Khách mở cửa taxi gây tai nạn chết người: Ai chịu trách nhiệm?
Một hành động tưởng chừng đơn giản như mở cửa xe lại gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu thực hiện không đúng quy định pháp luật. (1) Khách mở cửa taxi gây tai nạn chết người: Ai chịu trách nhiệm? Gần đây có một vụ tai nạn giao thông làm xôn xao dư luận, đó là việc một khách hàng đã bất cẩn khi mở cửa taxi làm va trúng người chạy xe máy cùng chiều, hậu quả là nạn nhân đã ngã xuống đường, xe khách đang chạy cùng chiều không kịp xử lý nên đã tông nạn nhân tử vong tại chỗ. Câu hỏi đặt ra ở đây là ai phải chịu trách nhiệm trong vụ tai nạn này: hành khách, tài xế taxi hay tài xế xe khách? Về vấn đề này cần phải phân tích trên nhiều khía cạnh. Trước tiên là về hành khách và tài xế taxi, theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định: “3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây: a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; … đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn; …” Chiếu theo quy định trên, tài xế có trách nhiệm đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn khi dừng, đỗ xe, trong đó tuyệt đối không được để cửa xe mở khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn. Trên thực tế, cánh tài xế taxi dựa trên kinh nghiệm của mình, hầu hết đều sẽ khóa trái cửa bên trái, chỉ để mở được cửa bên phải để tránh các tình huống khách mở cửa xe bất cẩn gây tai nạn, hoặc sẽ nhắc nhở khách hàng quan sát trước khi mở cửa. Như vậy, trường hợp tài xế không đảm bảo các biện pháp an toàn hoặc chưa nhắc nhở khách hàng dẫn đến việc khách ngồi sau mở cửa xe bên trái khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn thì tài xế cũng phải chịu trách nhiệm khi tai nạn xảy ra. Ngược lại, nếu tài xế đã nhắc nhở và thực hiện các biện pháp an toàn, thực hiện đúng các quy định của pháp luật mà khách vẫn cố ý mở cửa xe gây ra tai nạn thì đây được xem là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài tầm kiểm soát của tài xế. Theo quy định tại Điều 20 Bộ Luật Hình sự 2015, người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, nếu rơi vào trường hợp này thì tài xế taxi sẽ được miễn trách nhiệm hình sự, khách hàng mở cửa xe gây tai nạn chết người có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với Tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 Tiếp theo, trách nhiệm của tài xế xe khách cũng là một vấn đề mà mọi người thắc mắc. Theo đó, tương tự như trên, phải xem xét tài xế xe khách đã tuân thủ các quy định giao thông một cách nghiêm ngặt như: chạy đúng tốc độ, giữ đúng khoảng cách an toàn, không sử dụng rượu, bia khi lái xe, chạy đúng làn đường, không vượt tuyến, vượt làn ẩu, xử lý đúng khi gặp sự cố,...v.v hay chưa. Nếu tài xế xe khách đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về giao thông đường bộ, còn va chạm lại xảy ra khi nạn nhân đột ngột ngã xuống đường do bị va phải cửa xe taxi, trong một khoảnh khắc rất ngắn chỉ 1-2 giây, khiến tài xế xe khách không thể kiểm soát tay lái tông chết người thì trường hợp này cũng được đánh giá là sự kiện bất ngờ, ngoài tầm kiểm soát và tài xế xe khách cũng không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này. Tuy nhiên, ở chiều hướng tài xế xe khách chưa tuân thủ các quy định về an toàn giao thông đường bộ như chạy vượt quá tốc độ, lấn làn, có sử dụng rượu bia,...v.v gây tai nạn dẫn đến hậu quả chết người thì tài xế xe khách cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015. (2) Khung hình phạt của Tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Theo Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), khung hình phạt của Tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định như sau: - Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Không có giấy phép lái xe theo quy định; + Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; + Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; + Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: - Làm chết 03 người trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; - Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Như vậy, người vi phạm tội này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị phạt tù lên đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bị tai nạn giao thông, tài xế dẫn xe vào lề chờ CSGT để không kẹt xe thì có sai quy định?
Hai xe tông nhau, sau đó tài xế tự ý dời xe vào lề để tránh gây ùn tắc giao thông trong thời gian chờ lực lượng chức năng đến giải quyết. Khi CSGT đến thì bị lập biên bản xử phạt về hành vi không giữ nguyên hiện trường thì có đúng không? Bị tai nạn giao thông, tài xế dẫn xe vào lề chờ CSGT để không kẹt xe thì có sai quy định? Theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về giải quyết ban đầu khi cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông hoặc được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông, trong đó: Một trong những nhiệm vụ mà cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông hoặc được lãnh đạo có thẩm quyền phân công đến hiện trường phải thực hiện là tổ chức, hướng dẫn giao thông không để xảy ra ùn tắc: - Trường hợp phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông có thể gây ùn tắc giao thông thì phải đánh dấu vị trí của phương tiện, vị trí các dấu vết trên phương tiện, chụp ảnh, ghi hình phương tiện và vị trí phương tiện rồi nhanh chóng đưa phương tiện vào vị trí thích hợp để bảo vệ (trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư 63/2020/TT-BCA); - Trường hợp vụ tai nạn giao thông đã gây ùn tắc giao thông phải báo cáo lãnh đạo đơn vị để có phương án tăng cường lực lượng, phương tiện, phân luồng giao thông, giải quyết ùn tắc từ xa. Như vậy, trách nhiệm di chuyển phương tiện để bảo vệ cũng như tránh ùn tắc giao thông là thuộc về cán bộ CSGT, người bị tai nạn, người dân phải giữ nguyên hiện trường để lực lượng chức năng xử lý. Như vậy khi bị tai nạn giao thông mà tài xế tự ý dẫn xe vào lề chờ CSGT để không bị kẹt xe là sai quy định. Bị tai nạn giao thông mà không giữ nguyên hiện trường bị phạt bao nhiêu? (1) Đối với xe ô tô Theo khoản 2, khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô như sau: - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi dưới đây - Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. (2) Đối với xe máy Theo khoản 3, khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy như sau: - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi dưới đây. - Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. (3) Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng Theo khoản 3, khoản 8 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) như sau: - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm dưới đây. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 tháng đến 07 tháng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. (4) Đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác như sau: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. Như vậy, tùy theo loại phương tiện đang điều khiển mà người bị tai nạn giao thông mà không giữ nguyên hiện trường sẽ bị phạt từ 400 nghìn (đối với xe đạp) - 18 triệu (đối với ô tô).
Cơ sở kinh doanh rượu bia có được bán rượu cho người chưa đủ 18 tuổi?
Rượu bia là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông nhiều trong xã hội và mang đến bệnh tật cho người sử dụng vì vậy các cơ sở kinh doanh rượu bia liệu có được bán rượu cho người chưa đủ 18 tuổi hay không? Độ tuổi chuẩn để có thể sử dụng rượu bia theo quy định Căn cứ theo Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu bia như sau: - Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia. - Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia. - Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. - Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia. - Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập. - Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. - Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên. - Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe. - Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức. - Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia. - Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động. - Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia. - Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định. Như vậy, theo quy định trên người từ đủ 18 tuổi mới được phép uống rượu bia. Ngược lại nếu, người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia sẽ là hành vi bị nghiêm cấm nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP Cơ sở kinh doanh rượu bia có được bán rượu cho người chưa đủ 18 tuổi Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu bia theo Điều 32 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 như sau: - Tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh rượu, bia; về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, an toàn thực phẩm, chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ghi nhãn hàng hóa đối với rượu, bia. Thông tin về sản phẩm rượu, bia phải bảo đảm chính xác, khoa học. - Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Không sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh, quảng cáo rượu, bia. - Thu hồi và xử lý rượu, bia không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm do cơ sở mình sản xuất, mua bán theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. - Cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh. - Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia. - Kể từ ngày 01/01/2020, không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông. Như vậy, theo quy định đã nói rõ trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. 4 nội dung về phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia Căn cứ theo Điều 21 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 thì 4 nội dung về phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia gồm: - Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. - Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông. - Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông. - Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý. Như vậy, để phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia thì người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. Ngoài ra, còn các nội dung khác nêu trên để phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia.
Sử dụng đèn pha ô tô gây tai nạn giao thông thì bị phạt như thế nào?
Giao thông tại nước ta luôn tiềm ẩn nhiều tai nạn đối với những người tham gia. Một trong những vấn đề nan giải nhất là việc sử dụng đèn pha ô tô gây tai nạn giao thông. Vậy khi người tham gia giao thông, sử dụng đèn pha ô tô gây tai nạn thì bị phạt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu. 1. Đèn pha là gì? Hệ thống đèn chiếu sáng của xe máy và ô tô đều được thiết kế với hai chế độ là đèn pha (đèn chiếu xa) và đèn cos, hay còn gọi là cốt (đèn chiếu gần). Đèn pha là chế độ đèn chiếu xa với cường độ ánh sáng mạnh và tầm chiếu cao hơn, vì thế giúp người điều khiển xe có thể nhìn thấy các chướng ngại vật, biển báo… từ xa. Điểm hạn chế của loại đèn này nằm ở chỗ có thể cản trở tầm nhìn hoặc gây loá mắt cho những người đi ngược chiều ở phía trước nếu được sử dụng thiếu hợp lý. Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, luật có quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới bao gồm: - Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; - Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; - Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ; - Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; - Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; - Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; - Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn; - Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật; - Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường; - Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định. Như vậy, có đầy đủ đèn pha và hoạt động tốt khi tham gia giao thông là quy định của pháp luật. Do đó, nếu những cá nhân tham gia giao thông không đảm bảo đèn pha và sử dụng đèn pha không đúng quy định thì sẽ bị xử phạt. 2. Sử dụng đèn pha ô tô gây tai nạn giao thông bị xử phạt như thế nào? Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi: + Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; + Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều. Ngoài số tiền phạt trên, căn cứ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu gây tai nạn giao thông thì người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Ngoài ra, căn cứ Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) nếu hành vi sử dụng đèn pha gây hậu quả nghiệm trọng, hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: - Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Không có giấy phép lái xe theo quy định; + Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; + Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; + Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Làm chết 03 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. - Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Cần biết, tai nạn giao thông vì sử dụng đèn pha ô tô là lỗi không hiếm gặp, tuy nhiên nguy cơ tổn thương cơ thể, thậm chí cả tính mạng khi tham gia giao thông là rất lớn. Do đó, khi tham gia giao thông, đèn pha cần được sử dụng một cách chính xác và có trách nhiệm.
Thế nào là tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng?
Thông tư 26/2024/TT-BCA đã chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2025, trong có có quy định về phân loại tai nạn giao thông. Vậy tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là như thế nào? Thế nào là tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng? Theo Điều 5 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định về phân loại tai nạn giao thông thì theo mức độ hậu quả thiệt hại về người và tài sản thì tai nạn giao thông gồm vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng và vụ va chạm giao thông. Trong đó, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Làm chết 03 người trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên; - Gây thiệt hại tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên. Như vậy, tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn giao thông làm chết/gây thương tích từ 201% trở lên cho từ 3 người trở lên, gây thiệt hại tài sản từ 1 tỷ 500 triệu đồng trở lên. Việc giám định thương tích và thiệt hại tài sản thực hiện theo quy định nào? Theo khoản 6, khoản 7 Điều 5 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định: - Việc xác định tỷ lệ phần trăm thương tật của người bị thương do tai nạn giao thông gây ra được thực hiện theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tỉ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. - Việc xác định thiệt hại về tài sản do vụ tai nạn giao thông gây ra căn cứ vào kết luận định giá thiệt hại tài sản hoặc chứng thư thẩm định giá hoặc các tài liệu khác có giá trị chứng minh thiệt hại tài sản. Như vậy, giám định thương tích sẽ thực hiện theo quy định về tỉ lệ % tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần còn giám định thiệt hại sẽ căn cứ theo kết luận giám định/chứng thư thẩm định giá… Vi phạm gây tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị xử lý thế nào? Theo Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi 2017 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau: Khung 1: Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: - Làm chết người; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: - Không có giấy phép lái xe theo quy định; - Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; - Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; - Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; - Làm chết 02 người; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: - Làm chết 03 người trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; - Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khung 3 nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người vi phạm giao thông mà gây tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ bị xử phạt ở khung 3, tức phạt tù từ 07 - 15 năm. Nếu việc vi phạm đã được ngăn chặn nhưng có khả năng thực tế gây ra các hậu quả tại khung 3 nếu không được ngăn chặn kịp thời thì vẫn bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù 3 tháng - 1 năm.
Phân loại tai nạn giao thông theo quy định mới từ ngày 15/8/2024
Bộ Công an đã ban hành quy định mới về phân loại tai nạn giao thông sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về hậu quả của các vụ tai nạn và từ đó có những biện pháp xử lý phù hợp. (1) Phân loại tai nạn giao thông theo quy định mới từ ngày 15/8/2024 Phân loại tai nạn giao thông là việc xác định mức độ nghiêm trọng của một vụ tai nạn dựa trên các tiêu chí như số người chết, người bị thương, thiệt hại về tài sản. Vì thế, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BCA Quy định thống kê, tổng hợp, xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thủy nội địa có hiệu lực từ ngày 15/8/2024, trong đó có quy định về các tiêu chí để phân loại tai nạn giao thông. Theo đó, Điều 5 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định, theo mức độ hậu quả thiệt hại về người và tài sản thì tai nạn giao thông được phân loại thành 05 cấp độ, bao gồm: 1- Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng 2- Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng 3- Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng 4- Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng 5- Vụ va chạm giao thông Tiêu chí phân loại cụ thể đối với từng cấp độ là: Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: - Làm chết 03 người trở lên - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên - Gây thiệt hại tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng: - Làm chết 02 người - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200% - Gây thiệt hại tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng: - Làm chết 01 người - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% - Gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng: - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 61% - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 11% đến dưới 61% - Gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Vụ va chạm giao thông: Vụ va chạm giao thông là vụ tai nạn giao thông gây hậu quả dưới mức của vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng Theo đó, việc xác định tỷ lệ phần trăm thương tật của người bị thương do tai nạn giao thông gây ra được thực hiện theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT. Còn việc xác định thiệt hại về tài sản do vụ tai nạn giao thông gây ra thì căn cứ vào kết luận định giá thiệt hại tài sản hoặc chứng thư thẩm định giá hoặc các tài liệu khác có giá trị chứng minh thiệt hại tài sản. (2) Ý nghĩa của việc phân loại tai nạn giao thông là gì? Việc phân loại tai nạn giao thông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý, điều tra, xử lý và phòng ngừa tai nạn giao thông, cụ thể: - Xác định mức độ nghiêm trọng: Phân loại giúp xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của từng vụ tai nạn, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. - Phân bố nguồn lực hợp lý: Các cơ quan chức năng có thể phân bố nguồn lực một cách hiệu quả, ưu tiên xử lý những vụ tai nạn nghiêm trọng, đảm bảo an toàn giao thông. - Đánh giá hiệu quả công tác phòng ngừa: Qua việc phân loại, các cơ quan chức năng có thể đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đã triển khai, từ đó điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp. - Xây dựng cơ sở dữ liệu: Dữ liệu từ việc phân loại tai nạn giúp xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, phân tích nguyên nhân, đặc điểm của các vụ tai nạn, phục vụ cho việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp lâu dài. - Cải thiện công tác điều tra: Việc phân loại giúp định hướng cho quá trình điều tra, xác định rõ đối tượng cần điều tra, các chứng cứ cần thu thập. - Xác định trách nhiệm pháp lý: Phân loại tai nạn giúp xác định rõ trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan, từ đó có cơ sở để xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. - Cải thiện công tác bảo hiểm: Các công ty bảo hiểm có thể sử dụng thông tin phân loại tai nạn để tính toán phí bảo hiểm và bồi thường một cách chính xác. - Nâng cao nhận thức cộng đồng: Việc công khai thông tin về phân loại tai nạn giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về hậu quả của các hành vi vi phạm luật giao thông, từ đó khuyến khích mọi người tham gia giao thông an toàn. Tóm lại, việc phân loại tai nạn giao thông không chỉ giúp xử lý hiệu quả các vụ tai nạn mà còn góp phần quan trọng vào công tác phòng ngừa, đảm bảo an toàn giao thông. Xem thêm tại Thông tư 26/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 15/8/2024.
Xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông và trách nhiệm của chiến sĩ Cảnh sát giao thông
Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông là hệ thống thông tin, tài liệu về tai nạn giao thông được xây dựng, thu thập, xử lý, lưu trữ, quản lý, khai thác, sử dụng bằng mạng điện tử hoặc các thiết bị lưu trữ dữ liệu khác thuộc danh mục của Bộ Công an Quy định về xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông Theo Khoản 3 Điều 28 Thông tư 26/2024/TT-BCA xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông gồm các hoạt động: - Trang bị các trang thiết bị cần thiết; - Nâng cấp hạ tầng mạng; - Tổ chức Cơ sở dữ liệu; xây dựng phần mềm Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; - Lưu trữ, sao lưu dự phòng, đồng bộ hệ thống, phục hồi dữ liệu; bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong Cơ sở dữ liệu; - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu; - Vận hành, hiệu chỉnh, bảo trì, bảo dưỡng Cơ sở dữ liệu; - Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông được xây dựng, lưu giữ tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Cục Cảnh sát giao thông. Trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông trong quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông Theo Khoản 1 Điều 30 Thông tư 26/2024/TT-BCA trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông là: - Nhập ngay thông tin ban đầu đã xác định được của vụ tai nạn giao thông vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong vòng 12 giờ kể từ khi tiếp nhận tin báo vụ tai nạn giao thông; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông; nếu vi phạm tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định; đồng thời nhận định ban đầu về nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn giao thông; - Tiếp tục thu thập và nhập thông tin vụ tai nạn giao thông vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông theo tiến độ điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông, bảo đảm chính xác, kịp thời các thông tin về tai nạn giao thông; - Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày kết thúc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, cán bộ chiến sĩ phải hoàn thành việc nhập đầy đủ thông tin vụ tai nạn vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, đồng thời hoàn thiện biểu mẫu báo cáo vụ tai nạn giao thông trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt; - Khai thác và sử dụng dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị và chịu trách nhiệm về tính chính xác các kết quả khai thác dữ liệu của mình. Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông Theo Điều 30 Thông tư 26/2024/TT-BCA trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương như sau: - Trách nhiệm của Công an cấp huyện + Triển khai thực hiện Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong địa bàn cấp huyện theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Cảnh sát giao thông và Công an cấp tỉnh; + Tổ chức thu thập, xử lý thông tin, tài liệu và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông cập nhật kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát của Công an cấp huyện vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, bảo đảm theo đúng tiến độ điều tra, giải quyết; + Số liệu thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông được đối chiếu tham khảo với số liệu của Viện Kiểm sát nhân dân và Cơ quan Y tế cấp huyện; + Khai thác và chịu trách nhiệm sử dụng thông tin tai nạn giao thông trong phạm vi địa bàn cấp huyện do mình quản lý; + Bảo trì máy tính và các thiết bị phụ trợ đi kèm, đảm bảo sự hoạt động thông suốt của Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong phạm vi mình quản lý. - Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh + Triển khai thực hiện Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong địa bàn cấp tỉnh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Cảnh sát giao thông; + Tổ chức thu thập, xử lý thông tin, tài liệu và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ cập nhật kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến tuần tra, kiểm soát của Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, bảo đảm đúng theo tiến độ điều tra, giải quyết; + Số liệu thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông được đối chiếu, tham khảo với số liệu của Viện Kiểm sát nhân dân và Cơ quan Y tế cấp tỉnh; + Khai thác và chịu trách nhiệm sử dụng thông tin tai nạn giao thông trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh do mình quản lý. + Bảo trì máy tính và các thiết bị phụ trợ đi kèm, đảm bảo sự hoạt động thông suốt của Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong phạm vi cấp tỉnh do mình quản lý; + Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an cấp huyện thực hiện hệ thống Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông - Trách nhiệm của Cục Cảnh sát giao thông + Chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ cập nhật kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường bộ cao tốc do Cục Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát theo thẩm quyền vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, bảo đảm đúng theo tiến độ điều tra, giải quyết; + Chuẩn hóa biểu mẫu báo cáo thống kê, tổng hợp tai nạn giao thông; + Triển khai thực hiện Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong phạm vi toàn quốc; + Tổ chức cài đặt phần mềm Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; tổ chức tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông triển khai, thực hiện chương trình Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Xây dựng trung tâm dữ liệu lưu giữ, xử lý thông tin tai nạn giao thông trên toàn quốc; triển khai các đề án, dự án Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Quản lý, khai thác, sử dụng và bảo đảm kỹ thuật cho hoạt động của Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Phối hợp với Văn phòng Bộ Công an công bố niên giám thống kê tai nạn giao thông hằng năm; số liệu thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông được đối chiếu với số liệu của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Y tế; + Giúp Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các địa phương xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông. - Trách nhiệm của Cơ quan điều tra của Công an nhân dân Cung cấp kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông cho Cảnh sát giao thông trong quá trình điều tra thụ lý, giải quyết theo quy định tại Điều 8, Điều 10 và Điều 12 Thông tư 62/2020/TT-BCA. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an các cấp và cán bộ thống kê về tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm về tính chính xác số liệu tai nạn giao thông. Như vậy, từ 15/8/2024 khi Thông tư 26/2024/TT-BCA có hiệu lực, Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông được xây dựng theo hướng dẫn như trên và được lưu giữ tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Cục Cảnh sát giao thông. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông và Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm trong quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người cần những gì?
Bên mua bảo hiểm cần làm gì khi xảy ra tai nạn giao thông? Để được bồi thường bảo hiểm, hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người cần những gì? Hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người bao gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau, từ các giấy phép lái xe, biên bản hiện trường, đến các giấy tờ y tế và pháp lý. Việc thiếu bất kỳ giấy tờ nào cũng có thể gây ra khó khăn trong quá trình bồi thường. Dưới đây là danh sách chi tiết các giấy tờ cần chuẩn bị. (1) Hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người cần những gì? Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn bao gồm: Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới bao gồm các tài liệu sau: - Văn bản yêu cầu bồi thường. - Tài liệu liên quan đến xe cơ giới, người lái xe (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp) + Giấy chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe (trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký xe). + Giấy phép lái xe. + Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ CCCD hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của người lái xe. + Giấy chứng nhận bảo hiểm. - Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp). Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau: + Giấy chứng nhận thương tích. + Hồ sơ bệnh án. + Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn. - Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản: + Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn gây ra (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này). + Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm. - Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với người thứ ba và hành khách hoặc trường hợp cần xác minh vụ tai nạn có nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người thứ ba, bao gồm: Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn. - Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền. - Quyết định của Tòa án (nếu có). Như vậy, hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người gồm 07 tài liệu trên. Trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu về bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn gây tử vong và biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền. (2) Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn chết người - Trách nhiệm của người mua bảo hiểm khi xảy ra tai nạn: Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm: + Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm vào đường dây nóng để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn. + Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. + Chủ động thu thập và cung cấp các tài liệu quy định trong hồ sơ bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại Điều 13 Nghị định 67/2023/NĐ-CP + Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu do mình cung cấp. Khi nhận được thông báo về tai nạn, trong vòng 1 giờ doanh nghiệp bảo hiểm phải hướng dẫn bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm các biện pháp bảo đảm an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm + Phối hợp chặt chẽ với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thứ ba và các bên liên quan trong vòng 24 giờ tổ chức thực hiện việc giám định tổn thất xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất làm căn cứ giải quyết bồi thường bảo hiểm theo khoản 2 Điều 12. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với tai nạn gây chết người như sau: + Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: 70% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong. + Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: 30% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong và ước tính tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên. Bên cạnh đó, theo khoản 5 Điều 12 đề cập khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Như vậy, bên mua bảo hiểm phải có trách nhiệm thông báo ngay cho bên doanh nghiệp bảo hiểm khi xảy ra tai nạn. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hướng dẫn bên mua thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và tạm ứng bồi thường đối với tai nạn gây chết Tóm lại, thành phần hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông chết người gồm 07 tài liệu. Trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu về bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn gây tử vong và biên bản giám định. Đối với 05 tài liệu còn lại, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm.
Bao lâu sau khi xảy ra tai nạn giao thông thì có kết quả điều tra, xác minh?
Trường hợp xảy ra tai nạn giao thông thì sau bao lâu sẽ có kết quả điều tra, xác minh vụ việc? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Bao lâu sau khi xảy ra tai nạn giao thông thì có kết quả điều tra, xác minh? Căn cứ Điều 18 Thông tư 63/2020/TT-BCA có quy định về thời hạn để điều tra, xác minh và giải quyết một vụ việc tai nạn giao thông (TNGT) như sau: - Sau khi nhận được tin báo về vụ TNGT thì CSGT sẽ tiến hành điều tra, xác minh và giải quyết trong thời hạn là 07 ngày. Trường hợp nếu vụ tai nạn có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh thêm thì thời gian này có thể được kéo dài. Tuy nhiên sẽ không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông. Trường hợp phải thông qua giám định chuyên môn hoặc cần phải có thêm thời gian để xác minh và thu thập tài liệu, chứng cứ thì người có thẩm quyền sẽ báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn. Việc gia hạn phải được thực hiện bằng văn bản và thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. - Khi kết thúc thời hạn điều tra, xác minh thì lực lượng CSGT sẽ ra Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo Mẫu số 14/TNĐB được ban hành kèm theo Thông tư 63/2020/TT-BCA và tiến hành xử lý theo quy định. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/08/mau-so-14.doc Mẫu số 14/TNĐB Như vậy, thời gian để điều tra, xác minh và giải quyết một vụ việc TNGT là 07 ngày, trường hợp có phát sinh những tình tiết phức tạp hay phải thông qua giám định chuyên môn thì có thể kéo dài hơn thời gian nêu trên. Tuy nhiên, thời gian được phép kéo dài tối đa là 30 ngày tính từ ngày tiếp nhận tin báo về vụ tai nạn. (2) Quy trình giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính như thế nào? Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 63/2020/TT-BCA thì sau khi nhận được hồ sơ, tài liệu của hoạt động điều tra, xác minh, cán bộ CSGT sẽ báo cáo lên lãnh đạo có thẩm quyền để giải quyết vụ việc, cụ thể: Bước 01: Mời các bên có liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở để thông báo về kết quả điều tra và xác minh về: - Kết luận nguyên nhân. - Diễn biến vụ việc. - Xác định lỗi của những người có liên quan. - Hình thức xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, sẽ lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông theo Mẫu số 15/TNĐB được ban hành kèm theo Thông tư 63/2020/TT-BCA. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/08/mau-so-15.doc Mẫu số 15/TNĐB Trường hợp cần thiết sẽ lập Biên bản vi phạm hành chính và báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Bước 02: Cho các bên liên quan đến vụ việc tự giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Trường hợp các bên không tự thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự thì sẽ tiến hành lập biên bản, đồng thời hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Bước 03: Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết kể trên, cán bộ thụ lý sẽ hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ việc. Đồng thời, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tai nạn giao thông đường bộ và lưu hồ sơ theo quy định. Ngoài ra, đối với vụ việc do Cơ quan điều tra thụ lý, giải quyết nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nhưng hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện đến cho cơ quan, đơn vị CSGT để xử lý thì cán bộ tiếp nhận sẽ báo cáo người có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và thực hiện quy định như đã nêu trên. Trường hợp khi đã kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ việc mà phát hiện những tồn tại, bất cập, thiếu sót trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông, việc quản lý người điều khiển phương tiện, quản lý phương tiện thì phải có văn bản kiến nghị với cơ quan quản lý, ngành chủ quản để có biện pháp khắc phục. (3) Hồ sơ vụ tai nạn giao thông chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra bao gồm những gì? Tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về những giấy tờ, tài liệu cần phải có trong hồ sơ về vụ tai nạn giao thông chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra như sau: - Những tài liệu dùng cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được ban hành theo Thông tư 61/2017/TT-BCA. - Biên bản khám nghiệm hiện trường. - Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông. - Bản ảnh hiện trường. - Thiết bị lưu trữ hình ảnh động (nếu có). - Biên bản khám nghiệm phương tiện; Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện; quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện; các giấy tờ của người điều khiển phương tiện, phương tiện và hàng hóa trên phương tiện (nếu có); - Biên bản ghi lời khai những người có liên quan gồm: + Biên bản ghi lời khai người điều khiển phương tiện. + Biên bản ghi lời khai người bị nạn. + Biên bản ghi lời khai người có liên quan khác. + Biên bản ghi lời khai người làm chứng, người biết việc. - Biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn kèm theo sơ đồ vị trí dấu vết thương tích trên cơ thể người bị nạn và Biên bản về việc dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông (nếu có). - Các tài liệu chứng minh thiệt hại về người và tài sản hay tài liệu khác có liên quan (nếu có). - Tang vật, phương tiện, vật chứng liên quan đến vụ tai nạn (nếu có). - Biên bản giao, nhận hồ sơ vụ án. Theo đó, khi chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra thì trong hồ sơ cần phải có đầy đủ những hồ sơ đã kể trên.
Xe chở VLXD làm rơi vãi, gây tai nạn giao thông bị xử lý thế nào?
Không ít lần chúng ta bắt gặp các xe chở vật liệu xây dựng dù đã được che chắn nhưng vẫn làm rơi, vãi ra đường nhìn rất không an toàn, có thể gây tai nạn giao thông. Vậy nếu xe chở VLXD làm rơi vãi, gây tai nạn giao thông thì sẽ bị xử lý thế nào? (1) Xe chở xà bần khi lưu thông trên đường phải chấp hành các quy định nào? Khi lưu thông trên đường, không ít lần chúng ta bắt gặp các xe chở VLXD (cát, xà bần,...) dù dó che chắn nhưng khi lưu thông cát vẫn bay tung bụi mù mịt ra phía sau xe, hay nước chảy ra từ sau xe làm đường trơn trượt, gây mất an toàn giao thông. Đôi lúc chúng ta sẽ tự hỏi những xe chở VLXD như vậy có được pháp luật quy định phải đảm bảo an toàn giao thông cho người đi phía sau không. Theo quy định tại Điều 72 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi vận chuyển hàng hóa bằng ô tô phải chấp hành các quy định sau: + Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn; + Khi vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi. + Không được chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe; + Không được chở người trong thùng xe, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Giao thông đường bộ 2008 Như vậy, các xe chở VLXD khi vận chuyển vật liệu xây dựng phải có che đậy, không để rơi vãi hàng hóa ra đường, không được chở hàng quá trọng tải và kích thước giới hạn cho phép của xe. (2) Xe chở xà bần làm rơi vãi vật liệu xây dựng ra đường bị xử lý thế nào? Theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Để dầu nhờn, hóa chất rơi vãi xuống đường bộ; - Chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; - Lôi kéo bùn, đất, cát, nguyên liệu, vật liệu hoặc chất phế thải khác ra đường bộ gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, ngoài việc phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện các hành vi trên đây còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể là: - Buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra - Nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra. (khoản 6 Điều 20 Điều 20 Nghị định 100/NĐ-CP) Như vậy, người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô mà làm rơi vãi hàng hóa, vật liệu xây dựng dù có bạt che hay không có bạt che vẫn sẽ bị phạt theo khoản 2 và khoản 6 Điều 20 Nghị định 100/NĐ-CP. Mức phạt tiền cao nhất là 4 triệu đồng, kèm với các biện pháp như phải thu dọn chỗ xà bần bị rơi vãi, khôi phục lại ban đầu nếu có gây ra sự thay đổi do vi phạm của mình và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nếu gây ô nhiễm môi trường. Nhiều người té ngã vì đường trơn trượt do xe chở VLXD làm rơi vãi (3) Xe chở xà bần làm rơi vãi vật liệu gây tai nạn giao thông bị phạt ra sao? Xe chở xà bần làm rơi vãi sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên nếu gây ra tai nạn giao thông và vi phạm các quy định về an toàn giao thông được quy định trong Điều 260 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, các hình phạt được quy định tại Điều 260 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 như sau: - Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Không có giấy phép lái xe theo quy định; + Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; + Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; + Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Làm chết 03 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. - Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo đó, người điều khiển xe chở VLXD dù có bạt che hay không có bạt che nếu làm rơi vãi hàng hóa mà gây tai nạn giao thông có gây thiệt hại về người và tài sản thì sẽ bị phạt lên đến 15 năm tù, bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định lên đến 05 năm. Do đó, người điều khiển xe vận chuyển VLXD phải kiểm tra kỹ hàng hóa, phông bạt và đảm bảo không rơi vãi ra ngoài trước và trong lúc lưu thông trên đường để đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông khác.
Không được từ chối người bệnh cấp cứu trái tuyến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2024
Ngày 22/4/2023, Bộ Y tế ban hành Công văn 2045/BYT-KCB về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5 năm 2024. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các công việc sau: (1) Đảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp: trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ. (2) Tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu. Nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác. (3) Phân công thường trực cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng và khẩn trương ứng phó trong trường hợp cấp cứu tai nạn hàng loạt, tai nạn giao thông nghiêm trọng, thảm họa tập trung đông người... nếu có tại địa phương. (4) Đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thực phẩm, đuối nước, giẫm đạp... cảnh báo tai nạn tại các địa điểm tập trung đông khách du lịch. (5) Thường trực báo cáo: - Đảm bảo thường trực Đường dây nóng 24/24 để sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp, chi viện, ứng cứu trong trường hợp cần thiết. Trường hợp có diễn biến đặc biệt như cấp cứu thảm họa, tai nạn hàng loạt, ngộ độc thực phẩm và các trường hợp đặc biệt khác, đề nghị đơn vị báo cáo khẩn về cơ quan quản lý trực tiếp qua đường dây nóng, đồng thời báo cáo nhanh bằng văn bản về tình hình diễn biến đặc biệt để kịp thời giải quyết. - Cơ sở khám chữa bệnh báo cáo trực tuyến số liệu từng ngày về tình hình khám chữa bệnh, cấp cứu Tai nạn giao thông trên trang cdc.kcb.vn (sử dụng tài khoản báo cáo trực Tết 2024, email hỗ trợ cdc.kcb@gmail.com, thời gian báo cáo 8 giờ sáng hàng ngày, từ 27/4 - 02/05/2024). Yêu cầu tất cả các cơ sở khám chữa bệnh có giường bệnh thực hiện, trường hợp không có dữ liệu khám chữa bệnh phát sinh vẫn phải gửi báo cáo. - Cơ quan quản lý chuyên môn (Sở Y tế, Y tế bộ ngành) báo cáo tổng hợp cả kỳ nghỉ vào 8 giờ sáng ngày 02/05/2024 trên trang báo cáo trực tuyến cdc.kcb.vn (sử dụng tài khoản báo cáo trực Tết 2024). Xem thêm chi tiết tại Công văn 2045/BYT-KCB ngày 22/4/2024. Tham khảo: Lễ 30/4 và 1/5 năm 2024, người lao động được nghỉ mấy ngày? Ngày lễ 30 tháng 4, tên chính thức là Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Chiến thắng, Ngày Thống nhất là một ngày lễ quốc gia của Việt Nam. Ngày lễ 1 tháng 5 hay ngày Quốc tế Lao động là ngày lễ kỷ niệm của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động. Theo đó, dịp lễ Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 của năm 2024 sẽ rơi vào thứ Ba (ngày 30/4/2024) và thứ Tư (ngày 01/5/2024). Căn cứ theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết như sau: Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: - Nghỉ 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch): Tết Dương lịch. - Nghỉ 05 ngày: Tết Âm lịch. - Nghỉ 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch): Ngày Chiến thắng. - Nghỉ 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch): Ngày Quốc tế lao động. - Nghỉ 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau): Quốc khánh. - Nghỉ 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch): Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Như vậy, theo điểm c, d khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định dịp lễ Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 của năm 2024 thì người lao động sẽ được nghỉ kéo dài 2 ngày từ thứ Ba đến hết thứ Tư và không được nghỉ bù vì rơi vào các ngày làm việc trong tuần. Cập nhật ngày 13/4/2024: Tuy nhiên, Thủ tướng đã đồng ý phương án nghỉ liên tiếp 5 ngày dịp lễ 30/4 -1/5/2024. Xem chi tiết tại: NÓNG: Thủ tướng đồng ý lịch nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4-1/5 năm 2024
NLĐ có được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị TNGT trên đường đi làm?
