Bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc? Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1?
Bằng lái xe A1 là loại giấy phép lái xe phổ biến tại Việt Nam, dành cho các phương tiện xe máy có dung tích động cơ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa rõ bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc? Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này Bằng lái xe A1 cho phép người điều khiển xe máy tham gia giao thông một cách hợp pháp. Việc hiểu rõ về dung tích động cơ tối đa cho phép, điều kiện và độ tuổi thi bằng A1 là rất quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ pháp luật. (1) Bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc? Theo khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau: Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây: - Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. -Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. - Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hướng dẫn Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như hạng A1 cấp cho: - Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. - Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. Như vậy, bằng A1 sẽ được chạy xe có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. (2) Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1? Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: Căn cứ theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định độ tuổi như sau: - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. - Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Điều kiện thi bằng lái xe A1: Theo Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định điều kiện người lái xe như sau: - Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. - Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định. Đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định. Như vậy, người muốn thi bằng lái xe A1 phải đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, trình độ văn hóa. Hồ sơ học thi bằng lái xe A1 gồm những gì? Theo Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT về hồ sơ học lái xe của người thi bằng A1 như sau: - Đối với người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ học lái xe bao gồm: - Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT. Xem và tải Đơn đề nghị học tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/mau-don-de-nghi-hoc-sat-hach-lai-xe.docx - Bản sao thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài. - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định. - Đối với người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Tóm lại, bằng A1 sẽ được chạy xe có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Bên cạnh đó, người muốn thi bằng lái xe A1 phải đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng các điều kiện cơ bản như là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam cũng như thỏa mãn các điều kiện về sức khỏe, trình độ văn hóa.
Quy trình sát hạch lái xe hạng A1, A2 kể từ 01/6/2024
Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định về quy trình sát hạch lái xe hạng A1, A2 sẽ có hiệu lực từ 01/6/2024 Theo quy định tại điểm b khoản 14 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung cho khoản 5 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, quy trình sát hạch lái xe hạng A1 và A2 thực hiện theo quy định tại Phụ lục 33 ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT. Theo đó, Phụ lục 33 được ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định quy trình sát hạch lái xe hạng A1 và A2 cụ thể như sau: (1) Phần thi sát hạch Lý thuyết bằng phương pháp trắc nghiệm Đối với sát hạch viên Mỗi khu vực sát hạch có tối thiểu 02 sát hạch viên làm nhiệm vụ: 01 sát hạch viên làm việc tại phòng sát hạch lý thuyết và 01 sát hạch viên làm nhiệm vụ tại khu vực kiểm tra nhận dạng. Theo đó, các sát hạch viên sẽ làm các công tác sau: - Tiếp nhận danh sách, hồ sơ thí sinh dự sát hạch - Đối với phần thi Lý thuyết làm trắc nghiệm trên máy tính: tiếp nhận, kiểm tra và điều hành hệ thống máy tính, máy in tại phòng sát hạch lý thuyết. - Đối với phần thi Lý thuyết làm trắc nghiệm trên giấy: tiếp nhận bộ đề sát hạch, đáp án sát hạch. - Gọi thí sinh theo danh sách; yêu cầu thí sinh ký và ghi rõ họ tên vào phần thông tin thí sinh của biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe; kiểm tra nhận dạng, đối chiếu CCCD hoặc CMND hoặc hộ chiếu và GPLX (đối với trường hợp được miễn sát hạch lý thuyết); ký xác nhận tại phần kết quả sát hạch lý thuyết trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lý thuyết của thí sinh; sắp xếp máy tính cho thí sinh. - Đối với phần thi Lý thuyết làm trắc nghiệm trên máy tính: Kiểm tra, đối chiếu tên, ảnh của thí sinh trên màn hình máy tính với số báo danh, danh sách sát hạch, hồ sơ thí sinh và phát lệnh bắt đầu sát hạch - Đối với phần thi Lý thuyết làm trắc nghiệm trên giấy: Bố trí chỗ ngồi, phát đề sát hạch cho thí sinh (mỗi đợt sát hạch bố trí 20 thí sinh), ký tên vào bài sát hạch lý thuyết của thí sinh (theo mẫu số 01 tại Phụ lục 33) trước khi phát đề sát hạch lý thuyết. Phát lệnh sát hạch, công bố thời gian bắt đầu, kết thúc sát hạch lý thuyết - Yêu cầu thí sinh thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế sát hạch. Giám sát quá trình sát hạch: không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông liên lạc bằng hình ảnh, âm thanh vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh trao đổi, sử dụng tài liệu. Lập biên bản xử lý thí sinh vi phạm và báo cáo Tổ trưởng sát hạch trong trường hợp thí sinh cố tình vi phạm. - Theo dõi, kiểm tra hoạt động của hệ thống máy tính; trường hợp hư hỏng hoặc lỗi kỹ thuật thì yêu cầu kỹ thuật viên của trung tâm sát hạch vào kiểm tra, xử lý. Đối với người dự sát hạch - Đối với phần thi Lý thuyết làm trắc nghiệm trên máy tính: Tiếp nhận máy tính: số báo danh dự sát hạch - Đối với phần thi Lý thuyết làm trắc nghiệm trên giấy: Nhận đề sát hạch: ghi số đề sát hạch và số báo danh vào bài sát hạch Lý thuyết. - Thực hiện nội dung sát hạch Thời gian làm bài là 19 phút, người dự thi sát hạch lái xe phải trả lời 25 câu hỏi trắc nghiệm, trong đó có 24 câu hỏi được tính 01 điểm mỗi câu và 01 câu điểm liệt. Kết quả yêu cầu đối với hạng A1 từ 21/25 điểm trở lên là đạt; hạng A2 là 23/25 điểm trở lên mới được xem là đạt. Lưu ý, nếu người dự thi làm sai câu điểm liệt thì xem như không đạt bài thi trắc nghiệm. (2) Phần thi sát hạch Thực hành Đối với sát hạch viên Trường hợp sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp - Tiếp nhận hồ sơ thí sinh dự sát hạch, gọi thí sinh, sắp xếp xe sát hạch cho thí sinh. - Kiểm tra nhận dạng, đối chiếu CCCD hoặc giấy CMND hoặc hộ chiếu với thí sinh và tên thí sinh kê khai trong biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình; ký tên vào biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình của thí sinh; sau khi thí sinh hoàn thành nội dung sát hạch, yêu cầu thí sinh ký và ghi rõ họ tên vào biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình. - Phát lệnh sát hạch và theo dõi quá trình thực hiện bài sát hạch của thí sinh, phân tích và chấm điểm độc lập các lỗi vi phạm của thí sinh tại các bài sát hạch theo quy trình. - Theo dõi quá trình sát hạch, không để người không có nhiệm vụ vào sân sát hạch và báo cáo Tổ trưởng sát hạch trong trường hợp lỗi kỹ thuật của thiết bị chấm điểm tự động (nếu có). Theo dõi tình trạng kỹ thuật của xe sát hạch để kịp thời phát hiện các trường hợp không bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật. Trường hợp sát hạch bằng thiết bị chấm tự động - Tiếp nhận danh sách, hồ sơ thí sinh dự sát hạch, thiết bị chấm điểm tự động. - Kiểm tra nhân dạng như trường hợp sát hạch chấm điểm trực tiếp - Điều hành thiết bị chấm điểm tự động, gọi thí sinh, sắp xếp xe sát hạch cho thí sinh, phát lệnh sát hạch, theo dõi quá trình sát hạch và thông qua thiết bị trong phòng điều hành trực tiếp ghi các lỗi vi phạm của thí sinh. Trường hợp giao nhân viên kỹ thuật của Trung tâm điều hành thì phải giám sát: + Đình chỉ sát hạch: Khi hai bánh xe của xe sát hạch ra ngoài hình sát hạch hoặc khi xe sát hạch bị đổ trong quá trình sát hạch. + Trừ 05 điểm: Mỗi lần chạm chân xuống đất trong quá trình sát hạch - Theo dõi quá trình sát hạch, không để người không có nhiệm vụ vào sân sát hạch và báo cáo Tổ trưởng sát hạch trong trường hợp lỗi kỹ thuật của thiết bị chấm điểm tự động (nếu có). - Theo dõi tình trạng kỹ thuật của xe sát hạch để kịp thời phát hiện các trường hợp không bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật. Đối với người dự thi sát hạch - Tiếp nhận xe sát hạch được giao và đội mũ bảo hiểm, cài quai đúng quy cách theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. - Thí sinh thực hiện bài sát hạch như sau: + Bài sát hạch số 1: Đi qua hình số 8 Khi có hiệu lệnh xuất phát, điều khiển xe tiến đến cửa vào hình số 8, rẽ phải đi một vòng hình số 8. Tiếp tục điều khiển xe tiến qua nửa hình số 3 đến cửa ra hình số 8 và điều khiển xe đến bài sát hạch số 2. + Bài sát hạch số 2: Đi qua vạch đường thẳng. Điều khiển xe qua bài sát hạch tiến qua vạch đường thẳng và điều khiển xe đến bài sát hạch số 3. + Bài sát hạch số 3: Đi qua đường có vạch cản Thí sinh điều khiển xe qua bài sát hạch tiến qua đường có vạch cản và điều khiển xe đến bài sát hạch số 4 + Bài sát hạch số 4: Đi qua đường gồ ghề Thí sinh điều khiển xe qua bài sát hạch tiến qua đường gồ ghề và điều khiển xe đến vị trí kết thúc. - Điều kiện được chấm đạt phần sát hạch Thực hành: + Đi đúng trình tự bài sát hạch; + Bánh xe không được đè lên vạch giới hạn hình sát hạch; + Bánh xe không được đè lên vạch cản; + Hoàn thành các bài sát hạch trong thời gian 10 phút; + Xe không được chết máy trong quá trình thực hiện sát hạch - Các lỗi bị trừ điểm: + Đi không đúng trình tự bài sát hạch, bị đình chỉ sát hạch + Bánh xe đè vào vạch giới hạn hình sát hạch, mỗi lần bị trừ 05 điểm + Bánh xe đè vào vạch cản của hình sát hạch, mỗi lần bị trừ 05 điểm + Hai bánh xe của xe sát hạch ra ngoài hình sát hạch, bị đình chỉ sát hạch + Xe sát hạch bị đổ trong quá trình sát hạch, bị đình chỉ sát hạch + Chạm chân xuống đất trong quá trình sát hạch, mỗi lần bị trừ 05 điểm + Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm + Thời gian thực hiện các bài sát hạch quá 10 phút, cứ quá 01 phút bị trừ 05 điểm + Không hoàn thành bài sát hạch: bị đình chỉ sát hạch + Điểm sát hạch dưới 80 điểm: bị đình chỉ sát hạch Thí sinh hoàn thành bài thi trong 10 phút, và đạt điểm từ 80 trở lên trên thang điểm 100 sẽ được công nhận kết quả là đạt Trên đây là quy trình thi sát hạch lái xe hạng A1 và A2 mới nhất, bắt đầu có hiệu lực kể từ 01/6/2024 theo quy định của Thông tư 05/2024/TT-BGTVT.
Quy định mới về đào tạo lái xe hạng B1, B2, C có hiệu lực từ 1/6
Thực hiện quy định mới về đào tạo lái xe hạng B1, B2, C từ 1/6/2024 theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT ban hành ngày 31/3/2024 của Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải. • Năm 2024, biển số định danh có bị thu hồi khi bán xe không? • Các loại giấy tờ, thủ tục cần thiết khi mua xe ô tô cũ năm 2024? • Hướng dẫn tra cứu bằng lái xe đơn giản nhất năm 2024 (1) Kiểm tra đào tạo các hạng xe B1, B2 và C theo quy định mới Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định về đào tạo các hạng xe B1, B2, C, các học viên vẫn sẽ có hai kỳ kiểm tra lý thuyết và thực hành giống như quy định của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, cụ thể như sau: - Kiểm tra khi kết thúc môn học lý thuyết gồm các môn học: + Pháp luật giao thông đường bộ + Cấu tạo và sửa chữa thông thường + Nghiệp vụ vận tải + Đạo đức, văn hoá giao thông, phòng chống tác hại của rượu bia và phòng chống cháy nổ, cứu nạn và cứu hộ khi tham gia giao thông) và mô phỏng các tình huống giao thông; - Kiểm tra khi kết thúc môn học thực hành lái xe: + Các bài thi liên hoàn + Bài tiến lùi hình chữ chi + Lái xe trên đường Sau khi học viên đạt đủ điểm theo yêu cầu của kì thi sát hạch thì, trung tâm đào tạo sẽ xét cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ đào tạo cho học viên (2) Khối lượng và thời gian chương trình đào tạo hạng xe B1, B2 và C Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo được quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT như sau: SỐ TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE Hạng B1 Hạng B2 Hạng C Học xe số tự động Học xe số cơ khí I. Đào tạo Lý thuyết giờ 136 136 168 168 1 Pháp luật giao thông đường bộ giờ 90 90 90 90 2 Cấu tạo và sửa chữa thông thường giờ 8 8 18 18 3 Nghiệp vụ vận tải giờ - - 16 16 4 Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông; kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (04 giờ) giờ 14 14 20 20 5 Kỹ thuật lái xe giờ 20 20 20 20 6 Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông giờ 4 4 4 4 II. Đào tạo thực hành giờ 68 84 84 94 1 Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên giờ 41 41 41 43 2 Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên giờ 24 40 40 48 3 Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên giờ 3 3 3 3 4 Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên km 1000 1100 1100 1100 Trong đó Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên km 290 290 290 275 Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên km 710 810 810 825 III. Tổng thời gian đào tạo giờ 204 220 252 262 Có nhiều điểm mới trong quy định tại Thông tư 05/2024/TT-BGTVT so với Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, có thể kể đến như: - Giảm 4 giờ học môn Kỹ thuật lái xe - Bổ sung môn Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông trong 4 giờ - Quy định chi tiết hơn về việc phân bổ số giờ học dành cho mỗi học viên với từng phần đào tạo thực hành Như vậy, tổng thời gian thực hành và số lượng km học viên phải chạy xe tập lái vẫn được giữ nguyên so với quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, việc này nhằm đảm bảo cho người học vẫn có đủ lượng kiến thức và kinh nghiệm xử lý tình huống khi tham gia giao thông đường bộ trên thực tế. Chỉ có một sự thay đổi chính là giảm 04 giờ học lý thuyết môn Kỹ thuật lái xe để phân bổ sang đào tạo học trên phần mềm mô phỏng tình huống giao thông, tổng số giờ đào tạo lý thuyết vẫn được giữ nguyên. (3) Số lượng học viên tối đa trên 1 xe tập lái Theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, số lượng học viên được quy định trên xe tập lái là - Hạng xe B1: không quá 05 học viên - Hạng xe B2: không quá 05 học viên - Hạng xe C: không quá 08 học viên Cũng tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định cơ sở đào tạo lái xe căn cứ các nội dung gồm: khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo, thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và nghỉ lễ; để xây dựng tổng thời gian khóa đào tạo trong chương trình đào tạo lái xe đảm bảo đạt được mục tiêu: hạng B1 chương trình đào tạo thường xuyên và đối với hạng B2, hạng C là trình độ sơ cấp. Như vậy, với quy định mới về đào tạo lái xe các hạng B1, B2 và C thời gian đào tạo vẫn được giữ nguyên, số môn học tăng lên, đòi hỏi người học phải thật sự nghiêm túc, dành thời gian và công sức để luyện tập thực hành, ôn tập lý thuyết để có thể đạt yêu cầu trong kỳ thi kiểm tra sát hạch. • Năm 2024, biển số định danh có bị thu hồi khi bán xe không? • Các loại giấy tờ, thủ tục cần thiết khi mua xe ô tô cũ năm 2024? • Hướng dẫn tra cứu bằng lái xe đơn giản nhất năm 2024
Số câu hỏi thi lý thuyết bằng lái xe là bao nhiêu? Nội dung câu hỏi gồm những gì?
Để đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông phải vượt qua kỳ thi sát hạch và cấp giấy phép lái xe. Vậy hiện nay thi lý thuyết bằng lái xe bao nhiêu câu? Mức phí sát hạch là bao nhiêu? 1. Thi bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động và hạng B1 (30 câu) Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động và hạng B1 gồm 30 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 06 câu về quy tắc giao thông; - 01 câu về tốc độ, khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 01 câu về kỹ thuật lái xe; - 01 câu về cấu tạo sửa chữa; - 09 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 09 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. 2. Thi bằng xe ô tô hạng B2 (35 câu) Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B2 gồm 35 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 07 câu về quy tắc giao thông; 01 câu về nghiệp vụ vận tải; - 01 câu về tốc độ, khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 02 câu về kỹ thuật lái xe; - 01 câu về cấu tạo sửa chữa; - 10 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 10 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. 3. Thi bằng lái xe ô tô hạng C (40 câu) Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng C gồm 40 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 07 câu về quy tắc giao thông; - 01 câu về nghiệp vụ vận tải; - 01 câu về tốc độ; khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 02 câu về kỹ thuật lái xe; - 01 câu về cấu tạo sửa chữa; - 14 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 11 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. 4. Thi bằng lái xe ô tô hạng D, E và các hạng F (45 câu) Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng D, E và các hạng F gồm 45 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 07 câu về quy tắc giao thông; 01 câu về nghiệp vụ vận tải; - 01 câu về tốc độ, khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 02 câu về kỹ thuật lái xe; - 01 câu về cấu tạo sửa chữa; - 16 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 14 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. 5. Thi bằng lái xe mô tô hạng A1, A2, A3, A4 Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4 gồm 25 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 06 câu về quy tắc giao thông; - 01 câu về tốc độ, khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 01 câu về kỹ thuật lái xe hoặc cấu tạo sửa chữa; - 07 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 07 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. (Công văn 1883/TCĐBVN-QLPT&NL năm 2023) 6. Mức phí sát hạch lái xe Căn cứ biểu mức thu phí sát hạch lái xe kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BTC quy định mức phí các loại bằng lái mới phải đóng như sau: Phí sát hạch lái xe Đối với thi sát hạch lái xe các hạng xe mô tô (A1, A2, A3, A4) - Sát hạch lý thuyết Lần 60.000 đồng - Sát hạch thực hành Lần 70.000 đồng Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F) - Sát hạch lý thuyết Lần 100.000 đồng - Sát hạch thực hành trong hình Lần 350.000 đồng - Sát hạch thực hành trên đường giao thông Lần 80.000 đồng - Sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông Lần 100.000 đồng
Những khoản tiền cần phải nộp khi thi bằng lái ô tô, xe máy
Những khoản tiền phải nộp khi thi bằng lái xe Hiện nay, đa số người dân đều có phương tiện cơ giới để di chuyển, vì thế nhu cầu thi bằng lái xe cũng lớn. Khi thi bằng lái xe người dự thi phải nộp các khoản tiền như học phí đào tạo, phí sát hạch, lệ phí cấp giấy phép lái xe. Theo quy định hiện nay thì chi phí này là bao nhiêu? 1. Học phí đào tạo giữa các cơ sở đào tạo có giống nhau không? Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ thì Học phí là khoản đóng góp của người học, tạo nguồn kinh phí để trang trải toàn bộ chi phí cho các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ. Bên cạnh đó, tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT về xây dựng mức thu học phí thì căn cứ vào các quy định về cơ sở vật chất đào tạo lái xe, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên do Bộ Giao thông vận tải ban hành và định mức về tiêu hao nhiên liệu do cơ sở đào tạo lái xe ban hành; chế độ chi tiêu tài chính hiện hành. Theo quy định trên Học phí học bằng lái xe do cơ sở đào tạo lái xe quyết định dựa trên các yếu tố như cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên…và mức thu học phí lái xe phải công khai cho người học biết trước khi ký hợp đồng đào tạo với người học. Như vậy, học phí đào tạo bằng lái xe do cơ sở đào tạo lái xe quy định, mức học phí giữa các cơ sở đào tạo có thể không giống nhau. 2. Lệ phí cấp bằng, Phí sát hạch lái xe Theo biểu mức thu phí sát hạch, lệ phí cấp bằng lái xe ban hành kèm theo Thông tư 188/2016/TT-BTC thì: STT Nội dung thu Đơn vị Mức phí 1 Lệ phí cấp giấy phép lái xe Cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) Lần 135.000 2 Phí sát hạch lái xe a Đối với thi sát hạch lái xe mô tô (hạng xe A1, A2, A3, A4): - Sát hạch lý thuyết - Sát hạch thực hành Lần Lần 40.000 50.000 b Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F): - Sát hạch lý thuyết - Sát hạch thực hành trong hình - Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng Lần Lần Lần 90.000 300.000 60.000 Lưu ý: - Mức thu phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ được áp dụng thống nhất trên cả nước khi cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe (không phân biệt cơ quan thuộc Trung ương hay địa phương quản lý) tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. - Người dự sát hạch để được cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phần nào thì nộp phí sát hạch phần đó (tính theo lần sát hạch: sát hạch lần đầu, sát hạch lại).
Tổng hợp mức thu phí, lệ phí khi tham gia thi bằng lái
Bài viết tham khảo: >>> Giấy hẹn cấp bằng lái xe có thay thế được giấy phép lái xe không? >>> Những loại xe không cần bằng lái; Bằng lái xe là một trong những điều kiện bắt buộc đối với những ai tham gia điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Do đó, những vấn đề liên quan luôn được người dân quan tâm, điển hình như: nên học bằng ở đâu? ở đâu thì tốt? học như thế nào? và quan trọng là chi phí ở đâu thì hợp lý. Để giúp bạn trả lời những thắc mắc trên thì sau đây là bài tổng hợp mức thu phí, lệ phí khi tham gia bằng lái để các bạn tham khảo và dựa trên mức thu phí cơ bản được pháp luật quy định chung cho cả nước để đối chiếu, so sánh với giá và dịch vụ mà các trung tâm mang lại. Mình hi vọng sau bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn cho mình một trung tâm hợp lý nhất. Theo quy định tại Thông tư 188/2016/TT- BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động trên các phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng được Bộ tài chính ban hành ngày 08/11/2016. Theo đó, Mức thu phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp giấy phép lái xe và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này như sau: Số TT Tên phí, lệ phí Đơn vị tính Mức thu (đồng) 1 Lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng (phương tiện thi công) a Cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy đăng ký kèm theo biển số Lần/phương tiện 200.000 b Cấp lại hoặc đổi giấy đăng ký không kèm theo biển số Lần/phương tiện 50.000 c Cấp giấy đăng ký kèm theo biển số tạm thời Lần/phương tiện 70.000 d Đóng lại số khung, số máy Lần/phương tiện 50.000 2 Lệ phí cấp giấy phép lái xe Cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) Lần 135.000 3 Phí sát hạch lái xe a Đối với thi sát hạch lái xe mô tô (hạng xe A1, A2, A3, A4): - Sát hạch lý thuyết - Sát hạch thực hành Lần Lần 40.000 50.000 b Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F): - Sát hạch lý thuyết - Sát hạch thực hành trong hình - Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng Lần Lần Lần 90.000 300.000 60.000 Ghi chú: - Mức thu phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ được áp dụng thống nhất trên cả nước khi cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe (không phân biệt cơ quan thuộc Trung ương hay địa phương quản lý) tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. - Người dự sát hạch để được cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phần nào thì nộp phí sát hạch phần đó (tính theo lần sát hạch: sát hạch lần đầu, sát hạch lại). 2. Tại sao lại có sự thu phí khác biệt giữa các trung tâm tổ chức thi bằng lái xe? Theo quy định tại thông tư thì mức thu phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ được áp dụng thống nhất trên cả nước. Tuy nhiên, tại các trung tâm tổ chức thi sát hạch bằng lái xe lại có mức thu khác nhau. Vậy tại sao lại có điều đó? Như bạn thấy, thì các trung tâm thi bằng lái được mở ra nhiều vô kể. Mỗi trung tâm sẽ có chương trình học và cách thức đào tạo khác nhau. Do đó, việc chênh lệch chi phí giữa các bên cũng là điều dễ hiểu. Theo quy định tại khoản c Điều 5 thông tư quy định “c) Nộp ngân sách nhà nước tối thiểu 60% trên tổng số tiền phí thực thu được”. Còn lại cỡ 40% để trang trải các chi phí tổ chức thi lý thuyết và thực hành. Khoản chi phí chung thì các bạn đã chi trả nhưng về các khoản cung cấp dịch vụ khác do các trung tâm cung cấp thì bạn có quyền lựa chọn có sử dụng hay không? Nếu sử dụng thì đóng thêm tiền. Mức tiền chênh chệch sẽ là chất lượng dịch vụ do các trung tâm mang lại mà thôi. Thông thường các trung tâm sẽ đưa các gói dịch vụ như là: Chi phí hồ sơ; chi phí học lý thuyết và thực hành; chi phí khác như hóa đơn, nước uống,…và sẽ giải thích rõ để học viên lựa chọn. Thông thường các trung tâm sẽ đảm bảo đầu ra nếu bạn sử dụng dịch vụ của họ. Tóm lại, trên đây là bảng giá được thống nhất cả nước áp dụng chung cho người dân tham gia thi sát hạch bằng lái. Các bạn có thể tham khảo, việc giá có thể chênh lệch giữa các trung tâm là do có dịch vụ bổ sung hỗ trợ các bạn khi thi đạt được kết quả mong muốn. Do đó, bạn có thể tìm hiểu về các dịch vụ và quyết định có lựa chọn hay không.
Bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc? Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1?
Bằng lái xe A1 là loại giấy phép lái xe phổ biến tại Việt Nam, dành cho các phương tiện xe máy có dung tích động cơ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa rõ bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc? Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này Bằng lái xe A1 cho phép người điều khiển xe máy tham gia giao thông một cách hợp pháp. Việc hiểu rõ về dung tích động cơ tối đa cho phép, điều kiện và độ tuổi thi bằng A1 là rất quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ pháp luật. (1) Bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc? Theo khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau: Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây: - Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. -Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. - Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hướng dẫn Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như hạng A1 cấp cho: - Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. - Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. Như vậy, bằng A1 sẽ được chạy xe có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. (2) Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1? Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: Căn cứ theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định độ tuổi như sau: - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. - Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Điều kiện thi bằng lái xe A1: Theo Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định điều kiện người lái xe như sau: - Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. - Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định. Đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định. Như vậy, người muốn thi bằng lái xe A1 phải đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, trình độ văn hóa. Hồ sơ học thi bằng lái xe A1 gồm những gì? Theo Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT về hồ sơ học lái xe của người thi bằng A1 như sau: - Đối với người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ học lái xe bao gồm: - Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT. Xem và tải Đơn đề nghị học tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/mau-don-de-nghi-hoc-sat-hach-lai-xe.docx - Bản sao thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài. - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định. - Đối với người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Tóm lại, bằng A1 sẽ được chạy xe có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Bên cạnh đó, người muốn thi bằng lái xe A1 phải đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng các điều kiện cơ bản như là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam cũng như thỏa mãn các điều kiện về sức khỏe, trình độ văn hóa.
Quy trình sát hạch lái xe hạng A1, A2 kể từ 01/6/2024
Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định về quy trình sát hạch lái xe hạng A1, A2 sẽ có hiệu lực từ 01/6/2024 Theo quy định tại điểm b khoản 14 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung cho khoản 5 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, quy trình sát hạch lái xe hạng A1 và A2 thực hiện theo quy định tại Phụ lục 33 ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT. Theo đó, Phụ lục 33 được ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định quy trình sát hạch lái xe hạng A1 và A2 cụ thể như sau: (1) Phần thi sát hạch Lý thuyết bằng phương pháp trắc nghiệm Đối với sát hạch viên Mỗi khu vực sát hạch có tối thiểu 02 sát hạch viên làm nhiệm vụ: 01 sát hạch viên làm việc tại phòng sát hạch lý thuyết và 01 sát hạch viên làm nhiệm vụ tại khu vực kiểm tra nhận dạng. Theo đó, các sát hạch viên sẽ làm các công tác sau: - Tiếp nhận danh sách, hồ sơ thí sinh dự sát hạch - Đối với phần thi Lý thuyết làm trắc nghiệm trên máy tính: tiếp nhận, kiểm tra và điều hành hệ thống máy tính, máy in tại phòng sát hạch lý thuyết. - Đối với phần thi Lý thuyết làm trắc nghiệm trên giấy: tiếp nhận bộ đề sát hạch, đáp án sát hạch. - Gọi thí sinh theo danh sách; yêu cầu thí sinh ký và ghi rõ họ tên vào phần thông tin thí sinh của biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe; kiểm tra nhận dạng, đối chiếu CCCD hoặc CMND hoặc hộ chiếu và GPLX (đối với trường hợp được miễn sát hạch lý thuyết); ký xác nhận tại phần kết quả sát hạch lý thuyết trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lý thuyết của thí sinh; sắp xếp máy tính cho thí sinh. - Đối với phần thi Lý thuyết làm trắc nghiệm trên máy tính: Kiểm tra, đối chiếu tên, ảnh của thí sinh trên màn hình máy tính với số báo danh, danh sách sát hạch, hồ sơ thí sinh và phát lệnh bắt đầu sát hạch - Đối với phần thi Lý thuyết làm trắc nghiệm trên giấy: Bố trí chỗ ngồi, phát đề sát hạch cho thí sinh (mỗi đợt sát hạch bố trí 20 thí sinh), ký tên vào bài sát hạch lý thuyết của thí sinh (theo mẫu số 01 tại Phụ lục 33) trước khi phát đề sát hạch lý thuyết. Phát lệnh sát hạch, công bố thời gian bắt đầu, kết thúc sát hạch lý thuyết - Yêu cầu thí sinh thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế sát hạch. Giám sát quá trình sát hạch: không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông liên lạc bằng hình ảnh, âm thanh vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh trao đổi, sử dụng tài liệu. Lập biên bản xử lý thí sinh vi phạm và báo cáo Tổ trưởng sát hạch trong trường hợp thí sinh cố tình vi phạm. - Theo dõi, kiểm tra hoạt động của hệ thống máy tính; trường hợp hư hỏng hoặc lỗi kỹ thuật thì yêu cầu kỹ thuật viên của trung tâm sát hạch vào kiểm tra, xử lý. Đối với người dự sát hạch - Đối với phần thi Lý thuyết làm trắc nghiệm trên máy tính: Tiếp nhận máy tính: số báo danh dự sát hạch - Đối với phần thi Lý thuyết làm trắc nghiệm trên giấy: Nhận đề sát hạch: ghi số đề sát hạch và số báo danh vào bài sát hạch Lý thuyết. - Thực hiện nội dung sát hạch Thời gian làm bài là 19 phút, người dự thi sát hạch lái xe phải trả lời 25 câu hỏi trắc nghiệm, trong đó có 24 câu hỏi được tính 01 điểm mỗi câu và 01 câu điểm liệt. Kết quả yêu cầu đối với hạng A1 từ 21/25 điểm trở lên là đạt; hạng A2 là 23/25 điểm trở lên mới được xem là đạt. Lưu ý, nếu người dự thi làm sai câu điểm liệt thì xem như không đạt bài thi trắc nghiệm. (2) Phần thi sát hạch Thực hành Đối với sát hạch viên Trường hợp sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp - Tiếp nhận hồ sơ thí sinh dự sát hạch, gọi thí sinh, sắp xếp xe sát hạch cho thí sinh. - Kiểm tra nhận dạng, đối chiếu CCCD hoặc giấy CMND hoặc hộ chiếu với thí sinh và tên thí sinh kê khai trong biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình; ký tên vào biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình của thí sinh; sau khi thí sinh hoàn thành nội dung sát hạch, yêu cầu thí sinh ký và ghi rõ họ tên vào biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình. - Phát lệnh sát hạch và theo dõi quá trình thực hiện bài sát hạch của thí sinh, phân tích và chấm điểm độc lập các lỗi vi phạm của thí sinh tại các bài sát hạch theo quy trình. - Theo dõi quá trình sát hạch, không để người không có nhiệm vụ vào sân sát hạch và báo cáo Tổ trưởng sát hạch trong trường hợp lỗi kỹ thuật của thiết bị chấm điểm tự động (nếu có). Theo dõi tình trạng kỹ thuật của xe sát hạch để kịp thời phát hiện các trường hợp không bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật. Trường hợp sát hạch bằng thiết bị chấm tự động - Tiếp nhận danh sách, hồ sơ thí sinh dự sát hạch, thiết bị chấm điểm tự động. - Kiểm tra nhân dạng như trường hợp sát hạch chấm điểm trực tiếp - Điều hành thiết bị chấm điểm tự động, gọi thí sinh, sắp xếp xe sát hạch cho thí sinh, phát lệnh sát hạch, theo dõi quá trình sát hạch và thông qua thiết bị trong phòng điều hành trực tiếp ghi các lỗi vi phạm của thí sinh. Trường hợp giao nhân viên kỹ thuật của Trung tâm điều hành thì phải giám sát: + Đình chỉ sát hạch: Khi hai bánh xe của xe sát hạch ra ngoài hình sát hạch hoặc khi xe sát hạch bị đổ trong quá trình sát hạch. + Trừ 05 điểm: Mỗi lần chạm chân xuống đất trong quá trình sát hạch - Theo dõi quá trình sát hạch, không để người không có nhiệm vụ vào sân sát hạch và báo cáo Tổ trưởng sát hạch trong trường hợp lỗi kỹ thuật của thiết bị chấm điểm tự động (nếu có). - Theo dõi tình trạng kỹ thuật của xe sát hạch để kịp thời phát hiện các trường hợp không bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật. Đối với người dự thi sát hạch - Tiếp nhận xe sát hạch được giao và đội mũ bảo hiểm, cài quai đúng quy cách theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. - Thí sinh thực hiện bài sát hạch như sau: + Bài sát hạch số 1: Đi qua hình số 8 Khi có hiệu lệnh xuất phát, điều khiển xe tiến đến cửa vào hình số 8, rẽ phải đi một vòng hình số 8. Tiếp tục điều khiển xe tiến qua nửa hình số 3 đến cửa ra hình số 8 và điều khiển xe đến bài sát hạch số 2. + Bài sát hạch số 2: Đi qua vạch đường thẳng. Điều khiển xe qua bài sát hạch tiến qua vạch đường thẳng và điều khiển xe đến bài sát hạch số 3. + Bài sát hạch số 3: Đi qua đường có vạch cản Thí sinh điều khiển xe qua bài sát hạch tiến qua đường có vạch cản và điều khiển xe đến bài sát hạch số 4 + Bài sát hạch số 4: Đi qua đường gồ ghề Thí sinh điều khiển xe qua bài sát hạch tiến qua đường gồ ghề và điều khiển xe đến vị trí kết thúc. - Điều kiện được chấm đạt phần sát hạch Thực hành: + Đi đúng trình tự bài sát hạch; + Bánh xe không được đè lên vạch giới hạn hình sát hạch; + Bánh xe không được đè lên vạch cản; + Hoàn thành các bài sát hạch trong thời gian 10 phút; + Xe không được chết máy trong quá trình thực hiện sát hạch - Các lỗi bị trừ điểm: + Đi không đúng trình tự bài sát hạch, bị đình chỉ sát hạch + Bánh xe đè vào vạch giới hạn hình sát hạch, mỗi lần bị trừ 05 điểm + Bánh xe đè vào vạch cản của hình sát hạch, mỗi lần bị trừ 05 điểm + Hai bánh xe của xe sát hạch ra ngoài hình sát hạch, bị đình chỉ sát hạch + Xe sát hạch bị đổ trong quá trình sát hạch, bị đình chỉ sát hạch + Chạm chân xuống đất trong quá trình sát hạch, mỗi lần bị trừ 05 điểm + Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm + Thời gian thực hiện các bài sát hạch quá 10 phút, cứ quá 01 phút bị trừ 05 điểm + Không hoàn thành bài sát hạch: bị đình chỉ sát hạch + Điểm sát hạch dưới 80 điểm: bị đình chỉ sát hạch Thí sinh hoàn thành bài thi trong 10 phút, và đạt điểm từ 80 trở lên trên thang điểm 100 sẽ được công nhận kết quả là đạt Trên đây là quy trình thi sát hạch lái xe hạng A1 và A2 mới nhất, bắt đầu có hiệu lực kể từ 01/6/2024 theo quy định của Thông tư 05/2024/TT-BGTVT.
Quy định mới về đào tạo lái xe hạng B1, B2, C có hiệu lực từ 1/6
Thực hiện quy định mới về đào tạo lái xe hạng B1, B2, C từ 1/6/2024 theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT ban hành ngày 31/3/2024 của Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải. • Năm 2024, biển số định danh có bị thu hồi khi bán xe không? • Các loại giấy tờ, thủ tục cần thiết khi mua xe ô tô cũ năm 2024? • Hướng dẫn tra cứu bằng lái xe đơn giản nhất năm 2024 (1) Kiểm tra đào tạo các hạng xe B1, B2 và C theo quy định mới Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định về đào tạo các hạng xe B1, B2, C, các học viên vẫn sẽ có hai kỳ kiểm tra lý thuyết và thực hành giống như quy định của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, cụ thể như sau: - Kiểm tra khi kết thúc môn học lý thuyết gồm các môn học: + Pháp luật giao thông đường bộ + Cấu tạo và sửa chữa thông thường + Nghiệp vụ vận tải + Đạo đức, văn hoá giao thông, phòng chống tác hại của rượu bia và phòng chống cháy nổ, cứu nạn và cứu hộ khi tham gia giao thông) và mô phỏng các tình huống giao thông; - Kiểm tra khi kết thúc môn học thực hành lái xe: + Các bài thi liên hoàn + Bài tiến lùi hình chữ chi + Lái xe trên đường Sau khi học viên đạt đủ điểm theo yêu cầu của kì thi sát hạch thì, trung tâm đào tạo sẽ xét cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ đào tạo cho học viên (2) Khối lượng và thời gian chương trình đào tạo hạng xe B1, B2 và C Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo được quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT như sau: SỐ TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE Hạng B1 Hạng B2 Hạng C Học xe số tự động Học xe số cơ khí I. Đào tạo Lý thuyết giờ 136 136 168 168 1 Pháp luật giao thông đường bộ giờ 90 90 90 90 2 Cấu tạo và sửa chữa thông thường giờ 8 8 18 18 3 Nghiệp vụ vận tải giờ - - 16 16 4 Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông; kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (04 giờ) giờ 14 14 20 20 5 Kỹ thuật lái xe giờ 20 20 20 20 6 Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông giờ 4 4 4 4 II. Đào tạo thực hành giờ 68 84 84 94 1 Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên giờ 41 41 41 43 2 Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên giờ 24 40 40 48 3 Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên giờ 3 3 3 3 4 Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên km 1000 1100 1100 1100 Trong đó Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên km 290 290 290 275 Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên km 710 810 810 825 III. Tổng thời gian đào tạo giờ 204 220 252 262 Có nhiều điểm mới trong quy định tại Thông tư 05/2024/TT-BGTVT so với Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, có thể kể đến như: - Giảm 4 giờ học môn Kỹ thuật lái xe - Bổ sung môn Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông trong 4 giờ - Quy định chi tiết hơn về việc phân bổ số giờ học dành cho mỗi học viên với từng phần đào tạo thực hành Như vậy, tổng thời gian thực hành và số lượng km học viên phải chạy xe tập lái vẫn được giữ nguyên so với quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, việc này nhằm đảm bảo cho người học vẫn có đủ lượng kiến thức và kinh nghiệm xử lý tình huống khi tham gia giao thông đường bộ trên thực tế. Chỉ có một sự thay đổi chính là giảm 04 giờ học lý thuyết môn Kỹ thuật lái xe để phân bổ sang đào tạo học trên phần mềm mô phỏng tình huống giao thông, tổng số giờ đào tạo lý thuyết vẫn được giữ nguyên. (3) Số lượng học viên tối đa trên 1 xe tập lái Theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, số lượng học viên được quy định trên xe tập lái là - Hạng xe B1: không quá 05 học viên - Hạng xe B2: không quá 05 học viên - Hạng xe C: không quá 08 học viên Cũng tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định cơ sở đào tạo lái xe căn cứ các nội dung gồm: khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo, thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và nghỉ lễ; để xây dựng tổng thời gian khóa đào tạo trong chương trình đào tạo lái xe đảm bảo đạt được mục tiêu: hạng B1 chương trình đào tạo thường xuyên và đối với hạng B2, hạng C là trình độ sơ cấp. Như vậy, với quy định mới về đào tạo lái xe các hạng B1, B2 và C thời gian đào tạo vẫn được giữ nguyên, số môn học tăng lên, đòi hỏi người học phải thật sự nghiêm túc, dành thời gian và công sức để luyện tập thực hành, ôn tập lý thuyết để có thể đạt yêu cầu trong kỳ thi kiểm tra sát hạch. • Năm 2024, biển số định danh có bị thu hồi khi bán xe không? • Các loại giấy tờ, thủ tục cần thiết khi mua xe ô tô cũ năm 2024? • Hướng dẫn tra cứu bằng lái xe đơn giản nhất năm 2024
Số câu hỏi thi lý thuyết bằng lái xe là bao nhiêu? Nội dung câu hỏi gồm những gì?
Để đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông phải vượt qua kỳ thi sát hạch và cấp giấy phép lái xe. Vậy hiện nay thi lý thuyết bằng lái xe bao nhiêu câu? Mức phí sát hạch là bao nhiêu? 1. Thi bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động và hạng B1 (30 câu) Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động và hạng B1 gồm 30 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 06 câu về quy tắc giao thông; - 01 câu về tốc độ, khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 01 câu về kỹ thuật lái xe; - 01 câu về cấu tạo sửa chữa; - 09 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 09 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. 2. Thi bằng xe ô tô hạng B2 (35 câu) Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B2 gồm 35 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 07 câu về quy tắc giao thông; 01 câu về nghiệp vụ vận tải; - 01 câu về tốc độ, khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 02 câu về kỹ thuật lái xe; - 01 câu về cấu tạo sửa chữa; - 10 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 10 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. 3. Thi bằng lái xe ô tô hạng C (40 câu) Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng C gồm 40 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 07 câu về quy tắc giao thông; - 01 câu về nghiệp vụ vận tải; - 01 câu về tốc độ; khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 02 câu về kỹ thuật lái xe; - 01 câu về cấu tạo sửa chữa; - 14 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 11 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. 4. Thi bằng lái xe ô tô hạng D, E và các hạng F (45 câu) Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng D, E và các hạng F gồm 45 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 07 câu về quy tắc giao thông; 01 câu về nghiệp vụ vận tải; - 01 câu về tốc độ, khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 02 câu về kỹ thuật lái xe; - 01 câu về cấu tạo sửa chữa; - 16 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 14 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. 5. Thi bằng lái xe mô tô hạng A1, A2, A3, A4 Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4 gồm 25 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 06 câu về quy tắc giao thông; - 01 câu về tốc độ, khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 01 câu về kỹ thuật lái xe hoặc cấu tạo sửa chữa; - 07 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 07 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. (Công văn 1883/TCĐBVN-QLPT&NL năm 2023) 6. Mức phí sát hạch lái xe Căn cứ biểu mức thu phí sát hạch lái xe kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BTC quy định mức phí các loại bằng lái mới phải đóng như sau: Phí sát hạch lái xe Đối với thi sát hạch lái xe các hạng xe mô tô (A1, A2, A3, A4) - Sát hạch lý thuyết Lần 60.000 đồng - Sát hạch thực hành Lần 70.000 đồng Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F) - Sát hạch lý thuyết Lần 100.000 đồng - Sát hạch thực hành trong hình Lần 350.000 đồng - Sát hạch thực hành trên đường giao thông Lần 80.000 đồng - Sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông Lần 100.000 đồng
Những khoản tiền cần phải nộp khi thi bằng lái ô tô, xe máy
Những khoản tiền phải nộp khi thi bằng lái xe Hiện nay, đa số người dân đều có phương tiện cơ giới để di chuyển, vì thế nhu cầu thi bằng lái xe cũng lớn. Khi thi bằng lái xe người dự thi phải nộp các khoản tiền như học phí đào tạo, phí sát hạch, lệ phí cấp giấy phép lái xe. Theo quy định hiện nay thì chi phí này là bao nhiêu? 1. Học phí đào tạo giữa các cơ sở đào tạo có giống nhau không? Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ thì Học phí là khoản đóng góp của người học, tạo nguồn kinh phí để trang trải toàn bộ chi phí cho các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ. Bên cạnh đó, tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT về xây dựng mức thu học phí thì căn cứ vào các quy định về cơ sở vật chất đào tạo lái xe, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên do Bộ Giao thông vận tải ban hành và định mức về tiêu hao nhiên liệu do cơ sở đào tạo lái xe ban hành; chế độ chi tiêu tài chính hiện hành. Theo quy định trên Học phí học bằng lái xe do cơ sở đào tạo lái xe quyết định dựa trên các yếu tố như cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên…và mức thu học phí lái xe phải công khai cho người học biết trước khi ký hợp đồng đào tạo với người học. Như vậy, học phí đào tạo bằng lái xe do cơ sở đào tạo lái xe quy định, mức học phí giữa các cơ sở đào tạo có thể không giống nhau. 2. Lệ phí cấp bằng, Phí sát hạch lái xe Theo biểu mức thu phí sát hạch, lệ phí cấp bằng lái xe ban hành kèm theo Thông tư 188/2016/TT-BTC thì: STT Nội dung thu Đơn vị Mức phí 1 Lệ phí cấp giấy phép lái xe Cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) Lần 135.000 2 Phí sát hạch lái xe a Đối với thi sát hạch lái xe mô tô (hạng xe A1, A2, A3, A4): - Sát hạch lý thuyết - Sát hạch thực hành Lần Lần 40.000 50.000 b Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F): - Sát hạch lý thuyết - Sát hạch thực hành trong hình - Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng Lần Lần Lần 90.000 300.000 60.000 Lưu ý: - Mức thu phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ được áp dụng thống nhất trên cả nước khi cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe (không phân biệt cơ quan thuộc Trung ương hay địa phương quản lý) tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. - Người dự sát hạch để được cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phần nào thì nộp phí sát hạch phần đó (tính theo lần sát hạch: sát hạch lần đầu, sát hạch lại).
Tổng hợp mức thu phí, lệ phí khi tham gia thi bằng lái
Bài viết tham khảo: >>> Giấy hẹn cấp bằng lái xe có thay thế được giấy phép lái xe không? >>> Những loại xe không cần bằng lái; Bằng lái xe là một trong những điều kiện bắt buộc đối với những ai tham gia điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Do đó, những vấn đề liên quan luôn được người dân quan tâm, điển hình như: nên học bằng ở đâu? ở đâu thì tốt? học như thế nào? và quan trọng là chi phí ở đâu thì hợp lý. Để giúp bạn trả lời những thắc mắc trên thì sau đây là bài tổng hợp mức thu phí, lệ phí khi tham gia bằng lái để các bạn tham khảo và dựa trên mức thu phí cơ bản được pháp luật quy định chung cho cả nước để đối chiếu, so sánh với giá và dịch vụ mà các trung tâm mang lại. Mình hi vọng sau bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn cho mình một trung tâm hợp lý nhất. Theo quy định tại Thông tư 188/2016/TT- BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động trên các phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng được Bộ tài chính ban hành ngày 08/11/2016. Theo đó, Mức thu phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp giấy phép lái xe và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này như sau: Số TT Tên phí, lệ phí Đơn vị tính Mức thu (đồng) 1 Lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng (phương tiện thi công) a Cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy đăng ký kèm theo biển số Lần/phương tiện 200.000 b Cấp lại hoặc đổi giấy đăng ký không kèm theo biển số Lần/phương tiện 50.000 c Cấp giấy đăng ký kèm theo biển số tạm thời Lần/phương tiện 70.000 d Đóng lại số khung, số máy Lần/phương tiện 50.000 2 Lệ phí cấp giấy phép lái xe Cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) Lần 135.000 3 Phí sát hạch lái xe a Đối với thi sát hạch lái xe mô tô (hạng xe A1, A2, A3, A4): - Sát hạch lý thuyết - Sát hạch thực hành Lần Lần 40.000 50.000 b Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F): - Sát hạch lý thuyết - Sát hạch thực hành trong hình - Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng Lần Lần Lần 90.000 300.000 60.000 Ghi chú: - Mức thu phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ được áp dụng thống nhất trên cả nước khi cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe (không phân biệt cơ quan thuộc Trung ương hay địa phương quản lý) tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. - Người dự sát hạch để được cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phần nào thì nộp phí sát hạch phần đó (tính theo lần sát hạch: sát hạch lần đầu, sát hạch lại). 2. Tại sao lại có sự thu phí khác biệt giữa các trung tâm tổ chức thi bằng lái xe? Theo quy định tại thông tư thì mức thu phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ được áp dụng thống nhất trên cả nước. Tuy nhiên, tại các trung tâm tổ chức thi sát hạch bằng lái xe lại có mức thu khác nhau. Vậy tại sao lại có điều đó? Như bạn thấy, thì các trung tâm thi bằng lái được mở ra nhiều vô kể. Mỗi trung tâm sẽ có chương trình học và cách thức đào tạo khác nhau. Do đó, việc chênh lệch chi phí giữa các bên cũng là điều dễ hiểu. Theo quy định tại khoản c Điều 5 thông tư quy định “c) Nộp ngân sách nhà nước tối thiểu 60% trên tổng số tiền phí thực thu được”. Còn lại cỡ 40% để trang trải các chi phí tổ chức thi lý thuyết và thực hành. Khoản chi phí chung thì các bạn đã chi trả nhưng về các khoản cung cấp dịch vụ khác do các trung tâm cung cấp thì bạn có quyền lựa chọn có sử dụng hay không? Nếu sử dụng thì đóng thêm tiền. Mức tiền chênh chệch sẽ là chất lượng dịch vụ do các trung tâm mang lại mà thôi. Thông thường các trung tâm sẽ đưa các gói dịch vụ như là: Chi phí hồ sơ; chi phí học lý thuyết và thực hành; chi phí khác như hóa đơn, nước uống,…và sẽ giải thích rõ để học viên lựa chọn. Thông thường các trung tâm sẽ đảm bảo đầu ra nếu bạn sử dụng dịch vụ của họ. Tóm lại, trên đây là bảng giá được thống nhất cả nước áp dụng chung cho người dân tham gia thi sát hạch bằng lái. Các bạn có thể tham khảo, việc giá có thể chênh lệch giữa các trung tâm là do có dịch vụ bổ sung hỗ trợ các bạn khi thi đạt được kết quả mong muốn. Do đó, bạn có thể tìm hiểu về các dịch vụ và quyết định có lựa chọn hay không.