"Sông bao nhiêu nước cũng vừa. Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng" có ý nghĩa gì? Chồng có hành vi ngoại tình sẽ bị xử lý như thế nào? "Sông bao nhiêu nước cũng vừa. Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng" có ý nghĩa gì? Về nghĩa đen: "Sông bao nhiêu nước cũng vừa": Sông dù có nhiều nước đến đâu cũng có thể chứa được. "Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng": Đàn ông dù có bao nhiêu vợ cũng chưa cảm thấy đủ. Về nghĩa bóng: Câu tục ngữ "Sông bao nhiêu nước cũng vừa. Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng" ám chỉ tính tham lam và không biết đủ của một số đàn ông trong chuyện tình cảm. Nó so sánh sự vô hạn của lòng sông với lòng tham vô đáy của những người đàn ông như vậy. Câu tục ngữ này phản ánh một khía cạnh trong văn hóa truyền thống Việt Nam, khi chế độ đa thê còn tồn tại. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, nó chủ yếu được sử dụng như một lời châm biếm, cảnh tỉnh về tác hại của lòng tham và sự thiếu chung thủy, phổ biến là hành vi ngoại tình của người chồng. Tại sao ngoại tình gọi là cắm sừng? Chồng có hành vi ngoại tình sẽ bị xử lý như thế nào? Chúng ta thường gọi hành động ngoại tình là “cắm sừng”, và người bị ngoại tình được xem như “mọc sừng”. Thực tế, không chỉ Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đều dùng “bị cắm sừng” để nói người có chồng hay vợ phản bội. Đa số ý kiến đều đồng thuận rằng cụm từ này bắt nguồn từ câu chuyện của hoàng đế Andromic I Comin xứ Vizantin, nắm quyền trong một thời gian ngắn từ năm 1183 - 1185. Chỉ trong 2 năm trị vì, Andromic đã cai trị dân chúng bằng những biện pháp tàn khốc, trả thù một cách man rợ những người chống đối cũ và rất có biệt tài chinh phục phụ nữ một cách dâm loạn. Nhà vua tống chồng các cô nhân tình vào ngục để dễ bề thỏa chí dục vọng, còn trước cửa nhà họ, cho đặt đầu hươu nai, hoặc thủ cấp động vật có sừng khác mà ông kiếm được trong những dịp đi săn như để đánh dấu “Ta đã ghé thăm nhà này”. Từ đó những người đàn ông có vợ ngoại tình được gọi là “bị mọc sừng”, sau cụm này dùng chung cho cả hai giới tính. Ngoại tình là hành vi mà một người tham gia vào một mối quan hệ tình cảm hoặc tình dục với người khác mà người đó đã kết hôn hoặc một người đã kết hôn mà lại có mối quan hệ tình cảm hoặc tình dục với một người khác. Hành vi ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật và trái đạo đức xã hội, thuần phong mĩ tục dân tộc Việt Nam. Việc ngoại tình làm ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân hiện tại, vi phạm chuẩn mực về văn hóa con người và xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình mà luật pháp bảo vệ. Hành vi ngoại tình tùy theo mức độ mà có thể xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. + Xử lý hành chính Căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định như sau: (1) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; - Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; - Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn. Theo đó, có thể thấy hành vi ngoại tình với người đã có gia đình hoặc đã có gia đình mà ngoại tình với người khác, nếu bị phát hiện có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. + Trách nhiệm hình sự Căn cứ theo Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. (1) Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: - Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. (2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; - Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. Như vậy, người có hành vi ngoại tình thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất lên đến 03 năm tù. Như vậy, nếu người chồng có hành vi ngoại tình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 03 đến 05 triệu đồng, trường hợp nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt đến 03 năm tù. Tóm lại, câu tục ngữ "Sông bao nhiêu nước cũng vừa. Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng" phê phán thói trăng hoa, tham lam trong tình cảm của một số đàn ông đã có vợ, có hành vi ngoại tình làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. Bên cạnh đó, gián tiếp khuyên người ta nên biết đủ và chung thủy trong tình yêu, hôn nhân bởi: Vợ chồng là nghĩa cả đời Ai ơi nhớ nghĩ những lời thiệt hơn.