Trường hợp người lao động trên đường đi làm hoặc đường về, người lao động gặp tai nạn giao thông thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không? Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động như thế nào? Tai nạn lao động là gì? Theo Khoản 8 Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Tai nạn lao động được phân loại tai nạn lao động theo Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau: - Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Chết tại nơi xảy ra tai nạn; + Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu; + Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y; + Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích. - Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/12/tnld-phu-luc-II.doc ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP - Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định trên. Như vậy, tai nạn lao động là những tai nạn xảy ra trong quá trình lao động làm cho người lao động bị thương hoặc bị chết. NLĐ bị tai nạn giao thông trên đường đi làm có được hưởng chế độ tai nạn lao động? Theo Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây: - Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh; + Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; + Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; - Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015; - Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015. Như vậy, NLĐ nếu bị tai nạn giao thông trên đường đi làm trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý thì sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động. Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động? 1) Hồ sơ Theo Điều 57 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm: - Sổ bảo hiểm xã hội. - Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú. - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa. - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2) Thủ tục Theo Điều 59 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định: Bước 1: Nộp hồ sơ - Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định. - Theo đó, sau khi nhận đủ hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, người sử dụng lao động trong vòng 30 ngày đến cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong hồ sơ phải làm rõ các nội dung theo Điều 6 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH: Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gồm các tài liệu sau: + Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh, hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương. + Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của tòa án đối với những trường hợp mất tích. + Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/12/mau-pl2.doc + Văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về. Nội dung văn bản xác nhận tham khảo theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/12/mau-pl4.doc - Hồ sơ được lập thành 3 bộ, trong đó: + Người sử dụng lao động giữ một bộ. + Người lao động bị tai nạn lao động (hoặc thân nhân của người lao động bị chết do tai nạn lao động) giữ một bộ. + Một bộ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động. Bước 2: Trả kết quả Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, đối với trường hợp người bị tai nạn giao thông trên đường lao động ngoài các hồ sơ như người bị tai nạn lao động tại nơi làm việc thì còn phải có văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về từ UBND hoặc Công an cấp có thẩm quyền.
Anh hùng xa lộ là ai? Cụm từ “anh hùng xa lộ” mang ý nghĩa như thế nào?
Hiện nay mọi người thường sử dụng cụm từ anh hùng xa lộ rất nhiều, tuy nhiêu không phải ai cũng hiểu cụm từ này. Vậy thì anh hùng xa lộ là ai? Cụm từ “anh hùng xa lộ” mang ý nghĩa như thế nào? Anh hùng xa lộ là ai? Cụm từ “anh hùng xa lộ” mang ý nghĩa như thế nào? Anh hùng là những người có những hành động, phẩm chất đặc biệt và được mọi người tôn kính, ngưỡng mộ. Một số đặc điểm chung của anh hùng: - Có sức mạnh, khả năng đặc biệt về thể chất hoặc trí tuệ, kiến thức, kỹ năng - Hoàn thành các hành động phi thường hoặc đạt được những thành tích, chiến công hiển hách. - Trung thành với sự nghiệp, lý tưởng cao đẹp nào đó - Sẵn sàng hy sinh, vượt qua khó khăn thử thách vì lý tưởng hoặc lợi ích cộng đồng - Có đạo đức, ước mơ lý tưởng mang lại hạnh phúc, niềm hy vọng cho mọi người Xa lộ là đường lớn, rộng, thường phân đôi mỗi bên một chiều. Một đường giao thông công cộng chính yếu, thường thường và gần như luôn luôn là để chỉ các đường giao thông chính nhưng không nhất thiết là đường cao tốc. Theo nghĩa đen thì có thể hiểu “anh hùng xa lộ” là những người dũng cảm giúp đỡ người gặp nạn trên xa lộ, những người có hành động cao đẹp góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Cụm từ này thường được sử dụng để tôn vinh những cá nhân dũng cảm ngăn chặn hành vi cướp giật, tấn công, hoặc hỗ trợ người gặp tai nạn trên xa lộ. Theo nghĩa lóng thì anh hùng xa lộ có nghĩa là những người có tay lái khỏe, điêu luyện. Tuy nhiên, họ không tuân thủ pháp luật an toàn giao thông đường bộ, mà họ thích lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, phóng nhanh. Những người này thì có một cái tên khác là “dân tổ lái” luôn thích thể hiện bản thân. Họ có thể sử dụng bất cứ loại xe nào như xe máy, xe môtô… với nhiều kiểu dáng, phân khối khác nhau. Thế nhưng, điểm chung của họ là thích tốc độ, ưa mạo hiểm và dám làm liều. Anh hùng xa lộ không tuân thủ pháp luật gây tai nạn giao thông dẫn đến chết 03 người thì truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Căn cứ tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau: (1) Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: - Làm chết người; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. (2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: - Không có giấy phép lái xe theo quy định; - Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; - Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; - Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; - Làm chết 02 người; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. (3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: - Làm chết 03 người trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; - Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. (4) Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. (5) Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, theo quy định trên thì anh hùng xa lộ không tuân thủ pháp luật gây tai nạn giao thông dẫn đến chết 03 người thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Anh hùng xa lộ không tuân thủ pháp luật gây tai nạn giao thông dẫn đến chết 03 người có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Nếu anh hùng xa lộ vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả làm 03 người chết nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Ngoài ra nếu người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Vẫn có khả năng bị xử phạt sau khi đã tự thỏa thuận tai nạn giao thông?
Các bên thường tự thỏa thuận khi xảy ra TNGT, vậy có được phép làm việc này không? Tự thỏa thuận xong có bị xử lý theo pháp luật không? Quy trình xử lý TNGT gồm những gì? (1) Hai bên có được tự thỏa thuận sau khi xảy ra tai nạn giao thông không? Khi bước vào một dịp nghỉ lễ hay Tết Nguyên đán như sắp tới, mọi người thường có tâm lý “xả hơi” và thoải mái hơn so với thường ngày. Cũng chính vì thế mà số lượng TNGT gia tăng đáng kể vào mỗi dịp này. Và khi để xảy ra TNGT, để tránh những tranh chấp liên quan đến pháp luật, hai bên thường sẽ tự thỏa thuận với nhau về phương án giải quyết cũng như bồi thường thiệt hại. Mà tại Điều 584 Bộ Luật dân sự 2015 được hướng dẫn bởi Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP có quy định về các trường hợp sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: - Có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác; - Có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần; - Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm. Thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Thế nên, trường hợp nếu xảy ra TNGT người gây tai nạn nếu xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì phải bồi thường và hai bên có thể thỏa thuận về vấn đề bồi thường. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật tố tụng hình sự 2021 quy định các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại thì tội phạm liên quan đến giao thông không thuộc một trong các tội phạm khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Chính vì thế, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì việc bên bị hại bãi nại và không đề nghị khởi tố vụ án do hai bên đã thỏa thuận với nhau từ trước sẽ không có hiệu lực và vụ việc vẫn sẽ được giải quyết theo quy định. Như vậy, các bên chỉ có thể được tự thỏa thuận, dàn xếp với nhau khi vụ TNGT đó không có dấu hiệu tội phạm. (2) Tự thỏa thuận xong có bị xử lý theo pháp luật nữa không? Mặc dù đã tự thỏa thuận nhưng nếu người gây tai nạn giao thông vi phạm các quy định về an toàn giao thông thì vẫn sẽ bị truy cứu và xử lý theo quy định tùy theo mức độ vi phạm. Cụ thể như sau: - Phạt hành chính: theo quy định cụ thể tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP với các hành vi như: đi ngược chiều, lạng lách, quá tốc độ,... dẫn đến tai nạn. - Truy cứu trách nhiệm hình sự: người gây tai nạn do vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm theo Điều 260 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Bộ Luật hình sự năm 2017. Mức phạt sẽ được căn cứ dựa trên mức độ thiệt hại gây ra, bao gồm: + Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với các hành vi như: Làm chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên,... + Phạt tù từ 03 đến 05 năm đối với các trường hợp: làm chết 02 người, không có giấy phép lái xe theo quy định, tham gia giao thông trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác, bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn,... + Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với các trường hợp: làm chết 03 người trở lên, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên, gây thiệt hại về tài sản 1.5 tỷ đồng trở lên. (3) Tai nạn giao thông được xử lý theo quy trình như thế nào? Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về quy trình điều tra, giải quyết TNGT đường bộ của lực lượng CSGT thì một vụ TNGT sẽ được xử lý theo quy trình sau đây: - Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh (nguyên nhân, diễn biến của vụ tai nạn, xác định lỗi, hình thức xử phạt) đồng thời lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 15/TNĐB. Xem và tải về mẫu số 15/TNĐB tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/02/06/M%E1%BA%ABu%20s%C3%B4%CC%81%2015%20-%20TN%C4%90B.doc - Lập biên bản vi phạm hành chính (nếu có). Ngoài ra, trường hợp một trong các bên liên quan đến vụ TNGT vắng mặt có lý do chính đáng thì phải lập biên bản ghi nhận việc vắng mặt và hẹn thời gian đến giải quyết. - Báo cáo lên cấp trên, lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có). - Các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông sẽ tự thanh toán, giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Trường hợp các bên không tự thỏa thuận, hòa giải được các thiệt hại, đền bù cho đối phương,…thì phải lập biên bản với Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự cho cả hai bên. - Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết, cán bộ CSGT thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ đầy đủ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ TNGT cho các bên. - Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo TNGT, lưu hồ sơ theo quy định của Bộ Công an và pháp luật có liên quan. Để tổng kết lại, hai bên chỉ được phép tự thỏa thuận, dàn xếp TNGT khi không có dấu hiệu tội phạm. Trong trường hợp phát hiện vụ TNGT có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì hai bên không được phép tự thỏa thuận và vụ việc sẽ được xử lý theo quy định.
Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ tai nạn giẫm đạp tại khu du lịch đông người ngày Tết
Vừa qua, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh (KCB) cho người bệnh, đặc biệt là cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Cụ thể, Bộ Y tế có văn bản gửi các Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc về tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo đó, các cơ sở khám chữa bệnh cần thực hiện tốt việc bảo đảm thường trực 4 cấp: trực lãnh đạo, xử lý thông tin đường dây nóng; trực chuyên môn; trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ. Đồng thời phải niêm yết tại các khoa, phòng danh sách cán bộ trực dịp Tết. Phải có kế hoạch về phòng chống cháy nổ, thảm hoạ, tai nạn hàng loạt; phòng chống rét cho người bệnh; sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới, tham vấn về chuyên môn khi cần thiết. Các bệnh viện có nhiệm vụ tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh cho người bệnh. Dự trữ đủ thuốc, máu, dịch truyền và các phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh, đặc biệt là cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm. Bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ. Đặc biệt, nếu trái tuyến, trái chuyên khoa, cơ sở y tế cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác. Bộ Y tế cũng đề nghị các đơn vị tổ chức thăm hỏi và tổ chức đón Tết cho người bệnh còn điều trị tại bệnh viện trong dịp Tết. Trong đó, chú ý đối tượng người bệnh nghèo, người bệnh thuộc đối tượng chính sách, đặc biệt chú ý nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, giao tiếp, ứng xử ân cần, hòa nhã. Thực hiện đúng các quy định liên quan và các quy trình chuyên môn kỹ thuật. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng lưu ý các đơn vị cảnh báo người dân về các nguy cơ tai nạn hay gặp ngày Tết như: Tai nạn giẫm đạp tại các điểm du lịch tập trung đông người, tai nạn giao thông do rượu bia, đánh nhau do rượu bia, pháo nổ, vũ khí vật liệu nổ tự chế, ngộ độc thực phẩm. Các đơn vị có phương án cấp cứu ngoại viện để sẵn sàng đáp ứng tình huống xấu xảy ra. Bộ Y tế cho biết, Bộ sẽ tổ chức kiểm tra đột xuất công tác chuẩn bị và thực hiện thường trực của một số bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ và bệnh viện ở các địa phương trước và trong dịp Tết. Theo Đảng Cộng sản Việt Nam
Top 03 thói quen vào dịp Tết 2024 cần biết nếu không muốn bị phạt
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh vui xuân lành mạnh nhiều cá nhân, gia đình tổ chức vui chơi bằng nhiều hình thức khác nhau như đánh bài, bắn pháo,... Mà không biết rằng các hành động này vi phạm pháp luật. Do đó, bài viết này sẽ liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật ngày Tết để người dân cần tránh. 1. Uống rượu bia dịp Tết * Mức phạt xử dụng rượu bia khi tham gia giao thông Theo thống kê nhiều vấn đề vi phạm phát sinh đa phần đều đến từ việc sử dụng rượu, bia như gây tai nạn giao thông, gây mất trật tự công cộng,... Nhất là dịp tết nguyên đán, tỷ lệ sử dụng rượu bia sẽ tăng rất cao. Mức nồng độ cồn Mức phạt Phạt tiền Phạt bổ sung Đối với ô tô ≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở 06 - 08 triệu đồng (Điểm c khoản 6 Điều 5) Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng (Điểm e khoản 11 Điều 5) > 50 - 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở 16 - 18 triệu đồng (Điểm c khoản 8 Điều 5) Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng (Điểm g khoản 11 Điều 5) > 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở 30 - 40 triệu đồng (Điểm a khoản 10 Điều 5) Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (Điểm h khoản 11 Điều 5) Đối với xe máy ≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở 02 - 03 triệu đồng (Điểm c khoản 6 Điều 6) Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng (Điểm đ khoản 10 Điều 6) > 50 - 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở 04 - 05 triệu đồng (Điểm c khoản 7 Điều 6) Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng (Điểm e khoản 10 Điều 6) > 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở 06 - 08 triệu đồng (Điểm e khoản 8 Điều 6) Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (Điểm g khoản 10 Điều 6) (Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) * Mức phạt sử dụng rượu, bia gây mất trật tự công cộng Trường hợp này không ít người chủ quan từ tác hại sau khi say có thể dẫn đến đánh nhau do đó có thể bị phạt từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng. (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) 2. Chơi đánh bài, chơi bầu cua, đá gà trong dịp Tết Dịp Tết là thời điểm nhiều gia đình tụ họp lại gặp mặt, do đó chơi bài là điều không thể thiếu ở nhiều gia đình, tuy nhiên pháp luật không nghiêm cấm việc chơi bài và các hình thức khác nhưng không được phép cá cược dù dưới bất kỳ hình thức nào. Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; - Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; - Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác. Từ các quy định trên thì việc chơi đánh bài, chơi bầu cua, đá gà,.. có thể bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng. Đồng thời, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Đối với trường hợp lợi dụng việc vui chơi ngày Tết mà cố tình chơi đánh bài, cá cược dưới các hình thức khác nhau với số tiền lớn hay tái phạm nhiều lần thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội đánh bạc tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 với mức truy cứu lên đến 07 năm tù. 3. Bắn pháo hoa, pháo nổ trái phép trọng dịp Tết Một thói quen khác mà nhiều người, nhiều nhà dù biết bị phạt nhưng vẫn cố tình thực hiện, đó chính là bắn pháo hoa, pháo nổ tại nhà. Đây là hình thức nguy hiểm do đó pháp luật quy định cấm vì có thể dẫn đến cháy nổ. Cụ thể, tại điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nếu cố tình sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép, người dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 05 triệu đồng đến 10 đồng và bị tịch thu tang vật. Tuy nhiên, theo truyền thống từ xưa nay thì Tết phải có pháo hoa mới gọi là Tết do đó pháp luật cũng cho phép người dân sử dụng pháo hoa nhưng phải được mua loại pháo được cấp phép của Bộ Quốc phòng Người dân có thể đặt mua pháo hoa theo địa chỉ TẠI ĐÂY
Cố ý điều khiển xe ô tô chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn có phạm tội giết người?
