Ngộ độc Pate Minh Chay, câu chuyện muôn thuở của bốn chữ “An toàn thực phẩm”
Vụ việc ngộ độc liên quan đến sản phẩm của cơ sở Pate Minh Chay khiến nhiều người lo lắng và đặt câu hỏi rằng ai sẽ là người chịu trách nhiệm truớc pháp luật. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm – vấn đề muôn thửơ của người Việt, trên đất Việt. Kinh doanh mặt hàng ăn uống là kinh doanh trên tính mạng con người nhưng ở nuớc ta các cơ sở chuyên sản xuất thực phẩm vẫn chưa hoàn toàn ý thức đựơc tính nguy hại của vấn đề. Hiện nay tình trạng ngộ độc thực phẩm diễn ra khá phổ biến khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang, lo lắng về an toàn vệ sinh thực thẩm và nó trở thành mối đe doạ lớn đối với sức khỏe của cộng đồng. Ai là người chịu trách nhiệm pháp lý? Theo thông tin của các cơ quan chức năng, ngày 30-8 công ty chưa xuất trình được đầy đủ hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm; chưa cung cấp được số lượng nguyên liệu nhập kho để sản xuất các loại sản phẩm... theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm năm 2010 thì bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tổ chức, cá nhân cung cấp thực phẩm mà gây ngộ độc phải chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự theo quy định tại khoản 5 Điều 53 Luật an toàn thực phẩm. Đồng thời, theo Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 cũng quy định người tiêu dùng có quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp. Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM xác định có 1.290 khách hàng đặt mua sản phẩm qua hình thức trực tuyến với 1.559 hộp trong tháng 7 và tháng 8, tính đến hiện tại có 10 người xác nhận bị nhiễm độc do pate Minh Chay. Do đó, cơ sở sản xuất pate Minh Chay chi phí bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại. Ngoài ra còn có chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; Bồi thường tổn thất tinh thần,… theo quy định tại Điều 590 BLDS. Bên cạnh đó, Căn cứ điều 317 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm mà cơ sở sản xuất pate Minh Chay có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Trong trường hợp hành vi cấu thành tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì người phạm tội có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm. Những động thái tích cực của các cơ quan chức năng Trong ngày 31-8, Sở NN&PTNT Hà Nội giao Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao làm rõ trách nhiệm đồng thời tăng cường công tác giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm nông, lâm, thủy sản tiêu thụ trên địa bàn; phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp khẩn cấp để cảnh báo, thu hồi sản phẩm, hạn chế tối đa hậu quả mất an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Sau vụ việc trên, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (Sở Công Thương Hà Nội) cũng đã có văn bản chỉ đạo các đội quản lý thị trường tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý các sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, “phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh” các cơ quan chức năng cần nỗ lực hơn nữa trong công tác kiểm tra, quản lý, giám sát của mình. Đây là bài học để các đơn vị quản lý, các công ty kinh doanh thực phẩm rút ra, trong đó phải luôn tuân thủ các quy định chống nhiễm khuẩn, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm. Trong nhiều năm qua, vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng luôn đuợc Nhà nuớc “đề cao cảnh giác”, tuy nhiên vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa cả từ phía cơ quan chức năng và doanh nghiệp cùng phối hợp để đạt hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, nguười dân cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để trở thành người tiêu dùng thông minh, tự mình bảo vệ sức khoẻ bản thân.
Thắc mắc khi đã sử dụng Pate minh chay?
Gia đình tôi có mua pate của nhãn hiệu minh chay về để sử dụng, gia đình đã đi kiểm tra sức khỏe và hiện tại vẫn ổn định. Cho tôi hỏi đối vs nhãn hiệu này thì sẽ phải chịu những vấn đề gì với pháp luật và nếu gia đình tôi có người bị ngộ độc thì tiền viện phí ai sẽ là người chi trả?
Pate Minh Chay có thể đỗ lỗi khách hàng sử dụng không đúng cách và sẽ không bồi thường?