Bao lâu sau khi ly hôn thì được kết hôn với người mới?
Bao lâu sau khi ly hôn thì được kết hôn với người mới? Điều kiện gồm những gì? Thủ tục đăng ký kết hôn hiện nay như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Bao lâu sau khi ly hôn thì được kết hôn với người mới? Căn cứ Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn như sau: - Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. - Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan. Từ quy định nêu trên, có thể thấy, quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Theo đó các bên hoàn toàn có quyền lựa chọn kết hôn với người mới nếu đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. - Không bị mất năng lực hành vi dân sự. - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của luật. Có thể thấy, pháp luật hiện hành không đặt ra yêu cầu về thời gian sau ly hôn bao lâu thì được kết hôn với người mới. Theo đó, nếu sau ly hôn mà tìm được 1 nửa kia của đời mình thì cá nhân hoàn toàn có thể kết hôn ngay mà không phải chờ đợi bao lâu. (2) Hồ sơ đăng ký kết hôn mới nhất hiện nay như thế nào? Để có thể đăng ký kết hôn thì công dân cần chuẩn bị 01 hồ sơ đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, sẽ tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà quy định về hồ sơ đăng ký kết hôn sẽ khác nhau, cụ thể như sau: - Đối với kết hôn trong nước: Thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014, 02 bên nam nữ cần chuẩn bị hồ sơ để đăng ký kết hôn bao gồm các giấy tờ như sau: + Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu tại Phụ lục được ban hành kèm Thông tư 04/2020/TT-BTP. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/13/to-khai-dang-ky-ket-hon-moi-nhat.docx Mẫu Tờ khai đăng ký kết hôn + CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và phải còn thời hạn sử dụng. + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp bởi UBND cấp xã nơi cư trú của nam/nữ. + Quyết định/bản án về việc ly hôn của Toà án đã có hiệu lực (đối với trường hợp trước đã đã kết hôn mà ly hôn). - Đối với kết hôn có yếu tố nước ngoài: Thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau: + Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu tại Phụ lục được ban hành kèm Thông tư 04/2020/TT-BTP. + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân vẫn còn giá trị sử dụng, được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, trong đó có thể hiện rõ nội dung: Hiện tại người nước ngoài không có vợ/chồng. Trường hợp nước đó không cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì được thay bằng giấy tờ khác mà xác định người này đủ điều kiện để kết hôn. + Giấy xác nhận người này không mắc các bệnh về tâm thần hoặc bệnh khác, đồng thời đủ nhận thức và có thể tự làm chủ hành vi, được xác nhận bởi cơ quan y tế có thẩm quyền tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài. + Hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay thế cho hộ chiếu (bản sao). (3) Trình tự đăng ký kết hôn hiện nay như thế nào? Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ như đã có nêu tại mục (2) thì công dân thực hiện đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã nơi mà một trong hay bên cư trú theo khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014. Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài thì nam nữ đến UBND cấp huyện của một trong hai bên nam nữ để thực hiện đăng ký kết hôn theo Điều 37 Luật Hộ tịch 2014, cụ thể gồm các trường hợp như sau: - Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. - Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam kết hôn với công dân Việt Nam cư trú tại nước ngoài. - Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mà kết hôn với nhau. - Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam/người nước ngoài. Trường hợp hai người nước ngoài nếu có nhu cầu được đăng ký kết hôn ở Việt Nam thì đến UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên để thực hiện thủ tục. Theo đó, Giấy chứng nhận kết hôn sẽ được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp đã nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy 02 bên đáp ứng được đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật. Trường hợp cần xác minh thêm thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn là không quá 05 ngày làm việc. Riêng đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài thì theo quy định tại Điều 32 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, việc cấp giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày ký. Lưu ý: Trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký mà hai bên không thể có mặt tại UBND có thẩm quyền để nhận giấy chứng nhận kết hôn thì giấy chứng nhận kết hôn này sẽ bị huỷ. Các bên vẫn muốn kết hôn thì đăng ký kết hôn lại từ đầu. Theo đó, hiện nay, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo trình tự như đã nêu trên.
