Hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
Đây là nội dung tại Thông tư 04/2022/TT-BXD quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Theo đó, hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được quy định như sau: 1. Hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn - Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm: + Quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng hoặc xây dựng mới Trung tâm xã. + Quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng thôn, bản, ấp hoặc xây dựng các khu dân cư mới và khu tái định cư. + Quy hoạch chi tiết khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn và khu chức năng khác trên địa bàn xã. - Về thành phần bản vẽ gồm có: Sơ đồ vị trí, mối liên hệ khu vực; bản đồ ranh giới phạm vi lập quy hoạch theo tỷ lệ thích hợp. - Thuyết minh về các nội dung liên quan đến nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm: + Nêu lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch. + Vị trí, phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch; quy mô dân số (nếu có). + Các yêu cầu trong quá trình lập đồ án: Đánh giá điều kiên tự nhiên, hiện trạng khu vực lập quy hoạch; tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan công trình công cộng, xây mới nhà ở, cây xanh; các vùng hạn chế xây dựng, vùng cấm xây dựng, vùng bảo tồn, quản lý công trình kiến trúc có giá trị (theo Luật Kiến trúc năm 2019); … + Danh mục, số lượng hồ sơ, tiến độ thực hiện; xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch. Tổng dự toán chi phí lập quy hoạch. - Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn. 2. Hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn - Về thành phần bản vẽ trong hồ sơ được quy định như sau: + Sơ đồ vị trí, ranh giới khu vực lập quy hoạch (Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000). + Bản đồ hiện trạng tổng hợp: Đánh giá hiện trạng kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và đánh giá đất xây dựng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500. + Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất (Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500). + Sơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan (Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500). + Bản đồ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật (Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500). + Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật (Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500). + Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật, các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật (Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500). - Thuyết minh về các nội dung liên quan đến đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm: + Nêu lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch. + Vị trí, phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch; quy mô dân số (nếu có). + Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất theo từng loại đất, tình hình xây dựng các công trình công cộng cấp xã theo tiêu chuẩn, quy chuẩn và tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xác định quy mô xây dựng, đất đai, yêu cầu và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cho từng công trình công cộng, công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng cấp xã … + Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, quy hoạch sử dụng đất các công trình công cộng, các công trình thuộc khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, nhà ở nông thôn (bao gồm xây dựng mới và cải tạo). + Các chi tiêu kinh tế - kỹ thuật, đất đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. + Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. + Các dự án ưu tiên, tính toán số bộ tổng mức đầu tư và giải pháp huy động nguồn lực. + Kết luận và kiến nghị. Ngoài ra, hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn còn phải có các thành phần sau: + Các phụ lục tính toán kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh, các số liệu tính toán) và các văn bản pháp lý liên quan. + Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung xây dựng xã: Nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 44/2015/NĐ-CP và phải có các sơ đồ kèm theo. + Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch. Thông tư 04/2022/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 và bãi bỏ Thông tư 12/2016/TT-BXD, Thông tư 02/2017/TT-BXD.
Người dân được phép xây dựng trên đất quy hoạch treo từ năm 2021
Quy hoạch treo - Ảnh minh họa Quy hoạch treo, dự án treo là một trong những vấn đề tồn tại bởi nhiều nguyên nhân trong nhiều năm và mang đến những hậu quả vô cùng lớn, ám ảnh của người dân và cấp chính quyền trong cách giải quyết và bảo vệ quyền lợi của người dân. Luật không quy định khái niệm thế nào là quy hoạch treo hay quy hoạch treo là sao nhưng có thể hiểu: Quy hoạch treo hay gọi chính xác là quy hoạch sử dụng đất treo là tình trạng diện tích đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, ghi trong kế hoạch sử dụng đất cho một hoặc nhiều mục đích khác nhau, đã có công bố sẽ thu hồi để thực hiện kế hoạch nhưng vẫn không thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch thì gọi là quy hoạch treo. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 94 Luật xây dựng 2014 về điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn như sau: "5. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo." Theo đó, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực theo quy định trên thì không được xây dựng mới mà chỉ được phép sửa chữa, cải tạo nếu có giấy phép. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 33 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau: “5. Đối với công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo. Trường hợp sau 03 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố mà không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”. Theo đó, từ ngày 01/01/2021, sau 3 năm nếu đất vẫn thuộc diện quy hoạch nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa thu hồi đất để thực hiện dự án (quy hoạch treo) thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn (thời hạn theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng). Theo Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD thì hồ sơ đề nghị cấp GPXD mới bao gồm: - Đơn đề nghị cấp GPXD theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD. - Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. - Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm: + Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình; + Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200; + Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 - 1/200. Trường hợp TKXD của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế tại quy định này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ TKXD đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định. - Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận. - Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch chi tiết?
Kính chào Luật sư. Tôi đang công tác tại phòng Kinh tế và Hạ tầng, tham mưu UBND huyện về quản lý quy hoạch xây dựng trong đố có đồ án quy hoạch chung đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đồ án này gồm 19 xã, thị trấn (Bao gồm toàn bộ ranh giới địa giới hành chính của xã A). Vừa qua chúng tôi nhận được 02 hồ sơ của xã A về việc đề nghị thẩm định quy hoạch chi tiết gồm: 1. Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm xã A, tỷ lệ 1/500; 2. Quy hoạch chi tiết để phục vụ dồn điền đổi thửa. Với những nội dung trên, Kính hỏi Luật sư một số vấn đề như sau: 1. UBND xã A có được phép tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã A, tỷ lệ 1/500 hay không? (Xã A nằm trong quy hoạch chung đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt). 2. Xã A nằm trong đồ án quy hoạch chung đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt thì việc lập quy hoạch chi tiết để phục vụ dồn điền đổi thửa cần thiết hay không. Trường hợp phải lập quy hoạch để phục vụ dồn điền đổi thửa thì quy hoạch này là quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của phòng Kinh tế - Hạ tầng hay quy hoạch sử dụng đất thuộc thẩm quyền của phòng Tài nguyên - Môi trường? Kính mong Luật sư trả lời trong thời gian sớm nhất. Xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các dự án tạo quỹ đất ở khu vực thị trấn
Xin chào Luật sư! Tôi đang công tác tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển Quỹ đất (BQLDA) của Huyện Bố Trạch. Hiện nay, BQLDA chúng tôi được UBND huyện giao nhiệm vụlàm Đại diện Chủ đầu tư các dự án phát triển quỹ đất ở khu vực thị trấn (các vị trí này đều phù hợp với quy hoạch chung đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt) và đang trình UBND huyện thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết. Tuy nhiên theo Khoản 4, Điều 34 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Khoản 9, Điều 28 Luật số 35/2018/QH14 quy định "UBND các cấp tổ chức lập quy hoạch xây dựng phải có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt". Theo Khoản 6, Điều 44 Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 và Khoản 7, Điều 29 Luật số 35/2018/QH14 quy định "UBND thành phố, thị xã, thị trấn có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quy hoạch chung đô thị trước khi quy hoạch này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt". Với các nội dung trên tôi xin nhờ Luật sư giải đáp giúp tôi một số nội dung sau: 1. Đối với các dự án nói trên thì căn cứ theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 hay là Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH17 2. Trước khi trình cơ quan thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết các dự án trên có cần phải thông qua Hội đồng nhân dân huyện không Xin cảm ơn Luật sư. Kính mong Luật sư tạo điều kiện giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất.
Re:Toàn bộ điểm mới Luật xây dựng 2014
Các quy định mới về quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, điều chỉnh quy hoạch xây dựng…được tổng hợp tại phần này. 21/ Phân định rõ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết Trước quy định về quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn chỉ được đề cập một cách chung chung, không phân định rõ từng loại quy hoạch. Tiêu chí Quy hoạch chung Quy hoạch chi tiết Nhiệm vụ - Mục tiêu, phạm vi ranh giới xã. - Tính chất, chức năng của xã. - Xác định yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của xã; dự báo quy mô dân số, lao động. - Quy mô đất đai, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu. - Yêu cầu về nguyên tắc tổ chức phân bố khu chức năng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nhà ở, dịch vụ và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật. - Dự báo quy mô dân số, lao động. - Quy mô đất đai; yêu cầu sử dụng đất bố trí các công trình xây dựng, bảo tồn, chỉnh trang. - Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong điểm dân cư nông thôn. Đồ án - Nội dung gồm xác định tiềm năng, động lực phát triển, quy mô dân số, lao động, quy mô đất đai, mạng lưới điểm dân cư nông thôn; định hướng tổ chức không gian tổng thể toàn xã; định hướng phát triển các khu chức năng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nhà ở, dịch vụ và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật. - Bản vẽ đồ án được thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000. - Thời hạn quy hoạch từ 10 năm đến 20 năm. - Đồ án được phê duyệt là cơ sở lập quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm trung tâm xã, khu dân cư, khu chức năng khác trên địa bàn xã. - Nội dung gồm xác định vị trí, diện tích xây dựng của các công trình: trụ sở làm việc của cơ quan hành chính xã, công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ và nhà ở; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng phục vụ sản xuất. - Bản vẽ được thể hiện theo tỷ lệ 1/500 hoặc 1/2.000. - Thời hạn quy hoạch căn cứ theo kế hoạch đầu tư và nguồn lực thực hiện. - Đồ án được phê duyệt là cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng và cấp GPXD. (Căn cứ Điều 30, 31 Luật xây dựng 2014) 22/ Quy định thêm vai trò thẩm định cho UBND cấp huyện - Bộ Xây dựng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. - Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cùng cấp. (Căn cứ Điều 32 Luật xây dựng 2014) 23/ Bổ sung quy định hội đồng thẩm định và nội dung thẩm định Đây là nội dung mới, bổ sung vai trò thẩm định trong hoạt động quy hoạch xây dựng. - Bộ Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và đồ án quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng tổ chức lập. Bộ Xây dựng là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định. - UBND quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định cùng cấp. - Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan. - Nội dung thẩm định nhiệm vụ quy hoạch xây dựng gồm: + Sự phù hợp của nhiệm vụ quy hoạch xây dựng với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quy hoạch xây dựng có liên quan và với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. + Yêu cầu về nội dung đối với từng loại nhiệm vụ quy hoạch xây dựng theo quy định nêu trên. + Nội dung thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng gồm: Việc đáp ứng các điều kiện của tổ chức thực hiện thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định. Căn cứ lập đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định nêu trên. Sự phù hợp của đồ án quy hoạch xây dựng với nhiệm vụ và yêu cầu về nội dung đối với từng loại quy hoạch xây dựng quy định nêu trên. 24/ Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng So với trước đây, quy định về quy hoạch xây dựng có phần chặt chẽ trong khâu thẩm định và phê duyệt. - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sau: + Quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng chức năng đặc thù và quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh; quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật vùng liên tỉnh. + Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, quy hoạch chung xây dựng khu công nghệ cao. + Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch, khu sinh thái, khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng, khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể dục thể thao, khu chức năng đặc thù khác cấp quốc gia. + Quy hoạch xây dựng khác do Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng tổ chức lập. - UBND cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sau: + Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện. + Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù, trừ các quy hoạch khu du lịch, khu sinh thái, khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng, khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể dục thể thao, khu chức năng đặc thù khác cấp quốc gia. + Quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù. - UBND cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu; quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch xây dựng nông thôn trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh. - UBND các cấp tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm trình HĐND cùng cấp quyết định trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. - Hình thức, nội dung phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng gồm: + Nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng phải được phê duyệt bằng văn bản. + Văn bản phê duyệt quy hoạch xây dựng phải có các nội dung chính của đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định nêu trên và danh mục các bản vẽ được phê duyệt kèm theo. (Căn cứ Điều 34 Luật xây dựng 2014) 25/ Quy định cụ thể điều kiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng - Cụ thể hơn trường hợp điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng: + Có điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng, quy hoạch phát triển ngành của vùng; quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chiến lược quốc phòng, an ninh; dự án động lực phát triển vùng. + Có thay đổi về điều kiện địa lý tự nhiên, địa giới hành chính, biến động lớn về dân số và kinh tế - xã hội. - Đồng thời quy định trường hợp điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù: + Có điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển ngành của vùng. + Hình thành dự án trọng điểm có ý nghĩa quốc gia làm ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường, bố cục không gian của khu chức năng. + Quy hoạch xây dựng không thực hiện được hoặc việc triển khai thực hiện gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và môi trường sinh thái, di tích lịch sử - văn hóa và ý kiến cộng đồng. + Có biến động về khí hậu, địa chất, thủy văn. + Phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng. - Đối với quy hoạch xây dựng nông thôn, ngoài các trường hợp nêu tại Luật xây dựng 2003, bổ sung thêm trường hợp điều chỉnh khi có điều chỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. (Căn cứ Điều 35 Luật xây dựng 2014) 26/ Bổ sung thêm các nội dung về việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng Đây là nội dung hoàn toàn mới được bổ sung vào Luật xây dựng 2014. * Nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch xây dựng - Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng, kết quả thực hiện quy hoạch hiện có, xác định rõ yêu cầu cải tạo, chỉnh trang của khu vực để đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian, cảnh quan đối với từng khu vực; giải pháp về cải tạo hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển. - Nội dung quy hoạch xây dựng điều chỉnh phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định; nội dung không điều chỉnh của đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt vẫn được thực hiện. * Các loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng Có 2 loại điều chỉnh là điều chỉnh tổng thể và điều chỉnh cục bộ. - Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng: + Được tiến hành khi tính chất, chức năng, quy mô của vùng, của khu vực lập quy hoạch thay đổi hoặc nội dung dự kiến điều chỉnh làm thay đổi cơ cấu, định hướng phát triển chung của vùng, khu vực quy hoạch. + Phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp xu thế phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của vùng, của khu vực trong tương lai, nâng cao chất lượng môi trường sống, cơ sở hạ tầng và cảnh quan, bảo đảm tính kế thừa và không ảnh hưởng lớn đến các dự án ĐTXD đang triển khai. - Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng: + Chỉ áp dụng đối với khu chức năng đặc thù. + Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được tiến hành khi nội dung dự kiến điều chỉnh không ảnh hưởng lớn đến tính chất, chức năng, quy mô ranh giới, định hướng phát triển chung của khu vực quy hoạch và giải pháp quy hoạch chính của khu vực lập quy hoạch phân khu xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng. + Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù phải xác định rõ phạm vi, mức độ, nội dung điều chỉnh; bảo đảm tính liên tục, đồng bộ của quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù hoặc quy hoạch phân khu xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng hiện có trên cơ sở phân tích, làm rõ nguyên nhân điều chỉnh; hiệu quả kinh tế - xã hội của việc điều chỉnh; giải pháp khắc phục những phát sinh do điều chỉnh quy hoạch xây dựng. * Trình tự điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng - Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yếu tố tác động đến quá trình phát triển vùng, khu chức năng đặc thù, khu vực nông thôn; điều kiện điều chỉnh và sau khi rà soát quy hoạch xây dựng, cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng để xem xét, điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng. - Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng chấp thuận về chủ trương điều chỉnh. - Việc tổ chức lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể các quy hoạch xây dựng, công bố quy hoạch xây dựng điều chỉnh thực hiện theo quy định trên. * Trình tự điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng - Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng lập báo cáo nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng, tổ chức xin ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực điều chỉnh quy hoạch và khu vực xung quanh có ảnh hưởng trực tiếp và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng xem xét, quyết định việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng. - Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định việc điều chỉnh cục bộ bằng văn bản trên cơ sở ý kiến của cơ quan thẩm định quy hoạch xây dựng. - Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cập nhật và thể hiện trong hồ sơ quy hoạch xây dựng những nội dung điều chỉnh. Nội dung điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải được công bố công khai theo quy định. (Căn cứ Điều 36, 37, 38, 39 Luật xây dựng 2014) 27/ Công bố công khai quy hoạch xây dựng Quy định về thời hạn công bố công khai quy hoạch xây dựng không thay đổi so với trước đây, bổ sung nội dung công bố công khai, phân định trách nhiệm cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng. - Nội dung công bố công khai quy hoạch xây dựng gồm nội dung cơ bản của đồ án quy hoạch xây dựng và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng đã được ban hành, trừ nội dung có liên quan đến quốc phòng, an ninh, bí mật nhà nước. - Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cập nhật đầy đủ tình hình triển khai thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt để cơ quan có thẩm quyền kịp thời công bố công khai cho tổ chức, cá nhân biết, giám sát trong quá trình thực hiện. (Căn cứ Điều 40 Luật xây dựng 2014) Còn nữa
Hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
