Mức xử phạt quán ăn bán thức ăn chứa hàn the mới nhất
Hàn the là chất phụ gia không được sử dụng trong chế biến thực phẩm, vậy theo quy định hiện nay thì quán ăn bán thức ăn có chứa hàn the sẽ bị phạt thế nào? Cụ thể qua bài viết sau. Hàn the có bị cấm không? Hàn the là một loại hợp chất hóa học gọi là Borax, dạng rắn, kết tinh màu trắng, mềm, dễ dàng hòa tan trong nước. Hàn the có có tính ứng dụng cao nên không bị cấm buôn bán. Tuy nhiên, trong sản xuất, chế biến thực phẩm, hàn the là một chất không có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng. Xem đầy đủ Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm - Phụ lục 1 Ban hành kèm theo Thông tư 24/2019/TT-BYT: Như vậy, mặc dù hàn the không bị cấm tại Việt Nam nhưng không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế nên sẽ không được dùng hàn the trong thực phẩm, thức ăn. Mức xử phạt quán ăn bán thức ăn chứa hàn the mới nhất Mặc dù không được sử dụng hàn the trong thực phẩm nhưng vẫn có hàng quán ăn uống vẫn sử dụng chất này. Theo đó, Điều 5 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm như sau: (1) Phạt tiền từ 10 đến 20.000.000 đồng: Đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng. (2) Phạt tiền từ 20 đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 115/2018/NĐ-CP; + Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng không đúng đối tượng thực phẩm; + Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép. (3) Phạt tiền từ 30 đến 40.000.000 đồng: Đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. (4) Phạt tiền từ 40 đến 50.000.000 đồng: Đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng. (5) Phạt tiền từ 80 đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép; + Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. (6) Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm: Đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, còn có hình thức xử phạt bổ xung và biện pháp khắc phục hậu quả như: Hình thức xử phạt bổ sung: - Hình thức xử phạt bổ sung: + Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm số (4); + Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với vi phạm số (5); + Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm số (6); + Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm số (5) và số (6). - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm; + Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định số (5), (6). Đồng thời tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên là mức phạt đối với cá nhân (trừ số (6) là mức phạt đối với tổ chức). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, quán ăn bán thức ăn chứa hàn the sẽ bị phạt từ 40 - 50 triệu đồng nếu là cá nhân, 80 - 100 triệu đồng nếu là tổ chức. Đồng thời, quán ăn bán thức ăn chứa hàn the còn có thể bị đình chỉ hoạt động từ 1 - 3 tháng, buộc tiêu huỷ chất hàn the vi phạm.
04 nguyên tắc phải tuân thủ khi sử dụng phụ gia thực phẩm
04 nguyên tắc phải tuân thủ khi sử dụng phụ gia thực phẩm Đây là nội dung tại Thông tư 24/2019/TT-BYT về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm, được ban hành ngày 30/8/2019. Theo đó, việc sử dụng phụ gia thực phẩm phải tuân thủ 04 nguyên tắc cơ bản sau: - Phải bảo đảm: + Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm; + Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm; + Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn. - Chỉ được sử dụng nếu việc sử dụng này đạt được hiệu quả mong muốn nhưng không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không lừa dối người tiêu dùng và chỉ để đáp ứng một hoặc nhiều chức năng của phụ gia thực phẩm. - Phụ gia thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, an toàn thực phẩm theo các văn bản được quy định; - Ngoài việc phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm còn có thể có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm đã có chứa phụ gia thực phẩm và phải tuân thủ quy định tại Điều 9 Thông tư này. Xem chi tiết Danh mục phụ gia thực phẩm được sử dụng tại file đính kèm theo Thông tư 24/2019/TT-BYT
Điểm tin tuần cuối tháng 05/2015
Cuối tháng 05/2015, nhiều quy định mới được ban hành trong các lĩnh vực giáo dục, y tế và thuế…Theo đó, có các nội dung đáng chú ý như sau: http://www.youtube.com/watch?v=lg4Y-yv4hyg Từ ngày 01/7/2016, sẽ thu hồi điện thoại di động, máy tính bảng cũ Cụ thể, gia hạn thu hồi, xử lý các thiết bị điện tử cũ như máy vi tính, máy chụp hình, máy quay phim, điện thoại di động, máy tính bảng...từ nay đến hết ngày 30/6/2016 theo Quyết định 16/2015/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 15/7/2015. Yêu cầu với giảng viên dạy học chương trình liên kết nước ngoài Theo Nghị định 48/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, giảng viên dạy các chương trình liên kết đào tạo phải đáp ứng các điều kiện sau: Trình độ dạy Yêu cầu bằng cấp Sơ cấp - Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp. Trung cấp - Lý thuyết chuyên môn: bằng tốt nghiệp đại học trở lên. - Thực hành: Chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp. Cao đẳng - Lý thuyết chuyên môn: bằng tốt nghiệp đại học trở lên. - Thực hành: Chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng. Nhà giáo không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương; Trường hợp là người nước ngoài, phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy. Đồng thời, cơ sở đào tạo chương trình liên kết phải đảm bảo tỷ lệ sau: - Chuyên ngành nhân văn, kinh tế và dịch vụ: tối đa 25 học sinh, sinh viên/nhà giáo. - Chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ: tối đa 20 học sinh, sinh viên/nhà giáo. - Ngành yêu cầu năng khiếu người học: tối đa 15 học sinh, sinh viên/nhà giáo. Số lượng giảng viên cơ hữu đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành, nghề liên kết đào tạo. 6 cơ sở dữ liệu cần được ưu tiên triển khai Để tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, ngày 22/5 vừa qua, Thủ tướng ban hành Quyết định 714/QĐ-TTg năm 2015, trong đó yêu cầu ưu tiên triển khai 6 cơ sở dữ liệu sau: - Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư. - Cơ sở dữ liệu Đất đai quốc gia. - Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp. - Cơ sở dữ liệu quốc gia về Thống kê tổng hợp về dân số. - Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính. - Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. Các Bộ chủ quản quy định tại Quyết định này có trách nhiệm tiến hành thực hiện kể từ ngày 22/5/2015. Thực phẩm chức năng phải được xác nhận nội dung quảng cáo trước khi đăng Theo Thông tư 09/2015/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 16/7/2015, các mặt hàng sau đây phải được xác nhận nội dung quảng cáo trước khi đăng: - Thuốc không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Khoản 5 Điều 7 của Luật quảng cáo. - Mỹ phẩm. - Thực phẩm chức năng; - Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng. - Nước khoáng thiên nhiên. - Nước uống đóng chai. - Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. - Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. - Trang thiết bị y tế. - Sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Luật quảng cáo. - Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Từ 01/7/2015, một số phụ gia thực phẩm mới được phép sử dụng Bao gồm các phụ gia sau: - Các phẩm màu: Carbon thực vật, màu bắp cải đỏ. - Các chất điều chỉnh độ acid: Acid succinic, Kali hydro sulfat. - Các chất điều vị: DL – Alanin, Glycin, Glycyrrhizin. Nội dung này được đề cập tại Thông tư 08/2015/TT-BYT. Hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH Nhằm giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện chế độ BHXH, vừa cơ quan BHXH có Công văn 1856/BHXH-CSXH năm 2015 hướng dẫn một số nội dung, cụ thể: - Bổ sung phụ cấp thâm niên nghề để tính lương hưu đối với người nghỉ hưu trước 01/01/1995. - Tính thời gian công tác trong quân đội với thời gian giữ các chức danh theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP. - Phụ cấp thâm niên quân đội trong lương hưu theo Luật BHXH. Xem chi tiết hướng dẫn tại đây. Thuế nhập khẩu đường từ Lào là 2.5% Đó là nội dung tại Thông tư 08/2015/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 27/5/2015, theo đó: - Hạn ngạch nhập khẩu đường từ Lào là 50.000 tấn. - Thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 2.5%.
