Đăng hình ảnh, thông tin người khác lên Facebook để đòi nợ có bị phạt không?
Khi con nợ thiếu nợ không trả thì có nhiều người chọn cách đăng hình ảnh, thông tin cá nhân của con nợ lên mạng xã hội như Facebook, Tiktok,... để tạo sức ép bắt con nợ phải trả nợ cho mình thì có bị phạt không? Đăng hình ảnh, thông tin người khác lên Facebook để đòi nợ có bị phạt không? Theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau: - Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. - Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: + Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; + Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. - Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định trên thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, theo Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau: - Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. - Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. Như vậy, mặc dù một người đang bị người khác thiếu nợ không trả thì cũng không được đăng tải hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác mà không được sự đồng ý của họ vì hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ, việc đăng tải lên Facebook hay bất cứ trang mạng xã hội nào khác đều phải được sự đồng ý của người khác, nếu không sẽ là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị phạt. Ngoài ra, trường hợp sử dụng hình ảnh người khác mà chưa có sự xin phép thì người có hình ảnh còn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết về mặt dân sự như bồi thường thiệt hại,... Đăng hình ảnh, thông tin người khác lên Facebook để đòi nợ bị phạt bao nhiêu? Theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật. Theo khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau: + Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. + Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin bí mật đời tư cá nhân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật. Như vậy, việc một người đăng hình ảnh, thông tin người khác lên Facebook để đòi nợ tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà sẽ bị phạt hành chính từ 10 - 30 triệu đồng. Đăng hình ảnh, thông tin người khác lên Facebook để đòi nợ có bị phạt tù không? Theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về tội làm nhục người khác như sau: - Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: + Phạm tội 02 lần trở lên; + Đối với 02 người trở lên; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; + Đối với người đang thi hành công vụ; + Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; + Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên” bằng cụm từ “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Làm nạn nhân tự sát. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, việc đăng hình ảnh, thông tin người khác lên Facebook để đòi nợ mà có những thông tin sai lệch nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác. Theo đó, hành vi hình ảnh, thông tin người khác lên Facebook để đòi nợ là hành vi vi phạm pháp luật. Để đòi nợ một cách hợp pháp khi con nợ không trả tiền nợ theo đúng thỏa thuận thì người cho mượn tiền có thể khởi kiện ra Toà án để đòi lại quyền lợi hợp pháp cho mình.
Bị tai nạn giao thông, tài xế dẫn xe vào lề chờ CSGT để không kẹt xe thì có sai quy định?
Hai xe tông nhau, sau đó tài xế tự ý dời xe vào lề để tránh gây ùn tắc giao thông trong thời gian chờ lực lượng chức năng đến giải quyết. Khi CSGT đến thì bị lập biên bản xử phạt về hành vi không giữ nguyên hiện trường thì có đúng không? Bị tai nạn giao thông, tài xế dẫn xe vào lề chờ CSGT để không kẹt xe thì có sai quy định? Theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về giải quyết ban đầu khi cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông hoặc được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông, trong đó: Một trong những nhiệm vụ mà cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông hoặc được lãnh đạo có thẩm quyền phân công đến hiện trường phải thực hiện là tổ chức, hướng dẫn giao thông không để xảy ra ùn tắc: - Trường hợp phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông có thể gây ùn tắc giao thông thì phải đánh dấu vị trí của phương tiện, vị trí các dấu vết trên phương tiện, chụp ảnh, ghi hình phương tiện và vị trí phương tiện rồi nhanh chóng đưa phương tiện vào vị trí thích hợp để bảo vệ (trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư 63/2020/TT-BCA); - Trường hợp vụ tai nạn giao thông đã gây ùn tắc giao thông phải báo cáo lãnh đạo đơn vị để có phương án tăng cường lực lượng, phương tiện, phân luồng giao thông, giải quyết ùn tắc từ xa. Như vậy, trách nhiệm di chuyển phương tiện để bảo vệ cũng như tránh ùn tắc giao thông là thuộc về cán bộ CSGT, người bị tai nạn, người dân phải giữ nguyên hiện trường để lực lượng chức năng xử lý. Như vậy khi bị tai nạn giao thông mà tài xế tự ý dẫn xe vào lề chờ CSGT để không bị kẹt xe là sai quy định. Bị tai nạn giao thông mà không giữ nguyên hiện trường bị phạt bao nhiêu? (1) Đối với xe ô tô Theo khoản 2, khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô như sau: - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi dưới đây - Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. (2) Đối với xe máy Theo khoản 3, khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy như sau: - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi dưới đây. - Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. (3) Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng Theo khoản 3, khoản 8 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) như sau: - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm dưới đây. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 tháng đến 07 tháng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. (4) Đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác như sau: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. Như vậy, tùy theo loại phương tiện đang điều khiển mà người bị tai nạn giao thông mà không giữ nguyên hiện trường sẽ bị phạt từ 400 nghìn (đối với xe đạp) - 18 triệu (đối với ô tô).
Quy định về nhân viên quán karaoke, chủ quán lưu ý để không bị phạt
Khi mở quán Karaoke và tuyển chọn nhân viên, chủ quán, quản lý quán cần lưu ý các quy định về độ tuổi, sức khoẻ của nhân viên để không vi phạm pháp luật. Cụ thể qua bài viết sau đây. Quy định về nhân viên quán karaoke, chủ quán lưu ý để không bị phạt (1) Độ tuổi được làm nhân viên quán karaoke Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau: - Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. - Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp lao động chưa thành niên theo quy định. Trong đó, Điều 143 Bộ luật lao động 2019 quy định về lao động chưa thành niên - Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi. - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 Bộ luật lao động 2019. - Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. - Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật lao động 2019. Mà theo điểm d khoản 2 Điều Điều 147 Bộ luật lao động 2019 thì công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có bao gồm: Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử. Như vậy, nhân viên quán karaoke phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Theo đó, chủ quán chỉ được thuê nhân viên từ đủ 18 tuổi trở lên làm việc cho quán karaoke của mình. (2) Phải tổ chức khám sức khoẻ cho nhân viên quán karaoke Theo Điều 2 Mục I Thông tư liên tịch 11/2006/TTLT /BYT-BTC quy định về đối tượng áp dụng có bao gồm người lao động là tiếp viên, nhân viên phục vụ, vũ nữ... (sau đây gọi chung là người lao động) làm việc ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 này. Theo đó, tiểu mục 2 Mục 2 Thông tư liên tịch 11/2006/TTLT /BYT-BTC quy định về tổ chức khám sức khỏe đối với các cơ sở dịch vụ như sau: - Tổ chức cho người lao động đi khám sức khoẻ định kỳ hàng quý với đủ 3 tháng cho 1 lần khám, theo quy định tại Thông tư liên tịch 11/2006/TTLT /BYT-BTC. Trường hợp người lao động đã khám sức khoẻ định kỳ hàng quý mà trùng khớp với đợt khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ thì người sử dụng lao động chỉ tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động bổ sung những nội dung khám sức khoẻ mà người đó chưa khám theo quy định tại phụ lục số 1 Thông tư liên tịch 11/2006/TTLT /BYT-BTC. - Liên hệ và ký hợp đồng với bệnh viện để tổ chức cho người lao động khám sức khoẻ định kỳ. - Trả phí khám sức khoẻ và các chi phí xét nghiệm cận lâm sàng cho bệnh viện theo quy định của pháp luật. - Thông báo riêng đến từng người lao động về kết quả khám sức khoẻ của người đó. - Căn cứ kết luận về sức khoẻ của người lao động trong sổ khám sức khoẻ, nếu người lao động mắc một hoặc nhiều bệnh quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư liên tịch 11/2006/TTLT /BYT-BTC, thì người sử dụng lao động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ phải bố trí cho người lao động đi điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh và có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc điều trị bệnh của người đó; trường hợp không khỏi bệnh thì phải bố trí công việc khác cho phù hợp, ngoài chỗ làm việc và công việc theo quy định tại điểm b khoản 2 mục I của Thông tư này. Như vậy, nhân viên quán karaoke phải được khám sức khỏe định kỳ hàng quý với đủ 3 tháng cho 1 lần khám (4 lần/năm). Trong trường hợp nhân viên đã khám sức khỏe định kỳ hàng quý mà trùng khớp với đợt khám sức khỏe định kỳ ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ thì người sử dụng lao động chỉ tổ chức khám sức khỏe cho người lao động bổ sung những nội dung khám sức khỏe mà người đó chưa khám. Quán karaoke thuê nhân viên chưa đủ 18 tuổi làm việc bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 3 Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định lphạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: - Sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Bộ luật Lao động 2019; - Sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Lao động hoặc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc được pháp luật cho phép mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm quy định tại Điều 147 Bộ luật Lao động 2019 nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, tổ chức mức phạt sẽ nhân hai. Như vậy, chủ quán karaoke thuê người lao động dưới 18 tuổi làm việc bị phạt tiền từ 50 - 75 triệu đồng, nếu là tổ chức sẽ bị phạt từ 100 - 150 triệu đồng. Quán karaoke không tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Đồng thời, khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, tổ chức mức phạt sẽ nhân hai. Như vậy, chủ quán karaoke không tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên sẽ bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng/nhân viên nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. Nếu là tổ chức thì sẽ nhân hai mức phạt trên.
Văn hoá làm việc 996 là gì? Việt Nam có cho phép làm việc 996 không?
Văn hóa 996 bắt nguồn từ thời kỳ bùng nổ Internet ở Trung Quốc, nơi các công ty khởi nghiệp đã áp dụng nhằm tăng cường hiệu suất làm việc. Vậy văn hoá làm việc 996 là gì? Việt Nam có cho phép làm việc 996 không? Văn hoá làm việc 996 là gì? Văn hóa làm việc 996 là mô hình làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, liên tục 6 ngày trong tuần, phổ biến trong các công ty Trung Quốc. Tức là, người lao động sẽ phải làm việc 12 giờ trong 1 ngày, tương đương 72 giờ trong một tuần. Với chế độ làm việc khắc nghiệt và liên tục, văn hoá làm việc 996 thường dẫn đến kiệt sức và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho những người lao động. Pháp luật lao động Trung Quốc cũng đã quy định rằng văn hóa làm việc 996 là bất hợp pháp, nhấn mạnh sự khắc nghiệt của nó. (Thông tin mang tính chất tham khảo) Việt Nam có cho phép làm việc 996 không? Theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau: - Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. - Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan. Đồng thời, Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về giới hạn số giờ làm thêm như sau: - Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ hai trường hợp sau: + Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày. + Trường hợp làm việc không trọn thời gian thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày. - Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần. - Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019. Như vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam quy định thời giờ làm việc bình thường tối đa là 8 giờ 1 ngày, tương đương 48 giờ 1 tuần. Theo đó, chế độ làm việc 996 là không phù hợp với quy định pháp luật lao động của Việt Nam. Trường hợp người lao động làm việc 12 giờ 1 ngày thì sẽ phải tính tiền làm thêm giờ, tuy nhiên thời gian tối đa làm thêm giờ (đã cộng với giờ làm việc bình thường) cũng được quy định là không quá 12 giờ 1 ngày. Công ty bắt người lao động làm việc quá thời giờ làm việc sẽ bị phạt thế nào? Theo khoản 3, khoản 4 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trong đó: - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: + Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật; + Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019. - Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây: + Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; + Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; + Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; + Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; + Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. Đồng thời, Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP cũng quy định mức phạt tiền trên là là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, đối với công ty bắt người lao động làm việc quá thời giờ làm việc thì tuỳ trường hợp sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng.
Khách sạn, nhà nghỉ có được giữ CCCD của khách?
