụ thể, Điều 95 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán như sau: - Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực. - Có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên. - Có trình độ cử nhân luật trở lên. - Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử. - Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật. - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Như vậy, Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đã bổ sung thêm độ tuổi tối thiểu được bổ nhiệm làm Thẩm phán là từ đủ 28 tuổi trở lên, các tiêu chuẩn còn lại được giữ nguyên theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014. (2) Các ngạch Thẩm phán Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Thẩm phán có 04 ngạch từ thấp tới cao bao gồm: Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán TAND Tối cao. Tuy nhiên, tại Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đã thay đổi hoàn toàn cách tính ngạch trên, theo đó, Điều 91 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đề xuất ngạch của Thẩm phán TAND sẽ gồm 02 ngạch là Thẩm phán TAND Tối cao và Thẩm phán. Theo đó, 02 ngạch này sẽ chia ra thành các bậc, cụ thể: - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giữ bậc cao nhất trong ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; - Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm 02 bậc, từ bậc 01 đến bậc 02; - Thẩm phán gồm có 09 bậc, từ bậc 01 đến bậc 09. (3) Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Bên cạnh sửa đổi tiêu chuẩn chung bổ nhiệm Thẩm phán, Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) cũng đã sửa đổi, bổ sung về điều kiện được bổ nhiệm Thẩm phán. Theo đó, người được bổ nhiệm ngạch Thẩm phán phải đáp ứng được các điều kiện sau đây: - Đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 95 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) - Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên; có năng lực xét xử, giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật - Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Trường hợp chưa đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 95 thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây để được bổ nhiệm làm Thẩm phán: - Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 10 năm trở lên, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân sơ thẩm, Tòa án Quân sự khu vực - Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 15 năm trở lên, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân phúc thẩm, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án Quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự trung ương. >>Xem Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/13/580434.pdf (4) Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán TAND Tối cao Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán TAND Tối cao được quy định tại Điều 97 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) như sau: - Đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 95 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) - Có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên - Đã là Thẩm phán bậc 06 từ đủ 03 năm trở lên - Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật. Trường hợp là người không công tác tại các Tòa án nhưng có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thuộc một trong những trường hợp sau đây: - Người giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao - Chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp Lưu ý: Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tuyển chọn, bổ nhiệm trong trường hợp này không vượt quá 02 người. (5) Nhiệm kỳ của Thẩm phán Theo Điều 74 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định, nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của Thẩm phán và Thẩm phán TAND Tối cao theo đề xuất tại Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) được kéo dài cho đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. Cụ thể, tại Điều 100 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) quy định nhiệm kỳ của Thẩm phán như sau: - Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao làm việc đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. - Thẩm phán được bổ nhiệm lần đầu có nhiệm kỳ là 05 năm; Thẩm phán được bổ nhiệm lại có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. - Thẩm phán được điều động để làm nhiệm vụ khác trong hệ thống Tòa án, khi quay lại làm Thẩm phán thì không phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán quốc gia và được xếp vào bậc tương ứng. Nhiệm kỳ của Thẩm phán đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. - Thẩm phán không đủ điều kiện được bổ nhiệm lại được bố trí công tác khác phù hợp; trường hợp có nguyện vọng và đủ điều kiện tiếp tục làm Thẩm phán thì phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán quốc gia. Nhiệm kỳ của Thẩm phán được tính là nhiệm kỳ đầu. Với thời hạn kéo dài cho đến lúc nghỉ hưu hoặc chuyển công tác, Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đã mở ra một quy chế mới cho chức danh Thẩm phán. Lý giải cho đề xuất “thẩm phán được bổ nhiệm lại có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác…” trong dự thảo Luật Tổ chức TAND, TAND Tối cao cho biết việc thay đổi về nhiệm kỳ thẩm phán là để thể chế hóa Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 11/9/2022, tăng cường tính độc lập của thẩm phán… >>Xem Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/13/580434.pdf
Đề xuất: Được miễn đào tạo hành nghề luật sư vẫn phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn
Vừa quan Liên Đoàn Luật sư Việt Nam đề xuất bổ sung quy định về việc “người được miễn đào tạo hành nghề phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn” từ 3 tháng đến 6 tháng trong Luật Luật sư thay thế. Đề xuất: Được miễn đào tạo hành nghề luật sư vẫn phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn Vừa qua, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã gửi văn bản đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp góp ý hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Luật sư. Theo đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Liên đoàn) đã có những góp ý cụ thể đối với dự thảo Đề cương chi tiết Luật Luật sư thay thế. Trong đó, về đào tạo nghề luật sư, Liên đoàn đề xuất bổ sung quy định về việc “người được miễn đào tạo hành nghề phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn” từ 3 tháng đến 6 tháng. Về cơ sở đào tạo nghề luật sư, Liên đoàn đề nghị luật hóa quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Việc bổ sung quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư trong Luật Luật sư trong bối cảnh hiện nay phù hợp với cơ sở pháp lý và thực tiễn. Về miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư, Liên đoàn đề nghị cân nhắc phương án tất cả các đối tượng phải tập sự hành nghề luật sư, không có quy định miễn nhưng có sửa đổi. Theo đó, tất cả các đối tượng phải tập sự hành nghề luật sư, nhưng có quy định giảm thời gian tập sự hành nghề cho một số đối tượng (như người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp). Theo Báo Pháp Luật TP.HCM Đối tượng nào được miễn đào tạo hành nghề luật sư theo quy định hiện hành? Theo Điều 13 Luật Luật sư 2006 thì các đối tượng sau đây sẽ được miễn đào tạo nghề luật sư: - Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên. - Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sĩ luật. - Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật. - Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật. Như vậy, nếu thuộc một trong những đối tượng trên sẽ được miễn đào tạo hành nghề luật sư. Lúc này, câu hỏi đặt ra là những người được miễn đào tạo hành nghề luật sư thì có phải tập sự hành nghề luật sư không? Đối tượng nào được miễn tập sự hành nghề luật sư? Theo Điều 16 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư bao gồm: - Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư. - Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư. - Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư. Như vậy, chỉ những đối tượng được miễn đào tạo hành nghề luật sư nằm trong nhóm được miễn tập sự hành nghề luật sư thì mới không phải tập sự. Những đối tượng còn lại vẫn phải tham gia tập sự theo quy định, tuy nhiên thời gian có thể ngắn hơn thông thường tuỳ thuộc vào đối tượng đó nằm trong nhóm nào. Có thể thấy, theo quy định hiện hành những người được miễn đào tạo hành nghề luật sư thì sẽ không phải tham gia thêm khoá đào tạo nào. Đối với những người được miễn tập sự thì có thể gửi thẳng hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, đối với những người được giảm thời gian tập sự thì sau khi tập sự và đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư thì có thể gửi hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Theo đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã đề xuất quy định người được miễn hành nghề đào tạo hành nghề phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn từ 3 tháng đến 6 tháng. Nếu đề xuất được thông qua thì những người được miễn đào tạo này vẫn phải tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn thì mới được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Dự thảo lần 4: Đề xuất bổ nhiệm luật sư, giảng viên làm thẩm phán
Đây là lần thứ 4 TAND tối cao dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) vào ngày 14/9/2023, lấy ý kiến chuyên gia, người dân, nhà khoa học để hoàn thiện dự thảo. Tại dự thảo lần này một nội dung được nhiều người quan tâm đặc biệt đối với đề xuất bổ nhiệm luật sư, giảng viên làm thẩm phán. Đề xuất luật sư, giảng viên đại học được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND tối cao Cụ thể tại Điều 97 dự thảo LTCTAND (sửa đổi) quy định điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (sửa đổi, bổ sung Điều 69 LTCTAND) - Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 95 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: + Có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên; + Đã là Thẩm phán bậc 06 từ đủ 03 năm trở lên; + Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật. - Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và có uy tín cao trong xã hội. Có năng lực xét xử, giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. - Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tuyển chọn, bổ nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều này không vượt quá 02 người. Trách nhiệm của Thẩm phán khi được bổ nhiệm - Tuân thủ Hiến pháp và Luật; dũng cảm, kiên quyết bảo vệ công lý. - Độc lập, vô tư, khách quan trong xét xử. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định của luật. - Bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. - Bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật tư pháp. - Học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, bản lĩnh nghề nghiệp và khả năng chuyên nghiệp của người Thẩm phán. - Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử; về đạo đức, trách nhiệm và ứng xử của Thẩm phán theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. - Tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân theo luật. - Ưu tiên sử dụng quỹ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ xét xử, giải quyết các vụ việc khác. Thời gian tham gia viết báo, viết sách, nghiên cứu khoa học, giảng dạy hoặc các hoạt động khác của Thẩm phán không được quá 20% tổng thời gian làm việc trong năm. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thẩm phán được bảo vệ nhân phẩm, danh dự khi thực thi nhiệm vụ Điều 102 dự thảo LTCTAND (sửa đổi) bảo vệ Thẩm phán (sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 5 Điều 75 LTCTAND 2014) - Thẩm phán được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết. Chế độ bảo vệ Thẩm phán do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Hội đồng Tư pháp quốc gia. - Nghiêm cấm các hành vi sau đây: + Đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của Thẩm phán; thân nhân của Thẩm phán; + Cản trở Thẩm phán thi hành công vụ; + Gây ảnh hưởng đến tính độc lập, vô tư, khách quan của Thẩm phán khi thi hành công vụ. - Trường hợp danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán bị xúc phạm khi thực hiện nhiệm vụ, Thẩm phán, Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán công tác yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chấm dứt hành vi xúc phạm và buộc xin lỗi công khai. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Chánh án Tòa án. - Trường hợp an toàn cá nhân hoặc thân nhân của Thẩm phán bị đe dọa do việc thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán, Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán công tác yêu cầu Cơ quan công an có thẩm quyền tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn cá nhân hoặc thân nhân của Thẩm phán. Cơ quan công an có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của Chánh án Tòa án. - Thẩm phán có bản án, quyết định bị hủy, sửa chỉ phải chịu trách nhiệm khi có lỗi chủ quan. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại khoản 2 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Xem thêm dự thảo dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) tại đây.
Thẩm phán đã nghỉ hưu có được làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý hay không?
Thẩm phán đã nghỉ hưu có được làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý? Thực hiện thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo trình tự nào? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Thẩm phán đã nghỉ hưu có được làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý hay không? Theo Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1017/QĐ-BTP năm 2023, những người đã nghỉ hưu, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý, bao gồm: trợ giúp viên pháp lý; thẩm phán, thẩm tra viên ngành Tòa án; kiểm sát viên, kiểm tra viên ngành kiểm sát; điều tra viên; chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự; chuyên viên làm công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước. Như vậy, Thẩm phán đã nghỉ hưu được làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý khi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý. Thực hiện thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo tình tự như thế nào? Theo Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1017/QĐ-BTP năm 2023, thực hiện thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo tình tự như sau: - Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 nếu có nguyện vọng làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý (sau đây gọi chung là cộng tác viên) và nhất trí với các nội dung cơ bản của hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp thì gửi hồ sơ đến Trung tâm ở địa phương nơi mình cư trú. - Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân và điều kiện thực tế tại địa phương, Giám đốc Trung tâm lựa chọn hồ sơ trình Giám đốc Sở Tư pháp xem xét cấp thẻ cộng tác viên. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho người người đề nghị làm cộng tác viên và thông báo rõ lý do bằng văn bản. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do Giám đốc Trung tâm trình, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, quyết định cấp thẻ cộng tác viên. Trường hợp từ chối phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người đề nghị làm cộng tác viên. Người bị từ chối có quyền khiếu nại đối với việc từ chối cấp thẻ cộng tác viên. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp thẻ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý có trách nhiệm đến Trung tâm để ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp có lý do chính đáng thì có thể kéo dài nhưng không quá 35 ngày kể từ ngày được cấp thẻ. Hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên pháp lý gồm những thành phần nào? Theo Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1017/QĐ-BTP năm 2023, thực hiện thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo tình tự như sau: - Đơn đề nghị làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 08/2017/TT-BTP (Mẫu TP-TGPL - 10); - Giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định; - Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm. Lưu ý: Trong trường hợp cần sử dụng đến thông tin về nơi cư trú của người đề nghị cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý thì cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thực hiện khai thác thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo một trong các phương thức quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP. Nếu không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức nêu tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP. Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú được quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP bao gồm: - Thẻ Căn cước công dân, - Chứng minh nhân dân, - Giấy xác nhận thông tin về cư trú, - Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tóm lại, Thẩm phán đã nghỉ hưu được làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý khi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý.