Con ruột và con nuôi có được kết hôn với nhau không?
Việc kết hôn giữa những người trong cùng gia đình luôn là đề tài gây tranh cãi. Vậy luật pháp có cho phép con ruột và con nuôi kết hôn với nhau không? (1) Các hành vi bị cấm trong hôn nhân là gì? Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, các hành vi sau đây bị cấm trong quan hệ hôn nhân: - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng - Yêu sách của cải trong kết hôn - Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn - Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính - Bạo lực gia đình - Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Như vậy, các hành vi trên là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm trong quan hệ hôn nhân vợ chồng. Trong đó, việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời khi kết hôn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện. (2) Con ruột và con nuôi có được kết hôn với nhau không? Theo quy định trên, việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời khi kết hôn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện. Theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm có: - Cha mẹ là đời thứ nhất - Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai - Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba Căn cứ vào những quy định đã nêu trên thì pháp luật hiện hành không cấm việc con ruột và con nuôi kết hôn với nhau. Do đó, nếu cả 2 người đáp ứng được các điều kiện kết hôn tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì vẫn sẽ được kết hôn với nhau như bình thường. Tuy nhiên, ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật thì khi kết hôn, người Việt Nam còn xem xét, cân nhắc đến các yếu tố như truyền thống gia đình, phong tục tập quán, đạo đức, văn hóa, tín ngưỡng,... Cho nên, dù pháp luật không cấm thì việc kết hôn giữa con ruột và con nuôi cũng rất ít xảy ra trên thực tế. (3) Vì sao con ruột và con nuôi không nên kết hôn với nhau? Về góc độ pháp luật, mặc dù không có quy định pháp luật cụ thể cấm con ruột và con nuôi kết hôn, nhưng mối quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được pháp luật bảo vệ. Việc kết hôn giữa hai người này có thể gây ra những tranh chấp về quyền lợi, tài sản trong tương lai. Bên cạnh đó, việc kết hôn giữa những người có mối quan hệ đặc biệt như vậy có thể dẫn đến những xung đột lợi ích, ảnh hưởng đến sự hòa thuận của gia đình. Về mặt đạo đức và xã hội, đa số các nền văn hóa đều có những quan niệm truyền thống về hôn nhân, trong đó việc kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống gần gũi là điều bị cấm kỵ. Ngoài ra, việc lớn lên cùng nhau trong một gia đình, con ruột và con nuôi đã hình thành những mối quan hệ đặc biệt, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của họ nếu tiến tới hôn nhân. Tóm lại, mặc dù pháp luật không có quy định cụ thể cấm việc kết hôn giữa con ruột và con nuôi, nhưng việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro và khó khăn. Vì vậy, để đảm bảo hạnh phúc và sự ổn định cho gia đình, việc tránh kết hôn giữa những người có mối quan hệ đặc biệt như vậy là điều nên làm.
Quan hệ hôn nhân và thừa kế giữa các thành viên trong gia đình?
Mn ơi làm giúp mình với ạ. GẤPPPP. Mình cảm ơn ạ Vợ chồng anh A hiện là bác sĩ Khoa Ngoại, Bệnh viện E, là con trai duy nhất của ông C, bà D và chị B là con gái ông Đ, bà H. Bên nội cư trú tại thị trấn Lim, huyện Yên Phong, bên ngoại sống tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn cùng tỉnh Bắc Ninh. Vợ chồng anh A, chị B, đăng ký kết hôn ngày 12/4/2000 có con gái đầu là K, sinh ngày 15/6/2001, con gái sau là L sinh ngày 22/4/2008 bị tim bẩm sinh nặng, không thể tự vận động và kiếm sống. Ngày 21/5/2021 đã xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc, cướp đi sinh mạng của 2 cha con ông C và anh A khi đang trên đường tham gia giao thông. Tại thời điểm này, tài sản chung của ông C, bà D được xác định là 2,4 tỷ đồng và không có di chúc. Tài sản chung của vợ chồng anh A, chị B gồm có ngôi nhà và 2 sổ tiết kiệm, được xác định là 7,2 tỷ đồng. Trong di chúc có công chứng đề ngày 20/5/2020, anh A phân định phần di sản của mình như sau: Chị B không được hưởng đồng nào vì đã thường xuyên đay nghiến, chì chiết việc anh A ngoại tình và hai người đang làm thủ tục ly hôn; cho con gái K 400 triệu đồng, con gái L 500 triệu đồng; số tài sản còn lại dành cho con trai tên M, là con ngoài giá thú của anh A với chị N cùng thị trấn Lim. Các vấn đề cần làm rõ là: Vấn đề 1. Anh A và chị B phải thực hiện đăng ký kết hôn tại đâu với thủ tục cụ thể như thế nào? Xác định thời kỳ hôn nhân của anh A, chị B. Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của mình. Anh a và chị b phải thực hiện đăng kí kết hôn tại Vấn đề 2. Ai được hưởng phần di sản của ông C và mỗi người được hưởng bao nhiêu trong các trường hợp M được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định là con/không phải là con của anh A? Vấn đề 3. Để xác định M là con đẻ của anh A, cần phải thực hiện những thủ tục pháp lý cụ thể như thế nào? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của mình. Vấn đề 4. Hãy bình luận về giá trị pháp lý đối với di chúc của anh A. Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của mình. Vấn đề 5. Hãy tính phần di sản mà chị B, con gái K, L, con trai M được hưởng qua việc chia thừa kế này, khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định M là con của anh A . Có gì khác nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định M không phải là con của anh A?
"Sông bao nhiêu nước cũng vừa. Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng" có ý nghĩa gì? Chồng có hành vi ngoại tình sẽ bị xử lý như thế nào? "Sông bao nhiêu nước cũng vừa. Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng" có ý nghĩa gì? Về nghĩa đen: "Sông bao nhiêu nước cũng vừa": Sông dù có nhiều nước đến đâu cũng có thể chứa được. "Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng": Đàn ông dù có bao nhiêu vợ cũng chưa cảm thấy đủ. Về nghĩa bóng: Câu tục ngữ "Sông bao nhiêu nước cũng vừa. Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng" ám chỉ tính tham lam và không biết đủ của một số đàn ông trong chuyện tình cảm. Nó so sánh sự vô hạn của lòng sông với lòng tham vô đáy của những người đàn ông như vậy. Câu tục ngữ này phản ánh một khía cạnh trong văn hóa truyền thống Việt Nam, khi chế độ đa thê còn tồn tại. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, nó chủ yếu được sử dụng như một lời châm biếm, cảnh tỉnh về tác hại của lòng tham và sự thiếu chung thủy, phổ biến là hành vi ngoại tình của người chồng. Tại sao ngoại tình gọi là cắm sừng? Chồng có hành vi ngoại tình sẽ bị xử lý như thế nào? Chúng ta thường gọi hành động ngoại tình là “cắm sừng”, và người bị ngoại tình được xem như “mọc sừng”. Thực tế, không chỉ Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đều dùng “bị cắm sừng” để nói người có chồng hay vợ phản bội. Đa số ý kiến đều đồng thuận rằng cụm từ này bắt nguồn từ câu chuyện của hoàng đế Andromic I Comin xứ Vizantin, nắm quyền trong một thời gian ngắn từ năm 1183 - 1185. Chỉ trong 2 năm trị vì, Andromic đã cai trị dân chúng bằng những biện pháp tàn khốc, trả thù một cách man rợ những người chống đối cũ và rất có biệt tài chinh phục phụ nữ một cách dâm loạn. Nhà vua tống chồng các cô nhân tình vào ngục để dễ bề thỏa chí dục vọng, còn trước cửa nhà họ, cho đặt đầu hươu nai, hoặc thủ cấp động vật có sừng khác mà