“Đôi lúc ta phải làm điều xấu vì những lí do đúng đắn” có giống "Phòng vệ chính đáng"?
Mr.Ping-nhân vật ông Ngỗng- cha của chú gấu Po trong bộ phim kung fu Panda 4 khi đứng trước quyết định khó khăn, ông đã nói “đôi lúc chúng ta phải làm những điều xấu vì những lí do đúng đắn”. Đó sẽ là một câu Quotes xuất sắc về đạo lí đời sống, nhưng liệu pháp luật có đồng ý về vấn đề đó? Hãy cùng nhau tìm hiểu. 1. Kung fu Panda 4 Kung Fu Panda hay còn có tên tiếng Việt: Gấu mập học võ là một bộ phim hoạt hình 3D của hãng DreamWorks do hai đạo diễn sáng lập nên là John Stevenson và Mark Osborne, được sản xuất tại Mỹ. Bộ phim nói về một chú gấu trúc thích học võ thuật Kung Fu nhưng không được cha đồng ý vì bị bắt buộc phải nối nghiệp bán mì của cha mình. Rồi trong một dịp, cậu được học với một sư phụ bậc thầy môn võ Kung fu cùng với những đồng môn có tiếng khác. Rồi những chuyện thú vị lại xảy đến với gấu trúc Po tham ăn nhưng đầy hy vọng. Đây là một trong những bộ phim hoạt hình nổi tiếng toàn thế giới, với thành công vang dội của 3 phần phim trước, ngày 8/3 vừa qua, chuyến phiêu lưu lần 4 của chú gấu trúc mập đã cập bến Việt Nam và được đông đảo mọi người đón nhận. Giữ vững phong độ của các phần trước, Kung fu Panda 4 vẫn rất hài hước, vui vẻ, hình ảnh sống động, những màn đánh đấm mãn nhãn. Bên cạnh đó, những triết lý nhân sinh đời sống được đạo diễn lồng vào bộ phim một cách tự nhiên đến kinh ngạc nếu so với một bộ phim hoạt hình có đối tượng khán giả chủ yếu là trẻ em. Đáng chú ý là phân cảnh của ông Ping-cha của Po, khi chứng kiến đứa con trai của mình bất chấp nguy hiểm, lao vào chiến đấu với nữ pháp sư tắc kè (phản diện chính), ông đã nói rằng: “Đôi lúc chúng ta phải làm những điều xấu vì những lí do đúng đắn”. Bản thân ông là một chú ngỗng nhút nhát và chưa bao giờ đồng ý với việc sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề, nhưng có lẽ, giây phút ấy, sự tử tế, sự an toàn, sự chấp nhận không giúp ông bảo vệ được đứa con trai của mình. 2. Phòng vệ chính đáng theo Bộ Luật hình sự 2015 Trường hợp của ông Ping đã đề cập trên quả thật là “hợp tình”, nhưng liệu có “hợp lý”. Căn cứ Điều 22 Bộ Luật hình sự 2015, quy định phòng vệ chính đáng: - Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. - Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. - Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015 này. Bên cạnh đó, căn cứ Điều 23 Bộ Luật hình sự 2015, quy định về tình thế cấp thiết: - Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. - Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. - Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Xét các quy định trên, nếu ở tình thế cấp thiết vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa, ta có thể được xem xét là không phạm pháp. Ngoài ra, khi quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác bị xâm phạm, ta cũng có thể chống trả lại một cách cần thiết và cũng không bị pháp luật quy là tội phạm. Tổng kết lại, cứ ngỡ là một đạo lý suông, khó áp dụng, song, câu Quotes của ông Ping: “Đôi lúc chúng ta phải làm những điều xấu vì những lí do đúng đắn” lại giống với các quy định về “phòng vệ chính đáng” và “tình thế cấp thiết” một cách bất ngờ. Cuộc sống vốn dĩ trắng, đen không rõ ràng. Đánh giá một sự việc không chỉ nằm ở mặt kết quả, mà còn là quá trình và mục đích. Nhưng, dẫu cho có khó khăn và khuất mắt, hãy tin rằng, pháp luật luôn là cán cân công lý bảo vệ quyền lợi của người dân hết mức có thể.
“Đôi lúc ta phải làm điều xấu vì những lí do đúng đắn” có giống "Phòng vệ chính đáng"?
Mr.Ping-nhân vật ông Ngỗng- cha của chú gấu Po trong bộ phim kung fu Panda 4 khi đứng trước quyết định khó khăn, ông đã nói “đôi lúc chúng ta phải làm những điều xấu vì những lí do đúng đắn”. Đó sẽ là một câu Quotes xuất sắc về đạo lí đời sống, nhưng liệu pháp luật có đồng ý về vấn đề đó? Hãy cùng nhau tìm hiểu. 1. Kung fu Panda 4 Kung Fu Panda hay còn có tên tiếng Việt: Gấu mập học võ là một bộ phim hoạt hình 3D của hãng DreamWorks do hai đạo diễn sáng lập nên là John Stevenson và Mark Osborne, được sản xuất tại Mỹ. Bộ phim nói về một chú gấu trúc thích học võ thuật Kung Fu nhưng không được cha đồng ý vì bị bắt buộc phải nối nghiệp bán mì của cha mình. Rồi trong một dịp, cậu được học với một sư phụ bậc thầy môn võ Kung fu cùng với những đồng môn có tiếng khác. Rồi những chuyện thú vị lại xảy đến với gấu trúc Po tham ăn nhưng đầy hy vọng. Đây là một trong những bộ phim hoạt hình nổi tiếng toàn thế giới, với thành công vang dội của 3 phần phim trước, ngày 8/3 vừa qua, chuyến phiêu lưu lần 4 của chú gấu trúc mập đã cập bến Việt Nam và được đông đảo mọi người đón nhận. Giữ vững phong độ của các phần trước, Kung fu Panda 4 vẫn rất hài hước, vui vẻ, hình ảnh sống động, những màn đánh đấm mãn nhãn. Bên cạnh đó, những triết lý nhân sinh đời sống được đạo diễn lồng vào bộ phim một cách tự nhiên đến kinh ngạc nếu so với một bộ phim hoạt hình có đối tượng khán giả chủ yếu là trẻ em. Đáng chú ý là phân cảnh của ông Ping-cha của Po, khi chứng kiến đứa con trai của mình bất chấp nguy hiểm, lao vào chiến đấu với nữ pháp sư tắc kè (phản diện chính), ông đã nói rằng: “Đôi lúc chúng ta phải làm những điều xấu vì những lí do đúng đắn”. Bản thân ông là một chú ngỗng nhút nhát và chưa bao giờ đồng ý với việc sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề, nhưng có lẽ, giây phút ấy, sự tử tế, sự an toàn, sự chấp nhận không giúp ông bảo vệ được đứa con trai của mình. 2. Phòng vệ chính đáng theo Bộ Luật hình sự 2015 Trường hợp của ông Ping đã đề cập trên quả thật là “hợp tình”, nhưng liệu có “hợp lý”. Căn cứ Điều 22 Bộ Luật hình sự 2015, quy định phòng vệ chính đáng: - Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. - Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. - Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015 này. Bên cạnh đó, căn cứ Điều 23 Bộ Luật hình sự 2015, quy định về tình thế cấp thiết: - Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. - Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. - Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Xét các quy định trên, nếu ở tình thế cấp thiết vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa, ta có thể được xem xét là không phạm pháp. Ngoài ra, khi quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác bị xâm phạm, ta cũng có thể chống trả lại một cách cần thiết và cũng không bị pháp luật quy là tội phạm. Tổng kết lại, cứ ngỡ là một đạo lý suông, khó áp dụng, song, câu Quotes của ông Ping: “Đôi lúc chúng ta phải làm những điều xấu vì những lí do đúng đắn” lại giống với các quy định về “phòng vệ chính đáng” và “tình thế cấp thiết” một cách bất ngờ. Cuộc sống vốn dĩ trắng, đen không rõ ràng. Đánh giá một sự việc không chỉ nằm ở mặt kết quả, mà còn là quá trình và mục đích. Nhưng, dẫu cho có khó khăn và khuất mắt, hãy tin rằng, pháp luật luôn là cán cân công lý bảo vệ quyền lợi của người dân hết mức có thể.