Thông báo về việc thụ lý vụ án hành chính và phân công giải quyết vụ án được quy định như thế nào?
Điều kiện để thụ lý vụ án hành chính là căn cứ đầu tiên làm phát sinh mối quan hệ giữa người khởi kiện, người bị kiện với Tòa án. Khi tiếp nhận đơn khởi kiện, Tòa án cần xem xét một cách toàn diện các điều kiện khởi kiện để quyết định thụ lý hay từ chối giải quyết vụ án. Thứ nhất, vụ việc khởi kiện không thuộc các trường hợp trả lại đơn khởi kiện và chuyển đơn khởi kiện. Thứ hai, người khởi kiện đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí (trừ trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp theo quy định của pháp luật). Thứ ba, việc khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhận đơn. Mỗi Tòa án đều có thẩm quyền riêng trong giải quyết vụ án hành chính. Tòa án chỉ thụ lý vụ án hành chính khi vụ việc khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mình theo quy định tại Điều 31, 32 của Luật TTHC 2015. Thông báo về việc thụ lý vụ án hành chính Theo điều 126 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về việc thông báo thụ lý vụ án hành chính đó là Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán đã thụ lý vụ án phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau: Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo; Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án; Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện; Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết; Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn; Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện; Thời hạn người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp ý kiến bằng văn bản về yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo hoặc yêu cầu độc lập (nếu có) cho Tòa án; Hậu quả pháp lý của việc người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của người khởi kiện. Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án hành chính Căn cứ Điều 127 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về phân công Thẩm phán giải quyết vụ án Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm đúng nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án. Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử theo đúng thời hạn quy định của Luật này. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp”. Như vậy, theo quy định về trình tự giải quyết vụ án hành chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15: Trình tự áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tòa án
Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tòa án nhân dân. Theo đó, quy định thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính như sau: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Tòa án phải ra một trong các quyết định quy định tại điểm k khoản 3 Điều 21 của Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15; đối với vụ việc cần có thời gian kiểm tra, đánh giá, tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc các vụ việc phức tạp khác thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị, Tòa án phải vào sổ giao nhận. Trường hợp hồ sơ đề nghị không đủ tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 100, khoản 2 Điều 102 hoặc khoản 2 Điều 104 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, Tòa án trả lại hồ sơ đề nghị và nêu rõ lý do bằng văn bản. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Tòa án phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết. Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính Như đã nêu ở trên, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Tòa án phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết. Đối với việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Thẩm phán được phân công phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên. Thẩm phán được phân công phải từ chối xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15. Trường hợp Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hoặc thuộc trường hợp phải từ chối xem xét, quyết định thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Những trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp Đối với Thẩm phán, thư ký phiên họp nếu được phân công vào một trong số trường hợp sau đây phải từ chối, thay đổi theo Điều 11 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15: - Là người thân thích của người bị đề nghị. - Đã tiến hành xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong cùng vụ việc đó. - Đã tiến hành việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong cùng vụ việc đó. - Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Xem chi tiết tại Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023.
05 trường hợp Thẩm phán không được phân công giải quyết án
Tòa án Nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư 01/2022/TT-TANDTC ngày 15/12/2022 quy định việc phân công Thẩm phán giải quyết. xét xử vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án. Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định việc phân công Thẩm phán giải quyết, xét xử vụ án hình sự, hành chính; vụ việc dân sự; yêu cầu mở thủ tục phá sản; đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, áp dụng biện pháp đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và các vụ việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án. Theo đó, quy định các tiêu chí phân công giải quyết án và những trường hợp cụ thể như sau: 05 Tiêu chí phân công giải quyết án Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC về việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây: 1. Số lượng, tính chất phức tạp của vụ việc được phân công cho các Thẩm phán giải quyết trong 01 năm tại mỗi Tòa án là tương đương nhau. 2. Phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm xét xử, giải quyết loại vụ việc đó. Đối với vụ việc có người tham gia tố tụng là người chưa thành niên thì phân công Thẩm phán là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên. 3. Phù hợp với vị trí công tác, chức vụ Thẩm phán đang đảm nhiệm. 4. Thẩm phán trong Tổ Thẩm phán chuyên trách; Thẩm phán trong Tòa chuyên trách thuộc lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên phân công giải quyết vụ việc thuộc lĩnh vực đó. 5. Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện được phân công giải quyết án theo chỉ tiêu do Tòa án nhân dân tối cao quy định. Thẩm phán nữ trong thời gian 03 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản và 03 tháng sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản được phân công giải quyết án với chỉ tiêu tối đa bằng 50% so với Thẩm phán khác. 05 Trường hợp Thẩm phán không được phân công giải quyết án Tại thời điểm phân công giải quyết án, Thẩm phán thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không được phân công giải quyết án: 1. Thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật tố tụng đối với vụ việc đó. 2. Đang trong thời gian được cử đi biệt phái, công tác, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn có thời hạn từ 01 tháng liên tục trở lên. 3. Đang trong thời gian nghỉ phép, nghỉ chế độ thai sản, nghỉ điều trị bệnh hoặc vì lý do sức khỏe khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ. 4. Đang trong thời gian bị kỷ luật, chờ xem xét kỷ luật hoặc thuộc trường hợp bị tạm dừng phân công giải quyết án theo quyết định của cấp có thẩm quyền. 5. Trường hợp khác mà Thẩm phán không thể thực hiện được nhiệm vụ giải quyết, xét xử vụ việc. Như vậy nếu thuộc một trong số các trường hợp nêu trên thì Thẩm phán không được phân công giải quyết án. 04 Phương thức phân công giải quyết án Đối với phương thức phân công giải quyết án, Thông tư quy định 04 phương thức phân công giải quyết án như sau: - Phương thức phân công giải quyết án gồm phân công giải quyết án chỉ định và phân công giải quyết án ngẫu nhiên. - Phương thức phân công giải quyết án chỉ định được áp dụng đối với các vụ việc hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC. - Phương thức phân công giải quyết án ngẫu nhiên được áp dụng đối với các vụ việc hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC. - Chánh án Tòa án có thể ủy quyền việc phân công giải quyết án cho Phó Chánh án Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng nhưng Chánh án Tòa án có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phân công giải quyết án tại Tòa án mình. Xem chi tiết tại Thông tư 01/2022/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 01/02/2023.
Những vật dụng gắn liền với một Thẩm phán ?
Thẩm phán là những người mang vác trên vai sứ mệnh nặng nề trong công cuộc bảo vệ công bằng và lẽ phải, nhân danh công lý, giữ cho pháp luật được chấp hành nghiêm minh để thông qua đó đem lại lợi ích tốt nhất cho người dân. Đi liền với thẩm phán là những vật dụng mang tính biểu tượng quen thuộc, làm nên tính uy nghiêm mà có lẽ đã không còn xa lạ gì với mọi người. Những vật dụng gắn liền với một Thẩm phán - minh hoạ Tuỳ thuộc vào truyền thống của các quốc gia mà những vật dụng gắn liền với Thẩm phán có thể khác nhau, tuy nhiên đều là biểu tượng rất đặc trưng mà không ai không biết. 1. Áo choàng Đầu tiên chính là áo choàng của thẩm phán, tại Việt Nam, áo choàng là trang phục bắt buộc theo quy định tại Điều 1, điều 2 Quyết định 210/QĐ-TANDTC năm 2017, áo dài tay, có màu đen phối nẹp, bác tay và cầu vai tương ứng với từng ngạch Thẩm phán. Lịch sử của chiếc áo choàng này xuất phát từ nước Anh, Thẩm phán ở Anh bắt đầu mặc áo choàng dưới thời vua Edward II (trị vì từ năm 1327 đến 1377), nó là biểu tượng của giới hàn lâm, học sĩ và cũng không khó hiểu khi trở thành trang phục của Thẩm phán bởi vị trí quan trọng của họ. Những vị thẩm phán tại Mỹ, Ý, Trung Quốc ..v.v..và nhiều nước khác trên thế giới cũng mặc chiếc áo choàng đen. Người ta nói rằng màu đen không thể pha trộn với bất kỳ màu nào khác, vì vậy nó tượng trưng cho sự trung lập, thống nhất và công bằng. 2. Tóc giả Ở một số quốc gia thuộc Khối Thịnh Vượng Chung – hầu hết là các nước thuộc địa của Anh trước đây còn có truyền thống đội tóc giả màu trắng, loại tóc giả này thoạt nhìn có vẻ giống như tóc giả của Luật sư trong các bộ phim chúng ta thường xem, tuy nhiên có một chút sai khác. Hiện nay, truyền thống này dần không còn phổ biến mà chỉ đối với các dịp lễ trang trọng người ta mới đội nó. 3. Búa Ngoài ra, biểu tượng chiếc búa gỗ cũng không kém cạnh về tính đặc trưng. Một chiếc búa thường sẽ có ý nghĩa mang tính hình thức, nghi lễ để duy trì trật tự trong phiên toà, nó thể hiện quyền uy của người cầm trịch. Chiếc búa này thường gặp trong các phòng xét xử tại Mỹ. Âm thanh của chiếc búa sẽ nhanh chóng giúp lấy lại trật tự của phiên toà, trở thành biểu tượng của sự giám sát và quyền lực. Những vật dụng đi kèm này là biểu tượng không chỉ của riêng Thẩm phán, mà còn là biểu tượng của pháp luật, của công bằng và lẽ phải. Nó không những giúp nhận diện những người “ cầm cân, nảy mực” nhân danh công lý, mà còn giúp họ ý thức được trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp, pháp quyền và cần thiết phải luôn giữ gìn sự liêm chính, giữ gìn sự thật. Mời mọi người góp ý thêm những vật dụng khác nếu có.
TAND Tối cao công bố thêm 4 Án lệ mới
Công bố thêm 4 án lệ mới Ngày 16/3/2021, Chánh án TAND Tối cao ra Quyết định 42/QĐ-Ca về việc công bố án lệ. Trong đó công bố 4 án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua. 4 án lệ này bao gồm: 1. Án lệ số 40/2021/AL về Công nhận việc chuyển đổi quyền sử dụng đất trên thực tế 2. Án lệ số 41/2021/AL về Chấm dứt hôn nhân thực tế 3. Án lệ số 42/2021/Al về Quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có thỏa thuận trọng tài 4. Án lệ số 43/2021/AL về Hiệu lực của hợp đồng thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp là nhà đất do bên thế chấp nhận chuyển nhượng của người khác nhưng chưa thanh toán đủ tiền cho bên bán. Xem chi tiết các án lệ tại file đính kèm.
Học Cao đẳng, Trung cấp Luật có trở thành thẩm phán được không?
