Năng lực pháp luật, trách nhiệm dân sự của pháp nhân? Xử lý trường hợp pháp nhân giải thể?
Quy định pháp luật về năng lực pháp luật dân sự và trách nhiệm dân sự của pháp nhân? Giải thế pháp nhận và xử lý hệ quả khi giải thể pháp nhân? Năng lực pháp luật dân sự và trách nhiệm dân sự của pháp nhân? Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, pháp nhân là một tổ chức đáp ứng đầy đủ 04 điều kiện mà pháp luật quy định sau đây: (i) Được thành lập hợp pháp theo quy định pháp luật; (ii) Có cơ cấu tổ chức theo quy định chung tại Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015; (iii) Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; (iv) Nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Trong đó, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định tại Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: - Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác. - Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký. - Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. Về trách nhiệm dân sự của pháp nhân, Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: - Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. - Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác. - Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác. Giải thế pháp nhận và xử lý hệ quả khi giải thể pháp nhân? Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp nhân sẽ bị giải thể trong các trường hợp sau đây: +) Theo quy định của điều lệ; +) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; +) Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; +) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Lưu ý: Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản theo quy định của pháp luật có liên quan. Liên quan đến nội dung thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể, Điều 94 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: - Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây: +) Chi phí giải thể pháp nhân; +) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; +) Nợ thuế và các khoản nợ khác. - Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ theo quy định trên, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động. Trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.
Pháp nhân và cách phân loại pháp nhân theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành?
Pháp nhân là gì? Pháp nhân được phân thành các loại nào theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015? Những nội dung cơ bản trong điều lệ của pháp nhân? Pháp nhân là gì? Điều kiện để trở thành pháp nhân là gì? Quy định về pháp nhân được ghi nhận tại chương IV của Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, văn bản này lại không đưa ra định nghĩa cụ thể về pháp nhân. Thay vào đó, Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 lại đưa ra quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: - Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan; - Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự 2015; - Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; - Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Như vậy, mặc dù pháp luật không đưa ra định nghĩa về pháp nhân, nhưng chúng ta có thể hiểu: Pháp nhân là một tổ chức đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định bao gồm (i) Được thành lập hợp pháp; (ii) Có cơ cấu tổ chức theo quy định pháp luật; (iii) Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; (iv) Nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Phân loại pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015? Căn cứ vào mục tiêu chính của pháp nhân, có thể chia pháp nhân thành 02 nhóm sau đây: Nhóm 1: Pháp nhân thương mại theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015: - Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. - Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. - Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhóm 2: Pháp nhân phi thương mại theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Dân sự 2015: - Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên. - Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. - Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan. Quy định về điều lệ của pháp nhân? Điều lệ của pháp nhân được quy định tại Điều 77 Bộ luật Dân sự 2015: - Pháp nhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định. - Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây: +) Tên gọi của pháp nhân; +) Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân; +) Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có; +) Vốn điều lệ, nếu có; +) Đại diện theo pháp luật của pháp nhân; +) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác; +) Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên; +) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên; +) Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; +) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ; +) Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.
So sánh sự khác nhau giữa cá nhân và pháp nhân
Trong lĩnh vực pháp lý, khái niệm cá nhân và pháp nhân được sử dụng phổ biến để chỉ các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Việc hiểu rõ sự giống và khác biệt giữa cá nhân và pháp nhân là cần thiết để có thể áp dụng đúng đắn các quy định pháp luật trong thực tiễn. Bài viết này sẽ phân tích sự khác nhau giữa cá nhân và pháp nhân. Cá nhân và pháp nhân là hai khái niệm quan trọng trong pháp luật dân sự. Cá nhân chỉ con người cụ thể, trong khi pháp nhân chỉ các tổ chức, doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và có tư cách pháp nhân. Cả hai đều có quyền và nghĩa vụ pháp lý riêng biệt, song có những điểm giống và khác nhau đáng lưu ý. (1) Điểm giống nhau của cá nhân và pháp nhân - Chủ thể của quan hệ pháp luật: Cả cá nhân và pháp nhân đều là chủ thể của các quan hệ pháp luật dân sự. Họ có quyền tham gia vào các giao dịch dân sự, thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật. - Quyền sở hữu tài sản: Cá nhân và pháp nhân đều có quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo quy định pháp luật. - Trách nhiệm pháp lý: Cá nhân và pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây thiệt hại cho người khác. (2) Sự khác nhau giữa cá nhân và pháp nhân Đặc điểm Cá nhân Pháp nhân Khái niệm Cá nhân là con người cụ thể từ khi sinh ra cho đến khi chết đi và tồn tại trong một tập thể hoặc trong một cộng đồng xã hội. Cá nhân là chủ thể phổ biến của các giao dịch dân sự. Pháp luật không quy định cụ thể định nghĩa nhưng pháp nhân có thể hiểu là 01 tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Được thành lập theo quy định của pháp luật dân sự. -Có cơ cấu tổ chức. -Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, - Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Năng lực trách nhiệm dân sự Theo Điều 16 BLDS năm 2015: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Theo Điều 86 BLDS năm 2015: Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. Năng lực hành vi Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo Điều 19 BLDS năm 2015 Theo Điều 86 BLDS năm 2015: Có từ khi thành lập, phụ thuộc vào quy định của điều lệ hoặc pháp luật Phân loại -Pháp nhân thương mại -Pháp nhân phi thương mại -Người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự -Người mất năng lực hành vi dân sự -Người chỉ có một phần năng lực hành vi dân sự: Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, Hạn chế năng lực hành vi dân sự Thời điểm kết thúc Khi cá nhân chết Căn cứ theo Điều 93 BLDS năm 2015: Khi bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật Tài sản Thuộc sở hữu cá nhân, trách nhiệm vô hạn với tài sản cá nhân Tài sản riêng, trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản của pháp nhân Quốc tịch Được thành lập theo pháp luật Việt Nam thì là pháp nhân Việt Nam Có thể mang 1 quốc tịch hoặc nhiều quốc tịch Xem và tải bảng sự biệt cá nhân và pháp nhân:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/1/su-khac-biet-giua-ca-nhan-va-phap-nhan.png.docx Tóm lại, trên đây là điểm giống và sự khác nhau giữa cá nhân và pháp nhân. Việc hiểu rõ sự giống và khác biệt giữa cá nhân và pháp nhân là rất quan trọng trong việc thực thi pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.
Khi nào pháp nhân được cử người khác ngoài người đại diện tham gia tố tụng hình sự?
