Kế toán, thủ quỹ công đoàn cơ sở có được hưởng phụ cấp không?
Kế toán, thủ quỹ công đoàn cơ sở có được hưởng phụ cấp không? Nếu có thì mức hưởng được quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! (1) Kế toán, thủ quỹ công đoàn tại cơ sở có được hưởng phụ cấp không? Ngày 18/5/2023, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định 7201/QĐ-TLĐ để sửa đổi Quyết định 4290/QĐ-TLĐ ngày 01/3/2023 về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở; Quyết định 4301/QĐ-TLĐ ngày 04/3/2022 về tổ chức bộ máy quản lý tài chính công đoàn. Theo đó, tại Quyết định 7201/QĐ-TLĐ, đã bổ sung Điều 8 vào Quyết định 4301/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp kiêm nhiệm nhiệm vụ kế toán, chức danh kế toán trưởng và thủ quỹ của công đoàn cấp trên cơ sở, cụ thể như sau: - Nếu công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không có cán bộ chuyên trách đủ tiêu chuẩn làm kế toán trưởng, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố hoặc Công đoàn ngành Trung ương sẽ phân công một chuyên viên tài chính hoặc cán bộ công đoàn chuyên trách làm kế toán trưởng kiêm nhiệm. Mỗi người chỉ được giao nhiệm vụ kế toán trưởng cho tối đa 03 đơn vị và sẽ nhận phụ cấp trách nhiệm hàng tháng, hệ số 1,0 mức lương cơ sở. -Nếu không có nhân sự đủ điều kiện, Liên đoàn lao động sẽ giao công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phân công đoàn viên có đủ tiêu chuẩn làm kế toán trưởng kiêm nhiệm và chi phụ cấp trách nhiệm hàng tháng, hệ số 1,0 mức lương cơ sở. - Nếu công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không có cán bộ chuyên trách làm thủ quỹ đáp ứng yêu cầu thì phân công đoàn viên đủ tiêu chuẩn làm nhiệm vụ thủ quỹ và chi phụ cấp trách nhiệm hàng tháng, hệ số 0,5 mức lương cơ sở. Căn cứ theo quy định trên, kế toán trưởng và thủ quỹ tại công đoàn cơ sở sẽ được hưởng phụ cấp. (2) Mức hưởng phụ cấp đối với chức danh kế toán và thủ quỹ tại công đoàn cơ sở Theo quy định tại tiết 1.1 khoản 1 Điều 1 Quyết định 7201/QĐ-TLĐ, mức chi phụ cấp kế toán công đoàn, thủ quỹ công đoàn cơ sở áp dụng theo khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 5692/QĐ-TLĐ ngày 08/12/2022 và không cao hơn mức chi phụ cấp trách nhiệm phó chủ tịch công đoàn cơ sở. Theo đó, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 5692/QĐ-TLĐ quy định mức chi phụ cấp như sau: - Ban chấp hành công đoàn cơ sở căn cứ nguồn chi được duyệt để cụ thể hóa hệ số chi phụ cấp trong quy chế chi tiêu nội bộ của công đoàn cơ sở, theo khung số lượng đoàn viên, đối tượng được chi phụ cấp, xếp thứ tự ưu tiên gắn với trách nhiệm từ cao đến thấp (chủ tịch, phó chủ tịch...) và đánh giá kết quả hoạt động của các đối tượng hưởng phụ cấp. Thời gian chi phụ cấp có thể thực hiện theo tháng, quý, 6 tháng hoặc năm. - Mức lương làm cơ sở tính hưởng phụ cấp: + Công đoàn cơ sở khu vực hành chính, sự nghiệp nhà nước: Mức phụ cấp hằng tháng = Hệ số phụ cấp trách nhiệm x Mức lương cơ sở + Công đoàn cơ sở doanh nghiệp và công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước: Mức phụ cấp hằng tháng = Hệ số phụ cấp trách nhiệm x Mức lương tối thiểu vùng Như vậy, kế toán và thủ quỹ tại công đoàn cấp cơ sở sẽ được hưởng phụ cấp theo các quy định nêu trên, với mức hưởng cụ thể tùy thuộc vào hệ số phụ cấp trách nhiệm và loại hình công đoàn. *Tham khảo Bảng hệ số phụ cấp đối với chức danh Chủ tịch công đoàn cơ sở: Số lượng đoàn viên công đoàn (lấy số liệu cuối năm trước làm cơ sở xác định phụ cấp) Hệ số phụ cấp trách nhiệm tối đa đối với chức danh chủ tịch CĐCS Khu vực doanh nghiệp và CĐCS ngoài khu vực nhà nước Khu vực hành chính sự nghiệp nhà nước Dưới 50 đoàn viên 0,10 0,14 Từ 50 đến dưới 200 đoàn viên 0,20 0,28 Từ 200 đến dưới 500 đoàn viên 0,30 0,35 Từ 500 đến dưới 1.000 đoàn viên 0,40 0,45 Từ 1.000 đến dưới 2.500 đoàn viên 0,50 0,60 Từ 2.500 đến dưới 5.000 đoàn viên 0,60 0,80 Từ 5.000 đến dưới 10.000 đoàn viên 0,70 1,00 Từ 10.000 đến dưới 20.000 đoàn viên 0,80 - Từ 20.000 đến dưới 30.000 đoàn viên 0,90 - Từ 30.000 đoàn viên trở lên 1,00 - *Hệ số chi phụ cấp của các đối tượng được hưởng phụ cấp khác sẽ do Ban chấp hành công đoàn cơ sở căn cứ nguồn chi được duyệt để cụ thể hóa hệ số chi phụ cấp.