Đây là nội dung tại Thông tư 04/2022/TT-BXD quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Theo đó, hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được quy định như sau: 1. Hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn - Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm: + Quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng hoặc xây dựng mới Trung tâm xã. + Quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng thôn, bản, ấp hoặc xây dựng các khu dân cư mới và khu tái định cư. + Quy hoạch chi tiết khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn và khu chức năng khác trên địa bàn xã. - Về thành phần bản vẽ gồm có: Sơ đồ vị trí, mối liên hệ khu vực; bản đồ ranh giới phạm vi lập quy hoạch theo tỷ lệ thích hợp. - Thuyết minh về các nội dung liên quan đến nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm: + Nêu lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch. + Vị trí, phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch; quy mô dân số (nếu có). + Các yêu cầu trong quá trình lập đồ án: Đánh giá điều kiên tự nhiên, hiện trạng khu vực lập quy hoạch; tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan công trình công cộng, xây mới nhà ở, cây xanh; các vùng hạn chế xây dựng, vùng cấm xây dựng, vùng bảo tồn, quản lý công trình kiến trúc có giá trị (theo Luật Kiến trúc năm 2019); … + Danh mục, số lượng hồ sơ, tiến độ thực hiện; xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch. Tổng dự toán chi phí lập quy hoạch. - Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn. 2. Hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn - Về thành phần bản vẽ trong hồ sơ được quy định như sau: + Sơ đồ vị trí, ranh giới khu vực lập quy hoạch (Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000). + Bản đồ hiện trạng tổng hợp: Đánh giá hiện trạng kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và đánh giá đất xây dựng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500. + Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất (Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500). + Sơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan (Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500). + Bản đồ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật (Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500). + Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật (Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500). + Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật, các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật (Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500). - Thuyết minh về các nội dung liên quan đến đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm: + Nêu lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch. + Vị trí, phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch; quy mô dân số (nếu có). + Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất theo từng loại đất, tình hình xây dựng các công trình công cộng cấp xã theo tiêu chuẩn, quy chuẩn và tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xác định quy mô xây dựng, đất đai, yêu cầu và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cho từng công trình công cộng, công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng cấp xã … + Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, quy hoạch sử dụng đất các công trình công cộng, các công trình thuộc khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, nhà ở nông thôn (bao gồm xây dựng mới và cải tạo). + Các chi tiêu kinh tế - kỹ thuật, đất đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. + Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. + Các dự án ưu tiên, tính toán số bộ tổng mức đầu tư và giải pháp huy động nguồn lực. + Kết luận và kiến nghị. Ngoài ra, hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn còn phải có các thành phần sau: + Các phụ lục tính toán kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh, các số liệu tính toán) và các văn bản pháp lý liên quan. + Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung xây dựng xã: Nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 44/2015/NĐ-CP và phải có các sơ đồ kèm theo. + Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch. Thông tư 04/2022/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 và bãi bỏ Thông tư 12/2016/TT-BXD, Thông tư 02/2017/TT-BXD.
Người dân được phép xây dựng trên đất quy hoạch treo từ năm 2021
Quy hoạch treo - Ảnh minh họa Quy hoạch treo, dự án treo là một trong những vấn đề tồn tại bởi nhiều nguyên nhân trong nhiều năm và mang đến những hậu quả vô cùng lớn, ám ảnh của người dân và cấp chính quyền trong cách giải quyết và bảo vệ quyền lợi của người dân. Luật không quy định khái niệm thế nào là quy hoạch treo hay quy hoạch treo là sao nhưng có thể hiểu: Quy hoạch treo hay gọi chính xác là quy hoạch sử dụng đất treo là tình trạng diện tích đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, ghi trong kế hoạch sử dụng đất cho một hoặc nhiều mục đích khác nhau, đã có công bố sẽ thu hồi để thực hiện kế hoạch nhưng vẫn không thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch thì gọi là quy hoạch treo. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 94 Luật xây dựng 2014 về điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn như sau: "5. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo." Theo đó, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực theo quy định trên thì không được xây dựng mới mà chỉ được phép sửa chữa, cải tạo nếu có giấy phép. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 33 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau: “5. Đối với công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo. Trường hợp sau 03 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố mà không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”. Theo đó, từ ngày 01/01/2021, sau 3 năm nếu đất vẫn thuộc diện quy hoạch nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa thu hồi đất để thực hiện dự án (quy hoạch treo) thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn (thời hạn theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng). Theo Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD thì hồ sơ đề nghị cấp GPXD mới bao gồm: - Đơn đề nghị cấp GPXD theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD. - Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. - Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm: + Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình; + Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200; + Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 - 1/200. Trường hợp TKXD của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế tại quy định này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ TKXD đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định. - Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận. - Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch chi tiết?