Sau khi gây ra tai nạn giao thông, bị cáo tiếp tục điều khiển xe chèn lên người bị hại dẫn đến hậu quả chết người thì bị cáo có bị truy cứu TNHS về tội giết người? Tìm hiểu nội dung án lệ số 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn giao thông (được ban hành kèm theo Quyết định 50/QĐ-CA năm 2020 về công bố án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành). Tóm tắt nội dung vụ việc: Theo Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và diễn biến tại phiên tòa thì nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Khoảng 16 giờ 00 phút ngày 31-5-2016, Phan Đình Q có giấy phép lái xe hạng C điều khiển xe ôtô tải (BKS 38C-073.05) loại xe cótrọng tải 06 tấn đi trên đường quốc lộ1A, theo hướng từ xã Đ đến xã T, đi cùng chiều với Q có xe máy điện (BKS 38MĐ1-218.54) do em Hoàng Đức P điều khiển đang đi trên phần đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ. Khi Q điều khiển xe ô tô đi đến Km 584 Quốc lộ 1A thuộc xã T, huyện A (đoạn giao nhau với xã T) thì bất ngờ Q điều khiển xe ô tô chuyển hướng rẽ phải đi vào đường liên xã theo hướng đến Ủy ban nhân dân xã T, cùng lúc này em Hoàng Đức P cũng vừa đi đến. Do Q điều khiển xe chuyển hướng, nhưng lại không quan sát kỹ nên xe ô tô của Q đã va chạm gây ra tai nạn đối với xe máy điện do em P điều khiển, làm phần khung kim loại bảo vệ bình hơi phía bên phải xe ô tô va chạm với xe máy điện của em P, làm xe máy điện của em P bị cuốn vào gầm xe ô tô. Sau khi xảy ra va chạm thì Q liền dừng xe lại, nhảy xuống khỏi xe rồi đi vòng ra sau phía bên phụ xe ô tô để kiểm tra thì nhìn thấy có một người nằm dưới gầm xe ô tô, đầu hướng về cổng chào xã T, còn chân thì hướng quốc lộ1A, tay phải nằm vắt ra ngoài, bánh phía sau bên phụ của ô tô đè lên phần vai, gáy của em P, phần mặt bên trái của P tiếp xúc với mặt đường. Sau khi thấy em P bị tai nạn nằm ở tư thế bị chèn ở phía trước của hàng bánh sau xe ô tô, Q đứng quan sát được khoảng gần một phút, rồi lên xe cài số 1 để tiếp tục cho xe chạy tiến lên và xe ô tô của Q đè qua đầu nạn nhân, làm cho nạn nhân bị vỡ sọ não và tử vong. [....] Nhận định của Tòa án: [1] Trong quá trình điều tra vụ án của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh, cũng như lời khai của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh và tại phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thì bị cáo Phan Đình Q đều thừa nhận bị cáo là người đã gây nên cái chết đối với em Hoàng Đức P vào hồi khoảng 16 giờ ngày 31-5-2016 tại Km 584 Quốc lộ 1A thuộc địa phận xã T, huyện A, tỉnh Hà Tĩnh khi bị cáo đang điều khiển xe ô tô rẽ vào đường theo hướng đi đến Ủy ban nhân dân xã T. Mặc dù, bị cáo Q khai nhận như vậy, nhưng bị cáo lại cho rằng hành vi phạm tội của bị cáo chỉ phạm vào tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” chứ không phạm tội “Giết người”, bởi vì: Tuy bị cáo là người lái xe ô tô đè qua đầu cháu P, nhưng do bị cáo luống cuống, đã cài nhầm số mà lẽ ra bị cáo lùi xe, thì bị cáo lại cho xe đi thẳng, bị cáo không muốn nạn nhân chết. [2] Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy: Trong khi đang điều khiển xe ô tô phát hiện có việc va chạm, xảy ra tai nạn giao thông thì Q đã dừng xe lại để xuống kiểm tra, khi Q nhìn thấy có một nạn nhân (sau này biết đó là em Hoàng Đức P) đang nằm ở phía trước hàng bánh phía sau xe ô tô về phía bên phải thì Q đã lên xe, điều khiển cho xe ô tô đi thẳng, nên hàng bánh sau xe ô tô của Q đã đè lên đầu, làm em P chết ngay tại chỗ. [3] Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, như lời khai của người làm chứng gồm: bà Dương Thị H, anh Nguyễn Xuân H, chị Phạm Thị T, anh Hoàng Khánh C; cũng như Sơ đồ hiện trường, Biên bản khám nghiệm tử thi, Kết luận giám định pháp y và đặc biệt là căn cứ vào chính lời khai của bị cáo Q ở giai đoạn ban đầu điều tra vụ án thì thấy: Trong quá trình điều tra vụ án của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh, cũng như tại phiên tòa của Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh và tại phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thì bị cáo đã khai: “Khi xuống kiểm tra thì tôi không chắc chắn nạn nhân đang nằm dưới gầm xe ô tô là còn sống,hay đã chết, vì thực tế lúc đó tôi cũng chưa có căn cứ để xác định được là nạn nhân đã chết, hay còn sống” (Bút lục 75); bị cáo Q còn khai là mặc dù lúc đó bị cáo nhận thức được cho xe tiến lên, hay lùi lại thì cũng đều là rất nguy hiểm, vì nếu lùi xe thìthế nào bánh trước cũng sẽ tiếp tục đè lên người nạn nhân (Bút lục 64, 65, 69). [4] Lời khai của bị cáo Phan Đình Q còn thể hiện: Khi xuống kiểm tra tôi thấy nạn nhân nằm sát về phía trước của hàng bánh sau xe ô tô, bánh xe ô tô chưa đè hẳn lên đầu người đó, bị cáo mới chỉ nhìn thấy nạn nhân đó nằm bất động về phía trước bánh xe ô tô ở hàng bánh sau phía bên phải (Bút lục 61, 68, 85, 354, 356). Ngoài ra, bị cáo Q còn có nhiều lời khai khác: Mặc dù bị cáo nhận thức được lúc đó cho xe ô tô lùi lại, hay tiến lên thì cũng đều đè qua người nạn nhân và tôi nhận thức được như vậy, nhưng tôi vẫn chấp nhận cứ cho xe đè qua người nạn nhân (Bút lục 58, 61, 64, 65, 69). [5] Như vậy, mặc dù bị cáo Q kháng cáo cho rằng: Hành vi phạm tội của bị cáo không phạm tội “Giết người”nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm có đủ căn cứ để khẳng định: Bị cáo Q đã có hành vi phạm tội “Giết người”như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh là hoàn toàn có căn cứ pháp luật. Việc bị cáo Q luôn thay đổi lời khai và không nhận đã phạm tội “Giết người” là chỉ để trốn tránh trách nhiệm hình sự trước pháp luật về tội nặng hơn tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” mà thôi; do đó, Tòa án cấp phúc thẩm không có căn cứ pháp luật để chấp nhận nội dung kháng cáo của bị cáo, mà cần phải giữ nguyên tội danh “Giết người”đối với bị cáo như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm khẳng định: bị cáo Q không bị kết án sai tội danh như nội dung đơn kháng cáo của bị cáo và lời khai của bị cáo tại phiên tòa, cũng như bào chữa của luật sư cho bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. [6] Xét nội dung kháng nghị phúc thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Hội đồng xét xử phúc thẩm, thấy: Nguyên nhân xảy ra vụ án là do bị cáo thiếu chú ý quan sát trong khi điều khiển xe ô tô, nên đã gây ra tai nạn, làm em P bị cuốn nằm dưới xe ô tô của bị cáo. Sau khi phát hiện đã va chạm với người tham gia giao thông, thì bị cáo đã dừng xe để xuống kiểm tra, khi xuống kiểm tra thấy có người nằm ngay sát bánh xe ô tô thì bị cáo không tìm cách xử lý mà lại điều khiển cho xe tiếp tục đi thẳng, mặc dù bị cáo đã nhiều lần khai nhận là kể cả việc bị cáo cho xe đi thẳng, hay lùi lại thì đều rất nguy hiểm, nhưng lúc đó bị cáo cứ cho xe tiến lên, hậu quả là em Hoàng Đức P bị xe ô tô đè lên làm vỡ hộp sọ và chết ngay tại chỗ. [7] Xét hành vi phạm tội của bị cáo Phan Đình Q không thuộc trường hợp có tính chất côn đồ và cũng không thuộc trường hợp phạm tội có tính chất man rợ như nội dung kháng nghị, cũng như quan điểm của Kiểm sát viên tại phiên tòa, mà Hội đồng xét xử thấy bị cáo chỉ phạm tội theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự, như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; do đó, không có căn cứ để chấp nhận nội dung kháng nghị về việc áp dụng khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự để xét xử đối với bị cáo. Về nội dung đề nghị tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo Q thì Hội đồng xét xử thấy: Sau khi xuống xe để kiểm tra, thấy bánh xe ô tô phía sau bên phải đè sát vào phần cổ, gáy của nạn nhân và mặc dù lúc này bị cáo chưa có căn cứ để nói rằng nạn nhân đã chết, nhưng bị cáo vẫn điều khiển xe đi tiếp, dẫn đến nạn nhân bị chết sau khi xe tiến lên. Hơn nữa, trong quá trình điều tra vụ án bị cáo lại không thành khẩn nhận tội là thể hiện coi thường pháp luật, trong khi người bị hại không có lỗi gì và lúc này thì tính nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân đang ở mức rất nguy hiểm, mà bị cáo vẫn lái xe đè qua người nạn nhân là điều không thể chấp nhận được đối với bị cáo; Hội đồng xét xử thấy hoàn toàn có căn cứ để chấp nhận xử tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo, có như vậy thì mới tương xứng với tính chất –mức độ do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra và mới đảm bảo được tính răn đe phòng ngừa tội phạm chung vì mức hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt đối với bị cáo Q 12 (mười hai) năm tù là còn quá nhẹ, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân địa phương nơi xảy ra vụ án. [...] Nội dung của Án lệ: “[2] Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy: Trong khi đang điều khiển xe ô tô phát hiện có việc va chạm, xảy ra tai nạn giao thông thì Q đã dừng xe lại để xuống kiểm tra, khi Q nhìn thấy có một nạn nhân (sau này biết đó là em Hoàng Đức P) đang nằm ở phía trước hàng bánh phía sau xe ô tô về phía bên phải thì Q đã lên xe, điều khiển cho xe ô tô đi thẳng, nên hàng bánh sau xe ô tô của Q đã đè lên đầu, làm em P chết ngay tại chỗ. [3] Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, như lời khai của người làm chứng gồm: bà Dương Thị H, anh Nguyễn Xuân H, chị Phạm Thị T, anh Hoàng Khánh C; cũng như Sơ đồ hiện trường, Biên bản khám nghiệm tử thi, Kết luận giám định pháp y và đặc biệt là căn cứ vào chính lời khai của bị cáo Q ở giai đoạn ban đầu điều tra vụ án thì thấy: Trong quá trình điều tra vụ án của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh, cũng như tại phiên tòa của Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh và tại phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thì bị cáo đã khai: “Khi xuống kiểm tra thì tôi không chắc chắn nạn nhân đang nằm dưới gầm xe ô tô là còn sống, hay đã chết, vì thực tế lúc đó tôi cũng chưa có căn cứ để xác định được là nạn nhân đã chết, hay còn sống” (Bút lục 75); bị cáo Q còn khai là mặc dù lúc đó bị cáo nhận thức được cho xe tiến lên, hay lùi lại thì cũng đều là rất nguy hiểm, vì nếu lùi xe thì thế nào bánh trước cũng sẽ tiếp tục đè lên người nạn nhân (Bút lục 64, 65, 69). [4] Lời khai của bị cáo Phan Đình Q còn thể hiện: Khi xuống kiểm tra tôi thấy nạn nhân nằm sát về phía trước của hàng bánh sau xe ô tô, bánh xe ô tô chưa đè hẳn lên đầu người đó, bị cáo mới chỉ nhìn thấy nạn nhân đó nằm bất động về phía trước bánh xe ô tô ở hàng bánh sau phía bên phải (Bút lục 61, 68, 85, 354, 356). Ngoài ra, bị cáo Q còn có nhiều lời khai khác: Mặc dù bị cáo nhận thức được lúc đó cho xe ô tô lùi lại, hay tiến lên thì cũng đều đè qua người nạn nhân và tôi nhận thức được như vậy, nhưng tôi vẫn chấp nhận cứ cho xe đè qua người nạn nhân (Bút lục 58, 61, 64, 65, 69). [5] Như vậy, mặc dù bị cáo Q kháng cáo cho rằng: Hành vi phạm tội của bị cáo không phạm tội “Giết người” nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm có đủ căn cứ để khẳng định: Bị cáo Q đã có hành vi phạm tội “Giết người” như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh là hoàn toàn có căn cứ pháp luật. Việc bị cáo Q luôn thay đổi lời khai và không nhận đã phạm tội “Giết người” là chỉ để trốn tránh trách nhiệm hình sự trước pháp luật về tội nặng hơn tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” mà thôi; do đó, Tòa án cấp phúc thẩm không có căn cứ pháp luật để chấp nhận nội dung kháng cáo của bị cáo, mà cần phải giữ nguyên tội danh “Giết người” đối với bị cáo như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm khẳng định: bị cáo Q không bị kết án sai tội danh như nội dung đơn kháng cáo của bị cáo và lời khai của bị cáo tại phiên tòa, cũng như bào chữa của luật sư cho bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm”. Như vậy, trường hợp sau khi gây ra tai nạn giao thông cho bị hại, bị cáo dừng xe xuống kiểm tra thấy bị hại nằm dưới gầm xe ô tô, không xác định được bị hại còn sống hay đã chết, bị cáo tiếp tục điều khiển xe chèn lên người bị hại và hậu quả là bị hại chết. Theo nội dung án lệ trên, trường hợp này bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người”.
Người dân phơi thóc lúa ngoài đường dẫn đến tai nạn giao thông chết người có bị phạt tù hay không?
Người dân phơi thóc lúa ngoài đường dẫn đến tai nạn giao thông chết người có bị phạt tù hay không? Người cao tuổi phạm tội trong trường hợp này có được giảm án hay không? Người dân phơi thóc lúa ngoài đường dẫn đến tai nạn giao thông chết người có bị phạt tù hay không? Theo Điều 261 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 73 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội cản trở giao thông đường bộ như sau: - Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép công trình giao thông đường bộ; đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm; + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: + Làm chết 03 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. - Cản trở giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm. Như vậy, người dân phơi thóc lúa ngoài đường dẫn đến tai nạn giao thông chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù như sau: - Phạt Tù từ 06 tháng đến 03 năm trong các trường hợp làm chết người; - Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp làm chết 02 người; - Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp làm chết 03 người trở lên. Người phơi thóc lúa ngoài đường gây tai nạn giao thông chết người là người cao tuổi có được giảm án? Theo khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trường hợp người phơi thóc lúa ngoài đường gây tai nạn giao thông chết người là người đủ 70 tuổi trở lên thì có thể xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tóm lại, người dân phơi thóc lúa ngoài đường dẫn đến tai nạn giao thông chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù như sau: - Phạt Tù từ 06 tháng đến 03 năm trong các trường hợp làm chết người; - Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp làm chết 02 người; - Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp làm chết 03 người trở lên.
Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào?
Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào? Các khoản chi phí được hỗ trợ gồm những gì? Có bao gồm tiền lương, tiền viện phí khi bị tai nạn giao thông hay không? Tai nạn trên đường đi làm về có phải là tai nạn lao động? Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 đề cập bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý thì vẫn xem đây là tai nạn lao động. Tuy nhiên, trường hợp bị tai nạn lao động mà do những nguyên nhân như: - Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; - Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; - Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật. Thì những trường hợp này sẽ không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động là tai nạn giao thông Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 đề cập trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này. Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 có đề cập trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: + Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng; + Nội dung quy định tại khoản 4 Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau: - Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; - Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Người sử dụng lao động có phải trả viện phí, tiền lương trong trường hợp này hay không? Theo hướng dẫn tại Công văn 2704/LĐTBXH-ATLĐ 2019 thanh toán chi phí y tế và tiền lương trong tai nạn giao thông do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có đề cập: - Để có cơ sở giải quyết chế độ tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở cần căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động. Căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn nêu trên, trường hợp xác định người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động. Luật An toàn, vệ sinh lao động không quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải chi trả chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị tại trường hợp tai nạn nêu trên. Như vậy có thể thấy đối với khoản tiền chi trả chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị tại trường hợp tai nạn này không bắt buộc người sử dụng lao động phải trả.
06 nhiệm vụ trọng tâm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới
Ngày 21/9/2023 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 149/NQ-CP năm 2023 Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới. Cụ thể, nhằm thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 Chính phủ ban hành 06 nhiệm vụ trọng tâm thực hiện đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới như sau: (1) Thực hiện nghiêm đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: - Tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, kiên trì xây dựng văn hoá chấp hành pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông; tiếp tục giảm tai nạn giao thông, hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông và được xác định rõ trong chương trình công tác hằng năm và dài hạn của các bộ, ngành, địa phương. - Siết chặt trật tự, kỷ cương, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của người tham gia giao thông và người làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông. Kịp thời khởi tố các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm, điều tra, xử lý nghiêm minh; đồng thời xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông để có giải pháp phòng ngừa hiệu quả. - Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, tác động vào quá trình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của các cơ quan chức năng. - Thay đổi tư duy, nhận thức, phương pháp, cách làm mới, quyết liệt hơn trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Xác định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là thành tố quan trọng trong bảo đảm an ninh con người, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của đất nước. (2) Phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông: - Tập trung rà soát, hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật về giao thông theo hướng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ. - Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ phạm vi quản lý nhà nước giữa các bộ, ngành với chính quyền địa phương, giữa trách nhiệm tập thể với trách nhiệm cá nhân; thực hiện nghiêm công tác quản lý nhà nước, khắc phục tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý. Xây dựng cơ chế, chính sách huy động, sử dụng các nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Các chủ trương đầu tư làm phát sinh gia tăng nhu cầu giao thông lớn phải có đánh giá tác động về trật tự, an toàn giao thông. (3) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ về an toàn giao thông Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: - Đa dạng hoá nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng. Đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy pháp luật về giao thông trong trường học, nội dung tuyên truyền phải có chiều sâu, tác động mạnh mẽ đến tâm lý, ý thức của người tham gia giao thông, quyết tâm hình thành thói quen, văn hóa chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan, đoàn thể giáo dục cho thanh, thiếu nhi ý thức chấp hành pháp luật và hành vi văn hoá trong tham gia giao thông. - Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong đó nhấn mạnh yêu cầu tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tích cực, chủ động phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật giao thông, xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, vận động với giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật. (4) Tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông: - Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch kết nối đồng bộ hệ thống giao thông trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. - Lồng ghép nội dung về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành liên quan đến giao thông bảo đảm khả thi, an toàn, phù hợp với thực tiễn và thực hiện nghiêm quy hoạch được phê duyệt. - Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nước, quốc tế để đầu tư xây dựng, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông. - Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, các tuyến giao thông huyết mạch, đường vành đai, các trục giao thông hướng tâm, hệ thống đường cao tốc, tàu cao tốc. - Kết nối có hiệu quả các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường biển, đường hàng không để giảm áp lực cho giao thông đường bộ. - Đầu tư nâng cấp bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông đối với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nhất là mạng lưới quốc lộ tại khu vực miền núi Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. - Đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông. Hiện đại hoá trung tâm giám sát, điều hành giao thông, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu về giao thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Cải cách thủ tục hành chính và đổi mới mạnh mẽ phương thức tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông. - Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nhất là những nước phát triển, những nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, vận dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển, quản lý, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. (5) Hạn chế dần phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: - Đổi mới, nâng cao chất lượng đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép điều khiển phương tiện giao thông, bảo đảm phương tiện tham gia giao thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, người điều khiển phương tiện phải hiểu biết đầy đủ pháp luật, có đủ kỹ năng tham gia giao thông. Quản lý chặt chẽ việc cấp biển số phương tiện giao thông; nghiên cứu, hoàn thiện quy định quản lý nhà nước đối với biển số phương tiện giao thông. - Tăng cường quản lý hoạt động vận tải, ưu tiên đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng, chuyển đổi sang các phương tiện giao thông xanh gắn với lộ trình hạn chế dần phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn. Tổ chức giao thông hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng, thực hiện nghiêm quy định về quản lý hành lang an toàn giao thông; thường xuyên rà soát, phát hiện, khắc phục kịp thời hạn chế, bất cập trong tổ chức giao thông và "điểm đen" trên các tuyến giao thông. - Kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ trung ương đến địa phương theo hướng thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Thường xuyên đánh giá, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức phối hợp liên ngành trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. - Quan tâm đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện và các điều kiện bảo đảm phục vụ công tác cho các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng lực lượng chuyên trách, các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. (6) Hà Nội và TPHCM cần điều chỉnh giờ làm việc, học tập của người dân tránh ùn tắc giao thông Khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: - Thực hiện nghiêm, bảo đảm tiến độ quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông vận tải. - Quan tâm phát triển hệ thống công trình giao thông ngầm, giao thông trên cao, giao thông kết nối và lộ trình di dời trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, bệnh viện lớn, khu sản xuất công nghiệp... ra ngoài khu vực trung tâm thành phố theo quy hoạch. - Tập trung nguồn lực phát triển vận tải hành khách công cộng, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút ngày càng nhiều sự tham gia của người dân. - Tăng cường quản lý trật tự đô thị; nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu về bến bãi, điểm đỗ phương tiện giao thông, có giải pháp sắp xếp giờ làm việc, học tập, kinh doanh phù hợp, góp phần giảm ùn tắc giao thông. Xem thêm Nghị quyết 149/NQ-CP năm 2023 có hiệu lực từ ngày 21/9/2023.
Khách mở cửa taxi gây tai nạn chết người: Ai chịu trách nhiệm?
Một hành động tưởng chừng đơn giản như mở cửa xe lại gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu thực hiện không đúng quy định pháp luật. (1) Khách mở cửa taxi gây tai nạn chết người: Ai chịu trách nhiệm? Gần đây có một vụ tai nạn giao thông làm xôn xao dư luận, đó là việc một khách hàng đã bất cẩn khi mở cửa taxi làm va trúng người chạy xe máy cùng chiều, hậu quả là nạn nhân đã ngã xuống đường, xe khách đang chạy cùng chiều không kịp xử lý nên đã tông nạn nhân tử vong tại chỗ. Câu hỏi đặt ra ở đây là ai phải chịu trách nhiệm trong vụ tai nạn này: hành khách, tài xế taxi hay tài xế xe khách? Về vấn đề này cần phải phân tích trên nhiều khía cạnh. Trước tiên là về hành khách và tài xế taxi, theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định: “3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây: a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; … đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn; …” Chiếu theo quy định trên, tài xế có trách nhiệm đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn khi dừng, đỗ xe, trong đó tuyệt đối không được để cửa xe mở khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn. Trên thực tế, cánh tài xế taxi dựa trên kinh nghiệm của mình, hầu hết đều sẽ khóa trái cửa bên trái, chỉ để mở được cửa bên phải để tránh các tình huống khách mở cửa xe bất cẩn gây tai nạn, hoặc sẽ nhắc nhở khách hàng quan sát trước khi mở cửa. Như vậy, trường hợp tài xế không đảm bảo các biện pháp an toàn hoặc chưa nhắc nhở khách hàng dẫn đến việc khách ngồi sau mở cửa xe bên trái khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn thì tài xế cũng phải chịu trách nhiệm khi tai nạn xảy ra. Ngược lại, nếu tài xế đã nhắc nhở và thực hiện các biện pháp an toàn, thực hiện đúng các quy định của pháp luật mà khách vẫn cố ý mở cửa xe gây ra tai nạn thì đây được xem là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài tầm kiểm soát của tài xế. Theo quy định tại Điều 20 Bộ Luật Hình sự 2015, người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, nếu rơi vào trường hợp này thì tài xế taxi sẽ được miễn trách nhiệm hình sự, khách hàng mở cửa xe gây tai nạn chết người có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với Tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 Tiếp theo, trách nhiệm của tài xế xe khách cũng là một vấn đề mà mọi người thắc mắc. Theo đó, tương tự như trên, phải xem xét tài xế xe khách đã tuân thủ các quy định giao thông một cách nghiêm ngặt như: chạy đúng tốc độ, giữ đúng khoảng cách an toàn, không sử dụng rượu, bia khi lái xe, chạy đúng làn đường, không vượt tuyến, vượt làn ẩu, xử lý đúng khi gặp sự cố,...v.v hay chưa. Nếu tài xế xe khách đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về giao thông đường bộ, còn va chạm lại xảy ra khi nạn nhân đột ngột ngã xuống đường do bị va phải cửa xe taxi, trong một khoảnh khắc rất ngắn chỉ 1-2 giây, khiến tài xế xe khách không thể kiểm soát tay lái tông chết người thì trường hợp này cũng được đánh giá là sự kiện bất ngờ, ngoài tầm kiểm soát và tài xế xe khách cũng không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này. Tuy nhiên, ở chiều hướng tài xế xe khách chưa tuân thủ các quy định về an toàn giao thông đường bộ như chạy vượt quá tốc độ, lấn làn, có sử dụng rượu bia,...v.v gây tai nạn dẫn đến hậu quả chết người thì tài xế xe khách cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015. (2) Khung hình phạt của Tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Theo Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), khung hình phạt của Tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định như sau: - Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Không có giấy phép lái xe theo quy định; + Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; + Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; + Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: - Làm chết 03 người trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; - Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Như vậy, người vi phạm tội này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị phạt tù lên đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bị tai nạn giao thông, tài xế dẫn xe vào lề chờ CSGT để không kẹt xe thì có sai quy định?
Hai xe tông nhau, sau đó tài xế tự ý dời xe vào lề để tránh gây ùn tắc giao thông trong thời gian chờ lực lượng chức năng đến giải quyết. Khi CSGT đến thì bị lập biên bản xử phạt về hành vi không giữ nguyên hiện trường thì có đúng không? Bị tai nạn giao thông, tài xế dẫn xe vào lề chờ CSGT để không kẹt xe thì có sai quy định? Theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về giải quyết ban đầu khi cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông hoặc được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông, trong đó: Một trong những nhiệm vụ mà cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông hoặc được lãnh đạo có thẩm quyền phân công đến hiện trường phải thực hiện là tổ chức, hướng dẫn giao thông không để xảy ra ùn tắc: - Trường hợp phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông có thể gây ùn tắc giao thông thì phải đánh dấu vị trí của phương tiện, vị trí các dấu vết trên phương tiện, chụp ảnh, ghi hình phương tiện và vị trí phương tiện rồi nhanh chóng đưa phương tiện vào vị trí thích hợp để bảo vệ (trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư 63/2020/TT-BCA); - Trường hợp vụ tai nạn giao thông đã gây ùn tắc giao thông phải báo cáo lãnh đạo đơn vị để có phương án tăng cường lực lượng, phương tiện, phân luồng giao thông, giải quyết ùn tắc từ xa. Như vậy, trách nhiệm di chuyển phương tiện để bảo vệ cũng như tránh ùn tắc giao thông là thuộc về cán bộ CSGT, người bị tai nạn, người dân phải giữ nguyên hiện trường để lực lượng chức năng xử lý. Như vậy khi bị tai nạn giao thông mà tài xế tự ý dẫn xe vào lề chờ CSGT để không bị kẹt xe là sai quy định. Bị tai nạn giao thông mà không giữ nguyên hiện trường bị phạt bao nhiêu? (1) Đối với xe ô tô Theo khoản 2, khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô như sau: - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi dưới đây - Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. (2) Đối với xe máy Theo khoản 3, khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy như sau: - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi dưới đây. - Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. (3) Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng Theo khoản 3, khoản 8 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) như sau: - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm dưới đây. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 tháng đến 07 tháng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. (4) Đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác như sau: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. Như vậy, tùy theo loại phương tiện đang điều khiển mà người bị tai nạn giao thông mà không giữ nguyên hiện trường sẽ bị phạt từ 400 nghìn (đối với xe đạp) - 18 triệu (đối với ô tô).
Cơ sở kinh doanh rượu bia có được bán rượu cho người chưa đủ 18 tuổi?
Rượu bia là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông nhiều trong xã hội và mang đến bệnh tật cho người sử dụng vì vậy các cơ sở kinh doanh rượu bia liệu có được bán rượu cho người chưa đủ 18 tuổi hay không? Độ tuổi chuẩn để có thể sử dụng rượu bia theo quy định Căn cứ theo Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu bia như sau: - Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia. - Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia. - Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. - Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia. - Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập. - Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. - Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên. - Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe. - Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức. - Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia. - Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động. - Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia. - Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định. Như vậy, theo quy định trên người từ đủ 18 tuổi mới được phép uống rượu bia. Ngược lại nếu, người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia sẽ là hành vi bị nghiêm cấm nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP Cơ sở kinh doanh rượu bia có được bán rượu cho người chưa đủ 18 tuổi Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu bia theo Điều 32 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 như sau: - Tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh rượu, bia; về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, an toàn thực phẩm, chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ghi nhãn hàng hóa đối với rượu, bia. Thông tin về sản phẩm rượu, bia phải bảo đảm chính xác, khoa học. - Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Không sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh, quảng cáo rượu, bia. - Thu hồi và xử lý rượu, bia không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm do cơ sở mình sản xuất, mua bán theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. - Cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh. - Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia. - Kể từ ngày 01/01/2020, không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông. Như vậy, theo quy định đã nói rõ trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. 4 nội dung về phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia Căn cứ theo Điều 21 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 thì 4 nội dung về phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia gồm: - Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. - Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông. - Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông. - Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý. Như vậy, để phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia thì người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. Ngoài ra, còn các nội dung khác nêu trên để phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia.
Sử dụng đèn pha ô tô gây tai nạn giao thông thì bị phạt như thế nào?
Giao thông tại nước ta luôn tiềm ẩn nhiều tai nạn đối với những người tham gia. Một trong những vấn đề nan giải nhất là việc sử dụng đèn pha ô tô gây tai nạn giao thông. Vậy khi người tham gia giao thông, sử dụng đèn pha ô tô gây tai nạn thì bị phạt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu. 1. Đèn pha là gì? Hệ thống đèn chiếu sáng của xe máy và ô tô đều được thiết kế với hai chế độ là đèn pha (đèn chiếu xa) và đèn cos, hay còn gọi là cốt (đèn chiếu gần). Đèn pha là chế độ đèn chiếu xa với cường độ ánh sáng mạnh và tầm chiếu cao hơn, vì thế giúp người điều khiển xe có thể nhìn thấy các chướng ngại vật, biển báo… từ xa. Điểm hạn chế của loại đèn này nằm ở chỗ có thể cản trở tầm nhìn hoặc gây loá mắt cho những người đi ngược chiều ở phía trước nếu được sử dụng thiếu hợp lý. Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, luật có quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới bao gồm: - Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; - Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; - Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ; - Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; - Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; - Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; - Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn; - Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật; - Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường; - Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định. Như vậy, có đầy đủ đèn pha và hoạt động tốt khi tham gia giao thông là quy định của pháp luật. Do đó, nếu những cá nhân tham gia giao thông không đảm bảo đèn pha và sử dụng đèn pha không đúng quy định thì sẽ bị xử phạt. 2. Sử dụng đèn pha ô tô gây tai nạn giao thông bị xử phạt như thế nào? Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi: + Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; + Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều. Ngoài số tiền phạt trên, căn cứ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu gây tai nạn giao thông thì người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Ngoài ra, căn cứ Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) nếu hành vi sử dụng đèn pha gây hậu quả nghiệm trọng, hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: - Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Không có giấy phép lái xe theo quy định; + Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; + Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; + Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Làm chết 03 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. - Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Cần biết, tai nạn giao thông vì sử dụng đèn pha ô tô là lỗi không hiếm gặp, tuy nhiên nguy cơ tổn thương cơ thể, thậm chí cả tính mạng khi tham gia giao thông là rất lớn. Do đó, khi tham gia giao thông, đèn pha cần được sử dụng một cách chính xác và có trách nhiệm.
Thế nào là tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng?
Thông tư 26/2024/TT-BCA đã chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2025, trong có có quy định về phân loại tai nạn giao thông. Vậy tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là như thế nào? Thế nào là tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng? Theo Điều 5 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định về phân loại tai nạn giao thông thì theo mức độ hậu quả thiệt hại về người và tài sản thì tai nạn giao thông gồm vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng và vụ va chạm giao thông. Trong đó, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Làm chết 03 người trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên; - Gây thiệt hại tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên. Như vậy, tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn giao thông làm chết/gây thương tích từ 201% trở lên cho từ 3 người trở lên, gây thiệt hại tài sản từ 1 tỷ 500 triệu đồng trở lên. Việc giám định thương tích và thiệt hại tài sản thực hiện theo quy định nào? Theo khoản 6, khoản 7 Điều 5 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định: - Việc xác định tỷ lệ phần trăm thương tật của người bị thương do tai nạn giao thông gây ra được thực hiện theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tỉ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. - Việc xác định thiệt hại về tài sản do vụ tai nạn giao thông gây ra căn cứ vào kết luận định giá thiệt hại tài sản hoặc chứng thư thẩm định giá hoặc các tài liệu khác có giá trị chứng minh thiệt hại tài sản. Như vậy, giám định thương tích sẽ thực hiện theo quy định về tỉ lệ % tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần còn giám định thiệt hại sẽ căn cứ theo kết luận giám định/chứng thư thẩm định giá… Vi phạm gây tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị xử lý thế nào? Theo Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi 2017 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau: Khung 1: Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: - Làm chết người; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: - Không có giấy phép lái xe theo quy định; - Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; - Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; - Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; - Làm chết 02 người; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: - Làm chết 03 người trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; - Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khung 3 nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người vi phạm giao thông mà gây tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ bị xử phạt ở khung 3, tức phạt tù từ 07 - 15 năm. Nếu việc vi phạm đã được ngăn chặn nhưng có khả năng thực tế gây ra các hậu quả tại khung 3 nếu không được ngăn chặn kịp thời thì vẫn bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù 3 tháng - 1 năm.
Phân loại tai nạn giao thông theo quy định mới từ ngày 15/8/2024
Bộ Công an đã ban hành quy định mới về phân loại tai nạn giao thông sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về hậu quả của các vụ tai nạn và từ đó có những biện pháp xử lý phù hợp. (1) Phân loại tai nạn giao thông theo quy định mới từ ngày 15/8/2024 Phân loại tai nạn giao thông là việc xác định mức độ nghiêm trọng của một vụ tai nạn dựa trên các tiêu chí như số người chết, người bị thương, thiệt hại về tài sản. Vì thế, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BCA Quy định thống kê, tổng hợp, xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thủy nội địa có hiệu lực từ ngày 15/8/2024, trong đó có quy định về các tiêu chí để phân loại tai nạn giao thông. Theo đó, Điều 5 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định, theo mức độ hậu quả thiệt hại về người và tài sản thì tai nạn giao thông được phân loại thành 05 cấp độ, bao gồm: 1- Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng 2- Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng 3- Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng 4- Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng 5- Vụ va chạm giao thông Tiêu chí phân loại cụ thể đối với từng cấp độ là: Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: - Làm chết 03 người trở lên - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên - Gây thiệt hại tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng: - Làm chết 02 người - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200% - Gây thiệt hại tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng: - Làm chết 01 người - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% - Gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng: - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 61% - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 11% đến dưới 61% - Gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Vụ va chạm giao thông: Vụ va chạm giao thông là vụ tai nạn giao thông gây hậu quả dưới mức của vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng Theo đó, việc xác định tỷ lệ phần trăm thương tật của người bị thương do tai nạn giao thông gây ra được thực hiện theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT. Còn việc xác định thiệt hại về tài sản do vụ tai nạn giao thông gây ra thì căn cứ vào kết luận định giá thiệt hại tài sản hoặc chứng thư thẩm định giá hoặc các tài liệu khác có giá trị chứng minh thiệt hại tài sản. (2) Ý nghĩa của việc phân loại tai nạn giao thông là gì? Việc phân loại tai nạn giao thông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý, điều tra, xử lý và phòng ngừa tai nạn giao thông, cụ thể: - Xác định mức độ nghiêm trọng: Phân loại giúp xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của từng vụ tai nạn, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. - Phân bố nguồn lực hợp lý: Các cơ quan chức năng có thể phân bố nguồn lực một cách hiệu quả, ưu tiên xử lý những vụ tai nạn nghiêm trọng, đảm bảo an toàn giao thông. - Đánh giá hiệu quả công tác phòng ngừa: Qua việc phân loại, các cơ quan chức năng có thể đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đã triển khai, từ đó điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp. - Xây dựng cơ sở dữ liệu: Dữ liệu từ việc phân loại tai nạn giúp xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, phân tích nguyên nhân, đặc điểm của các vụ tai nạn, phục vụ cho việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp lâu dài. - Cải thiện công tác điều tra: Việc phân loại giúp định hướng cho quá trình điều tra, xác định rõ đối tượng cần điều tra, các chứng cứ cần thu thập. - Xác định trách nhiệm pháp lý: Phân loại tai nạn giúp xác định rõ trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan, từ đó có cơ sở để xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. - Cải thiện công tác bảo hiểm: Các công ty bảo hiểm có thể sử dụng thông tin phân loại tai nạn để tính toán phí bảo hiểm và bồi thường một cách chính xác. - Nâng cao nhận thức cộng đồng: Việc công khai thông tin về phân loại tai nạn giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về hậu quả của các hành vi vi phạm luật giao thông, từ đó khuyến khích mọi người tham gia giao thông an toàn. Tóm lại, việc phân loại tai nạn giao thông không chỉ giúp xử lý hiệu quả các vụ tai nạn mà còn góp phần quan trọng vào công tác phòng ngừa, đảm bảo an toàn giao thông. Xem thêm tại Thông tư 26/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 15/8/2024.
Xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông và trách nhiệm của chiến sĩ Cảnh sát giao thông
Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông là hệ thống thông tin, tài liệu về tai nạn giao thông được xây dựng, thu thập, xử lý, lưu trữ, quản lý, khai thác, sử dụng bằng mạng điện tử hoặc các thiết bị lưu trữ dữ liệu khác thuộc danh mục của Bộ Công an Quy định về xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông Theo Khoản 3 Điều 28 Thông tư 26/2024/TT-BCA xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông gồm các hoạt động: - Trang bị các trang thiết bị cần thiết; - Nâng cấp hạ tầng mạng; - Tổ chức Cơ sở dữ liệu; xây dựng phần mềm Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; - Lưu trữ, sao lưu dự phòng, đồng bộ hệ thống, phục hồi dữ liệu; bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong Cơ sở dữ liệu; - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu; - Vận hành, hiệu chỉnh, bảo trì, bảo dưỡng Cơ sở dữ liệu; - Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông được xây dựng, lưu giữ tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Cục Cảnh sát giao thông. Trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông trong quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông Theo Khoản 1 Điều 30 Thông tư 26/2024/TT-BCA trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông là: - Nhập ngay thông tin ban đầu đã xác định được của vụ tai nạn giao thông vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong vòng 12 giờ kể từ khi tiếp nhận tin báo vụ tai nạn giao thông; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông; nếu vi phạm tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định; đồng thời nhận định ban đầu về nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn giao thông; - Tiếp tục thu thập và nhập thông tin vụ tai nạn giao thông vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông theo tiến độ điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông, bảo đảm chính xác, kịp thời các thông tin về tai nạn giao thông; - Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày kết thúc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, cán bộ chiến sĩ phải hoàn thành việc nhập đầy đủ thông tin vụ tai nạn vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, đồng thời hoàn thiện biểu mẫu báo cáo vụ tai nạn giao thông trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt; - Khai thác và sử dụng dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị và chịu trách nhiệm về tính chính xác các kết quả khai thác dữ liệu của mình. Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông Theo Điều 30 Thông tư 26/2024/TT-BCA trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương như sau: - Trách nhiệm của Công an cấp huyện + Triển khai thực hiện Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong địa bàn cấp huyện theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Cảnh sát giao thông và Công an cấp tỉnh; + Tổ chức thu thập, xử lý thông tin, tài liệu và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông cập nhật kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát của Công an cấp huyện vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, bảo đảm theo đúng tiến độ điều tra, giải quyết; + Số liệu thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông được đối chiếu tham khảo với số liệu của Viện Kiểm sát nhân dân và Cơ quan Y tế cấp huyện; + Khai thác và chịu trách nhiệm sử dụng thông tin tai nạn giao thông trong phạm vi địa bàn cấp huyện do mình quản lý; + Bảo trì máy tính và các thiết bị phụ trợ đi kèm, đảm bảo sự hoạt động thông suốt của Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong phạm vi mình quản lý. - Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh + Triển khai thực hiện Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong địa bàn cấp tỉnh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Cảnh sát giao thông; + Tổ chức thu thập, xử lý thông tin, tài liệu và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ cập nhật kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến tuần tra, kiểm soát của Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, bảo đảm đúng theo tiến độ điều tra, giải quyết; + Số liệu thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông được đối chiếu, tham khảo với số liệu của Viện Kiểm sát nhân dân và Cơ quan Y tế cấp tỉnh; + Khai thác và chịu trách nhiệm sử dụng thông tin tai nạn giao thông trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh do mình quản lý. + Bảo trì máy tính và các thiết bị phụ trợ đi kèm, đảm bảo sự hoạt động thông suốt của Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong phạm vi cấp tỉnh do mình quản lý; + Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an cấp huyện thực hiện hệ thống Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông - Trách nhiệm của Cục Cảnh sát giao thông + Chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ cập nhật kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường bộ cao tốc do Cục Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát theo thẩm quyền vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, bảo đảm đúng theo tiến độ điều tra, giải quyết; + Chuẩn hóa biểu mẫu báo cáo thống kê, tổng hợp tai nạn giao thông; + Triển khai thực hiện Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong phạm vi toàn quốc; + Tổ chức cài đặt phần mềm Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; tổ chức tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông triển khai, thực hiện chương trình Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Xây dựng trung tâm dữ liệu lưu giữ, xử lý thông tin tai nạn giao thông trên toàn quốc; triển khai các đề án, dự án Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Quản lý, khai thác, sử dụng và bảo đảm kỹ thuật cho hoạt động của Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; + Phối hợp với Văn phòng Bộ Công an công bố niên giám thống kê tai nạn giao thông hằng năm; số liệu thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông được đối chiếu với số liệu của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Y tế; + Giúp Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các địa phương xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông. - Trách nhiệm của Cơ quan điều tra của Công an nhân dân Cung cấp kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông cho Cảnh sát giao thông trong quá trình điều tra thụ lý, giải quyết theo quy định tại Điều 8, Điều 10 và Điều 12 Thông tư 62/2020/TT-BCA. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an các cấp và cán bộ thống kê về tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm về tính chính xác số liệu tai nạn giao thông. Như vậy, từ 15/8/2024 khi Thông tư 26/2024/TT-BCA có hiệu lực, Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông được xây dựng theo hướng dẫn như trên và được lưu giữ tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Cục Cảnh sát giao thông. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông và Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm trong quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người cần những gì?
Bên mua bảo hiểm cần làm gì khi xảy ra tai nạn giao thông? Để được bồi thường bảo hiểm, hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người cần những gì? Hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người bao gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau, từ các giấy phép lái xe, biên bản hiện trường, đến các giấy tờ y tế và pháp lý. Việc thiếu bất kỳ giấy tờ nào cũng có thể gây ra khó khăn trong quá trình bồi thường. Dưới đây là danh sách chi tiết các giấy tờ cần chuẩn bị. (1) Hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người cần những gì? Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn bao gồm: Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới bao gồm các tài liệu sau: - Văn bản yêu cầu bồi thường. - Tài liệu liên quan đến xe cơ giới, người lái xe (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp) + Giấy chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe (trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký xe). + Giấy phép lái xe. + Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ CCCD hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của người lái xe. + Giấy chứng nhận bảo hiểm. - Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp). Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau: + Giấy chứng nhận thương tích. + Hồ sơ bệnh án. + Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn. - Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản: + Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn gây ra (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này). + Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm. - Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với người thứ ba và hành khách hoặc trường hợp cần xác minh vụ tai nạn có nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người thứ ba, bao gồm: Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn. - Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền. - Quyết định của Tòa án (nếu có). Như vậy, hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người gồm 07 tài liệu trên. Trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu về bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn gây tử vong và biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền. (2) Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn chết người - Trách nhiệm của người mua bảo hiểm khi xảy ra tai nạn: Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm: + Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm vào đường dây nóng để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn. + Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. + Chủ động thu thập và cung cấp các tài liệu quy định trong hồ sơ bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại Điều 13 Nghị định 67/2023/NĐ-CP + Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu do mình cung cấp. Khi nhận được thông báo về tai nạn, trong vòng 1 giờ doanh nghiệp bảo hiểm phải hướng dẫn bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm các biện pháp bảo đảm an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm + Phối hợp chặt chẽ với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thứ ba và các bên liên quan trong vòng 24 giờ tổ chức thực hiện việc giám định tổn thất xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất làm căn cứ giải quyết bồi thường bảo hiểm theo khoản 2 Điều 12. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với tai nạn gây chết người như sau: + Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: 70% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong. + Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: 30% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong và ước tính tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên. Bên cạnh đó, theo khoản 5 Điều 12 đề cập khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Như vậy, bên mua bảo hiểm phải có trách nhiệm thông báo ngay cho bên doanh nghiệp bảo hiểm khi xảy ra tai nạn. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hướng dẫn bên mua thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và tạm ứng bồi thường đối với tai nạn gây chết Tóm lại, thành phần hồ sơ bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông chết người gồm 07 tài liệu. Trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu về bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn gây tử vong và biên bản giám định. Đối với 05 tài liệu còn lại, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm.
Bao lâu sau khi xảy ra tai nạn giao thông thì có kết quả điều tra, xác minh?
Trường hợp xảy ra tai nạn giao thông thì sau bao lâu sẽ có kết quả điều tra, xác minh vụ việc? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Bao lâu sau khi xảy ra tai nạn giao thông thì có kết quả điều tra, xác minh? Căn cứ Điều 18 Thông tư 63/2020/TT-BCA có quy định về thời hạn để điều tra, xác minh và giải quyết một vụ việc tai nạn giao thông (TNGT) như sau: - Sau khi nhận được tin báo về vụ TNGT thì CSGT sẽ tiến hành điều tra, xác minh và giải quyết trong thời hạn là 07 ngày. Trường hợp nếu vụ tai nạn có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh thêm thì thời gian này có thể được kéo dài. Tuy nhiên sẽ không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông. Trường hợp phải thông qua giám định chuyên môn hoặc cần phải có thêm thời gian để xác minh và thu thập tài liệu, chứng cứ thì người có thẩm quyền sẽ báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn. Việc gia hạn phải được thực hiện bằng văn bản và thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. - Khi kết thúc thời hạn điều tra, xác minh thì lực lượng CSGT sẽ ra Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo Mẫu số 14/TNĐB được ban hành kèm theo Thông tư 63/2020/TT-BCA và tiến hành xử lý theo quy định. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/08/mau-so-14.doc Mẫu số 14/TNĐB Như vậy, thời gian để điều tra, xác minh và giải quyết một vụ việc TNGT là 07 ngày, trường hợp có phát sinh những tình tiết phức tạp hay phải thông qua giám định chuyên môn thì có thể kéo dài hơn thời gian nêu trên. Tuy nhiên, thời gian được phép kéo dài tối đa là 30 ngày tính từ ngày tiếp nhận tin báo về vụ tai nạn. (2) Quy trình giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính như thế nào? Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 63/2020/TT-BCA thì sau khi nhận được hồ sơ, tài liệu của hoạt động điều tra, xác minh, cán bộ CSGT sẽ báo cáo lên lãnh đạo có thẩm quyền để giải quyết vụ việc, cụ thể: Bước 01: Mời các bên có liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở để thông báo về kết quả điều tra và xác minh về: - Kết luận nguyên nhân. - Diễn biến vụ việc. - Xác định lỗi của những người có liên quan. - Hình thức xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, sẽ lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông theo Mẫu số 15/TNĐB được ban hành kèm theo Thông tư 63/2020/TT-BCA. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/08/mau-so-15.doc Mẫu số 15/TNĐB Trường hợp cần thiết sẽ lập Biên bản vi phạm hành chính và báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Bước 02: Cho các bên liên quan đến vụ việc tự giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Trường hợp các bên không tự thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự thì sẽ tiến hành lập biên bản, đồng thời hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Bước 03: Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết kể trên, cán bộ thụ lý sẽ hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ việc. Đồng thời, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tai nạn giao thông đường bộ và lưu hồ sơ theo quy định. Ngoài ra, đối với vụ việc do Cơ quan điều tra thụ lý, giải quyết nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nhưng hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện đến cho cơ quan, đơn vị CSGT để xử lý thì cán bộ tiếp nhận sẽ báo cáo người có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và thực hiện quy định như đã nêu trên. Trường hợp khi đã kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ việc mà phát hiện những tồn tại, bất cập, thiếu sót trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông, việc quản lý người điều khiển phương tiện, quản lý phương tiện thì phải có văn bản kiến nghị với cơ quan quản lý, ngành chủ quản để có biện pháp khắc phục. (3) Hồ sơ vụ tai nạn giao thông chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra bao gồm những gì? Tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về những giấy tờ, tài liệu cần phải có trong hồ sơ về vụ tai nạn giao thông chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra như sau: - Những tài liệu dùng cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được ban hành theo Thông tư 61/2017/TT-BCA. - Biên bản khám nghiệm hiện trường. - Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông. - Bản ảnh hiện trường. - Thiết bị lưu trữ hình ảnh động (nếu có). - Biên bản khám nghiệm phương tiện; Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện; quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện; các giấy tờ của người điều khiển phương tiện, phương tiện và hàng hóa trên phương tiện (nếu có); - Biên bản ghi lời khai những người có liên quan gồm: + Biên bản ghi lời khai người điều khiển phương tiện. + Biên bản ghi lời khai người bị nạn. + Biên bản ghi lời khai người có liên quan khác. + Biên bản ghi lời khai người làm chứng, người biết việc. - Biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn kèm theo sơ đồ vị trí dấu vết thương tích trên cơ thể người bị nạn và Biên bản về việc dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông (nếu có). - Các tài liệu chứng minh thiệt hại về người và tài sản hay tài liệu khác có liên quan (nếu có). - Tang vật, phương tiện, vật chứng liên quan đến vụ tai nạn (nếu có). - Biên bản giao, nhận hồ sơ vụ án. Theo đó, khi chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra thì trong hồ sơ cần phải có đầy đủ những hồ sơ đã kể trên.
Xe chở VLXD làm rơi vãi, gây tai nạn giao thông bị xử lý thế nào?
Không ít lần chúng ta bắt gặp các xe chở vật liệu xây dựng dù đã được che chắn nhưng vẫn làm rơi, vãi ra đường nhìn rất không an toàn, có thể gây tai nạn giao thông. Vậy nếu xe chở VLXD làm rơi vãi, gây tai nạn giao thông thì sẽ bị xử lý thế nào? (1) Xe chở xà bần khi lưu thông trên đường phải chấp hành các quy định nào? Khi lưu thông trên đường, không ít lần chúng ta bắt gặp các xe chở VLXD (cát, xà bần,...) dù dó che chắn nhưng khi lưu thông cát vẫn bay tung bụi mù mịt ra phía sau xe, hay nước chảy ra từ sau xe làm đường trơn trượt, gây mất an toàn giao thông. Đôi lúc chúng ta sẽ tự hỏi những xe chở VLXD như vậy có được pháp luật quy định phải đảm bảo an toàn giao thông cho người đi phía sau không. Theo quy định tại Điều 72 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi vận chuyển hàng hóa bằng ô tô phải chấp hành các quy định sau: + Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn; + Khi vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi. + Không được chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe; + Không được chở người trong thùng xe, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Giao thông đường bộ 2008 Như vậy, các xe chở VLXD khi vận chuyển vật liệu xây dựng phải có che đậy, không để rơi vãi hàng hóa ra đường, không được chở hàng quá trọng tải và kích thước giới hạn cho phép của xe. (2) Xe chở xà bần làm rơi vãi vật liệu xây dựng ra đường bị xử lý thế nào? Theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Để dầu nhờn, hóa chất rơi vãi xuống đường bộ; - Chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; - Lôi kéo bùn, đất, cát, nguyên liệu, vật liệu hoặc chất phế thải khác ra đường bộ gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, ngoài việc phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện các hành vi trên đây còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể là: - Buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra - Nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra. (khoản 6 Điều 20 Điều 20 Nghị định 100/NĐ-CP) Như vậy, người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô mà làm rơi vãi hàng hóa, vật liệu xây dựng dù có bạt che hay không có bạt che vẫn sẽ bị phạt theo khoản 2 và khoản 6 Điều 20 Nghị định 100/NĐ-CP. Mức phạt tiền cao nhất là 4 triệu đồng, kèm với các biện pháp như phải thu dọn chỗ xà bần bị rơi vãi, khôi phục lại ban đầu nếu có gây ra sự thay đổi do vi phạm của mình và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nếu gây ô nhiễm môi trường. Nhiều người té ngã vì đường trơn trượt do xe chở VLXD làm rơi vãi (3) Xe chở xà bần làm rơi vãi vật liệu gây tai nạn giao thông bị phạt ra sao? Xe chở xà bần làm rơi vãi sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên nếu gây ra tai nạn giao thông và vi phạm các quy định về an toàn giao thông được quy định trong Điều 260 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, các hình phạt được quy định tại Điều 260 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 như sau: - Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Không có giấy phép lái xe theo quy định; + Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; + Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; + Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Làm chết 03 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. - Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo đó, người điều khiển xe chở VLXD dù có bạt che hay không có bạt che nếu làm rơi vãi hàng hóa mà gây tai nạn giao thông có gây thiệt hại về người và tài sản thì sẽ bị phạt lên đến 15 năm tù, bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định lên đến 05 năm. Do đó, người điều khiển xe vận chuyển VLXD phải kiểm tra kỹ hàng hóa, phông bạt và đảm bảo không rơi vãi ra ngoài trước và trong lúc lưu thông trên đường để đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông khác.
Không được từ chối người bệnh cấp cứu trái tuyến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2024
Ngày 22/4/2023, Bộ Y tế ban hành Công văn 2045/BYT-KCB về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5 năm 2024. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các công việc sau: (1) Đảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp: trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ. (2) Tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu. Nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác. (3) Phân công thường trực cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng và khẩn trương ứng phó trong trường hợp cấp cứu tai nạn hàng loạt, tai nạn giao thông nghiêm trọng, thảm họa tập trung đông người... nếu có tại địa phương. (4) Đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thực phẩm, đuối nước, giẫm đạp... cảnh báo tai nạn tại các địa điểm tập trung đông khách du lịch. (5) Thường trực báo cáo: - Đảm bảo thường trực Đường dây nóng 24/24 để sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp, chi viện, ứng cứu trong trường hợp cần thiết. Trường hợp có diễn biến đặc biệt như cấp cứu thảm họa, tai nạn hàng loạt, ngộ độc thực phẩm và các trường hợp đặc biệt khác, đề nghị đơn vị báo cáo khẩn về cơ quan quản lý trực tiếp qua đường dây nóng, đồng thời báo cáo nhanh bằng văn bản về tình hình diễn biến đặc biệt để kịp thời giải quyết. - Cơ sở khám chữa bệnh báo cáo trực tuyến số liệu từng ngày về tình hình khám chữa bệnh, cấp cứu Tai nạn giao thông trên trang cdc.kcb.vn (sử dụng tài khoản báo cáo trực Tết 2024, email hỗ trợ cdc.kcb@gmail.com, thời gian báo cáo 8 giờ sáng hàng ngày, từ 27/4 - 02/05/2024). Yêu cầu tất cả các cơ sở khám chữa bệnh có giường bệnh thực hiện, trường hợp không có dữ liệu khám chữa bệnh phát sinh vẫn phải gửi báo cáo. - Cơ quan quản lý chuyên môn (Sở Y tế, Y tế bộ ngành) báo cáo tổng hợp cả kỳ nghỉ vào 8 giờ sáng ngày 02/05/2024 trên trang báo cáo trực tuyến cdc.kcb.vn (sử dụng tài khoản báo cáo trực Tết 2024). Xem thêm chi tiết tại Công văn 2045/BYT-KCB ngày 22/4/2024. Tham khảo: Lễ 30/4 và 1/5 năm 2024, người lao động được nghỉ mấy ngày? Ngày lễ 30 tháng 4, tên chính thức là Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Chiến thắng, Ngày Thống nhất là một ngày lễ quốc gia của Việt Nam. Ngày lễ 1 tháng 5 hay ngày Quốc tế Lao động là ngày lễ kỷ niệm của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động. Theo đó, dịp lễ Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 của năm 2024 sẽ rơi vào thứ Ba (ngày 30/4/2024) và thứ Tư (ngày 01/5/2024). Căn cứ theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết như sau: Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: - Nghỉ 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch): Tết Dương lịch. - Nghỉ 05 ngày: Tết Âm lịch. - Nghỉ 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch): Ngày Chiến thắng. - Nghỉ 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch): Ngày Quốc tế lao động. - Nghỉ 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau): Quốc khánh. - Nghỉ 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch): Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Như vậy, theo điểm c, d khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định dịp lễ Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 của năm 2024 thì người lao động sẽ được nghỉ kéo dài 2 ngày từ thứ Ba đến hết thứ Tư và không được nghỉ bù vì rơi vào các ngày làm việc trong tuần. Cập nhật ngày 13/4/2024: Tuy nhiên, Thủ tướng đã đồng ý phương án nghỉ liên tiếp 5 ngày dịp lễ 30/4 -1/5/2024. Xem chi tiết tại: NÓNG: Thủ tướng đồng ý lịch nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4-1/5 năm 2024
NLĐ có được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị TNGT trên đường đi làm?
Trường hợp người lao động trên đường đi làm hoặc đường về, người lao động gặp tai nạn giao thông thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không? Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động như thế nào? Tai nạn lao động là gì? Theo Khoản 8 Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Tai nạn lao động được phân loại tai nạn lao động theo Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau: - Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Chết tại nơi xảy ra tai nạn; + Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu; + Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y; + Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích. - Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/12/tnld-phu-luc-II.doc ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP - Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định trên. Như vậy, tai nạn lao động là những tai nạn xảy ra trong quá trình lao động làm cho người lao động bị thương hoặc bị chết. NLĐ bị tai nạn giao thông trên đường đi làm có được hưởng chế độ tai nạn lao động? Theo Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây: - Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh; + Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; + Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; - Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015; - Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015. Như vậy, NLĐ nếu bị tai nạn giao thông trên đường đi làm trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý thì sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động. Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động? 1) Hồ sơ Theo Điều 57 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm: - Sổ bảo hiểm xã hội. - Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú. - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa. - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2) Thủ tục Theo Điều 59 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định: Bước 1: Nộp hồ sơ - Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định. - Theo đó, sau khi nhận đủ hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, người sử dụng lao động trong vòng 30 ngày đến cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong hồ sơ phải làm rõ các nội dung theo Điều 6 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH: Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gồm các tài liệu sau: + Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh, hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương. + Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của tòa án đối với những trường hợp mất tích. + Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/12/mau-pl2.doc + Văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về. Nội dung văn bản xác nhận tham khảo theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/12/mau-pl4.doc - Hồ sơ được lập thành 3 bộ, trong đó: + Người sử dụng lao động giữ một bộ. + Người lao động bị tai nạn lao động (hoặc thân nhân của người lao động bị chết do tai nạn lao động) giữ một bộ. + Một bộ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động. Bước 2: Trả kết quả Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, đối với trường hợp người bị tai nạn giao thông trên đường lao động ngoài các hồ sơ như người bị tai nạn lao động tại nơi làm việc thì còn phải có văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về từ UBND hoặc Công an cấp có thẩm quyền.
Anh hùng xa lộ là ai? Cụm từ “anh hùng xa lộ” mang ý nghĩa như thế nào?
Hiện nay mọi người thường sử dụng cụm từ anh hùng xa lộ rất nhiều, tuy nhiêu không phải ai cũng hiểu cụm từ này. Vậy thì anh hùng xa lộ là ai? Cụm từ “anh hùng xa lộ” mang ý nghĩa như thế nào? Anh hùng xa lộ là ai? Cụm từ “anh hùng xa lộ” mang ý nghĩa như thế nào? Anh hùng là những người có những hành động, phẩm chất đặc biệt và được mọi người tôn kính, ngưỡng mộ. Một số đặc điểm chung của anh hùng: - Có sức mạnh, khả năng đặc biệt về thể chất hoặc trí tuệ, kiến thức, kỹ năng - Hoàn thành các hành động phi thường hoặc đạt được những thành tích, chiến công hiển hách. - Trung thành với sự nghiệp, lý tưởng cao đẹp nào đó - Sẵn sàng hy sinh, vượt qua khó khăn thử thách vì lý tưởng hoặc lợi ích cộng đồng - Có đạo đức, ước mơ lý tưởng mang lại hạnh phúc, niềm hy vọng cho mọi người Xa lộ là đường lớn, rộng, thường phân đôi mỗi bên một chiều. Một đường giao thông công cộng chính yếu, thường thường và gần như luôn luôn là để chỉ các đường giao thông chính nhưng không nhất thiết là đường cao tốc. Theo nghĩa đen thì có thể hiểu “anh hùng xa lộ” là những người dũng cảm giúp đỡ người gặp nạn trên xa lộ, những người có hành động cao đẹp góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Cụm từ này thường được sử dụng để tôn vinh những cá nhân dũng cảm ngăn chặn hành vi cướp giật, tấn công, hoặc hỗ trợ người gặp tai nạn trên xa lộ. Theo nghĩa lóng thì anh hùng xa lộ có nghĩa là những người có tay lái khỏe, điêu luyện. Tuy nhiên, họ không tuân thủ pháp luật an toàn giao thông đường bộ, mà họ thích lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, phóng nhanh. Những người này thì có một cái tên khác là “dân tổ lái” luôn thích thể hiện bản thân. Họ có thể sử dụng bất cứ loại xe nào như xe máy, xe môtô… với nhiều kiểu dáng, phân khối khác nhau. Thế nhưng, điểm chung của họ là thích tốc độ, ưa mạo hiểm và dám làm liều. Anh hùng xa lộ không tuân thủ pháp luật gây tai nạn giao thông dẫn đến chết 03 người thì truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Căn cứ tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau: (1) Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: - Làm chết người; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. (2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: - Không có giấy phép lái xe theo quy định; - Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; - Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; - Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; - Làm chết 02 người; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. (3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: - Làm chết 03 người trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; - Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. (4) Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. (5) Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, theo quy định trên thì anh hùng xa lộ không tuân thủ pháp luật gây tai nạn giao thông dẫn đến chết 03 người thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Anh hùng xa lộ không tuân thủ pháp luật gây tai nạn giao thông dẫn đến chết 03 người có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Nếu anh hùng xa lộ vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả làm 03 người chết nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Ngoài ra nếu người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Vẫn có khả năng bị xử phạt sau khi đã tự thỏa thuận tai nạn giao thông?
Các bên thường tự thỏa thuận khi xảy ra TNGT, vậy có được phép làm việc này không? Tự thỏa thuận xong có bị xử lý theo pháp luật không? Quy trình xử lý TNGT gồm những gì? (1) Hai bên có được tự thỏa thuận sau khi xảy ra tai nạn giao thông không? Khi bước vào một dịp nghỉ lễ hay Tết Nguyên đán như sắp tới, mọi người thường có tâm lý “xả hơi” và thoải mái hơn so với thường ngày. Cũng chính vì thế mà số lượng TNGT gia tăng đáng kể vào mỗi dịp này. Và khi để xảy ra TNGT, để tránh những tranh chấp liên quan đến pháp luật, hai bên thường sẽ tự thỏa thuận với nhau về phương án giải quyết cũng như bồi thường thiệt hại. Mà tại Điều 584 Bộ Luật dân sự 2015 được hướng dẫn bởi Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP có quy định về các trường hợp sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: - Có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác; - Có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần; - Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm. Thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Thế nên, trường hợp nếu xảy ra TNGT người gây tai nạn nếu xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì phải bồi thường và hai bên có thể thỏa thuận về vấn đề bồi thường. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật tố tụng hình sự 2021 quy định các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại thì tội phạm liên quan đến giao thông không thuộc một trong các tội phạm khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Chính vì thế, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì việc bên bị hại bãi nại và không đề nghị khởi tố vụ án do hai bên đã thỏa thuận với nhau từ trước sẽ không có hiệu lực và vụ việc vẫn sẽ được giải quyết theo quy định. Như vậy, các bên chỉ có thể được tự thỏa thuận, dàn xếp với nhau khi vụ TNGT đó không có dấu hiệu tội phạm. (2) Tự thỏa thuận xong có bị xử lý theo pháp luật nữa không? Mặc dù đã tự thỏa thuận nhưng nếu người gây tai nạn giao thông vi phạm các quy định về an toàn giao thông thì vẫn sẽ bị truy cứu và xử lý theo quy định tùy theo mức độ vi phạm. Cụ thể như sau: - Phạt hành chính: theo quy định cụ thể tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP với các hành vi như: đi ngược chiều, lạng lách, quá tốc độ,... dẫn đến tai nạn. - Truy cứu trách nhiệm hình sự: người gây tai nạn do vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm theo Điều 260 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Bộ Luật hình sự năm 2017. Mức phạt sẽ được căn cứ dựa trên mức độ thiệt hại gây ra, bao gồm: + Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với các hành vi như: Làm chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên,... + Phạt tù từ 03 đến 05 năm đối với các trường hợp: làm chết 02 người, không có giấy phép lái xe theo quy định, tham gia giao thông trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác, bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn,... + Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với các trường hợp: làm chết 03 người trở lên, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên, gây thiệt hại về tài sản 1.5 tỷ đồng trở lên. (3) Tai nạn giao thông được xử lý theo quy trình như thế nào? Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về quy trình điều tra, giải quyết TNGT đường bộ của lực lượng CSGT thì một vụ TNGT sẽ được xử lý theo quy trình sau đây: - Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh (nguyên nhân, diễn biến của vụ tai nạn, xác định lỗi, hình thức xử phạt) đồng thời lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 15/TNĐB. Xem và tải về mẫu số 15/TNĐB tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/02/06/M%E1%BA%ABu%20s%C3%B4%CC%81%2015%20-%20TN%C4%90B.doc - Lập biên bản vi phạm hành chính (nếu có). Ngoài ra, trường hợp một trong các bên liên quan đến vụ TNGT vắng mặt có lý do chính đáng thì phải lập biên bản ghi nhận việc vắng mặt và hẹn thời gian đến giải quyết. - Báo cáo lên cấp trên, lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có). - Các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông sẽ tự thanh toán, giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Trường hợp các bên không tự thỏa thuận, hòa giải được các thiệt hại, đền bù cho đối phương,…thì phải lập biên bản với Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự cho cả hai bên. - Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết, cán bộ CSGT thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ đầy đủ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ TNGT cho các bên. - Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo TNGT, lưu hồ sơ theo quy định của Bộ Công an và pháp luật có liên quan. Để tổng kết lại, hai bên chỉ được phép tự thỏa thuận, dàn xếp TNGT khi không có dấu hiệu tội phạm. Trong trường hợp phát hiện vụ TNGT có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì hai bên không được phép tự thỏa thuận và vụ việc sẽ được xử lý theo quy định.
Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ tai nạn giẫm đạp tại khu du lịch đông người ngày Tết
Vừa qua, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh (KCB) cho người bệnh, đặc biệt là cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Cụ thể, Bộ Y tế có văn bản gửi các Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc về tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo đó, các cơ sở khám chữa bệnh cần thực hiện tốt việc bảo đảm thường trực 4 cấp: trực lãnh đạo, xử lý thông tin đường dây nóng; trực chuyên môn; trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ. Đồng thời phải niêm yết tại các khoa, phòng danh sách cán bộ trực dịp Tết. Phải có kế hoạch về phòng chống cháy nổ, thảm hoạ, tai nạn hàng loạt; phòng chống rét cho người bệnh; sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới, tham vấn về chuyên môn khi cần thiết. Các bệnh viện có nhiệm vụ tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh cho người bệnh. Dự trữ đủ thuốc, máu, dịch truyền và các phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh, đặc biệt là cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm. Bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ. Đặc biệt, nếu trái tuyến, trái chuyên khoa, cơ sở y tế cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác. Bộ Y tế cũng đề nghị các đơn vị tổ chức thăm hỏi và tổ chức đón Tết cho người bệnh còn điều trị tại bệnh viện trong dịp Tết. Trong đó, chú ý đối tượng người bệnh nghèo, người bệnh thuộc đối tượng chính sách, đặc biệt chú ý nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, giao tiếp, ứng xử ân cần, hòa nhã. Thực hiện đúng các quy định liên quan và các quy trình chuyên môn kỹ thuật. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng lưu ý các đơn vị cảnh báo người dân về các nguy cơ tai nạn hay gặp ngày Tết như: Tai nạn giẫm đạp tại các điểm du lịch tập trung đông người, tai nạn giao thông do rượu bia, đánh nhau do rượu bia, pháo nổ, vũ khí vật liệu nổ tự chế, ngộ độc thực phẩm. Các đơn vị có phương án cấp cứu ngoại viện để sẵn sàng đáp ứng tình huống xấu xảy ra. Bộ Y tế cho biết, Bộ sẽ tổ chức kiểm tra đột xuất công tác chuẩn bị và thực hiện thường trực của một số bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ và bệnh viện ở các địa phương trước và trong dịp Tết. Theo Đảng Cộng sản Việt Nam
Top 03 thói quen vào dịp Tết 2024 cần biết nếu không muốn bị phạt
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh vui xuân lành mạnh nhiều cá nhân, gia đình tổ chức vui chơi bằng nhiều hình thức khác nhau như đánh bài, bắn pháo,... Mà không biết rằng các hành động này vi phạm pháp luật. Do đó, bài viết này sẽ liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật ngày Tết để người dân cần tránh. 1. Uống rượu bia dịp Tết * Mức phạt xử dụng rượu bia khi tham gia giao thông Theo thống kê nhiều vấn đề vi phạm phát sinh đa phần đều đến từ việc sử dụng rượu, bia như gây tai nạn giao thông, gây mất trật tự công cộng,... Nhất là dịp tết nguyên đán, tỷ lệ sử dụng rượu bia sẽ tăng rất cao. Mức nồng độ cồn Mức phạt Phạt tiền Phạt bổ sung Đối với ô tô ≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở 06 - 08 triệu đồng (Điểm c khoản 6 Điều 5) Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng (Điểm e khoản 11 Điều 5) > 50 - 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở 16 - 18 triệu đồng (Điểm c khoản 8 Điều 5) Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng (Điểm g khoản 11 Điều 5) > 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở 30 - 40 triệu đồng (Điểm a khoản 10 Điều 5) Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (Điểm h khoản 11 Điều 5) Đối với xe máy ≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở 02 - 03 triệu đồng (Điểm c khoản 6 Điều 6) Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng (Điểm đ khoản 10 Điều 6) > 50 - 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở 04 - 05 triệu đồng (Điểm c khoản 7 Điều 6) Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng (Điểm e khoản 10 Điều 6) > 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở 06 - 08 triệu đồng (Điểm e khoản 8 Điều 6) Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (Điểm g khoản 10 Điều 6) (Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) * Mức phạt sử dụng rượu, bia gây mất trật tự công cộng Trường hợp này không ít người chủ quan từ tác hại sau khi say có thể dẫn đến đánh nhau do đó có thể bị phạt từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng. (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) 2. Chơi đánh bài, chơi bầu cua, đá gà trong dịp Tết Dịp Tết là thời điểm nhiều gia đình tụ họp lại gặp mặt, do đó chơi bài là điều không thể thiếu ở nhiều gia đình, tuy nhiên pháp luật không nghiêm cấm việc chơi bài và các hình thức khác nhưng không được phép cá cược dù dưới bất kỳ hình thức nào. Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; - Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; - Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác. Từ các quy định trên thì việc chơi đánh bài, chơi bầu cua, đá gà,.. có thể bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng. Đồng thời, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Đối với trường hợp lợi dụng việc vui chơi ngày Tết mà cố tình chơi đánh bài, cá cược dưới các hình thức khác nhau với số tiền lớn hay tái phạm nhiều lần thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội đánh bạc tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 với mức truy cứu lên đến 07 năm tù. 3. Bắn pháo hoa, pháo nổ trái phép trọng dịp Tết Một thói quen khác mà nhiều người, nhiều nhà dù biết bị phạt nhưng vẫn cố tình thực hiện, đó chính là bắn pháo hoa, pháo nổ tại nhà. Đây là hình thức nguy hiểm do đó pháp luật quy định cấm vì có thể dẫn đến cháy nổ. Cụ thể, tại điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nếu cố tình sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép, người dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 05 triệu đồng đến 10 đồng và bị tịch thu tang vật. Tuy nhiên, theo truyền thống từ xưa nay thì Tết phải có pháo hoa mới gọi là Tết do đó pháp luật cũng cho phép người dân sử dụng pháo hoa nhưng phải được mua loại pháo được cấp phép của Bộ Quốc phòng Người dân có thể đặt mua pháo hoa theo địa chỉ TẠI ĐÂY
Cố ý điều khiển xe ô tô chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn có phạm tội giết người?
Sau khi gây ra tai nạn giao thông, bị cáo tiếp tục điều khiển xe chèn lên người bị hại dẫn đến hậu quả chết người thì bị cáo có bị truy cứu TNHS về tội giết người? Tìm hiểu nội dung án lệ số 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn giao thông (được ban hành kèm theo Quyết định 50/QĐ-CA năm 2020 về công bố án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành). Tóm tắt nội dung vụ việc: Theo Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và diễn biến tại phiên tòa thì nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Khoảng 16 giờ 00 phút ngày 31-5-2016, Phan Đình Q có giấy phép lái xe hạng C điều khiển xe ôtô tải (BKS 38C-073.05) loại xe cótrọng tải 06 tấn đi trên đường quốc lộ1A, theo hướng từ xã Đ đến xã T, đi cùng chiều với Q có xe máy điện (BKS 38MĐ1-218.54) do em Hoàng Đức P điều khiển đang đi trên phần đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ. Khi Q điều khiển xe ô tô đi đến Km 584 Quốc lộ 1A thuộc xã T, huyện A (đoạn giao nhau với xã T) thì bất ngờ Q điều khiển xe ô tô chuyển hướng rẽ phải đi vào đường liên xã theo hướng đến Ủy ban nhân dân xã T, cùng lúc này em Hoàng Đức P cũng vừa đi đến. Do Q điều khiển xe chuyển hướng, nhưng lại không quan sát kỹ nên xe ô tô của Q đã va chạm gây ra tai nạn đối với xe máy điện do em P điều khiển, làm phần khung kim loại bảo vệ bình hơi phía bên phải xe ô tô va chạm với xe máy điện của em P, làm xe máy điện của em P bị cuốn vào gầm xe ô tô. Sau khi xảy ra va chạm thì Q liền dừng xe lại, nhảy xuống khỏi xe rồi đi vòng ra sau phía bên phụ xe ô tô để kiểm tra thì nhìn thấy có một người nằm dưới gầm xe ô tô, đầu hướng về cổng chào xã T, còn chân thì hướng quốc lộ1A, tay phải nằm vắt ra ngoài, bánh phía sau bên phụ của ô tô đè lên phần vai, gáy của em P, phần mặt bên trái của P tiếp xúc với mặt đường. Sau khi thấy em P bị tai nạn nằm ở tư thế bị chèn ở phía trước của hàng bánh sau xe ô tô, Q đứng quan sát được khoảng gần một phút, rồi lên xe cài số 1 để tiếp tục cho xe chạy tiến lên và xe ô tô của Q đè qua đầu nạn nhân, làm cho nạn nhân bị vỡ sọ não và tử vong. [....] Nhận định của Tòa án: [1] Trong quá trình điều tra vụ án của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh, cũng như lời khai của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh và tại phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thì bị cáo Phan Đình Q đều thừa nhận bị cáo là người đã gây nên cái chết đối với em Hoàng Đức P vào hồi khoảng 16 giờ ngày 31-5-2016 tại Km 584 Quốc lộ 1A thuộc địa phận xã T, huyện A, tỉnh Hà Tĩnh khi bị cáo đang điều khiển xe ô tô rẽ vào đường theo hướng đi đến Ủy ban nhân dân xã T. Mặc dù, bị cáo Q khai nhận như vậy, nhưng bị cáo lại cho rằng hành vi phạm tội của bị cáo chỉ phạm vào tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” chứ không phạm tội “Giết người”, bởi vì: Tuy bị cáo là người lái xe ô tô đè qua đầu cháu P, nhưng do bị cáo luống cuống, đã cài nhầm số mà lẽ ra bị cáo lùi xe, thì bị cáo lại cho xe đi thẳng, bị cáo không muốn nạn nhân chết. [2] Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy: Trong khi đang điều khiển xe ô tô phát hiện có việc va chạm, xảy ra tai nạn giao thông thì Q đã dừng xe lại để xuống kiểm tra, khi Q nhìn thấy có một nạn nhân (sau này biết đó là em Hoàng Đức P) đang nằm ở phía trước hàng bánh phía sau xe ô tô về phía bên phải thì Q đã lên xe, điều khiển cho xe ô tô đi thẳng, nên hàng bánh sau xe ô tô của Q đã đè lên đầu, làm em P chết ngay tại chỗ. [3] Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, như lời khai của người làm chứng gồm: bà Dương Thị H, anh Nguyễn Xuân H, chị Phạm Thị T, anh Hoàng Khánh C; cũng như Sơ đồ hiện trường, Biên bản khám nghiệm tử thi, Kết luận giám định pháp y và đặc biệt là căn cứ vào chính lời khai của bị cáo Q ở giai đoạn ban đầu điều tra vụ án thì thấy: Trong quá trình điều tra vụ án của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh, cũng như tại phiên tòa của Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh và tại phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thì bị cáo đã khai: “Khi xuống kiểm tra thì tôi không chắc chắn nạn nhân đang nằm dưới gầm xe ô tô là còn sống,hay đã chết, vì thực tế lúc đó tôi cũng chưa có căn cứ để xác định được là nạn nhân đã chết, hay còn sống” (Bút lục 75); bị cáo Q còn khai là mặc dù lúc đó bị cáo nhận thức được cho xe tiến lên, hay lùi lại thì cũng đều là rất nguy hiểm, vì nếu lùi xe thìthế nào bánh trước cũng sẽ tiếp tục đè lên người nạn nhân (Bút lục 64, 65, 69). [4] Lời khai của bị cáo Phan Đình Q còn thể hiện: Khi xuống kiểm tra tôi thấy nạn nhân nằm sát về phía trước của hàng bánh sau xe ô tô, bánh xe ô tô chưa đè hẳn lên đầu người đó, bị cáo mới chỉ nhìn thấy nạn nhân đó nằm bất động về phía trước bánh xe ô tô ở hàng bánh sau phía bên phải (Bút lục 61, 68, 85, 354, 356). Ngoài ra, bị cáo Q còn có nhiều lời khai khác: Mặc dù bị cáo nhận thức được lúc đó cho xe ô tô lùi lại, hay tiến lên thì cũng đều đè qua người nạn nhân và tôi nhận thức được như vậy, nhưng tôi vẫn chấp nhận cứ cho xe đè qua người nạn nhân (Bút lục 58, 61, 64, 65, 69). [5] Như vậy, mặc dù bị cáo Q kháng cáo cho rằng: Hành vi phạm tội của bị cáo không phạm tội “Giết người”nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm có đủ căn cứ để khẳng định: Bị cáo Q đã có hành vi phạm tội “Giết người”như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh là hoàn toàn có căn cứ pháp luật. Việc bị cáo Q luôn thay đổi lời khai và không nhận đã phạm tội “Giết người” là chỉ để trốn tránh trách nhiệm hình sự trước pháp luật về tội nặng hơn tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” mà thôi; do đó, Tòa án cấp phúc thẩm không có căn cứ pháp luật để chấp nhận nội dung kháng cáo của bị cáo, mà cần phải giữ nguyên tội danh “Giết người”đối với bị cáo như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm khẳng định: bị cáo Q không bị kết án sai tội danh như nội dung đơn kháng cáo của bị cáo và lời khai của bị cáo tại phiên tòa, cũng như bào chữa của luật sư cho bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. [6] Xét nội dung kháng nghị phúc thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Hội đồng xét xử phúc thẩm, thấy: Nguyên nhân xảy ra vụ án là do bị cáo thiếu chú ý quan sát trong khi điều khiển xe ô tô, nên đã gây ra tai nạn, làm em P bị cuốn nằm dưới xe ô tô của bị cáo. Sau khi phát hiện đã va chạm với người tham gia giao thông, thì bị cáo đã dừng xe để xuống kiểm tra, khi xuống kiểm tra thấy có người nằm ngay sát bánh xe ô tô thì bị cáo không tìm cách xử lý mà lại điều khiển cho xe tiếp tục đi thẳng, mặc dù bị cáo đã nhiều lần khai nhận là kể cả việc bị cáo cho xe đi thẳng, hay lùi lại thì đều rất nguy hiểm, nhưng lúc đó bị cáo cứ cho xe tiến lên, hậu quả là em Hoàng Đức P bị xe ô tô đè lên làm vỡ hộp sọ và chết ngay tại chỗ. [7] Xét hành vi phạm tội của bị cáo Phan Đình Q không thuộc trường hợp có tính chất côn đồ và cũng không thuộc trường hợp phạm tội có tính chất man rợ như nội dung kháng nghị, cũng như quan điểm của Kiểm sát viên tại phiên tòa, mà Hội đồng xét xử thấy bị cáo chỉ phạm tội theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự, như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; do đó, không có căn cứ để chấp nhận nội dung kháng nghị về việc áp dụng khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự để xét xử đối với bị cáo. Về nội dung đề nghị tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo Q thì Hội đồng xét xử thấy: Sau khi xuống xe để kiểm tra, thấy bánh xe ô tô phía sau bên phải đè sát vào phần cổ, gáy của nạn nhân và mặc dù lúc này bị cáo chưa có căn cứ để nói rằng nạn nhân đã chết, nhưng bị cáo vẫn điều khiển xe đi tiếp, dẫn đến nạn nhân bị chết sau khi xe tiến lên. Hơn nữa, trong quá trình điều tra vụ án bị cáo lại không thành khẩn nhận tội là thể hiện coi thường pháp luật, trong khi người bị hại không có lỗi gì và lúc này thì tính nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân đang ở mức rất nguy hiểm, mà bị cáo vẫn lái xe đè qua người nạn nhân là điều không thể chấp nhận được đối với bị cáo; Hội đồng xét xử thấy hoàn toàn có căn cứ để chấp nhận xử tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo, có như vậy thì mới tương xứng với tính chất –mức độ do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra và mới đảm bảo được tính răn đe phòng ngừa tội phạm chung vì mức hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt đối với bị cáo Q 12 (mười hai) năm tù là còn quá nhẹ, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân địa phương nơi xảy ra vụ án. [...] Nội dung của Án lệ: “[2] Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy: Trong khi đang điều khiển xe ô tô phát hiện có việc va chạm, xảy ra tai nạn giao thông thì Q đã dừng xe lại để xuống kiểm tra, khi Q nhìn thấy có một nạn nhân (sau này biết đó là em Hoàng Đức P) đang nằm ở phía trước hàng bánh phía sau xe ô tô về phía bên phải thì Q đã lên xe, điều khiển cho xe ô tô đi thẳng, nên hàng bánh sau xe ô tô của Q đã đè lên đầu, làm em P chết ngay tại chỗ. [3] Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, như lời khai của người làm chứng gồm: bà Dương Thị H, anh Nguyễn Xuân H, chị Phạm Thị T, anh Hoàng Khánh C; cũng như Sơ đồ hiện trường, Biên bản khám nghiệm tử thi, Kết luận giám định pháp y và đặc biệt là căn cứ vào chính lời khai của bị cáo Q ở giai đoạn ban đầu điều tra vụ án thì thấy: Trong quá trình điều tra vụ án của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh, cũng như tại phiên tòa của Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh và tại phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thì bị cáo đã khai: “Khi xuống kiểm tra thì tôi không chắc chắn nạn nhân đang nằm dưới gầm xe ô tô là còn sống, hay đã chết, vì thực tế lúc đó tôi cũng chưa có căn cứ để xác định được là nạn nhân đã chết, hay còn sống” (Bút lục 75); bị cáo Q còn khai là mặc dù lúc đó bị cáo nhận thức được cho xe tiến lên, hay lùi lại thì cũng đều là rất nguy hiểm, vì nếu lùi xe thì thế nào bánh trước cũng sẽ tiếp tục đè lên người nạn nhân (Bút lục 64, 65, 69). [4] Lời khai của bị cáo Phan Đình Q còn thể hiện: Khi xuống kiểm tra tôi thấy nạn nhân nằm sát về phía trước của hàng bánh sau xe ô tô, bánh xe ô tô chưa đè hẳn lên đầu người đó, bị cáo mới chỉ nhìn thấy nạn nhân đó nằm bất động về phía trước bánh xe ô tô ở hàng bánh sau phía bên phải (Bút lục 61, 68, 85, 354, 356). Ngoài ra, bị cáo Q còn có nhiều lời khai khác: Mặc dù bị cáo nhận thức được lúc đó cho xe ô tô lùi lại, hay tiến lên thì cũng đều đè qua người nạn nhân và tôi nhận thức được như vậy, nhưng tôi vẫn chấp nhận cứ cho xe đè qua người nạn nhân (Bút lục 58, 61, 64, 65, 69). [5] Như vậy, mặc dù bị cáo Q kháng cáo cho rằng: Hành vi phạm tội của bị cáo không phạm tội “Giết người” nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm có đủ căn cứ để khẳng định: Bị cáo Q đã có hành vi phạm tội “Giết người” như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh là hoàn toàn có căn cứ pháp luật. Việc bị cáo Q luôn thay đổi lời khai và không nhận đã phạm tội “Giết người” là chỉ để trốn tránh trách nhiệm hình sự trước pháp luật về tội nặng hơn tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” mà thôi; do đó, Tòa án cấp phúc thẩm không có căn cứ pháp luật để chấp nhận nội dung kháng cáo của bị cáo, mà cần phải giữ nguyên tội danh “Giết người” đối với bị cáo như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm khẳng định: bị cáo Q không bị kết án sai tội danh như nội dung đơn kháng cáo của bị cáo và lời khai của bị cáo tại phiên tòa, cũng như bào chữa của luật sư cho bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm”. Như vậy, trường hợp sau khi gây ra tai nạn giao thông cho bị hại, bị cáo dừng xe xuống kiểm tra thấy bị hại nằm dưới gầm xe ô tô, không xác định được bị hại còn sống hay đã chết, bị cáo tiếp tục điều khiển xe chèn lên người bị hại và hậu quả là bị hại chết. Theo nội dung án lệ trên, trường hợp này bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người”.
Người dân phơi thóc lúa ngoài đường dẫn đến tai nạn giao thông chết người có bị phạt tù hay không?
Người dân phơi thóc lúa ngoài đường dẫn đến tai nạn giao thông chết người có bị phạt tù hay không? Người cao tuổi phạm tội trong trường hợp này có được giảm án hay không? Người dân phơi thóc lúa ngoài đường dẫn đến tai nạn giao thông chết người có bị phạt tù hay không? Theo Điều 261 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 73 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội cản trở giao thông đường bộ như sau: - Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép công trình giao thông đường bộ; đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm; + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: + Làm chết 03 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. - Cản trở giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm. Như vậy, người dân phơi thóc lúa ngoài đường dẫn đến tai nạn giao thông chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù như sau: - Phạt Tù từ 06 tháng đến 03 năm trong các trường hợp làm chết người; - Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp làm chết 02 người; - Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp làm chết 03 người trở lên. Người phơi thóc lúa ngoài đường gây tai nạn giao thông chết người là người cao tuổi có được giảm án? Theo khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trường hợp người phơi thóc lúa ngoài đường gây tai nạn giao thông chết người là người đủ 70 tuổi trở lên thì có thể xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tóm lại, người dân phơi thóc lúa ngoài đường dẫn đến tai nạn giao thông chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù như sau: - Phạt Tù từ 06 tháng đến 03 năm trong các trường hợp làm chết người; - Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp làm chết 02 người; - Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp làm chết 03 người trở lên.
Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào?
Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào? Các khoản chi phí được hỗ trợ gồm những gì? Có bao gồm tiền lương, tiền viện phí khi bị tai nạn giao thông hay không? Tai nạn trên đường đi làm về có phải là tai nạn lao động? Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 đề cập bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý thì vẫn xem đây là tai nạn lao động. Tuy nhiên, trường hợp bị tai nạn lao động mà do những nguyên nhân như: - Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; - Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; - Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật. Thì những trường hợp này sẽ không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động là tai nạn giao thông Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 đề cập trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này. Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 có đề cập trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: + Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng; + Nội dung quy định tại khoản 4 Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau: - Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; - Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Người sử dụng lao động có phải trả viện phí, tiền lương trong trường hợp này hay không? Theo hướng dẫn tại Công văn 2704/LĐTBXH-ATLĐ 2019 thanh toán chi phí y tế và tiền lương trong tai nạn giao thông do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có đề cập: - Để có cơ sở giải quyết chế độ tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở cần căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động. Căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn nêu trên, trường hợp xác định người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động. Luật An toàn, vệ sinh lao động không quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải chi trả chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị tại trường hợp tai nạn nêu trên. Như vậy có thể thấy đối với khoản tiền chi trả chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị tại trường hợp tai nạn này không bắt buộc người sử dụng lao động phải trả.
06 nhiệm vụ trọng tâm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới
Ngày 21/9/2023 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 149/NQ-CP năm 2023 Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới. Cụ thể, nhằm thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 Chính phủ ban hành 06 nhiệm vụ trọng tâm thực hiện đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới như sau: (1) Thực hiện nghiêm đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: - Tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, kiên trì xây dựng văn hoá chấp hành pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông; tiếp tục giảm tai nạn giao thông, hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông và được xác định rõ trong chương trình công tác hằng năm và dài hạn của các bộ, ngành, địa phương. - Siết chặt trật tự, kỷ cương, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của người tham gia giao thông và người làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông. Kịp thời khởi tố các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm, điều tra, xử lý nghiêm minh; đồng thời xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông để có giải pháp phòng ngừa hiệu quả. - Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, tác động vào quá trình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của các cơ quan chức năng. - Thay đổi tư duy, nhận thức, phương pháp, cách làm mới, quyết liệt hơn trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Xác định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là thành tố quan trọng trong bảo đảm an ninh con người, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của đất nước. (2) Phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông: - Tập trung rà soát, hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật về giao thông theo hướng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ. - Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ phạm vi quản lý nhà nước giữa các bộ, ngành với chính quyền địa phương, giữa trách nhiệm tập thể với trách nhiệm cá nhân; thực hiện nghiêm công tác quản lý nhà nước, khắc phục tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý. Xây dựng cơ chế, chính sách huy động, sử dụng các nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Các chủ trương đầu tư làm phát sinh gia tăng nhu cầu giao thông lớn phải có đánh giá tác động về trật tự, an toàn giao thông. (3) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ về an toàn giao thông Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: - Đa dạng hoá nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng. Đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy pháp luật về giao thông trong trường học, nội dung tuyên truyền phải có chiều sâu, tác động mạnh mẽ đến tâm lý, ý thức của người tham gia giao thông, quyết tâm hình thành thói quen, văn hóa chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan, đoàn thể giáo dục cho thanh, thiếu nhi ý thức chấp hành pháp luật và hành vi văn hoá trong tham gia giao thông. - Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong đó nhấn mạnh yêu cầu tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tích cực, chủ động phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật giao thông, xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, vận động với giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật. (4) Tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông: - Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch kết nối đồng bộ hệ thống giao thông trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. - Lồng ghép nội dung về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành liên quan đến giao thông bảo đảm khả thi, an toàn, phù hợp với thực tiễn và thực hiện nghiêm quy hoạch được phê duyệt. - Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nước, quốc tế để đầu tư xây dựng, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông. - Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, các tuyến giao thông huyết mạch, đường vành đai, các trục giao thông hướng tâm, hệ thống đường cao tốc, tàu cao tốc. - Kết nối có hiệu quả các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường biển, đường hàng không để giảm áp lực cho giao thông đường bộ. - Đầu tư nâng cấp bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông đối với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nhất là mạng lưới quốc lộ tại khu vực miền núi Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. - Đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông. Hiện đại hoá trung tâm giám sát, điều hành giao thông, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu về giao thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Cải cách thủ tục hành chính và đổi mới mạnh mẽ phương thức tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông. - Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nhất là những nước phát triển, những nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, vận dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển, quản lý, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. (5) Hạn chế dần phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: - Đổi mới, nâng cao chất lượng đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép điều khiển phương tiện giao thông, bảo đảm phương tiện tham gia giao thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, người điều khiển phương tiện phải hiểu biết đầy đủ pháp luật, có đủ kỹ năng tham gia giao thông. Quản lý chặt chẽ việc cấp biển số phương tiện giao thông; nghiên cứu, hoàn thiện quy định quản lý nhà nước đối với biển số phương tiện giao thông. - Tăng cường quản lý hoạt động vận tải, ưu tiên đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng, chuyển đổi sang các phương tiện giao thông xanh gắn với lộ trình hạn chế dần phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn. Tổ chức giao thông hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng, thực hiện nghiêm quy định về quản lý hành lang an toàn giao thông; thường xuyên rà soát, phát hiện, khắc phục kịp thời hạn chế, bất cập trong tổ chức giao thông và "điểm đen" trên các tuyến giao thông. - Kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ trung ương đến địa phương theo hướng thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Thường xuyên đánh giá, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức phối hợp liên ngành trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. - Quan tâm đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện và các điều kiện bảo đảm phục vụ công tác cho các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng lực lượng chuyên trách, các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. (6) Hà Nội và TPHCM cần điều chỉnh giờ làm việc, học tập của người dân tránh ùn tắc giao thông Khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: - Thực hiện nghiêm, bảo đảm tiến độ quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông vận tải. - Quan tâm phát triển hệ thống công trình giao thông ngầm, giao thông trên cao, giao thông kết nối và lộ trình di dời trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, bệnh viện lớn, khu sản xuất công nghiệp... ra ngoài khu vực trung tâm thành phố theo quy hoạch. - Tập trung nguồn lực phát triển vận tải hành khách công cộng, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút ngày càng nhiều sự tham gia của người dân. - Tăng cường quản lý trật tự đô thị; nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu về bến bãi, điểm đỗ phương tiện giao thông, có giải pháp sắp xếp giờ làm việc, học tập, kinh doanh phù hợp, góp phần giảm ùn tắc giao thông. Xem thêm Nghị quyết 149/NQ-CP năm 2023 có hiệu lực từ ngày 21/9/2023.