Quy định khai tử cho người không có hộ khẩu hiện nay
Khai tử là gì? Khai tử là khai báo cho người mới chết (theo Từ điển tiếng Việt). Dưới góc độ pháp lý, khai tử là thủ tục pháp lí nhằm xác nhận sự kiện một người đã qua đời và xác định sự chấm dứt các quan hệ pháp luật của người đó, đồng thời, là phương tiện để Nhà nước theo dõi biến động dân số của mình. Khi một người qua đời, người thân phải làm thủ tục đăng ký khai tử và kết quả của thủ tục này là Giấy khai tử. Vậy giấy khai tử là gì? Giấy khai tử hay thường được gọi là Giấy chứng tử là một loại giấy tờ hộ tịch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho vợ, chồng, cha, mẹ, con hoặc người thân thích khác nhằm xác nhận một người đã chết. Về mặt pháp luật, giấy khai tử là căn cứ pháp lý được dùng trong các trường hợp sau: - Xác định thời điểm mở thừa kế, hàng thừa kế; - Giải quyết chế độ tử tuất; - Xác định tài sản chung vợ chồng; - Xác nhận tình trạng hôn nhân khi muốn đăng ký kết hôn với người khác; … Khai tử cho người không có hộ khẩu được quy định ra sao? Căn cứ quy định tại Điều 32 Luật hộ tịch 2014 thì: “Điều 32. Thẩm quyền đăng ký khai tử Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.” Bên cạnh đó, Điểm đ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: “Điều 4: Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử 2. Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài. Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp: đ) Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.” Như vậy, cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử là Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết, nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì sẽ do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể.
Quy định khai tử cho người không có hộ khẩu hiện nay
Khai tử là gì? Khai tử là khai báo cho người mới chết (theo Từ điển tiếng Việt). Dưới góc độ pháp lý, khai tử là thủ tục pháp lí nhằm xác nhận sự kiện một người đã qua đời và xác định sự chấm dứt các quan hệ pháp luật của người đó, đồng thời, là phương tiện để Nhà nước theo dõi biến động dân số của mình. Khi một người qua đời, người thân phải làm thủ tục đăng ký khai tử và kết quả của thủ tục này là Giấy khai tử. Vậy giấy khai tử là gì? Giấy khai tử hay thường được gọi là Giấy chứng tử là một loại giấy tờ hộ tịch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho vợ, chồng, cha, mẹ, con hoặc người thân thích khác nhằm xác nhận một người đã chết. Về mặt pháp luật, giấy khai tử là căn cứ pháp lý được dùng trong các trường hợp sau: - Xác định thời điểm mở thừa kế, hàng thừa kế; - Giải quyết chế độ tử tuất; - Xác định tài sản chung vợ chồng; - Xác nhận tình trạng hôn nhân khi muốn đăng ký kết hôn với người khác; … Khai tử cho người không có hộ khẩu được quy định ra sao? Căn cứ quy định tại Điều 32 Luật hộ tịch 2014 thì: “Điều 32. Thẩm quyền đăng ký khai tử Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.” Bên cạnh đó, Điểm đ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: “Điều 4: Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử 2. Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài. Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp: đ) Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.” Như vậy, cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử là Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết, nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì sẽ do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể.