Đề xuất: Tổ trưởng chuyên môn thôi nhận phụ cấp chức vụ nếu giảm định mức tiết dạy
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học. Theo đó, tại Dự thảo có những đề xuất đáng chú ý với tổ trưởng chuyên môn như sau. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/25/du-thao-thong-tu-che-do-lam-viec.docx Dự thảo Thông tư (Lần 02) (1) Đề xuất giảm định mức tiết dạy của Tổ trưởng chuyên môn Cụ thể, theo Điều 8 Dự thảo Thông tư, Bộ GD&ĐT có đề xuất về chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn như sau: - Giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường phổ thông được giảm 04 tiết/tuần. - Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 03 tiết/tuần. - Tổ trưởng chuyên môn hoặc tổ trưởng tổ quản lý học sinh (trong trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú) được giảm 03 tiết/tuần. - Tổ phó chuyên môn hoặc tổ phó tổ quản lý học sinh (trong trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú) được giảm 01 tiết/tuần. - Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn (nếu không có viên chức thiết bị, thí nghiệm) được giảm 03 tiết/môn/tuần. - Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 03 tiết/tuần; giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 01 tiết/tuần. Khi đối chiếu nội dung nêu trên với quy định tại Điều 8 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT hiện hành thì có thể thấy, Bộ GD&ĐT dự kiến vẫn sẽ duy trì việc giảm định mức 03 tiết (đối với tổ trưởng) và 01 tiết (đối với tổ phó)/tuần. (2) Tổ trưởng chuyên môn thôi nhận phụ cấp chức vụ nếu giảm định mức tiết dạy Mặc dù tại Dự thảo Thông tư vẫn đề xuất giữ nguyên việc giảm định mức tiết dạy đối với tổ trưởng chuyên môn như đã có nêu tại mục (1). Tuy nhiên, tại Khoản 3 Điều 4 Dự thảo Thông tư có đề xuất như sau: Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 nhiệm vụ quy định tại Điều 8, 9, và 10 Dự thảo Thông tư. Đối với các vị trí kiêm nhiệm và các hoạt động chuyên môn theo quy định tại Chương III Thông tư này (trừ kiêm nhiệm công tác công đoàn, bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường) nếu đã được nhận tiền thù lao hoặc tiền phụ cấp thì không được quy đổi ra tiết dạy. Thêm nữa, tại câu số 06 phần khảo sát lấy ý kiến toàn bộ giáo viên phổ thông trên phần mềm Temis có đề cập đến vấn đề này như sau: “Câu 6: Để tránh việc chi trả trùng chế độ, chính sách cho cùng 01 nhiệm vụ, dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung nguyên tắc: Đối với các vị trí kiêm nhiệm và các hoạt động chuyên môn theo quy định tại Chương III dự thảo Thông tư (trừ kiêm nhiệm công tác công đoàn, bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường) nếu đã được nhận tiền thù lao hoặc tiền phụ cấp thì không được giảm định mức tiết dạy và không được quy đổi nhiệm vụ đó ra tiết dạy (khoản 3 Điều 4 dự thảo Thông tư). Ý kiến của thầy/cô (đồng ý; không đồng ý)” Theo đó, có thể thấy, Dự thảo Thông tư đang được xây dựng theo hướng bỏ phụ cấp chức vụ hoặc không giảm định mức giảng dạy đối với tổ trưởng và tổ phó chuyên môn. Tức là những nhà giáo hiện đang kiêm nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn ở các trường phổ thông dự kiến sẽ chỉ được hưởng 1 trong 2 chế độ nêu trên. (3) Bổ sung thêm trường hợp quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy Cụ thể, tại Điều 12 Dự thảo Thông tư có đề xuất đối quy đổi 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) bằng 01 tiết định mức đối với các hoạt động chuyên môn như sau: - Dạy trực tuyến theo kế hoạch giáo dục của nhà trường (không tổ chức theo lớp học) mà số học sinh tham gia học nhỏ hơn tổng số học sinh bình quân của 02 lớp (số lượng bình quân học sinh/lớp theo quy định tại Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT), - Dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 01. - Dạy liên trường. Bên cạnh đó, còn có đề xuất quy đổi 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) bằng 1,5 tiết định mức đối với hoạt động chuyên môn như sau: - Báo cáo viên tại lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên do hiệu trưởng hoặc cấp có thẩm quyền tổ chức (bao gồm cả giáo viên cốt cán). - Báo cáo tại hoạt động ngoại khóa, dạy hoạt động trải nghiệm (đối với cấp tiểu học), đảm nhận hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (đối với cấp THCS, THPT) do nhà trường tổ chức cho học sinh theo quy mô khối lớp hoặc quy mô trường (có giáo án/kế hoạch dạy học hoặc đề cương báo cáo). - Dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 01 trong thời gian nghỉ hè. - Dạy trực tuyến theo kế hoạch giáo dục của nhà trường cho 02 lớp trở lên (dạy cùng thời điểm) hoặc trường hợp không tổ chức theo lớp học mà số học sinh tham gia học lớn hơn hoặc bằng tổng số học sinh bình quân của 02 lớp Trường hợp giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng học sinh tham gia hội khỏe phù đổng, hướng dẫn học sinh tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường thì 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) được quy đổi tối đa không quá 02 tiết định mức. Trường hợp giáo viên dạy môn chuyên tại các lớp chuyên trong trường chuyên 01 tiết dạy môn chuyên được quy đổi bằng 03 tiết định mức. Thêm nữa, giáo viên được phân công làm ban giám khảo trong các cuộc thi hoặc hội thi của giáo viên cấp trường (các cuộc thi hoặc hội thi theo quy định) thì 01 tiết tham gia chấm trực tiếp được tính bằng 01 tiết định mức.