ông kiếm được trong những dịp đi săn như để đánh dấu “Ta đã ghé thăm nhà này”. Từ đó những người đàn ông có vợ ngoại tình được gọi là “bị mọc sừng”, sau cụm này dùng chung cho cả hai giới tính. Ngoại tình là hành vi mà một người tham gia vào một mối quan hệ tình cảm hoặc tình dục với người khác mà người đó đã kết hôn hoặc một người đã kết hôn mà lại có mối quan hệ tình cảm hoặc tình dục với một người khác. Hành vi ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật và trái đạo đức xã hội, thuần phong mĩ tục dân tộc Việt Nam. Việc ngoại tình làm ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân hiện tại, vi phạm chuẩn mực về văn hóa con người và xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình mà luật pháp bảo vệ. Hành vi ngoại tình tùy theo mức độ mà có thể xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. + Xử lý hành chính Căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định như sau: (1) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; - Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; - Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn. Theo đó, có thể thấy hành vi ngoại tình với người đã có gia đình hoặc đã có gia đình mà ngoại tình với người khác, nếu bị phát hiện có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. + Trách nhiệm hình sự Căn cứ theo Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. (1) Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: - Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. (2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; - Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. Như vậy, người có hành vi ngoại tình thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất lên đến 03 năm tù. Như vậy, nếu người chồng có hành vi ngoại tình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 03 đến 05 triệu đồng, trường hợp nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt đến 03 năm tù. Tóm lại, câu tục ngữ "Sông bao nhiêu nước cũng vừa. Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng" phê phán thói trăng hoa, tham lam trong tình cảm của một số đàn ông đã có vợ, có hành vi ngoại tình làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. Bên cạnh đó, gián tiếp khuyên người ta nên biết đủ và chung thủy trong tình yêu, hôn nhân bởi: Vợ chồng là nghĩa cả đời Ai ơi nhớ nghĩ những lời thiệt hơn.
Bao lâu sau khi ly hôn thì được kết hôn với người mới?
Bao lâu sau khi ly hôn thì được kết hôn với người mới? Điều kiện gồm những gì? Thủ tục đăng ký kết hôn hiện nay như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Bao lâu sau khi ly hôn thì được kết hôn với người mới? Căn cứ Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn như sau: - Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. - Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan. Từ quy định nêu trên, có thể thấy, quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Theo đó các bên hoàn toàn có quyền lựa chọn kết hôn với người mới nếu đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. - Không bị mất năng lực hành vi dân sự. - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của luật. Có thể thấy, pháp luật hiện hành không đặt ra yêu cầu về thời gian sau ly hôn bao lâu thì được kết hôn với người mới. Theo đó, nếu sau ly hôn mà tìm được 1 nửa kia của đời mình thì cá nhân hoàn toàn có thể kết hôn ngay mà không phải chờ đợi bao lâu. (2) Hồ sơ đăng ký kết hôn mới nhất hiện nay như thế nào? Để có thể đăng ký kết hôn thì công dân cần chuẩn bị 01 hồ sơ đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, sẽ tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà quy định về hồ sơ đăng ký kết hôn sẽ khác nhau, cụ thể như sau: - Đối với kết hôn trong nước: Thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014, 02 bên nam nữ cần chuẩn bị hồ sơ để đăng ký kết hôn bao gồm các giấy tờ như sau: + Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu tại Phụ lục được ban hành kèm Thông tư 04/2020/TT-BTP. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/13/to-khai-dang-ky-ket-hon-moi-nhat.docx Mẫu Tờ khai đăng ký kết hôn + CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và phải còn thời hạn sử dụng. + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp bởi UBND cấp xã nơi cư trú của nam/nữ. + Quyết định/bản án về việc ly hôn của Toà án đã có hiệu lực (đối với trường hợp trước đã đã kết hôn mà ly hôn). - Đối với kết hôn có yếu tố nước ngoài: Thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau: + Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu tại Phụ lục được ban hành kèm Thông tư 04/2020/TT-BTP. + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân vẫn còn giá trị sử dụng, được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, trong đó có thể hiện rõ nội dung: Hiện tại người nước ngoài không có vợ/chồng. Trường hợp nước đó không cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì được thay bằng giấy tờ khác mà xác định người này đủ điều kiện để kết hôn. + Giấy xác nhận người này không mắc các bệnh về tâm thần hoặc bệnh khác, đồng thời đủ nhận thức và có thể tự làm chủ hành vi, được xác nhận bởi cơ quan y tế có thẩm quyền tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài. + Hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay thế cho hộ chiếu (bản sao). (3) Trình tự đăng ký kết hôn hiện nay như thế nào? Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ như đã có nêu tại mục (2) thì công dân thực hiện đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã nơi mà một trong hay bên cư trú theo khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014. Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài thì nam nữ đến UBND cấp huyện của một trong hai bên nam nữ để thực hiện đăng ký kết hôn theo Điều 37 Luật Hộ tịch 2014, cụ thể gồm các trường hợp như sau: - Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. - Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam kết hôn với công dân Việt Nam cư trú tại nước ngoài. - Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mà kết hôn với nhau. - Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam/người nước ngoài. Trường hợp hai người nước ngoài nếu có nhu cầu được đăng ký kết hôn ở Việt Nam thì đến UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên để thực hiện thủ tục. Theo đó, Giấy chứng nhận kết hôn sẽ được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp đã nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy 02 bên đáp ứng được đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật. Trường hợp cần xác minh thêm thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn là không quá 05 ngày làm việc. Riêng đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài thì theo quy định tại Điều 32 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, việc cấp giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày ký. Lưu ý: Trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký mà hai bên không thể có mặt tại UBND có thẩm quyền để nhận giấy chứng nhận kết hôn thì giấy chứng nhận kết hôn này sẽ bị huỷ. Các bên vẫn muốn kết hôn thì đăng ký kết hôn lại từ đầu. Theo đó, hiện nay, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo trình tự như đã nêu trên.
Con ruột và con nuôi có được kết hôn với nhau không?
Việc kết hôn giữa những người trong cùng gia đình luôn là đề tài gây tranh cãi. Vậy luật pháp có cho phép con ruột và con nuôi kết hôn với nhau không? (1) Các hành vi bị cấm trong hôn nhân là gì? Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, các hành vi sau đây bị cấm trong quan hệ hôn nhân: - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng - Yêu sách của cải trong kết hôn - Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn - Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính - Bạo lực gia đình - Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Như vậy, các hành vi trên là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm trong quan hệ hôn nhân vợ chồng. Trong đó, việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời khi kết hôn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện. (2) Con ruột và con nuôi có được kết hôn với nhau không? Theo quy định trên, việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời khi kết hôn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện. Theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm có: - Cha mẹ là đời thứ nhất - Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai - Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba Căn cứ vào những quy định đã nêu trên thì pháp luật hiện hành không cấm việc con ruột và con nuôi kết hôn với nhau. Do đó, nếu cả 2 người đáp ứng được các điều kiện kết hôn tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì vẫn sẽ được kết hôn với nhau như bình thường. Tuy nhiên, ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật thì khi kết hôn, người Việt Nam còn xem xét, cân nhắc đến các yếu tố như truyền thống gia đình, phong tục tập quán, đạo đức, văn hóa, tín ngưỡng,... Cho nên, dù pháp luật không cấm thì việc kết hôn giữa con ruột và con nuôi cũng rất ít xảy ra trên thực tế. (3) Vì sao con ruột và con nuôi không nên kết hôn với nhau? Về góc độ pháp luật, mặc dù không có quy định pháp luật cụ thể cấm con ruột và con nuôi kết hôn, nhưng mối quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được pháp luật bảo vệ. Việc kết hôn giữa hai người này có thể gây ra những tranh chấp về quyền lợi, tài sản trong tương lai. Bên cạnh đó, việc kết hôn giữa những người có mối quan hệ đặc biệt như vậy có thể dẫn đến những xung đột lợi ích, ảnh hưởng đến sự hòa thuận của gia đình. Về mặt đạo đức và xã hội, đa số các nền văn hóa đều có những quan niệm truyền thống về hôn nhân, trong đó việc kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống gần gũi là điều bị cấm kỵ. Ngoài ra, việc lớn lên cùng nhau trong một gia đình, con ruột và con nuôi đã hình thành những mối quan hệ đặc biệt, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của họ nếu tiến tới hôn nhân. Tóm lại, mặc dù pháp luật không có quy định cụ thể cấm việc kết hôn giữa con ruột và con nuôi, nhưng việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro và khó khăn. Vì vậy, để đảm bảo hạnh phúc và sự ổn định cho gia đình, việc tránh kết hôn giữa những người có mối quan hệ đặc biệt như vậy là điều nên làm.
Quan hệ hôn nhân và thừa kế giữa các thành viên trong gia đình?
Mn ơi làm giúp mình với ạ. GẤPPPP. Mình cảm ơn ạ Vợ chồng anh A hiện là bác sĩ Khoa Ngoại, Bệnh viện E, là con trai duy nhất của ông C, bà D và chị B là con gái ông Đ, bà H. Bên nội cư trú tại thị trấn Lim, huyện Yên Phong, bên ngoại sống tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn cùng tỉnh Bắc Ninh. Vợ chồng anh A, chị B, đăng ký kết hôn ngày 12/4/2000 có con gái đầu là K, sinh ngày 15/6/2001, con gái sau là L sinh ngày 22/4/2008 bị tim bẩm sinh nặng, không thể tự vận động và kiếm sống. Ngày 21/5/2021 đã xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc, cướp đi sinh mạng của 2 cha con ông C và anh A khi đang trên đường tham gia giao thông. Tại thời điểm này, tài sản chung của ông C, bà D được xác định là 2,4 tỷ đồng và không có di chúc. Tài sản chung của vợ chồng anh A, chị B gồm có ngôi nhà và 2 sổ tiết kiệm, được xác định là 7,2 tỷ đồng. Trong di chúc có công chứng đề ngày 20/5/2020, anh A phân định phần di sản của mình như sau: Chị B không được hưởng đồng nào vì đã thường xuyên đay nghiến, chì chiết việc anh A ngoại tình và hai người đang làm thủ tục ly hôn; cho con gái K 400 triệu đồng, con gái L 500 triệu đồng; số tài sản còn lại dành cho con trai tên M, là con ngoài giá thú của anh A với chị N cùng thị trấn Lim. Các vấn đề cần làm rõ là: Vấn đề 1. Anh A và chị B phải thực hiện đăng ký kết hôn tại đâu với thủ tục cụ thể như thế nào? Xác định thời kỳ hôn nhân của anh A, chị B. Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của mình. Anh a và chị b phải thực hiện đăng kí kết hôn tại Vấn đề 2. Ai được hưởng phần di sản của ông C và mỗi người được hưởng bao nhiêu trong các trường hợp M được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định là con/không phải là con của anh A? Vấn đề 3. Để xác định M là con đẻ của anh A, cần phải thực hiện những thủ tục pháp lý cụ thể như thế nào? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của mình. Vấn đề 4. Hãy bình luận về giá trị pháp lý đối với di chúc của anh A. Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của mình. Vấn đề 5. Hãy tính phần di sản mà chị B, con gái K, L, con trai M được hưởng qua việc chia thừa kế này, khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định M là con của anh A . Có gì khác nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định M không phải là con của anh A?