Khi đi khách sạn, nhà nghỉ thì có một số nơi yêu cầu giữ CCCD của khách thì có được không? Khách sạn, nhà nghỉ giữ CCCD của khách có bị phạt không? Bao nhiêu tuổi thì được đi khách sạn? Khách sạn, nhà nghỉ có được giữ CCCD của khách? Theo khoản 2 Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp sau: - Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. Đồng thời, Điều 23 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định như sau: Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù phải xuất trình và giao nộp thẻ căn cước cho cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để quản lý; trừ trường hợp người đó không có thẻ căn cước. Như vậy, chỉ có cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc là được phép giữ thẻ căn cước, CCCD của công dân. Theo đó, khách sạn, nhà nghỉ sẽ không được giữ CCCD của khách. Khách sạn, nhà nghỉ giữ CCCD của khách bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác; - Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; - Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. Đồng thời, khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức thực hiện cùng hành vi vi phạm sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân. Như vậy, khách sạn giữ thẻ căn cước, CCCD của người thuê là đang chiếm đoạt thẻ căn cước, CCCD của người thuê, sẽ bị phạt từ 2 - 4 triệu đồng và bị buộc nộp lại thẻ căn cước, CCCD đã chiếm đoạt. Bao nhiêu tuổi thì được đi khách sạn, nhà nghỉ? Theo Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên tham gia giao dịch dân sự như sau: - Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. - Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. - Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Như vậy: - Người chưa đủ sáu tuổi cần có người đại diện theo pháp luật thuê nhà nghỉ, khách sạn cho. - Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi phải được người đại diện theo pháp luật thuê nhà nghỉ, khách sạn cho; - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình thuê nhà nghỉ, khách sạn, trừ những trường hợp việc thuê nhà nghỉ, khách sạn của đối tượng này mà pháp luật quy định phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. - Người từ đủ 18 tuổi trở lên được tự mình thuê khách sạn, nhà nghỉ.
Công ty có được yêu cầu nhân viên nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc?
Nhân viên sắp nghỉ việc mà công ty yêu cầu phải nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc để không phải thanh toán thêm khoản tiền những ngày chưa nghỉ do Bộ luật Lao động 2019 quy định thì có được không? Công ty có được yêu cầu nhân viên nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc? Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm như sau: - Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. - Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019. - Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm. Như vậy, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến người lao động hoặc người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động trước khi quy định lịch nghỉ phép hằng năm. Theo đó, việc nhân viên có nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc hay không sẽ dựa vào thỏa thuận, công ty không được yêu cầu, quy định hay ép buộc nhân viên phải nghỉ hết phép để không phải thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ. Công ty phải thanh toán tiền cho những ngày chưa nghỉ thế nào? Cũng theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Cụ thể, khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Như vậy, công ty phải trả tiền lương cho những ngày chưa nghỉ bằng với tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng nhân viên đó nghỉ việc. Công ty bắt nhân viên nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc mà trái ý muốn của nhân viên có bị phạt không? Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết. Đồng thời, Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, công ty bắt nhân viên nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc mà trái ý muốn của nhân viên là đang vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng năm, theo đó sẽ bị phạt từ 20 - 40 triệu đồng.
Cách đăng ký Danh sách không quảng cáo? DK DNC gửi 5656 có mất phí không?
Danh sách không quảng cáo là gì? Đăng ký Danh sách không quảng cáo để làm gì? Cách đăng ký Danh sách không quảng cáo thế nào? Có mất phí không? Đăng ký Danh sách không quảng cáo để làm gì? Theo Điều 7 Nghị định 91/2020/NĐ-CP có quy định về Danh sách không quảng cáo như sau: - Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào. - Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền đăng ký vào hoặc rút ra khỏi Danh sách không quảng cáo đối với số điện thoại thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình. - Người quảng cáo, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong Danh sách không quảng cáo. - Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) tổ chức xây dựng và duy trì, vận hành hệ thống quản lý Danh sách không quảng cáo, hướng dẫn người sử dụng cách đăng ký vào hoặc hủy đăng ký ra khỏi Danh sách không quảng cáo và công khai, cho phép tra cứu Danh sách không quảng cáo trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin). Như vậy, danh sách không quảng cáo (DoNotCall hay DNC) là danh sách số thuê bao đăng ký không nhận tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào và các tổ chức, cá nhân không được gọi điện hay gửi tin nhắn quảng cáo tới những người trong danh sách này. Cách đăng ký Danh sách không quảng cáo? DK DNC gửi 5656 có mất phí không? Theo Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-BTTTT có quy định về hướng dẫn người sử dụng 2 cách đăng ký hoặc huỷ Danh sách không quảng cáo như sau: Cách 1: Đăng ký hoặc huỷ Danh sách không quảng cáo qua tin nhắn SMS - Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không nhận tin nhắn quảng cáo. + Cú pháp đăng ký: DK DNC S gửi 5656; + Cú pháp hủy: HUY DNC S gửi 5656. - Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không nhận cuộc gọi quảng cáo. + Cú pháp đăng ký: DK DNC V gửi 5656; + Cú pháp hủy: HUY DNC V gửi 5656. - Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không nhận tin nhắn và cuộc gọi quảng cáo. + Cú pháp đăng ký: DK DNC gửi 5656; + Cú pháp hủy: HUY DNC gửi 5656. Cách 2: Đăng ký hoặc huỷ Danh sách không quảng cáo qua website Đăng ký hoặc hủy qua website (khongquangcao.ais.gov.vn) hoặc tổng đài hoặc ứng dụng. Lưu ý: Mọi đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không quảng cáo qua website hoặc qua ứng dụng phải được xác thực qua số điện thoại đã thực hiện đăng ký hoặc hủy đăng ký. Như vậy, sẽ có 2 cách đăng ký Danh sách không quảng cáo và theo Cục An toàn thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông thì tất cả các tin nhắn gửi tới đầu số 5656 đều miễn phí nên việc thực hiện DK DNC gửi 5656 cũng sẽ không mất phí. Gọi điện, nhắn tin quảng cáo vào số điện thoại trong Danh sách không quảng cáo bị phạt thế nào? Theo điểm g khoản 6 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 32 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định liên quan tới thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ như sau: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo nào đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo. Đồng thời, khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền quy định trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Như vậy, tổ chức gọi điện, nhắn tin quảng cáo vào số điện thoại trong Danh sách không quảng cáo sẽ bị phạt từ 60 - 80 triệu đồng, cá nhân sẽ bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng.
Chủ trọ có được quyền giữ thẻ căn cước, CCCD của người thuê không?
Khi thuê trọ thì có một số chủ trọ yêu cầu giữ bản gốc thẻ căn cước, CCCD của người thuê. Chủ trọ làm như thế có đúng quy định không? Trường hợp này người thuê phải làm thế nào? Chủ trọ có được quyền giữ thẻ căn cước, CCCD của người thuê không? Theo khoản 2 Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp sau đây: - Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. Cụ thể, Điều 23 Nghị định 70/2024/NĐ-CP được hướng dẫn như sau: Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù phải xuất trình và giao nộp thẻ căn cước cho cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để quản lý; trừ trường hợp người đó không có thẻ căn cước. Như vậy, chỉ có cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc là được phép giữ thẻ căn cước, CCCD của công dân. Theo đó, chủ trọ sẽ không được giữ thẻ căn cước, CCCD của người thuê, nếu vẫn thực hiện là đang vi phạm pháp luật. Chủ trọ giữ thẻ căn cước, CCCD của người thuê bị xử lý thế nào? Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác; - Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; - Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. Như vậy, chủ trọ giữ thẻ căn cước, CCCD của người thuê là đang chiếm đoạt thẻ căn cước, CCCD của người thuê, sẽ bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng và bị buộc nộp lại thẻ căn cước, CCCD đã chiếm đoạt. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức thực hiện cùng hành vi vi phạm sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân. Khi thẻ căn cước bị cơ quan có thẩm quyền giữ thì căn cước điện tử xử lý thế nào? Theo Điều 34 Luật Căn cước 2023 quy định về khóa, mở khóa căn cước điện tử như sau: - Căn cước điện tử bị khóa trong các trường hợp sau đây: + Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa; + Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia; + Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước; + Khi người được cấp căn cước điện tử chết; + Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền. - Khi khóa căn cước điện tử đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 34 Luật Căn cước 2023, cơ quan quản lý căn cước phải thông báo ngay cho người bị khóa căn cước điện tử. Như vậy, khi thẻ căn cước bị cơ quan có thẩm quyền giữ thì căn cước điện tử cũng sẽ bị khoá và sẽ được cơ quan quản lý căn cước phải thông báo ngay cho người bị khóa.
Không xin phép mà tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp bị phạt bao nhiêu?
Khi tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp thì tổ chức, cá nhân kinh doanh bán hàng đa cấp có phải xin phép không? Nếu không xin phép mà tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp có bị phạt không và bị phạt bao nhiêu? Tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp có phải xin phép không? Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định như sau: Cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp, tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của mình hoặc của tổ chức, cá nhân khác khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đồng thời, Điều 26 Nghị định 40/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP quy định về thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp như sau: - Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được phép tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đã được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương. - Trường hợp hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp có sự tham dự của từ 30 người trở lên hoặc có sự tham dự của từ 10 người tham gia bán hàng đa cấp trở lên mà không phải là cuộc họp hoặc sự kiện nội bộ, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thông báo tới Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước khi thực hiện. Trường hợp hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tổ chức theo hình thức trực tuyến có sự tham gia của người tham gia bán hàng đa cấp tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, doanh nghiệp thông báo đến Sở Công Thương của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó. Trường hợp hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tổ chức theo hình thức trực tuyến có sự tham gia của người tham gia bán hàng đa cấp tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, doanh nghiệp thông báo đến Sở Công Thương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. - Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp của doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật. Như vậy, hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp (kể cả online) có sự tham dự của từ 30 người trở lên hoặc có sự tham dự của từ 10 người tham gia bán hàng đa cấp trở lên mà không phải là cuộc họp hoặc sự kiện nội bộ thì phải thông báo, xin phép Sở Công Thương. Không xin phép mà tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp bị phạt bao nhiêu? Theo điểm c khoản 7 Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi bởi điểm b Khoản 41 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc thông báo với Sở Công Thương khi tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp có sự tham dự của từ 30 người trở lên hoặc có sự tham dự của từ 10 người tham gia bán hàng đa cấp trở lên tại địa phương nơi doanh nghiệp đã được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Như vậy, tổ chức bán hàng đa cấp không xin phép mà tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp bị phạt từ 40 - 60 triệu đồng. Hồ sơ, thủ tục xin phép tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp Theo Điều 27 Nghị định 40/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp như sau: (1) Hồ sơ thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp bao gồm: - Thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo - Các nội dung chi tiết, tài liệu trình bày tại hội thảo, số lượng người tham gia dự kiến; - Danh sách báo cáo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo kèm theo hợp đồng thuê khoán của doanh nghiệp, trong đó quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nội dung báo cáo của báo cáo viên; - 01 bản chính văn bản ủy quyền trong trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân thực hiện đào tạo hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo; - Thông tin tài khoản hoặc đường dẫn truy cập vào hội nghị, hội thảo, đào tạo trong trường hợp tổ chức theo hình thức trực tuyến. (2) Thủ tục - Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể thông báo về việc tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp trong cùng một văn bản thông báo nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ thông báo. - Doanh nghiệp bán hàng đa cấp nộp hồ sơ thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tới Sở Công Thương (nộp trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính) ít nhất 15 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện. - Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung. Thời hạn sửa đổi, bổ sung là 10 ngày làm việc kể từ ngày Sở Công Thương ban hành thông báo. - Doanh nghiệp được phép tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo nếu trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Sở Công Thương nhận được thông báo, Sở Công Thương không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung. - Trường hợp hết thời hạn quy định, khi muốn thay Đổi thông tin trong hồ sơ thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, Đào tạo, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới Sở Công Thương ít nhất 07 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện. Doanh nghiệp Được phép tổ chức hội nghị, hội thảo, Đào tạo nếu trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Sở Công Thương nhận được thông báo, Sở Công Thương không có yêu cầu Sửa đổi, bổ sung. - Trường hợp Đã thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, Đào tạo với Sở Công Thương nhưng không thực hiện, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc thư Điện tử tới Sở Công Thương trước ngày dự kiến tổ chức trong hồ sơ thông báo. Như vậy, hồ sơ, thủ tục xin phép tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp sẽ được thực hiện theo quy định trên.
Tự ý lắp giá nóc ô tô có bị phạt không?
Nhiều gia đình đi du lịch muốn lắp thêm giá nóc ô tô để có thể chở được nhiều đồ và tiện lợi hơn. Vậy có được tự ý lắp giá nóc ô tô không? Nếu lắp thì có bị phạt không? Có được tự ý lắp giá nóc ô tô không? Theo khoản 8 Điều 6 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT được bổ sung bởi Thông tư 43/2023/TT-BGTVT quy định trường hợp lắp, thay thế hoặc tháo bỏ giá nóc của ô tô con tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất mà không làm thay đổi chiều rộng toàn bộ của xe. được miễn lập hồ sơ thiết kế. Đồng thời, theo phụ lục II Thông tư 08/2023/TT-BGTVT thì xe lắp thêm cản trước, cản sau và giá nóc sẽ bị từ chối đăng kiểm khi giá để hàng, khoang hành lý không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn, nứt, gãy; mọt gỉ, thủng, rách; không chia khoang theo quy định. Như vậy, chủ xe muốn lắp giá nóc ô tô thì sẽ được miễn lập hồ sơ thiết kế nhưng phải lập hồ sơ cải tạo, đăng kiểm. Nếu giá lắp không đúng quy định thì sẽ bị từ chối đăng kiểm. Tức là sẽ không được tự ý lắp giá nóc ô ô. Tự ý lắp giá nóc ô tô bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế trong hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe hoặc tự ý lắp đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ công-ten-nơ trên xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); - Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách; - Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông; - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP - Đưa xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) có kích thước thùng xe không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe tham gia giao thông; - Đưa xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm hoặc có kích thước khoang chở hành lý (hầm xe) không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe tham gia giao thông - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. - Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông. Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và tem kiểm định của phương tiện từ 1-3 tháng. Như vậy, tự ý lắp giá nóc ô tô có thể sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu nếu là cá nhân, từ 12 - 16 triệu nếu là tổ chức vì đã tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng của xe. Ngoài ra, việc tự ý lắp thêm giá nóc và chở đồ khi chưa được cho phép còn sẽ có thể bị phạt vì chở hành lý hoặc hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe. Chở hành lý hoặc hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy; - Để người ngồi trên xe khi xe lên, xuống phà, cầu phao hoặc khi xe đang ở trên phà (trừ người già yếu, người bệnh, người khuyết tật); - Không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định; - Để người mắc võng nằm trên xe hoặc đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang chạy; - Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách; - Chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe; - Vận chuyển hàng có mùi hôi thối trên xe chở hành khách; - Điều khiển xe vận chuyển hành khách không có nhân viên phục vụ trên xe đối với những xe quy định phải có nhân viên phục vụ; - Điều khiển xe taxi không có đồng hồ tính tiền cước (đối với loại xe đăng ký sử dụng đồng hồ tính tiền) hoặc có nhưng không đúng quy định hoặc không sử dụng đồng hồ tính tiền cước theo quy định khi chở khách; - Điều khiển xe niêm yết hành trình chạy xe không đúng với hành trình đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; - Điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách, thu tiền vé cao hơn quy định; - Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm theo quy định (trừ xe buýt nội tỉnh); - Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe theo quy định; - Điều khiển xe taxi không sử dụng phần mềm tính tiền (đối với loại xe đăng ký sử dụng phần mềm tính tiền) hoặc sử dụng phần mềm tính tiền không bảo đảm các yêu cầu theo quy định; - Điều khiển xe taxi sử dụng phần mềm tính tiền mà trên xe không có thiết bị để kết nối trực tiếp với hành khách theo quy định. Như vậy, nếu tự ý lắp giá nóc ô tô và có thêm hành vi chở đồ vượt quá kích thước bao ngoài của xe thì sẽ còn bị phạt thêm từ 600 - 800 nghìn và còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Chủ nhà hay người thuê phải đăng ký tạm trú? Không đăng ký tạm trú có bị phạt không?
Khi một người rời khỏi nơi thường trú đến nơi khác sinh sống một thời gian thì phải đăng ký tạm trú. Vậy, người thuê nhà hay chủ nhà sẽ phải đăng ký tạm trú cho người thuê? Không đăng ký tạm trú thì có bị phạt không? Chủ nhà hay người thuê phải đăng ký tạm trú? Theo khoản 5 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú. Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020. Như vậy, khi một người đến nơi ở khác từ 30 ngày trở lên thì người đó có nghĩa vụ đăng ký tạm trú. Theo đó, nghĩa vụ đăng ký tạm trú sẽ thuộc về người thuê nhà, tuy nhiên chủ nhà vẫn có thể đăng ký tạm trú cho người thuê. Không đăng ký tạm trú có bị phạt không? Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; - Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; - Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, khi người thuê nhà không đăng ký tạm trú thì cả người thuê và chủ nhà đều có thể bị phạt từ 500 - 1 triệu đồng. Do đó, chủ nhà cũng phải có trách nhiệm trong việc quản lý, nhắc nhở người thuê nhà đăng ký tạm trú theo quy định. Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ thực hiện thế nào? Theo Điều 28 Luật Cư trú 2020 quy định về hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú như sau: (1) Hồ sơ - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. (2) Thủ tục - Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú. - Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, thủ tục đăng ký tạm trú trực tiếp sẽ được thực hiện theo quy định trên. Ngoài ra hiện nay người dân cũng có thể đăng ký tạm trú online. Xem thêm: Hướng dẫn cách đăng ký tạm trú Online
Quy định mới về những nơi cấm quay đầu xe từ 01/01/2025
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 với hàng loạt quy định mới so với Luật Giao thông đường bộ 2008. Trong đó có nội dung những nơi cấm quay đầu xe. Quy định mới về những nơi cấm quay đầu xe từ 01/01/2025 Theo khoản 4 Điều 15 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định: Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, trên đường cao tốc, trong hầm đường bộ, trên đường một chiều, trừ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu tạm thời. Trong khi đó, khoản 4 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành quy định: Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất. Như vậy, từ 01/01/2025 đã bổ sung một nơi mới cấm quay đầu xe đó là trên đường một chiều (trừ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc biển báo tạm thời). Có thể thấy, mặc dù là quy định mới nhưng quy định này để nhằm phù hợp với nguyên tắc tham gia giao thông đường bộ từ trước tới nay, bởi đường một chiều sẽ chỉ cho xe di chuyển trong một chiều quy định, nếu quay đầu xe thì sẽ trở thành đi ngược chiều và sẽ là hành vi vi phạm và rất có thể gây tai nạn giao thông. Các biển báo nào báo hiệu đường một chiều? Theo khoản 3.9 Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT quy định đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều. Theo đó, tại Phụ lục E.7 QCVN 41:2019/BGTVT quy định về biển số I.407 (a,b,c) "Đường một chiều" như sau: - Để chỉ dẫn những đoạn đường chạy một chiều, đặt biển số I.407(a,b,c) "Đường một chiều". Biển số I.407a đặt sau nơi đường giao nhau, khi đã có biển R302 tại các đầu dải phân cách thì không nhất thiết đặt biển số I.407a. Biển số I.407b,c đặt trước nơi đường giao nhau và đặt trên đường chuẩn bị đi vào đường một chiều. - Biển số I.407 (a,b,c) chỉ cho phép các loại phương tiện giao thông đi theo chiều vào theo mũi tên chỉ, cấm quay đầu ngược lại (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định). - Khi hết đoạn đường một chiều đặt biển số I.204 "Đường hai chiều". Biển số I.204 cho biết bắt đầu đi hai chiều. Theo đó, khi nhìn thấy các biển số I.407 (a,b,c) như hình thì người tham gia giao thông chỉ được đi theo chiều vào theo mũi tên chỉ, cấm quay đầu ngược lại (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định). Chạy ngược chiều trên đường một chiều bị phạt bao nhiêu theo quy định hiện hành? Mức phạt xe ô tô chạy ngược chiều trên đường một chiều Theo điểm c khoản 5, điểm a khoản 7, điểm a khoản 8, điểm c, điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định các mức xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô như sau: - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. - Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng. Mức phạt xe máy chạy ngược chiều trên đường một chiều Theo điểm a khoản 5, điểm b khoản 7, điểm b, điểm c khoản 10, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng. - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 - 04 tháng. Theo đó, tuỳ vào loại xe đang điều khiển và nơi vi phạm mà người điều khiển phương tiện chạy ngược chiều trên đường một chiều sẽ bị phạt theo quy định trên.
Những ngày phải nghỉ làm do Bão số 3 thì người lao động có được tính lương?
Vừa qua nước ta đã hứng chịu cơn Bão số 3 (Bão Yagi), chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các tỉnh miền Bắc. Dù cơn bão đã qua đi nhưng hậu quả vẫn còn để lại. Vậy những ngày mà người lao động phải nghỉ làm do bão có được tính lương không? Những ngày phải nghỉ làm do Bão số 3 thì người lao động có được tính lương? Theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau: - Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động; - Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu; - Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau: + Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu; + Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu. Như vậy, trường hợp phải nghỉ làm do Bão số 3, tức ngừng việc do thiên tai thì người lao động vẫn được trả tiền lương với mức thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu. Công ty không trả lương ngày nghỉ làm do bão cho người lao động có bị phạt không? Theo khoản 2, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm tiền lương, trong đó: - Phạt tiền đối với người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây: + Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; + Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; + Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; + Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; + Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. - Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, tùy theo số lượng người lao động mà công ty sẽ bị phạt với các mức phạt tiền khác nhau từ 10 đến 100 triệu đồng cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt. Công ty có bắt buộc đóng Quỹ phòng chống thiên tai không? Theo Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP có quy định nguồn tài chính của Quỹ phòng chống thiên tai như sau: - Mức đóng góp bắt buộc từ các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn một năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức báo cáo cơ quan Thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. - Đóng góp, tài trợ, hỗ trợ tự nguyện của các tổ chức, doanh nghiệp cho Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, Quỹ phòng chống thiên tai là quỹ bắt buộc phải đóng đối với công ty với mức đóng là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng.
Năm 2025 là năm con gì, hợp với tuổi nào? Có được phá thai vì con kỵ tuổi không?
Còn còn 141 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2025 (kể từ hôm nay ngày 10/9/2024). Vậy năm 2025 là năm con gì, hợp với tuổi nào? Có được phá thai vì con kỵ tuổi không? Năm 2025 là năm con gì, hợp với tuổi nào? Năm 2025 trong lịch Âm Lịch là năm Ất Tỵ, tức là năm con rắn. Dựa vào các yếu tố Thiên Can và Địa Chi, năm 2025 sẽ hợp với các tuổi: Giáp Tý, Đinh Mão, Kỷ Tỵ, Tân Mùi, Quý Dậu, Đinh Sửu và Quý Mùi. Đây là các năm được cho là hợp với năm 2025 dựa trên sự kết hợp của tam hợp Tỵ - Dậu - Sửu. Thông tin mang tính chất tham khảo Có được phá thai vì con kỵ tuổi không? Theo quy định tại Phần 8 Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2020, việc nạo phá thai chỉ được thực hiện cho đến khi thai đủ 22 tuần tuổi. Các phương pháp phá thai từ tuần 13 đến hết 22 tuần. + Phá thai bằng thuốc được áp dụng cho thai từ tuần thứ 13 đến hết 22 tuần: + Phương pháp nong và gắp (không khuyến khích): sử dụng bơm hút chân không và kẹp gắp thai sau khi cổ tử cung đã được chuẩn bị bằng misoprostol được áp dụng cho thai từ tuần 13 đến hết 18 tuần. Đồng thời hiện nay, không có văn bản nào cấm hoàn toàn việc nạo phá thai mà chỉ cấm phá thai vì lựa chọn giới tính thai nhi. Như vậy, phá thai dưới 22 tuần tuổi sẽ được xem là hợp pháp (ngoại trừ phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi). Theo đó, hiện nay hành vi phá thai vì con kỵ tuổi không bị cấm nhưng sẽ bị xem xét về mặt đạo đức con người. Phá thai vì lựa chọn giới tính sẽ bị phạt thế nào? Theo Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau: (1) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi. (2) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. (3) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. (4) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. (5) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính; + Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. (6) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. (7) Hình thức xử phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại (5); + Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại (6); + Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. Như vậy, phá thai vì lựa chọn giới tính thai nhi thì tuỳ mức độ mà sẽ bị phạt tiền từ 3 - 20 triệu đồng và còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung. Xem thêm: Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày nào? Được nghỉ bao nhiêu ngày?
Có được dùng bằng lái xe B1 để làm tài xế lái xe biển trắng cho công ty không?
Người hành nghề lái xe dịch vụ (xe biển vàng) thì phải có bằng lái B2. Vậy có thể sử dụng bằng lái xe ô tô B1 để làm công việc tài xế lái xe biển trắng của công ty hay không? Có được dùng bằng lái xe B1 để lái xe biển trắng cho công ty không? Theo khoản 4 Điều 59 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây: - Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg; - Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; - Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; - Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2; - Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C; - Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D; - Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc. Như vậy, bằng lái B1 cấp cho người không hành nghề lái xe, theo đó sẽ không được dùng bằng lái xe B1 để làm tài xế lái xe cho công ty, dù cho là xe biển trắng. Dùng bằng lái xe B1 lái xe cho công ty bị phạt bao nhiêu tiền? Theo khoản 9, khoản 10 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây: - Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên; - Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa. - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không hợp lệ Như vậy, dùng bằng lái xe B1 lái xe cho công ty sẽ bị phạt từ 10 - 12 triệu đồng và bị tịch thu bằng lái xe B1 đó. Có thể nâng hạng bằng lái xe B1 lên B2 không? Theo điểm b khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định điều kiện đối với người học lái xe như sau: - Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. - Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định. - Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau: + Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên; + Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên; + Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên; +) + Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên. + Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính. - Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên. Như vậy, có thể nâng hạng bằng lái xe B1 lên B2 và người học để nâng hạng phải có thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên.
Năm 2024, chạy xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm không?
Hiện nay, nhiều người mang tâm lý chủ quan về việc xe đạp điện thì cũng như xe đạp truyền thống nên không cần phải đội mũ bảo hiểm. Vậy, pháp luật quy định thế nào về vấn đề này? Năm 2024, chạy xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm không? Theo điểm đ khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Trong đó: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc; - Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn; - Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; - Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. - Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; - Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, năm 2024 thì người chạy xe đạp điện vẫn phải đổi mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, nếu không sẽ bị phạt tiền từ 4 - 600 nghìn đồng. Xe đạp điện là loại xe như thế nào? Có phải xe cơ giới không? Theo QCVN 68:2013/BGTVT quy định các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và phương pháp thử đối với xe đạp điện thì có quy định như sau: Xe đạp điện - Electric bicycles (sau đây gọi là Xe): là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện một chiều hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250 W, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không lớn hơn 40 kg. Xe được vận hành bằng động cơ điện một chiều sau đây gọi tắt là xe vận hành bằng động cơ điện. Xe được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều sau đây được gọi là Xe trợ lực điện. Đồng thời, theo khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Như vậy, xe đạp điện cũng là một loại xe đạp hai bánh và có động cơ điện một chiều hoặc được trợ lực bằng động cơ điện một chiều và xe đạp điện không phải là xe cơ giới. Chạy xe đạp điện có phải mua bảo hiểm xe không? Theo khoản 2 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định bảo hiểm bắt buộc như sau: - Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội. - Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: + Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; + Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; + Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; + Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 . - Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai. - Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán khi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật. Như vậy, đối với xe thì hiện nay chỉ có quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, mà xe đạp điện không phải xe cơ giới nên sẽ không phải mua bảo hiểm xe.
Công ty có quyền thay đổi công việc của người lao động nghỉ thai sản khi họ quay lại làm việc không?
Nếu trong thời gian người lao động nghỉ thai sản, công ty tuyển dụng người mới vào làm vị trí của người đó thì công ty có quyền thay đổi công việc của lao động khi họ quay trở lại làm việc không? Công ty có quyền thay đổi công việc của người lao động nghỉ thai sản khi họ quay lại làm việc không? Theo Điều 140 Bộ luật lao động 2019 quy định về bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản như sau: Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 Bộ luật lao động 2019 mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản. Như vậy, khi người lao động nghỉ thai sản theo quy định thì phải được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc mà không được thay đổi công việc của họ dù cho đã tuyển người khác. Chỉ khi nào việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác. Công ty tuyển người khác thay thế và thay đổi công việc của người lao động nghỉ thai sản bị phạt thế nào? Theo điểm e khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: + Sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa; + Sử dụng người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa, trừ trường hợp được người lao động đồng ý; + Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai mà người lao động đã thông báo với người sử dụng lao động biết theo quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác; + Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác; + Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác; + Không bảo đảm việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019; + Không ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi; + Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; + Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; + Không cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc để người lao động lựa chọn và không đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng họ làm công việc thuộc danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con; + Không lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc khi sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, công ty trong thời gian người lao động nghỉ thai sản tuyển người khác thay thế mà khi họ quay lại làm việc thì thay đổi công việc của họ tức là đang không bảo đảm việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019, sẽ bị phạt từ 20 - 40 triệu đồng. Thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ hiện nay là bao lâu? Theo Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ như sau: - Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. - Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động. - Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Như vậy, hiện nay lao động nữ sẽ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con tổng là 6 tháng, nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi mỗi con sẽ được nghỉ thêm 1 tháng.
Ăn có nhai, nói có nghĩ có ý nghĩa gì? Phát ngôn xúc phạm danh dự người khác bị phạt bao nhiêu?
Câu tục ngữ "Ăn có nhai, nói có nghĩ" có ý nghĩa gì? Người phát ngôn xúc phạm danh dự người khác bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật hiện hành? Ăn có nhai, nói có nghĩ có ý nghĩa gì? Câu tục ngữ "Ăn có nhai, nói có nghĩ" là câu tục ngữ được lưu truyền từ xưa đến nay nhằm dùng một sự việc hiển nhiên như việc ăn thì phải nhai để đúc kết dạy bảo chúng ta trước khi nói thì cũng phải suy nghĩ. Câu tục ngữ "Ăn có nhai, nói có nghĩ" có ý nghĩa khuyên chúng ta phải cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, trước khi nói phải suy nghĩ thật thận trọng, tránh việc gặp đâu nói đấy, nói bậy nói bạ, hay có những phát ngôn, những lời nói ảnh hưởng đến người khác, xúc phạm nhân phẩm, thanh danh người khác. Phát ngôn xúc phạm danh dự người khác bị phạt bao nhiêu? Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt đối với hành vi phát ngôn xúc phạm danh dự người khác cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; + Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; ... Như vậy, người nào phát ngôn xúc phạm danh dự người khác nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng. Trường hợp có lời nói lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng và đối với thành viên trong gia đình sẽ bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, người người có hành vi phát ngôn xúc phạm danh dự người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh sau: (1) Tội làm nhục người khác Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt cao nhất đối với người phạm tội làm nhục người khác là 02 năm đến 05 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. (2) Tội vu khống Theo quy định tại Điều Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), người có hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống. Khung hình phạt thấp nhất với tội danh này là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Và hình phạt cao nhất có thể lên đến 07 năm tù giam. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tóm lại, câu tục ngữ "Ăn có nhai, nói có nghĩ" có ý nghĩa khuyên chúng ta cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, trước khi nói phải suy nghĩ thật thận trọng, tránh ảnh hưởng đến người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Và, người nào có phát ngôn xúc phạm danh dự người khác sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Chở hàng hóa bằng xe ô tô chở người có bị phạt không?
Xe ô tô chở người mà sử dụng để chở hàng hóa có bị xử phạt không? Nếu có thì mức phạt là bao nhiêu? Ngược lại, xe ô tô chở hàng có được dùng để chở người không? Chở hàng hóa bằng xe ô tô chở người có bị phạt không? Theo khoản 1 Điều 68 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về vận tải hành khách bằng xe ô tô thì người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây: - Đón, trả hành khách đúng nơi quy định; - Không chở hành khách trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe; - Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách; - Không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định; - Không để hàng hóa trong khoang chở hành khách; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe. Như vậy, xe ô tô chở người vẫn được chở hàng hoá nhưng không được để hàng hóa trong khoang chở hành khách, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định. Chở hàng hóa bằng xe ô tô chở người bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy; - Để người ngồi trên xe khi xe lên, xuống phà, cầu phao hoặc khi xe đang ở trên phà (trừ người già yếu, người bệnh, người khuyết tật); - Không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định; - Để người mắc võng nằm trên xe hoặc đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang chạy; - Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách; - Chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe; - Vận chuyển hàng có mùi hôi thối trên xe chở hành khách; - Điều khiển xe vận chuyển hành khách không có nhân viên phục vụ trên xe đối với những xe quy định phải có nhân viên phục vụ; - Điều khiển xe taxi không có đồng hồ tính tiền cước (đối với loại xe đăng ký sử dụng đồng hồ tính tiền) hoặc có nhưng không đúng quy định hoặc không sử dụng đồng hồ tính tiền cước theo quy định khi chở khách; - Điều khiển xe niêm yết hành trình chạy xe không đúng với hành trình đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; - Điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách, thu tiền vé cao hơn quy định; - Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm theo quy định (trừ xe buýt nội tỉnh); - Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe theo quy định; - Điều khiển xe taxi không sử dụng phần mềm tính tiền (đối với loại xe đăng ký sử dụng phần mềm tính tiền) hoặc sử dụng phần mềm tính tiền không bảo đảm các yêu cầu theo quy định; - Điều khiển xe taxi sử dụng phần mềm tính tiền mà trên xe không có thiết bị để kết nối trực tiếp với hành khách theo quy định. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Như vậy, tài xế chở hàng hoá bằng xe ô tô chở người nhưng để trong khoang hành khách sẽ bị phạt tiền từ 600 - 800 nghìn đồng và bị tước quyền sử dụng bằng lái xe 1 - 3 tháng. Xe ô tô chở hàng có được chở người không? Theo Điều 21 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng - Chỉ được chở người trên xe ô tô chở hàng trong các trường hợp sau đây: + Chở người đi làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp; chở cán bộ, chiến sĩ của lực lượng vũ trang nhân dân đi làm nhiệm vụ; chở người bị nạn đi cấp cứu; + Chở công nhân duy tu, bảo dưỡng đường bộ; chở người đi thực hành lái xe trên xe tập lái; chở người diễu hành theo đoàn; + Giải tỏa người ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật. - Xe ô tô chở người trong các trường hợp quy định trên phải có thùng cố định, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông. Như vậy, xe ô tô chở hàng chỉ được chở người trong các trường hợp trên và phải đảm bảo có thùng cố định, an toàn khi cho xe tham gia giao thông.
Sang đường không xi nhan gây tai nạn bị phạt bao nhiêu?
Khi nào người tham gia giao thông phải bật xi nhan? Nếu sang đường không xi nhan gây tai nạn thì người điều khiển phương tiện gây tai nạn bị phạt bao nhiêu? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé? Khi nào phải bật xi nhan khi tham gia giao thông? Theo Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về chuyển hướng xe như sau: - Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. - Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác. - Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe. - Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất. Như vậy, khi chuyển hướng xe thì người tham gia giao thông phải bật xi nhan và giảm tốc độ. Sang đường không xi nhan gây tai nạn bị phạt bao nhiêu? (1) Xe ô tô Theo điểm a khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: + Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; + Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; + Không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. (2) Xe máy Theo điểm b khoản 7, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: + Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; + Đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; + Không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Như vậy, người điều khiển xe ô tô sang đường không xi nhan gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng, xe máy sẽ bị phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng, ngoài việc bị phạt tiền thì người điều khiển ô tô và xe máy đều bị tước bằng lái xe từ 2 - 4 tháng. Sang đường không xi nhan gây tai nạn có bị bắt không? Theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định cụ thể như sau: - Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Không có giấy phép lái xe theo quy định; + Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; + Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; + Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%: + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Làm chết 03 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. - Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người tham gia giao thông sang đường không xi nhan nếu gây hậu quả đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định trên thì sẽ bị bắt.
Đăng hình ảnh, thông tin người khác lên Facebook để đòi nợ có bị phạt không?
Khi con nợ thiếu nợ không trả thì có nhiều người chọn cách đăng hình ảnh, thông tin cá nhân của con nợ lên mạng xã hội như Facebook, Tiktok,... để tạo sức ép bắt con nợ phải trả nợ cho mình thì có bị phạt không? Đăng hình ảnh, thông tin người khác lên Facebook để đòi nợ có bị phạt không? Theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau: - Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. - Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: + Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; + Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. - Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định trên thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, theo Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau: - Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. - Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. Như vậy, mặc dù một người đang bị người khác thiếu nợ không trả thì cũng không được đăng tải hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác mà không được sự đồng ý của họ vì hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ, việc đăng tải lên Facebook hay bất cứ trang mạng xã hội nào khác đều phải được sự đồng ý của người khác, nếu không sẽ là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị phạt. Ngoài ra, trường hợp sử dụng hình ảnh người khác mà chưa có sự xin phép thì người có hình ảnh còn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết về mặt dân sự như bồi thường thiệt hại,... Đăng hình ảnh, thông tin người khác lên Facebook để đòi nợ bị phạt bao nhiêu? Theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật. Theo khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau: + Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. + Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin bí mật đời tư cá nhân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật. Như vậy, việc một người đăng hình ảnh, thông tin người khác lên Facebook để đòi nợ tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà sẽ bị phạt hành chính từ 10 - 30 triệu đồng. Đăng hình ảnh, thông tin người khác lên Facebook để đòi nợ có bị phạt tù không? Theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về tội làm nhục người khác như sau: - Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: + Phạm tội 02 lần trở lên; + Đối với 02 người trở lên; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; + Đối với người đang thi hành công vụ; + Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; + Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên” bằng cụm từ “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Làm nạn nhân tự sát. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, việc đăng hình ảnh, thông tin người khác lên Facebook để đòi nợ mà có những thông tin sai lệch nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác. Theo đó, hành vi hình ảnh, thông tin người khác lên Facebook để đòi nợ là hành vi vi phạm pháp luật. Để đòi nợ một cách hợp pháp khi con nợ không trả tiền nợ theo đúng thỏa thuận thì người cho mượn tiền có thể khởi kiện ra Toà án để đòi lại quyền lợi hợp pháp cho mình.
Bị tai nạn giao thông, tài xế dẫn xe vào lề chờ CSGT để không kẹt xe thì có sai quy định?
Hai xe tông nhau, sau đó tài xế tự ý dời xe vào lề để tránh gây ùn tắc giao thông trong thời gian chờ lực lượng chức năng đến giải quyết. Khi CSGT đến thì bị lập biên bản xử phạt về hành vi không giữ nguyên hiện trường thì có đúng không? Bị tai nạn giao thông, tài xế dẫn xe vào lề chờ CSGT để không kẹt xe thì có sai quy định? Theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về giải quyết ban đầu khi cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông hoặc được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông, trong đó: Một trong những nhiệm vụ mà cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông hoặc được lãnh đạo có thẩm quyền phân công đến hiện trường phải thực hiện là tổ chức, hướng dẫn giao thông không để xảy ra ùn tắc: - Trường hợp phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông có thể gây ùn tắc giao thông thì phải đánh dấu vị trí của phương tiện, vị trí các dấu vết trên phương tiện, chụp ảnh, ghi hình phương tiện và vị trí phương tiện rồi nhanh chóng đưa phương tiện vào vị trí thích hợp để bảo vệ (trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư 63/2020/TT-BCA); - Trường hợp vụ tai nạn giao thông đã gây ùn tắc giao thông phải báo cáo lãnh đạo đơn vị để có phương án tăng cường lực lượng, phương tiện, phân luồng giao thông, giải quyết ùn tắc từ xa. Như vậy, trách nhiệm di chuyển phương tiện để bảo vệ cũng như tránh ùn tắc giao thông là thuộc về cán bộ CSGT, người bị tai nạn, người dân phải giữ nguyên hiện trường để lực lượng chức năng xử lý. Như vậy khi bị tai nạn giao thông mà tài xế tự ý dẫn xe vào lề chờ CSGT để không bị kẹt xe là sai quy định. Bị tai nạn giao thông mà không giữ nguyên hiện trường bị phạt bao nhiêu? (1) Đối với xe ô tô Theo khoản 2, khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô như sau: - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi dưới đây - Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. (2) Đối với xe máy Theo khoản 3, khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy như sau: - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi dưới đây. - Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. (3) Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng Theo khoản 3, khoản 8 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) như sau: - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm dưới đây. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 tháng đến 07 tháng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. (4) Đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác như sau: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. Như vậy, tùy theo loại phương tiện đang điều khiển mà người bị tai nạn giao thông mà không giữ nguyên hiện trường sẽ bị phạt từ 400 nghìn (đối với xe đạp) - 18 triệu (đối với ô tô).
Quy định về nhân viên quán karaoke, chủ quán lưu ý để không bị phạt
Khi mở quán Karaoke và tuyển chọn nhân viên, chủ quán, quản lý quán cần lưu ý các quy định về độ tuổi, sức khoẻ của nhân viên để không vi phạm pháp luật. Cụ thể qua bài viết sau đây. Quy định về nhân viên quán karaoke, chủ quán lưu ý để không bị phạt (1) Độ tuổi được làm nhân viên quán karaoke Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau: - Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. - Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp lao động chưa thành niên theo quy định. Trong đó, Điều 143 Bộ luật lao động 2019 quy định về lao động chưa thành niên - Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi. - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 Bộ luật lao động 2019. - Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. - Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật lao động 2019. Mà theo điểm d khoản 2 Điều Điều 147 Bộ luật lao động 2019 thì công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có bao gồm: Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử. Như vậy, nhân viên quán karaoke phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Theo đó, chủ quán chỉ được thuê nhân viên từ đủ 18 tuổi trở lên làm việc cho quán karaoke của mình. (2) Phải tổ chức khám sức khoẻ cho nhân viên quán karaoke Theo Điều 2 Mục I Thông tư liên tịch 11/2006/TTLT /BYT-BTC quy định về đối tượng áp dụng có bao gồm người lao động là tiếp viên, nhân viên phục vụ, vũ nữ... (sau đây gọi chung là người lao động) làm việc ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 này. Theo đó, tiểu mục 2 Mục 2 Thông tư liên tịch 11/2006/TTLT /BYT-BTC quy định về tổ chức khám sức khỏe đối với các cơ sở dịch vụ như sau: - Tổ chức cho người lao động đi khám sức khoẻ định kỳ hàng quý với đủ 3 tháng cho 1 lần khám, theo quy định tại Thông tư liên tịch 11/2006/TTLT /BYT-BTC. Trường hợp người lao động đã khám sức khoẻ định kỳ hàng quý mà trùng khớp với đợt khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ thì người sử dụng lao động chỉ tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động bổ sung những nội dung khám sức khoẻ mà người đó chưa khám theo quy định tại phụ lục số 1 Thông tư liên tịch 11/2006/TTLT /BYT-BTC. - Liên hệ và ký hợp đồng với bệnh viện để tổ chức cho người lao động khám sức khoẻ định kỳ. - Trả phí khám sức khoẻ và các chi phí xét nghiệm cận lâm sàng cho bệnh viện theo quy định của pháp luật. - Thông báo riêng đến từng người lao động về kết quả khám sức khoẻ của người đó. - Căn cứ kết luận về sức khoẻ của người lao động trong sổ khám sức khoẻ, nếu người lao động mắc một hoặc nhiều bệnh quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư liên tịch 11/2006/TTLT /BYT-BTC, thì người sử dụng lao động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ phải bố trí cho người lao động đi điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh và có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc điều trị bệnh của người đó; trường hợp không khỏi bệnh thì phải bố trí công việc khác cho phù hợp, ngoài chỗ làm việc và công việc theo quy định tại điểm b khoản 2 mục I của Thông tư này. Như vậy, nhân viên quán karaoke phải được khám sức khỏe định kỳ hàng quý với đủ 3 tháng cho 1 lần khám (4 lần/năm). Trong trường hợp nhân viên đã khám sức khỏe định kỳ hàng quý mà trùng khớp với đợt khám sức khỏe định kỳ ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ thì người sử dụng lao động chỉ tổ chức khám sức khỏe cho người lao động bổ sung những nội dung khám sức khỏe mà người đó chưa khám. Quán karaoke thuê nhân viên chưa đủ 18 tuổi làm việc bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 3 Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định lphạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: - Sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Bộ luật Lao động 2019; - Sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Lao động hoặc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc được pháp luật cho phép mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm quy định tại Điều 147 Bộ luật Lao động 2019 nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, tổ chức mức phạt sẽ nhân hai. Như vậy, chủ quán karaoke thuê người lao động dưới 18 tuổi làm việc bị phạt tiền từ 50 - 75 triệu đồng, nếu là tổ chức sẽ bị phạt từ 100 - 150 triệu đồng. Quán karaoke không tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Đồng thời, khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, tổ chức mức phạt sẽ nhân hai. Như vậy, chủ quán karaoke không tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên sẽ bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng/nhân viên nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. Nếu là tổ chức thì sẽ nhân hai mức phạt trên.
Văn hoá làm việc 996 là gì? Việt Nam có cho phép làm việc 996 không?
Văn hóa 996 bắt nguồn từ thời kỳ bùng nổ Internet ở Trung Quốc, nơi các công ty khởi nghiệp đã áp dụng nhằm tăng cường hiệu suất làm việc. Vậy văn hoá làm việc 996 là gì? Việt Nam có cho phép làm việc 996 không? Văn hoá làm việc 996 là gì? Văn hóa làm việc 996 là mô hình làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, liên tục 6 ngày trong tuần, phổ biến trong các công ty Trung Quốc. Tức là, người lao động sẽ phải làm việc 12 giờ trong 1 ngày, tương đương 72 giờ trong một tuần. Với chế độ làm việc khắc nghiệt và liên tục, văn hoá làm việc 996 thường dẫn đến kiệt sức và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho những người lao động. Pháp luật lao động Trung Quốc cũng đã quy định rằng văn hóa làm việc 996 là bất hợp pháp, nhấn mạnh sự khắc nghiệt của nó. (Thông tin mang tính chất tham khảo) Việt Nam có cho phép làm việc 996 không? Theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau: - Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. - Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan. Đồng thời, Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về giới hạn số giờ làm thêm như sau: - Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ hai trường hợp sau: + Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày. + Trường hợp làm việc không trọn thời gian thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày. - Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần. - Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019. Như vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam quy định thời giờ làm việc bình thường tối đa là 8 giờ 1 ngày, tương đương 48 giờ 1 tuần. Theo đó, chế độ làm việc 996 là không phù hợp với quy định pháp luật lao động của Việt Nam. Trường hợp người lao động làm việc 12 giờ 1 ngày thì sẽ phải tính tiền làm thêm giờ, tuy nhiên thời gian tối đa làm thêm giờ (đã cộng với giờ làm việc bình thường) cũng được quy định là không quá 12 giờ 1 ngày. Công ty bắt người lao động làm việc quá thời giờ làm việc sẽ bị phạt thế nào? Theo khoản 3, khoản 4 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trong đó: - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: + Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật; + Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019. - Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây: + Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; + Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; + Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; + Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; + Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. Đồng thời, Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP cũng quy định mức phạt tiền trên là là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, đối với công ty bắt người lao động làm việc quá thời giờ làm việc thì tuỳ trường hợp sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng.
Khách sạn, nhà nghỉ có được giữ CCCD của khách?
Khi đi khách sạn, nhà nghỉ thì có một số nơi yêu cầu giữ CCCD của khách thì có được không? Khách sạn, nhà nghỉ giữ CCCD của khách có bị phạt không? Bao nhiêu tuổi thì được đi khách sạn? Khách sạn, nhà nghỉ có được giữ CCCD của khách? Theo khoản 2 Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp sau: - Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. Đồng thời, Điều 23 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định như sau: Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù phải xuất trình và giao nộp thẻ căn cước cho cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để quản lý; trừ trường hợp người đó không có thẻ căn cước. Như vậy, chỉ có cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc là được phép giữ thẻ căn cước, CCCD của công dân. Theo đó, khách sạn, nhà nghỉ sẽ không được giữ CCCD của khách. Khách sạn, nhà nghỉ giữ CCCD của khách bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác; - Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; - Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. Đồng thời, khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức thực hiện cùng hành vi vi phạm sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân. Như vậy, khách sạn giữ thẻ căn cước, CCCD của người thuê là đang chiếm đoạt thẻ căn cước, CCCD của người thuê, sẽ bị phạt từ 2 - 4 triệu đồng và bị buộc nộp lại thẻ căn cước, CCCD đã chiếm đoạt. Bao nhiêu tuổi thì được đi khách sạn, nhà nghỉ? Theo Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên tham gia giao dịch dân sự như sau: - Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. - Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. - Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Như vậy: - Người chưa đủ sáu tuổi cần có người đại diện theo pháp luật thuê nhà nghỉ, khách sạn cho. - Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi phải được người đại diện theo pháp luật thuê nhà nghỉ, khách sạn cho; - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình thuê nhà nghỉ, khách sạn, trừ những trường hợp việc thuê nhà nghỉ, khách sạn của đối tượng này mà pháp luật quy định phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. - Người từ đủ 18 tuổi trở lên được tự mình thuê khách sạn, nhà nghỉ.
Công ty có được yêu cầu nhân viên nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc?
Nhân viên sắp nghỉ việc mà công ty yêu cầu phải nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc để không phải thanh toán thêm khoản tiền những ngày chưa nghỉ do Bộ luật Lao động 2019 quy định thì có được không? Công ty có được yêu cầu nhân viên nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc? Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm như sau: - Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. - Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019. - Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm. Như vậy, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến người lao động hoặc người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động trước khi quy định lịch nghỉ phép hằng năm. Theo đó, việc nhân viên có nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc hay không sẽ dựa vào thỏa thuận, công ty không được yêu cầu, quy định hay ép buộc nhân viên phải nghỉ hết phép để không phải thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ. Công ty phải thanh toán tiền cho những ngày chưa nghỉ thế nào? Cũng theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Cụ thể, khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Như vậy, công ty phải trả tiền lương cho những ngày chưa nghỉ bằng với tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng nhân viên đó nghỉ việc. Công ty bắt nhân viên nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc mà trái ý muốn của nhân viên có bị phạt không? Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết. Đồng thời, Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, công ty bắt nhân viên nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc mà trái ý muốn của nhân viên là đang vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng năm, theo đó sẽ bị phạt từ 20 - 40 triệu đồng.
Cách đăng ký Danh sách không quảng cáo? DK DNC gửi 5656 có mất phí không?
Danh sách không quảng cáo là gì? Đăng ký Danh sách không quảng cáo để làm gì? Cách đăng ký Danh sách không quảng cáo thế nào? Có mất phí không? Đăng ký Danh sách không quảng cáo để làm gì? Theo Điều 7 Nghị định 91/2020/NĐ-CP có quy định về Danh sách không quảng cáo như sau: - Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào. - Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền đăng ký vào hoặc rút ra khỏi Danh sách không quảng cáo đối với số điện thoại thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình. - Người quảng cáo, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong Danh sách không quảng cáo. - Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) tổ chức xây dựng và duy trì, vận hành hệ thống quản lý Danh sách không quảng cáo, hướng dẫn người sử dụng cách đăng ký vào hoặc hủy đăng ký ra khỏi Danh sách không quảng cáo và công khai, cho phép tra cứu Danh sách không quảng cáo trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin). Như vậy, danh sách không quảng cáo (DoNotCall hay DNC) là danh sách số thuê bao đăng ký không nhận tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào và các tổ chức, cá nhân không được gọi điện hay gửi tin nhắn quảng cáo tới những người trong danh sách này. Cách đăng ký Danh sách không quảng cáo? DK DNC gửi 5656 có mất phí không? Theo Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-BTTTT có quy định về hướng dẫn người sử dụng 2 cách đăng ký hoặc huỷ Danh sách không quảng cáo như sau: Cách 1: Đăng ký hoặc huỷ Danh sách không quảng cáo qua tin nhắn SMS - Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không nhận tin nhắn quảng cáo. + Cú pháp đăng ký: DK DNC S gửi 5656; + Cú pháp hủy: HUY DNC S gửi 5656. - Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không nhận cuộc gọi quảng cáo. + Cú pháp đăng ký: DK DNC V gửi 5656; + Cú pháp hủy: HUY DNC V gửi 5656. - Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không nhận tin nhắn và cuộc gọi quảng cáo. + Cú pháp đăng ký: DK DNC gửi 5656; + Cú pháp hủy: HUY DNC gửi 5656. Cách 2: Đăng ký hoặc huỷ Danh sách không quảng cáo qua website Đăng ký hoặc hủy qua website (khongquangcao.ais.gov.vn) hoặc tổng đài hoặc ứng dụng. Lưu ý: Mọi đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không quảng cáo qua website hoặc qua ứng dụng phải được xác thực qua số điện thoại đã thực hiện đăng ký hoặc hủy đăng ký. Như vậy, sẽ có 2 cách đăng ký Danh sách không quảng cáo và theo Cục An toàn thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông thì tất cả các tin nhắn gửi tới đầu số 5656 đều miễn phí nên việc thực hiện DK DNC gửi 5656 cũng sẽ không mất phí. Gọi điện, nhắn tin quảng cáo vào số điện thoại trong Danh sách không quảng cáo bị phạt thế nào? Theo điểm g khoản 6 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 32 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định liên quan tới thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ như sau: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo nào đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo. Đồng thời, khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền quy định trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Như vậy, tổ chức gọi điện, nhắn tin quảng cáo vào số điện thoại trong Danh sách không quảng cáo sẽ bị phạt từ 60 - 80 triệu đồng, cá nhân sẽ bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng.
Chủ trọ có được quyền giữ thẻ căn cước, CCCD của người thuê không?
Khi thuê trọ thì có một số chủ trọ yêu cầu giữ bản gốc thẻ căn cước, CCCD của người thuê. Chủ trọ làm như thế có đúng quy định không? Trường hợp này người thuê phải làm thế nào? Chủ trọ có được quyền giữ thẻ căn cước, CCCD của người thuê không? Theo khoản 2 Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp sau đây: - Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. Cụ thể, Điều 23 Nghị định 70/2024/NĐ-CP được hướng dẫn như sau: Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù phải xuất trình và giao nộp thẻ căn cước cho cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để quản lý; trừ trường hợp người đó không có thẻ căn cước. Như vậy, chỉ có cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc là được phép giữ thẻ căn cước, CCCD của công dân. Theo đó, chủ trọ sẽ không được giữ thẻ căn cước, CCCD của người thuê, nếu vẫn thực hiện là đang vi phạm pháp luật. Chủ trọ giữ thẻ căn cước, CCCD của người thuê bị xử lý thế nào? Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác; - Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; - Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. Như vậy, chủ trọ giữ thẻ căn cước, CCCD của người thuê là đang chiếm đoạt thẻ căn cước, CCCD của người thuê, sẽ bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng và bị buộc nộp lại thẻ căn cước, CCCD đã chiếm đoạt. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức thực hiện cùng hành vi vi phạm sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân. Khi thẻ căn cước bị cơ quan có thẩm quyền giữ thì căn cước điện tử xử lý thế nào? Theo Điều 34 Luật Căn cước 2023 quy định về khóa, mở khóa căn cước điện tử như sau: - Căn cước điện tử bị khóa trong các trường hợp sau đây: + Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa; + Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia; + Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước; + Khi người được cấp căn cước điện tử chết; + Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền. - Khi khóa căn cước điện tử đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 34 Luật Căn cước 2023, cơ quan quản lý căn cước phải thông báo ngay cho người bị khóa căn cước điện tử. Như vậy, khi thẻ căn cước bị cơ quan có thẩm quyền giữ thì căn cước điện tử cũng sẽ bị khoá và sẽ được cơ quan quản lý căn cước phải thông báo ngay cho người bị khóa.
Không xin phép mà tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp bị phạt bao nhiêu?
Khi tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp thì tổ chức, cá nhân kinh doanh bán hàng đa cấp có phải xin phép không? Nếu không xin phép mà tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp có bị phạt không và bị phạt bao nhiêu? Tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp có phải xin phép không? Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định như sau: Cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp, tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của mình hoặc của tổ chức, cá nhân khác khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đồng thời, Điều 26 Nghị định 40/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP quy định về thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp như sau: - Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được phép tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đã được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương. - Trường hợp hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp có sự tham dự của từ 30 người trở lên hoặc có sự tham dự của từ 10 người tham gia bán hàng đa cấp trở lên mà không phải là cuộc họp hoặc sự kiện nội bộ, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thông báo tới Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước khi thực hiện. Trường hợp hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tổ chức theo hình thức trực tuyến có sự tham gia của người tham gia bán hàng đa cấp tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, doanh nghiệp thông báo đến Sở Công Thương của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó. Trường hợp hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tổ chức theo hình thức trực tuyến có sự tham gia của người tham gia bán hàng đa cấp tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, doanh nghiệp thông báo đến Sở Công Thương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. - Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp của doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật. Như vậy, hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp (kể cả online) có sự tham dự của từ 30 người trở lên hoặc có sự tham dự của từ 10 người tham gia bán hàng đa cấp trở lên mà không phải là cuộc họp hoặc sự kiện nội bộ thì phải thông báo, xin phép Sở Công Thương. Không xin phép mà tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp bị phạt bao nhiêu? Theo điểm c khoản 7 Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi bởi điểm b Khoản 41 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc thông báo với Sở Công Thương khi tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp có sự tham dự của từ 30 người trở lên hoặc có sự tham dự của từ 10 người tham gia bán hàng đa cấp trở lên tại địa phương nơi doanh nghiệp đã được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Như vậy, tổ chức bán hàng đa cấp không xin phép mà tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp bị phạt từ 40 - 60 triệu đồng. Hồ sơ, thủ tục xin phép tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp Theo Điều 27 Nghị định 40/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp như sau: (1) Hồ sơ thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp bao gồm: - Thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo - Các nội dung chi tiết, tài liệu trình bày tại hội thảo, số lượng người tham gia dự kiến; - Danh sách báo cáo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo kèm theo hợp đồng thuê khoán của doanh nghiệp, trong đó quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nội dung báo cáo của báo cáo viên; - 01 bản chính văn bản ủy quyền trong trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân thực hiện đào tạo hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo; - Thông tin tài khoản hoặc đường dẫn truy cập vào hội nghị, hội thảo, đào tạo trong trường hợp tổ chức theo hình thức trực tuyến. (2) Thủ tục - Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể thông báo về việc tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp trong cùng một văn bản thông báo nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ thông báo. - Doanh nghiệp bán hàng đa cấp nộp hồ sơ thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tới Sở Công Thương (nộp trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính) ít nhất 15 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện. - Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung. Thời hạn sửa đổi, bổ sung là 10 ngày làm việc kể từ ngày Sở Công Thương ban hành thông báo. - Doanh nghiệp được phép tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo nếu trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Sở Công Thương nhận được thông báo, Sở Công Thương không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung. - Trường hợp hết thời hạn quy định, khi muốn thay Đổi thông tin trong hồ sơ thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, Đào tạo, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới Sở Công Thương ít nhất 07 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện. Doanh nghiệp Được phép tổ chức hội nghị, hội thảo, Đào tạo nếu trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Sở Công Thương nhận được thông báo, Sở Công Thương không có yêu cầu Sửa đổi, bổ sung. - Trường hợp Đã thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, Đào tạo với Sở Công Thương nhưng không thực hiện, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc thư Điện tử tới Sở Công Thương trước ngày dự kiến tổ chức trong hồ sơ thông báo. Như vậy, hồ sơ, thủ tục xin phép tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp sẽ được thực hiện theo quy định trên.
Tự ý lắp giá nóc ô tô có bị phạt không?
Nhiều gia đình đi du lịch muốn lắp thêm giá nóc ô tô để có thể chở được nhiều đồ và tiện lợi hơn. Vậy có được tự ý lắp giá nóc ô tô không? Nếu lắp thì có bị phạt không? Có được tự ý lắp giá nóc ô tô không? Theo khoản 8 Điều 6 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT được bổ sung bởi Thông tư 43/2023/TT-BGTVT quy định trường hợp lắp, thay thế hoặc tháo bỏ giá nóc của ô tô con tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất mà không làm thay đổi chiều rộng toàn bộ của xe. được miễn lập hồ sơ thiết kế. Đồng thời, theo phụ lục II Thông tư 08/2023/TT-BGTVT thì xe lắp thêm cản trước, cản sau và giá nóc sẽ bị từ chối đăng kiểm khi giá để hàng, khoang hành lý không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn, nứt, gãy; mọt gỉ, thủng, rách; không chia khoang theo quy định. Như vậy, chủ xe muốn lắp giá nóc ô tô thì sẽ được miễn lập hồ sơ thiết kế nhưng phải lập hồ sơ cải tạo, đăng kiểm. Nếu giá lắp không đúng quy định thì sẽ bị từ chối đăng kiểm. Tức là sẽ không được tự ý lắp giá nóc ô ô. Tự ý lắp giá nóc ô tô bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế trong hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe hoặc tự ý lắp đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ công-ten-nơ trên xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); - Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách; - Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông; - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP - Đưa xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) có kích thước thùng xe không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe tham gia giao thông; - Đưa xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm hoặc có kích thước khoang chở hành lý (hầm xe) không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe tham gia giao thông - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. - Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông. Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và tem kiểm định của phương tiện từ 1-3 tháng. Như vậy, tự ý lắp giá nóc ô tô có thể sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu nếu là cá nhân, từ 12 - 16 triệu nếu là tổ chức vì đã tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng của xe. Ngoài ra, việc tự ý lắp thêm giá nóc và chở đồ khi chưa được cho phép còn sẽ có thể bị phạt vì chở hành lý hoặc hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe. Chở hành lý hoặc hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy; - Để người ngồi trên xe khi xe lên, xuống phà, cầu phao hoặc khi xe đang ở trên phà (trừ người già yếu, người bệnh, người khuyết tật); - Không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định; - Để người mắc võng nằm trên xe hoặc đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang chạy; - Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách; - Chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe; - Vận chuyển hàng có mùi hôi thối trên xe chở hành khách; - Điều khiển xe vận chuyển hành khách không có nhân viên phục vụ trên xe đối với những xe quy định phải có nhân viên phục vụ; - Điều khiển xe taxi không có đồng hồ tính tiền cước (đối với loại xe đăng ký sử dụng đồng hồ tính tiền) hoặc có nhưng không đúng quy định hoặc không sử dụng đồng hồ tính tiền cước theo quy định khi chở khách; - Điều khiển xe niêm yết hành trình chạy xe không đúng với hành trình đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; - Điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách, thu tiền vé cao hơn quy định; - Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm theo quy định (trừ xe buýt nội tỉnh); - Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe theo quy định; - Điều khiển xe taxi không sử dụng phần mềm tính tiền (đối với loại xe đăng ký sử dụng phần mềm tính tiền) hoặc sử dụng phần mềm tính tiền không bảo đảm các yêu cầu theo quy định; - Điều khiển xe taxi sử dụng phần mềm tính tiền mà trên xe không có thiết bị để kết nối trực tiếp với hành khách theo quy định. Như vậy, nếu tự ý lắp giá nóc ô tô và có thêm hành vi chở đồ vượt quá kích thước bao ngoài của xe thì sẽ còn bị phạt thêm từ 600 - 800 nghìn và còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Chủ nhà hay người thuê phải đăng ký tạm trú? Không đăng ký tạm trú có bị phạt không?
Khi một người rời khỏi nơi thường trú đến nơi khác sinh sống một thời gian thì phải đăng ký tạm trú. Vậy, người thuê nhà hay chủ nhà sẽ phải đăng ký tạm trú cho người thuê? Không đăng ký tạm trú thì có bị phạt không? Chủ nhà hay người thuê phải đăng ký tạm trú? Theo khoản 5 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú. Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020. Như vậy, khi một người đến nơi ở khác từ 30 ngày trở lên thì người đó có nghĩa vụ đăng ký tạm trú. Theo đó, nghĩa vụ đăng ký tạm trú sẽ thuộc về người thuê nhà, tuy nhiên chủ nhà vẫn có thể đăng ký tạm trú cho người thuê. Không đăng ký tạm trú có bị phạt không? Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; - Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; - Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, khi người thuê nhà không đăng ký tạm trú thì cả người thuê và chủ nhà đều có thể bị phạt từ 500 - 1 triệu đồng. Do đó, chủ nhà cũng phải có trách nhiệm trong việc quản lý, nhắc nhở người thuê nhà đăng ký tạm trú theo quy định. Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ thực hiện thế nào? Theo Điều 28 Luật Cư trú 2020 quy định về hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú như sau: (1) Hồ sơ - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. (2) Thủ tục - Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú. - Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, thủ tục đăng ký tạm trú trực tiếp sẽ được thực hiện theo quy định trên. Ngoài ra hiện nay người dân cũng có thể đăng ký tạm trú online. Xem thêm: Hướng dẫn cách đăng ký tạm trú Online
Quy định mới về những nơi cấm quay đầu xe từ 01/01/2025
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 với hàng loạt quy định mới so với Luật Giao thông đường bộ 2008. Trong đó có nội dung những nơi cấm quay đầu xe. Quy định mới về những nơi cấm quay đầu xe từ 01/01/2025 Theo khoản 4 Điều 15 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định: Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, trên đường cao tốc, trong hầm đường bộ, trên đường một chiều, trừ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu tạm thời. Trong khi đó, khoản 4 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành quy định: Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất. Như vậy, từ 01/01/2025 đã bổ sung một nơi mới cấm quay đầu xe đó là trên đường một chiều (trừ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc biển báo tạm thời). Có thể thấy, mặc dù là quy định mới nhưng quy định này để nhằm phù hợp với nguyên tắc tham gia giao thông đường bộ từ trước tới nay, bởi đường một chiều sẽ chỉ cho xe di chuyển trong một chiều quy định, nếu quay đầu xe thì sẽ trở thành đi ngược chiều và sẽ là hành vi vi phạm và rất có thể gây tai nạn giao thông. Các biển báo nào báo hiệu đường một chiều? Theo khoản 3.9 Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT quy định đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều. Theo đó, tại Phụ lục E.7 QCVN 41:2019/BGTVT quy định về biển số I.407 (a,b,c) "Đường một chiều" như sau: - Để chỉ dẫn những đoạn đường chạy một chiều, đặt biển số I.407(a,b,c) "Đường một chiều". Biển số I.407a đặt sau nơi đường giao nhau, khi đã có biển R302 tại các đầu dải phân cách thì không nhất thiết đặt biển số I.407a. Biển số I.407b,c đặt trước nơi đường giao nhau và đặt trên đường chuẩn bị đi vào đường một chiều. - Biển số I.407 (a,b,c) chỉ cho phép các loại phương tiện giao thông đi theo chiều vào theo mũi tên chỉ, cấm quay đầu ngược lại (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định). - Khi hết đoạn đường một chiều đặt biển số I.204 "Đường hai chiều". Biển số I.204 cho biết bắt đầu đi hai chiều. Theo đó, khi nhìn thấy các biển số I.407 (a,b,c) như hình thì người tham gia giao thông chỉ được đi theo chiều vào theo mũi tên chỉ, cấm quay đầu ngược lại (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định). Chạy ngược chiều trên đường một chiều bị phạt bao nhiêu theo quy định hiện hành? Mức phạt xe ô tô chạy ngược chiều trên đường một chiều Theo điểm c khoản 5, điểm a khoản 7, điểm a khoản 8, điểm c, điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định các mức xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô như sau: - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. - Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng. Mức phạt xe máy chạy ngược chiều trên đường một chiều Theo điểm a khoản 5, điểm b khoản 7, điểm b, điểm c khoản 10, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng. - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 - 04 tháng. Theo đó, tuỳ vào loại xe đang điều khiển và nơi vi phạm mà người điều khiển phương tiện chạy ngược chiều trên đường một chiều sẽ bị phạt theo quy định trên.
Những ngày phải nghỉ làm do Bão số 3 thì người lao động có được tính lương?
Vừa qua nước ta đã hứng chịu cơn Bão số 3 (Bão Yagi), chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các tỉnh miền Bắc. Dù cơn bão đã qua đi nhưng hậu quả vẫn còn để lại. Vậy những ngày mà người lao động phải nghỉ làm do bão có được tính lương không? Những ngày phải nghỉ làm do Bão số 3 thì người lao động có được tính lương? Theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau: - Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động; - Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu; - Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau: + Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu; + Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu. Như vậy, trường hợp phải nghỉ làm do Bão số 3, tức ngừng việc do thiên tai thì người lao động vẫn được trả tiền lương với mức thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu. Công ty không trả lương ngày nghỉ làm do bão cho người lao động có bị phạt không? Theo khoản 2, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm tiền lương, trong đó: - Phạt tiền đối với người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây: + Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; + Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; + Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; + Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; + Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. - Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, tùy theo số lượng người lao động mà công ty sẽ bị phạt với các mức phạt tiền khác nhau từ 10 đến 100 triệu đồng cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt. Công ty có bắt buộc đóng Quỹ phòng chống thiên tai không? Theo Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP có quy định nguồn tài chính của Quỹ phòng chống thiên tai như sau: - Mức đóng góp bắt buộc từ các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn một năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức báo cáo cơ quan Thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. - Đóng góp, tài trợ, hỗ trợ tự nguyện của các tổ chức, doanh nghiệp cho Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, Quỹ phòng chống thiên tai là quỹ bắt buộc phải đóng đối với công ty với mức đóng là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng.
Năm 2025 là năm con gì, hợp với tuổi nào? Có được phá thai vì con kỵ tuổi không?
Còn còn 141 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2025 (kể từ hôm nay ngày 10/9/2024). Vậy năm 2025 là năm con gì, hợp với tuổi nào? Có được phá thai vì con kỵ tuổi không? Năm 2025 là năm con gì, hợp với tuổi nào? Năm 2025 trong lịch Âm Lịch là năm Ất Tỵ, tức là năm con rắn. Dựa vào các yếu tố Thiên Can và Địa Chi, năm 2025 sẽ hợp với các tuổi: Giáp Tý, Đinh Mão, Kỷ Tỵ, Tân Mùi, Quý Dậu, Đinh Sửu và Quý Mùi. Đây là các năm được cho là hợp với năm 2025 dựa trên sự kết hợp của tam hợp Tỵ - Dậu - Sửu. Thông tin mang tính chất tham khảo Có được phá thai vì con kỵ tuổi không? Theo quy định tại Phần 8 Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2020, việc nạo phá thai chỉ được thực hiện cho đến khi thai đủ 22 tuần tuổi. Các phương pháp phá thai từ tuần 13 đến hết 22 tuần. + Phá thai bằng thuốc được áp dụng cho thai từ tuần thứ 13 đến hết 22 tuần: + Phương pháp nong và gắp (không khuyến khích): sử dụng bơm hút chân không và kẹp gắp thai sau khi cổ tử cung đã được chuẩn bị bằng misoprostol được áp dụng cho thai từ tuần 13 đến hết 18 tuần. Đồng thời hiện nay, không có văn bản nào cấm hoàn toàn việc nạo phá thai mà chỉ cấm phá thai vì lựa chọn giới tính thai nhi. Như vậy, phá thai dưới 22 tuần tuổi sẽ được xem là hợp pháp (ngoại trừ phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi). Theo đó, hiện nay hành vi phá thai vì con kỵ tuổi không bị cấm nhưng sẽ bị xem xét về mặt đạo đức con người. Phá thai vì lựa chọn giới tính sẽ bị phạt thế nào? Theo Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau: (1) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi. (2) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. (3) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. (4) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. (5) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính; + Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. (6) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. (7) Hình thức xử phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại (5); + Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại (6); + Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. Như vậy, phá thai vì lựa chọn giới tính thai nhi thì tuỳ mức độ mà sẽ bị phạt tiền từ 3 - 20 triệu đồng và còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung. Xem thêm: Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày nào? Được nghỉ bao nhiêu ngày?
Có được dùng bằng lái xe B1 để làm tài xế lái xe biển trắng cho công ty không?
Người hành nghề lái xe dịch vụ (xe biển vàng) thì phải có bằng lái B2. Vậy có thể sử dụng bằng lái xe ô tô B1 để làm công việc tài xế lái xe biển trắng của công ty hay không? Có được dùng bằng lái xe B1 để lái xe biển trắng cho công ty không? Theo khoản 4 Điều 59 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây: - Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg; - Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; - Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; - Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2; - Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C; - Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D; - Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc. Như vậy, bằng lái B1 cấp cho người không hành nghề lái xe, theo đó sẽ không được dùng bằng lái xe B1 để làm tài xế lái xe cho công ty, dù cho là xe biển trắng. Dùng bằng lái xe B1 lái xe cho công ty bị phạt bao nhiêu tiền? Theo khoản 9, khoản 10 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây: - Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên; - Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa. - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không hợp lệ Như vậy, dùng bằng lái xe B1 lái xe cho công ty sẽ bị phạt từ 10 - 12 triệu đồng và bị tịch thu bằng lái xe B1 đó. Có thể nâng hạng bằng lái xe B1 lên B2 không? Theo điểm b khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định điều kiện đối với người học lái xe như sau: - Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. - Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định. - Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau: + Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên; + Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên; + Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên; +) + Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên. + Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính. - Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên. Như vậy, có thể nâng hạng bằng lái xe B1 lên B2 và người học để nâng hạng phải có thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên.
Năm 2024, chạy xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm không?
Hiện nay, nhiều người mang tâm lý chủ quan về việc xe đạp điện thì cũng như xe đạp truyền thống nên không cần phải đội mũ bảo hiểm. Vậy, pháp luật quy định thế nào về vấn đề này? Năm 2024, chạy xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm không? Theo điểm đ khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Trong đó: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc; - Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn; - Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; - Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. - Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; - Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, năm 2024 thì người chạy xe đạp điện vẫn phải đổi mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, nếu không sẽ bị phạt tiền từ 4 - 600 nghìn đồng. Xe đạp điện là loại xe như thế nào? Có phải xe cơ giới không? Theo QCVN 68:2013/BGTVT quy định các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và phương pháp thử đối với xe đạp điện thì có quy định như sau: Xe đạp điện - Electric bicycles (sau đây gọi là Xe): là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện một chiều hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250 W, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không lớn hơn 40 kg. Xe được vận hành bằng động cơ điện một chiều sau đây gọi tắt là xe vận hành bằng động cơ điện. Xe được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều sau đây được gọi là Xe trợ lực điện. Đồng thời, theo khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Như vậy, xe đạp điện cũng là một loại xe đạp hai bánh và có động cơ điện một chiều hoặc được trợ lực bằng động cơ điện một chiều và xe đạp điện không phải là xe cơ giới. Chạy xe đạp điện có phải mua bảo hiểm xe không? Theo khoản 2 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định bảo hiểm bắt buộc như sau: - Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội. - Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: + Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; + Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; + Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; + Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 . - Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai. - Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán khi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật. Như vậy, đối với xe thì hiện nay chỉ có quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, mà xe đạp điện không phải xe cơ giới nên sẽ không phải mua bảo hiểm xe.
Công ty có quyền thay đổi công việc của người lao động nghỉ thai sản khi họ quay lại làm việc không?
Nếu trong thời gian người lao động nghỉ thai sản, công ty tuyển dụng người mới vào làm vị trí của người đó thì công ty có quyền thay đổi công việc của lao động khi họ quay trở lại làm việc không? Công ty có quyền thay đổi công việc của người lao động nghỉ thai sản khi họ quay lại làm việc không? Theo Điều 140 Bộ luật lao động 2019 quy định về bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản như sau: Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 Bộ luật lao động 2019 mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản. Như vậy, khi người lao động nghỉ thai sản theo quy định thì phải được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc mà không được thay đổi công việc của họ dù cho đã tuyển người khác. Chỉ khi nào việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác. Công ty tuyển người khác thay thế và thay đổi công việc của người lao động nghỉ thai sản bị phạt thế nào? Theo điểm e khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: + Sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa; + Sử dụng người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa, trừ trường hợp được người lao động đồng ý; + Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai mà người lao động đã thông báo với người sử dụng lao động biết theo quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác; + Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác; + Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác; + Không bảo đảm việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019; + Không ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi; + Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; + Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; + Không cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc để người lao động lựa chọn và không đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng họ làm công việc thuộc danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con; + Không lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc khi sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, công ty trong thời gian người lao động nghỉ thai sản tuyển người khác thay thế mà khi họ quay lại làm việc thì thay đổi công việc của họ tức là đang không bảo đảm việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019, sẽ bị phạt từ 20 - 40 triệu đồng. Thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ hiện nay là bao lâu? Theo Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ như sau: - Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. - Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động. - Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Như vậy, hiện nay lao động nữ sẽ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con tổng là 6 tháng, nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi mỗi con sẽ được nghỉ thêm 1 tháng.
Ăn có nhai, nói có nghĩ có ý nghĩa gì? Phát ngôn xúc phạm danh dự người khác bị phạt bao nhiêu?
Câu tục ngữ "Ăn có nhai, nói có nghĩ" có ý nghĩa gì? Người phát ngôn xúc phạm danh dự người khác bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật hiện hành? Ăn có nhai, nói có nghĩ có ý nghĩa gì? Câu tục ngữ "Ăn có nhai, nói có nghĩ" là câu tục ngữ được lưu truyền từ xưa đến nay nhằm dùng một sự việc hiển nhiên như việc ăn thì phải nhai để đúc kết dạy bảo chúng ta trước khi nói thì cũng phải suy nghĩ. Câu tục ngữ "Ăn có nhai, nói có nghĩ" có ý nghĩa khuyên chúng ta phải cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, trước khi nói phải suy nghĩ thật thận trọng, tránh việc gặp đâu nói đấy, nói bậy nói bạ, hay có những phát ngôn, những lời nói ảnh hưởng đến người khác, xúc phạm nhân phẩm, thanh danh người khác. Phát ngôn xúc phạm danh dự người khác bị phạt bao nhiêu? Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt đối với hành vi phát ngôn xúc phạm danh dự người khác cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; + Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; ... Như vậy, người nào phát ngôn xúc phạm danh dự người khác nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng. Trường hợp có lời nói lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng và đối với thành viên trong gia đình sẽ bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, người người có hành vi phát ngôn xúc phạm danh dự người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh sau: (1) Tội làm nhục người khác Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt cao nhất đối với người phạm tội làm nhục người khác là 02 năm đến 05 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. (2) Tội vu khống Theo quy định tại Điều Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), người có hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống. Khung hình phạt thấp nhất với tội danh này là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Và hình phạt cao nhất có thể lên đến 07 năm tù giam. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tóm lại, câu tục ngữ "Ăn có nhai, nói có nghĩ" có ý nghĩa khuyên chúng ta cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, trước khi nói phải suy nghĩ thật thận trọng, tránh ảnh hưởng đến người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Và, người nào có phát ngôn xúc phạm danh dự người khác sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Chở hàng hóa bằng xe ô tô chở người có bị phạt không?
Xe ô tô chở người mà sử dụng để chở hàng hóa có bị xử phạt không? Nếu có thì mức phạt là bao nhiêu? Ngược lại, xe ô tô chở hàng có được dùng để chở người không? Chở hàng hóa bằng xe ô tô chở người có bị phạt không? Theo khoản 1 Điều 68 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về vận tải hành khách bằng xe ô tô thì người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây: - Đón, trả hành khách đúng nơi quy định; - Không chở hành khách trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe; - Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách; - Không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định; - Không để hàng hóa trong khoang chở hành khách; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe. Như vậy, xe ô tô chở người vẫn được chở hàng hoá nhưng không được để hàng hóa trong khoang chở hành khách, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định. Chở hàng hóa bằng xe ô tô chở người bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy; - Để người ngồi trên xe khi xe lên, xuống phà, cầu phao hoặc khi xe đang ở trên phà (trừ người già yếu, người bệnh, người khuyết tật); - Không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định; - Để người mắc võng nằm trên xe hoặc đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang chạy; - Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách; - Chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe; - Vận chuyển hàng có mùi hôi thối trên xe chở hành khách; - Điều khiển xe vận chuyển hành khách không có nhân viên phục vụ trên xe đối với những xe quy định phải có nhân viên phục vụ; - Điều khiển xe taxi không có đồng hồ tính tiền cước (đối với loại xe đăng ký sử dụng đồng hồ tính tiền) hoặc có nhưng không đúng quy định hoặc không sử dụng đồng hồ tính tiền cước theo quy định khi chở khách; - Điều khiển xe niêm yết hành trình chạy xe không đúng với hành trình đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; - Điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách, thu tiền vé cao hơn quy định; - Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm theo quy định (trừ xe buýt nội tỉnh); - Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe theo quy định; - Điều khiển xe taxi không sử dụng phần mềm tính tiền (đối với loại xe đăng ký sử dụng phần mềm tính tiền) hoặc sử dụng phần mềm tính tiền không bảo đảm các yêu cầu theo quy định; - Điều khiển xe taxi sử dụng phần mềm tính tiền mà trên xe không có thiết bị để kết nối trực tiếp với hành khách theo quy định. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Như vậy, tài xế chở hàng hoá bằng xe ô tô chở người nhưng để trong khoang hành khách sẽ bị phạt tiền từ 600 - 800 nghìn đồng và bị tước quyền sử dụng bằng lái xe 1 - 3 tháng. Xe ô tô chở hàng có được chở người không? Theo Điều 21 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng - Chỉ được chở người trên xe ô tô chở hàng trong các trường hợp sau đây: + Chở người đi làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp; chở cán bộ, chiến sĩ của lực lượng vũ trang nhân dân đi làm nhiệm vụ; chở người bị nạn đi cấp cứu; + Chở công nhân duy tu, bảo dưỡng đường bộ; chở người đi thực hành lái xe trên xe tập lái; chở người diễu hành theo đoàn; + Giải tỏa người ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật. - Xe ô tô chở người trong các trường hợp quy định trên phải có thùng cố định, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông. Như vậy, xe ô tô chở hàng chỉ được chở người trong các trường hợp trên và phải đảm bảo có thùng cố định, an toàn khi cho xe tham gia giao thông.
Sang đường không xi nhan gây tai nạn bị phạt bao nhiêu?
Khi nào người tham gia giao thông phải bật xi nhan? Nếu sang đường không xi nhan gây tai nạn thì người điều khiển phương tiện gây tai nạn bị phạt bao nhiêu? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé? Khi nào phải bật xi nhan khi tham gia giao thông? Theo Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về chuyển hướng xe như sau: - Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. - Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác. - Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe. - Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất. Như vậy, khi chuyển hướng xe thì người tham gia giao thông phải bật xi nhan và giảm tốc độ. Sang đường không xi nhan gây tai nạn bị phạt bao nhiêu? (1) Xe ô tô Theo điểm a khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: + Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; + Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; + Không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. (2) Xe máy Theo điểm b khoản 7, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: + Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; + Đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; + Không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Như vậy, người điều khiển xe ô tô sang đường không xi nhan gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng, xe máy sẽ bị phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng, ngoài việc bị phạt tiền thì người điều khiển ô tô và xe máy đều bị tước bằng lái xe từ 2 - 4 tháng. Sang đường không xi nhan gây tai nạn có bị bắt không? Theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định cụ thể như sau: - Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Không có giấy phép lái xe theo quy định; + Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; + Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; + Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%: + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Làm chết 03 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. - Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người tham gia giao thông sang đường không xi nhan nếu gây hậu quả đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định trên thì sẽ bị bắt.