Học Cao đẳng, Trung cấp Luật có thể trở thành thẩm phán? Đối với người học Luật, chức vụ Thẩm phán là một mơ ước lớn lao. Ở Việt Nam, ngoài hệ đào tạo Đại học, chúng ta còn có Cao đẳng và Trung cấp, như vậy người học luật ở các hệ Cao đẳng và Trung cấp ngành Luật có thể trở thành Thẩm phán hay không? Tiêu chuẩn thẩm phán Tiêu chuẩn Thẩm phán ở Việt Nam được quy định tại Điều 67 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014: “Điều 67. Tiêu chuẩn Thẩm phán 1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực. 2. Có trình độ cử nhân luật trở lên. 3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử. 4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật. 5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.” Như vậy, một trong những yêu cầu cơ bản của chức vụ thẩm phán là phải có bằng Cử nhân Luật trở lên. Học cao đẳng, trung cấp có thể trở thành thẩm phán? Quy định về bằng cấp của hệ đào tạo Cao đẳng, Trung cấp được quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 như sau: “Sinh viên học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc sinh viên học theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nếu tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ theo quy định thì được hiệu trưởng trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành.” Theo đó, chỉ có một số ngành nghề có đào tạo thực hành mới cấp danh hiệu cử nhân thực hành cho người học cao đẳng, trong đó không có ngành luật. Điều này có nghĩa, chỉ học Cao đẳng, Trung cấp thì sẽ không thể đủ tiêu chuẩn trở thành thẩm phán, nếu muốn thăng tiến đến chức vụ này, bạn cần có ít nhất là bằng cử nhân. Hiện nay, một số trường đại học có đào tạo liên thông hoặc các văn bằng ngoài chính quy, tạo điều kiện cho người đã có bằng cao đẳng, trung cấp được tiếp tục học để lấy bằng cử nhân ngành luật. Quy chế đào tạo liên thông giữa các trường cao đẳng, trung cấp và đại học thực hiện theo Quyết định 18/2017/QĐ-TTg, trong đó những điều kiện để một cơ sở giáo dục đại học được tuyển sinh đào tạo liên thông là: - Cơ sở giáo dục đại học đã có quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học hình thức chính quy; - Cơ sở giáo dục đại học đã và đang tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ được ít nhất 03 (ba) khóa liên tục khi quyết định thực hiện tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy. Đối với đào tạo liên thông khối ngành nghệ thuật, cơ sở giáo dục đại học đã và đang tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ hoặc niên chế hình thức chính quy được ít nhất 03 (ba) khóa liên tục khi quyết định thực hiện tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy. Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, cơ sở giáo dục đại học phải bảo đảm thêm điều kiện có ít nhất một khóa sinh viên trình độ đại học hình thức chính quy đã tốt nghiệp. Như vậy, người học cao đẳng, trung cấp ngành luật chỉ có thể trở thành thẩm phán khi có bằng cử nhân, họ có thể đăng ký học liên thông hoặc đăng ký thi lại đại học để có được tấm bằng này. >>> Con đường trở thành một thẩm phán tại Việt Nam
Kiến nghị bổ nhiệm suốt đời thẩm phán Tòa Tối cao
Bổ nhiệm suốt đời thẩm phán Tòa Tối cao (PLO)- Có hai luồng ý kiến khác nhau về đề xuất bổ nhiệm thẩm phán suốt đời, mỗi bên đều đưa ra những lập luận khá khoa học. Ngày 14-12, TAND Tối cao phối hợp cùng Liên minh châu Âu (EU) và Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo báo cáo đánh giá năm năm thi hành Luật Tổ chức TAND 2014. Về nhiệm kỳ của thẩm phán, Điều 74 luật này quy định: Nhiệm kỳ đầu là năm năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm. Nên bổ nhiệm thẩm phán suốt đời? Theo dự thảo báo cáo, quy định nhiệm kỳ tuy đã có đổi mới nhưng vẫn cần được cân nhắc thêm vì chưa tạo tâm lý yên tâm công tác cho các thẩm phán. Trong khi đó, thời gian thực hiện quy trình bổ nhiệm lại tương đối dài. Dự thảo đề nghị sửa đổi Điều 74 theo hướng bổ nhiệm không có nhiệm kỳ (bổ nhiệm suốt đời) nhằm tạo điều kiện cho thẩm phán trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng xét xử. Đối với những thẩm phán không đủ điều kiện thì đã có quy định về cách chức thẩm phán theo quy định tại Điều 82 của luật. Đồng tình, đại diện TAND TP Hà Nội cho rằng quy định hiện hành chưa hợp lý, ít nhiều tạo tâm lý không yên tâm làm việc của thẩm phán, ngoài ra phải thực hiện nhiều lần quy trình bổ nhiệm lại gây mất thời gian. “Thực tiễn có tình trạng nhiều thẩm phán hết nhiệm kỳ nhưng chưa được bổ nhiệm lại” - vị này dẫn chứng. Vị này cũng băn khoăn trường hợp chánh án, phó chánh án hết nhiệm kỳ thẩm phán (có thể đang được xem xét bổ nhiệm lại hoặc phải tạm dừng một thời gian) nhưng vẫn còn nhiệm kỳ lãnh đạo. Vậy những trường hợp này như thế nào, có được tiếp tục điều hành tòa án không, có được ký những văn bản về tố tụng hay chỉ ký những văn bản hành chính? Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, TAND Tối cao Ngô Văn Nhàn đồng tình với đề nghị bổ nhiệm thẩm phán suốt đời nhưng cần có lộ trình thực hiện. Theo ông Nhàn, trước hết có thể áp dụng với đối tượng là thẩm phán TAND Tối cao do Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm. Thẩm phán Tòa Tối cao là ngạch thẩm phán đặc biệt với những tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm rất cao. Để có được các tiêu chuẩn, điều kiện này, họ phải trải qua một quá trình công tác lâu dài, năng lực và uy tín đã được thể hiện, ghi nhận qua vài chục năm công tác và là những người tuổi đã cao. Ông Nhàn nói: “Luật 2014 quy định nhiệm kỳ của thẩm phán TAND Tối cao cũng giống như nhiệm kỳ của thẩm phán sơ cấp, trung cấp, cao cấp là chưa phù hợp, chưa phản ánh được vị trí pháp lý đặc biệt của thẩm phán TAND Tối cao”. Từ đó, ông đề xuất Quốc hội cho phép kéo dài nhiệm kỳ của thẩm phán TAND Tối cao theo hướng được bổ nhiệm không thời hạn cho đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. Điều kiện về thể chất của thẩm phán Tại hội thảo, Chánh án TAND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Thế Lệ nói ông đã chín năm làm chánh án tỉnh nên thấu hiểu vấn đề mà hội thảo đưa ra. Ông không đồng tình với đề xuất bổ nhiệm thẩm phán suốt đời. “Thẩm phán có rất nhiều quyền lực. Chúng ta phải có cơ chế năm năm, 10 năm để tránh việc có quyền lực suốt đời” - ông Lệ nói. Ông Lệ đặt câu hỏi: Thẩm phán đã đủ vững vàng về tư tưởng chính trị và bản lĩnh trước tác động về vật chất hay chưa? Theo ông, thẩm phán so với một số ngành, phông nền kiến thức xã hội còn hạn chế. Ông Lệ phát biểu: “Một số đồng chí ra ngoài tiếp cận thông tin về thời sự, chính trị, kinh tế - xã hội, nắm bắt tình hình để bổ trợ cho công tác chuyên môn còn hạn chế, lạc hậu lắm. Tòa án cứ quanh quẩn hồ sơ, điều nọ điều kia nhưng nhiều việc kiến thức về chính trị, kinh tế, hành chính rất ít…”. Theo ông, khi bổ nhiệm thì thẩm phán nên qua lớp bồi dưỡng về kinh tế, hành chính để có nhãn quan về địa chính trị của một tỉnh, một địa phương. Ông Lệ nêu lại hướng dẫn của Vụ Tổ chức, một trong những điều kiện khi sơ tuyển lựa chọn thẩm phán là nam cao 1,6 m, nữ cao 1,53 m. “Tất nhiên nhiều người nhỏ thông minh lắm nhưng nên chăng, điều kiện về thể chất phải bằng trung bình của người Việt trở lên. Vừa rồi một số đồng chí thấp bé nhẹ cân lắm. Tên không có, tướng không có, chưa nói nội hàm bên trong…” - ông Lệ nói. Thẩm phán phải độc lập Tại hội thảo, bà Sitara Syed, Phó Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh các tiêu chuẩn và điều kiện quốc tế về tính độc lập của ngành tư pháp được xây dựng dựa trên các cơ sở. Đó là các nguyên tắc cơ bản của Liên Hợp Quốc về tính độc lập của tòa án năm 1985 và Tuyên bố Bắc Kinh về tính độc lập tư pháp của Hiệp hội Luật châu Á - Thái Bình Dương năm 1997. Các nguyên tắc này đưa ra các nội dung thiết yếu về tính độc lập tư pháp, gồm: Độc lập về thể chế, trong xét xử và độc lập về tài chính của tòa án. Nếu thiếu các nội dung này, tòa án không thể thực hiện quyền tư pháp của mình một cách độc lập và công bằng. “Cơ quan tư pháp chỉ có thể độc lập khi tòa án hoạt động như một thể chế riêng và các thẩm phán cũng hoàn toàn độc lập” - bà Sitara Syed nhấn mạnh. ĐỨC MINH Theo báo pháp luật TP.HCM
Thẩm phán có được làm giảng viên đại học?
Thẩm phán là giảng viên đại học - Ảnh minh họa Một thẩm phán tại TAND quận 1 vừa phải cách ly tại nhà vì học trò của mình là F1 của một bệnh nhân mắc Covid-19. Nhân đây, trong trường hợp bạn đọc thắc mắc, xin giải thích lý do vì sao thẩm phán vẫn có thể trở thành giảng viên đại học! >>> Tòa án quận 1 báo cáo nhanh về thẩm phán tiếp xúc với F1 Có 2 lý do thẩm phán không bị cấm trở thành giảng viên: 1. Tham gia giảng dạy không nằm trong danh sách những việc thẩm phán không được làm Trước hết, Thẩm phán Tòa án là công chức theo Điều 7 Nghị định 06/2010/NĐ-CP. Điều 77 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định Thẩm phán không được làm những việc sau đây: - Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm. - Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật. - Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án. - Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền. - Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định. Theo đó, những việc cán bộ, công chức không được làm theo Luật cán bộ, công chức và một số luật khác được cập nhật trong đường dẫn dưới đây >>> Những việc cán bộ, công chức không được làm Có thể thấy, việc trở thành giảng viên giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc các trường đại học ngoài công lập không nằm trong danh sách này. 2. Thẩm phán có thể giảng dạy nếu đáp ứng các tiêu chí trở thành giảng viên *Tiêu chuẩn trở thành giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học công lập: Đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, tại các Điều 4, 5, 6 Thông tư 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên theo cao cấp, trung cấp và sơ cấp. Về trình độ đào tạo, người muốn làm giảng viên cần có bằng tốt nghiệp đại học cho vị trí giảng viên sơ cấp và bằng tiến sĩ cho vị trí giảng viên cao cấp. Cần có một số chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn và các chứng chỉ liên quan đến ngoại ngữ, tin học. Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, người muốn trở thành giảng viên, tối thiểu cần có kiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm,… *Tiêu chuẩn trở thành giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập có thể dựa trên tiêu chuẩn tại các cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc tùy theo thỏa thuận của lãnh đạo nhà trường và giảng viên. Như vậy thẩm phán nào đáp ứng những yêu cầu trở thành giảng viên và có thể sắp xếp được thời gian làm việc của mình thì hoàn toàn có thể trở thành giảng viên tại các trường đại học mà không bị pháp luật ngăn cấm.
Giả danh luật sư, kiểm sát viên, thẩm phán bị xử lý như thế nào?
Hiện nay nhiều chiêu trò mạo danh cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng như Luật sư, kiểm sát viên, thẩm phán,... để lừa đảo hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác ngày càng nhiều. Vì vậy người dân cần hết sức cảnh giác trước những đối tượng này, đồng thời pháp luật cũng đã quy định chế tài xử lý khi có những hành vi nêu trên, Cụ thể như sau: * Quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi mạo danh luật sư để hành nghề: Tại điềm e, khoản 7, điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/9/2020 hành vi cung cấp dịch vụ pháp lý, hoạt động tư vấn pháp luật với danh nghĩa luật sư hoặc mạo danh luật sư để hành nghề luật sư; treo biển hiệu khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc chưa gia nhập Đoàn luật sư sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng Trước đây: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi Mạo danh luật sư để hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào (Nghị định 110/2013/NĐ-CP) * Trường hợp giả mạo nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản: Đối với các trường hợp mạo danh kiểm sát viên, thẩm phán hay kể cả là luật sư mà lừa đảo nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác có thể bị xử lý theo điều 174 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể: Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; … * Trường hợp giả mạo nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản: Trường hợp giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (điều 339 BLHS quy Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác).
