Nghị quyết 41-NQ/TW 2023: Đẩy mạnh vai trò đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới
Ngày 10/10/2023 Ban Chấp hành Trung ương vừa ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW 2023 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo đó, nhằm đẩy mạnh phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới Bộ Chính trị đã đặt ra 07 nhiệm vụ như sau: Lấy đạo đức, văn hoá kinh doanh làm cốt lõi đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật Tạo điều kiện để đội ngũ doanh nhân có đại diện tham gia trong các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức hợp pháp khác có liên quan. Nghiên cứu, ban hành chính sách động viên, tạo điều kiện cho doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tăng cường trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước. Hoàn thiện và vận động đội ngũ doanh nhân phấn đấu thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hoá kinh doanh, gắn với bản sắc dân tộc và tiếp cận được tinh hoa văn hoá kinh doanh thế giới là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài trong xây dựng đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Lấy đạo đức, văn hoá kinh doanh làm cốt lõi, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật; nâng cao vai trò của doanh nhân đóng góp cho ngoại giao kinh tế, đối ngoại nhân dân, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hoá Việt Nam. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nhân, doanh nghiệp đối với xã hội, nhất là trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ bảo đảm chất lượng; giữ gìn uy tín, thương hiệu doanh nghiệp; chú trọng bảo vệ môi trường; lên án, ngăn chặn, kiên quyết xử lý doanh nhân, doanh nghiệp vi phạm đạo đức, văn hoá kinh doanh, vi phạm pháp luật. Đồng thời, khuyến khích doanh nhân, doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, tham gia tích cực các hoạt động giúp đỡ cho người có hoàn cảnh khó khăn, địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tổ chức của doanh nhân, doanh nghiệp và giữa doanh nhân, doanh nghiệp; giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn; giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài nước, tạo cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng liên kết, hợp tác theo ngành, cụm sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị. Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, thực chất giữa doanh nghiệp và người lao động, đẩy mạnh ký kết thoả ước lao động tập thể, giải quyết hài hoà lợi ích doanh nghiệp và người lao động; định kỳ tổ chức đối thoại, hội nghị người lao động trong doanh nghiệp. Quan tâm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, nhất là về tiêu chuẩn, an toàn lao động, an sinh, phúc lợi xã hội, dân chủ ở cơ sở, hạn chế tối đa tranh chấp lao động. Tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phát huy vai trò cầu nối giữa người lao động với doanh nhân, doanh nghiệp; phối hợp phát triển doanh nghiệp, xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh, thực hiện trách nhiệm xã hội. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cấp uỷ với tập thể lãnh đạo doanh nghiệp nhằm phát huy vai trò của cấp , tổ chức đảng, đảng viên. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương kết nạp đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Thành lập đảng bộ cơ sở tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp ở nơi có đủ điều kiện. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Có chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp quy mô lớn Nghị quyết của Bộ Chính trị chỉ rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu trên, bao gồm: - Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước. - Hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến. - Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới. - Xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. - Tăng cường đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng - Phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân. Xem thêm Nghị quyết 41-NQ/TW 2023 ban hành ngày 10/10/2023.
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số: Cấp bách nhưng không được vội vàng
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại và phát triển bắt buộc phải áp dụng khoa học công nghệ. Với mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số, ngày 14/01/2020 Thủ tướng chính phủ đã ký chỉ thị số 01-CT-TTg về thúc đẩy và phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam. Theo đó, Chỉ thị yêu cầu các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược “Make in Viet Nam” với hàm ý “Doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới.” Dựa trên nền tảng khoa học công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, học máy sâu, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet vạn vật…) các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc với môi trường phát triển mới, đặc biệt có thể cạnh tranh song phẳng với các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, phát triển các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số - các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - để thúc đẩy đổi mới sáng tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân. Tuy nhiên để thực hiện tốt doanh nghiệp công nghệ số thì cần có lộ trình, chiến lược rõ ràng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước với doanh nghiệp: Đối với Các cơ quan Nhà nước phải xây dựng được khung chính sách thử nghiệm có kiểm soát công nghệ số; Phát triển những doanh nghiệp có tiềm năng và đã khẳng định được thương hiệu trong áp dụng công nghệ số, đồng thời định hướng hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới nắm bắt công nghệ; Tập trung phát triển tối thiểu 5 – 10 nền tảng công nghệ số dùng chung để thúc đẩy áp dụng công nghệ đưa vào sử dụng trước năm 2020. Đối với doanh nghiệp, cần thực hiện tốt chính sách và đường lối phát triển do Nhà nước đề ra. Bên cạnh đó không ngừng tìm hiểu và ứng dụng các tiến bộ công nghệ số vào phát triển kinh tế. Việc thực hiện Doanh nghiệp công nghệ số là cần thiết và cấp bách nhưng không được nóng vội, cần phát triển vững chắc, hạn chế những sai lầm không đáng có.
Nghị quyết 41-NQ/TW 2023: Đẩy mạnh vai trò đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới
Ngày 10/10/2023 Ban Chấp hành Trung ương vừa ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW 2023 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo đó, nhằm đẩy mạnh phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới Bộ Chính trị đã đặt ra 07 nhiệm vụ như sau: Lấy đạo đức, văn hoá kinh doanh làm cốt lõi đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật Tạo điều kiện để đội ngũ doanh nhân có đại diện tham gia trong các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức hợp pháp khác có liên quan. Nghiên cứu, ban hành chính sách động viên, tạo điều kiện cho doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tăng cường trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước. Hoàn thiện và vận động đội ngũ doanh nhân phấn đấu thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hoá kinh doanh, gắn với bản sắc dân tộc và tiếp cận được tinh hoa văn hoá kinh doanh thế giới là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài trong xây dựng đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Lấy đạo đức, văn hoá kinh doanh làm cốt lõi, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật; nâng cao vai trò của doanh nhân đóng góp cho ngoại giao kinh tế, đối ngoại nhân dân, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hoá Việt Nam. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nhân, doanh nghiệp đối với xã hội, nhất là trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ bảo đảm chất lượng; giữ gìn uy tín, thương hiệu doanh nghiệp; chú trọng bảo vệ môi trường; lên án, ngăn chặn, kiên quyết xử lý doanh nhân, doanh nghiệp vi phạm đạo đức, văn hoá kinh doanh, vi phạm pháp luật. Đồng thời, khuyến khích doanh nhân, doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, tham gia tích cực các hoạt động giúp đỡ cho người có hoàn cảnh khó khăn, địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tổ chức của doanh nhân, doanh nghiệp và giữa doanh nhân, doanh nghiệp; giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn; giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài nước, tạo cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng liên kết, hợp tác theo ngành, cụm sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị. Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, thực chất giữa doanh nghiệp và người lao động, đẩy mạnh ký kết thoả ước lao động tập thể, giải quyết hài hoà lợi ích doanh nghiệp và người lao động; định kỳ tổ chức đối thoại, hội nghị người lao động trong doanh nghiệp. Quan tâm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, nhất là về tiêu chuẩn, an toàn lao động, an sinh, phúc lợi xã hội, dân chủ ở cơ sở, hạn chế tối đa tranh chấp lao động. Tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phát huy vai trò cầu nối giữa người lao động với doanh nhân, doanh nghiệp; phối hợp phát triển doanh nghiệp, xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh, thực hiện trách nhiệm xã hội. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cấp uỷ với tập thể lãnh đạo doanh nghiệp nhằm phát huy vai trò của cấp , tổ chức đảng, đảng viên. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương kết nạp đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Thành lập đảng bộ cơ sở tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp ở nơi có đủ điều kiện. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Có chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp quy mô lớn Nghị quyết của Bộ Chính trị chỉ rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu trên, bao gồm: - Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước. - Hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến. - Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới. - Xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. - Tăng cường đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng - Phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân. Xem thêm Nghị quyết 41-NQ/TW 2023 ban hành ngày 10/10/2023.
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số: Cấp bách nhưng không được vội vàng
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại và phát triển bắt buộc phải áp dụng khoa học công nghệ. Với mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số, ngày 14/01/2020 Thủ tướng chính phủ đã ký chỉ thị số 01-CT-TTg về thúc đẩy và phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam. Theo đó, Chỉ thị yêu cầu các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược “Make in Viet Nam” với hàm ý “Doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới.” Dựa trên nền tảng khoa học công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, học máy sâu, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet vạn vật…) các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc với môi trường phát triển mới, đặc biệt có thể cạnh tranh song phẳng với các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, phát triển các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số - các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - để thúc đẩy đổi mới sáng tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân. Tuy nhiên để thực hiện tốt doanh nghiệp công nghệ số thì cần có lộ trình, chiến lược rõ ràng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước với doanh nghiệp: Đối với Các cơ quan Nhà nước phải xây dựng được khung chính sách thử nghiệm có kiểm soát công nghệ số; Phát triển những doanh nghiệp có tiềm năng và đã khẳng định được thương hiệu trong áp dụng công nghệ số, đồng thời định hướng hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới nắm bắt công nghệ; Tập trung phát triển tối thiểu 5 – 10 nền tảng công nghệ số dùng chung để thúc đẩy áp dụng công nghệ đưa vào sử dụng trước năm 2020. Đối với doanh nghiệp, cần thực hiện tốt chính sách và đường lối phát triển do Nhà nước đề ra. Bên cạnh đó không ngừng tìm hiểu và ứng dụng các tiến bộ công nghệ số vào phát triển kinh tế. Việc thực hiện Doanh nghiệp công nghệ số là cần thiết và cấp bách nhưng không được nóng vội, cần phát triển vững chắc, hạn chế những sai lầm không đáng có.