Pháp nhân có bắt buộc cử người đại diện theo pháp luật thực hiện các thủ tục tố tụng không? Có trường hợp nào pháp nhân được cử người khác ngoài người đại diện tham gia tố tụng hình sự không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Ai sẽ là người thực hiện thủ tục tố tụng khi pháp nhân tham gia tố tụng? Theo Khoản 20 Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định là người tham gia tố tụng. Theo quy định tại Điều 60, Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: - Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. - Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Đồng thời, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng được quy định tại Điều 434 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau: - Mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền. - Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp, chức vụ của mình. Như vậy, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân sẽ thay mặt pháp nhân tham gia các thủ tục tố tụng hình sự. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là gì? Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện là: - Là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. - Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện. Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: - Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; - Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; - Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân. Như vậy, một pháp nhân có thể có một, nhiều hoặc không có người đại diện theo pháp luật Khi nào pháp nhân được cử người khác ngoài người đại diện tham gia tố tụng hình sự? Cũng tại Điều 434 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân không thể tham gia tố tụng thì xử lý như sau: - Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc không thể tham gia tố tụng được thì pháp nhân phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng. Trường hợp pháp nhân thay đổi người đại diện thì pháp nhân phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. - Tại thời điểm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà pháp nhân không có người đại diện theo pháp luật hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng. Như vậy, bắt buộc người tham gia tố tụng phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Người thay mặt pháp nhân tham gia tố tụng chỉ có thể dưới tư cách là người đại diện theo pháp luật: - Nếu người đại diện hiện tại không thể tham gia tố tụng vì cũng đang là chủ thể tham gia tố tụng với tư cách cá nhân thì pháp nhân đó phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật để tham gia tố tụng. - Nếu không có hoặc có nhiều người đại diện thì cơ quan có thẩm quyền chỉ định một người người đại diện theo pháp luật để tham gia tố tụng. Người đại diện của pháp nhân có quyền và nghĩa vụ gì khi tham gia tố tụng hình sự? Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân khi tham gia tố tụng được quy định tại Điều 435 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau: Quyền của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân - Được thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm; - Được biết lý do pháp nhân mà mình đại diện bị khởi tố; - Được thông báo, được giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; - Được nhận: + Quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; + Quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; + Quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; + Quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; + Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cưỡng chế; + Bản kết luận điều tra; + Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; + Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; + Bản cáo trạng; + Quyết định đưa vụ án ra xét xử; + Bản án, quyết định của Tòa án và quyết định tố tụng khác theo quy định; - Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại pháp nhân mà mình đại diện hoặc buộc phải thừa nhận pháp nhân mà mình đại diện có tội; - Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; - Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật theo quy định; - Tự bào chữa, nhờ người bào chữa cho pháp nhân; - Được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa cho pháp nhân kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu; - Tham gia phiên tòa, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi những người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa; - Phát biểu ý kiến sau cùng trước khi nghị án; - Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa; - Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân - Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải; - Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Như vậy, khi thay mặt pháp nhân tham gia tố tụng hình sự, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng.
Giám đốc chi nhánh được thay mặt công ty ký hợp đồng khi nào?
Theo quy định tại Điều 85 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đại diện của pháp nhân như sau: Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện tại Chương IX Phần này. Theo Điều 137 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đại diện theo pháp luật của pháp nhân như sau: 1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. 2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này. Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền như sau: 1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. 2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. 3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện. Để đại diện pháp nhân thực hiện giao dịch dân sự cần phải có tư cách đại diện, người đại diện có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân. Theo đó, để giám đốc chi nhánh có thể thay mặt công ty ký hợp đồng thì giám đốc chi nhánh phải trở thành người đại diện theo pháp hoặc người đại diện theo ủy quyền của công ty và phạm vi đại diện của giám đốc chi nhánh phải bao gồm việc đại diện công ty ký hợp đồng.
Văn phòng Luật sư có tư cách pháp nhân hay không?
Do nhu cầu cần hiểu biết, nắm rõ pháp luật để tránh các rủi ro pháp lý liên quan, nhiều người đã tìm đến các văn phòng Luật sư để nhờ tư vấn. Từ đó có nhiều văn phòng được thành lập trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu cần thiết của người dân. Tuy nhiên, nhiều người chưa phân biệt được văn phòng Luật có phải là một pháp nhân hay không? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải hiểu thế nào là có tư cách pháp nhân. Theo Khoản 1 Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015, Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Như vậy, một tổ chức phải đáp ứng được đầy đủ 4 điều kiện trên mới được công nhận là pháp nhân. Đối với Văn phòng Luật sư, điều kiện để thành lập Văn phòng Luật sư phải thỏa mãn điểu kiện được quy định tại Điều 32 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 như sau: - Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012; - Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc. - Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên. - Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012. Ngoài ra, Văn phòng Luật sư còn phải đáp ứng các điều kiện sau: - Do một luật sư thành lập là chủ của Văn phòng Luật sư - Văn phòng luật sư phải có con dấu - Có tài sản riêng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng Từ những điều kiện trên ta thấy rõ Văn phòng Luật sư KHÔNG có tư cách pháp nhân vì Văn phòng Luật sư không có tài sản riêng nên không thỏa mãn điều kiện tại điểm c, Khoản 1 Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015
3 tội liên quan đến “khủng bố” theo pháp luật Việt Nam
Tội Khủng bố ở Việt Nam Mới đây, các trang báo đồng loạt đăng tải thông tin tổ chức “Triều đại Việt” bị Bộ Công an liệt vào danh sách “Tổ chức Khủng bố”. “Khủng bố” là cụm từ không còn xa lạ với chúng ta, tuy nhiên ở Việt Nam có những tội nào liên quan đến Khủng bố và sẽ bị xử lý và xử lý ra sao? Mời tham khảo bài viết này! Trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), 3 tội sau đây là những tội liên quan đến khủng bố 1. Tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân Căn cứ Điều 133: Mức độ hành vi cấu thành Khung hình phạt Xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình - Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; - Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố; - Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; - Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 133 hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm *Ghi chú: - Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Tội Khủng bố Quy định tại Điều 299 như sau: Mức độ hành vi cấu thành Khung hình phạt Xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. - Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; - Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố; - Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân Phạt tù từ 05 năm đến 15 năm Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 299 hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. *Ghi chú: - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 3. Tội Tài trợ khủng bố Mức độ hành vi cấu thành Khung hình phạt Đối với cá nhân Huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm Đối với pháp nhân thương mại Huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố. Phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm *Ghi chú: - Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra thì bị đình chỉ hoạt động trong một hoặc một số lĩnh vực - Pháp nhân thương mại phạm tội thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ hoạt động toàn phần - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. - Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Ngoài ra, Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành Điều 299 và 300 nêu trên.
Bồi thường thiệt hại dân sự pháp nhân
Nhờ các a/c tư vẫn giúp e trường hợp này ạ. Ông P (nguyên là kế toán kiêm phó thủ quỹ tiết kiệm của ngân hàng A). thỏa thuận với bà H để P mượn sổ tiết kiệm có giá trị 13.000USD để cầm cố vay tiền ngân hàng. Để đảm bảo tin tưởng, P đưa cho bà H giữ quyết định cấp đất của UBND xã kí. Sau khi mượn P ko thực hiện cầm cố mà giả mạo chữ kí bà H rút 13.000 USD do bà T và ông L tại ngân hàng A thực hiện chi. Bà T và ông L biết rõ P và ko có giấy ủy quyền của bà H). Vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ai chịu? Ông P, Ngân hàng A hay ông P cùng Ngân hàng liên đới chịu?
Trách nhiệm của pháp nhân và thành viên pháp nhân
Chào các Luật sư. Em xin hỏi các luật sư về vấn đề:" trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và trách nhiệm của cấc thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân" theo luật quy định là như thế nào ạ? Em xin chân thành cảm ơn các luật sưu đã dành thời gian trả lời câu hỏi này.
Có phải loại hình doanh nghiệp nào cũng có tư cách pháp nhân?
Luật doanh nghiệp 2014 thừa nhận khá nhiều các loại hình doanh nghiệp khác nhau, bao gồm công ty TNHH (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, có phải bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào cũng có tư cách pháp nhân, chúng ta sẽ cùng xem xét từng loại hình cụ thể. Trước khi đi vào xác định đâu là loại hình doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận là có tư cách pháp nhân, phải xác định được những điều kiện để được coi là một pháp nhân. Cụ thể theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được pháp luật thừa nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ 4 điều kiện sau: (1) Được thành lập hợp pháp theo quy định của BLDS hay pháp luật có liên quan; (2) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, được quy định tại Điều 83 BLDS 2015; (3) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; (4) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Chỉ khi đáp ứng đủ 4 điều kiện này, tổ chức mới được xem là có tư cách pháp nhân. - Đối với loại hình là Công ty TNHH (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên): Luật doanh nghiệp 2014 quy định công ty TNHH sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ nằm trong phạm vi số vốn góp vào công ty, chính vì thế có sự tách biệt rõ rệt giữa tài sản của công ty với tài sản của cá nhân, tổ chức khác và công ty sẽ tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản đó của mình. Đối với Công ty TNHH một thành viên, cũng chỉ có một chủ sở hữu như doanh nghiệp tư nhân nhưng lại chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn của công ty (không giống như Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn) nên từ đó, cũng tạo nên sự khác biệt về tư cách pháp nhân. Đồng thời, mọi hoạt động của Công ty TNHH đều phải được tách bạch với chủ sở hữu, công ty TNHH sẽ có người đại diện theo pháp luật đứng ra thực hiện một số hoạt động nhân danh công ty. - Đối với loại hình doanh nghiệp là Công ty Cổ phần: Theo khoản 2 Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Công ty cổ phần được thành lập có tài sản độc lập đối với các cá nhân, tổ chức khác. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, hoàn toàn không “dính líu” đến tài sản riêng của cá nhân mình. Đồng thời, Công ty cổ phần cũng nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập thông qua người đại diện theo pháp luật của công ty. - Về loại hình công ty hợp danh: Theo khoản 2 Điều 172 Luật doanh nghiệp 2014, công ty hợp danh được pháp luật thừa nhận là có tư cách pháp nhân khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ở công ty hợp danh bao gồm 2 tư cách thành viên: thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty và thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Dù thành viên hợp danh có trách nhiệm vô hạn như vậy tuy nhiên chỉ trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để chịu trách nhiệm thì tài sản của các thành viên hợp danh (đã chuyển quyền sở hữu cho công ty) mới được sử dụng đến nên xét ở một phần nào đó, công ty hợp danh vẫn có tài sản độc lập với thành viên hợp danh của công ty đó. Chính vì thế, pháp luật vẫn thừa nhận tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh. - Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn khác biệt với tất cả các loại hình trên, doanh nghiệp tư nhân không được pháp luật thừa nhận là có tư cách pháp nhân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 183 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chỉ do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chiếu theo điều kiện thứ (3) được trình bày ở trên, doanh nghiệp tư nhân đã không đáp ứng được. Đồng thời, khi tham gia vào các quan hệ tố tụng, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ là nguyên đơn, hoặc bị đơn, hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các tranh chấp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, chứ không phải là nhân dan doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy mà điều kiện (4), doanh nghiệp tư nhân cũng không thể đáp ứng được.
SX thuốc bảo vệ thực vật cấm – Pháp nhân vi phạm xử lý ra sao?
Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có hiệu lực từ ngày 25/6/2016. Trong đó có một nội dung mới đáng chú ý là hành vi vi phạm về sản xuất và buôn bán Thuốc bảo vệ thực vật có thể bị xử lý hình sự. Cụ thể tại Khoản 7 Điều 24 và Khoản 8 Điều 25 Nghị định đã quy định: Người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi: - Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng trên 100 kilôgam (hoặc 100 lít) thuốc thành phẩm; Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền 50.000.000 đồng. - Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng trên 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm; Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền đến 50.000.000 đồng. Điều này chỉ ra rằng nếu vi phạm vượt ngưỡng đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đây cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự về “tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 155 BLHS (1999). Tuy nhiên, chỉ còn ít ngày nữa sau khi Nghi định 31 có hiệu lực thì BLHS 2015 sẽ có hiệu lực, theo đó nếu chủ thể có hành vi vi phạm trên là cá nhân thì có thể áp dụng điều 190 BLHS 2015 để truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy nếu như chủ thể vi phạm là pháp nhân thì sẽ bị xử lý như thế nào khi mà phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân tại Điều 76 BLHS 2015 không bao gồm hành vi sản xuất, buôn bán thuốc BVTV cấm. Cả 2 BLHS đều không có quy định xử lý pháp nhân vi phạm về sản xuất, buôn bán thuốc BVTV. Phải chăng khi pháp nhân vi phạm thì không thể khởi tố vụ án hình sự được và áp dụng biện pháp phạt tiền tại Nghị định 31 là 50 triệu đồng. Không biết quan điểm trên của mình có đúng không, nếu thật sự số tiền phạt là 50 triệu đồng đối với pháp nhân sản xuất, buôn bán thuốc BVTV cấm thì mình cảm thấy chưa thỏa đáng đối với tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm trên. Mong nhận được ý kiến của mọi người để mình có thể hiểu rõ vấn đề này.
Có hay không sự bất bình đẳng giữa DN nhà nước và DNTN khi BLHS 2015 có hiệu lực
Từ trước đến nay, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân luôn có sự khoảng cách nhất định. Đặc biệt là khoảng cách về các thủ tục hành chính, và những hoạt động liên quan đến các cơ quan nhà nước. DN nhà nước luôn được ưu tiên, đó được xem như là một "luật bất thành văn" từ trước tói nay. Đến khi BLHS 2015 chính thức được ban hành, trong đó có điểm nổi bật là pháp nhân cũng là chủ thể của tội phạm hình sự. Cụ thể những hành vi được cho là phạm tội của pháp nhân được quy định ở Điều 76 BLHS. Tuy nhiên, điểm đổi mới này của BLHS đặt ra cho ta nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó sự công bằng giữa DN nhà nước và DN tư nhân được đẩy lên nội trội Liệu có sự công bằng hay không? Việc xử lý hình sự Pháp nhân thương mại sẽ thu hẹp hay giãn rộng khoảng cách phân biệt đối xử giữa Doanh nghiệp nhà nước và DN tư nhân.? Pháp luật quy định mọi doanh nghiệp đều bị xử lý hình sự nếu vi phạm như vậy DN nhà nước vi phạm cũng bị xử lý như DN tư nhân. Hình phạt có thể là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tức là đóng cửa nhà máy xí nghiệp. Tuy nhiên việc xử lý hình sự đối với doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng phát hiện ra sai phạm. Mà điều này thì lại phụ thuộc vào năng lực thanh tra kiểm tra, đánh giá tính toán mức độ thiệt hại được thực hiện bởi các ban ngành nhà nước, và phụ thuộc vào kết quả giám định được thực hiện bởi cơ quan nhà nước. Như vậy liệu cơ quan nhà nước có nghiêm minh xử lý hình sự doanh nghiệp nhà nước công bằng bình đẳng như DN tư nhân không? Hay là quy định xử lý hình sự đối với doanh nghiệp sẽ lại là nhân tố làm giãn rộng thêm khoảng cách phân biệt đối xử bất bình đẳng giữa DNNN và DN tư nhân? Giống như những bất bình đẳng trong các chính sách về ưu đãi tiếp cận nguồn vốn vay, ưu đãi về đất đai và các cơ chế chính sách như lâu nay? Có thể dự liệu đánh giá được phần nào nếu như có số liệu tổng hợp về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm của DNNN và DN tư nhân trong chục năm qua. Xem việc xử phạt vi phạm hành chính đối với DNNN và DN tư nhân có công bằng bình đẳng phân biệt đối xử không, để từ đó có thông tin để tham khảo đánh giá về việc xử lý hình sự doanh nghiệp. Và một điểm đáng chú ý nữa là Doanh nghiệp lớn hay nhỏ có nguy cơ phạm tội hình sự cao? Liệu có sự bất bình đảng giữa DN nhỏ và DN lớn? Từ ngày 1/7/2016 tới Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực quy định xử lý hình sự đối với Pháp nhân thương mại phạm tội. Xem xét những tội danh mà pháp nhân thương mại có thể phạm phải tại điều 76 thì thấy các doanh nghiệp lớn có nguy cơ bị xử lý hình sự cao hơn doanh nghiệp nhỏ. Lý do bởi vì các tội danh này đều dựa trên cơ sở mức độ định lượng tổn hại vật chất gây ra cho xã hội để làm căn cứ để định tội và định khung hình phạt. Do vậy những doanh nghiệp lớn có hoạt động sản xuất kinh doanh ở quy mô lớn nếu có sai phạm sẽ dễ dàng gây ra mức độ thiệt hại đủ lớn để bị xử lý hình sự. Cho nên những doanh nghiệp lớn có nguy cơ bị xử lý hình sự cao hơn doanh nghiệp nhỏ trên mọi lĩnh vực ngành nghề. Dưới đây là những tội danh mà các doanh nghiệp có thể phạm phải. Luật đặt ra là như vậy, nhưng áp dụng thế nào là một chuyện khác. Hãy xem sau khi BLHS 2015 có hiệu lực, thì việc xử lý hình sự đối với các doanh nghiệp sẽ như thế nào?
Khởi tố hình sự với pháp nhân: Nestle Ấn Độ bị kiện
Nestle Ấn Độ đã bị khởi tố hình sự sau khi FDA phát hiện chì hàm lượng cao trong sản phẩm mỳ ăn liền Maggi của hãng này. Ngày 30/5, nhà chức trách bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ, đã khởi tố hình sự đối với công ty Nestle Ấn Độ sau khi phát hiện chì hàm lượng cao trong sản phẩm mỳ ăn liền Maggi của hãng này. Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm (FDA) tại bang Uttar Pradesh cho biết đã tìm thấy chì hàm lượng cao trong 24 gói mỳ ăn liền Maggi cùng với chất làm tăng hương vị MSG trong các cuộc kiểm tra thông thường vào tháng Ba vừa qua. Theo FDA, công ty này sẽ đối mặt với án phạt và các nhà quản lý sẽ có thể bị phạt tù nếu tòa án quyết định mở phiên điều trần và phán quyết Nestle Ấn Độ vi phạm Luật Tiêu chuẩn và An toàn thực phẩm quốc gia. Nestle Ấn Độ, chi nhánh của tập đoàn Nestle trụ sở ở Thụy Sĩ, đã được yêu cầu trình diện trước tòa vào ngày 1/7 tới. Tuy nhiên, Nestle Ấn Độ đã bác bỏ cáo buộc của FDA và khẳng định đã tự mình tiến hành kiểm tra số sản phẩm trên. Trong một tuyên bố ngày 29/5, công ty này nhấn mạnh sẽ chia sẻ kết quả với nhà chức trách và tiếp tục hợp tác đầy đủ để đưa ra kết luận cuối cùng. Nestle Ấn Độ cũng tuyên bố không sử dụng MSG trong các sản phẩm Maggi được bán ở Ấn Độ. Nguồn TTXVN
Năng lực pháp luật, trách nhiệm dân sự của pháp nhân? Xử lý trường hợp pháp nhân giải thể?
Quy định pháp luật về năng lực pháp luật dân sự và trách nhiệm dân sự của pháp nhân? Giải thế pháp nhận và xử lý hệ quả khi giải thể pháp nhân? Năng lực pháp luật dân sự và trách nhiệm dân sự của pháp nhân? Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, pháp nhân là một tổ chức đáp ứng đầy đủ 04 điều kiện mà pháp luật quy định sau đây: (i) Được thành lập hợp pháp theo quy định pháp luật; (ii) Có cơ cấu tổ chức theo quy định chung tại Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015; (iii) Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; (iv) Nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Trong đó, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định tại Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: - Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác. - Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký. - Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. Về trách nhiệm dân sự của pháp nhân, Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: - Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. - Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác. - Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác. Giải thế pháp nhận và xử lý hệ quả khi giải thể pháp nhân? Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp nhân sẽ bị giải thể trong các trường hợp sau đây: +) Theo quy định của điều lệ; +) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; +) Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; +) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Lưu ý: Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản theo quy định của pháp luật có liên quan. Liên quan đến nội dung thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể, Điều 94 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: - Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây: +) Chi phí giải thể pháp nhân; +) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; +) Nợ thuế và các khoản nợ khác. - Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ theo quy định trên, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động. Trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.
Pháp nhân và cách phân loại pháp nhân theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành?
Pháp nhân là gì? Pháp nhân được phân thành các loại nào theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015? Những nội dung cơ bản trong điều lệ của pháp nhân? Pháp nhân là gì? Điều kiện để trở thành pháp nhân là gì? Quy định về pháp nhân được ghi nhận tại chương IV của Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, văn bản này lại không đưa ra định nghĩa cụ thể về pháp nhân. Thay vào đó, Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 lại đưa ra quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: - Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan; - Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự 2015; - Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; - Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Như vậy, mặc dù pháp luật không đưa ra định nghĩa về pháp nhân, nhưng chúng ta có thể hiểu: Pháp nhân là một tổ chức đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định bao gồm (i) Được thành lập hợp pháp; (ii) Có cơ cấu tổ chức theo quy định pháp luật; (iii) Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; (iv) Nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Phân loại pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015? Căn cứ vào mục tiêu chính của pháp nhân, có thể chia pháp nhân thành 02 nhóm sau đây: Nhóm 1: Pháp nhân thương mại theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015: - Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. - Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. - Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhóm 2: Pháp nhân phi thương mại theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Dân sự 2015: - Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên. - Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. - Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan. Quy định về điều lệ của pháp nhân? Điều lệ của pháp nhân được quy định tại Điều 77 Bộ luật Dân sự 2015: - Pháp nhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định. - Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây: +) Tên gọi của pháp nhân; +) Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân; +) Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có; +) Vốn điều lệ, nếu có; +) Đại diện theo pháp luật của pháp nhân; +) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác; +) Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên; +) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên; +) Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; +) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ; +) Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.
So sánh sự khác nhau giữa cá nhân và pháp nhân
Trong lĩnh vực pháp lý, khái niệm cá nhân và pháp nhân được sử dụng phổ biến để chỉ các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Việc hiểu rõ sự giống và khác biệt giữa cá nhân và pháp nhân là cần thiết để có thể áp dụng đúng đắn các quy định pháp luật trong thực tiễn. Bài viết này sẽ phân tích sự khác nhau giữa cá nhân và pháp nhân. Cá nhân và pháp nhân là hai khái niệm quan trọng trong pháp luật dân sự. Cá nhân chỉ con người cụ thể, trong khi pháp nhân chỉ các tổ chức, doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và có tư cách pháp nhân. Cả hai đều có quyền và nghĩa vụ pháp lý riêng biệt, song có những điểm giống và khác nhau đáng lưu ý. (1) Điểm giống nhau của cá nhân và pháp nhân - Chủ thể của quan hệ pháp luật: Cả cá nhân và pháp nhân đều là chủ thể của các quan hệ pháp luật dân sự. Họ có quyền tham gia vào các giao dịch dân sự, thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật. - Quyền sở hữu tài sản: Cá nhân và pháp nhân đều có quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo quy định pháp luật. - Trách nhiệm pháp lý: Cá nhân và pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây thiệt hại cho người khác. (2) Sự khác nhau giữa cá nhân và pháp nhân Đặc điểm Cá nhân Pháp nhân Khái niệm Cá nhân là con người cụ thể từ khi sinh ra cho đến khi chết đi và tồn tại trong một tập thể hoặc trong một cộng đồng xã hội. Cá nhân là chủ thể phổ biến của các giao dịch dân sự. Pháp luật không quy định cụ thể định nghĩa nhưng pháp nhân có thể hiểu là 01 tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Được thành lập theo quy định của pháp luật dân sự. -Có cơ cấu tổ chức. -Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, - Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Năng lực trách nhiệm dân sự Theo Điều 16 BLDS năm 2015: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Theo Điều 86 BLDS năm 2015: Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. Năng lực hành vi Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo Điều 19 BLDS năm 2015 Theo Điều 86 BLDS năm 2015: Có từ khi thành lập, phụ thuộc vào quy định của điều lệ hoặc pháp luật Phân loại -Pháp nhân thương mại -Pháp nhân phi thương mại -Người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự -Người mất năng lực hành vi dân sự -Người chỉ có một phần năng lực hành vi dân sự: Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, Hạn chế năng lực hành vi dân sự Thời điểm kết thúc Khi cá nhân chết Căn cứ theo Điều 93 BLDS năm 2015: Khi bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật Tài sản Thuộc sở hữu cá nhân, trách nhiệm vô hạn với tài sản cá nhân Tài sản riêng, trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản của pháp nhân Quốc tịch Được thành lập theo pháp luật Việt Nam thì là pháp nhân Việt Nam Có thể mang 1 quốc tịch hoặc nhiều quốc tịch Xem và tải bảng sự biệt cá nhân và pháp nhân:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/1/su-khac-biet-giua-ca-nhan-va-phap-nhan.png.docx Tóm lại, trên đây là điểm giống và sự khác nhau giữa cá nhân và pháp nhân. Việc hiểu rõ sự giống và khác biệt giữa cá nhân và pháp nhân là rất quan trọng trong việc thực thi pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.
Khi nào pháp nhân được cử người khác ngoài người đại diện tham gia tố tụng hình sự?
Pháp nhân có bắt buộc cử người đại diện theo pháp luật thực hiện các thủ tục tố tụng không? Có trường hợp nào pháp nhân được cử người khác ngoài người đại diện tham gia tố tụng hình sự không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Ai sẽ là người thực hiện thủ tục tố tụng khi pháp nhân tham gia tố tụng? Theo Khoản 20 Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định là người tham gia tố tụng. Theo quy định tại Điều 60, Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: - Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. - Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Đồng thời, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng được quy định tại Điều 434 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau: - Mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền. - Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp, chức vụ của mình. Như vậy, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân sẽ thay mặt pháp nhân tham gia các thủ tục tố tụng hình sự. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là gì? Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện là: - Là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. - Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện. Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: - Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; - Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; - Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân. Như vậy, một pháp nhân có thể có một, nhiều hoặc không có người đại diện theo pháp luật Khi nào pháp nhân được cử người khác ngoài người đại diện tham gia tố tụng hình sự? Cũng tại Điều 434 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân không thể tham gia tố tụng thì xử lý như sau: - Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc không thể tham gia tố tụng được thì pháp nhân phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng. Trường hợp pháp nhân thay đổi người đại diện thì pháp nhân phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. - Tại thời điểm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà pháp nhân không có người đại diện theo pháp luật hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng. Như vậy, bắt buộc người tham gia tố tụng phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Người thay mặt pháp nhân tham gia tố tụng chỉ có thể dưới tư cách là người đại diện theo pháp luật: - Nếu người đại diện hiện tại không thể tham gia tố tụng vì cũng đang là chủ thể tham gia tố tụng với tư cách cá nhân thì pháp nhân đó phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật để tham gia tố tụng. - Nếu không có hoặc có nhiều người đại diện thì cơ quan có thẩm quyền chỉ định một người người đại diện theo pháp luật để tham gia tố tụng. Người đại diện của pháp nhân có quyền và nghĩa vụ gì khi tham gia tố tụng hình sự? Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân khi tham gia tố tụng được quy định tại Điều 435 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau: Quyền của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân - Được thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm; - Được biết lý do pháp nhân mà mình đại diện bị khởi tố; - Được thông báo, được giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; - Được nhận: + Quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; + Quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; + Quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; + Quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; + Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cưỡng chế; + Bản kết luận điều tra; + Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; + Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; + Bản cáo trạng; + Quyết định đưa vụ án ra xét xử; + Bản án, quyết định của Tòa án và quyết định tố tụng khác theo quy định; - Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại pháp nhân mà mình đại diện hoặc buộc phải thừa nhận pháp nhân mà mình đại diện có tội; - Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; - Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật theo quy định; - Tự bào chữa, nhờ người bào chữa cho pháp nhân; - Được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa cho pháp nhân kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu; - Tham gia phiên tòa, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi những người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa; - Phát biểu ý kiến sau cùng trước khi nghị án; - Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa; - Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân - Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải; - Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Như vậy, khi thay mặt pháp nhân tham gia tố tụng hình sự, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng.
Giám đốc chi nhánh được thay mặt công ty ký hợp đồng khi nào?
Theo quy định tại Điều 85 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đại diện của pháp nhân như sau: Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện tại Chương IX Phần này. Theo Điều 137 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đại diện theo pháp luật của pháp nhân như sau: 1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. 2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này. Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền như sau: 1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. 2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. 3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện. Để đại diện pháp nhân thực hiện giao dịch dân sự cần phải có tư cách đại diện, người đại diện có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân. Theo đó, để giám đốc chi nhánh có thể thay mặt công ty ký hợp đồng thì giám đốc chi nhánh phải trở thành người đại diện theo pháp hoặc người đại diện theo ủy quyền của công ty và phạm vi đại diện của giám đốc chi nhánh phải bao gồm việc đại diện công ty ký hợp đồng.
Văn phòng Luật sư có tư cách pháp nhân hay không?
Do nhu cầu cần hiểu biết, nắm rõ pháp luật để tránh các rủi ro pháp lý liên quan, nhiều người đã tìm đến các văn phòng Luật sư để nhờ tư vấn. Từ đó có nhiều văn phòng được thành lập trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu cần thiết của người dân. Tuy nhiên, nhiều người chưa phân biệt được văn phòng Luật có phải là một pháp nhân hay không? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải hiểu thế nào là có tư cách pháp nhân. Theo Khoản 1 Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015, Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Như vậy, một tổ chức phải đáp ứng được đầy đủ 4 điều kiện trên mới được công nhận là pháp nhân. Đối với Văn phòng Luật sư, điều kiện để thành lập Văn phòng Luật sư phải thỏa mãn điểu kiện được quy định tại Điều 32 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 như sau: - Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012; - Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc. - Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên. - Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012. Ngoài ra, Văn phòng Luật sư còn phải đáp ứng các điều kiện sau: - Do một luật sư thành lập là chủ của Văn phòng Luật sư - Văn phòng luật sư phải có con dấu - Có tài sản riêng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng Từ những điều kiện trên ta thấy rõ Văn phòng Luật sư KHÔNG có tư cách pháp nhân vì Văn phòng Luật sư không có tài sản riêng nên không thỏa mãn điều kiện tại điểm c, Khoản 1 Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015
3 tội liên quan đến “khủng bố” theo pháp luật Việt Nam
Tội Khủng bố ở Việt Nam Mới đây, các trang báo đồng loạt đăng tải thông tin tổ chức “Triều đại Việt” bị Bộ Công an liệt vào danh sách “Tổ chức Khủng bố”. “Khủng bố” là cụm từ không còn xa lạ với chúng ta, tuy nhiên ở Việt Nam có những tội nào liên quan đến Khủng bố và sẽ bị xử lý và xử lý ra sao? Mời tham khảo bài viết này! Trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), 3 tội sau đây là những tội liên quan đến khủng bố 1. Tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân Căn cứ Điều 133: Mức độ hành vi cấu thành Khung hình phạt Xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình - Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; - Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố; - Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; - Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 133 hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm *Ghi chú: - Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Tội Khủng bố Quy định tại Điều 299 như sau: Mức độ hành vi cấu thành Khung hình phạt Xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. - Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; - Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố; - Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân Phạt tù từ 05 năm đến 15 năm Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 299 hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. *Ghi chú: - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 3. Tội Tài trợ khủng bố Mức độ hành vi cấu thành Khung hình phạt Đối với cá nhân Huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm Đối với pháp nhân thương mại Huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố. Phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm *Ghi chú: - Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra thì bị đình chỉ hoạt động trong một hoặc một số lĩnh vực - Pháp nhân thương mại phạm tội thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ hoạt động toàn phần - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. - Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Ngoài ra, Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành Điều 299 và 300 nêu trên.
Bồi thường thiệt hại dân sự pháp nhân
Nhờ các a/c tư vẫn giúp e trường hợp này ạ. Ông P (nguyên là kế toán kiêm phó thủ quỹ tiết kiệm của ngân hàng A). thỏa thuận với bà H để P mượn sổ tiết kiệm có giá trị 13.000USD để cầm cố vay tiền ngân hàng. Để đảm bảo tin tưởng, P đưa cho bà H giữ quyết định cấp đất của UBND xã kí. Sau khi mượn P ko thực hiện cầm cố mà giả mạo chữ kí bà H rút 13.000 USD do bà T và ông L tại ngân hàng A thực hiện chi. Bà T và ông L biết rõ P và ko có giấy ủy quyền của bà H). Vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ai chịu? Ông P, Ngân hàng A hay ông P cùng Ngân hàng liên đới chịu?
Trách nhiệm của pháp nhân và thành viên pháp nhân
Chào các Luật sư. Em xin hỏi các luật sư về vấn đề:" trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và trách nhiệm của cấc thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân" theo luật quy định là như thế nào ạ? Em xin chân thành cảm ơn các luật sưu đã dành thời gian trả lời câu hỏi này.
Có phải loại hình doanh nghiệp nào cũng có tư cách pháp nhân?
Luật doanh nghiệp 2014 thừa nhận khá nhiều các loại hình doanh nghiệp khác nhau, bao gồm công ty TNHH (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, có phải bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào cũng có tư cách pháp nhân, chúng ta sẽ cùng xem xét từng loại hình cụ thể. Trước khi đi vào xác định đâu là loại hình doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận là có tư cách pháp nhân, phải xác định được những điều kiện để được coi là một pháp nhân. Cụ thể theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được pháp luật thừa nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ 4 điều kiện sau: (1) Được thành lập hợp pháp theo quy định của BLDS hay pháp luật có liên quan; (2) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, được quy định tại Điều 83 BLDS 2015; (3) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; (4) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Chỉ khi đáp ứng đủ 4 điều kiện này, tổ chức mới được xem là có tư cách pháp nhân. - Đối với loại hình là Công ty TNHH (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên): Luật doanh nghiệp 2014 quy định công ty TNHH sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ nằm trong phạm vi số vốn góp vào công ty, chính vì thế có sự tách biệt rõ rệt giữa tài sản của công ty với tài sản của cá nhân, tổ chức khác và công ty sẽ tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản đó của mình. Đối với Công ty TNHH một thành viên, cũng chỉ có một chủ sở hữu như doanh nghiệp tư nhân nhưng lại chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn của công ty (không giống như Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn) nên từ đó, cũng tạo nên sự khác biệt về tư cách pháp nhân. Đồng thời, mọi hoạt động của Công ty TNHH đều phải được tách bạch với chủ sở hữu, công ty TNHH sẽ có người đại diện theo pháp luật đứng ra thực hiện một số hoạt động nhân danh công ty. - Đối với loại hình doanh nghiệp là Công ty Cổ phần: Theo khoản 2 Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Công ty cổ phần được thành lập có tài sản độc lập đối với các cá nhân, tổ chức khác. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, hoàn toàn không “dính líu” đến tài sản riêng của cá nhân mình. Đồng thời, Công ty cổ phần cũng nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập thông qua người đại diện theo pháp luật của công ty. - Về loại hình công ty hợp danh: Theo khoản 2 Điều 172 Luật doanh nghiệp 2014, công ty hợp danh được pháp luật thừa nhận là có tư cách pháp nhân khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ở công ty hợp danh bao gồm 2 tư cách thành viên: thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty và thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Dù thành viên hợp danh có trách nhiệm vô hạn như vậy tuy nhiên chỉ trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để chịu trách nhiệm thì tài sản của các thành viên hợp danh (đã chuyển quyền sở hữu cho công ty) mới được sử dụng đến nên xét ở một phần nào đó, công ty hợp danh vẫn có tài sản độc lập với thành viên hợp danh của công ty đó. Chính vì thế, pháp luật vẫn thừa nhận tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh. - Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn khác biệt với tất cả các loại hình trên, doanh nghiệp tư nhân không được pháp luật thừa nhận là có tư cách pháp nhân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 183 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chỉ do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chiếu theo điều kiện thứ (3) được trình bày ở trên, doanh nghiệp tư nhân đã không đáp ứng được. Đồng thời, khi tham gia vào các quan hệ tố tụng, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ là nguyên đơn, hoặc bị đơn, hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các tranh chấp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, chứ không phải là nhân dan doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy mà điều kiện (4), doanh nghiệp tư nhân cũng không thể đáp ứng được.
SX thuốc bảo vệ thực vật cấm – Pháp nhân vi phạm xử lý ra sao?
Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có hiệu lực từ ngày 25/6/2016. Trong đó có một nội dung mới đáng chú ý là hành vi vi phạm về sản xuất và buôn bán Thuốc bảo vệ thực vật có thể bị xử lý hình sự. Cụ thể tại Khoản 7 Điều 24 và Khoản 8 Điều 25 Nghị định đã quy định: Người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi: - Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng trên 100 kilôgam (hoặc 100 lít) thuốc thành phẩm; Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền 50.000.000 đồng. - Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng trên 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm; Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền đến 50.000.000 đồng. Điều này chỉ ra rằng nếu vi phạm vượt ngưỡng đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đây cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự về “tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 155 BLHS (1999). Tuy nhiên, chỉ còn ít ngày nữa sau khi Nghi định 31 có hiệu lực thì BLHS 2015 sẽ có hiệu lực, theo đó nếu chủ thể có hành vi vi phạm trên là cá nhân thì có thể áp dụng điều 190 BLHS 2015 để truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy nếu như chủ thể vi phạm là pháp nhân thì sẽ bị xử lý như thế nào khi mà phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân tại Điều 76 BLHS 2015 không bao gồm hành vi sản xuất, buôn bán thuốc BVTV cấm. Cả 2 BLHS đều không có quy định xử lý pháp nhân vi phạm về sản xuất, buôn bán thuốc BVTV. Phải chăng khi pháp nhân vi phạm thì không thể khởi tố vụ án hình sự được và áp dụng biện pháp phạt tiền tại Nghị định 31 là 50 triệu đồng. Không biết quan điểm trên của mình có đúng không, nếu thật sự số tiền phạt là 50 triệu đồng đối với pháp nhân sản xuất, buôn bán thuốc BVTV cấm thì mình cảm thấy chưa thỏa đáng đối với tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm trên. Mong nhận được ý kiến của mọi người để mình có thể hiểu rõ vấn đề này.
Có hay không sự bất bình đẳng giữa DN nhà nước và DNTN khi BLHS 2015 có hiệu lực
Từ trước đến nay, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân luôn có sự khoảng cách nhất định. Đặc biệt là khoảng cách về các thủ tục hành chính, và những hoạt động liên quan đến các cơ quan nhà nước. DN nhà nước luôn được ưu tiên, đó được xem như là một "luật bất thành văn" từ trước tói nay. Đến khi BLHS 2015 chính thức được ban hành, trong đó có điểm nổi bật là pháp nhân cũng là chủ thể của tội phạm hình sự. Cụ thể những hành vi được cho là phạm tội của pháp nhân được quy định ở Điều 76 BLHS. Tuy nhiên, điểm đổi mới này của BLHS đặt ra cho ta nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó sự công bằng giữa DN nhà nước và DN tư nhân được đẩy lên nội trội Liệu có sự công bằng hay không? Việc xử lý hình sự Pháp nhân thương mại sẽ thu hẹp hay giãn rộng khoảng cách phân biệt đối xử giữa Doanh nghiệp nhà nước và DN tư nhân.? Pháp luật quy định mọi doanh nghiệp đều bị xử lý hình sự nếu vi phạm như vậy DN nhà nước vi phạm cũng bị xử lý như DN tư nhân. Hình phạt có thể là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tức là đóng cửa nhà máy xí nghiệp. Tuy nhiên việc xử lý hình sự đối với doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng phát hiện ra sai phạm. Mà điều này thì lại phụ thuộc vào năng lực thanh tra kiểm tra, đánh giá tính toán mức độ thiệt hại được thực hiện bởi các ban ngành nhà nước, và phụ thuộc vào kết quả giám định được thực hiện bởi cơ quan nhà nước. Như vậy liệu cơ quan nhà nước có nghiêm minh xử lý hình sự doanh nghiệp nhà nước công bằng bình đẳng như DN tư nhân không? Hay là quy định xử lý hình sự đối với doanh nghiệp sẽ lại là nhân tố làm giãn rộng thêm khoảng cách phân biệt đối xử bất bình đẳng giữa DNNN và DN tư nhân? Giống như những bất bình đẳng trong các chính sách về ưu đãi tiếp cận nguồn vốn vay, ưu đãi về đất đai và các cơ chế chính sách như lâu nay? Có thể dự liệu đánh giá được phần nào nếu như có số liệu tổng hợp về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm của DNNN và DN tư nhân trong chục năm qua. Xem việc xử phạt vi phạm hành chính đối với DNNN và DN tư nhân có công bằng bình đẳng phân biệt đối xử không, để từ đó có thông tin để tham khảo đánh giá về việc xử lý hình sự doanh nghiệp. Và một điểm đáng chú ý nữa là Doanh nghiệp lớn hay nhỏ có nguy cơ phạm tội hình sự cao? Liệu có sự bất bình đảng giữa DN nhỏ và DN lớn? Từ ngày 1/7/2016 tới Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực quy định xử lý hình sự đối với Pháp nhân thương mại phạm tội. Xem xét những tội danh mà pháp nhân thương mại có thể phạm phải tại điều 76 thì thấy các doanh nghiệp lớn có nguy cơ bị xử lý hình sự cao hơn doanh nghiệp nhỏ. Lý do bởi vì các tội danh này đều dựa trên cơ sở mức độ định lượng tổn hại vật chất gây ra cho xã hội để làm căn cứ để định tội và định khung hình phạt. Do vậy những doanh nghiệp lớn có hoạt động sản xuất kinh doanh ở quy mô lớn nếu có sai phạm sẽ dễ dàng gây ra mức độ thiệt hại đủ lớn để bị xử lý hình sự. Cho nên những doanh nghiệp lớn có nguy cơ bị xử lý hình sự cao hơn doanh nghiệp nhỏ trên mọi lĩnh vực ngành nghề. Dưới đây là những tội danh mà các doanh nghiệp có thể phạm phải. Luật đặt ra là như vậy, nhưng áp dụng thế nào là một chuyện khác. Hãy xem sau khi BLHS 2015 có hiệu lực, thì việc xử lý hình sự đối với các doanh nghiệp sẽ như thế nào?
Khởi tố hình sự với pháp nhân: Nestle Ấn Độ bị kiện
Nestle Ấn Độ đã bị khởi tố hình sự sau khi FDA phát hiện chì hàm lượng cao trong sản phẩm mỳ ăn liền Maggi của hãng này. Ngày 30/5, nhà chức trách bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ, đã khởi tố hình sự đối với công ty Nestle Ấn Độ sau khi phát hiện chì hàm lượng cao trong sản phẩm mỳ ăn liền Maggi của hãng này. Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm (FDA) tại bang Uttar Pradesh cho biết đã tìm thấy chì hàm lượng cao trong 24 gói mỳ ăn liền Maggi cùng với chất làm tăng hương vị MSG trong các cuộc kiểm tra thông thường vào tháng Ba vừa qua. Theo FDA, công ty này sẽ đối mặt với án phạt và các nhà quản lý sẽ có thể bị phạt tù nếu tòa án quyết định mở phiên điều trần và phán quyết Nestle Ấn Độ vi phạm Luật Tiêu chuẩn và An toàn thực phẩm quốc gia. Nestle Ấn Độ, chi nhánh của tập đoàn Nestle trụ sở ở Thụy Sĩ, đã được yêu cầu trình diện trước tòa vào ngày 1/7 tới. Tuy nhiên, Nestle Ấn Độ đã bác bỏ cáo buộc của FDA và khẳng định đã tự mình tiến hành kiểm tra số sản phẩm trên. Trong một tuyên bố ngày 29/5, công ty này nhấn mạnh sẽ chia sẻ kết quả với nhà chức trách và tiếp tục hợp tác đầy đủ để đưa ra kết luận cuối cùng. Nestle Ấn Độ cũng tuyên bố không sử dụng MSG trong các sản phẩm Maggi được bán ở Ấn Độ. Nguồn TTXVN