25 việc Thẩm phán không được làm
Thẩm phán không được làm: Ảnh minh họa Đây là nội dung tại Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 về Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán do Hội đồng Tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia ban hành. Theo đó thẩm phán không được làm những việc sau: ===> Về quy tắc ứng xử của thẩm phán * Ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ: 1. Những việc pháp luật quy định công dân không được làm; 2. Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ việc không đúng quy định của pháp luật; 3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ việc; 4. Mang hồ sơ vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền; 5. Tiếp xúc bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định; 6. Sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng; 7. Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực; 8. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác của mình, của cán bộ, công chức thuộc Tòa án và các cơ quan liên quan khác; 9. Tiết lộ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ứng xử tại cơ quan, Thẩm phán không được: 10. Thực hiện không đúng thẩm quyền, lạm quyền, vượt quyền; 11. Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác; 12. Trù dập, lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến danh dự, uy tín của cán bộ, công chức. Ứng xử với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác và thông tấn, báo chí 13. Khi chưa ban hành bản án, quyết định, Thẩm phán không được phát biểu công khai quan điểm của mình về việc giải quyết vụ việc. 14. Thẩm phán không được cung cấp bản án, quyết định cho thông tấn, báo chí và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, trừ các hình thức đã được pháp luật quy định. Ứng xử với các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài 15. Thẩm phán không được lợi dụng các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế để mưu cầu lợi ích cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào. Ứng xử tại nơi cư trú 16. Thẩm phán không được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú; không tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật. Ứng xử tại gia đình 17. Thẩm phán không được để thành viên trong gia đình lợi dụng danh nghĩa của Thẩm phán để vụ lợi. 18. Thẩm phán không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi. Ứng xử tại nơi công cộng 19. Thẩm phán không được lợi dụng chức danh của mình để vụ lợi khi tham gia các hoạt động xã hội. 20. Thẩm phán không được tiếp tay hoặc bao che cho hành vi vi phạm pháp luật. ===> Về những chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán: Tính độc lập: 21. Thẩm phán không được can thiệp vào hoạt động tố tụng của các thành viên Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng khác. Sự liêm chính 22. Thẩm phán không được lợi dụng địa vị để mưu cầu lợi ích cho mình hoặc cho người khác; không để các thành viên trong gia đình, cán bộ, công chức Tòa án dưới quyền quản lý của mình đòi hỏi hoặc nhận tiền, tài sản, những lợi ích khác từ bất kỳ ai vì lý do liên quan đến công việc mà Thẩm phán giải quyết. Sự vô tư, khách quan 23. Thẩm phán không được có bất cứ phát biểu hay bình luận nào tại phiên tòa, phiên họp, trước công chúng hoặc truyền thông làm ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ việc một cách vô tư, khách quan. Sự công bằng, bình đẳng 24. Tại phiên tòa, phiên họp hoặc trong các văn bản tố tụng, Thẩm phán không được đưa ra những nhận định gây xúc phạm người khác. Sự đúng mực 25.Tại phiên tòa, phiên họp hoặc trong các văn bản tố tụng, Thẩm phán không được đưa ra những nhận định gây xúc phạm người khác.
Vì sao thẩm phán Việt Nam không đội tóc giả khi xét xử?
Nếu bạn đã từng thắc mắc “vì sao thẩm phán Việt Nam không đội tóc giả khi xét xử” thì bài viết dưới đây chính là câu trả lời cho bạn. Hãy cùng nhau tìm hiểu. 1. Vì sao thẩm phán Việt Nam không đội tóc giả khi xét xử? Trước hết, việc các thẩm phán hoặc luật sư nước ngoài hay đội tóc giả màu trắng bắt nguồn từ thế kỷ 17 tại Anh. Điều này mang những ý nghĩa như sau: Thứ nhất, xuất phát từ hoàng đế Louis XIV của Pháp, những bộ tóc này thể hiện cho sự giàu có, quyền lực, và những người đội nó có vị thế xã hội cao hơn thường dân. Thứ hai, những bộ tóc giả mang tới sự trang nghiêm cho phiên tòa và khẳng định vị thế, uy quyền của giới thẩm phán, luật sư tại tòa án. Ngoài ra, tóc giả còn đảm bảo sự “vô danh tính” cho các luật sư và thẩm phán tại phiên tòa, ngăn cách họ bởi những vấn đề cá nhân liên quan, đảm bảo sự công tư, phân minh, giúp họ nhân danh quyền lực tối cao của pháp luật đưa ra các phán quyết công bằng, bất chấp màu da, sắc tộc, thu nhập, địa vị xã hội hay quan điểm chính trị của mỗi người. Hiện nay, những bộ tóc giả đã không còn được sử dụng rộng rãi, chỉ còn nước Anh và vài nước theo hệ thống Thông luật là còn đội tóc giả nhằm mục đích lễ nghi. Đối chiếu với hoàn cảnh lịch sử phát triển đất nước của Việt Nam. Do khác biệt về văn hóa, lịch sử, thậm chí khí hậu nên các thẩm phán tại Việt Nam không đội tóc giả khi xét xử. Thay vào đó họ luôn mặc trên mình chiếc áo choàng đen tại các phiên tòa với ý nghĩa như bộ tóc giả của các thẩm phán phương Tây. 2. Quy định về trang phục thẩm phán Việt nam hiện nay Căn cứ Điều 1 Quyết định 210/QĐ-TANDTC quy định về trang phục của thẩm phán như sau: - Kiểu dáng: Chiều dài áo tương ứng tỷ lệ 75% dài gáy gót. Áo được thiết kế hai thân trước một thân sau. Thân trước áo mỗi bên có xếp hai ly lật về phía sườn. Thân sau áo có xếp ba ly, một ly ở giữa áo, hai ly còn lại chia đều sang hai bên, lật về phía nách. Trên vai lót có thêm đáp đô ở phần cổ sau, bên trong bằng vải chính, chiều cao 9 cm, chiều rộng theo vòng cổ. Áo đóng mở bằng dây kéo khóa nhựa có màu như màu nẹp áo. Bác tay hình cong, chiều cao 15 cm, bên trong có lót đến cửa tay. Cầu vai hình cánh dơi, chiều cao 16 cm. Nẹp áo hai bên hình cong có độ rộng 8 cm, nẹp áo ngoài rộng 8 cm, nẹp lót trong rộng 5 cm. Đầu tay hai bên có xếp 8 ly nhỏ, 4 ly lật về phía trước, 4 ly lật về phía sau. Áo có ken vai làm bằng ken bông ép. - Chất liệu: Chất liệu là loại vải tốt, sử dụng phù hợp với thời tiết, khí hậu các vùng miền khác nhau. - Họa tiết: Áo màu đen phối nẹp, bác tay và cầu vai tương ứng với từng ngạch Thẩm phán, cụ thể như sau: + Áo choàng xét xử của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Nẹp áo, bác tay và cầu vai màu đỏ có họa tiết hình kỷ hà, viền lé màu vàng. + Áo choàng xét xử của Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp: Nẹp áo, bác tay và cầu vai màu đỏ boóc đô, có họa tiết hình kỷ hà, viền lé màu vàng đồng. - Kiểu dáng, họa tiết trang phục áo choàng xét xử của Thẩm phán Tòa án nhân dân được minh họa cụ thể tại các phụ lục ảnh ban hành kèm theo Quyết định này. Chung quy lại, dù cho thẩm phán Việt Nam không đội tóc giả khi xét xử nhưng họ lại khoác lên mình chiếc áo choàng đen với ý nghĩa đảm bảo sự bình đẳng, công bằng, bảo vệ lẽ phải của người dân. Bộ tóc giả hay chiếc áo choàng đen đều thể hiện sự uy nghiêm, quyền lực của lẽ phải, vừa thể hiện trọng trách lớn lao của những người bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người dân.
Thẩm phán được quyền tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại không?
Vai trò của thẩm phán là giải quyết tranh chấp, bảo vệ công lý, vậy liệu họ có thể tham gia vào hoạt động tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại để giúp các pháp nhân này tránh các rủi ro pháp lý hay không? (1) Thẩm phán được quyền tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại không? Liên quan đến vấn đề này, Điều 104 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định về những việc Thẩm phán không được làm, cụ thể bao gồm: - Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm. - Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán. - Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác về vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết. - Can thiệp trái pháp luật vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc. - Đem hồ sơ vụ án, vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan, trừ trường hợp vì nhiệm vụ được giao hoặc được sự đồng ý của người có thẩm quyền. - Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền xét xử, giải quyết không đúng nơi quy định. - Lạm dụng, lợi dụng quyền lực; sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng. - Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực. - Vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. - Làm luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, trọng tài viên, hòa giải viên, trợ giúp viên pháp lý, đấu giá viên, quản tài viên; tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại; góp vốn vào công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại, trung tâm trọng tài. Như vậy, chiếu theo quy định trên, Thẩm phán Tòa án không được phép tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại, cũng như không được làm các ngành nghề như làm luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên,...v.v và cũng không được phép góp vốn vào công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng,...v.v. Đây là những quy định mới xuất hiện tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, các quy định này thể hiện sự nghiêm túc trong việc bảo vệ quyền lợi của người dân và duy trì phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán. Việc cấm các hành vi như tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại hay can thiệp vào quá trình xét xử là cần thiết để tránh xung đột lợi ích và đảm bảo tính độc lập của hệ thống tư pháp. (2) Trách nhiệm của Thẩm phán là gì? Theo quy định tại Điều 103 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, Thẩm phán có trách nhiệm thực hiện các việc sau: - Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, kiên quyết bảo vệ công lý. - Tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân. - Xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; vô tư, khách quan trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án. - Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, bị hại, đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định của luật. - Giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật. - Học tập, nghiên cứu, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, đạo đức, bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp của Thẩm phán. - Tham gia bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, kiến thức xã hội liên quan, về đạo đức, trách nhiệm và ứng xử của Thẩm phán theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Như vậy, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 đã đưa ra những quy định rõ ràng về trách nhiệm của Thẩm phán, góp phần xây dựng một nền tư pháp vững mạnh, minh bạch và công bằng. Những quy định này không chỉ bảo vệ quyền lợi của người dân mà còn nâng cao uy tín và trách nhiệm của Thẩm phán trong hệ thống pháp luật, từ đó củng cố lòng tin của xã hội vào công lý.
10 hành vi Thẩm phán không được làm từ ngày 01/01/2025
Ngày 24/6/2024, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, trong đó có quy định về những công việc thẩm phán không được làm, cụ thể được nêu rõ trong bài viết dưới đây. 10 hành vi Thẩm phán không được làm Căn cứ Điều 104 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định 10 hành vi thẩm phán không được làm bao gồm: (1) Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm. (2) Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán. (3) Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác về vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết. (4) Can thiệp trái pháp luật vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc. (5) Đem hồ sơ vụ án, vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan, trừ trường hợp vì nhiệm vụ được giao hoặc được sự đồng ý của người có thẩm quyền. (6) Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền xét xử, giải quyết không đúng nơi quy định. (7) Lạm dụng, lợi dụng quyền lực; sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng. (8) Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực. (9) Vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (10) Làm luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, trọng tài viên, hòa giải viên, trợ giúp viên pháp lý, đấu giá viên, quản tài viên; tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại; góp vốn vào công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại, trung tâm trọng tài. Thẩm phán có trách nhiệm như thế nào? Căn cứ Điều 103 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định Thẩm phán có những trách nhiệm như sau: - Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, kiên quyết bảo vệ công lý. - Tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân. - Xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; vô tư, khách quan trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án. - Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, bị hại, đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định của luật. - Giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật. - Học tập, nghiên cứu, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, đạo đức, bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp của Thẩm phán. - Tham gia bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, kiến thức xã hội liên quan, về đạo đức, trách nhiệm và ứng xử của Thẩm phán theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Những trường hợp thẩm phán bị cách chức Theo quy định tại Điều 108 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2024 thì Thẩm phán đương nhiên bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị buộc thôi việc. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thẩm phán có thể bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Vi phạm trong công tác xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án; - Có hành vi quy định tại Điều 104 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2024; - Vi phạm về phẩm chất đạo đức; - Có hành vi vi phạm pháp luật khác. Theo đó nếu thẩm phán vi phạm một trong các trường hợp nêu trên thì có thể bị cách chức. Xem thêm thông tin chi tiết tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực vào ngày 01/01/2025
Chính thức: Thẩm phán có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu, có quyền miễn trừ trách nhiệm
Ngày 24/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, bao gồm 9 chương, 152 điều. Theo đó, có những điểm đáng chú ý như sau. (1) Thẩm phán có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu Cụ thể, tại Điều 100 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định về nhiệm kỳ của thẩm phán như sau: - Nhiệm kỳ của Thẩm phán TAND tối cao được tính từ khi được bổ nhiệm đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. - Thẩm phán TAND được bổ nhiệm lần đầu có nhiệm kỳ là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm. Trường hợp được bổ nhiệm lại thì có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. - Thẩm phán TAND được điều động để làm nhiệm vụ khác trong hệ thống Tòa án, khi được phân công lại làm Thẩm phán TAND thì sẽ không phải trải qua kỳ thi tuyển chọn và được xếp vào bậc tương ứng, trường hợp này nhiệm kỳ là đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. - Thẩm phán không đủ điều kiện để bổ nhiệm lại được bố trí công tác khác phù hợp thì khi đáp ứng đủ điều kiện bổ nhiệm và có nguyện vọng thì phải trải qua kỳ thi tuyển chọn, trường hợp này nhiệm kỳ sẽ được tính là nhiệm kỳ đầu. Theo đó, kể từ 01/1/2025, Thẩm phán TANDTC sẽ làm việc đến khi nghỉ hưu, Trường hợp Thẩm phán được bổ nhiệm lần đầu có nhiệm kỳ 05 năm, Thẩm phán được bổ nhiệm lại có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu. (2) Được phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp Cụ thể, theo quy định tại Khoản 3 Điều 141 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định về việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp, ngoại trừ trường hợp được quy định tại Khoản 4 Điều 141 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 được thực hiện như sau: - Việc ghi âm lời nói được thực hiện trong thời gian diễn ra phiên tòa, phiên họp. - Việc ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định. - Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của HĐXX, Thẩm phán nêu trên phải được sự đồng ý của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp. Trường hợp ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp. (3) Luật sư, giảng viên đại học có trình độ cao được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND Tối cao Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 96 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định, trường hợp người không công tác tại các Tòa án nhưng có uy tín cao trong xã hội và có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và 6 Điều 94 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, đủ điều kiện bổ nhiệm quy định tại Điểm a và c Khoản 1 Điều 96 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, bảo đảm quy trình theo quy định thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND tối cao khi thuộc một trong những trường hợp như sau: - Người giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao. - Chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. (4) Thẩm phán được bổ nhiệm phải tuyên thệ, có quyền miễn trừ trách nhiệm Về tuyên thệ: Tại Điều 89 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định Thẩm phán được bổ nhiệm phải tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao một cách trung thực, tận tâm; thực hành công lý chỉ tuân theo pháp luật, khách quan và công bằng; tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán. Theo đó, Chánh án TAND tối cao sẽ quy định cách thức tuyên thệ cụ thể của Thẩm phán. Về quyền miễn trừ trách nhiệm: Tại Điều 11 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định về Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, cụ thể như sau: - Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào. - Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm và người có chức danh tư pháp khác của Tòa án không phải giải trình, không được thông tin về quan điểm xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc đang trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ án, vụ việc đó. - Không điều tra đối với Thẩm phán, Hội thẩm về việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc đang trong quá trình tố tụng. Ngoại trừ trường hợp có căn cứ xác định vi phạm pháp luật hình sự trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc đó. Liên quan nội dung này, tại Điều 105 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định trường hợp Thẩm phán TAND tối cao bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì phải báo cáo ngay Chủ tịch nước và thông báo cho Chánh án TAND tối cao biết. Trường hợp bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở, nơi làm việc của Thẩm phán TAND tối cao thì cơ quan điều tra phải báo cáo ngay Chủ tịch nước và thông báo cho Chánh án TAND tối cao biết. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi can thiệp vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc của Thẩm phán, Hội thẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu TNHS theo quy định. Có thể thấy, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 đã bổ sung thêm quy định về chế độ bảo vệ, miễn trừ trách nhiệm với thẩm phán. Xem chi tiết tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực thi hành từ 01/1/2025. Theo đó, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 cũng đồng thời hết hiệu lực từ ngày này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 và khoản 2 Điều 152 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024.
Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp nào theo quy định pháp luật? Kiểm sát viên có nhiệm vụ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp nào theo quy định pháp luật? Theo căn cứ tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây: - Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; - Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật. Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó; - Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; - Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng; - Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; - Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện; - Người khởi kiện rút đơn khởi kiện. Ai có nhiệm vụ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện? Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên được quy định Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau: Khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. - Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự. - Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. - Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này. - Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án. - Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này. - Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật. - Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng dân sự khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này. Tóm lại: Tòa án trả lại đơn khởi kiện có một trong các trường hợp theo quy định nêu trên. Đồng thời, Kiểm sát viên có nhiệm vụ kiểm sát lại việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án.
Sỹ quan quân đội tại ngũ có được bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp không?
Thẩm phán được hiểu như thế nào? Sỹ quan quân đội tại ngũ có được bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp không? Thẩm phán được hưởng chế độ, chính sách như thế nào? Thẩm phán có những trách nhiệm gì? 1. Thẩm phán được hiểu như thế nào? Theo Điều 65 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán như sau: - Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử. - Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 của Luật này và các luật có liên quan. Theo đó, có thể hiểu, Thẩm phán là người đáp ứng đủ những tiêu chí nhất định và được Chủ tịch nước bổ nhiệm. Thẩm phán có nhiệm vụ xét xử vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 2. Sỹ quan quân đội tại ngũ có được bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp không? Tại khoản 3 Điều 68 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 có quy định về điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự như sau: Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thẩm phán sơ cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự: - Có đủ tiêu chuẩn sau: + Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực. + Có trình độ cử nhân luật trở lên. + Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử. + Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 13 năm trở lên; - Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng; - Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp. Theo đó, đối với sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện như đã phân tích ở trên. 3. Thẩm phán được hưởng chế độ, chính sách như thế nào? Tại Điều 75 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 có quy định về chế độ, chính sách đối với Thẩm phán như sau: - Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thẩm phán. - Thẩm phán được cấp trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán để làm nhiệm vụ. - Thẩm phán được bảo đảm tôn trọng danh dự, uy tín; được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết. - Thẩm phán được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và nghiệp vụ Tòa án. - Nghiêm cấm các hành vi cản trở, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán và thân nhân của Thẩm phán. - Thẩm phán được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. - Chế độ tiền lương, phụ cấp; mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. 4. Thẩm phán có những trách nhiệm gì? Tại Điều 76 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 có quy định về trách nhiệm của Thẩm phán như sau: - Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật. - Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. - Độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lý trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án. - Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật. - Học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Tòa án. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của luật. Theo đó, trách nhiệm của Thẩm phán được quy định chi tiết tại Điều 76 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
Đề xuất điều kiện được bổ nhiệm và thời hạn nhiệm kỳ của Thẩm phán mới nhất 2024
Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đã đề xuất thay đổi điều kiện được bổ nhiệm và thời hạn nhiệm kỳ của Thẩm phán và Thẩm phán TAND Tối cao (1) Thẩm phán là ai? Tiêu chuẩn chung để trở thành Thẩm phán Theo Điều 89 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ xét xử và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. >>Xem Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/13/580434.pdf Bên cạnh đó, tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán đã có một số sửa đổi so với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014. Cụ thể, Điều 95 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán như sau: - Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực. - Có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên. - Có trình độ cử nhân luật trở lên. - Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử. - Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật. - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Như vậy, Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đã bổ sung thêm độ tuổi tối thiểu được bổ nhiệm làm Thẩm phán là từ đủ 28 tuổi trở lên, các tiêu chuẩn còn lại được giữ nguyên theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014. (2) Các ngạch Thẩm phán Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Thẩm phán có 04 ngạch từ thấp tới cao bao gồm: Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán TAND Tối cao. Tuy nhiên, tại Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đã thay đổi hoàn toàn cách tính ngạch trên, theo đó, Điều 91 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đề xuất ngạch của Thẩm phán TAND sẽ gồm 02 ngạch là Thẩm phán TAND Tối cao và Thẩm phán. Theo đó, 02 ngạch này sẽ chia ra thành các bậc, cụ thể: - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giữ bậc cao nhất trong ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; - Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm 02 bậc, từ bậc 01 đến bậc 02; - Thẩm phán gồm có 09 bậc, từ bậc 01 đến bậc 09. (3) Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Bên cạnh sửa đổi tiêu chuẩn chung bổ nhiệm Thẩm phán, Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) cũng đã sửa đổi, bổ sung về điều kiện được bổ nhiệm Thẩm phán. Theo đó, người được bổ nhiệm ngạch Thẩm phán phải đáp ứng được các điều kiện sau đây: - Đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 95 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) - Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên; có năng lực xét xử, giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật - Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Trường hợp chưa đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 95 thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây để được bổ nhiệm làm Thẩm phán: - Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 10 năm trở lên, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân sơ thẩm, Tòa án Quân sự khu vực - Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 15 năm trở lên, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân phúc thẩm, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án Quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự trung ương. >>Xem Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/13/580434.pdf (4) Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán TAND Tối cao Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán TAND Tối cao được quy định tại Điều 97 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) như sau: - Đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 95 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) - Có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên - Đã là Thẩm phán bậc 06 từ đủ 03 năm trở lên - Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật. Trường hợp là người không công tác tại các Tòa án nhưng có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thuộc một trong những trường hợp sau đây: - Người giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao - Chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp Lưu ý: Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tuyển chọn, bổ nhiệm trong trường hợp này không vượt quá 02 người. (5) Nhiệm kỳ của Thẩm phán Theo Điều 74 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định, nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của Thẩm phán và Thẩm phán TAND Tối cao theo đề xuất tại Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) được kéo dài cho đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. Cụ thể, tại Điều 100 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) quy định nhiệm kỳ của Thẩm phán như sau: - Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao làm việc đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. - Thẩm phán được bổ nhiệm lần đầu có nhiệm kỳ là 05 năm; Thẩm phán được bổ nhiệm lại có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. - Thẩm phán được điều động để làm nhiệm vụ khác trong hệ thống Tòa án, khi quay lại làm Thẩm phán thì không phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán quốc gia và được xếp vào bậc tương ứng. Nhiệm kỳ của Thẩm phán đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. - Thẩm phán không đủ điều kiện được bổ nhiệm lại được bố trí công tác khác phù hợp; trường hợp có nguyện vọng và đủ điều kiện tiếp tục làm Thẩm phán thì phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán quốc gia. Nhiệm kỳ của Thẩm phán được tính là nhiệm kỳ đầu. Với thời hạn kéo dài cho đến lúc nghỉ hưu hoặc chuyển công tác, Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đã mở ra một quy chế mới cho chức danh Thẩm phán. Lý giải cho đề xuất “thẩm phán được bổ nhiệm lại có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác…” trong dự thảo Luật Tổ chức TAND, TAND Tối cao cho biết việc thay đổi về nhiệm kỳ thẩm phán là để thể chế hóa Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 11/9/2022, tăng cường tính độc lập của thẩm phán… >>Xem Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/13/580434.pdf
Đề xuất: Được miễn đào tạo hành nghề luật sư vẫn phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn
Vừa quan Liên Đoàn Luật sư Việt Nam đề xuất bổ sung quy định về việc “người được miễn đào tạo hành nghề phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn” từ 3 tháng đến 6 tháng trong Luật Luật sư thay thế. Đề xuất: Được miễn đào tạo hành nghề luật sư vẫn phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn Vừa qua, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã gửi văn bản đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp góp ý hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Luật sư. Theo đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Liên đoàn) đã có những góp ý cụ thể đối với dự thảo Đề cương chi tiết Luật Luật sư thay thế. Trong đó, về đào tạo nghề luật sư, Liên đoàn đề xuất bổ sung quy định về việc “người được miễn đào tạo hành nghề phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn” từ 3 tháng đến 6 tháng. Về cơ sở đào tạo nghề luật sư, Liên đoàn đề nghị luật hóa quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Việc bổ sung quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư trong Luật Luật sư trong bối cảnh hiện nay phù hợp với cơ sở pháp lý và thực tiễn. Về miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư, Liên đoàn đề nghị cân nhắc phương án tất cả các đối tượng phải tập sự hành nghề luật sư, không có quy định miễn nhưng có sửa đổi. Theo đó, tất cả các đối tượng phải tập sự hành nghề luật sư, nhưng có quy định giảm thời gian tập sự hành nghề cho một số đối tượng (như người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp). Theo Báo Pháp Luật TP.HCM Đối tượng nào được miễn đào tạo hành nghề luật sư theo quy định hiện hành? Theo Điều 13 Luật Luật sư 2006 thì các đối tượng sau đây sẽ được miễn đào tạo nghề luật sư: - Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên. - Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sĩ luật. - Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật. - Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật. Như vậy, nếu thuộc một trong những đối tượng trên sẽ được miễn đào tạo hành nghề luật sư. Lúc này, câu hỏi đặt ra là những người được miễn đào tạo hành nghề luật sư thì có phải tập sự hành nghề luật sư không? Đối tượng nào được miễn tập sự hành nghề luật sư? Theo Điều 16 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư bao gồm: - Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư. - Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư. - Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư. Như vậy, chỉ những đối tượng được miễn đào tạo hành nghề luật sư nằm trong nhóm được miễn tập sự hành nghề luật sư thì mới không phải tập sự. Những đối tượng còn lại vẫn phải tham gia tập sự theo quy định, tuy nhiên thời gian có thể ngắn hơn thông thường tuỳ thuộc vào đối tượng đó nằm trong nhóm nào. Có thể thấy, theo quy định hiện hành những người được miễn đào tạo hành nghề luật sư thì sẽ không phải tham gia thêm khoá đào tạo nào. Đối với những người được miễn tập sự thì có thể gửi thẳng hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, đối với những người được giảm thời gian tập sự thì sau khi tập sự và đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư thì có thể gửi hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Theo đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã đề xuất quy định người được miễn hành nghề đào tạo hành nghề phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn từ 3 tháng đến 6 tháng. Nếu đề xuất được thông qua thì những người được miễn đào tạo này vẫn phải tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn thì mới được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Dự thảo lần 4: Đề xuất bổ nhiệm luật sư, giảng viên làm thẩm phán
Đây là lần thứ 4 TAND tối cao dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) vào ngày 14/9/2023, lấy ý kiến chuyên gia, người dân, nhà khoa học để hoàn thiện dự thảo. Tại dự thảo lần này một nội dung được nhiều người quan tâm đặc biệt đối với đề xuất bổ nhiệm luật sư, giảng viên làm thẩm phán. Đề xuất luật sư, giảng viên đại học được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND tối cao Cụ thể tại Điều 97 dự thảo LTCTAND (sửa đổi) quy định điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (sửa đổi, bổ sung Điều 69 LTCTAND) - Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 95 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: + Có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên; + Đã là Thẩm phán bậc 06 từ đủ 03 năm trở lên; + Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật. - Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và có uy tín cao trong xã hội. Có năng lực xét xử, giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. - Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tuyển chọn, bổ nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều này không vượt quá 02 người. Trách nhiệm của Thẩm phán khi được bổ nhiệm - Tuân thủ Hiến pháp và Luật; dũng cảm, kiên quyết bảo vệ công lý. - Độc lập, vô tư, khách quan trong xét xử. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định của luật. - Bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. - Bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật tư pháp. - Học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, bản lĩnh nghề nghiệp và khả năng chuyên nghiệp của người Thẩm phán. - Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử; về đạo đức, trách nhiệm và ứng xử của Thẩm phán theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. - Tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân theo luật. - Ưu tiên sử dụng quỹ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ xét xử, giải quyết các vụ việc khác. Thời gian tham gia viết báo, viết sách, nghiên cứu khoa học, giảng dạy hoặc các hoạt động khác của Thẩm phán không được quá 20% tổng thời gian làm việc trong năm. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thẩm phán được bảo vệ nhân phẩm, danh dự khi thực thi nhiệm vụ Điều 102 dự thảo LTCTAND (sửa đổi) bảo vệ Thẩm phán (sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 5 Điều 75 LTCTAND 2014) - Thẩm phán được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết. Chế độ bảo vệ Thẩm phán do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Hội đồng Tư pháp quốc gia. - Nghiêm cấm các hành vi sau đây: + Đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của Thẩm phán; thân nhân của Thẩm phán; + Cản trở Thẩm phán thi hành công vụ; + Gây ảnh hưởng đến tính độc lập, vô tư, khách quan của Thẩm phán khi thi hành công vụ. - Trường hợp danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán bị xúc phạm khi thực hiện nhiệm vụ, Thẩm phán, Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán công tác yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chấm dứt hành vi xúc phạm và buộc xin lỗi công khai. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Chánh án Tòa án. - Trường hợp an toàn cá nhân hoặc thân nhân của Thẩm phán bị đe dọa do việc thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán, Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán công tác yêu cầu Cơ quan công an có thẩm quyền tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn cá nhân hoặc thân nhân của Thẩm phán. Cơ quan công an có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của Chánh án Tòa án. - Thẩm phán có bản án, quyết định bị hủy, sửa chỉ phải chịu trách nhiệm khi có lỗi chủ quan. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại khoản 2 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Xem thêm dự thảo dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) tại đây.
Thẩm phán đã nghỉ hưu có được làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý hay không?
Thẩm phán đã nghỉ hưu có được làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý? Thực hiện thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo trình tự nào? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Thẩm phán đã nghỉ hưu có được làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý hay không? Theo Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1017/QĐ-BTP năm 2023, những người đã nghỉ hưu, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý, bao gồm: trợ giúp viên pháp lý; thẩm phán, thẩm tra viên ngành Tòa án; kiểm sát viên, kiểm tra viên ngành kiểm sát; điều tra viên; chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự; chuyên viên làm công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước. Như vậy, Thẩm phán đã nghỉ hưu được làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý khi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý. Thực hiện thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo tình tự như thế nào? Theo Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1017/QĐ-BTP năm 2023, thực hiện thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo tình tự như sau: - Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 nếu có nguyện vọng làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý (sau đây gọi chung là cộng tác viên) và nhất trí với các nội dung cơ bản của hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp thì gửi hồ sơ đến Trung tâm ở địa phương nơi mình cư trú. - Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân và điều kiện thực tế tại địa phương, Giám đốc Trung tâm lựa chọn hồ sơ trình Giám đốc Sở Tư pháp xem xét cấp thẻ cộng tác viên. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho người người đề nghị làm cộng tác viên và thông báo rõ lý do bằng văn bản. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do Giám đốc Trung tâm trình, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, quyết định cấp thẻ cộng tác viên. Trường hợp từ chối phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người đề nghị làm cộng tác viên. Người bị từ chối có quyền khiếu nại đối với việc từ chối cấp thẻ cộng tác viên. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp thẻ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý có trách nhiệm đến Trung tâm để ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp có lý do chính đáng thì có thể kéo dài nhưng không quá 35 ngày kể từ ngày được cấp thẻ. Hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên pháp lý gồm những thành phần nào? Theo Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1017/QĐ-BTP năm 2023, thực hiện thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo tình tự như sau: - Đơn đề nghị làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 08/2017/TT-BTP (Mẫu TP-TGPL - 10); - Giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định; - Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm. Lưu ý: Trong trường hợp cần sử dụng đến thông tin về nơi cư trú của người đề nghị cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý thì cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thực hiện khai thác thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo một trong các phương thức quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP. Nếu không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức nêu tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP. Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú được quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP bao gồm: - Thẻ Căn cước công dân, - Chứng minh nhân dân, - Giấy xác nhận thông tin về cư trú, - Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tóm lại, Thẩm phán đã nghỉ hưu được làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý khi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý.
Thông báo về việc thụ lý vụ án hành chính và phân công giải quyết vụ án được quy định như thế nào?
Điều kiện để thụ lý vụ án hành chính là căn cứ đầu tiên làm phát sinh mối quan hệ giữa người khởi kiện, người bị kiện với Tòa án. Khi tiếp nhận đơn khởi kiện, Tòa án cần xem xét một cách toàn diện các điều kiện khởi kiện để quyết định thụ lý hay từ chối giải quyết vụ án. Thứ nhất, vụ việc khởi kiện không thuộc các trường hợp trả lại đơn khởi kiện và chuyển đơn khởi kiện. Thứ hai, người khởi kiện đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí (trừ trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp theo quy định của pháp luật). Thứ ba, việc khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhận đơn. Mỗi Tòa án đều có thẩm quyền riêng trong giải quyết vụ án hành chính. Tòa án chỉ thụ lý vụ án hành chính khi vụ việc khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mình theo quy định tại Điều 31, 32 của Luật TTHC 2015. Thông báo về việc thụ lý vụ án hành chính Theo điều 126 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về việc thông báo thụ lý vụ án hành chính đó là Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán đã thụ lý vụ án phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau: Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo; Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án; Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện; Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết; Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn; Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện; Thời hạn người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp ý kiến bằng văn bản về yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo hoặc yêu cầu độc lập (nếu có) cho Tòa án; Hậu quả pháp lý của việc người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của người khởi kiện. Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án hành chính Căn cứ Điều 127 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về phân công Thẩm phán giải quyết vụ án Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm đúng nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án. Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử theo đúng thời hạn quy định của Luật này. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp”. Như vậy, theo quy định về trình tự giải quyết vụ án hành chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15: Trình tự áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tòa án
Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tòa án nhân dân. Theo đó, quy định thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính như sau: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Tòa án phải ra một trong các quyết định quy định tại điểm k khoản 3 Điều 21 của Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15; đối với vụ việc cần có thời gian kiểm tra, đánh giá, tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc các vụ việc phức tạp khác thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị, Tòa án phải vào sổ giao nhận. Trường hợp hồ sơ đề nghị không đủ tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 100, khoản 2 Điều 102 hoặc khoản 2 Điều 104 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, Tòa án trả lại hồ sơ đề nghị và nêu rõ lý do bằng văn bản. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Tòa án phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết. Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính Như đã nêu ở trên, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Tòa án phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết. Đối với việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Thẩm phán được phân công phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên. Thẩm phán được phân công phải từ chối xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15. Trường hợp Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hoặc thuộc trường hợp phải từ chối xem xét, quyết định thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Những trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp Đối với Thẩm phán, thư ký phiên họp nếu được phân công vào một trong số trường hợp sau đây phải từ chối, thay đổi theo Điều 11 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15: - Là người thân thích của người bị đề nghị. - Đã tiến hành xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong cùng vụ việc đó. - Đã tiến hành việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong cùng vụ việc đó. - Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Xem chi tiết tại Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023.
05 trường hợp Thẩm phán không được phân công giải quyết án
Tòa án Nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư 01/2022/TT-TANDTC ngày 15/12/2022 quy định việc phân công Thẩm phán giải quyết. xét xử vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án. Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định việc phân công Thẩm phán giải quyết, xét xử vụ án hình sự, hành chính; vụ việc dân sự; yêu cầu mở thủ tục phá sản; đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, áp dụng biện pháp đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và các vụ việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án. Theo đó, quy định các tiêu chí phân công giải quyết án và những trường hợp cụ thể như sau: 05 Tiêu chí phân công giải quyết án Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC về việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây: 1. Số lượng, tính chất phức tạp của vụ việc được phân công cho các Thẩm phán giải quyết trong 01 năm tại mỗi Tòa án là tương đương nhau. 2. Phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm xét xử, giải quyết loại vụ việc đó. Đối với vụ việc có người tham gia tố tụng là người chưa thành niên thì phân công Thẩm phán là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên. 3. Phù hợp với vị trí công tác, chức vụ Thẩm phán đang đảm nhiệm. 4. Thẩm phán trong Tổ Thẩm phán chuyên trách; Thẩm phán trong Tòa chuyên trách thuộc lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên phân công giải quyết vụ việc thuộc lĩnh vực đó. 5. Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện được phân công giải quyết án theo chỉ tiêu do Tòa án nhân dân tối cao quy định. Thẩm phán nữ trong thời gian 03 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản và 03 tháng sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản được phân công giải quyết án với chỉ tiêu tối đa bằng 50% so với Thẩm phán khác. 05 Trường hợp Thẩm phán không được phân công giải quyết án Tại thời điểm phân công giải quyết án, Thẩm phán thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không được phân công giải quyết án: 1. Thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật tố tụng đối với vụ việc đó. 2. Đang trong thời gian được cử đi biệt phái, công tác, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn có thời hạn từ 01 tháng liên tục trở lên. 3. Đang trong thời gian nghỉ phép, nghỉ chế độ thai sản, nghỉ điều trị bệnh hoặc vì lý do sức khỏe khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ. 4. Đang trong thời gian bị kỷ luật, chờ xem xét kỷ luật hoặc thuộc trường hợp bị tạm dừng phân công giải quyết án theo quyết định của cấp có thẩm quyền. 5. Trường hợp khác mà Thẩm phán không thể thực hiện được nhiệm vụ giải quyết, xét xử vụ việc. Như vậy nếu thuộc một trong số các trường hợp nêu trên thì Thẩm phán không được phân công giải quyết án. 04 Phương thức phân công giải quyết án Đối với phương thức phân công giải quyết án, Thông tư quy định 04 phương thức phân công giải quyết án như sau: - Phương thức phân công giải quyết án gồm phân công giải quyết án chỉ định và phân công giải quyết án ngẫu nhiên. - Phương thức phân công giải quyết án chỉ định được áp dụng đối với các vụ việc hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC. - Phương thức phân công giải quyết án ngẫu nhiên được áp dụng đối với các vụ việc hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC. - Chánh án Tòa án có thể ủy quyền việc phân công giải quyết án cho Phó Chánh án Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng nhưng Chánh án Tòa án có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phân công giải quyết án tại Tòa án mình. Xem chi tiết tại Thông tư 01/2022/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 01/02/2023.
Những vật dụng gắn liền với một Thẩm phán ?
Thẩm phán là những người mang vác trên vai sứ mệnh nặng nề trong công cuộc bảo vệ công bằng và lẽ phải, nhân danh công lý, giữ cho pháp luật được chấp hành nghiêm minh để thông qua đó đem lại lợi ích tốt nhất cho người dân. Đi liền với thẩm phán là những vật dụng mang tính biểu tượng quen thuộc, làm nên tính uy nghiêm mà có lẽ đã không còn xa lạ gì với mọi người. Những vật dụng gắn liền với một Thẩm phán - minh hoạ Tuỳ thuộc vào truyền thống của các quốc gia mà những vật dụng gắn liền với Thẩm phán có thể khác nhau, tuy nhiên đều là biểu tượng rất đặc trưng mà không ai không biết. 1. Áo choàng Đầu tiên chính là áo choàng của thẩm phán, tại Việt Nam, áo choàng là trang phục bắt buộc theo quy định tại Điều 1, điều 2 Quyết định 210/QĐ-TANDTC năm 2017, áo dài tay, có màu đen phối nẹp, bác tay và cầu vai tương ứng với từng ngạch Thẩm phán. Lịch sử của chiếc áo choàng này xuất phát từ nước Anh, Thẩm phán ở Anh bắt đầu mặc áo choàng dưới thời vua Edward II (trị vì từ năm 1327 đến 1377), nó là biểu tượng của giới hàn lâm, học sĩ và cũng không khó hiểu khi trở thành trang phục của Thẩm phán bởi vị trí quan trọng của họ. Những vị thẩm phán tại Mỹ, Ý, Trung Quốc ..v.v..và nhiều nước khác trên thế giới cũng mặc chiếc áo choàng đen. Người ta nói rằng màu đen không thể pha trộn với bất kỳ màu nào khác, vì vậy nó tượng trưng cho sự trung lập, thống nhất và công bằng. 2. Tóc giả Ở một số quốc gia thuộc Khối Thịnh Vượng Chung – hầu hết là các nước thuộc địa của Anh trước đây còn có truyền thống đội tóc giả màu trắng, loại tóc giả này thoạt nhìn có vẻ giống như tóc giả của Luật sư trong các bộ phim chúng ta thường xem, tuy nhiên có một chút sai khác. Hiện nay, truyền thống này dần không còn phổ biến mà chỉ đối với các dịp lễ trang trọng người ta mới đội nó. 3. Búa Ngoài ra, biểu tượng chiếc búa gỗ cũng không kém cạnh về tính đặc trưng. Một chiếc búa thường sẽ có ý nghĩa mang tính hình thức, nghi lễ để duy trì trật tự trong phiên toà, nó thể hiện quyền uy của người cầm trịch. Chiếc búa này thường gặp trong các phòng xét xử tại Mỹ. Âm thanh của chiếc búa sẽ nhanh chóng giúp lấy lại trật tự của phiên toà, trở thành biểu tượng của sự giám sát và quyền lực. Những vật dụng đi kèm này là biểu tượng không chỉ của riêng Thẩm phán, mà còn là biểu tượng của pháp luật, của công bằng và lẽ phải. Nó không những giúp nhận diện những người “ cầm cân, nảy mực” nhân danh công lý, mà còn giúp họ ý thức được trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp, pháp quyền và cần thiết phải luôn giữ gìn sự liêm chính, giữ gìn sự thật. Mời mọi người góp ý thêm những vật dụng khác nếu có.
TAND Tối cao công bố thêm 4 Án lệ mới
Công bố thêm 4 án lệ mới Ngày 16/3/2021, Chánh án TAND Tối cao ra Quyết định 42/QĐ-Ca về việc công bố án lệ. Trong đó công bố 4 án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua. 4 án lệ này bao gồm: 1. Án lệ số 40/2021/AL về Công nhận việc chuyển đổi quyền sử dụng đất trên thực tế 2. Án lệ số 41/2021/AL về Chấm dứt hôn nhân thực tế 3. Án lệ số 42/2021/Al về Quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có thỏa thuận trọng tài 4. Án lệ số 43/2021/AL về Hiệu lực của hợp đồng thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp là nhà đất do bên thế chấp nhận chuyển nhượng của người khác nhưng chưa thanh toán đủ tiền cho bên bán. Xem chi tiết các án lệ tại file đính kèm.
Học Cao đẳng, Trung cấp Luật có trở thành thẩm phán được không?
Học Cao đẳng, Trung cấp Luật có thể trở thành thẩm phán? Đối với người học Luật, chức vụ Thẩm phán là một mơ ước lớn lao. Ở Việt Nam, ngoài hệ đào tạo Đại học, chúng ta còn có Cao đẳng và Trung cấp, như vậy người học luật ở các hệ Cao đẳng và Trung cấp ngành Luật có thể trở thành Thẩm phán hay không? Tiêu chuẩn thẩm phán Tiêu chuẩn Thẩm phán ở Việt Nam được quy định tại Điều 67 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014: “Điều 67. Tiêu chuẩn Thẩm phán 1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực. 2. Có trình độ cử nhân luật trở lên. 3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử. 4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật. 5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.” Như vậy, một trong những yêu cầu cơ bản của chức vụ thẩm phán là phải có bằng Cử nhân Luật trở lên. Học cao đẳng, trung cấp có thể trở thành thẩm phán? Quy định về bằng cấp của hệ đào tạo Cao đẳng, Trung cấp được quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 như sau: “Sinh viên học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc sinh viên học theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nếu tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ theo quy định thì được hiệu trưởng trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành.” Theo đó, chỉ có một số ngành nghề có đào tạo thực hành mới cấp danh hiệu cử nhân thực hành cho người học cao đẳng, trong đó không có ngành luật. Điều này có nghĩa, chỉ học Cao đẳng, Trung cấp thì sẽ không thể đủ tiêu chuẩn trở thành thẩm phán, nếu muốn thăng tiến đến chức vụ này, bạn cần có ít nhất là bằng cử nhân. Hiện nay, một số trường đại học có đào tạo liên thông hoặc các văn bằng ngoài chính quy, tạo điều kiện cho người đã có bằng cao đẳng, trung cấp được tiếp tục học để lấy bằng cử nhân ngành luật. Quy chế đào tạo liên thông giữa các trường cao đẳng, trung cấp và đại học thực hiện theo Quyết định 18/2017/QĐ-TTg, trong đó những điều kiện để một cơ sở giáo dục đại học được tuyển sinh đào tạo liên thông là: - Cơ sở giáo dục đại học đã có quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học hình thức chính quy; - Cơ sở giáo dục đại học đã và đang tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ được ít nhất 03 (ba) khóa liên tục khi quyết định thực hiện tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy. Đối với đào tạo liên thông khối ngành nghệ thuật, cơ sở giáo dục đại học đã và đang tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ hoặc niên chế hình thức chính quy được ít nhất 03 (ba) khóa liên tục khi quyết định thực hiện tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy. Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, cơ sở giáo dục đại học phải bảo đảm thêm điều kiện có ít nhất một khóa sinh viên trình độ đại học hình thức chính quy đã tốt nghiệp. Như vậy, người học cao đẳng, trung cấp ngành luật chỉ có thể trở thành thẩm phán khi có bằng cử nhân, họ có thể đăng ký học liên thông hoặc đăng ký thi lại đại học để có được tấm bằng này. >>> Con đường trở thành một thẩm phán tại Việt Nam
Kiến nghị bổ nhiệm suốt đời thẩm phán Tòa Tối cao
Bổ nhiệm suốt đời thẩm phán Tòa Tối cao (PLO)- Có hai luồng ý kiến khác nhau về đề xuất bổ nhiệm thẩm phán suốt đời, mỗi bên đều đưa ra những lập luận khá khoa học. Ngày 14-12, TAND Tối cao phối hợp cùng Liên minh châu Âu (EU) và Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo báo cáo đánh giá năm năm thi hành Luật Tổ chức TAND 2014. Về nhiệm kỳ của thẩm phán, Điều 74 luật này quy định: Nhiệm kỳ đầu là năm năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm. Nên bổ nhiệm thẩm phán suốt đời? Theo dự thảo báo cáo, quy định nhiệm kỳ tuy đã có đổi mới nhưng vẫn cần được cân nhắc thêm vì chưa tạo tâm lý yên tâm công tác cho các thẩm phán. Trong khi đó, thời gian thực hiện quy trình bổ nhiệm lại tương đối dài. Dự thảo đề nghị sửa đổi Điều 74 theo hướng bổ nhiệm không có nhiệm kỳ (bổ nhiệm suốt đời) nhằm tạo điều kiện cho thẩm phán trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng xét xử. Đối với những thẩm phán không đủ điều kiện thì đã có quy định về cách chức thẩm phán theo quy định tại Điều 82 của luật. Đồng tình, đại diện TAND TP Hà Nội cho rằng quy định hiện hành chưa hợp lý, ít nhiều tạo tâm lý không yên tâm làm việc của thẩm phán, ngoài ra phải thực hiện nhiều lần quy trình bổ nhiệm lại gây mất thời gian. “Thực tiễn có tình trạng nhiều thẩm phán hết nhiệm kỳ nhưng chưa được bổ nhiệm lại” - vị này dẫn chứng. Vị này cũng băn khoăn trường hợp chánh án, phó chánh án hết nhiệm kỳ thẩm phán (có thể đang được xem xét bổ nhiệm lại hoặc phải tạm dừng một thời gian) nhưng vẫn còn nhiệm kỳ lãnh đạo. Vậy những trường hợp này như thế nào, có được tiếp tục điều hành tòa án không, có được ký những văn bản về tố tụng hay chỉ ký những văn bản hành chính? Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, TAND Tối cao Ngô Văn Nhàn đồng tình với đề nghị bổ nhiệm thẩm phán suốt đời nhưng cần có lộ trình thực hiện. Theo ông Nhàn, trước hết có thể áp dụng với đối tượng là thẩm phán TAND Tối cao do Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm. Thẩm phán Tòa Tối cao là ngạch thẩm phán đặc biệt với những tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm rất cao. Để có được các tiêu chuẩn, điều kiện này, họ phải trải qua một quá trình công tác lâu dài, năng lực và uy tín đã được thể hiện, ghi nhận qua vài chục năm công tác và là những người tuổi đã cao. Ông Nhàn nói: “Luật 2014 quy định nhiệm kỳ của thẩm phán TAND Tối cao cũng giống như nhiệm kỳ của thẩm phán sơ cấp, trung cấp, cao cấp là chưa phù hợp, chưa phản ánh được vị trí pháp lý đặc biệt của thẩm phán TAND Tối cao”. Từ đó, ông đề xuất Quốc hội cho phép kéo dài nhiệm kỳ của thẩm phán TAND Tối cao theo hướng được bổ nhiệm không thời hạn cho đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. Điều kiện về thể chất của thẩm phán Tại hội thảo, Chánh án TAND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Thế Lệ nói ông đã chín năm làm chánh án tỉnh nên thấu hiểu vấn đề mà hội thảo đưa ra. Ông không đồng tình với đề xuất bổ nhiệm thẩm phán suốt đời. “Thẩm phán có rất nhiều quyền lực. Chúng ta phải có cơ chế năm năm, 10 năm để tránh việc có quyền lực suốt đời” - ông Lệ nói. Ông Lệ đặt câu hỏi: Thẩm phán đã đủ vững vàng về tư tưởng chính trị và bản lĩnh trước tác động về vật chất hay chưa? Theo ông, thẩm phán so với một số ngành, phông nền kiến thức xã hội còn hạn chế. Ông Lệ phát biểu: “Một số đồng chí ra ngoài tiếp cận thông tin về thời sự, chính trị, kinh tế - xã hội, nắm bắt tình hình để bổ trợ cho công tác chuyên môn còn hạn chế, lạc hậu lắm. Tòa án cứ quanh quẩn hồ sơ, điều nọ điều kia nhưng nhiều việc kiến thức về chính trị, kinh tế, hành chính rất ít…”. Theo ông, khi bổ nhiệm thì thẩm phán nên qua lớp bồi dưỡng về kinh tế, hành chính để có nhãn quan về địa chính trị của một tỉnh, một địa phương. Ông Lệ nêu lại hướng dẫn của Vụ Tổ chức, một trong những điều kiện khi sơ tuyển lựa chọn thẩm phán là nam cao 1,6 m, nữ cao 1,53 m. “Tất nhiên nhiều người nhỏ thông minh lắm nhưng nên chăng, điều kiện về thể chất phải bằng trung bình của người Việt trở lên. Vừa rồi một số đồng chí thấp bé nhẹ cân lắm. Tên không có, tướng không có, chưa nói nội hàm bên trong…” - ông Lệ nói. Thẩm phán phải độc lập Tại hội thảo, bà Sitara Syed, Phó Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh các tiêu chuẩn và điều kiện quốc tế về tính độc lập của ngành tư pháp được xây dựng dựa trên các cơ sở. Đó là các nguyên tắc cơ bản của Liên Hợp Quốc về tính độc lập của tòa án năm 1985 và Tuyên bố Bắc Kinh về tính độc lập tư pháp của Hiệp hội Luật châu Á - Thái Bình Dương năm 1997. Các nguyên tắc này đưa ra các nội dung thiết yếu về tính độc lập tư pháp, gồm: Độc lập về thể chế, trong xét xử và độc lập về tài chính của tòa án. Nếu thiếu các nội dung này, tòa án không thể thực hiện quyền tư pháp của mình một cách độc lập và công bằng. “Cơ quan tư pháp chỉ có thể độc lập khi tòa án hoạt động như một thể chế riêng và các thẩm phán cũng hoàn toàn độc lập” - bà Sitara Syed nhấn mạnh. ĐỨC MINH Theo báo pháp luật TP.HCM
Thẩm phán có được làm giảng viên đại học?
Thẩm phán là giảng viên đại học - Ảnh minh họa Một thẩm phán tại TAND quận 1 vừa phải cách ly tại nhà vì học trò của mình là F1 của một bệnh nhân mắc Covid-19. Nhân đây, trong trường hợp bạn đọc thắc mắc, xin giải thích lý do vì sao thẩm phán vẫn có thể trở thành giảng viên đại học! >>> Tòa án quận 1 báo cáo nhanh về thẩm phán tiếp xúc với F1 Có 2 lý do thẩm phán không bị cấm trở thành giảng viên: 1. Tham gia giảng dạy không nằm trong danh sách những việc thẩm phán không được làm Trước hết, Thẩm phán Tòa án là công chức theo Điều 7 Nghị định 06/2010/NĐ-CP. Điều 77 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định Thẩm phán không được làm những việc sau đây: - Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm. - Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật. - Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án. - Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền. - Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định. Theo đó, những việc cán bộ, công chức không được làm theo Luật cán bộ, công chức và một số luật khác được cập nhật trong đường dẫn dưới đây >>> Những việc cán bộ, công chức không được làm Có thể thấy, việc trở thành giảng viên giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc các trường đại học ngoài công lập không nằm trong danh sách này. 2. Thẩm phán có thể giảng dạy nếu đáp ứng các tiêu chí trở thành giảng viên *Tiêu chuẩn trở thành giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học công lập: Đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, tại các Điều 4, 5, 6 Thông tư 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên theo cao cấp, trung cấp và sơ cấp. Về trình độ đào tạo, người muốn làm giảng viên cần có bằng tốt nghiệp đại học cho vị trí giảng viên sơ cấp và bằng tiến sĩ cho vị trí giảng viên cao cấp. Cần có một số chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn và các chứng chỉ liên quan đến ngoại ngữ, tin học. Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, người muốn trở thành giảng viên, tối thiểu cần có kiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm,… *Tiêu chuẩn trở thành giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập có thể dựa trên tiêu chuẩn tại các cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc tùy theo thỏa thuận của lãnh đạo nhà trường và giảng viên. Như vậy thẩm phán nào đáp ứng những yêu cầu trở thành giảng viên và có thể sắp xếp được thời gian làm việc của mình thì hoàn toàn có thể trở thành giảng viên tại các trường đại học mà không bị pháp luật ngăn cấm.
Giả danh luật sư, kiểm sát viên, thẩm phán bị xử lý như thế nào?
Hiện nay nhiều chiêu trò mạo danh cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng như Luật sư, kiểm sát viên, thẩm phán,... để lừa đảo hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác ngày càng nhiều. Vì vậy người dân cần hết sức cảnh giác trước những đối tượng này, đồng thời pháp luật cũng đã quy định chế tài xử lý khi có những hành vi nêu trên, Cụ thể như sau: * Quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi mạo danh luật sư để hành nghề: Tại điềm e, khoản 7, điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/9/2020 hành vi cung cấp dịch vụ pháp lý, hoạt động tư vấn pháp luật với danh nghĩa luật sư hoặc mạo danh luật sư để hành nghề luật sư; treo biển hiệu khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc chưa gia nhập Đoàn luật sư sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng Trước đây: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi Mạo danh luật sư để hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào (Nghị định 110/2013/NĐ-CP) * Trường hợp giả mạo nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản: Đối với các trường hợp mạo danh kiểm sát viên, thẩm phán hay kể cả là luật sư mà lừa đảo nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác có thể bị xử lý theo điều 174 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể: Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; … * Trường hợp giả mạo nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản: Trường hợp giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (điều 339 BLHS quy Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác).
25 việc Thẩm phán không được làm
Thẩm phán không được làm: Ảnh minh họa Đây là nội dung tại Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 về Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán do Hội đồng Tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia ban hành. Theo đó thẩm phán không được làm những việc sau: ===> Về quy tắc ứng xử của thẩm phán * Ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ: 1. Những việc pháp luật quy định công dân không được làm; 2. Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ việc không đúng quy định của pháp luật; 3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ việc; 4. Mang hồ sơ vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền; 5. Tiếp xúc bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định; 6. Sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng; 7. Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực; 8. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác của mình, của cán bộ, công chức thuộc Tòa án và các cơ quan liên quan khác; 9. Tiết lộ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ứng xử tại cơ quan, Thẩm phán không được: 10. Thực hiện không đúng thẩm quyền, lạm quyền, vượt quyền; 11. Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác; 12. Trù dập, lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến danh dự, uy tín của cán bộ, công chức. Ứng xử với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác và thông tấn, báo chí 13. Khi chưa ban hành bản án, quyết định, Thẩm phán không được phát biểu công khai quan điểm của mình về việc giải quyết vụ việc. 14. Thẩm phán không được cung cấp bản án, quyết định cho thông tấn, báo chí và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, trừ các hình thức đã được pháp luật quy định. Ứng xử với các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài 15. Thẩm phán không được lợi dụng các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế để mưu cầu lợi ích cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào. Ứng xử tại nơi cư trú 16. Thẩm phán không được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú; không tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật. Ứng xử tại gia đình 17. Thẩm phán không được để thành viên trong gia đình lợi dụng danh nghĩa của Thẩm phán để vụ lợi. 18. Thẩm phán không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi. Ứng xử tại nơi công cộng 19. Thẩm phán không được lợi dụng chức danh của mình để vụ lợi khi tham gia các hoạt động xã hội. 20. Thẩm phán không được tiếp tay hoặc bao che cho hành vi vi phạm pháp luật. ===> Về những chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán: Tính độc lập: 21. Thẩm phán không được can thiệp vào hoạt động tố tụng của các thành viên Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng khác. Sự liêm chính 22. Thẩm phán không được lợi dụng địa vị để mưu cầu lợi ích cho mình hoặc cho người khác; không để các thành viên trong gia đình, cán bộ, công chức Tòa án dưới quyền quản lý của mình đòi hỏi hoặc nhận tiền, tài sản, những lợi ích khác từ bất kỳ ai vì lý do liên quan đến công việc mà Thẩm phán giải quyết. Sự vô tư, khách quan 23. Thẩm phán không được có bất cứ phát biểu hay bình luận nào tại phiên tòa, phiên họp, trước công chúng hoặc truyền thông làm ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ việc một cách vô tư, khách quan. Sự công bằng, bình đẳng 24. Tại phiên tòa, phiên họp hoặc trong các văn bản tố tụng, Thẩm phán không được đưa ra những nhận định gây xúc phạm người khác. Sự đúng mực 25.Tại phiên tòa, phiên họp hoặc trong các văn bản tố tụng, Thẩm phán không được đưa ra những nhận định gây xúc phạm người khác.