Tình cờ tìm được ảnh này: Ở đây có câu "Làm nóng trước khi ăn" (chữ hơi mờ nhưng vẫn có thể đọc được) như vậy liệu Pate Minh Chay có thể đổ lỗi cho khách hàng không sử dụng đúng cách và sẽ không bồi thường do lỗi hoàn toàn của khách hàng?
Thu hồi 13 sản phẩm của công ty sản xuất thực phẩm chay có chứa độc tố
Ảnh minh họa: Sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm Ngày 31/8/2020, Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh đã có công văn 1666/BQLATTTP-NĐTP gửi UBND 24 quận, huyện về việc xử lý khẩn sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm. Theo đó, Ban quản lý an toàn thực phẩm đề nghị UBND 24 quận, huyện triển khai các nội dung khẩn sau: - Kiểm tra, giám sát trên thị trường, chủ động thu hồi các 13 sản phẩm của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới (địa chỉ tại tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội) và thông báo số lượng cụ thể, gồm: Pate Minh Chay, Pate nấm hầu thủ, Ruốc nấm Heri vị hảo hạng, Muối vừng bát bảo đặc biệt, Ruốc nấm Heri Hương thảo mộc, Giò lụa lúa mì, Muối lạc truyền thống, Chả quế lúa mì, Muối vừng bát bảo, Giò nấm lúa mì, Ruốc nấm truyền thống, Ruốc nấm sả ớt, Ruốc nấm cháy tỏi. - Ngoài ra, tổ chức thông tin cảnh báo khẩn cấp cho người tiêu dùng trên địa bàn tạm thời không mua, sử dụng các sản phẩm của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới và thông báo cho cơ quan chức năng y tế tại địa phương nếu còn sản phẩm. - Đối với sản phẩm “Pate Minh Chay”, yêu cầu người dân ngừng ngay việc sử dụng sản phẩm, niêm phong sản phẩm và phần sản phẩm còn lại nếu còn và bảo quản ở khu vực riêng; theo dõi, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử lý kịp thời. Xem chi tiết công văn tại file đính kèm:
Ngộ độc Pate Minh Chay, câu chuyện muôn thuở của bốn chữ “An toàn thực phẩm”
Vụ việc ngộ độc liên quan đến sản phẩm của cơ sở Pate Minh Chay khiến nhiều người lo lắng và đặt câu hỏi rằng ai sẽ là người chịu trách nhiệm truớc pháp luật. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm – vấn đề muôn thửơ của người Việt, trên đất Việt. Kinh doanh mặt hàng ăn uống là kinh doanh trên tính mạng con người nhưng ở nuớc ta các cơ sở chuyên sản xuất thực phẩm vẫn chưa hoàn toàn ý thức đựơc tính nguy hại của vấn đề. Hiện nay tình trạng ngộ độc thực phẩm diễn ra khá phổ biến khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang, lo lắng về an toàn vệ sinh thực thẩm và nó trở thành mối đe doạ lớn đối với sức khỏe của cộng đồng. Ai là người chịu trách nhiệm pháp lý? Theo thông tin của các cơ quan chức năng, ngày 30-8 công ty chưa xuất trình được đầy đủ hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm; chưa cung cấp được số lượng nguyên liệu nhập kho để sản xuất các loại sản phẩm... theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm năm 2010 thì bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tổ chức, cá nhân cung cấp thực phẩm mà gây ngộ độc phải chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự theo quy định tại khoản 5 Điều 53 Luật an toàn thực phẩm. Đồng thời, theo Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 cũng quy định người tiêu dùng có quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp. Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM xác định có 1.290 khách hàng đặt mua sản phẩm qua hình thức trực tuyến với 1.559 hộp trong tháng 7 và tháng 8, tính đến hiện tại có 10 người xác nhận bị nhiễm độc do pate Minh Chay. Do đó, cơ sở sản xuất pate Minh Chay chi phí bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại. Ngoài ra còn có chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; Bồi thường tổn thất tinh thần,… theo quy định tại Điều 590 BLDS. Bên cạnh đó, Căn cứ điều 317 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm mà cơ sở sản xuất pate Minh Chay có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Trong trường hợp hành vi cấu thành tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì người phạm tội có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm. Những động thái tích cực của các cơ quan chức năng Trong ngày 31-8, Sở NN&PTNT Hà Nội giao Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao làm rõ trách nhiệm đồng thời tăng cường công tác giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm nông, lâm, thủy sản tiêu thụ trên địa bàn; phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp khẩn cấp để cảnh báo, thu hồi sản phẩm, hạn chế tối đa hậu quả mất an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Sau vụ việc trên, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (Sở Công Thương Hà Nội) cũng đã có văn bản chỉ đạo các đội quản lý thị trường tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý các sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, “phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh” các cơ quan chức năng cần nỗ lực hơn nữa trong công tác kiểm tra, quản lý, giám sát của mình. Đây là bài học để các đơn vị quản lý, các công ty kinh doanh thực phẩm rút ra, trong đó phải luôn tuân thủ các quy định chống nhiễm khuẩn, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm. Trong nhiều năm qua, vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng luôn đuợc Nhà nuớc “đề cao cảnh giác”, tuy nhiên vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa cả từ phía cơ quan chức năng và doanh nghiệp cùng phối hợp để đạt hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, nguười dân cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để trở thành người tiêu dùng thông minh, tự mình bảo vệ sức khoẻ bản thân.
Thắc mắc khi đã sử dụng Pate minh chay?
Gia đình tôi có mua pate của nhãn hiệu minh chay về để sử dụng, gia đình đã đi kiểm tra sức khỏe và hiện tại vẫn ổn định. Cho tôi hỏi đối vs nhãn hiệu này thì sẽ phải chịu những vấn đề gì với pháp luật và nếu gia đình tôi có người bị ngộ độc thì tiền viện phí ai sẽ là người chi trả?
Pate Minh Chay có thể đỗ lỗi khách hàng sử dụng không đúng cách và sẽ không bồi thường?
Tình cờ tìm được ảnh này: Ở đây có câu "Làm nóng trước khi ăn" (chữ hơi mờ nhưng vẫn có thể đọc được) như vậy liệu Pate Minh Chay có thể đổ lỗi cho khách hàng không sử dụng đúng cách và sẽ không bồi thường do lỗi hoàn toàn của khách hàng?
Thu hồi 13 sản phẩm của công ty sản xuất thực phẩm chay có chứa độc tố
Ảnh minh họa: Sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm Ngày 31/8/2020, Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh đã có công văn 1666/BQLATTTP-NĐTP gửi UBND 24 quận, huyện về việc xử lý khẩn sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm. Theo đó, Ban quản lý an toàn thực phẩm đề nghị UBND 24 quận, huyện triển khai các nội dung khẩn sau: - Kiểm tra, giám sát trên thị trường, chủ động thu hồi các 13 sản phẩm của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới (địa chỉ tại tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội) và thông báo số lượng cụ thể, gồm: Pate Minh Chay, Pate nấm hầu thủ, Ruốc nấm Heri vị hảo hạng, Muối vừng bát bảo đặc biệt, Ruốc nấm Heri Hương thảo mộc, Giò lụa lúa mì, Muối lạc truyền thống, Chả quế lúa mì, Muối vừng bát bảo, Giò nấm lúa mì, Ruốc nấm truyền thống, Ruốc nấm sả ớt, Ruốc nấm cháy tỏi. - Ngoài ra, tổ chức thông tin cảnh báo khẩn cấp cho người tiêu dùng trên địa bàn tạm thời không mua, sử dụng các sản phẩm của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới và thông báo cho cơ quan chức năng y tế tại địa phương nếu còn sản phẩm. - Đối với sản phẩm “Pate Minh Chay”, yêu cầu người dân ngừng ngay việc sử dụng sản phẩm, niêm phong sản phẩm và phần sản phẩm còn lại nếu còn và bảo quản ở khu vực riêng; theo dõi, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử lý kịp thời. Xem chi tiết công văn tại file đính kèm: