Cơ sở kinh doanh có bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC
Hiện nay, các cơ sở kinh doanh dịch vụ như karaoke, vũ trường, quán bar và các cơ sở dịch vụ động người trong một khu vực phải đáp ứng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo an toàn về PCCC. Vậy có phải bắt buộc áp dụng toàn bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC thì mới được kinh doanh? 1. Tiêu chuẩn, quy chuẩn trong hoạt động PCCC là gì? - Tại khoản 1 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 có quy định Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Lưu ý: Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. - Bên cạnh đó khoản 2 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 có giải thích Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. 2. Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn thực hiện ra sao? Căn cứ Điều 23, Điều 38 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 về việc thực hiện nguyên tắc, phương thức áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn được quy định như sau: - Tiêu chuẩn: + Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện. Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật. + Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn. - Quy chuẩn kỹ thuật: + Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác. + Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp. 3. Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong PCCC có bắt buộc không? Căn cứ Điều 8 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 (sửa đổi bởi Luật Phòng cháy chữa cháy 2013) về việc ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC đối với các đối tượng phải áp dụng như sau: - Hoạt động PCCC phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật sau khi thống nhất với Bộ Công an đối với các quy định về PCCC. - Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng và công bố các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở về PCCC sau khi thống nhất với Bộ Công an. - Áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về PCCC: + Tiêu chuẩn quốc gia về PCCC được áp dụng bắt buộc. + Tiêu chuẩn về PCCC phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về PCCC. + Bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng. - Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về PCCC được áp dụng tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây: + Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. + Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định an toàn về PCCC cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam hoặc phù hợp với yêu cầu thực tế của Việt Nam và được Bộ Công an chấp thuận bằng văn bản. - Đối với yêu cầu về PCCC mà chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy. Như vậy, cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí hoặc các cơ sở kinh doanh khác mà có yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, phương tiện đảm bảo về PCCC là phải bắt buộc hiện, trường hợp sai quy định trên tùy trường hợp cụ thể có thể bị phạt hành chính.
Các yêu cầu đặt ra khi kinh doanh bánh trung thu tự làm
1. Đáp ứng được chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu Theo Quyết định số 2169/QĐ-BKHCN thì bánh trung phải đáp ứng các chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào TCVN 12940:2020 đối với bánh nướng và TCVN 12941:2020 đối với bánh dẻo. Các tiêu chí cơ bản gồm: - Yêu cầu kỹ thuật: Thành phần nguyên liệu; yêu cầu cảm quan; yêu cầu về lý – hóa; - Phụ gia thực phẩm; - Yêu cầu về an toàn thực phẩm: Giới hạn tối đa kim loại nặng; giới hạn tối đa độc tố vi nấm; giới hạn vi sinh vật; - Phương pháp thử; - Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản. 2. Thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định: Điều 4. Tự công bố sản phẩm 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này. Như vậy, cơ sở kinh doanh bánh trung thu tự làm phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm đối với bánh trung thu đã qua chế biến. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bánh trung thu: - Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP; - Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm bánh trung thu trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. Trình tự công bố sản phẩm bánh trung thu: Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) thì việc tự công bố sản phẩm bánh trung thu được thực hiện theo trình tự sau: - Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm bánh trung thu trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm; - Nếu chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm bánh trung thu tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận; - Ngay sau khi tự công bố sản phẩm bánh trung thu, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó. Lưu ý: - Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một loại bánh trung thu thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn; - Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó; - Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố; - Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Cơ sở kinh doanh có bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC
Hiện nay, các cơ sở kinh doanh dịch vụ như karaoke, vũ trường, quán bar và các cơ sở dịch vụ động người trong một khu vực phải đáp ứng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo an toàn về PCCC. Vậy có phải bắt buộc áp dụng toàn bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC thì mới được kinh doanh? 1. Tiêu chuẩn, quy chuẩn trong hoạt động PCCC là gì? - Tại khoản 1 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 có quy định Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Lưu ý: Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. - Bên cạnh đó khoản 2 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 có giải thích Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. 2. Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn thực hiện ra sao? Căn cứ Điều 23, Điều 38 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 về việc thực hiện nguyên tắc, phương thức áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn được quy định như sau: - Tiêu chuẩn: + Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện. Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật. + Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn. - Quy chuẩn kỹ thuật: + Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác. + Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp. 3. Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong PCCC có bắt buộc không? Căn cứ Điều 8 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 (sửa đổi bởi Luật Phòng cháy chữa cháy 2013) về việc ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC đối với các đối tượng phải áp dụng như sau: - Hoạt động PCCC phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật sau khi thống nhất với Bộ Công an đối với các quy định về PCCC. - Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng và công bố các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở về PCCC sau khi thống nhất với Bộ Công an. - Áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về PCCC: + Tiêu chuẩn quốc gia về PCCC được áp dụng bắt buộc. + Tiêu chuẩn về PCCC phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về PCCC. + Bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng. - Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về PCCC được áp dụng tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây: + Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. + Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định an toàn về PCCC cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam hoặc phù hợp với yêu cầu thực tế của Việt Nam và được Bộ Công an chấp thuận bằng văn bản. - Đối với yêu cầu về PCCC mà chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy. Như vậy, cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí hoặc các cơ sở kinh doanh khác mà có yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, phương tiện đảm bảo về PCCC là phải bắt buộc hiện, trường hợp sai quy định trên tùy trường hợp cụ thể có thể bị phạt hành chính.
Các yêu cầu đặt ra khi kinh doanh bánh trung thu tự làm
1. Đáp ứng được chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu Theo Quyết định số 2169/QĐ-BKHCN thì bánh trung phải đáp ứng các chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào TCVN 12940:2020 đối với bánh nướng và TCVN 12941:2020 đối với bánh dẻo. Các tiêu chí cơ bản gồm: - Yêu cầu kỹ thuật: Thành phần nguyên liệu; yêu cầu cảm quan; yêu cầu về lý – hóa; - Phụ gia thực phẩm; - Yêu cầu về an toàn thực phẩm: Giới hạn tối đa kim loại nặng; giới hạn tối đa độc tố vi nấm; giới hạn vi sinh vật; - Phương pháp thử; - Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản. 2. Thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định: Điều 4. Tự công bố sản phẩm 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này. Như vậy, cơ sở kinh doanh bánh trung thu tự làm phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm đối với bánh trung thu đã qua chế biến. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bánh trung thu: - Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP; - Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm bánh trung thu trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. Trình tự công bố sản phẩm bánh trung thu: Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) thì việc tự công bố sản phẩm bánh trung thu được thực hiện theo trình tự sau: - Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm bánh trung thu trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm; - Nếu chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm bánh trung thu tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận; - Ngay sau khi tự công bố sản phẩm bánh trung thu, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó. Lưu ý: - Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một loại bánh trung thu thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn; - Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó; - Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố; - Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.