"Của thiên trả địa" là gì? Người tham ô tài sản sẽ có thể đối mặt với những hình phạt nào?
“Của thiên trả địa” là một câu thành ngữ trong tiếng Việt, mang ý nghĩa rất sâu sắc về nhân quả. Đây được xem là một lời nhắc nhở mọi người về việc sống lương thiện, không tham lam, tham ô tài sản người khác, dù có giấu giếm đến mấy, nhưng cuối cùng sự thật cũng sẽ được phơi bày và những người phạm tội sẽ bị xử lý bởi pháp luật. "Của thiên trả địa" là gì? "Của thiên trả địa" là một câu thành ngữ trong tiếng Việt, mang ý nghĩa sâu sắc về nhân quả và sự công bằng trong cuộc sống. Đầu tiên, chúng ta cần hiểu “thiên” chính là trời, cụm từ“của thiên” trong câu thành ngữ mang nghĩa là “của trời”. Còn “địa” có nghĩa là đất, cụm từ “trả địa” có thể hiểu là “trả cho đất”. Thành ngữ này muốn nói rằng những tài sản, vật chất mà ta có được, nhất là những thứ không phải do lao động chân chính mà có, thì sớm muộn cũng sẽ mất đi. Giống như câu nói "Của trời rồi trả cho đất", những thứ không phải của mình làm ra thì trước sau cũng không thuộc về mình. Ngoài ra, về mặt tư tưởng câu thành ngữ còn mang tính chất phê phán nạn tham ô, coi trọng tiền tài danh lợi mà quên đi tình nghĩa con người, đánh mất nhân tính. Trong thực tế, có thể nói đến tội tham ô, đây là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Người tham ô tài sản sẽ có thể đối mặt với những hình phạt nào? Theo đó, người phạm tội tham ô tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau: - Khung cơ bản: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật hình sự năm 2015 (Các tội phạm về chức vụ), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Khung 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có tổ chức; + Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; + Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; + Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức. - Khung 3: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; + Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động. - Khung 4: Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. - Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, tội tham ô tài sản sẽ có mức phạt thấp nhất là 02 năm tù và mức phạt cao nhất là tử hình, đồng thời còn bị phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, phạt tiền hoặc tịch thu tài sản. Có thể thấy, một người tham ô tài sản của người khác, chiếm của công thành của tư sẽ bị trừng phạt bởi pháp luật, khi đó những tài sản mà người đó đã chiếm đoạt sẽ không còn thuộc về người đó nữa mà sẽ phải nộp lại để khắc phục hậu quả, trong nhân gian người ta gọi là “của thiên trả địa”.
Lập khống hồ sơ vay vốn chiếm đoạt tài sản, cán bộ tín dụng bị xử lý như thế nào?
Lợi dụng chức vụ, đối tượng đã nhờ cấp dưới lập khống hàng trăm hồ sơ vay vốn nhằm chiếm đoạt tài sản. Theo đó, hành vi này của đối tượng là hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 về tội Tham ô tài sản. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến thủ đoạn và quy định xử phạt hành vi này. Được biết đối tượng là cán bộ tín dụng, với lý do cần vốn kinh doanh đã nhờ cậy cấp dưới lập khống hồ sơ vay vốn. Trong đó, đối tượng đã tự bịa ra tên người vay và nhờ người ký xác nhận đơn và thủ tục, cam kết trả gốc và lãi hàng tháng, không làm ảnh hưởng đến ai. Sau khi cấp dưới đã lập xong hợp đồng vay vốn, cán bộ tín dụng này đã ký tên vào bên cho vay. Đối với bên vay, cán bộ tự ký tên giả cho phù hợp với chữ ký trên đơn vay vốn và phiếu thẩm định, sau đó thuê người làm giả các bản căn cước công dân để khớp hồ sơ. Hoàn thiện các bộ hồ sơ để phát vốn và thu hồi vốn theo từng đợt giải ngân, đối tượng trực tiếp lấy tiền từ kế toán của Quỹ, sau đó ký giả tên người nhận. Hàng tháng Mai nộp tiền lãi, gốc theo quy định. Dựa vào thủ đoạn trên, chỉ đạo cán bộ tín dụng lập khống 354 bộ hồ sơ vay vốn tại 10 xã trên địa bàn và chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Sau đó, đối tượng rút tiền trả các khoản vay đến hạn, kinh doanh bất động sản, đầu tư tiền ảo. Tuy nhiên, người này thua lỗ và không có khả năng hoàn trả. Xử lý hành vi lập khống hồ sơ vay vốn để chiếm đoạt tài sản Theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), người phạm tội tham ô tài sản bị xử lý như sau: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: - Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Người phạm tội tham ô tài sản có thể bị xử phạt với mức phạt cao nhất 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Lưu ý: Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định nêu trên.
Tham ô tài sản hay lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản
A là kế toán trường một công ty tư nhân. Là một người có năng lực trong nghiệp vụ và năng nổ nên A giúp chủ doanh nghiệp nhiều việc và được tin dùng. Nhân một chuyến thăm nước ngoài để thăm dò và mở rộng thị trường, giám đốc đã giao cho A nhiệm vụ thanh lý một số hợp đồng tới hạn và thu tiền về cho công ty. Sau khi thu được 300 triệu tiền hàng do thanh lý hợp đồng, A bỏ trốn cùng số tiền trên. Cho tôi hỏi vậy tội danh của A là gì? Chân thành cảm ơn.
LỢI DỤNG VIỆC TRÙNG TU ĐỂ THAM Ô TÀI SẢN.
Tình huống: Trong một huyện nọ, có một đình Thần Hoàng được lên kế hoạch trùng tu. Trong thời gian thi công, một đội thầu xây dựng phụ trách đã đào bới lung tung mẫu đất phía trước đình Thần. Việc đào bới này sẽ ảnh hưởng đến các khối đá cổ chon sâu dưới lòng đất của ngôi đình cổ này. Ông từ trong đình đã hết sức can ngăn nhưng đội thầu xây dựng vẫn bất chấp và ngang ngược đào bới. Kế hoạch trùng tu này được sự trợ vốn của Ủy ban huyện và người chịu trách nhiệm là ngài Chủ tịch huyện. Ông chủ tịch có một người trợ lý đắc lực. Anh này chính là người đã thuê đội thầu xây dựng đào bới lung tung với ý đồ riêng. Mặc dù chưa hỏi ý kiến của ngài chủ tịch huyện nhưng anh trợ lý này đã chủ động ra lệnh thi công làm ảnh hưởng đến di tích của ngôi đình. Sauk hi biết chuyện, ông chủ tịch kêu ngừng thi công nhưng với lý do của anh trợ lý là vì đã ký kết hợp đồng, nếu không tiếp tục thi công sẽ phải đền bù hợp đồng với số tiền trăm triệu nên ngài chủ tịch ra lệnh là chỉ trùng tu ở hạng mục bên ngoài và không được làm ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa. Sau đêm bị đáo bới, các tảng đá cổ đã bị hư hại, ông từ lên Ủy ban huyện để trình bày vấn đề này. Anh trợ lý đã lừa dối ông từ với lý do đó là bọn ăn trộm chứ không phải là đội xây dựng mà anh ta đã thuê. Ông từ tin tưởng và đi về. Vì để thực hiện mưu đồ chiếm tiền công, anh ta muốn xây dựng lại mới hoàn toàn chứ không phải là trùng tu đình thờ vì số tiền trùng tu lớn hơn số tiền xây mới. Anh trợ lý đã thuê một người xe ôm chạy đụng ông từ làm ông bị gãy chân phải nằm viện 2 tháng. Trong thời gian 2 tháng đó, lợi dụng ông từ nằm viện và ngài chủ tịch thì không để ý đến việc thi công, anh trợ lý đã xây dựng mới hoàn toàn và số tiền dư ra từ việc trùng tu, anh ta đã hưởng trọn một mình. Tổng cộng số tiền tham ô là 250.000.000 đ. Đồng thời, những cổ vật xưa của ngôi đình cũng đã không còn nữa. Xử lý tình huống: *Trùng tu là hành động lưu giữ quá khứ. Trùng tu bảo vệ di tích là cả một vấn đề quan trọng không chỉ đối với một huyện, một xã mà là cả một xã hội, một đất nước. *Anh trợ lý đã dối trên lừa dưới để trục lợi và anh không hề hiểu rõ thế nào là trùng tu =>vô tình đã làm mất đi giá trị di sản văn hóa. - Có thể khẳng định rằng, tài sản mà anh trợ lý lấy từ việc xây mới hoàn toàn thay vì trùng tu là tài sản bất hợp pháp. - Đây cũng thuộc về tài sản mà anh ta quản lý. Thế nhưng, anh ta đã không từ thủ đoạn và cách thức gian dối để chiếm đoạt tài sản. =>Có thể xem như đây là hành vi vi phạm pháp luật hình sự: là một dạng tham ô tài sản, lén lấy tài sản và tương tự như trộm cắp. Theo Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau: 1.Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Gây hậu quả nghiêm trọng; b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; c) Phạm tội nhiều lần; d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản". =>Như vậy, anh trợ lý đã vi phạm Điều 278 BLHS theo điểm a của Khoản 1, điểm b của Khoản 2 và điểm a của Khoản 3. - Ngoài ra, anh trợ lý còn thuê người làm ông từ bị thương (gãy chân). Đây chính là hành vi cố ý gây thương tích. Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ chức; g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.” =>Như vậy, anh trợ lý đã vi phạm điểm h Khoản 1 ĐIều 104 của Bộ luật Hình sự. *Về phần ngài Chủ tịch huyện: Ta thấy ông chủ tịch là người thiếu trình độ, thiếu trách nhiệm, nhận thức chưa đầy đủ về quá trình trùng tu nên ông đã không đến xem việc tiến hành thi công mà đã giao hết quyền cho anh trợ lý. Đây chính là hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Theo Điều 144, luật hình sự năm 1999 quy định về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước: 1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý tài sản của Nhà nước từ một năm đến năm năm. =>Như vậy, ông chủ tịch có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý tài sản của Nhà nước từ một năm đến năm năm theo khoản 4 Điều 144 BLHS. Tóm lại: Quốc hội đã ban hành Luật di sản văn hóa. Thế nhưng, nhiều cán bộ, nhà chức trách chưa hiểu rõ luật vẫn để hậu quả nghiêm trọng xảy ra làm mất đi những giá trị văn hóa cổ xưa. Cần phải phổ biến những quy định về luật bảo tồn di tích đến các vị có chức có quyền để việc trùng tu đạt hiệu quả hơn. Tránh để các trường hợp xấu xảy ra như tình huống trên.
Dương Chí Dũng và bản án tử hình phía trước?
(Vnexpress) Ụ nổi 43 năm tuổi có giá thực tế hơn 2 triệu USD nhưng ông Dương Chí Dũng (Chủ tịch HĐQT Vinalines) vẫn đồng ý mua với giá gấp gần 10 lần, bỏ túi hơn 10 tỷ đồng do bên môi giới "lại quả". Việc làm của ông Dũng gây thiệt hại cho nhà nước hơn 300 tỷ đồng. Nếu thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật thì khả năng Dương Chí Dũng phải đối mặt với mức án tử hình là khá cao. Điều 278. Tội tham ô tài sản Bộ Luật Hình sự … 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. Nghị quyết 01 4. Khi áp dụng điểm a khoản 4 Điều 278 BLHS về tội tham ô tài sản cần chú ý: 4.1. Trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng và không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, nhưng đánh giá tính chất tăng nặng và tính chất giảm nhẹ tương đương nhau thì xử phạt người phạm tội mức án tương ứng với giá trị tài sản bị chiếm đoạt như sau: … c. Xử phạt tử hình nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ ba tỷ đồng trở lên.
"Của thiên trả địa" là gì? Người tham ô tài sản sẽ có thể đối mặt với những hình phạt nào?
“Của thiên trả địa” là một câu thành ngữ trong tiếng Việt, mang ý nghĩa rất sâu sắc về nhân quả. Đây được xem là một lời nhắc nhở mọi người về việc sống lương thiện, không tham lam, tham ô tài sản người khác, dù có giấu giếm đến mấy, nhưng cuối cùng sự thật cũng sẽ được phơi bày và những người phạm tội sẽ bị xử lý bởi pháp luật. "Của thiên trả địa" là gì? "Của thiên trả địa" là một câu thành ngữ trong tiếng Việt, mang ý nghĩa sâu sắc về nhân quả và sự công bằng trong cuộc sống. Đầu tiên, chúng ta cần hiểu “thiên” chính là trời, cụm từ“của thiên” trong câu thành ngữ mang nghĩa là “của trời”. Còn “địa” có nghĩa là đất, cụm từ “trả địa” có thể hiểu là “trả cho đất”. Thành ngữ này muốn nói rằng những tài sản, vật chất mà ta có được, nhất là những thứ không phải do lao động chân chính mà có, thì sớm muộn cũng sẽ mất đi. Giống như câu nói "Của trời rồi trả cho đất", những thứ không phải của mình làm ra thì trước sau cũng không thuộc về mình. Ngoài ra, về mặt tư tưởng câu thành ngữ còn mang tính chất phê phán nạn tham ô, coi trọng tiền tài danh lợi mà quên đi tình nghĩa con người, đánh mất nhân tính. Trong thực tế, có thể nói đến tội tham ô, đây là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Người tham ô tài sản sẽ có thể đối mặt với những hình phạt nào? Theo đó, người phạm tội tham ô tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau: - Khung cơ bản: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật hình sự năm 2015 (Các tội phạm về chức vụ), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Khung 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có tổ chức; + Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; + Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; + Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức. - Khung 3: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; + Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động. - Khung 4: Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. - Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, tội tham ô tài sản sẽ có mức phạt thấp nhất là 02 năm tù và mức phạt cao nhất là tử hình, đồng thời còn bị phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, phạt tiền hoặc tịch thu tài sản. Có thể thấy, một người tham ô tài sản của người khác, chiếm của công thành của tư sẽ bị trừng phạt bởi pháp luật, khi đó những tài sản mà người đó đã chiếm đoạt sẽ không còn thuộc về người đó nữa mà sẽ phải nộp lại để khắc phục hậu quả, trong nhân gian người ta gọi là “của thiên trả địa”.
Lập khống hồ sơ vay vốn chiếm đoạt tài sản, cán bộ tín dụng bị xử lý như thế nào?
Lợi dụng chức vụ, đối tượng đã nhờ cấp dưới lập khống hàng trăm hồ sơ vay vốn nhằm chiếm đoạt tài sản. Theo đó, hành vi này của đối tượng là hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 về tội Tham ô tài sản. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến thủ đoạn và quy định xử phạt hành vi này. Được biết đối tượng là cán bộ tín dụng, với lý do cần vốn kinh doanh đã nhờ cậy cấp dưới lập khống hồ sơ vay vốn. Trong đó, đối tượng đã tự bịa ra tên người vay và nhờ người ký xác nhận đơn và thủ tục, cam kết trả gốc và lãi hàng tháng, không làm ảnh hưởng đến ai. Sau khi cấp dưới đã lập xong hợp đồng vay vốn, cán bộ tín dụng này đã ký tên vào bên cho vay. Đối với bên vay, cán bộ tự ký tên giả cho phù hợp với chữ ký trên đơn vay vốn và phiếu thẩm định, sau đó thuê người làm giả các bản căn cước công dân để khớp hồ sơ. Hoàn thiện các bộ hồ sơ để phát vốn và thu hồi vốn theo từng đợt giải ngân, đối tượng trực tiếp lấy tiền từ kế toán của Quỹ, sau đó ký giả tên người nhận. Hàng tháng Mai nộp tiền lãi, gốc theo quy định. Dựa vào thủ đoạn trên, chỉ đạo cán bộ tín dụng lập khống 354 bộ hồ sơ vay vốn tại 10 xã trên địa bàn và chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Sau đó, đối tượng rút tiền trả các khoản vay đến hạn, kinh doanh bất động sản, đầu tư tiền ảo. Tuy nhiên, người này thua lỗ và không có khả năng hoàn trả. Xử lý hành vi lập khống hồ sơ vay vốn để chiếm đoạt tài sản Theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), người phạm tội tham ô tài sản bị xử lý như sau: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: - Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Người phạm tội tham ô tài sản có thể bị xử phạt với mức phạt cao nhất 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Lưu ý: Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định nêu trên.
Tham ô tài sản hay lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản
A là kế toán trường một công ty tư nhân. Là một người có năng lực trong nghiệp vụ và năng nổ nên A giúp chủ doanh nghiệp nhiều việc và được tin dùng. Nhân một chuyến thăm nước ngoài để thăm dò và mở rộng thị trường, giám đốc đã giao cho A nhiệm vụ thanh lý một số hợp đồng tới hạn và thu tiền về cho công ty. Sau khi thu được 300 triệu tiền hàng do thanh lý hợp đồng, A bỏ trốn cùng số tiền trên. Cho tôi hỏi vậy tội danh của A là gì? Chân thành cảm ơn.
LỢI DỤNG VIỆC TRÙNG TU ĐỂ THAM Ô TÀI SẢN.
Tình huống: Trong một huyện nọ, có một đình Thần Hoàng được lên kế hoạch trùng tu. Trong thời gian thi công, một đội thầu xây dựng phụ trách đã đào bới lung tung mẫu đất phía trước đình Thần. Việc đào bới này sẽ ảnh hưởng đến các khối đá cổ chon sâu dưới lòng đất của ngôi đình cổ này. Ông từ trong đình đã hết sức can ngăn nhưng đội thầu xây dựng vẫn bất chấp và ngang ngược đào bới. Kế hoạch trùng tu này được sự trợ vốn của Ủy ban huyện và người chịu trách nhiệm là ngài Chủ tịch huyện. Ông chủ tịch có một người trợ lý đắc lực. Anh này chính là người đã thuê đội thầu xây dựng đào bới lung tung với ý đồ riêng. Mặc dù chưa hỏi ý kiến của ngài chủ tịch huyện nhưng anh trợ lý này đã chủ động ra lệnh thi công làm ảnh hưởng đến di tích của ngôi đình. Sauk hi biết chuyện, ông chủ tịch kêu ngừng thi công nhưng với lý do của anh trợ lý là vì đã ký kết hợp đồng, nếu không tiếp tục thi công sẽ phải đền bù hợp đồng với số tiền trăm triệu nên ngài chủ tịch ra lệnh là chỉ trùng tu ở hạng mục bên ngoài và không được làm ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa. Sau đêm bị đáo bới, các tảng đá cổ đã bị hư hại, ông từ lên Ủy ban huyện để trình bày vấn đề này. Anh trợ lý đã lừa dối ông từ với lý do đó là bọn ăn trộm chứ không phải là đội xây dựng mà anh ta đã thuê. Ông từ tin tưởng và đi về. Vì để thực hiện mưu đồ chiếm tiền công, anh ta muốn xây dựng lại mới hoàn toàn chứ không phải là trùng tu đình thờ vì số tiền trùng tu lớn hơn số tiền xây mới. Anh trợ lý đã thuê một người xe ôm chạy đụng ông từ làm ông bị gãy chân phải nằm viện 2 tháng. Trong thời gian 2 tháng đó, lợi dụng ông từ nằm viện và ngài chủ tịch thì không để ý đến việc thi công, anh trợ lý đã xây dựng mới hoàn toàn và số tiền dư ra từ việc trùng tu, anh ta đã hưởng trọn một mình. Tổng cộng số tiền tham ô là 250.000.000 đ. Đồng thời, những cổ vật xưa của ngôi đình cũng đã không còn nữa. Xử lý tình huống: *Trùng tu là hành động lưu giữ quá khứ. Trùng tu bảo vệ di tích là cả một vấn đề quan trọng không chỉ đối với một huyện, một xã mà là cả một xã hội, một đất nước. *Anh trợ lý đã dối trên lừa dưới để trục lợi và anh không hề hiểu rõ thế nào là trùng tu =>vô tình đã làm mất đi giá trị di sản văn hóa. - Có thể khẳng định rằng, tài sản mà anh trợ lý lấy từ việc xây mới hoàn toàn thay vì trùng tu là tài sản bất hợp pháp. - Đây cũng thuộc về tài sản mà anh ta quản lý. Thế nhưng, anh ta đã không từ thủ đoạn và cách thức gian dối để chiếm đoạt tài sản. =>Có thể xem như đây là hành vi vi phạm pháp luật hình sự: là một dạng tham ô tài sản, lén lấy tài sản và tương tự như trộm cắp. Theo Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau: 1.Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Gây hậu quả nghiêm trọng; b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; c) Phạm tội nhiều lần; d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản". =>Như vậy, anh trợ lý đã vi phạm Điều 278 BLHS theo điểm a của Khoản 1, điểm b của Khoản 2 và điểm a của Khoản 3. - Ngoài ra, anh trợ lý còn thuê người làm ông từ bị thương (gãy chân). Đây chính là hành vi cố ý gây thương tích. Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ chức; g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.” =>Như vậy, anh trợ lý đã vi phạm điểm h Khoản 1 ĐIều 104 của Bộ luật Hình sự. *Về phần ngài Chủ tịch huyện: Ta thấy ông chủ tịch là người thiếu trình độ, thiếu trách nhiệm, nhận thức chưa đầy đủ về quá trình trùng tu nên ông đã không đến xem việc tiến hành thi công mà đã giao hết quyền cho anh trợ lý. Đây chính là hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Theo Điều 144, luật hình sự năm 1999 quy định về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước: 1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý tài sản của Nhà nước từ một năm đến năm năm. =>Như vậy, ông chủ tịch có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý tài sản của Nhà nước từ một năm đến năm năm theo khoản 4 Điều 144 BLHS. Tóm lại: Quốc hội đã ban hành Luật di sản văn hóa. Thế nhưng, nhiều cán bộ, nhà chức trách chưa hiểu rõ luật vẫn để hậu quả nghiêm trọng xảy ra làm mất đi những giá trị văn hóa cổ xưa. Cần phải phổ biến những quy định về luật bảo tồn di tích đến các vị có chức có quyền để việc trùng tu đạt hiệu quả hơn. Tránh để các trường hợp xấu xảy ra như tình huống trên.
Dương Chí Dũng và bản án tử hình phía trước?
(Vnexpress) Ụ nổi 43 năm tuổi có giá thực tế hơn 2 triệu USD nhưng ông Dương Chí Dũng (Chủ tịch HĐQT Vinalines) vẫn đồng ý mua với giá gấp gần 10 lần, bỏ túi hơn 10 tỷ đồng do bên môi giới "lại quả". Việc làm của ông Dũng gây thiệt hại cho nhà nước hơn 300 tỷ đồng. Nếu thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật thì khả năng Dương Chí Dũng phải đối mặt với mức án tử hình là khá cao. Điều 278. Tội tham ô tài sản Bộ Luật Hình sự … 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. Nghị quyết 01 4. Khi áp dụng điểm a khoản 4 Điều 278 BLHS về tội tham ô tài sản cần chú ý: 4.1. Trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng và không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, nhưng đánh giá tính chất tăng nặng và tính chất giảm nhẹ tương đương nhau thì xử phạt người phạm tội mức án tương ứng với giá trị tài sản bị chiếm đoạt như sau: … c. Xử phạt tử hình nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ ba tỷ đồng trở lên.