Công chức, viên chức được nâng lương trước thời hạn khi nào?
Công chức, viên chức được nâng lương trước thời hạn khi nào? Nếu không được nâng lương thì có được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung? Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này. Việc nâng lương và hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung luôn là những chủ đề được quan tâm hàng đầu đối với các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đặc biệt, đối với những công chức, viên chức sắp nghỉ hưu và đang giữ bậc lương cuối của khung, câu hỏi liệu họ có được nâng lương trước thời hạn hay không và có thể được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung là vấn đề quan trọng. (1) Công chức, viên chức được nâng lương trước thời hạn khi nào? Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định về chế độ nâng bậc lương trước thời hạn như sau: Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu: - Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu, nếu trong thời gian giữ bậc đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BNV, chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV - Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu, thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được chọn một trong hai chế độ nâng bậc lương trước thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3. Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sẽ được nâng lương khi mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và trong trường hợp kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên. Nếu đang giữ bậc lương cuối của khung thì không thuộc các trường hợp được nâng lương trước hạn khi có thông báo nghỉ hưu. (2) Mức phụ cấp thâm niên vượt khung Cán bộ, công chức, viên chức có đủ điều kiện thời gian và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung quy định tại điểm 1 và điểm 2 Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung. Mức phụ cấp phụ cấp thâm niên vượt khung được quy định tại điểm 1 Mục III Thông tư 04/2005/TT-BNV được sửa đổi bởi Thông tư 03/2021/TT-BNV như sau: - Cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động quy định tại tiết a điểm 1.1 Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV, sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó. Từ năm thứ tư trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%. - Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại tiết b điểm 1.1 Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV, sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức hưởng của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; Từ năm thứ ba trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1 % . - Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo quy định tại Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC, nếu lương mới đã được tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thì thời gian giữ bậc lương cũ dùng làm căn cứ để chuyển xếp sang lương mới được tính để hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung. Theo nguyên tắc cứ mỗi năm giữ bậc lương cũ mà có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1% phụ cấp thâm niên vượt khung. Ví dụ: Bà Nguyễn Thị M, đã xếp lương cũ bậc 10, hệ số lương 4,06, ngạch chuyên viên từ ngày 01/9/1998 và từ năm 1998 đến nay luôn đạt đủ hai tiêu chuẩn để hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, thì bà M được tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như sau: Theo bảng chuyển xếp lương cũ sang lương mới ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC nêu trên, thì bậc 10 (cũ) ngạch chuyên viên của bà M được tính hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung. Thời gian bà M đã xếp lương bậc 10 (cũ) từ ngày 01 tháng 9 năm 1998 đến ngày 01/9/2004 (đủ 6 năm), bà M được tính hưởng thêm 6% phụ cấp thâm niên vượt khung. Như vậy, bà M được hưởng tổng mức phụ cấp thâm niên vượt khung là 11% (5% + 6%) của - mức lương cuối cùng trong ngạch chuyên viên (bậc 9, hệ số lương 4,98); thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung lần sau của bà M được tính kể từ ngày 01/ 9/2004. Tóm lại, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sẽ được nâng lương khi mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và trong trường hợp kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên.
Toàn bộ chế độ phụ cấp của cán bộ, công chức cấp xã được điều chỉnh năm 2023
Phụ cấp là một khoản tiền hỗ trợ thêm cho cán bộ, công chức cho thực hiện công việc. Thời gian vừa qua đã có quy định về việc điều chỉnh phụ cấp cán bộ, công chức cấp xã. Vậy có những phụ cấp nào được điều chỉnh đối với cán bộ, công chức cấp xã? 1. Cán bộ, công chức cấp xã gồm những đối tượng nào? Căn cứ Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định chức vụ, chức danh đối với cán bộ, công chức thuộc cấp xã hiện nay như sau: - Cán bộ cấp xã theo Luật Cán bộ, công chức 2008 có các chức vụ sau đây: + Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; + Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; + Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; + Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; + Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); + Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. - Công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức danh sau đây: + Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự; + Văn phòng - thống kê; + Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); + Tài chính - kế toán; + Tư pháp - hộ tịch; + Văn hóa - xã hội. 2. Phụ cấp thâm niên vượt khung của cán bộ, công chức cấp xã Phụ cấp thâm niên vượt khung của cán bộ, công chức cấp xã được quy định cụ thể tại Điều 18 Nghị định 33/2023/NĐ-CP được thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể, Thông tư 04/2005/TT-BNV (Bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-BNV), phụ cấp thâm niên vượt khung của đối tượng này là 5% mức lương của bậc lương cuối cùng, từ năm sau đó trở đi, mỗi năm được tính hưởng thêm 1% với các đối tượng: Có 03 năm xếp lương ở bậc cuối cùng từ A0 - A3, hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm và không bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ bầu cử. Đã có hai năm xếp lương ở bậc lương cuối cùng của B và C, hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ… 3. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã của cán bộ, công chức cấp xã Căn cứ Điều 19 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 33/2023/NĐ-CP được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương cơ sở như sau: Mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng X mức phụ cấp lãnh đạo. - Mức phụ cấp của Bí thư Đảng ủy: 0,30 x 1.8 triệu = 540.000 đồng. - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND: 0,25 X 1.8 triệu đồng = 450.000 đồng. - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND: 0,20 X 1.8 triệu đồng = 360.000 đồng. - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15 X 1.8 triệu đồng = 270.000 đồng. 4. Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh của cán bộ, công chức cấp xã Theo Điều 20 Nghị định 33/2023/NĐ-CP phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh của cán bộ, công chức cấp xã được quy định như sau: - Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã khác với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm mà giảm được 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã được UBND cấp huyện giao theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương (bậc 1). - Cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ BHXH, BHYT. - Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất, UBND cấp huyện quyết định chức vụ, chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được so với quy định. - Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm. Ngoài ra, cán bộ, công chức cấp xã còn được hưởng chế độ BHXH và BHYT theo chế độ BHXH, BHYT đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật về BHXH và BHYT.
Công chức, viên chức được nâng lương trước thời hạn khi nào?
Công chức, viên chức được nâng lương trước thời hạn khi nào? Nếu không được nâng lương thì có được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung? Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này. Việc nâng lương và hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung luôn là những chủ đề được quan tâm hàng đầu đối với các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đặc biệt, đối với những công chức, viên chức sắp nghỉ hưu và đang giữ bậc lương cuối của khung, câu hỏi liệu họ có được nâng lương trước thời hạn hay không và có thể được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung là vấn đề quan trọng. (1) Công chức, viên chức được nâng lương trước thời hạn khi nào? Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định về chế độ nâng bậc lương trước thời hạn như sau: Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu: - Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu, nếu trong thời gian giữ bậc đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BNV, chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV - Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu, thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được chọn một trong hai chế độ nâng bậc lương trước thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3. Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sẽ được nâng lương khi mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và trong trường hợp kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên. Nếu đang giữ bậc lương cuối của khung thì không thuộc các trường hợp được nâng lương trước hạn khi có thông báo nghỉ hưu. (2) Mức phụ cấp thâm niên vượt khung Cán bộ, công chức, viên chức có đủ điều kiện thời gian và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung quy định tại điểm 1 và điểm 2 Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung. Mức phụ cấp phụ cấp thâm niên vượt khung được quy định tại điểm 1 Mục III Thông tư 04/2005/TT-BNV được sửa đổi bởi Thông tư 03/2021/TT-BNV như sau: - Cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động quy định tại tiết a điểm 1.1 Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV, sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó. Từ năm thứ tư trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%. - Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại tiết b điểm 1.1 Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV, sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức hưởng của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; Từ năm thứ ba trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1 % . - Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo quy định tại Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC, nếu lương mới đã được tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thì thời gian giữ bậc lương cũ dùng làm căn cứ để chuyển xếp sang lương mới được tính để hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung. Theo nguyên tắc cứ mỗi năm giữ bậc lương cũ mà có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1% phụ cấp thâm niên vượt khung. Ví dụ: Bà Nguyễn Thị M, đã xếp lương cũ bậc 10, hệ số lương 4,06, ngạch chuyên viên từ ngày 01/9/1998 và từ năm 1998 đến nay luôn đạt đủ hai tiêu chuẩn để hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, thì bà M được tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như sau: Theo bảng chuyển xếp lương cũ sang lương mới ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC nêu trên, thì bậc 10 (cũ) ngạch chuyên viên của bà M được tính hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung. Thời gian bà M đã xếp lương bậc 10 (cũ) từ ngày 01 tháng 9 năm 1998 đến ngày 01/9/2004 (đủ 6 năm), bà M được tính hưởng thêm 6% phụ cấp thâm niên vượt khung. Như vậy, bà M được hưởng tổng mức phụ cấp thâm niên vượt khung là 11% (5% + 6%) của - mức lương cuối cùng trong ngạch chuyên viên (bậc 9, hệ số lương 4,98); thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung lần sau của bà M được tính kể từ ngày 01/ 9/2004. Tóm lại, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sẽ được nâng lương khi mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và trong trường hợp kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên.
Toàn bộ chế độ phụ cấp của cán bộ, công chức cấp xã được điều chỉnh năm 2023
Phụ cấp là một khoản tiền hỗ trợ thêm cho cán bộ, công chức cho thực hiện công việc. Thời gian vừa qua đã có quy định về việc điều chỉnh phụ cấp cán bộ, công chức cấp xã. Vậy có những phụ cấp nào được điều chỉnh đối với cán bộ, công chức cấp xã? 1. Cán bộ, công chức cấp xã gồm những đối tượng nào? Căn cứ Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định chức vụ, chức danh đối với cán bộ, công chức thuộc cấp xã hiện nay như sau: - Cán bộ cấp xã theo Luật Cán bộ, công chức 2008 có các chức vụ sau đây: + Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; + Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; + Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; + Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; + Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); + Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. - Công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức danh sau đây: + Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự; + Văn phòng - thống kê; + Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); + Tài chính - kế toán; + Tư pháp - hộ tịch; + Văn hóa - xã hội. 2. Phụ cấp thâm niên vượt khung của cán bộ, công chức cấp xã Phụ cấp thâm niên vượt khung của cán bộ, công chức cấp xã được quy định cụ thể tại Điều 18 Nghị định 33/2023/NĐ-CP được thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể, Thông tư 04/2005/TT-BNV (Bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-BNV), phụ cấp thâm niên vượt khung của đối tượng này là 5% mức lương của bậc lương cuối cùng, từ năm sau đó trở đi, mỗi năm được tính hưởng thêm 1% với các đối tượng: Có 03 năm xếp lương ở bậc cuối cùng từ A0 - A3, hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm và không bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ bầu cử. Đã có hai năm xếp lương ở bậc lương cuối cùng của B và C, hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ… 3. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã của cán bộ, công chức cấp xã Căn cứ Điều 19 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 33/2023/NĐ-CP được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương cơ sở như sau: Mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng X mức phụ cấp lãnh đạo. - Mức phụ cấp của Bí thư Đảng ủy: 0,30 x 1.8 triệu = 540.000 đồng. - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND: 0,25 X 1.8 triệu đồng = 450.000 đồng. - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND: 0,20 X 1.8 triệu đồng = 360.000 đồng. - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15 X 1.8 triệu đồng = 270.000 đồng. 4. Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh của cán bộ, công chức cấp xã Theo Điều 20 Nghị định 33/2023/NĐ-CP phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh của cán bộ, công chức cấp xã được quy định như sau: - Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã khác với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm mà giảm được 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã được UBND cấp huyện giao theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương (bậc 1). - Cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ BHXH, BHYT. - Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất, UBND cấp huyện quyết định chức vụ, chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được so với quy định. - Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm. Ngoài ra, cán bộ, công chức cấp xã còn được hưởng chế độ BHXH và BHYT theo chế độ BHXH, BHYT đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật về BHXH và BHYT.