Kính chào Luật sư. Tôi đang công tác tại phòng Kinh tế và Hạ tầng, tham mưu UBND huyện về quản lý quy hoạch xây dựng trong đố có đồ án quy hoạch chung đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đồ án này gồm 19 xã, thị trấn (Bao gồm toàn bộ ranh giới địa giới hành chính của xã A). Vừa qua chúng tôi nhận được 02 hồ sơ của xã A về việc đề nghị thẩm định quy hoạch chi tiết gồm: 1. Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm xã A, tỷ lệ 1/500; 2. Quy hoạch chi tiết để phục vụ dồn điền đổi thửa. Với những nội dung trên, Kính hỏi Luật sư một số vấn đề như sau: 1. UBND xã A có được phép tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã A, tỷ lệ 1/500 hay không? (Xã A nằm trong quy hoạch chung đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt). 2. Xã A nằm trong đồ án quy hoạch chung đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt thì việc lập quy hoạch chi tiết để phục vụ dồn điền đổi thửa cần thiết hay không. Trường hợp phải lập quy hoạch để phục vụ dồn điền đổi thửa thì quy hoạch này là quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của phòng Kinh tế - Hạ tầng hay quy hoạch sử dụng đất thuộc thẩm quyền của phòng Tài nguyên - Môi trường? Kính mong Luật sư trả lời trong thời gian sớm nhất. Xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các dự án tạo quỹ đất ở khu vực thị trấn
Xin chào Luật sư! Tôi đang công tác tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển Quỹ đất (BQLDA) của Huyện Bố Trạch. Hiện nay, BQLDA chúng tôi được UBND huyện giao nhiệm vụlàm Đại diện Chủ đầu tư các dự án phát triển quỹ đất ở khu vực thị trấn (các vị trí này đều phù hợp với quy hoạch chung đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt) và đang trình UBND huyện thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết. Tuy nhiên theo Khoản 4, Điều 34 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Khoản 9, Điều 28 Luật số 35/2018/QH14 quy định "UBND các cấp tổ chức lập quy hoạch xây dựng phải có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt". Theo Khoản 6, Điều 44 Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 và Khoản 7, Điều 29 Luật số 35/2018/QH14 quy định "UBND thành phố, thị xã, thị trấn có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quy hoạch chung đô thị trước khi quy hoạch này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt". Với các nội dung trên tôi xin nhờ Luật sư giải đáp giúp tôi một số nội dung sau: 1. Đối với các dự án nói trên thì căn cứ theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 hay là Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH17 2. Trước khi trình cơ quan thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết các dự án trên có cần phải thông qua Hội đồng nhân dân huyện không Xin cảm ơn Luật sư. Kính mong Luật sư tạo điều kiện giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất.
Re:Toàn bộ điểm mới Luật xây dựng 2014
Các quy định mới về quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, điều chỉnh quy hoạch xây dựng…được tổng hợp tại phần này. 21/ Phân định rõ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết Trước quy định về quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn chỉ được đề cập một cách chung chung, không phân định rõ từng loại quy hoạch. Tiêu chí Quy hoạch chung Quy hoạch chi tiết Nhiệm vụ - Mục tiêu, phạm vi ranh giới xã. - Tính chất, chức năng của xã. - Xác định yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của xã; dự báo quy mô dân số, lao động. - Quy mô đất đai, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu. - Yêu cầu về nguyên tắc tổ chức phân bố khu chức năng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nhà ở, dịch vụ và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật. - Dự báo quy mô dân số, lao động. - Quy mô đất đai; yêu cầu sử dụng đất bố trí các công trình xây dựng, bảo tồn, chỉnh trang. - Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong điểm dân cư nông thôn. Đồ án - Nội dung gồm xác định tiềm năng, động lực phát triển, quy mô dân số, lao động, quy mô đất đai, mạng lưới điểm dân cư nông thôn; định hướng tổ chức không gian tổng thể toàn xã; định hướng phát triển các khu chức năng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nhà ở, dịch vụ và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật. - Bản vẽ đồ án được thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000. - Thời hạn quy hoạch từ 10 năm đến 20 năm. - Đồ án được phê duyệt là cơ sở lập quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm trung tâm xã, khu dân cư, khu chức năng khác trên địa bàn xã. - Nội dung gồm xác định vị trí, diện tích xây dựng của các công trình: trụ sở làm việc của cơ quan hành chính xã, công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ và nhà ở; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng phục vụ sản xuất. - Bản vẽ được thể hiện theo tỷ lệ 1/500 hoặc 1/2.000. - Thời hạn quy hoạch căn cứ theo kế hoạch đầu tư và nguồn lực thực hiện. - Đồ án được phê duyệt là cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng và cấp GPXD. (Căn cứ Điều 30, 31 Luật xây dựng 2014) 22/ Quy định thêm vai trò thẩm định cho UBND cấp huyện - Bộ Xây dựng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. - Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cùng cấp. (Căn cứ Điều 32 Luật xây dựng 2014) 23/ Bổ sung quy định hội đồng thẩm định và nội dung thẩm định Đây là nội dung mới, bổ sung vai trò thẩm định trong hoạt động quy hoạch xây dựng. - Bộ Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và đồ án quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng tổ chức lập. Bộ Xây dựng là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định. - UBND quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định cùng cấp. - Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan. - Nội dung thẩm định nhiệm vụ quy hoạch xây dựng gồm: + Sự phù hợp của nhiệm vụ quy hoạch xây dựng với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quy hoạch xây dựng có liên quan và với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. + Yêu cầu về nội dung đối với từng loại nhiệm vụ quy hoạch xây dựng theo quy định nêu trên. + Nội dung thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng gồm: Việc đáp ứng các điều kiện của tổ chức thực hiện thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định. Căn cứ lập đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định nêu trên. Sự phù hợp của đồ án quy hoạch xây dựng với nhiệm vụ và yêu cầu về nội dung đối với từng loại quy hoạch xây dựng quy định nêu trên. 24/ Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng So với trước đây, quy định về quy hoạch xây dựng có phần chặt chẽ trong khâu thẩm định và phê duyệt. - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sau: + Quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng chức năng đặc thù và quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh; quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật vùng liên tỉnh. + Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, quy hoạch chung xây dựng khu công nghệ cao. + Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch, khu sinh thái, khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng, khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể dục thể thao, khu chức năng đặc thù khác cấp quốc gia. + Quy hoạch xây dựng khác do Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng tổ chức lập. - UBND cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sau: + Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện. + Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù, trừ các quy hoạch khu du lịch, khu sinh thái, khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng, khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể dục thể thao, khu chức năng đặc thù khác cấp quốc gia. + Quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù. - UBND cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu; quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch xây dựng nông thôn trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh. - UBND các cấp tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm trình HĐND cùng cấp quyết định trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. - Hình thức, nội dung phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng gồm: + Nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng phải được phê duyệt bằng văn bản. + Văn bản phê duyệt quy hoạch xây dựng phải có các nội dung chính của đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định nêu trên và danh mục các bản vẽ được phê duyệt kèm theo. (Căn cứ Điều 34 Luật xây dựng 2014) 25/ Quy định cụ thể điều kiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng - Cụ thể hơn trường hợp điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng: + Có điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng, quy hoạch phát triển ngành của vùng; quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chiến lược quốc phòng, an ninh; dự án động lực phát triển vùng. + Có thay đổi về điều kiện địa lý tự nhiên, địa giới hành chính, biến động lớn về dân số và kinh tế - xã hội. - Đồng thời quy định trường hợp điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù: + Có điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển ngành của vùng. + Hình thành dự án trọng điểm có ý nghĩa quốc gia làm ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường, bố cục không gian của khu chức năng. + Quy hoạch xây dựng không thực hiện được hoặc việc triển khai thực hiện gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và môi trường sinh thái, di tích lịch sử - văn hóa và ý kiến cộng đồng. + Có biến động về khí hậu, địa chất, thủy văn. + Phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng. - Đối với quy hoạch xây dựng nông thôn, ngoài các trường hợp nêu tại Luật xây dựng 2003, bổ sung thêm trường hợp điều chỉnh khi có điều chỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. (Căn cứ Điều 35 Luật xây dựng 2014) 26/ Bổ sung thêm các nội dung về việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng Đây là nội dung hoàn toàn mới được bổ sung vào Luật xây dựng 2014. * Nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch xây dựng - Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng, kết quả thực hiện quy hoạch hiện có, xác định rõ yêu cầu cải tạo, chỉnh trang của khu vực để đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian, cảnh quan đối với từng khu vực; giải pháp về cải tạo hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển. - Nội dung quy hoạch xây dựng điều chỉnh phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định; nội dung không điều chỉnh của đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt vẫn được thực hiện. * Các loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng Có 2 loại điều chỉnh là điều chỉnh tổng thể và điều chỉnh cục bộ. - Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng: + Được tiến hành khi tính chất, chức năng, quy mô của vùng, của khu vực lập quy hoạch thay đổi hoặc nội dung dự kiến điều chỉnh làm thay đổi cơ cấu, định hướng phát triển chung của vùng, khu vực quy hoạch. + Phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp xu thế phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của vùng, của khu vực trong tương lai, nâng cao chất lượng môi trường sống, cơ sở hạ tầng và cảnh quan, bảo đảm tính kế thừa và không ảnh hưởng lớn đến các dự án ĐTXD đang triển khai. - Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng: + Chỉ áp dụng đối với khu chức năng đặc thù. + Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được tiến hành khi nội dung dự kiến điều chỉnh không ảnh hưởng lớn đến tính chất, chức năng, quy mô ranh giới, định hướng phát triển chung của khu vực quy hoạch và giải pháp quy hoạch chính của khu vực lập quy hoạch phân khu xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng. + Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù phải xác định rõ phạm vi, mức độ, nội dung điều chỉnh; bảo đảm tính liên tục, đồng bộ của quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù hoặc quy hoạch phân khu xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng hiện có trên cơ sở phân tích, làm rõ nguyên nhân điều chỉnh; hiệu quả kinh tế - xã hội của việc điều chỉnh; giải pháp khắc phục những phát sinh do điều chỉnh quy hoạch xây dựng. * Trình tự điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng - Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yếu tố tác động đến quá trình phát triển vùng, khu chức năng đặc thù, khu vực nông thôn; điều kiện điều chỉnh và sau khi rà soát quy hoạch xây dựng, cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng để xem xét, điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng. - Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng chấp thuận về chủ trương điều chỉnh. - Việc tổ chức lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể các quy hoạch xây dựng, công bố quy hoạch xây dựng điều chỉnh thực hiện theo quy định trên. * Trình tự điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng - Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng lập báo cáo nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng, tổ chức xin ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực điều chỉnh quy hoạch và khu vực xung quanh có ảnh hưởng trực tiếp và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng xem xét, quyết định việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng. - Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định việc điều chỉnh cục bộ bằng văn bản trên cơ sở ý kiến của cơ quan thẩm định quy hoạch xây dựng. - Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cập nhật và thể hiện trong hồ sơ quy hoạch xây dựng những nội dung điều chỉnh. Nội dung điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải được công bố công khai theo quy định. (Căn cứ Điều 36, 37, 38, 39 Luật xây dựng 2014) 27/ Công bố công khai quy hoạch xây dựng Quy định về thời hạn công bố công khai quy hoạch xây dựng không thay đổi so với trước đây, bổ sung nội dung công bố công khai, phân định trách nhiệm cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng. - Nội dung công bố công khai quy hoạch xây dựng gồm nội dung cơ bản của đồ án quy hoạch xây dựng và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng đã được ban hành, trừ nội dung có liên quan đến quốc phòng, an ninh, bí mật nhà nước. - Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cập nhật đầy đủ tình hình triển khai thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt để cơ quan có thẩm quyền kịp thời công bố công khai cho tổ chức, cá nhân biết, giám sát trong quá trình thực hiện. (Căn cứ Điều 40 Luật xây dựng 2014) Còn nữa