Các chế độ phụ cấp dành cho giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật, hòa nhập
Để tri ân những đóng góp to lớn của giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật, BGD&ĐT đã ban hành các chế độ phụ cấp nhằm tạo điều kiện cho các giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ (1) Tính thêm giờ dạy cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật Trẻ em khuyết tật là những mầm non cần được chăm sóc, giáo dục đặc biệt để hòa nhập với cộng đồng. Trong hành trình gian nan ấy, vai trò của giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Họ là những người gieo mầm trí tuệ, bồi đắp tâm hồn và chắp cánh cho những ước mơ của các em. Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và tạo động lực cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT có quy định về giờ dạy đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật như sau: Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày Theo đó, số giờ dạy theo quy định đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày là đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần. Còn đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần. Như vậy, giáo viên mầm non dạy đủ số giờ quy định như trên, cứ trong lớp có 01 trẻ khuyết tật thì giáo viên sẽ được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày. (2) Phụ cấp, chính sách ưu đãi cho giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật Ngoài việc được tính thêm giờ dạy, giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật còn được hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc. Cụ thể, theo quy định tại Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc bao gồm: (i) Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (ii) Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (iii) Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (iv) Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập Theo đó, mức hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc được quy định tại Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP như sau: - Nhà giáo được quy định tại mục (i) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) - Nhà giáo quy định tại mục (ii) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) - Nhà giáo quy định tại mục (iii) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và phụ cấp ưu đãi gồm các mức sau đây: + 35% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật + 40% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật + 45% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật + 50% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật + 55% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật + 60% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật + 65% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật - Nhà giáo quy định tại mục (iv) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và phụ cấp ưu đãi gồm các mức sau đây: + 5% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật + 10% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật + 15% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật; + 20% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật + Mức 25% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật + 30% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật + 35% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật Lưu ý: - Nhà giáo quy định tại mục (i) và mục (iii) hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc thì không hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định 244/2005/QĐ-TTg - Nhà giáo quy định tại mục (ii) và (iv) hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi công việc đồng thời được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định 244/2005/QĐ-TTg - Nhà giáo quy định tại mục (ii) và (iv) hưởng mức phụ cấp được tính theo số giờ giảng dạy người khuyết tật thực tế - Các khoản tiền phụ cấp được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính, đóng hưởng chế độ BHXH.
Phụ cấp trách nhiệm là gì? Trong thời gian nghỉ hè thì giáo viên có được hưởng phụ cấp trách nhiệm?
Giáo viên dạy tiếng dân tộc trong trường công lập bên cạnh lương cứng thì còn thường xuyên được hưởng phụ cấp trách nhiệm thì trong thời gian nghỉ hè giáo viên có tiếp tục được hưởng phụ cấp trách nhiệm? 1. Phụ cấp trách nhiệm giáo viên là gì? Theo Mục I Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định Phụ cấp trách nhiệm công việc áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo). Theo quy định hiện hành, giáo viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm là những giáo viên đang làm việc trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: - Giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục cao đẳng. - Cán bộ quản lý giáo dục thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục. 2. Thời gian nghỉ hè của giáo viên là bao lâu? Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau: - Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có); - Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động 2019. Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định. Theo đó, giáo viên được nghỉ hè thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng đồng thời được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). 3. Chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với giáo viên hiện nay Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT quy định chế độ chính sách đối với người dạy được hưởng phụ cấp đặc biệt như sau: - Người dạy đảm bảo số giờ dạy theo định mức, trong đó có: + Số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số từ 04 tiết/tuần trở lên đối với giáo viên. + Từ 02 tiết/tuần dạy tiếng dân tộc thiểu số trở lên đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương cơ sở ngoài chế độ phụ cấp khác theo quy định. + Không áp dụng chế độ phụ cấp này đối với giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương đã được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Điều 12 Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. + Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế. - Trường hợp người dạy tiếng dân tộc thiểu số có số tiết dạy vượt định mức quy định, số tiết dạy vượt định mức được thanh toán theo quy định hiện hành của nhà nước. 4. Tiêu chuẩn được hưởng phụ cấp trách nhiệm giáo viên Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp trách nhiệm giáo viên Để được hưởng phụ cấp trách nhiệm, giáo viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: - Có đủ trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định luật giáo dục hiện hành. - Có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. Theo quy định về thời gian nghỉ hè của giáo viên, nếu đáp ứng đầy đủ số tiết dạy theo quy định trên thì giáo viên nghỉ hè 02 tháng sẽ được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, ở đây là phụ cấp trách nhiệm.
Phụ cấp dành cho nhà giáo dạy cho người khuyết tật
Giáo viên dạy học sinh khuyết tật tại các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay được hưởng phụ cấp như thế nào? Mức hưởng phụ cấp được quy định là bao nhiêu? 1. Quy định về điều kiện hưởng phụ cấp dành cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc. Trong đó, điều kiện hưởng phụ cấp dạy học sinh khuyết tật là: - Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Tại Điều 66 Luật giáo dục 2019 quy định: - Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 Luật giáo dục 2019 - Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên. => Theo đó, nhà giáo là tên gọi chung để chỉ những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục; nhà giáo bao gồm cả giáo viên, giảng viên. Giáo viên trong các trường công lập là cơ sở giáo dục dành cho người khuyết tật được gọi là nhà giáo và thuộc các trường trên sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm. 2. Mức hưởng phụ cấp của giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật Tại Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật sẽ được hưởng mức phụ cấp như sau: - Đối với giáo viên chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,3 x mức lương cơ sở. Mức phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật = 70% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). - Đối với giáo viên chuyên trách giảng dạy những người khuyết tật trong các lớp hòa nhập trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,2 x mức lương cơ sở. Mức phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm có: + Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật; + Mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật; + Mức 45% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật; + Mức 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật; + Mức 55% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật; + Mức 60% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật; + Mức 65% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật. Lương cơ sở từ 01/7/2023 Tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ ngày 01/7/2023. Như vậy, giáo viên dạy học sinh khuyết tật tại các đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng phụ cấp theo quy định tại Nghị định 113/2015/NĐ-CP và kể từ ngày 01/7/2023 thì mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc của giáo viên sẽ được tăng lên dựa theo mức lương cơ sở.
Hỏi về phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm?
Tôi là kế toán trưởng và là tổ trưởng tổ văn phòng tại Trường Tiểu học ABC. Tôi chuẩn bị nghỉ thai sản. Vậy tôi có được hưởng phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm trong thời gian nghỉ thai sản không?
Phụ cấp trách nhiệm cho thủ quỹ?
Mình có một số thắc mắc sau mong được mọi người giải đáp: Bên mình là phòng Y tế cơ quan hành chính Nhà nước có 1 kế toán, 1 thủ quỹ vậy cơ quan mình có chi phụ cấp trách nhiệm cho thủ quỹ được không, hồ sơ làm căn cứ chi phụ cấp trách nhiệm như thế nào? Thủ quỹ nghỉ sinh người khác thay thì chi cho người khác cần văn bản gì, nếu chưa chi có được truy lĩnh không?
Chế độ phụ cấp khi kế toán được bổ nhiệm làm văn thư lưu trữ tại đơn vị sự nghiệp công lập
Chị gái mình đang làm việc tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện, nghề chính của Chị là kế toán, nhưng giám đốc có quyết định bổ nhiệm cho chị làm văn thư - lưu trữ. Mình muốn hỏi trường hợp này chị mình có được hưởng 0.2 phụ cấp trách nhiệm hay không?
Phụ cấp trách nhiệm thì có tính đóng BHXH không?
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành: "Điều 6. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau: 1. Tiền lương do Nhà nước quy định 1.1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương." Theo đó, phụ cấp trách nhiệm của người làm việc do nhà nước trả lương không phải đóng BHXH.
Người được bổ nhiệm Kế toán trưởng (phụ trách kế toán) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quy định tại Điều 10 Thông tư 04/2018/TT-BNV. "Điều 10. Phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng 1. Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại các Khoản 1, 3, 4, 5, 8 Điều 2 của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,2 so với mức lương cơ sở. 2. Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với hoạt động của đơn vị mình."
Mức phụ cấp trách nhiệm cho kế toán trưởng
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 04/2018/TT-BNV hướng dẫn thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế và phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng, phụ trách kế toán ở đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước. Theo đó, mức phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng của kế toán trưởng ở các Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp (Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế, cơ quan hải quan); Cơ quan nhà nước; Đơn vị sự nghiệp công lập; Tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; Các tổ chức được Nhà nước cấp vốn để tổ chức hoạt động theo Mục tiêu chính trị - xã hội cụ thể là 0,2 so với mức lương cơ sở. Người được bổ nhiểm làm kế toán trưởng ở các Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thành lập; Cơ quan, tổ chức quản lý quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước sẽ được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng nêu ở trên cho phù hợp với hoạt động của đơn vị mình. Thông tư 04/2018/TT-BNV có hiệu lực từ 15/5/2018.
Quyết định 27/2012/QĐ-TTg Phụ cấp trách nhiệm theo nghề
Bốn đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo quyết định số 27/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm: Chấp hành viên, Thẩm tra viên và Thư ký thi hành án làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; Công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng. Quyết định 27 có hiệu lực ngày 01/08/2012. Download - tải nội dung nghị định 27 tại đây:
Kế toán, thủ quỹ công đoàn cơ sở có được hưởng phụ cấp không?
Kế toán, thủ quỹ công đoàn cơ sở có được hưởng phụ cấp không? Nếu có thì mức hưởng được quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! (1) Kế toán, thủ quỹ công đoàn tại cơ sở có được hưởng phụ cấp không? Ngày 18/5/2023, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định 7201/QĐ-TLĐ để sửa đổi Quyết định 4290/QĐ-TLĐ ngày 01/3/2023 về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở; Quyết định 4301/QĐ-TLĐ ngày 04/3/2022 về tổ chức bộ máy quản lý tài chính công đoàn. Theo đó, tại Quyết định 7201/QĐ-TLĐ, đã bổ sung Điều 8 vào Quyết định 4301/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp kiêm nhiệm nhiệm vụ kế toán, chức danh kế toán trưởng và thủ quỹ của công đoàn cấp trên cơ sở, cụ thể như sau: - Nếu công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không có cán bộ chuyên trách đủ tiêu chuẩn làm kế toán trưởng, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố hoặc Công đoàn ngành Trung ương sẽ phân công một chuyên viên tài chính hoặc cán bộ công đoàn chuyên trách làm kế toán trưởng kiêm nhiệm. Mỗi người chỉ được giao nhiệm vụ kế toán trưởng cho tối đa 03 đơn vị và sẽ nhận phụ cấp trách nhiệm hàng tháng, hệ số 1,0 mức lương cơ sở. -Nếu không có nhân sự đủ điều kiện, Liên đoàn lao động sẽ giao công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phân công đoàn viên có đủ tiêu chuẩn làm kế toán trưởng kiêm nhiệm và chi phụ cấp trách nhiệm hàng tháng, hệ số 1,0 mức lương cơ sở. - Nếu công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không có cán bộ chuyên trách làm thủ quỹ đáp ứng yêu cầu thì phân công đoàn viên đủ tiêu chuẩn làm nhiệm vụ thủ quỹ và chi phụ cấp trách nhiệm hàng tháng, hệ số 0,5 mức lương cơ sở. Căn cứ theo quy định trên, kế toán trưởng và thủ quỹ tại công đoàn cơ sở sẽ được hưởng phụ cấp. (2) Mức hưởng phụ cấp đối với chức danh kế toán và thủ quỹ tại công đoàn cơ sở Theo quy định tại tiết 1.1 khoản 1 Điều 1 Quyết định 7201/QĐ-TLĐ, mức chi phụ cấp kế toán công đoàn, thủ quỹ công đoàn cơ sở áp dụng theo khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 5692/QĐ-TLĐ ngày 08/12/2022 và không cao hơn mức chi phụ cấp trách nhiệm phó chủ tịch công đoàn cơ sở. Theo đó, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 5692/QĐ-TLĐ quy định mức chi phụ cấp như sau: - Ban chấp hành công đoàn cơ sở căn cứ nguồn chi được duyệt để cụ thể hóa hệ số chi phụ cấp trong quy chế chi tiêu nội bộ của công đoàn cơ sở, theo khung số lượng đoàn viên, đối tượng được chi phụ cấp, xếp thứ tự ưu tiên gắn với trách nhiệm từ cao đến thấp (chủ tịch, phó chủ tịch...) và đánh giá kết quả hoạt động của các đối tượng hưởng phụ cấp. Thời gian chi phụ cấp có thể thực hiện theo tháng, quý, 6 tháng hoặc năm. - Mức lương làm cơ sở tính hưởng phụ cấp: + Công đoàn cơ sở khu vực hành chính, sự nghiệp nhà nước: Mức phụ cấp hằng tháng = Hệ số phụ cấp trách nhiệm x Mức lương cơ sở + Công đoàn cơ sở doanh nghiệp và công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước: Mức phụ cấp hằng tháng = Hệ số phụ cấp trách nhiệm x Mức lương tối thiểu vùng Như vậy, kế toán và thủ quỹ tại công đoàn cấp cơ sở sẽ được hưởng phụ cấp theo các quy định nêu trên, với mức hưởng cụ thể tùy thuộc vào hệ số phụ cấp trách nhiệm và loại hình công đoàn. *Tham khảo Bảng hệ số phụ cấp đối với chức danh Chủ tịch công đoàn cơ sở: Số lượng đoàn viên công đoàn (lấy số liệu cuối năm trước làm cơ sở xác định phụ cấp) Hệ số phụ cấp trách nhiệm tối đa đối với chức danh chủ tịch CĐCS Khu vực doanh nghiệp và CĐCS ngoài khu vực nhà nước Khu vực hành chính sự nghiệp nhà nước Dưới 50 đoàn viên 0,10 0,14 Từ 50 đến dưới 200 đoàn viên 0,20 0,28 Từ 200 đến dưới 500 đoàn viên 0,30 0,35 Từ 500 đến dưới 1.000 đoàn viên 0,40 0,45 Từ 1.000 đến dưới 2.500 đoàn viên 0,50 0,60 Từ 2.500 đến dưới 5.000 đoàn viên 0,60 0,80 Từ 5.000 đến dưới 10.000 đoàn viên 0,70 1,00 Từ 10.000 đến dưới 20.000 đoàn viên 0,80 - Từ 20.000 đến dưới 30.000 đoàn viên 0,90 - Từ 30.000 đoàn viên trở lên 1,00 - *Hệ số chi phụ cấp của các đối tượng được hưởng phụ cấp khác sẽ do Ban chấp hành công đoàn cơ sở căn cứ nguồn chi được duyệt để cụ thể hóa hệ số chi phụ cấp.
Các chế độ phụ cấp dành cho giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật, hòa nhập
Để tri ân những đóng góp to lớn của giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật, BGD&ĐT đã ban hành các chế độ phụ cấp nhằm tạo điều kiện cho các giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ (1) Tính thêm giờ dạy cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật Trẻ em khuyết tật là những mầm non cần được chăm sóc, giáo dục đặc biệt để hòa nhập với cộng đồng. Trong hành trình gian nan ấy, vai trò của giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Họ là những người gieo mầm trí tuệ, bồi đắp tâm hồn và chắp cánh cho những ước mơ của các em. Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và tạo động lực cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT có quy định về giờ dạy đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật như sau: Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày Theo đó, số giờ dạy theo quy định đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày là đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần. Còn đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần. Như vậy, giáo viên mầm non dạy đủ số giờ quy định như trên, cứ trong lớp có 01 trẻ khuyết tật thì giáo viên sẽ được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày. (2) Phụ cấp, chính sách ưu đãi cho giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật Ngoài việc được tính thêm giờ dạy, giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật còn được hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc. Cụ thể, theo quy định tại Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc bao gồm: (i) Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (ii) Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (iii) Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (iv) Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập Theo đó, mức hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc được quy định tại Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP như sau: - Nhà giáo được quy định tại mục (i) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) - Nhà giáo quy định tại mục (ii) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) - Nhà giáo quy định tại mục (iii) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và phụ cấp ưu đãi gồm các mức sau đây: + 35% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật + 40% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật + 45% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật + 50% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật + 55% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật + 60% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật + 65% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật - Nhà giáo quy định tại mục (iv) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và phụ cấp ưu đãi gồm các mức sau đây: + 5% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật + 10% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật + 15% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật; + 20% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật + Mức 25% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật + 30% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật + 35% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật Lưu ý: - Nhà giáo quy định tại mục (i) và mục (iii) hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc thì không hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định 244/2005/QĐ-TTg - Nhà giáo quy định tại mục (ii) và (iv) hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi công việc đồng thời được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định 244/2005/QĐ-TTg - Nhà giáo quy định tại mục (ii) và (iv) hưởng mức phụ cấp được tính theo số giờ giảng dạy người khuyết tật thực tế - Các khoản tiền phụ cấp được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính, đóng hưởng chế độ BHXH.
Phụ cấp trách nhiệm là gì? Trong thời gian nghỉ hè thì giáo viên có được hưởng phụ cấp trách nhiệm?
Giáo viên dạy tiếng dân tộc trong trường công lập bên cạnh lương cứng thì còn thường xuyên được hưởng phụ cấp trách nhiệm thì trong thời gian nghỉ hè giáo viên có tiếp tục được hưởng phụ cấp trách nhiệm? 1. Phụ cấp trách nhiệm giáo viên là gì? Theo Mục I Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định Phụ cấp trách nhiệm công việc áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo). Theo quy định hiện hành, giáo viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm là những giáo viên đang làm việc trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: - Giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục cao đẳng. - Cán bộ quản lý giáo dục thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục. 2. Thời gian nghỉ hè của giáo viên là bao lâu? Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau: - Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có); - Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động 2019. Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định. Theo đó, giáo viên được nghỉ hè thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng đồng thời được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). 3. Chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với giáo viên hiện nay Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT quy định chế độ chính sách đối với người dạy được hưởng phụ cấp đặc biệt như sau: - Người dạy đảm bảo số giờ dạy theo định mức, trong đó có: + Số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số từ 04 tiết/tuần trở lên đối với giáo viên. + Từ 02 tiết/tuần dạy tiếng dân tộc thiểu số trở lên đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương cơ sở ngoài chế độ phụ cấp khác theo quy định. + Không áp dụng chế độ phụ cấp này đối với giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương đã được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Điều 12 Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. + Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế. - Trường hợp người dạy tiếng dân tộc thiểu số có số tiết dạy vượt định mức quy định, số tiết dạy vượt định mức được thanh toán theo quy định hiện hành của nhà nước. 4. Tiêu chuẩn được hưởng phụ cấp trách nhiệm giáo viên Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp trách nhiệm giáo viên Để được hưởng phụ cấp trách nhiệm, giáo viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: - Có đủ trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định luật giáo dục hiện hành. - Có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. Theo quy định về thời gian nghỉ hè của giáo viên, nếu đáp ứng đầy đủ số tiết dạy theo quy định trên thì giáo viên nghỉ hè 02 tháng sẽ được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, ở đây là phụ cấp trách nhiệm.
