Người thuê nhà ở ngắn hạn khi đăng ký tạm trú có cần giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp không?
Thuê nhà ở ngắn hạn có phải đăng ký tạm trú không? Khi đăng ký tạm trú thì có cần phải có giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp đó hay không? Người thuê nhà ở ngắn hạn có phải đăng ký tạm trú không? Người thuê nhà ở ngắn hạn phải thực hiện đăng ký tạm trú theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 như sau: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật Cư trú 2020. Tóm lại, người thuê nhà ở ngắn hạn là chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. Trong trường hợp thuê nhà ở với thời hạn dưới 30 ngày thì không phải thực hiện đăng ký tạm trú. Người thuê nhà ở ngắn hạn khi đăng ký tạm trú có cần giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp không? Người thuê nhà ở ngắn hạn từ 30 ngày trở lên phải thực hiện đăng ký tạm trú, hồ sơ đăng ký tạm trú được quy định tại Điều 28 Luật Cư trú 2020, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Theo đó, giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP như sau: Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở. Tóm lại, người thuê nhà ở ngắn hạn từ 30 ngày trở lên khi thực hiện đăng ký tạm trú cần phải có giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp. Thủ tục đăng ký tạm trú đối với người thuê nhà ở từ trên 30 ngày được quy định như thế nào? Thủ tục đăng ký tạm trú đối với người thuê nhà ở từ trên 30 ngày được quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú 2020 như sau: - Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú. - Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Tóm lại, người thuê nhà ở từ trên 30 ngày phải thực hiện đăng ký tạm trú và nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú. Khi cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú thì sẽ thực hiện kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì được hướng dẫn bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn quy định thì cơ quan đăng ký tạm thẩm định và cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú.
Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hết hạn thuê có bị thu hồi?
Nhà ở thuộc quyền sở hữu của nhà nước là loại hình bất động sản đặc thù được cấp quyền sử dụng đối với một số đối tượng nhất định nhằm hỗ trợ các đối tượng thuộc diện chính sách cho thuê mua nhà ở của nhà nước. Trong trường hợp đã thuê nhà ở của nhà nước mà đáo hạn hợp đồng hoặc không đáp ứng đủ yêu cầu cho thuê thì có bị nhà nước thu hồi quyền sử dụng nhà ở? 1. Đối tượng được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước Người muốn mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước căn cứ Điều 82 Luật Nhà ở 2014 quy định điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bào gồm các đối tượng sau: (1) Những ai được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 32 và khoản 9 Điều 49 Luật Nhà ở 2014 chỉ được thuê nhà ở đơn cử như cán bộ, chiến sĩ, viên chức có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa và học sinh, sinh viên các trường được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập. - Đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 49 Luật Nhà ở 2014 được xem xét giải quyết cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội. - Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở. Nếu chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được giải quyết thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư. - Nhà ở cũ được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở được giải quyết cho thuê hoặc mua nhà ở đó. (2) Điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước - Cán bộ, chiến sĩ, viên chức có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa được thuê nhà ở công vụ phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Nhà ở 2014. - Đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014; nếu là đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 49 Luật Nhà ở 2014thì còn phải thuộc diện chưa được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư. - Đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư phải thuộc diện bị thu hồi đất, giải tỏa nhà ở theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội. - Đối tượng được thuê hoặc mua nhà ở cũ phải đang thực tế sử dụng nhà ở đó và có nhu cầu thuê hoặc mua nhà ở này. 2. Thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước Theo Điều 84 Luật Nhà ở 2014 quy định các trường hợp nhà nước sẽ thu hồi nhà ở thuộc quyền sở hữu khi cho thuê, thuê mua, mua nhà ở được thực hiện như sau: - Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện. - Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở. - Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua. - Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở. - Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà không có ai đang cùng sinh sống; trường hợp thuê nhà ở công vụ thì khi người được thuê nhà ở công vụ chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án. - Bên thuê, thuê mua nhà ở không nộp tiền thuê nhà ở từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng. - Nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua. Người đang thuê, thuê mua nhà ở thuộc diện bị thu hồi theo quy định nêu trên phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị được giao quản lý nhà ở. Trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định cưỡng chế thu hồi. UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế thu hồi nhà ở này trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi. Như vậy, trường hợp đối tượng thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước mà hết hạn thuê nhưng không gia hạn sử dụng thêm hoặc không còn đủ điều kiện để thuê thì phải bàn giao lại cho cơ quan có thẩm quyền quản lý, trường hợp không trả nhà có thể thực hiện cưỡng chế.