Quy định về thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ công chức
Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tự nguyện từ chức thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian bao lâu? Bài viết này cung cấp quy định về vấn đề trên. Quy định về thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ công chức theo Thông tư 02/2005/TT-BNV Theo mục II đoạn 2 Thông tư 02/2005/TT-BNV được sửa đổi bởi Thông tư 83/2005/TT-BNV Về nguyên tắc và các trường hợp được hưởng, thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo: - Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm): + Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do bị kỷ luật miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại, thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành, + Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do được kéo dài thêm thời gian công tác khi đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định số 71/2000/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ hoặc thôi giữ chức danh lãnh đạo để làm thủ tục nghỉ hưu theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền mà vẫn thuộc biên chế trả lương có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan, đơn vị (sau đây gọi chung là thôi giữ chức danh lãnh đạo), thì kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 được chuyển mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số cũ sang hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số mới của chức danh lãnh đạo đã đảm nhiệm tại thời điểm thôi giữ chức danh lãnh đạo cho đến ngày nhận sổ hưu (trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 trở đi thì hưởng bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số mới kể từ ngày thôi giữ chức danh lãnh đạo cho đến ngày nhận sổ hưu). + Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ, thì thực hiện theo hướng dẫn riêng trong lần sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế đó. + Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) còn lại ngoài các trường hợp nêu trên, được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo; từ tháng thứ 7 trở đi thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Như vậy, theo Thông tư 02/2005/TT-BNV được sửa đổi bởi Thông tư 83/2005/TT-BNV, công chức giữ chức danh lãnh đạo xin thôi giữ chức vụ vì lý do cá nhân và được cấp có thẩm quyền đồng ý thì không thuộc các trường hợp tại các tiết c1, c2 và c3 điểm c khoản 2 mục II của Thông tư 02/2005/TT-BNV nên được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo; từ tháng thứ 7 trở đi thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo. ⇒ Thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ công chức xin thôi giữ chức vụ là 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo Quy định về thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ công chức theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP Tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Về chế độ, chính sách đối với công chức từ chức, miễn nhiệm và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến miễn nhiệm đối với công chức - Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi có quyết định từ chức được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ. Đồng thời, Điều 41 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định: Về thời hạn giữ chức vụ - Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành. - Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành." ⇒ Thời hạn giữ chức vụ theo Điều 41 Nghị định 138/2020/NĐ-CP là 05 năm, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành. ⇒ Thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ công chức xin thôi giữ chức vụ theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP là đến hết thời hạn giữ chức vụ. Quy định về thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ công chức tại Thông tư và Nghị định có sự mâu thuẫn Quy định về thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ công chức tại Thông tư và Nghị định có sự mâu thuẫn thì áp dụng văn bản nào? Theo Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 Về vấn đề áp dụng văn bản quy phạm pháp luật - Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. ⇒ Nghị định có hiệu lực pháp lý cao hơn Thông tư thì áp dụng quy định tại Nghị định. Như vậy, áp dụng quy định tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP, theo đó, thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ công chức xin thôi giữ chức vụ theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP là đến hết thời hạn giữ chức vụ.
Chế độ, chính sách phụ cấp đối với Dân quân tự vệ
Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ. Trong đó bao gồm quy định về phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ và các phụ cấp khác đối với chiến sĩ Dân quân tự vệ. 1. Đối với phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ như sau: - Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức: 357.600 đồng; - Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội dân quân thường trực; Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội Dân quân tự vệ cơ động: 327.800 đồng; - Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội dân quân thường trực; Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội Dân quân tự vệ cơ động: 312.900 đồng; - Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội; Trung đội trưởng dân quân cơ động, Trung đội trưởng dân quân thường trực: 298.000 đồng; - Thôn đội trưởng: 178.800 đồng và hưởng thêm 29.800 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ tiểu đội trưởng, hoặc 35.760 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ trung đội trưởng dân quân tại chỗ. Trường hợp thôn chỉ tổ chức tổ dân quân tại chỗ thì được hưởng thêm 29.800 đồng; - Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội: 223.500 đồng; - Trung đội trưởng; Tiểu đội trưởng dân quân thường trực: 178.800 đồng; - Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng: 149.000 đồng. Lưu ý: Thời gian được hưởng phụ cấp chức vụ tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến ngày có quyết định thôi giữ chức vụ đó. Trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp chức vụ của tháng đó. 2. Đối với phụ cấp của chiến sĩ Dân quân tự vệ 2.1. Trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn, phụ cấp đặc thù đi biển đối với dân quân khi làm nhiệm vụ (trừ dân quân thường trực) Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định về định mức bảo đảm trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn, phụ cấp đặc thù đi biển đối với dân quân khi làm nhiệm vụ, trừ dân quân thường trực như sau: Dân quân khi có quyết định huy động, điều động làm nhiệm vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt được hưởng trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn, phụ cấp đặc thù đi biển, định mức quy định như sau: - Đối với dân quân tại chỗ, dân quân cơ động, dân quân phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế: + Mức trợ cấp ngày công lao động do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng không thấp hơn 119.200 đồng; Trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, mức trợ cấp tăng thêm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng không thấp hơn 59.600 đồng; + Mức tiền ăn bằng tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh đang tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; + Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được bố trí nơi ăn, nơi nghỉ, bảo đảm phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về như cán bộ, công chức cấp xã. - Đối với dân quân biển + Khi làm nhiệm vụ, trừ nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển: Mức trợ cấp ngày công lao động bằng 178.800 đồng; Trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, mức trợ cấp tăng thêm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 72/2020/NĐ-CP; Mức tiền ăn như hạ sĩ quan, binh sĩ hải quân trên tàu cấp 1 neo đậu tại căn cứ; + Khi làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển: Mức trợ cấp ngày công lao động mỗi người mỗi ngày bằng 372.500 đồng; mức tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 149.000 đồng; Đối với thuyền trưởng, máy trưởng, mức phụ cấp trách nhiệm tính theo ngày thực tế hoạt động trên biển, mỗi ngày bằng 119.200 đồng. - Mức phụ cấp đặc thù đi biển của dân quân khi làm nhiệm vụ trên biển thực hiện theo quy định của Nhà nước về chế độ bồi dưỡng đi biển đối với các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng khi làm nhiệm vụ trên biển. 2.2. Định mức bảo đảm trợ cấp, tiền ăn đối với dân quân thường trực Định mức bảo đảm trợ cấp, tiền ăn đối với dân quân thường trực được quy định tại Điều 12 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, cụ thể: - Mức trợ cấp ngày công lao động, trợ cấp ngày công lao động tăng thêm, tiền ăn theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 11 Nghị định 72/2020/NĐ-CP; Đối với dân quân thuộc hải đội dân quân thường trực thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 72/2020/NĐ-CP; Đồng thời, được bảo đảm nơi ăn, nghỉ. - Mức trợ cấp một lần cho dân quân thường trực khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, cứ mỗi năm phục vụ trong đơn vị dân quân thường trực được trợ cấp bằng 2.980.000 đồng. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: + Dưới 01 tháng không được trợ cấp; + Từ 01 tháng đến 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1.490.000 đồng; + Từ 07 tháng đến 11 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2.980.000 đồng. - Mức trợ cấp đặc thù đi biển theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 72/2020/NĐ-CP. - Mức hưởng các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Tiêu chuẩn vật chất hậu cần như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ. 2.3. Chế độ, chính sách đối với tự vệ khi làm nhiệm vụ Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định: Khi làm nhiệm vụ, trừ nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển được hưởng nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp, công tác phí, chế độ, chính sách theo chế độ hiện hành. Trong trường hợp làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển được hưởng chế độ quy định nêu trên và hưởng thêm 50% lương ngạch bậc tính theo ngày thực tế huy động, tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 149.000 đồng; nếu mức thực tế thấp hơn quy định trên thì được áp dụng điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 72/2020/NĐ-CP. Theo đó, Chỉ huy Dân quân tự vệ và chiến sĩ Dân quân tự vệ được hưởng các phụ cấp nêu trên trong quá trình hoạt động.
Công chức lãnh đạo bị miễn nhiệm có được hưởng phụ cấp chức vụ không?
Căn cứ Điều 68 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với công chức từ chức, miễn nhiệm và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến miễn nhiệm đối với công chức, cụ thể như sau: 1. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi có quyết định từ chức được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ. 2. Công chức lãnh đạo, quản lý bị miễn nhiệm không được hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm. 3. Sau khi từ chức, miễn nhiệm nếu công chức tự nguyện xin nghỉ hưu, nghỉ việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành. 4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công chức: a) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định của Đảng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; b) Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành quyết định miễn nhiệm của cấp có thẩm quyền; c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí lại chức vụ và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan đến chức vụ cũ của công chức. Như vậy, công chức lãnh đạo một khi có quyết định miễn nhiệm thì sẽ không được hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
Viên bị xử lý kỷ luật có được bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo không?
Viên chức đang trong thời hạn xem xét xử lý kỷ luật với hình thức nhưng đến 01/6 là đến thời gian Bổ nhiệm lại. Vậy đảng viên đó có đủ điều kiện được bổ nhiệm lại không, nếu không thì tính lương người này như thế nào khi không được bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo. Đối với trường hợp này thì sẽ căn cứ theo các quy định sau để xác định: Căn cứ khoản 2 Điều 53 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019: "Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền." Căn cứ khoản 5 Điều 49 Nghị định 115/2020/NĐ-CP: "5. Các trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý: a) Viên chức quản lý đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;" =>> Như vậy trường hợp viên chức này đang trong thời hạn xử lý kỷ luật thì chưa được thực hiện quy trình bổ nhiệm lại. Về xếp lương thì căn cứ Điểm c1, Khoản 2, Mục II Thông tư số 02/2005/TT-BNV: "c1) Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do bị kỷ luật miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại, thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành," =>> Vậy trường hợp không được bổ nhiệm lại thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành.
Thắc mắc bảo lưu phụ cấp chức vụ của viên chức
Trường tôi có viên chức trước đây là phó hiệu trưởng của trường khác được bổ nhiệm năm tháng 3/2021 do sức khỏe không tốt nên xin thôi PHT và đã được miễn nhiệm, điều động về làm giáo viên trường tôi kể từ tháng 10/2021. Nay có hướng dẫn thầy giáo này vẫn được hưởng phụ cấp phó hiệu trưởng đến hết tháng 3/2022 là đúng hay sai ạ?
Hệ số phụ cấp chức vụ bị thay đổi?
Tôi hiện nay là 1 phó phòng cấp huyện. Năm 2019 tôi được luân chuyển về làm Phó bí thư thường trực ở 1 xã (hệ số phụ cấp chức vụ là 0.25, trước khi luân chuyển tôi là phó phòng cấp huyện phụ cấp chức vụ là 0.2). Năm 2021 tôi lại được luân chuyển về làm phó phòng trước khi tôi đi luân chuyển (hệ số phụ cấp chức vụ là 0.2). Theo như trên thì tôi bi giảm hệ số phụ cấp chức vụ (nếu hiểu theo cách nào đó thì là bị tụt chức). Tôi muốn hỏi là có văn bản nào quy định việc nêu trên không? Tôi bị "tụt chức" theo như hệ số phụ cấp chức vụ như vậy là đúng hay sai???
Nhờ hỗ trợ về chế độ bảo lưu phụ cấp chức vụ
Tôi sinh tháng 5/1968, là công chức, công tác được 37 năm. Tôi làm đơn xin nghỉ theo chính sách 143 theo xác nhập 2 cơ quan quản lý nhà nước. Tôi làm đơn xin nghỉ từ ngày 01/09/2021. Hiện tôi là trưởng phòng cấp sở và tôi xin nghỉ trước 3 tháng đợi quyết định nghỉ hưu. Vậy tôi có được bảo lưu phụ cấp chức vụ 0.5 hay không. Mong nhờ luật sư tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn.
Căn cứ quy định tại Điều 37 của Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,viên chức: "Điều 37. Quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng 1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước: a) Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định; b) Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục; c) Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật; d) Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng. 2. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan, đơn vị. 3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi được hưởng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc". Như vậy, trong thời gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng (được huyện ủy cử đi học lớp trung cấp chính trị) thì hiệu trưởng trường sẽ được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật (bao gồm hưởng phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực).
Bị tạm đình chỉ điều tra, viên chức quản lý có được hưởng phụ cấp chức vụ?
Trước ngày 20/9/2020 áp dụng theo Điều 23 Nghị định 27/2012/NĐ-CP thì viên chức quản lý bị tạm đình chỉ vẫn sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ. Từ ngày 20/9/2020 áp dung Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về vấn đề này như sau: Căn cứ Điều 41 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: "Điều 41. Chế độ, chính sách đối với trường hợp đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ mà chưa bị xử lý kỷ luật thì áp dụng theo chế độ quy định như sau: 1. Trong thời gian tạm giữ, tạm giam hoặc được cho tại ngoại nhưng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú mà không thể tiếp tục đi làm để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý." Theo quy định trên thì trường hợp viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Hỏi về phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm?
Tôi là kế toán trưởng và là tổ trưởng tổ văn phòng tại Trường Tiểu học ABC. Tôi chuẩn bị nghỉ thai sản. Vậy tôi có được hưởng phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm trong thời gian nghỉ thai sản không?
Cho hỏi: Trạm y tế xã giải thể thì Trưởng trạm được điều động sang vị trí khác không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý nửa thì Phụ cấp chức vụ của Trưởng trạm có được bảo lưu phụ cấp chức vụ thêm 6 tháng không ạ?
Thắc mắc về phụ cấp chức vụ đối với Ban quản lý bảo vệ rừng
Mình có một thắc mắc như sau: Phụ cấp chức vụ Trưởng trạm, Phó trưởng trạm QLBV rừng phòng hộ trực thuộc Ban Quản lý rừng được tính như thế nào? Có tương đương với Trưởng phòng, phó phòng trong đơn vị sự nghiệp hay không? ---- Theo Khoản 2 Điều 9 Quyết định 17/2015/QĐ-TTg (Văn bản này đã được thay thế bởi Nghị định 156/2018/NĐ-CP) thì "Ban Quản lý rừng phòng hộ là một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập". Theo đó, phụ cấp chức vụ lãnh đạo anh tham khảo bảng sau: Mục I. Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan Nhà nước, Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân ban hành kèm Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. 8. Chi cục và các tổ chức tương đương thuộc Sở (gọi chung là chi cục thuộc Sở) Đơn vị tính: 1.000đồng Số TT Chức danh lãnh đạo Sở thuộc đô thị loại đặc biệt, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Sở thuộc đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại Hệ số Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 Hệ số Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 1 Chi cục trưởng thuộc Sở 0.80 232.0 0.70 203.0 2 Phó chi cục trưởng thuộc Sở 0.60 174.0 0.50 145.0 3 Trưởng phòng chi cục và tương đương 0.40 116.0 0.30 87.0 4 Phó trưởng phòng chi cục và tương đương 0.25 72.5 0.20 58.0 Căn cứ những quy định trên, em hiểu thì phụ cấp lãnh đạo của Trưởng trạm và Phó trạm sẽ tương ứng với Trưởng phòng và phó trưởng phòng chi cục nếu như Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ được xếp hệ số ngang với Chi cục trưởng thuộc Sở.
Trợ cấp cho đội trưởng, đội phó đội Phòng cháy chữa cháy có tính đóng Bảo hiểm xã hội không?
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE Tại Khoản 3 Điều 35 Nghị định 79/2014/NĐ-CP có quy định về mức hỗ trợ cho đội trưởng, đội phó đội phòng cháy và chữa cháy như sau: “Điều 35. Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành … 3. Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,3 lương cơ sở.” Như vậy, đây là khoản hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Theo quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì các khoản tính đóng bảo hiểm xã hội gồm: Tiền lương; Phụ cấp chức vụ, chức danh; Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp thu hút; Các phụ cấp có tính chất tương tự; Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động. Căn cứ theo quy định trên, thì khoản hỗ trợ đối với đội trưởng, đội phó phòng cháy và chữa cháy cơ sở không chuyên trách là khoản bổ sung (ngoài tiền lương và tiền phụ cấp khác) xác định được mức tiền cụ thể và được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương do đó được xác định là khoản tính đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, anh đưa khoản này vào khoản bổ sung trong hợp đồng lao động và tính vào tiền luơng đóng bảo hiểm xã hội.
Phụ cấp chức vụ đối với viên chức ở cơ sở giáo dục phổ thông công lập
Mình có một vấn đề cần nhờ hỗ trợ là trường hợp chú mình là Phó hiệu trưởng (Chuyên môn nghiệp vụ bậc học Tiểu học) công tác tại Trường tiểu học thị trấn Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Đến ngày 25/8/2017 lại được điều động, bổ nhiệm về Trường TH-THCS A (Trường hai cấp học: Cấp tiểu học và THCS; Hiện trường B có 17 lớp tiểu học và 07 lớp trung học cơ sở tất cả là 24 lớp thuộc trường hạng I) với thời hạn là 5 năm giữ chức vụ Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn bậc tiểu học. Theo mục 5 Thông tư liên tịch 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành: “Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học thì việc xác định hạng trường, biên chế cán bộ quản lý, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng được áp dụng theo quy định đối với cấp học cao nhất có trong trường đó.” Như vậy, chú mình có được hưởng phụ chức vụ (Phó hiệu trưởng) hệ số 0,45 như Thông tư số 33/2005/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập hay không? Mong các bạn giúp đỡ để mình và chú mình hiểu rõ hơn về các chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên ngành giáo dục. Xin chân thành cảm ơn các bạn rất nhiều
Phụ cấp chức vụ và khu vực khi đi học cao cấp lý luận chính trị
Tôi là công chức tại tỉnh Sơn La, đang được hưởng phụ cấp khu vực 0,5, phụ cấp chức vụ 0,2. Tôi có Quyết định cử đi học cao cấp lý luận chính trị tại Học viện chính trị khu vực 1 tại Hà Nội. Vậy trong thời gian đi học tôi có được hưởng phụ cấp khu vực và chức vụ như hiện hưởng không? xin cảm ơn!
Kính chào Luật sư! Tôi hiện đang làm việc tại một Cty TNHH 1 thành viên 100% vốn Nhà nước. Tháng 2/2010 tôi được Giám đốc Công ty bổ nhiệm chức Phó Trưởng phòng (đúng quy trình, thủ tục: Giới thiệu nhân sự, lấy phiếu tín nhiệm, thông qua Đảng uỷ, BGĐ,...) với thời gian bổ nhiệm là 1 năm và hưởng phụ cấp chức vụ 0,3; đến tháng 2/2011 tôi được bổ nhiệm lại với thời gian là 3 năm. Tháng 4/2012 Giám đốc cũ nghỉ hưu, Giám đốc mới về thay được 2 tháng liền cắt phụ cấp chức vụ của tôi và cũng không thông báo gì rồi bổ nhiệm người khác lên thay. Xin hỏi Luật sư việc Giám đốc Công ty làm như thế đúng hay sai? Tôi cần làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình. Trân trọng cảm ơn Luật sư!
Đề xuất: Tổ trưởng chuyên môn thôi nhận phụ cấp chức vụ nếu giảm định mức tiết dạy
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học. Theo đó, tại Dự thảo có những đề xuất đáng chú ý với tổ trưởng chuyên môn như sau. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/25/du-thao-thong-tu-che-do-lam-viec.docx Dự thảo Thông tư (Lần 02) (1) Đề xuất giảm định mức tiết dạy của Tổ trưởng chuyên môn Cụ thể, theo Điều 8 Dự thảo Thông tư, Bộ GD&ĐT có đề xuất về chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn như sau: - Giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường phổ thông được giảm 04 tiết/tuần. - Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 03 tiết/tuần. - Tổ trưởng chuyên môn hoặc tổ trưởng tổ quản lý học sinh (trong trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú) được giảm 03 tiết/tuần. - Tổ phó chuyên môn hoặc tổ phó tổ quản lý học sinh (trong trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú) được giảm 01 tiết/tuần. - Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn (nếu không có viên chức thiết bị, thí nghiệm) được giảm 03 tiết/môn/tuần. - Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 03 tiết/tuần; giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 01 tiết/tuần. Khi đối chiếu nội dung nêu trên với quy định tại Điều 8 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT hiện hành thì có thể thấy, Bộ GD&ĐT dự kiến vẫn sẽ duy trì việc giảm định mức 03 tiết (đối với tổ trưởng) và 01 tiết (đối với tổ phó)/tuần. (2) Tổ trưởng chuyên môn thôi nhận phụ cấp chức vụ nếu giảm định mức tiết dạy Mặc dù tại Dự thảo Thông tư vẫn đề xuất giữ nguyên việc giảm định mức tiết dạy đối với tổ trưởng chuyên môn như đã có nêu tại mục (1). Tuy nhiên, tại Khoản 3 Điều 4 Dự thảo Thông tư có đề xuất như sau: Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 nhiệm vụ quy định tại Điều 8, 9, và 10 Dự thảo Thông tư. Đối với các vị trí kiêm nhiệm và các hoạt động chuyên môn theo quy định tại Chương III Thông tư này (trừ kiêm nhiệm công tác công đoàn, bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường) nếu đã được nhận tiền thù lao hoặc tiền phụ cấp thì không được quy đổi ra tiết dạy. Thêm nữa, tại câu số 06 phần khảo sát lấy ý kiến toàn bộ giáo viên phổ thông trên phần mềm Temis có đề cập đến vấn đề này như sau: “Câu 6: Để tránh việc chi trả trùng chế độ, chính sách cho cùng 01 nhiệm vụ, dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung nguyên tắc: Đối với các vị trí kiêm nhiệm và các hoạt động chuyên môn theo quy định tại Chương III dự thảo Thông tư (trừ kiêm nhiệm công tác công đoàn, bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường) nếu đã được nhận tiền thù lao hoặc tiền phụ cấp thì không được giảm định mức tiết dạy và không được quy đổi nhiệm vụ đó ra tiết dạy (khoản 3 Điều 4 dự thảo Thông tư). Ý kiến của thầy/cô (đồng ý; không đồng ý)” Theo đó, có thể thấy, Dự thảo Thông tư đang được xây dựng theo hướng bỏ phụ cấp chức vụ hoặc không giảm định mức giảng dạy đối với tổ trưởng và tổ phó chuyên môn. Tức là những nhà giáo hiện đang kiêm nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn ở các trường phổ thông dự kiến sẽ chỉ được hưởng 1 trong 2 chế độ nêu trên. (3) Bổ sung thêm trường hợp quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy Cụ thể, tại Điều 12 Dự thảo Thông tư có đề xuất đối quy đổi 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) bằng 01 tiết định mức đối với các hoạt động chuyên môn như sau: - Dạy trực tuyến theo kế hoạch giáo dục của nhà trường (không tổ chức theo lớp học) mà số học sinh tham gia học nhỏ hơn tổng số học sinh bình quân của 02 lớp (số lượng bình quân học sinh/lớp theo quy định tại Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT), - Dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 01. - Dạy liên trường. Bên cạnh đó, còn có đề xuất quy đổi 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) bằng 1,5 tiết định mức đối với hoạt động chuyên môn như sau: - Báo cáo viên tại lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên do hiệu trưởng hoặc cấp có thẩm quyền tổ chức (bao gồm cả giáo viên cốt cán). - Báo cáo tại hoạt động ngoại khóa, dạy hoạt động trải nghiệm (đối với cấp tiểu học), đảm nhận hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (đối với cấp THCS, THPT) do nhà trường tổ chức cho học sinh theo quy mô khối lớp hoặc quy mô trường (có giáo án/kế hoạch dạy học hoặc đề cương báo cáo). - Dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 01 trong thời gian nghỉ hè. - Dạy trực tuyến theo kế hoạch giáo dục của nhà trường cho 02 lớp trở lên (dạy cùng thời điểm) hoặc trường hợp không tổ chức theo lớp học mà số học sinh tham gia học lớn hơn hoặc bằng tổng số học sinh bình quân của 02 lớp Trường hợp giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng học sinh tham gia hội khỏe phù đổng, hướng dẫn học sinh tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường thì 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) được quy đổi tối đa không quá 02 tiết định mức. Trường hợp giáo viên dạy môn chuyên tại các lớp chuyên trong trường chuyên 01 tiết dạy môn chuyên được quy đổi bằng 03 tiết định mức. Thêm nữa, giáo viên được phân công làm ban giám khảo trong các cuộc thi hoặc hội thi của giáo viên cấp trường (các cuộc thi hoặc hội thi theo quy định) thì 01 tiết tham gia chấm trực tiếp được tính bằng 01 tiết định mức.
Quy định về thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ công chức
Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tự nguyện từ chức thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian bao lâu? Bài viết này cung cấp quy định về vấn đề trên. Quy định về thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ công chức theo Thông tư 02/2005/TT-BNV Theo mục II đoạn 2 Thông tư 02/2005/TT-BNV được sửa đổi bởi Thông tư 83/2005/TT-BNV Về nguyên tắc và các trường hợp được hưởng, thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo: - Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm): + Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do bị kỷ luật miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại, thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành, + Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do được kéo dài thêm thời gian công tác khi đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định số 71/2000/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ hoặc thôi giữ chức danh lãnh đạo để làm thủ tục nghỉ hưu theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền mà vẫn thuộc biên chế trả lương có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan, đơn vị (sau đây gọi chung là thôi giữ chức danh lãnh đạo), thì kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 được chuyển mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số cũ sang hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số mới của chức danh lãnh đạo đã đảm nhiệm tại thời điểm thôi giữ chức danh lãnh đạo cho đến ngày nhận sổ hưu (trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 trở đi thì hưởng bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số mới kể từ ngày thôi giữ chức danh lãnh đạo cho đến ngày nhận sổ hưu). + Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ, thì thực hiện theo hướng dẫn riêng trong lần sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế đó. + Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) còn lại ngoài các trường hợp nêu trên, được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo; từ tháng thứ 7 trở đi thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Như vậy, theo Thông tư 02/2005/TT-BNV được sửa đổi bởi Thông tư 83/2005/TT-BNV, công chức giữ chức danh lãnh đạo xin thôi giữ chức vụ vì lý do cá nhân và được cấp có thẩm quyền đồng ý thì không thuộc các trường hợp tại các tiết c1, c2 và c3 điểm c khoản 2 mục II của Thông tư 02/2005/TT-BNV nên được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo; từ tháng thứ 7 trở đi thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo. ⇒ Thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ công chức xin thôi giữ chức vụ là 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo Quy định về thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ công chức theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP Tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Về chế độ, chính sách đối với công chức từ chức, miễn nhiệm và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến miễn nhiệm đối với công chức - Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi có quyết định từ chức được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ. Đồng thời, Điều 41 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định: Về thời hạn giữ chức vụ - Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành. - Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành." ⇒ Thời hạn giữ chức vụ theo Điều 41 Nghị định 138/2020/NĐ-CP là 05 năm, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành. ⇒ Thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ công chức xin thôi giữ chức vụ theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP là đến hết thời hạn giữ chức vụ. Quy định về thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ công chức tại Thông tư và Nghị định có sự mâu thuẫn Quy định về thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ công chức tại Thông tư và Nghị định có sự mâu thuẫn thì áp dụng văn bản nào? Theo Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 Về vấn đề áp dụng văn bản quy phạm pháp luật - Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. ⇒ Nghị định có hiệu lực pháp lý cao hơn Thông tư thì áp dụng quy định tại Nghị định. Như vậy, áp dụng quy định tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP, theo đó, thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ công chức xin thôi giữ chức vụ theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP là đến hết thời hạn giữ chức vụ.
Chế độ, chính sách phụ cấp đối với Dân quân tự vệ
Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ. Trong đó bao gồm quy định về phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ và các phụ cấp khác đối với chiến sĩ Dân quân tự vệ. 1. Đối với phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ như sau: - Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức: 357.600 đồng; - Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội dân quân thường trực; Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội Dân quân tự vệ cơ động: 327.800 đồng; - Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội dân quân thường trực; Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội Dân quân tự vệ cơ động: 312.900 đồng; - Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội; Trung đội trưởng dân quân cơ động, Trung đội trưởng dân quân thường trực: 298.000 đồng; - Thôn đội trưởng: 178.800 đồng và hưởng thêm 29.800 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ tiểu đội trưởng, hoặc 35.760 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ trung đội trưởng dân quân tại chỗ. Trường hợp thôn chỉ tổ chức tổ dân quân tại chỗ thì được hưởng thêm 29.800 đồng; - Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội: 223.500 đồng; - Trung đội trưởng; Tiểu đội trưởng dân quân thường trực: 178.800 đồng; - Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng: 149.000 đồng. Lưu ý: Thời gian được hưởng phụ cấp chức vụ tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến ngày có quyết định thôi giữ chức vụ đó. Trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp chức vụ của tháng đó. 2. Đối với phụ cấp của chiến sĩ Dân quân tự vệ 2.1. Trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn, phụ cấp đặc thù đi biển đối với dân quân khi làm nhiệm vụ (trừ dân quân thường trực) Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định về định mức bảo đảm trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn, phụ cấp đặc thù đi biển đối với dân quân khi làm nhiệm vụ, trừ dân quân thường trực như sau: Dân quân khi có quyết định huy động, điều động làm nhiệm vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt được hưởng trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn, phụ cấp đặc thù đi biển, định mức quy định như sau: - Đối với dân quân tại chỗ, dân quân cơ động, dân quân phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế: + Mức trợ cấp ngày công lao động do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng không thấp hơn 119.200 đồng; Trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, mức trợ cấp tăng thêm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng không thấp hơn 59.600 đồng; + Mức tiền ăn bằng tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh đang tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; + Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được bố trí nơi ăn, nơi nghỉ, bảo đảm phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về như cán bộ, công chức cấp xã. - Đối với dân quân biển + Khi làm nhiệm vụ, trừ nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển: Mức trợ cấp ngày công lao động bằng 178.800 đồng; Trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, mức trợ cấp tăng thêm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 72/2020/NĐ-CP; Mức tiền ăn như hạ sĩ quan, binh sĩ hải quân trên tàu cấp 1 neo đậu tại căn cứ; + Khi làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển: Mức trợ cấp ngày công lao động mỗi người mỗi ngày bằng 372.500 đồng; mức tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 149.000 đồng; Đối với thuyền trưởng, máy trưởng, mức phụ cấp trách nhiệm tính theo ngày thực tế hoạt động trên biển, mỗi ngày bằng 119.200 đồng. - Mức phụ cấp đặc thù đi biển của dân quân khi làm nhiệm vụ trên biển thực hiện theo quy định của Nhà nước về chế độ bồi dưỡng đi biển đối với các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng khi làm nhiệm vụ trên biển. 2.2. Định mức bảo đảm trợ cấp, tiền ăn đối với dân quân thường trực Định mức bảo đảm trợ cấp, tiền ăn đối với dân quân thường trực được quy định tại Điều 12 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, cụ thể: - Mức trợ cấp ngày công lao động, trợ cấp ngày công lao động tăng thêm, tiền ăn theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 11 Nghị định 72/2020/NĐ-CP; Đối với dân quân thuộc hải đội dân quân thường trực thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 72/2020/NĐ-CP; Đồng thời, được bảo đảm nơi ăn, nghỉ. - Mức trợ cấp một lần cho dân quân thường trực khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, cứ mỗi năm phục vụ trong đơn vị dân quân thường trực được trợ cấp bằng 2.980.000 đồng. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: + Dưới 01 tháng không được trợ cấp; + Từ 01 tháng đến 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1.490.000 đồng; + Từ 07 tháng đến 11 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2.980.000 đồng. - Mức trợ cấp đặc thù đi biển theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 72/2020/NĐ-CP. - Mức hưởng các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Tiêu chuẩn vật chất hậu cần như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ. 2.3. Chế độ, chính sách đối với tự vệ khi làm nhiệm vụ Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định: Khi làm nhiệm vụ, trừ nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển được hưởng nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp, công tác phí, chế độ, chính sách theo chế độ hiện hành. Trong trường hợp làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển được hưởng chế độ quy định nêu trên và hưởng thêm 50% lương ngạch bậc tính theo ngày thực tế huy động, tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 149.000 đồng; nếu mức thực tế thấp hơn quy định trên thì được áp dụng điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 72/2020/NĐ-CP. Theo đó, Chỉ huy Dân quân tự vệ và chiến sĩ Dân quân tự vệ được hưởng các phụ cấp nêu trên trong quá trình hoạt động.
Công chức lãnh đạo bị miễn nhiệm có được hưởng phụ cấp chức vụ không?
Căn cứ Điều 68 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với công chức từ chức, miễn nhiệm và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến miễn nhiệm đối với công chức, cụ thể như sau: 1. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi có quyết định từ chức được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ. 2. Công chức lãnh đạo, quản lý bị miễn nhiệm không được hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm. 3. Sau khi từ chức, miễn nhiệm nếu công chức tự nguyện xin nghỉ hưu, nghỉ việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành. 4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công chức: a) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định của Đảng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; b) Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành quyết định miễn nhiệm của cấp có thẩm quyền; c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí lại chức vụ và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan đến chức vụ cũ của công chức. Như vậy, công chức lãnh đạo một khi có quyết định miễn nhiệm thì sẽ không được hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
Viên bị xử lý kỷ luật có được bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo không?
Viên chức đang trong thời hạn xem xét xử lý kỷ luật với hình thức nhưng đến 01/6 là đến thời gian Bổ nhiệm lại. Vậy đảng viên đó có đủ điều kiện được bổ nhiệm lại không, nếu không thì tính lương người này như thế nào khi không được bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo. Đối với trường hợp này thì sẽ căn cứ theo các quy định sau để xác định: Căn cứ khoản 2 Điều 53 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019: "Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền." Căn cứ khoản 5 Điều 49 Nghị định 115/2020/NĐ-CP: "5. Các trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý: a) Viên chức quản lý đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;" =>> Như vậy trường hợp viên chức này đang trong thời hạn xử lý kỷ luật thì chưa được thực hiện quy trình bổ nhiệm lại. Về xếp lương thì căn cứ Điểm c1, Khoản 2, Mục II Thông tư số 02/2005/TT-BNV: "c1) Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do bị kỷ luật miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại, thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành," =>> Vậy trường hợp không được bổ nhiệm lại thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành.
Thắc mắc bảo lưu phụ cấp chức vụ của viên chức
Trường tôi có viên chức trước đây là phó hiệu trưởng của trường khác được bổ nhiệm năm tháng 3/2021 do sức khỏe không tốt nên xin thôi PHT và đã được miễn nhiệm, điều động về làm giáo viên trường tôi kể từ tháng 10/2021. Nay có hướng dẫn thầy giáo này vẫn được hưởng phụ cấp phó hiệu trưởng đến hết tháng 3/2022 là đúng hay sai ạ?
Hệ số phụ cấp chức vụ bị thay đổi?
Tôi hiện nay là 1 phó phòng cấp huyện. Năm 2019 tôi được luân chuyển về làm Phó bí thư thường trực ở 1 xã (hệ số phụ cấp chức vụ là 0.25, trước khi luân chuyển tôi là phó phòng cấp huyện phụ cấp chức vụ là 0.2). Năm 2021 tôi lại được luân chuyển về làm phó phòng trước khi tôi đi luân chuyển (hệ số phụ cấp chức vụ là 0.2). Theo như trên thì tôi bi giảm hệ số phụ cấp chức vụ (nếu hiểu theo cách nào đó thì là bị tụt chức). Tôi muốn hỏi là có văn bản nào quy định việc nêu trên không? Tôi bị "tụt chức" theo như hệ số phụ cấp chức vụ như vậy là đúng hay sai???
Nhờ hỗ trợ về chế độ bảo lưu phụ cấp chức vụ
Tôi sinh tháng 5/1968, là công chức, công tác được 37 năm. Tôi làm đơn xin nghỉ theo chính sách 143 theo xác nhập 2 cơ quan quản lý nhà nước. Tôi làm đơn xin nghỉ từ ngày 01/09/2021. Hiện tôi là trưởng phòng cấp sở và tôi xin nghỉ trước 3 tháng đợi quyết định nghỉ hưu. Vậy tôi có được bảo lưu phụ cấp chức vụ 0.5 hay không. Mong nhờ luật sư tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn.
Căn cứ quy định tại Điều 37 của Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,viên chức: "Điều 37. Quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng 1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước: a) Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định; b) Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục; c) Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật; d) Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng. 2. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan, đơn vị. 3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi được hưởng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc". Như vậy, trong thời gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng (được huyện ủy cử đi học lớp trung cấp chính trị) thì hiệu trưởng trường sẽ được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật (bao gồm hưởng phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực).
Bị tạm đình chỉ điều tra, viên chức quản lý có được hưởng phụ cấp chức vụ?
Trước ngày 20/9/2020 áp dụng theo Điều 23 Nghị định 27/2012/NĐ-CP thì viên chức quản lý bị tạm đình chỉ vẫn sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ. Từ ngày 20/9/2020 áp dung Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về vấn đề này như sau: Căn cứ Điều 41 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: "Điều 41. Chế độ, chính sách đối với trường hợp đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ mà chưa bị xử lý kỷ luật thì áp dụng theo chế độ quy định như sau: 1. Trong thời gian tạm giữ, tạm giam hoặc được cho tại ngoại nhưng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú mà không thể tiếp tục đi làm để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý." Theo quy định trên thì trường hợp viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Hỏi về phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm?
Tôi là kế toán trưởng và là tổ trưởng tổ văn phòng tại Trường Tiểu học ABC. Tôi chuẩn bị nghỉ thai sản. Vậy tôi có được hưởng phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm trong thời gian nghỉ thai sản không?
Cho hỏi: Trạm y tế xã giải thể thì Trưởng trạm được điều động sang vị trí khác không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý nửa thì Phụ cấp chức vụ của Trưởng trạm có được bảo lưu phụ cấp chức vụ thêm 6 tháng không ạ?
Thắc mắc về phụ cấp chức vụ đối với Ban quản lý bảo vệ rừng
Mình có một thắc mắc như sau: Phụ cấp chức vụ Trưởng trạm, Phó trưởng trạm QLBV rừng phòng hộ trực thuộc Ban Quản lý rừng được tính như thế nào? Có tương đương với Trưởng phòng, phó phòng trong đơn vị sự nghiệp hay không? ---- Theo Khoản 2 Điều 9 Quyết định 17/2015/QĐ-TTg (Văn bản này đã được thay thế bởi Nghị định 156/2018/NĐ-CP) thì "Ban Quản lý rừng phòng hộ là một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập". Theo đó, phụ cấp chức vụ lãnh đạo anh tham khảo bảng sau: Mục I. Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan Nhà nước, Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân ban hành kèm Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. 8. Chi cục và các tổ chức tương đương thuộc Sở (gọi chung là chi cục thuộc Sở) Đơn vị tính: 1.000đồng Số TT Chức danh lãnh đạo Sở thuộc đô thị loại đặc biệt, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Sở thuộc đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại Hệ số Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 Hệ số Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 1 Chi cục trưởng thuộc Sở 0.80 232.0 0.70 203.0 2 Phó chi cục trưởng thuộc Sở 0.60 174.0 0.50 145.0 3 Trưởng phòng chi cục và tương đương 0.40 116.0 0.30 87.0 4 Phó trưởng phòng chi cục và tương đương 0.25 72.5 0.20 58.0 Căn cứ những quy định trên, em hiểu thì phụ cấp lãnh đạo của Trưởng trạm và Phó trạm sẽ tương ứng với Trưởng phòng và phó trưởng phòng chi cục nếu như Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ được xếp hệ số ngang với Chi cục trưởng thuộc Sở.
Trợ cấp cho đội trưởng, đội phó đội Phòng cháy chữa cháy có tính đóng Bảo hiểm xã hội không?
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE Tại Khoản 3 Điều 35 Nghị định 79/2014/NĐ-CP có quy định về mức hỗ trợ cho đội trưởng, đội phó đội phòng cháy và chữa cháy như sau: “Điều 35. Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành … 3. Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,3 lương cơ sở.” Như vậy, đây là khoản hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Theo quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì các khoản tính đóng bảo hiểm xã hội gồm: Tiền lương; Phụ cấp chức vụ, chức danh; Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp thu hút; Các phụ cấp có tính chất tương tự; Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động. Căn cứ theo quy định trên, thì khoản hỗ trợ đối với đội trưởng, đội phó phòng cháy và chữa cháy cơ sở không chuyên trách là khoản bổ sung (ngoài tiền lương và tiền phụ cấp khác) xác định được mức tiền cụ thể và được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương do đó được xác định là khoản tính đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, anh đưa khoản này vào khoản bổ sung trong hợp đồng lao động và tính vào tiền luơng đóng bảo hiểm xã hội.
Phụ cấp chức vụ đối với viên chức ở cơ sở giáo dục phổ thông công lập
Mình có một vấn đề cần nhờ hỗ trợ là trường hợp chú mình là Phó hiệu trưởng (Chuyên môn nghiệp vụ bậc học Tiểu học) công tác tại Trường tiểu học thị trấn Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Đến ngày 25/8/2017 lại được điều động, bổ nhiệm về Trường TH-THCS A (Trường hai cấp học: Cấp tiểu học và THCS; Hiện trường B có 17 lớp tiểu học và 07 lớp trung học cơ sở tất cả là 24 lớp thuộc trường hạng I) với thời hạn là 5 năm giữ chức vụ Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn bậc tiểu học. Theo mục 5 Thông tư liên tịch 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành: “Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học thì việc xác định hạng trường, biên chế cán bộ quản lý, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng được áp dụng theo quy định đối với cấp học cao nhất có trong trường đó.” Như vậy, chú mình có được hưởng phụ chức vụ (Phó hiệu trưởng) hệ số 0,45 như Thông tư số 33/2005/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập hay không? Mong các bạn giúp đỡ để mình và chú mình hiểu rõ hơn về các chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên ngành giáo dục. Xin chân thành cảm ơn các bạn rất nhiều
Phụ cấp chức vụ và khu vực khi đi học cao cấp lý luận chính trị
Tôi là công chức tại tỉnh Sơn La, đang được hưởng phụ cấp khu vực 0,5, phụ cấp chức vụ 0,2. Tôi có Quyết định cử đi học cao cấp lý luận chính trị tại Học viện chính trị khu vực 1 tại Hà Nội. Vậy trong thời gian đi học tôi có được hưởng phụ cấp khu vực và chức vụ như hiện hưởng không? xin cảm ơn!
Kính chào Luật sư! Tôi hiện đang làm việc tại một Cty TNHH 1 thành viên 100% vốn Nhà nước. Tháng 2/2010 tôi được Giám đốc Công ty bổ nhiệm chức Phó Trưởng phòng (đúng quy trình, thủ tục: Giới thiệu nhân sự, lấy phiếu tín nhiệm, thông qua Đảng uỷ, BGĐ,...) với thời gian bổ nhiệm là 1 năm và hưởng phụ cấp chức vụ 0,3; đến tháng 2/2011 tôi được bổ nhiệm lại với thời gian là 3 năm. Tháng 4/2012 Giám đốc cũ nghỉ hưu, Giám đốc mới về thay được 2 tháng liền cắt phụ cấp chức vụ của tôi và cũng không thông báo gì rồi bổ nhiệm người khác lên thay. Xin hỏi Luật sư việc Giám đốc Công ty làm như thế đúng hay sai? Tôi cần làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình. Trân trọng cảm ơn Luật sư!