Trường hợp nào thì chấm dứt việc Phó thủ trưởng được giao quyền ký quyết định xử phạt hành chính?
Trường hợp nào thì chấm dứt việc Phó thủ trưởng được giao quyền ký quyết định xử phạt hành chính? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Trường hợp nào thì chấm dứt việc Phó thủ trưởng được giao quyền ký quyết định xử phạt hành chính? Căn cứ khoản 4 Điều 10 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có quy định việc giao quyền chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Hết thời hạn giao quyền ghi trong quyết định. - Công việc được giao quyền đã hoàn thành. - Cấp trưởng chấm dứt việc giao quyền cho cấp phó. Trong trường hợp này, việc chấm dứt giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định. - Người giao quyền hoặc người được giao quyền nghỉ hưu, thôi việc, được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức hoặc tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật. - Người giao quyền hoặc người được giao quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết. - Công việc được giao quyền tuy chưa hoàn thành nhưng vụ việc phải chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền khác xử lý theo quy định của pháp luật. - Người giao quyền hoặc người được giao quyền bị khởi tố; bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. - Điều kiện để cấp trưởng giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 không còn. Theo đó, quyền ký quyết định xử phạt hành chính của Phó Thủ trưởng sẽ chấm dứt nếu thuộc một trong những trường hợp như đã nêu trên. (2) Quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải có những nội dung nào? Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có quy định quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải có những nội dung như sau: “1. Quyết định giao quyền quy định tại Điều 54, khoản 2 Điều 87 và khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Quyết định giao quyền phải có số, ghi rõ ngày, tháng, năm, trích yếu, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên. Phần căn cứ pháp lý ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của quyết định giao quyền.” Theo đó, quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải có số, ghi rõ ngày, tháng, năm, trích yếu, ký và đóng dấu. Trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên. (3) Việc thực hiện giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào? Căn cứ khoản 2 và 3 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định về thực hiện giao quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau: - Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời với việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, cụ thể: + Áp giải người vi phạm. + Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. + Khám người. + Khám phương tiện vận tải, đồ vật. + Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. + Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý, việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. - Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác. Theo đó, hiện nay, việc thực hiện giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định như đã nêu trên.
Khi nào Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC sẽ bị miễn nhiệm?
Thông tư 01/2024/TT-VKSNDTC có quy định những trường hợp miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Cụ thể sau đây. Ngày 24/4/2024, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cao ban hành Thông tư 01/2024/TT-VKSNDTC quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC). Thông tư 01/2024/TT-VKSNDTC chính thức có hiệu lực từ 01/6/2024. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là gì? Theo Điều 29 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 tổ chức bộ máy Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm: - Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có các phòng Điều tra và bộ máy giúp việc. - Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có Ban Điều tra và bộ phận giúp việc. Theo Điều 30 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau: - Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. - Tiến hành Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan Điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân. - Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm. - Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Như vậy, cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành Điều tra tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân, xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan Điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. Khi nào Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC sẽ bị miễn nhiệm? Theo Điều 18 Thông tư 01/2024/TT-VKSNDTC quy định ngoài căn cứ miễn nhiệm quy định tại Điều 20 Thông tư 01/2024/TT-VKSNDTC, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bị miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau: - Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; - Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế; - Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm; Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao; - Có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên tại kỳ lấy phiếu theo quy định. - Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác; - Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm; - Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật; - Việc xem xét miễn nhiệm đối với người đứng đầu khi cấp có thẩm quyền kết luận để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng. Trong đó, Điều 20 Thông tư 01/2024/TT-VKSNDTC quy định căn cứ miễn nhiệm, cách chức đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra như sau: - Điều tra viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên khi nghỉ hưu, chuyển công tác khác. - Điều tra viên có thể được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Như vậy, kể từ ngày 01/6/2024 nếu Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC thuộc một trong các trường hợp trên sẽ được miễn nhiệm hoặc bị miễn nhiệm. Ai sẽ có thẩm quyền miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC? Theo Điều 21 Thông tư 01/2024/TT-VKSNDTC quy định trình tự, thủ tục xem xét miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; miễn nhiệm, cách chức đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra như sau: - Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; cách chức đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao: +. Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, cách chức thì đại diện lãnh đạo Cơ quan điều tra và đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ trao đổi với nhân sự. + Vụ Tổ chức cán bộ trình Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho ý kiến. + Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định miễn nhiệm, cách chức theo thẩm quyền. - Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; miễn nhiệm, cách chức đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương được thực hiện theo quy định trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền. Như vậy, Viện trưởng VKSNDTC sẽ là người có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC. Xem thêm: Thông tư 01/2024/TT-VKSNDTC chính thức có hiệu lực từ 01/6/2024. Quy trình bổ nhiệm Thủ trưởng thuộc Cơ quan điều tra của VKSND tối cao
Trường hợp nào thì chấm dứt việc Phó thủ trưởng được giao quyền ký quyết định xử phạt hành chính?
Trường hợp nào thì chấm dứt việc Phó thủ trưởng được giao quyền ký quyết định xử phạt hành chính? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Trường hợp nào thì chấm dứt việc Phó thủ trưởng được giao quyền ký quyết định xử phạt hành chính? Căn cứ khoản 4 Điều 10 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có quy định việc giao quyền chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Hết thời hạn giao quyền ghi trong quyết định. - Công việc được giao quyền đã hoàn thành. - Cấp trưởng chấm dứt việc giao quyền cho cấp phó. Trong trường hợp này, việc chấm dứt giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định. - Người giao quyền hoặc người được giao quyền nghỉ hưu, thôi việc, được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức hoặc tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật. - Người giao quyền hoặc người được giao quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết. - Công việc được giao quyền tuy chưa hoàn thành nhưng vụ việc phải chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền khác xử lý theo quy định của pháp luật. - Người giao quyền hoặc người được giao quyền bị khởi tố; bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. - Điều kiện để cấp trưởng giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 không còn. Theo đó, quyền ký quyết định xử phạt hành chính của Phó Thủ trưởng sẽ chấm dứt nếu thuộc một trong những trường hợp như đã nêu trên. (2) Quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải có những nội dung nào? Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có quy định quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải có những nội dung như sau: “1. Quyết định giao quyền quy định tại Điều 54, khoản 2 Điều 87 và khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Quyết định giao quyền phải có số, ghi rõ ngày, tháng, năm, trích yếu, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên. Phần căn cứ pháp lý ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của quyết định giao quyền.” Theo đó, quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải có số, ghi rõ ngày, tháng, năm, trích yếu, ký và đóng dấu. Trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên. (3) Việc thực hiện giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào? Căn cứ khoản 2 và 3 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định về thực hiện giao quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau: - Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời với việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, cụ thể: + Áp giải người vi phạm. + Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. + Khám người. + Khám phương tiện vận tải, đồ vật. + Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. + Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý, việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. - Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác. Theo đó, hiện nay, việc thực hiện giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định như đã nêu trên.
Khi nào Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC sẽ bị miễn nhiệm?
Thông tư 01/2024/TT-VKSNDTC có quy định những trường hợp miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Cụ thể sau đây. Ngày 24/4/2024, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cao ban hành Thông tư 01/2024/TT-VKSNDTC quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC). Thông tư 01/2024/TT-VKSNDTC chính thức có hiệu lực từ 01/6/2024. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là gì? Theo Điều 29 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 tổ chức bộ máy Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm: - Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có các phòng Điều tra và bộ máy giúp việc. - Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có Ban Điều tra và bộ phận giúp việc. Theo Điều 30 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau: - Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. - Tiến hành Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan Điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân. - Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm. - Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Như vậy, cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành Điều tra tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân, xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan Điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. Khi nào Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC sẽ bị miễn nhiệm? Theo Điều 18 Thông tư 01/2024/TT-VKSNDTC quy định ngoài căn cứ miễn nhiệm quy định tại Điều 20 Thông tư 01/2024/TT-VKSNDTC, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bị miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau: - Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; - Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế; - Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm; Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao; - Có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên tại kỳ lấy phiếu theo quy định. - Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác; - Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm; - Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật; - Việc xem xét miễn nhiệm đối với người đứng đầu khi cấp có thẩm quyền kết luận để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng. Trong đó, Điều 20 Thông tư 01/2024/TT-VKSNDTC quy định căn cứ miễn nhiệm, cách chức đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra như sau: - Điều tra viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên khi nghỉ hưu, chuyển công tác khác. - Điều tra viên có thể được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Như vậy, kể từ ngày 01/6/2024 nếu Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC thuộc một trong các trường hợp trên sẽ được miễn nhiệm hoặc bị miễn nhiệm. Ai sẽ có thẩm quyền miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC? Theo Điều 21 Thông tư 01/2024/TT-VKSNDTC quy định trình tự, thủ tục xem xét miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; miễn nhiệm, cách chức đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra như sau: - Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; cách chức đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao: +. Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, cách chức thì đại diện lãnh đạo Cơ quan điều tra và đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ trao đổi với nhân sự. + Vụ Tổ chức cán bộ trình Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho ý kiến. + Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định miễn nhiệm, cách chức theo thẩm quyền. - Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; miễn nhiệm, cách chức đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương được thực hiện theo quy định trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền. Như vậy, Viện trưởng VKSNDTC sẽ là người có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC. Xem thêm: Thông tư 01/2024/TT-VKSNDTC chính thức có hiệu lực từ 01/6/2024. Quy trình bổ nhiệm Thủ trưởng thuộc Cơ quan điều tra của VKSND tối cao