Thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không?
Muốn làm Hiệu trưởng trường đại học phải có trình độ ở mức nào? Thạc sĩ đã đủ tiêu chuẩn làm Hiệu trưởng trường đại học chưa? Cụ thể qua bài viết sau đây. Hiệu trưởng là chức danh gì? Theo khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau: - Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc đại học (gọi chung là hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học) là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. - Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận; hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định bổ nhiệm. - Nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của hội đồng trường, hội đồng đại học. Như vậy, hiệu trưởng trường đại học là chức danh quản lý, điều hành các hoạt động của trường đại học. Đối với trường đại học công lập thì khi bổ nhiệm hiệu trưởng phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận, đối với trường đại học tư thục thì không cần bước này. Thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không? Theo khoản 2 Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 đã quy định tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học như sau: - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật; - Đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Như vậy, dù là trường đại học công lập hay tư thục thì hiệu trưởng cũng phải có trình độ tiến sĩ trở lên. Theo đó, thạc sĩ sẽ không được làm hiệu trưởng trường đại học. Phân hiệu trường đại học có hiệu trưởng không? Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định về phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam như sau: Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định tại Luật Giáo dục đại học và quy định hiện hành của Chính phủ về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và thực hiện một số quy định cụ thể sau đây: - Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có giám đốc, phó giám đốc phân hiệu và các đơn vị phục vụ phù hợp với yêu cầu hoạt động của phân hiệu;tổ chức và hoạt động của phân hiệu được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; - Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn do cơ sở giáo dục đại học quy định. Như vậy, phân hiệu trường đại học chỉ có chức danh giám đốc, phó giám đốc phân hiệu và các đơn vị phục vụ phù hợp với yêu cầu hoạt động của phân hiệu và không có chức danh hiệu trưởng.
Thẩm quyền ký thương thảo hợp đồng của phó giám đốc công ty
Mình được hỏi một vấn đề rất hay gặp trong thực tế là: "Phó giám đốc công ty có được ký biên bản thương thảo Hợp đồng không?" Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp, việc thương thảo hợp đồng là một hoạt động diễn ra tất yếu và đóng vai trò quan trọng đối với mỗi đơn vị. Xác định thẩm quyền ký hợp đồng sẽ ảnh hưởng để hiệu lực của hợp đồng được ký kết đó. Việc xác định chức danh Phó giám đốc có được ký hay không thì mình thấy Luật không điều chỉnh. Tuy nhiên, tại Luật Doanh nghiệp 2014 có nêu: Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, trong doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ là chủ thể có thẩm quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp (gồm cả việc giao kết hợp đồng). Vì vậy, để Phó giám đốc được đại diện công ty ký hợp đồng với đối tác thì Phó giám đốc này hoặc là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc là được người đại diện theo pháp luật của công ty ủy quyền cho phép đại diện ký hợp đồng (trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế). Vậy theo các bạn, Phó giám đốc có quyền ký hay không?
Phó Giám đốc Công ty có được làm chủ tịch công đoàn không?
Chào các anh chị luật sư! Công ty tôi hiện nay Phó Giám đốc đang đồng thời làm chủ tịch công đoàn công ty. Xin các luật sư cho tôi biết việc kiêm nhiệm như vậy có đúng quy định của pháp luật hay không. Xin cảm ơn!
Một người có thể làm 2 phó giám đốc hay không ?
Thưa luật sư, Tôi có một câu hỏi rằng một cá nhân có thể đảm nhiệm chức vụ Phó giám đốc của 2 công ty độc lập được không ! Nếu không được thì có văn bản nào quy định về vấn đề này. Xin luật sư tư vấn giúp ! Trân trọng cảm ơn ! Vũ Hồ Ninh Với những nội dung bạn cung cấp Luật sư Lưu Hải Vũ tư vấn giúp bạn như sau: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2005 quy định như sau: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 57 của Luật này. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác. Căn cứ quy định viện dẫn trên Luật doanh nghiệp không quy định một cá nhân đảm nhận chức vụ Phó giám đốc của 2 công ty độc lập hay không. Do vậy, những gì Luật doanh nghiệp 2005 không cấm thì bạn có thể đảm nhiệm 2 chức vụ phó giám đốc của 2 công ty. Xem thêm: http://danluat.thuvienphapluat.vn/mot-nguoi-co-the-lam-2-pho-giam-doc-hay-khong-93992.aspx
Trách nhiệm của PGĐ tạm thời liên quan xuất hóa đơn trong thời gian GĐ đi vắng
Xin các luật sư cho em hỏi về vấn đề trách nhiệm của phó giám đốc trong trường hợp này với: Em làm cho 1 công ty TNHH trực thuộc tỉnh Bắc Ninh,nhưng công ty lại hoạt động ở HN. Vì làm cho người quen nên em đã tin tưởng mới mắc phải sai lầm này. Công ty em hoạt động từ T12/2010 đến nay. Có sai phạm là xuất hóa đơn bán ôtô với giá trên hóa đơn thấp hơn giá áp của nhà nước,đến nay số tiền chênh lệch lên đến 2 tỷ, trong khoảng thời gian từ T12/2010 đến nay có 3 lần Giám đốc đi công tác vắng mặt nên em phải làm giấy bổ nhiệm Phó GĐ và giấy ủy quyền thay GĐ ký tờ khai thuế trong thời gian 1 tháng (có chữ ký sẵn, vậy là em ký tờ khai thuế trong 3 tháng không liên tục. Em chỉ ký tờ khai thuế để nộp cho kịp ngày hạn định (20 hàng tháng) còn ngoài ra em không ký trên hóa đơn. Vậy cho em hỏi nếu bây giờ doanh nghiệp của em bị thanh tra và GĐ bị khởi tố ra pháp luật thì em có bị liên quan gì không và liên quan như thế nào? Em phải chịu trách nhiệm gì? Xin nói thêm là em không có tên trong danh sách góp vốn của công ty. Ngoài ra em đứng tên Trưởng văn phòng đại diện tại Hà Nội,VPĐD không có bất kỳ hoạt động kinh doanh gì. Mong các luật sư tư vấn kỹ cho em để em hiểu về trách nhiệm của mình,em xin cảm ơn các bác! Mong tin các bác.
Thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không?
Muốn làm Hiệu trưởng trường đại học phải có trình độ ở mức nào? Thạc sĩ đã đủ tiêu chuẩn làm Hiệu trưởng trường đại học chưa? Cụ thể qua bài viết sau đây. Hiệu trưởng là chức danh gì? Theo khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau: - Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc đại học (gọi chung là hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học) là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. - Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận; hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định bổ nhiệm. - Nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của hội đồng trường, hội đồng đại học. Như vậy, hiệu trưởng trường đại học là chức danh quản lý, điều hành các hoạt động của trường đại học. Đối với trường đại học công lập thì khi bổ nhiệm hiệu trưởng phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận, đối với trường đại học tư thục thì không cần bước này. Thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không? Theo khoản 2 Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 đã quy định tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học như sau: - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật; - Đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Như vậy, dù là trường đại học công lập hay tư thục thì hiệu trưởng cũng phải có trình độ tiến sĩ trở lên. Theo đó, thạc sĩ sẽ không được làm hiệu trưởng trường đại học. Phân hiệu trường đại học có hiệu trưởng không? Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định về phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam như sau: Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định tại Luật Giáo dục đại học và quy định hiện hành của Chính phủ về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và thực hiện một số quy định cụ thể sau đây: - Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có giám đốc, phó giám đốc phân hiệu và các đơn vị phục vụ phù hợp với yêu cầu hoạt động của phân hiệu;tổ chức và hoạt động của phân hiệu được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; - Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn do cơ sở giáo dục đại học quy định. Như vậy, phân hiệu trường đại học chỉ có chức danh giám đốc, phó giám đốc phân hiệu và các đơn vị phục vụ phù hợp với yêu cầu hoạt động của phân hiệu và không có chức danh hiệu trưởng.
Thẩm quyền ký thương thảo hợp đồng của phó giám đốc công ty
Mình được hỏi một vấn đề rất hay gặp trong thực tế là: "Phó giám đốc công ty có được ký biên bản thương thảo Hợp đồng không?" Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp, việc thương thảo hợp đồng là một hoạt động diễn ra tất yếu và đóng vai trò quan trọng đối với mỗi đơn vị. Xác định thẩm quyền ký hợp đồng sẽ ảnh hưởng để hiệu lực của hợp đồng được ký kết đó. Việc xác định chức danh Phó giám đốc có được ký hay không thì mình thấy Luật không điều chỉnh. Tuy nhiên, tại Luật Doanh nghiệp 2014 có nêu: Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, trong doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ là chủ thể có thẩm quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp (gồm cả việc giao kết hợp đồng). Vì vậy, để Phó giám đốc được đại diện công ty ký hợp đồng với đối tác thì Phó giám đốc này hoặc là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc là được người đại diện theo pháp luật của công ty ủy quyền cho phép đại diện ký hợp đồng (trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế). Vậy theo các bạn, Phó giám đốc có quyền ký hay không?
Phó Giám đốc Công ty có được làm chủ tịch công đoàn không?
Chào các anh chị luật sư! Công ty tôi hiện nay Phó Giám đốc đang đồng thời làm chủ tịch công đoàn công ty. Xin các luật sư cho tôi biết việc kiêm nhiệm như vậy có đúng quy định của pháp luật hay không. Xin cảm ơn!
Một người có thể làm 2 phó giám đốc hay không ?
Thưa luật sư, Tôi có một câu hỏi rằng một cá nhân có thể đảm nhiệm chức vụ Phó giám đốc của 2 công ty độc lập được không ! Nếu không được thì có văn bản nào quy định về vấn đề này. Xin luật sư tư vấn giúp ! Trân trọng cảm ơn ! Vũ Hồ Ninh Với những nội dung bạn cung cấp Luật sư Lưu Hải Vũ tư vấn giúp bạn như sau: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2005 quy định như sau: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 57 của Luật này. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác. Căn cứ quy định viện dẫn trên Luật doanh nghiệp không quy định một cá nhân đảm nhận chức vụ Phó giám đốc của 2 công ty độc lập hay không. Do vậy, những gì Luật doanh nghiệp 2005 không cấm thì bạn có thể đảm nhiệm 2 chức vụ phó giám đốc của 2 công ty. Xem thêm: http://danluat.thuvienphapluat.vn/mot-nguoi-co-the-lam-2-pho-giam-doc-hay-khong-93992.aspx
Trách nhiệm của PGĐ tạm thời liên quan xuất hóa đơn trong thời gian GĐ đi vắng
Xin các luật sư cho em hỏi về vấn đề trách nhiệm của phó giám đốc trong trường hợp này với: Em làm cho 1 công ty TNHH trực thuộc tỉnh Bắc Ninh,nhưng công ty lại hoạt động ở HN. Vì làm cho người quen nên em đã tin tưởng mới mắc phải sai lầm này. Công ty em hoạt động từ T12/2010 đến nay. Có sai phạm là xuất hóa đơn bán ôtô với giá trên hóa đơn thấp hơn giá áp của nhà nước,đến nay số tiền chênh lệch lên đến 2 tỷ, trong khoảng thời gian từ T12/2010 đến nay có 3 lần Giám đốc đi công tác vắng mặt nên em phải làm giấy bổ nhiệm Phó GĐ và giấy ủy quyền thay GĐ ký tờ khai thuế trong thời gian 1 tháng (có chữ ký sẵn, vậy là em ký tờ khai thuế trong 3 tháng không liên tục. Em chỉ ký tờ khai thuế để nộp cho kịp ngày hạn định (20 hàng tháng) còn ngoài ra em không ký trên hóa đơn. Vậy cho em hỏi nếu bây giờ doanh nghiệp của em bị thanh tra và GĐ bị khởi tố ra pháp luật thì em có bị liên quan gì không và liên quan như thế nào? Em phải chịu trách nhiệm gì? Xin nói thêm là em không có tên trong danh sách góp vốn của công ty. Ngoài ra em đứng tên Trưởng văn phòng đại diện tại Hà Nội,VPĐD không có bất kỳ hoạt động kinh doanh gì. Mong các luật sư tư vấn kỹ cho em để em hiểu về trách nhiệm của mình,em xin cảm ơn các bác! Mong tin các bác.