Mức xử phạt quán ăn bán thức ăn chứa hàn the mới nhất
Hàn the là chất phụ gia không được sử dụng trong chế biến thực phẩm, vậy theo quy định hiện nay thì quán ăn bán thức ăn có chứa hàn the sẽ bị phạt thế nào? Cụ thể qua bài viết sau. Hàn the có bị cấm không? Hàn the là một loại hợp chất hóa học gọi là Borax, dạng rắn, kết tinh màu trắng, mềm, dễ dàng hòa tan trong nước. Hàn the có có tính ứng dụng cao nên không bị cấm buôn bán. Tuy nhiên, trong sản xuất, chế biến thực phẩm, hàn the là một chất không có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng. Xem đầy đủ Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm - Phụ lục 1 Ban hành kèm theo Thông tư 24/2019/TT-BYT: Như vậy, mặc dù hàn the không bị cấm tại Việt Nam nhưng không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế nên sẽ không được dùng hàn the trong thực phẩm, thức ăn. Mức xử phạt quán ăn bán thức ăn chứa hàn the mới nhất Mặc dù không được sử dụng hàn the trong thực phẩm nhưng vẫn có hàng quán ăn uống vẫn sử dụng chất này. Theo đó, Điều 5 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm như sau: (1) Phạt tiền từ 10 đến 20.000.000 đồng: Đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng. (2) Phạt tiền từ 20 đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 115/2018/NĐ-CP; + Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng không đúng đối tượng thực phẩm; + Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép. (3) Phạt tiền từ 30 đến 40.000.000 đồng: Đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. (4) Phạt tiền từ 40 đến 50.000.000 đồng: Đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng. (5) Phạt tiền từ 80 đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép; + Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. (6) Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm: Đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, còn có hình thức xử phạt bổ xung và biện pháp khắc phục hậu quả như: Hình thức xử phạt bổ sung: - Hình thức xử phạt bổ sung: + Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm số (4); + Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với vi phạm số (5); + Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm số (6); + Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm số (5) và số (6). - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm; + Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định số (5), (6). Đồng thời tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên là mức phạt đối với cá nhân (trừ số (6) là mức phạt đối với tổ chức). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, quán ăn bán thức ăn chứa hàn the sẽ bị phạt từ 40 - 50 triệu đồng nếu là cá nhân, 80 - 100 triệu đồng nếu là tổ chức. Đồng thời, quán ăn bán thức ăn chứa hàn the còn có thể bị đình chỉ hoạt động từ 1 - 3 tháng, buộc tiêu huỷ chất hàn the vi phạm.
04 nguyên tắc phải tuân thủ khi sử dụng phụ gia thực phẩm
04 nguyên tắc phải tuân thủ khi sử dụng phụ gia thực phẩm Đây là nội dung tại Thông tư 24/2019/TT-BYT về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm, được ban hành ngày 30/8/2019. Theo đó, việc sử dụng phụ gia thực phẩm phải tuân thủ 04 nguyên tắc cơ bản sau: - Phải bảo đảm: + Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm; + Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm; + Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn. - Chỉ được sử dụng nếu việc sử dụng này đạt được hiệu quả mong muốn nhưng không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không lừa dối người tiêu dùng và chỉ để đáp ứng một hoặc nhiều chức năng của phụ gia thực phẩm. - Phụ gia thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, an toàn thực phẩm theo các văn bản được quy định; - Ngoài việc phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm còn có thể có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm đã có chứa phụ gia thực phẩm và phải tuân thủ quy định tại Điều 9 Thông tư này. Xem chi tiết Danh mục phụ gia thực phẩm được sử dụng tại file đính kèm theo Thông tư 24/2019/TT-BYT
Điểm tin tuần cuối tháng 05/2015
Cuối tháng 05/2015, nhiều quy định mới được ban hành trong các lĩnh vực giáo dục, y tế và thuế…Theo đó, có các nội dung đáng chú ý như sau: http://www.youtube.com/watch?v=lg4Y-yv4hyg Từ ngày 01/7/2016, sẽ thu hồi điện thoại di động, máy tính bảng cũ Cụ thể, gia hạn thu hồi, xử lý các thiết bị điện tử cũ như máy vi tính, máy chụp hình, máy quay phim, điện thoại di động, máy tính bảng...từ nay đến hết ngày 30/6/2016 theo Quyết định 16/2015/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 15/7/2015. Yêu cầu với giảng viên dạy học chương trình liên kết nước ngoài Theo Nghị định 48/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, giảng viên dạy các chương trình liên kết đào tạo phải đáp ứng các điều kiện sau: Trình độ dạy Yêu cầu bằng cấp Sơ cấp - Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp. Trung cấp - Lý thuyết chuyên môn: bằng tốt nghiệp đại học trở lên. - Thực hành: Chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp. Cao đẳng - Lý thuyết chuyên môn: bằng tốt nghiệp đại học trở lên. - Thực hành: Chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng. Nhà giáo không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương; Trường hợp là người nước ngoài, phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy. Đồng thời, cơ sở đào tạo chương trình liên kết phải đảm bảo tỷ lệ sau: - Chuyên ngành nhân văn, kinh tế và dịch vụ: tối đa 25 học sinh, sinh viên/nhà giáo. - Chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ: tối đa 20 học sinh, sinh viên/nhà giáo. - Ngành yêu cầu năng khiếu người học: tối đa 15 học sinh, sinh viên/nhà giáo. Số lượng giảng viên cơ hữu đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành, nghề liên kết đào tạo. 6 cơ sở dữ liệu cần được ưu tiên triển khai Để tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, ngày 22/5 vừa qua, Thủ tướng ban hành Quyết định 714/QĐ-TTg năm 2015, trong đó yêu cầu ưu tiên triển khai 6 cơ sở dữ liệu sau: - Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư. - Cơ sở dữ liệu Đất đai quốc gia. - Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp. - Cơ sở dữ liệu quốc gia về Thống kê tổng hợp về dân số. - Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính. - Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. Các Bộ chủ quản quy định tại Quyết định này có trách nhiệm tiến hành thực hiện kể từ ngày 22/5/2015. Thực phẩm chức năng phải được xác nhận nội dung quảng cáo trước khi đăng Theo Thông tư 09/2015/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 16/7/2015, các mặt hàng sau đây phải được xác nhận nội dung quảng cáo trước khi đăng: - Thuốc không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Khoản 5 Điều 7 của Luật quảng cáo. - Mỹ phẩm. - Thực phẩm chức năng; - Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng. - Nước khoáng thiên nhiên. - Nước uống đóng chai. - Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. - Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. - Trang thiết bị y tế. - Sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Luật quảng cáo. - Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Từ 01/7/2015, một số phụ gia thực phẩm mới được phép sử dụng Bao gồm các phụ gia sau: - Các phẩm màu: Carbon thực vật, màu bắp cải đỏ. - Các chất điều chỉnh độ acid: Acid succinic, Kali hydro sulfat. - Các chất điều vị: DL – Alanin, Glycin, Glycyrrhizin. Nội dung này được đề cập tại Thông tư 08/2015/TT-BYT. Hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH Nhằm giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện chế độ BHXH, vừa cơ quan BHXH có Công văn 1856/BHXH-CSXH năm 2015 hướng dẫn một số nội dung, cụ thể: - Bổ sung phụ cấp thâm niên nghề để tính lương hưu đối với người nghỉ hưu trước 01/01/1995. - Tính thời gian công tác trong quân đội với thời gian giữ các chức danh theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP. - Phụ cấp thâm niên quân đội trong lương hưu theo Luật BHXH. Xem chi tiết hướng dẫn tại đây. Thuế nhập khẩu đường từ Lào là 2.5% Đó là nội dung tại Thông tư 08/2015/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 27/5/2015, theo đó: - Hạn ngạch nhập khẩu đường từ Lào là 50.000 tấn. - Thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 2.5%.