Phụ cấp dành cho nhà giáo dạy cho người khuyết tật
Giáo viên dạy học sinh khuyết tật tại các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay được hưởng phụ cấp như thế nào? Mức hưởng phụ cấp được quy định là bao nhiêu? 1. Quy định về điều kiện hưởng phụ cấp dành cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc. Trong đó, điều kiện hưởng phụ cấp dạy học sinh khuyết tật là: - Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Tại Điều 66 Luật giáo dục 2019 quy định: - Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 Luật giáo dục 2019 - Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên. => Theo đó, nhà giáo là tên gọi chung để chỉ những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục; nhà giáo bao gồm cả giáo viên, giảng viên. Giáo viên trong các trường công lập là cơ sở giáo dục dành cho người khuyết tật được gọi là nhà giáo và thuộc các trường trên sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm. 2. Mức hưởng phụ cấp của giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật Tại Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật sẽ được hưởng mức phụ cấp như sau: - Đối với giáo viên chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,3 x mức lương cơ sở. Mức phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật = 70% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). - Đối với giáo viên chuyên trách giảng dạy những người khuyết tật trong các lớp hòa nhập trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,2 x mức lương cơ sở. Mức phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm có: + Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật; + Mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật; + Mức 45% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật; + Mức 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật; + Mức 55% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật; + Mức 60% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật; + Mức 65% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật. Lương cơ sở từ 01/7/2023 Tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ ngày 01/7/2023. Như vậy, giáo viên dạy học sinh khuyết tật tại các đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng phụ cấp theo quy định tại Nghị định 113/2015/NĐ-CP và kể từ ngày 01/7/2023 thì mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc của giáo viên sẽ được tăng lên dựa theo mức lương cơ sở.
Hỏi về phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm?
Tôi là kế toán trưởng và là tổ trưởng tổ văn phòng tại Trường Tiểu học ABC. Tôi chuẩn bị nghỉ thai sản. Vậy tôi có được hưởng phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm trong thời gian nghỉ thai sản không?
Phụ cấp trách nhiệm cho thủ quỹ?
Mình có một số thắc mắc sau mong được mọi người giải đáp: Bên mình là phòng Y tế cơ quan hành chính Nhà nước có 1 kế toán, 1 thủ quỹ vậy cơ quan mình có chi phụ cấp trách nhiệm cho thủ quỹ được không, hồ sơ làm căn cứ chi phụ cấp trách nhiệm như thế nào? Thủ quỹ nghỉ sinh người khác thay thì chi cho người khác cần văn bản gì, nếu chưa chi có được truy lĩnh không?
Chế độ phụ cấp khi kế toán được bổ nhiệm làm văn thư lưu trữ tại đơn vị sự nghiệp công lập
Chị gái mình đang làm việc tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện, nghề chính của Chị là kế toán, nhưng giám đốc có quyết định bổ nhiệm cho chị làm văn thư - lưu trữ. Mình muốn hỏi trường hợp này chị mình có được hưởng 0.2 phụ cấp trách nhiệm hay không?
Phụ cấp trách nhiệm thì có tính đóng BHXH không?
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành: "Điều 6. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau: 1. Tiền lương do Nhà nước quy định 1.1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương." Theo đó, phụ cấp trách nhiệm của người làm việc do nhà nước trả lương không phải đóng BHXH.
Người được bổ nhiệm Kế toán trưởng (phụ trách kế toán) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quy định tại Điều 10 Thông tư 04/2018/TT-BNV. "Điều 10. Phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng 1. Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại các Khoản 1, 3, 4, 5, 8 Điều 2 của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,2 so với mức lương cơ sở. 2. Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với hoạt động của đơn vị mình."
Mức phụ cấp trách nhiệm cho kế toán trưởng
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 04/2018/TT-BNV hướng dẫn thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế và phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng, phụ trách kế toán ở đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước. Theo đó, mức phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng của kế toán trưởng ở các Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp (Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế, cơ quan hải quan); Cơ quan nhà nước; Đơn vị sự nghiệp công lập; Tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; Các tổ chức được Nhà nước cấp vốn để tổ chức hoạt động theo Mục tiêu chính trị - xã hội cụ thể là 0,2 so với mức lương cơ sở. Người được bổ nhiểm làm kế toán trưởng ở các Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thành lập; Cơ quan, tổ chức quản lý quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước sẽ được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng nêu ở trên cho phù hợp với hoạt động của đơn vị mình. Thông tư 04/2018/TT-BNV có hiệu lực từ 15/5/2018.
Quyết định 27/2012/QĐ-TTg Phụ cấp trách nhiệm theo nghề
Bốn đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo quyết định số 27/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm: Chấp hành viên, Thẩm tra viên và Thư ký thi hành án làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; Công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng. Quyết định 27 có hiệu lực ngày 01/08/2012. Download - tải nội dung nghị định 27 tại đây: