Tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen của Văn phòng Chính phủ mới nhất
Ngày 28/8/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông tư 01/2024/TT-VPCP hướng dẫn Luật Thi đua khen thưởng 2022. Trong đó có quy định tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen của Văn phòng Chính phủ. Thông tư 01/2024/TT-VPCP có hiệu lực từ ngày 28/8/2024. Tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen của Văn phòng Chính phủ mới nhất Theo Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-VPCP quy định tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen như sau: - Tiêu chuẩn đối với cá nhân: Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Văn phòng Chính phủ tặng Giấy khen cho cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý đạt một trong các tiêu chuẩn sau: + Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; + Có phẩm chất đạo đức tốt, giữ gìn đoàn kết nội bộ; gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; tích cực tham gia các phong trào thi đua do cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện và phát động; + Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; + Lập được thành tích xuất sắc đột xuất đóng góp vào sự phát triển chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị. - Tiêu chuẩn đối với tập thể: Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Văn phòng Chính phủ tặng Giấy khen cho tập thể thuộc thẩm quyền quản lý đạt các tiêu chuẩn sau: + Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; + Nội bộ đoàn kết, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; + Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; + Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với các thành viên trong tập thể. Như vậy, tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen của Văn phòng Chính phủ mới nhất sẽ thực hiện theo quy định như trên. Hồ sơ đề nghị xét tặng Giấy khen của Văn phòng Chính phủ Theo Điều 8 Thông tư 01/2024/TT-VPCP quy định hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ như sau: - Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thực hiện theo Điều 84 Luật Thi đua khen thưởng 2022, gồm: + Báo cáo thành tích + Biên bản họp bình, xét khen thưởng (01 bộ bản chính) + Các văn bản điện tử của hồ sơ khen thưởng, trừ văn bản có nội dung bí mật nhà nước. - Đối với cá nhân chuyển công tác về Văn phòng Chính phủ trong năm xét khen thưởng, cơ quan đề xuất bình xét khen thưởng cho cá nhân đó có trách nhiệm xin ý kiến nhận xét của cơ quan nơi công tác trước khi chuyển công tác nếu cá nhân có thời gian công tác ở cơ quan đó từ 06 tháng trở lên. - Trường hợp cá nhân được biệt phái đến làm việc tại Văn phòng Chính phủ thì việc bình xét khen thưởng do cơ quan, đơn vị cử biệt phái thực hiện. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm cho ý kiến nhận xét về việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị và thực hiện các nhiệm vụ được giao trong thời gian sử dụng cán bộ biệt phái. Như vậy, hồ sơ đề nghị xét tặng Giấy khen của Văn phòng Chính phủ từ ngày 28/8/2024 sẽ bao gồm báo cáo thành tích, biên bản họp bình xét khen thưởng và các văn bản điện tử của hồ sơ khen thưởng. Trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong công tác thi đua, khen thưởng của Văn phòng Chính phủ? Theo Thông tư 01/2024/TT-VPCP quy định trách nhiệm của các tập thể và cá nhân trong công tác thi đua, khen thưởng như sau: - Trưởng các Vụ, Cục, đơn vị, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Văn phòng Chính phủ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc để đề nghị khen thưởng theo thẩm quyền; đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích của tập thể, cá nhân và chịu trách nhiệm về việc đề nghị khen thưởng. - Trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có liên quan: + Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng; + Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc kê khai báo cáo thành tích, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng; có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ các hiện vật khen thưởng. - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có trách nhiệm tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Văn phòng Chính phủ về công tác thi đua, khen thưởng; thường xuyên đăng tải khẩu hiệu, nội dung thi đua; phổ biến, nêu gương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua; tuyên truyền, phản ánh kết quả đạt được của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng Như vậy, các cấp có thẩm quyền, các tập thể, cá nhân có liên quan và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có những trách nhiệm như trên trong công tác thi đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền của Văn phòng Chính phủ.
Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
Một số thành viên thắc mắc về cách trình bày văn bản. Thiết nghĩ, Thông tư 01/2011/TT-BNV Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính là tài liệu quan trọng của giới học luật nói riêng và mọi người nói chung. Điều 4. Phông chữ trình bày văn bản Phông chữ sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. Điều 5. Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản và vị trí trình bày 1. Khổ giấy Văn bản hành chính được trình bày trên khổ giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm). Các văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển được trình bày trên khổ giấy A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy mẫu in sẵn (khổ A5). 2. Kiểu trình bày Văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in theo chiều dài). Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng). 3. Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4) Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm; Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm; Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm; Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm. 4. Vị trí trình bày các thành phần thể thức văn bản trên một trang giấy khổ A4 được thực hiện theo sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản kèm theo Thông tư này (Phụ lục II). Vị trí trình bày các thành phần thể thức văn bản trên một trang giấy khổ A5 được áp dụng tương tự theo sơ đồ tại Phụ lục trên. Điều 6. Quốc hiệu 1. Thể thức Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. 2. Kỹ thuật trình bày Quốc hiệu được trình bày tại ô số 1; chiếm khoảng 1/2 trang giấy theo chiều ngang, ở phía trên, bên phải. Dòng thứ nhất: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm; Dòng thứ hai: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14 (nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 12, thì dòng thứ hai cỡ chữ 13; nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 13, thì dòng thứ hai cỡ chữ 14), kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới dòng thứ nhất; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ (sử dụng lệnh Draw, không dùng lệnh Underline), cụ thể: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hai dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn. Điều 7. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản 1. Thể thức Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Văn phòng Quốc hội; Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập đoàn Kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 không ghi cơ quan chủ quản. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có) (đối với các tổ chức kinh tế có thể là công ty mẹ) và tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. a) Tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản phải được ghi đầy đủ hoặc được viết tắt theo quy định tại văn bản thành lập, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy, phê chuẩn, cấp giấy phép hoạt động hoặc công nhận tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, ví dụ: BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN b) Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp có thể viết tắt những cụm từ thông dụng như Ủy ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND), Việt Nam (VN), ví dụ: UBND TỈNH QUẢNG BÌNH SỞ NỘI VỤ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VN VIỆN DÂN TỘC HỌC 2. Kỹ thuật trình bày Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày tại ô số 2; chiếm khoảng 1/2 trang giấy theo chiều ngang, ở phía trên, bên trái. Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡ chữ như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng. Nếu tên cơ quan, tổ chức chủ quản dài, có thể trình bày thành nhiều dòng. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡ chữ như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức chủ quản; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ. Trường hợp tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản dài có thể trình bày thành nhiều dòng, ví dụ: BỘ NỘI VỤ CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC Các dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn. Tải văn bản Tại đây
Quy định rõ, con nuôi không được làm cán bộ quản lý kho quỹ ngân hàng
Quy định hiện hành, không bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột (kể cả anh, chị, em ruột vợ hoặc chồng) của Giám đốc, Phó Giám đốc làm thủ quỹ, thủ kho tiền. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 01/2014/TT-NHNN, theo đó “con” trong quy định hiện hành được quy định rõ bằng “con đẻ” và “con nuôi”. Điều 25. Các trường hợp không được bố trí làm cán bộ quản lý kho quỹ ngân hàng 1. Không bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột (kể cả anh, chị, em ruột vợ hoặc chồng) của Giám đốc, Phó Giám đốc làm thủ quỹ, thủ kho tiền. Đồng thời, không bố trí những người có quan hệ là vợ chồng, bố mẹ, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột cùng tham gia giữ chìa khóa cửa kho tiền; cùng tham gia kiểm kê, kiểm đếm tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá hoặc cùng công tác trên một xe hay một đoàn xe vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. (Cụm “tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá” thay thế cho cụm “hàng đặc biệt” tại 60/2006/QĐ-NHNN). Thông tư này có hiệu lực kể từ 20/02/2014.
Thông tư 01/2012/TTLT-BNV-BTC tính mức lương cơ bản 2012
Liên Bộ Nội vụ - Tài chính đã ban hành Thông tư số01/2012/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ ngày 1/5/2012 đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp. Theo đó, đối với cán bộ, công chức, viên chức, mức lương mới áp dụng từ ngày 1/5/2012 được tính theo công thức: Mức lương thực hiện từ 1/5/2012 = Mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng Các khoản phụ cấp tính theo mức lương tối thiểu chung được tính là: Riêng các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể vẫn giữ nguyên theo quy định hiện hành. Thông tư này có hiệu lực từ 1/6/2012. Bãi bỏ Thông tư liên tịch số04/2011/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ 1/5/2011 đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp. Các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo mức lương tối thiểu chung được tính lại tương ứng từ ngày 01/5/2012. Mức phụ cấp thực hiện từ 1/5/2012 = Mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng Download tại đây: Thông tư01/2012/TTLT-BNV-BTC
Tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen của Văn phòng Chính phủ mới nhất
Ngày 28/8/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông tư 01/2024/TT-VPCP hướng dẫn Luật Thi đua khen thưởng 2022. Trong đó có quy định tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen của Văn phòng Chính phủ. Thông tư 01/2024/TT-VPCP có hiệu lực từ ngày 28/8/2024. Tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen của Văn phòng Chính phủ mới nhất Theo Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-VPCP quy định tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen như sau: - Tiêu chuẩn đối với cá nhân: Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Văn phòng Chính phủ tặng Giấy khen cho cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý đạt một trong các tiêu chuẩn sau: + Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; + Có phẩm chất đạo đức tốt, giữ gìn đoàn kết nội bộ; gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; tích cực tham gia các phong trào thi đua do cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện và phát động; + Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; + Lập được thành tích xuất sắc đột xuất đóng góp vào sự phát triển chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị. - Tiêu chuẩn đối với tập thể: Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Văn phòng Chính phủ tặng Giấy khen cho tập thể thuộc thẩm quyền quản lý đạt các tiêu chuẩn sau: + Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; + Nội bộ đoàn kết, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; + Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; + Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với các thành viên trong tập thể. Như vậy, tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen của Văn phòng Chính phủ mới nhất sẽ thực hiện theo quy định như trên. Hồ sơ đề nghị xét tặng Giấy khen của Văn phòng Chính phủ Theo Điều 8 Thông tư 01/2024/TT-VPCP quy định hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ như sau: - Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thực hiện theo Điều 84 Luật Thi đua khen thưởng 2022, gồm: + Báo cáo thành tích + Biên bản họp bình, xét khen thưởng (01 bộ bản chính) + Các văn bản điện tử của hồ sơ khen thưởng, trừ văn bản có nội dung bí mật nhà nước. - Đối với cá nhân chuyển công tác về Văn phòng Chính phủ trong năm xét khen thưởng, cơ quan đề xuất bình xét khen thưởng cho cá nhân đó có trách nhiệm xin ý kiến nhận xét của cơ quan nơi công tác trước khi chuyển công tác nếu cá nhân có thời gian công tác ở cơ quan đó từ 06 tháng trở lên. - Trường hợp cá nhân được biệt phái đến làm việc tại Văn phòng Chính phủ thì việc bình xét khen thưởng do cơ quan, đơn vị cử biệt phái thực hiện. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm cho ý kiến nhận xét về việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị và thực hiện các nhiệm vụ được giao trong thời gian sử dụng cán bộ biệt phái. Như vậy, hồ sơ đề nghị xét tặng Giấy khen của Văn phòng Chính phủ từ ngày 28/8/2024 sẽ bao gồm báo cáo thành tích, biên bản họp bình xét khen thưởng và các văn bản điện tử của hồ sơ khen thưởng. Trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong công tác thi đua, khen thưởng của Văn phòng Chính phủ? Theo Thông tư 01/2024/TT-VPCP quy định trách nhiệm của các tập thể và cá nhân trong công tác thi đua, khen thưởng như sau: - Trưởng các Vụ, Cục, đơn vị, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Văn phòng Chính phủ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc để đề nghị khen thưởng theo thẩm quyền; đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích của tập thể, cá nhân và chịu trách nhiệm về việc đề nghị khen thưởng. - Trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có liên quan: + Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng; + Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc kê khai báo cáo thành tích, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng; có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ các hiện vật khen thưởng. - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có trách nhiệm tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Văn phòng Chính phủ về công tác thi đua, khen thưởng; thường xuyên đăng tải khẩu hiệu, nội dung thi đua; phổ biến, nêu gương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua; tuyên truyền, phản ánh kết quả đạt được của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng Như vậy, các cấp có thẩm quyền, các tập thể, cá nhân có liên quan và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có những trách nhiệm như trên trong công tác thi đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền của Văn phòng Chính phủ.
Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
Một số thành viên thắc mắc về cách trình bày văn bản. Thiết nghĩ, Thông tư 01/2011/TT-BNV Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính là tài liệu quan trọng của giới học luật nói riêng và mọi người nói chung. Điều 4. Phông chữ trình bày văn bản Phông chữ sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. Điều 5. Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản và vị trí trình bày 1. Khổ giấy Văn bản hành chính được trình bày trên khổ giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm). Các văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển được trình bày trên khổ giấy A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy mẫu in sẵn (khổ A5). 2. Kiểu trình bày Văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in theo chiều dài). Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng). 3. Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4) Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm; Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm; Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm; Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm. 4. Vị trí trình bày các thành phần thể thức văn bản trên một trang giấy khổ A4 được thực hiện theo sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản kèm theo Thông tư này (Phụ lục II). Vị trí trình bày các thành phần thể thức văn bản trên một trang giấy khổ A5 được áp dụng tương tự theo sơ đồ tại Phụ lục trên. Điều 6. Quốc hiệu 1. Thể thức Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. 2. Kỹ thuật trình bày Quốc hiệu được trình bày tại ô số 1; chiếm khoảng 1/2 trang giấy theo chiều ngang, ở phía trên, bên phải. Dòng thứ nhất: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm; Dòng thứ hai: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14 (nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 12, thì dòng thứ hai cỡ chữ 13; nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 13, thì dòng thứ hai cỡ chữ 14), kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới dòng thứ nhất; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ (sử dụng lệnh Draw, không dùng lệnh Underline), cụ thể: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hai dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn. Điều 7. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản 1. Thể thức Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Văn phòng Quốc hội; Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập đoàn Kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 không ghi cơ quan chủ quản. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có) (đối với các tổ chức kinh tế có thể là công ty mẹ) và tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. a) Tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản phải được ghi đầy đủ hoặc được viết tắt theo quy định tại văn bản thành lập, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy, phê chuẩn, cấp giấy phép hoạt động hoặc công nhận tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, ví dụ: BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN b) Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp có thể viết tắt những cụm từ thông dụng như Ủy ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND), Việt Nam (VN), ví dụ: UBND TỈNH QUẢNG BÌNH SỞ NỘI VỤ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VN VIỆN DÂN TỘC HỌC 2. Kỹ thuật trình bày Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày tại ô số 2; chiếm khoảng 1/2 trang giấy theo chiều ngang, ở phía trên, bên trái. Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡ chữ như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng. Nếu tên cơ quan, tổ chức chủ quản dài, có thể trình bày thành nhiều dòng. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡ chữ như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức chủ quản; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ. Trường hợp tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản dài có thể trình bày thành nhiều dòng, ví dụ: BỘ NỘI VỤ CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC Các dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn. Tải văn bản Tại đây
Quy định rõ, con nuôi không được làm cán bộ quản lý kho quỹ ngân hàng
Quy định hiện hành, không bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột (kể cả anh, chị, em ruột vợ hoặc chồng) của Giám đốc, Phó Giám đốc làm thủ quỹ, thủ kho tiền. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 01/2014/TT-NHNN, theo đó “con” trong quy định hiện hành được quy định rõ bằng “con đẻ” và “con nuôi”. Điều 25. Các trường hợp không được bố trí làm cán bộ quản lý kho quỹ ngân hàng 1. Không bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột (kể cả anh, chị, em ruột vợ hoặc chồng) của Giám đốc, Phó Giám đốc làm thủ quỹ, thủ kho tiền. Đồng thời, không bố trí những người có quan hệ là vợ chồng, bố mẹ, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột cùng tham gia giữ chìa khóa cửa kho tiền; cùng tham gia kiểm kê, kiểm đếm tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá hoặc cùng công tác trên một xe hay một đoàn xe vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. (Cụm “tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá” thay thế cho cụm “hàng đặc biệt” tại 60/2006/QĐ-NHNN). Thông tư này có hiệu lực kể từ 20/02/2014.
Thông tư 01/2012/TTLT-BNV-BTC tính mức lương cơ bản 2012
Liên Bộ Nội vụ - Tài chính đã ban hành Thông tư số01/2012/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ ngày 1/5/2012 đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp. Theo đó, đối với cán bộ, công chức, viên chức, mức lương mới áp dụng từ ngày 1/5/2012 được tính theo công thức: Mức lương thực hiện từ 1/5/2012 = Mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng Các khoản phụ cấp tính theo mức lương tối thiểu chung được tính là: Riêng các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể vẫn giữ nguyên theo quy định hiện hành. Thông tư này có hiệu lực từ 1/6/2012. Bãi bỏ Thông tư liên tịch số04/2011/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ 1/5/2011 đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp. Các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo mức lương tối thiểu chung được tính lại tương ứng từ ngày 01/5/2012. Mức phụ cấp thực hiện từ 1/5/2012 = Mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng Download tại đây: Thông tư01/2012/TTLT-BNV-BTC