Cần làm gì để chấm dứt hợp đồng thuê nhà đúng luật và đòi lại cọc?
Câu chuyện chủ trọ và sinh viên luôn là vấn đề được đặt ra trong những năm học đại học. Những trường hợp như đổi trọ, tăng giá tiền điện, hay không lấy được tiền cọc luôn được các bạn sinh viên quan tâm. Bài viết sau đây sẽ bàn đến vấn đề việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật khi chủ trọ vi phạm hợp hồng và cách để đòi lại cọc đúng luật. Tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng thuê nhà như sau: Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan. Dựa vào quy định trên, hợp đồng thuê nhà được xác định là hợp đồng thuê tài sản, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Trường hợp nào bên thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng Căn cứ theo khoản 3 Điều 132 Luật Nhà ở 2014 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở như sau: Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây: - Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng; -Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận; - Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba. Như vậy, nếu chủ trọ của bạn vi phạm một trong các trường hợp trên thì bạn hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà. Nghĩa vụ thông báo của bên đơn đơn phương CDHĐ thuê nhà Theo quy định tại khoản 4 Điều 132 Luật Nhà ở 2014 quy định bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn là gì? Theo Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng như sau: - Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. - Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. - Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện. - Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường. - Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Đơn phương chấm dứt hợp đồng có lấy lại được tiền đặt cọc? Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Do thuê nhà không phải trường hợp bắt buộc phải đặt cọc bởi đây chỉ là hành vi để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng thuê nhà. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, khi hợp đồng thuê nhà được thực hiện thì tiền cọc sẽ được trả lại cho người thuê hoặc được trừ vào tiền nhà. Tuy nhiên, thực tế, nhiều trường hợp tiền cọc bị người cho thuê giữ lại, chờ đến khi người thuê chấm dứt việc thuê nhà mới trả lại cho bên thuê. Do đó, để xác định có phải trả tiền cọc khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước hạn không, hai bên cần căn cứ vào thỏa thuận trước đó nêu trong hợp đồng thuê nhà và có thể xác định trong một số trường hợp sau đây tiền cọc có thể sẽ không được trả lại: - Hai bên không đặt cọc trước khi ký hợp đồng thuê nhà. - Hai bên thỏa thuận không phạt cọc khi một trong hai bên chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước hạn. - Tiền đặt cọc đã được trừ vào tiền thuê nhà ngay tháng sau đó khi người thuê chuyển vào ở trong nhà thuê. - Cả hai bên cùng có lỗi hoặc có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan... theo quy định tại Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP. Theo đó, đối với hợp đồng đơn phương chấm dứt, bên thuê chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng theo những quy định của pháp luật tại Điều 132 của Luật Nhà ở 2014 hoặc những trường hợp khác theo hợp đồng thuê nhà thì lúc này mới được hoàn lại tiền cọc. Còn không thì vẫn sẽ phải mất tiền cọc nếu các bên không có thỏa thuận khác. Hướng dẫn cách đòi lại tiền cọc Thương lượng Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thuê nhà về tiền cọc, các bên nên chủ động liên lạc và tiến hành thương lượng. Trình bày quan điểm và khó khăn của mình với các bên còn lại, nhằm tìm ra tiếng nói chung, hướng đến giải pháp tích cực nhất. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp khi xảy ra tranh chấp, phương thức thương lượng trở nên không mấy khả quan, vì vậy rất cần có bên thứ 3 tham gia đứng ra hỗ trợ giải quyết vụ việc. Trường hợp hòa giải không thành, các bên có thể khởi kiện lên Tòa án để yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật. Khởi kiện Hồ sơ khởi kiện: Đơn khởi kiện (Mẫu đơn 23-DS theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017) Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện: hợp đồng cho thuê nhà ở, giấy tờ có liên quan Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng). Cách thức thực hiện. Nộp hồ sơ khởi kiện và các giấy tờ có liên quan đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên cho thuê nhà đang cư trú để tòa án tiến hành xem xét tính hợp pháp của đơn kiện. Có thể nộp hồ sơ qua hình thức trực tiếp tại Tòa án hoặc qua bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền. - Trong vòng 05 ngày đến 08 ngày nếu đơn khởi kiện thuộc thẩm quyền, hợp pháp Tòa án sẽ ra thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí. - Từ thời điểm người khởi kiện nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí Tòa án sẽ tiến hành thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ việc.
Bảo trì, sửa chữa nhà ở có chấm dứt quan hệ thuê nhà không?
Căn cứ Điều 132 Luật Nhà ở 2014 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở như sau: 1. Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật này; b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng; d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê; đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê; e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục; g) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này. 3. Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây: a) Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng; b) Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận; c) Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba. 4. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Theo đó đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà thì các bên đều phải báo cho bên còn lại trước ít nhất 30 ngày trừ trường hợp có thoả thuận khác. Nếu gây thiệt hại do không thực hiện theo quy định trên thì có thể phải bồi thường theo thiệt hại thực tế mà bên kia phải chịu hoặc theo thoả thuận. Căn cứ quy định này, nếu các bên vi phạm quy định về sửa chữa, bảo trì nhà thuê thì bên còn lại có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà nhưng phải báo trước ít nhất 30 ngày hoặc theo thời gian đã thoả thuận trước đó.
Thuê mua nhà ở? Thuật ngữ pháp lý mà khi mới nghe khiến chúng ta cảm thấy bối rối, tại sao lại có “thuê” rồi còn “mua”, nó khác gì với hoạt động thuê nhà ở bình thường, mục đích của hoạt động thuê mua để làm gì? Thuê mua nhà Thuê nhà Thuê mua nhà ở là việc người thuê mua thanh toán trước cho bên cho thuê mua 20% giá trị của nhà ở thuê mua, trừ trường hợp người thuê mua có điều kiện thanh toán trước thì được thanh toán không quá 50% giá trị nhà ở thuê mua; số tiền còn lại được tính thành tiền thuê nhà để trả hàng tháng cho bên cho thuê mua trong một thời hạn nhất định; sau khi hết hạn thuê mua nhà ở và khi đã trả hết số tiền còn lại thì người thuê mua có quyền sở hữu đối với nhà ở đó (Khoản 17 Điều 3 Luật Nhà ở 2014) Đây là giao dịch dân sự, theo đó, bên cho thuê nhà có nghĩa vụ giao nhà cho bên thuê nhà sử dụng trong thời hạn thỏa thuận và bên thuê nhà có nghĩa vụ trả tiền thuê nhà theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. ( Điều 472 Bộ Luật Dân sự 2015) Như vậy, điều luật đã có thể cho thấy, việc thuê mua nhà khác với việc thuê nhà. Theo đó, thuê nhà là bên đi thuê chỉ có quyền sử dụng trong một thời gian với các điều kiện theo Hợp đồng thuê; khi hết hạn phải trả lại nhà cho chủ nhà (nếu không gia hạn thời gian thuê); trên giấy đăng ký quyền sở hữu nhà vẫn đứng tên chủ cho thuê. Còn thuê mua nhà được hiểu là một hình thức hoạt động đầu tư bất động sản được chuyển giao từ bên cho thuê sang bên thuê trong một thời hạn nhất định, theo những điều kiện mà hai bên thoả thuận. Quyền sở hữu bất động sản cuối cùng được chuyển giao cho bên thuê khi kết thúc hợp đồng thuê mua. Thuê mua nhà gần giống như hình thức "bán hàng trả góp" nhưng có ưu điểm hơn: Sau một thời gian sử dụng ban đầu; nếu bên thuê mua nhận thấy không thích hợp thì có thể không phải tiếp tục "mua" lại căn nhà (vì trong thời gian này căn nhà vẫn thuộc sở hữu của bên cho thuê). Trước đây, theo quy định của Luật nhà ở 2005, thuê mua nhà ở là một hình thức dành riêng cho nhà ở xã hội, thường dành cho những đối tượng có thu nhập thấp không có đủ tài chính để mua nhà một lần, đồng thời hạn chế trường hợp người mua nhà không có nhu cầu thực mà mua nhà ở xã hội để kiếm lời, đầu cơ trục lợi. Hiện nay, theo quy định của Luật nhà ở 2014, Luật kinh doanh bất động sản 2014, việc thuê mua nhà ở đã được mở rộng thêm nhiều hình thức như thuê mua nhà ở thương mại, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước chứ không chỉ áp dụng một hình thức thuê mua nhà ở xã hội như https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Luat-nha-o-2005-56-2005-QH11-6918.aspxLuật nhà ở 2005 trước đó. Đây là một giải pháp giúp cho những người dân, doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chính để mua nhà, công trình xây dựng ngay một lúc nhưng vẫn được sử dụng tài sản và được mua sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính sau một thời gian kiếm tiền, tìm cơ hội kinh doanh, sản suất mang lại hiệu quả tốt. Giải pháp này có tính an toàn cao, ít rủi ro cho các bên tham gia hợp đồng thuê mua. Từ đó mà hợp đồng cho thuê nhà và hợp đồng thuê mua nhà cũng dẫn đến những sự khác biệt. Điều này đương nhiên sẽ làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người thuê nhà. Đó là từ việc trả trước một khoản tiền để có thể trở thành chủ nhân căn nhà sau một thời gian thuê thì lại chỉ có thể mãi mãi trả tiền thuê mà không thể mua căn nhà. Nếu muốn mua căn nhà, lại phải lập lại một hợp đồng mới khi mà cả bên thuê và bên cho thuê đều đi đến một thống nhất chung. Thế nên tuỳ thuộc vào mục đích đầu tư hay đơn thuần thuê chỗ ở mà các cá nhân có thể lựa chọn hình thức phù hợp.
Bạn tham khảo Bộ Luật Dân sự tại chế định thuê tài sản, trong đó có các nội dung chủ yếu của một hợp đồng thuê nhà ở. Ở đây, mục đích thuê nhà làm trụ sở văn phòng, nên bạn hãy chọn mục đích là thuê nhà làm trụ sở văn phòng. Các Quyền, nghĩa vụ của các bên, thời hạn thuê nhà, giá cả, thời gian trả, phương thức trả, đền bù, hỗ trợ trong trường hợp có sửa chữa nhà, thời hạn thanh toán tiền thuê, phương thức thanh toán tiền thuê.... Đó là nội dung chủ yếu của Hợp đồng thuê nhà. Hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản và có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn...
Người thuê nhà ở ngắn hạn khi đăng ký tạm trú có cần giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp không?
Thuê nhà ở ngắn hạn có phải đăng ký tạm trú không? Khi đăng ký tạm trú thì có cần phải có giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp đó hay không? Người thuê nhà ở ngắn hạn có phải đăng ký tạm trú không? Người thuê nhà ở ngắn hạn phải thực hiện đăng ký tạm trú theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 như sau: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật Cư trú 2020. Tóm lại, người thuê nhà ở ngắn hạn là chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. Trong trường hợp thuê nhà ở với thời hạn dưới 30 ngày thì không phải thực hiện đăng ký tạm trú. Người thuê nhà ở ngắn hạn khi đăng ký tạm trú có cần giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp không? Người thuê nhà ở ngắn hạn từ 30 ngày trở lên phải thực hiện đăng ký tạm trú, hồ sơ đăng ký tạm trú được quy định tại Điều 28 Luật Cư trú 2020, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Theo đó, giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP như sau: Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở. Tóm lại, người thuê nhà ở ngắn hạn từ 30 ngày trở lên khi thực hiện đăng ký tạm trú cần phải có giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp. Thủ tục đăng ký tạm trú đối với người thuê nhà ở từ trên 30 ngày được quy định như thế nào? Thủ tục đăng ký tạm trú đối với người thuê nhà ở từ trên 30 ngày được quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú 2020 như sau: - Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú. - Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Tóm lại, người thuê nhà ở từ trên 30 ngày phải thực hiện đăng ký tạm trú và nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú. Khi cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú thì sẽ thực hiện kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì được hướng dẫn bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn quy định thì cơ quan đăng ký tạm thẩm định và cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú.
Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hết hạn thuê có bị thu hồi?
Nhà ở thuộc quyền sở hữu của nhà nước là loại hình bất động sản đặc thù được cấp quyền sử dụng đối với một số đối tượng nhất định nhằm hỗ trợ các đối tượng thuộc diện chính sách cho thuê mua nhà ở của nhà nước. Trong trường hợp đã thuê nhà ở của nhà nước mà đáo hạn hợp đồng hoặc không đáp ứng đủ yêu cầu cho thuê thì có bị nhà nước thu hồi quyền sử dụng nhà ở? 1. Đối tượng được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước Người muốn mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước căn cứ Điều 82 Luật Nhà ở 2014 quy định điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bào gồm các đối tượng sau: (1) Những ai được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 32 và khoản 9 Điều 49 Luật Nhà ở 2014 chỉ được thuê nhà ở đơn cử như cán bộ, chiến sĩ, viên chức có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa và học sinh, sinh viên các trường được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập. - Đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 49 Luật Nhà ở 2014 được xem xét giải quyết cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội. - Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở. Nếu chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được giải quyết thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư. - Nhà ở cũ được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở được giải quyết cho thuê hoặc mua nhà ở đó. (2) Điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước - Cán bộ, chiến sĩ, viên chức có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa được thuê nhà ở công vụ phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Nhà ở 2014. - Đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014; nếu là đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 49 Luật Nhà ở 2014thì còn phải thuộc diện chưa được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư. - Đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư phải thuộc diện bị thu hồi đất, giải tỏa nhà ở theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội. - Đối tượng được thuê hoặc mua nhà ở cũ phải đang thực tế sử dụng nhà ở đó và có nhu cầu thuê hoặc mua nhà ở này. 2. Thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước Theo Điều 84 Luật Nhà ở 2014 quy định các trường hợp nhà nước sẽ thu hồi nhà ở thuộc quyền sở hữu khi cho thuê, thuê mua, mua nhà ở được thực hiện như sau: - Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện. - Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở. - Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua. - Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở. - Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà không có ai đang cùng sinh sống; trường hợp thuê nhà ở công vụ thì khi người được thuê nhà ở công vụ chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án. - Bên thuê, thuê mua nhà ở không nộp tiền thuê nhà ở từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng. - Nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua. Người đang thuê, thuê mua nhà ở thuộc diện bị thu hồi theo quy định nêu trên phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị được giao quản lý nhà ở. Trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định cưỡng chế thu hồi. UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế thu hồi nhà ở này trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi. Như vậy, trường hợp đối tượng thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước mà hết hạn thuê nhưng không gia hạn sử dụng thêm hoặc không còn đủ điều kiện để thuê thì phải bàn giao lại cho cơ quan có thẩm quyền quản lý, trường hợp không trả nhà có thể thực hiện cưỡng chế.
Cần làm gì để chấm dứt hợp đồng thuê nhà đúng luật và đòi lại cọc?
Câu chuyện chủ trọ và sinh viên luôn là vấn đề được đặt ra trong những năm học đại học. Những trường hợp như đổi trọ, tăng giá tiền điện, hay không lấy được tiền cọc luôn được các bạn sinh viên quan tâm. Bài viết sau đây sẽ bàn đến vấn đề việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật khi chủ trọ vi phạm hợp hồng và cách để đòi lại cọc đúng luật. Tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng thuê nhà như sau: Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan. Dựa vào quy định trên, hợp đồng thuê nhà được xác định là hợp đồng thuê tài sản, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Trường hợp nào bên thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng Căn cứ theo khoản 3 Điều 132 Luật Nhà ở 2014 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở như sau: Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây: - Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng; -Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận; - Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba. Như vậy, nếu chủ trọ của bạn vi phạm một trong các trường hợp trên thì bạn hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà. Nghĩa vụ thông báo của bên đơn đơn phương CDHĐ thuê nhà Theo quy định tại khoản 4 Điều 132 Luật Nhà ở 2014 quy định bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn là gì? Theo Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng như sau: - Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. - Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. - Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện. - Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường. - Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Đơn phương chấm dứt hợp đồng có lấy lại được tiền đặt cọc? Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Do thuê nhà không phải trường hợp bắt buộc phải đặt cọc bởi đây chỉ là hành vi để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng thuê nhà. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, khi hợp đồng thuê nhà được thực hiện thì tiền cọc sẽ được trả lại cho người thuê hoặc được trừ vào tiền nhà. Tuy nhiên, thực tế, nhiều trường hợp tiền cọc bị người cho thuê giữ lại, chờ đến khi người thuê chấm dứt việc thuê nhà mới trả lại cho bên thuê. Do đó, để xác định có phải trả tiền cọc khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước hạn không, hai bên cần căn cứ vào thỏa thuận trước đó nêu trong hợp đồng thuê nhà và có thể xác định trong một số trường hợp sau đây tiền cọc có thể sẽ không được trả lại: - Hai bên không đặt cọc trước khi ký hợp đồng thuê nhà. - Hai bên thỏa thuận không phạt cọc khi một trong hai bên chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước hạn. - Tiền đặt cọc đã được trừ vào tiền thuê nhà ngay tháng sau đó khi người thuê chuyển vào ở trong nhà thuê. - Cả hai bên cùng có lỗi hoặc có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan... theo quy định tại Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP. Theo đó, đối với hợp đồng đơn phương chấm dứt, bên thuê chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng theo những quy định của pháp luật tại Điều 132 của Luật Nhà ở 2014 hoặc những trường hợp khác theo hợp đồng thuê nhà thì lúc này mới được hoàn lại tiền cọc. Còn không thì vẫn sẽ phải mất tiền cọc nếu các bên không có thỏa thuận khác. Hướng dẫn cách đòi lại tiền cọc Thương lượng Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thuê nhà về tiền cọc, các bên nên chủ động liên lạc và tiến hành thương lượng. Trình bày quan điểm và khó khăn của mình với các bên còn lại, nhằm tìm ra tiếng nói chung, hướng đến giải pháp tích cực nhất. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp khi xảy ra tranh chấp, phương thức thương lượng trở nên không mấy khả quan, vì vậy rất cần có bên thứ 3 tham gia đứng ra hỗ trợ giải quyết vụ việc. Trường hợp hòa giải không thành, các bên có thể khởi kiện lên Tòa án để yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật. Khởi kiện Hồ sơ khởi kiện: Đơn khởi kiện (Mẫu đơn 23-DS theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017) Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện: hợp đồng cho thuê nhà ở, giấy tờ có liên quan Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng). Cách thức thực hiện. Nộp hồ sơ khởi kiện và các giấy tờ có liên quan đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên cho thuê nhà đang cư trú để tòa án tiến hành xem xét tính hợp pháp của đơn kiện. Có thể nộp hồ sơ qua hình thức trực tiếp tại Tòa án hoặc qua bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền. - Trong vòng 05 ngày đến 08 ngày nếu đơn khởi kiện thuộc thẩm quyền, hợp pháp Tòa án sẽ ra thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí. - Từ thời điểm người khởi kiện nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí Tòa án sẽ tiến hành thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ việc.
Bảo trì, sửa chữa nhà ở có chấm dứt quan hệ thuê nhà không?
Căn cứ Điều 132 Luật Nhà ở 2014 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở như sau: 1. Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật này; b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng; d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê; đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê; e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục; g) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này. 3. Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây: a) Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng; b) Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận; c) Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba. 4. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Theo đó đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà thì các bên đều phải báo cho bên còn lại trước ít nhất 30 ngày trừ trường hợp có thoả thuận khác. Nếu gây thiệt hại do không thực hiện theo quy định trên thì có thể phải bồi thường theo thiệt hại thực tế mà bên kia phải chịu hoặc theo thoả thuận. Căn cứ quy định này, nếu các bên vi phạm quy định về sửa chữa, bảo trì nhà thuê thì bên còn lại có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà nhưng phải báo trước ít nhất 30 ngày hoặc theo thời gian đã thoả thuận trước đó.
Thuê mua nhà ở? Thuật ngữ pháp lý mà khi mới nghe khiến chúng ta cảm thấy bối rối, tại sao lại có “thuê” rồi còn “mua”, nó khác gì với hoạt động thuê nhà ở bình thường, mục đích của hoạt động thuê mua để làm gì? Thuê mua nhà Thuê nhà Thuê mua nhà ở là việc người thuê mua thanh toán trước cho bên cho thuê mua 20% giá trị của nhà ở thuê mua, trừ trường hợp người thuê mua có điều kiện thanh toán trước thì được thanh toán không quá 50% giá trị nhà ở thuê mua; số tiền còn lại được tính thành tiền thuê nhà để trả hàng tháng cho bên cho thuê mua trong một thời hạn nhất định; sau khi hết hạn thuê mua nhà ở và khi đã trả hết số tiền còn lại thì người thuê mua có quyền sở hữu đối với nhà ở đó (Khoản 17 Điều 3 Luật Nhà ở 2014) Đây là giao dịch dân sự, theo đó, bên cho thuê nhà có nghĩa vụ giao nhà cho bên thuê nhà sử dụng trong thời hạn thỏa thuận và bên thuê nhà có nghĩa vụ trả tiền thuê nhà theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. ( Điều 472 Bộ Luật Dân sự 2015) Như vậy, điều luật đã có thể cho thấy, việc thuê mua nhà khác với việc thuê nhà. Theo đó, thuê nhà là bên đi thuê chỉ có quyền sử dụng trong một thời gian với các điều kiện theo Hợp đồng thuê; khi hết hạn phải trả lại nhà cho chủ nhà (nếu không gia hạn thời gian thuê); trên giấy đăng ký quyền sở hữu nhà vẫn đứng tên chủ cho thuê. Còn thuê mua nhà được hiểu là một hình thức hoạt động đầu tư bất động sản được chuyển giao từ bên cho thuê sang bên thuê trong một thời hạn nhất định, theo những điều kiện mà hai bên thoả thuận. Quyền sở hữu bất động sản cuối cùng được chuyển giao cho bên thuê khi kết thúc hợp đồng thuê mua. Thuê mua nhà gần giống như hình thức "bán hàng trả góp" nhưng có ưu điểm hơn: Sau một thời gian sử dụng ban đầu; nếu bên thuê mua nhận thấy không thích hợp thì có thể không phải tiếp tục "mua" lại căn nhà (vì trong thời gian này căn nhà vẫn thuộc sở hữu của bên cho thuê). Trước đây, theo quy định của Luật nhà ở 2005, thuê mua nhà ở là một hình thức dành riêng cho nhà ở xã hội, thường dành cho những đối tượng có thu nhập thấp không có đủ tài chính để mua nhà một lần, đồng thời hạn chế trường hợp người mua nhà không có nhu cầu thực mà mua nhà ở xã hội để kiếm lời, đầu cơ trục lợi. Hiện nay, theo quy định của Luật nhà ở 2014, Luật kinh doanh bất động sản 2014, việc thuê mua nhà ở đã được mở rộng thêm nhiều hình thức như thuê mua nhà ở thương mại, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước chứ không chỉ áp dụng một hình thức thuê mua nhà ở xã hội như https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Luat-nha-o-2005-56-2005-QH11-6918.aspxLuật nhà ở 2005 trước đó. Đây là một giải pháp giúp cho những người dân, doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chính để mua nhà, công trình xây dựng ngay một lúc nhưng vẫn được sử dụng tài sản và được mua sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính sau một thời gian kiếm tiền, tìm cơ hội kinh doanh, sản suất mang lại hiệu quả tốt. Giải pháp này có tính an toàn cao, ít rủi ro cho các bên tham gia hợp đồng thuê mua. Từ đó mà hợp đồng cho thuê nhà và hợp đồng thuê mua nhà cũng dẫn đến những sự khác biệt. Điều này đương nhiên sẽ làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người thuê nhà. Đó là từ việc trả trước một khoản tiền để có thể trở thành chủ nhân căn nhà sau một thời gian thuê thì lại chỉ có thể mãi mãi trả tiền thuê mà không thể mua căn nhà. Nếu muốn mua căn nhà, lại phải lập lại một hợp đồng mới khi mà cả bên thuê và bên cho thuê đều đi đến một thống nhất chung. Thế nên tuỳ thuộc vào mục đích đầu tư hay đơn thuần thuê chỗ ở mà các cá nhân có thể lựa chọn hình thức phù hợp.
Bạn tham khảo Bộ Luật Dân sự tại chế định thuê tài sản, trong đó có các nội dung chủ yếu của một hợp đồng thuê nhà ở. Ở đây, mục đích thuê nhà làm trụ sở văn phòng, nên bạn hãy chọn mục đích là thuê nhà làm trụ sở văn phòng. Các Quyền, nghĩa vụ của các bên, thời hạn thuê nhà, giá cả, thời gian trả, phương thức trả, đền bù, hỗ trợ trong trường hợp có sửa chữa nhà, thời hạn thanh toán tiền thuê, phương thức thanh toán tiền thuê.... Đó là nội dung chủ yếu của Hợp đồng thuê nhà. Hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản và có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn...