Tài sản bị phát mại do xử án oan sai được bồi thường thế nào?
Việc tài sản bị phát mại do xử án oan sai gây tổn thất nặng nề về vật chất và tinh thần cho người bị oan, vậy việc bồi thường khi phát mại tài sản của người bị oan sai như thế nào? (1) Ai là người được yêu cầu Nhà nước bồi thường khi xử án oan sai? Theo quy định của pháp luật, Nhà nước có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường và phục hồi nhân phẩm đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án. Quyền được yêu cầu bồi thường đương nhiên thuộc về người bị thiệt hại, tuy nhiên, có một số trường hợp người bị xét xử oan sai đã qua đời nhưng người nhà mới phát hiện ra sự việc bị oan sai năm xưa thì có quyền yêu cầu Nhà nước thực hiện việc bồi thường thiệt hại không? Theo quy định tại Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường: - Người bị thiệt hại - Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại - Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 - Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường Như vậy, ngoài người bị thiệt hại, những người thừa kế của người bị thiệt hại, người đại diện của người bị thiệt hại và cá nhân pháp nhân được ủy quyền yêu cầu bồi thường đều có quyền được yêu cầu Nhà nước bồi thường khi có oan sai, thiệt hại do người thực hiện công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án. (2) Tài sản bị phát mại do xử án oan sai được bồi thường thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, khi có thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, việc bồi thường của Nhà nước được thực hiện như sau: 1- Tài sản bị phát mại, bị mất: - Mức bồi thường dựa vào giá thị trường của tài sản cùng loại tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. - Thời điểm xác định hiện trạng tài sản là thời điểm thiệt hại xảy ra. 2- Tài sản bị hư hỏng: - Mức bồi thường là chi phí sửa chữa, khôi phục tài sản theo giá thị trường tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. - Nếu không thể sửa chữa, khôi phục thì áp dụng theo quy định của Tài sản bị phát mại, bị mất. 3- Thiệt hại do không sử dụng, khai thác tài sản: - Mức bồi thường là thu nhập thực tế bị mất. - Đối với tài sản cho thuê: thu nhập thực tế bị mất được xác định theo mức giá thuê trung bình 01 tháng của tài sản cùng loại tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. - Đối với tài sản không cho thuê: thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của 03 tháng liền kề do tài sản mang lại trước thời điểm thiệt hại xảy ra. 4- Khoản tiền đã nộp ngân sách, bị tịch thu, thi hành án, đặt để bảo đảm: - Người bị thiệt hại được hoàn trả các khoản tiền đó cùng khoản lãi. - Lãi suất được tính theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. 5. Thiệt hại do không thực hiện được giao dịch dân sự, kinh tế: - Mức bồi thường là số tiền phạt theo mức phạt đã thỏa thuận và khoản lãi của khoản tiền phạt đó. - Lãi suất được tính theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. 6. Thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết: -Mức bồi thường chỉ bao gồm phần thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết. Như vậy, Nhà nước sẽ không áp đặt một mức tiền bồi thường cứng mà sẽ linh hoạt bồi thường tùy theo giá trị tài sản bị thiệt hại, và từng trường hợp cụ thể của tài sản (tài sản có thuê không, tài sản có lấy lãi không,...) Việc quy định bồi thường theo nhiều trường hợp như vậy nhằm khắc phục triệt để những thiệt hại về tài sản của người bị oan sai, hành động này thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bồi thường cho người bị thiệt hại do sai sót của người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án, bù đắp phần nào các tổn thất về vật chất và tinh thần cho người bị thiệt hại.
Ai sẽ là người bồi thường cho người ngồi tù oan sai?
Ngồi tù oan sai là trường hợp hiếm gặp ở Việt Nam, tuy nhiên pháp luật vẫn có quy định về quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường trong trường hợp trên. Vậy, ai sẽ là người bồi thường cho người ngồi tù oan sai? Vừa qua trên khắp các trang MXH đang xôn xao vụ việc một giám đốc công ty sau khi bị bắt giam hơn bốn năm rưỡi. Đến nay, công an đình chỉ điều tra bị can đối với ông do hành vi không cấu thành tội phạm. Theo ông, việc bị bắt giam khiến ông từ chủ một công ty nay đã phải đi làm bảo vệ, ảnh hưởng đến cuộc sống và danh tiếng của ông. Ông đã ủy quyền cho luật sư làm các thủ tục để yêu cầu cơ quan tố tụng xin lỗi công khai, bồi thường oan sai. Ai sẽ được yêu cầu Nhà nước bồi thường? Theo Điều 2 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 Trong đó, người bị thiệt hại theo khoản 1 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. Cũng theo Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường: - Người bị thiệt hại. - Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại. - Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 - Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường. Đồng thời, theo Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự quy định Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm. Như vậy, những người bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì sẽ được yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại. Theo đó, người ngồi tù oan sai được yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại. Ai sẽ là người bồi thường cho người ngồi tù oan sai? Theo khoản 6 và khoản 7 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định - Người giải quyết bồi thường là người được cơ quan giải quyết bồi thường cử để thực hiện việc giải quyết yêu cầu bồi thường. - Cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng. Theo đó có thể thấy người thi hành công vụ là người trực tiếp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thiệt hại, tuy nhiên, cơ quan giải quyết bồi thường sẽ cử người giải quyết bồi thường để thực hiện bồi thường cho người ngồi tù oan sai. Đồng thời, người thi hành công vụ gây thiệt hại cũng sẽ có những quyền và nghĩa vụ theo Điều 14 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường như sau: - Người thi hành công vụ gây thiệt hại có quyền sau đây: + Được nhận văn bản, quyết định về việc giải quyết yêu cầu bồi thường liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017; + Tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về tố cáo; khiếu nại, khởi kiện quyết định hoàn trả và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố tụng hành chính; + Quyền khác theo quy định của pháp luật. - Người thi hành công vụ gây thiệt hại có nghĩa vụ sau đây: + Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin, tài liệu của mình; + Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và quá trình xác định trách nhiệm hoàn trả theo yêu cầu của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; + Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; + Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, dù người giải quyết bồi thường là người khác nhưng người thi hành công vụ gây thiệt hại vẫn phải hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan trực tiếp quản lý họ. Hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường? Theo Điều 16 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường bao gồm: - Giả mạo tài liệu, giấy tờ hoặc cung cấp tài liệu, chứng cứ sai sự thật trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường. - Thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết bồi thường, người có liên quan để trục lợi. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại. - Không giải quyết yêu cầu bồi thường hoặc không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc giải quyết yêu cầu bồi thường trái pháp luật. - Không thực hiện việc xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc không xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại. - Sách nhiễu, cản trở hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường. Như vậy, người giải quyết bồi thường và cơ quan giải quyết bồi thường sẽ không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm như trên trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
Ngồi tù do oan sai được bồi thường bao nhiêu tiền?
Những ngày qua đã có nhiều ý kiến về vụ việc oan sai phải ngồi tù đến 800 ngày, tuy nhiên vấn đề được nhắc đến nhiều nhất không phải là việc cải chính và công khai cải chính mà là bồi thường cho người bị oan sai bằng tiền và hiện vật đến 500 triệu đồng. Dù vậy, có người cho rằng số tiền đó quá ít cho với số ngày bị tù oan và danh dự mất nhưng số khác lại cho rằng số tiền này là hợp lý. Vậy chi phí bồi thường do oan sai được quy định ra sao? 1. Đối tượng nào được yêu cầu Nhà nước bồi thường? Căn cứ Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường: - Người bị thiệt hại. - Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại. - Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 - Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường. 2. Căn cứ nào xác định trách nhiệm bồi thường? Việc bồi thường oan sai của Tòa án sẽ được căn cứ tại Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 thông qua việc xác định trách nhiệm bồi thường như sau: * Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây: - Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường. - Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. - Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại. * Căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng bao gồm: - Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường. - Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại. - Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. 3. Mức bồi thường và cách tính bồi thường thiệt hại Theo Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: (1) Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. (2) Người bị bắt, người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; (3) Người bị tạm giam mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm. (4) Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm. (5) Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm; (6) Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành. (7) Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành; (8) Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Tòa án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành. Như vậy, hiện không có quy định nào quy định rõ mức bồi thường thiệt hại cụ thể với số tiền bao nhiêu mà sẽ căn cứ vào tính chất vụ việc, số ngày ngồi tù do lỗi tố tụng của cơ quan Nhà nước và các thiệt hại mà người bị oan cần chứng minh như mức thu nhập bị mất, tiền thuê luật sư, tiền tố tụng và nhiều chi phí khác cần phải liệt kê để có thể được bồi thường thỏa đáng. XEM THÊM: Tuyển tập bản án về bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự
VKS truy tố "thừa" 01 tội danh thì có phải chịu trách nhiệm bồi thường hay không?
Chả là sáng nay có đọc báo, thấy nhắc đến vụ Hàn Đức Long yêu cầu VKSND tỉnh Bắc Giang bồi thường và xin lỗi, em mới có thắc mắc là yêu cầu bồi thường của ông Long có hợp lý hay không? VKS Bắc Giang trả đơn có hợp lý hay không? Cùng lật lại vụ án một xíu.. - Tối 26/06/2005, thi thể cháu NTY (5 tuổi, trú tại xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên) được tìm thấy. Bốn tháng không tìm ra thủ phạm, Công an tỉnh Bắc Giang quyết định tạm đình chỉ vụ án, đồng thời phát động nhân dân tố giác tội phạm. - Sau đó, CQĐT nhận được đơn tố cáo của bà NTK và con dâu về việc bị ông Hàn Đức Long hiếp dâm. Ông Long bị bắt tạm giam. - Đầu năm 2006, VKSND tỉnh Bắc Giang ra cáo trạng truy tố ông Long về ba tội hiếp dâm đối với hai mẹ con bà K; giết người, hiếp dâm trẻ em đối với cháu Y. - Tháng 3/2007, TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên sơ thẩm, tuyên ông Long không phạm tội hiếp dâm; với hai tội còn lại, ông Long bị tuyên tử hình. VKSND tỉnh Bắc Giang kháng nghị theo hướng buộc ông phải chịu cả ba tội. - Tiếp đó, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội tuyên ông Long không phạm tội hiếp dâm đối với mẹ con bà K và y án sơ thẩm. - Ông Long kêu oan vì bị tuyên tử hình, TAND tối cao ra kháng nghị và quyết định giám đốc thẩm, hủy toàn bộ hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm trên để điều tra lại. - Tháng 06/2011, VKSND tỉnh Bắc Giang tiếp tục ra cáo trạng truy tố ông Long với ba tội danh như đã nói. - Tháng 9/2011, TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên sơ thẩm lần 2, một lần nữa tuyên ông Long không phạm tội hiếp dâm. Tháng 11/2014, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao ra quyết định giám đốc thẩm, tuyên hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại . -Tháng 4/2016, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang hoàn tất bản kết luận điều tra lại vụ án Hàn Đức Long và đề nghị truy tố hai tội: Giết người và Hiếp dâm trẻ em. - Tháng 5/2016, VKSND tỉnh Bắc Giang ra quyết định trả hồ sơ cho Công an tỉnh Bắc Giang để yêu cầu điều tra bổ sung vụ án “tử tù” Hàn Đức Long. Đến tháng 8/2016, VKSND tỉnh Bắc Giang tiếp tục trả quyết định trả hồ sơ vụ án Hàn Đức Long cho công an tỉnh này yêu cầu điều tra bổ sung. - Ngày 20/12/2016, VKSND tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định đình chỉ bị can, trả tự do cho ông Hàn Đức Long sau 11 năm giam giữ. Hiểu vắn tắt là VKS Bắc Giang truy tố 03 tội là giết người, hiếp dâm trẻ em và hiếp dâm, nhưng tòa sơ thẩm và phúc thẩm chỉ kết án có 02 tội, tội hiếp dâm ko được hình thành bởi bản án của Tòa sơ thẩm tỉnh Bắc Giang và Tòa phúc thẩm TAND tối cao. Và nay ông Long yêu cầu VKSND Bắc Giang vì truy tố "thừa". VKSND Bắc Giang có văn bản trả lời. Tóm tắt rằng, trách nhiệm này là của Tòa phúc thẩm TAND tối cao chứ không phải là của VKSND tỉnh Bắc Giang. Rắc rối cũng từ đó. Cùng lật lại Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009, quy định về trách nhiệm bồi thường của VKS như sau: Điều 31. Trách nhiệm bồi thường của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự Viện kiểm sát có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây: 1. Đã phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của cơ quan điều tra có thẩm quyền nhưng người bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật; 2. Đã phê chuẩn lệnh tạm giam của cơ quan điều tra có thẩm quyền hoặc ra lệnh tạm giam, gia hạn tạm giam mà sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội; 3. Toà án cấp sơ thẩm trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội; 4. Đã có quyết định truy tố bị can nhưng Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật; 5. Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội; 6. Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội và sau đó Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội. Trong các quy định trên, đều thấy nhắc rằng VKS chỉ có trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp mà người bị giam giữ, truy tố... không có hành vi phạm tội và không có hành vi vi phạm pháp luật. Quy định này mình thấy rất chung chung, không rõ ràng, kiểu "đánh lận con đen". Đơn cử, như trong trường hợp của ông Long, VKS truy tố 03 tội nhưng chỉ có bản án kết luận là 02 tội, còn tội còn lại không đủ chứng cứ. Vậy trường hợp bị truy tố "thừa" một tội như thế có được xem là "oan sai" hay không? VKS có trách nhiệm bồi thường hay không? Kính nhờ các bác chỉ giáo em chỗ này với ạ!
Trách nhiệm bồi thường của người thi hành công vụ gây ra oan sai
Thời gian gần đây, Nhà nước đã phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để bồi thường cho người bị oan sai do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra. Tiêu biểu gần đây là vụ của ông Hàn Đức Long, mức bồi thường vì gây ra oan sai ông Long muốn được bồi thường lên đến 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền thu hồi nộp vào ngân sách từ trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây ra oan sai chằng là bao nhiêu, thậm chí là không thể thu hồi vì người thi hành công vụ không có khả năng chi trả hoặc cho rằng thỏa thuận bồi thường là không hợp lý. Xét về khách quan, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gây ra oan sai như quy định pháp luật chưa chặt chẽ, còn có sự ưu ái đối với người thi hành công vụ... Thêm vào đó là sự thờ ơ, thiếu quyết liệt của các cơ quan, tổ chức. Mặt khác, theo khoàn 2 điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 quy định việc giải quyết bồi thường được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ. Vậy nên, không có mặt người gây ra oan sai, liên quan gây ra oan sai trong buổi thỏa thuận đó. Sau đó mới xác định trách nhiệm của những người liên quan gây oan sai để tiến hành thu hồi số tiền đã bồi thường nộp lại ngân sách. Bởi việc thỏa thuận thật sự rất quan trọng, cần thiết vì những khoản bồi thường không có quy định một mức cụ thể, nhất định nên không thể nào chính xác để bù đắp tổn thất về vật chất, tinh thần của người bị oan sai.Vì vậy, mọi khoản bồi thường chỉ có thể căn cứ trên sự thỏa thuận giữa người gây ra oan sai và người bị oan sai. Pháp luật lại không quy định 2 đối tượng này được trực tiêp thỏa thuận với nhau. Chính điều này đã gây ra phản ứng, không đồng tình của những người gây ra thiệt hại trong việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả. Mà không đồng tình thì không trả, mà không trả thì tiền bồi thường từ đâu ra để chi trả? Không chi trả cho người bị oan sai mặc dù đã thỏa thuận hay lấy từ tiền thuế của người dân để chi trả? Mình thấy xét xử gây ra oan sai là không thể tránh khỏi, chỉ có ít hay nhiều thôi. Hạn chế tối đa vẫn là tốt nhất nhưng nếu chẳng may gây ra thì nên có biện pháp xử lý ổn thỏa, hài hòa để cân bằng lợi ích của đôi bên nên theo mình, pháp luật nên quy định cho người thi hành công vụ gây ra oan sai và người bị oan sai có thể trực tiếp thỏa thuận với nhau. Nhưng trên hết vẫn là khắc phục những lỗ hỏng của pháp luật. Các bạn thấy vấn đề này như thế nào? Mọi người cùng nhau góp ý nhé!!!
Những ngày qua, Báo chí đưa tin ông Huỳnh Văn Nén được giải oan, ông là người vô tội sau gần 2 thập kỷ ngồi tù oan. Tuy nhiên, trên góc nhìn pháp luật thì ông Huỳnh Văn Nén được thả tự do chỉ là “Quyết định tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Nén”, còn ông có bị oan hay không thì phải đợi TAND Tối cao giải quyết theo trình tự tái thẩm. Nên hiện tại ông Nén vẫn có tội. Hi vọng, cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng tiến hành các thủ tục theo Luật định để tuyên ông vô tội và bồi thường thỏa đáng cũng như trừng trị nghiêm kẻ gây ra sự oan cho ông!
Re:Cùng vui vẻ rồi tố bị... hiếp dâm
Rất may cho anh chàng bị cáo này là đã được “trắng tội” ở phút thứ 89. Bạn đã từng xem bộ phim này chưa? http://danluat.thuvienphapluat.vn/oan-sai-va-127602.aspx#370386 Kết quả của một vụ oan sai là xã hội mất đi một người lương thiện và đứa trẻ trở thành mồ côi
Bạn đã từng xem bộ phim này chưa? Một bộ phim không chỉ nói lên tình cảm thiêng liêng của tình cha con mà còn lên án việc xét xử oan sai người vô tội gây ra hậu quả thương tâm, đáng tiếc. Mời các bạn xem để rồi suy ngẫm nhé ! https://www.youtube.com/watch?v=qieuT2H50T4
Hãy nhìn bị cáo dưới “ánh mắt” pháp luật
Với mục tiêu bảo vệ quyền con người, tránh oan, sai thì tiên quyết những người tiến hành tố tụng buộc phải nhìn bị cáo dưới “ánh mắt” pháp luật. Nghĩa là: 1. Bị cáo có quyền im lặng Nếu hỏi mà bị cáo không hợp tác, không trả lời… thì hãy nghĩ: - Bị cáo có quyền im lặng; - Bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội; - Trách nhiệm tìm ra sự thật (có tội hay vô tội) thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. 2. Bị cáo không có tội Đừng luôn nghĩ bị cáo là kẻ có tội… mà hãy nghĩ: - Hiện tại bị cáo không có tội; - Dù tòa sơ thẩm có tuyên bị cáo là có tội nhưng bị cáo vẫn không có tội vì không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa có hiệu lực pháp luật. 3. Bị cáo không chối tội Bị cáo luôn khăng khăng khẳng định mình vô tội thì đừng cho rằng bị cáo chối tội… mà hãy nghĩ: - Bị cáo chưa hề có tội thì lấy gì mà chối tội. 4. Bị cáo được quyền nói láo Khi xét thấy bị cáo khai không thật thì đừng nghĩ sẽ xử phạt nặng thêm… mà hãy nghĩ: - Bị cáo được quyền nói láo; - Nếu không thành khẩn khai báo thì chỉ không được xem là tình tiết giảm nhẹ chứ không hề bị xử nặng thêm. (Xem thêm Điều 10 và 11 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003)
Ép cung, dùng nhục hình tạo nên oan sai tại Sóc Trăng?
> Vụ án oan tầy đình được phát hiện Những vụ án oan sai được đưa ra ánh sáng phần lớn nhờ vào hung thủ thú nhận, và tất cả cùng chung một điểm cơ quan điều tra chủ quan duy ý chí cứ nghĩ mình biết chắc hung thủ và ép cung, dùng nhục hình với người bị oan sai. Thử hỏi, hiện tại còn bao nhiêu người đang ngồi tù oan, sai? Cơ quan tố tụng nước nhà nghĩ và hành động như thế nào về những oan sai nói trên. Sau đây là Thông tin về vụ án oan sai tại Sóc Trăng: Theo hồ sơ vụ án: Khoảng 4 giờ ngày 6-7-2013, những người đi làm đồng phát hiện thi thể ông Lý Văn Dũng (42 tuổi, ngụ tại địa phương, chạy xe ôm) gục chết trên con lộ thuộc ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2. Chiếc xe máy của nạn nhân nằm ven lộ cách hiện trường không xa. Khám nghiệm tử thi, các ngành chức năng xác định nạn nhân bị đâm 7 nhát dao, trong đó có 1 vết dao đâm thẳng vào ngực và 1 vết từ trên đỉnh đầu đâm xuống. Bóp tiền và điện thoại di động của nạn nhân vẫn còn nguyên. Các ngành chức năng xác định nguyên nhân của vụ án có thể xuất phát từ hiềm khích cá nhân. Lập tức, Trần Hol (SN 1986), người từng liên quan đến vụ cố ý gây thương tích trước đó, được mời lên làm việc. Sau đó, 5 thanh niên khác là bạn bè của Hol cũng lần lượt bị công an mời lên làm việc rồi cùng bị tạm giam, khởi tố về tội “Giết người”, gồm: Trần Cua, Trần Văn Đỡ, Thạch Sô Phách, Thạch Mươl và Khâu Sóc. Riêng đối tượng nữ duy nhất trong vụ này là Nguyễn Thị Bé Diễm (quê quán Hậu Giang, làm nghề phục vụ quán nhậu tại thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề) bị khởi tố về tội “Không tố giác tội phạm”. Vụ án tưởng chừng như đã xong, thậm chí ban chuyên án chuẩn bị nhận thưởng “nóng” thì bất ngờ vào giữa tháng 12-2013, Lê Thị Mỹ Duyên (ngụ TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) đến Công an phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP HCM, đầu thú, thừa nhận chính cô và Nguyễn Kim Xuyến (ngụ thị trấn Trần Đề) đã giết ông Lý Văn Dũng với ý định cướp tài sản nhưng cướp không thành. Duyên khai cô và Xuyến có mối quan hệ đồng tính. Sau khi bỏ trốn lên TP HCM, do Xuyến có tình cảm với người khác nên Duyên đâm ra ghen tuông. Để trả thù, Duyên đi đầu thú với mong muốn cả hai cùng bị bắt giữ và cùng được ở bên nhau mãi mãi (!). Những lời khai của 2 đối tượng này tương đối phù hợp với hiện trường của vụ án. Cả Duyên và Xuyến đều bị tạm giam để phục vụ điều tra. Ép cung, dùng nhục hình? Trưa 1/3, Trần Hol kể ngay từ lúc bị công an mời lên làm việc, Hol đã chỉ ra nhiều chứng cứ ngoại phạm đối với bản thân anh trong đêm xảy ra vụ án. Tuy nhiên, các điều tra viên của Công an huyện Trần Đề vẫn một mực cho rằng Hol là hung thủ, thậm chí đánh anh. “Chuyển lên Công an tỉnh Sóc Trăng, tôi cũng bị đánh đến bất tỉnh... Do chịu không nổi, tôi khai nhận mình đã giết anh Dũng” - Trần Hol kể thêm. Tương tự, Thạch Sô Phách cũng kể: Lúc bị tạm giữ ở Công an huyện Trần Đề, anh bị 3 cán bộ công an thay nhau hỏi cung và đánh đập. Khi áp giải lên công an tỉnh, anh lại bị 4 cán bộ điều tra đánh tiếp. Do không chịu được nhục hình, anh cũng đã nhận tội. Anh Trần Văn Đỡ cũng bị như vậy.
Ngày hết tết đến, chàng Luật sư nọ quyết định mua một cái áo thật đẹp và hết sức gợi cảm để tặng vợ. Thế là, anh ta đến cửa hàng: - Tôi muốn mua một cái áo cho vợ (cao 1m6), áo thật sự mỏng và có khả năng gợi cảm cao, giá cả phải chăng. - Loại này giá 1 triệu nè anh! - Sao dày thế, lấy loại mỏng hơn đi. - Cái này giá 2 triệu, được chưa anh? - Vẫn còn dày. Chị lấy dùm tôi loại mỏng nhất và tốt nhất đi, nhớ ủi kỹ lưỡng nhé. - Dạ! Loại này giá 4 triệu. Khi về nhà gặp vợ: - Vợ yêu, anh tặng em nè! Em vào mặc thử có đẹp không? Chị vợ vui vẻ vào phòng thay áo nhưng mặc vào chị thấy áo mỏng quá nên nghĩ mặc cũng như không vậy là chị quyết định không mặc và chạy ra hỏi chồng: - Đẹp không anh? - Bực cả mình, mua cái áo tới 4 triệu mà không chịu ủi thẳng cho người ta, để nhăn nheo như thế! Lần sau chắc anh không mua đồ ở chỗ đó nữa. - (Nghĩ thầm): Oan sai nhiều quá!
Diễn biến của một phiên xét xử nọ như sau: Con Muỗi: Bị cáo Người đã vô cớ giết chết anh trai tôi. Bị cáo Người: Thưa quan tòa, tại vì loài Muỗi thường xuyên hút máu tôi. Con Muỗi: Thưa quan tòa, loài Muỗi chúng tôi chỉ có Muỗi cái là hút máu còn Muỗi đực thì không bao giờ làm việc đó và anh trai tôi là Muỗi đực nên không có chuyện hút máu bị cáo Người. Bị cáo Người: Thưa quan tòa, nếu không có Muỗi đực thì làm sao có Muỗi cái, nên việc tôi giết anh trai hắn là đúng rồi. Chẳng lẽ, tôi phải đi phân biệt con Muỗi nào là đực hay cái trước khi giết chúng hay sao, làm như thế thật sự khó khăn. Con Muỗi: Thưa quan Tòa, theo quy định của Pháp luật thì ai làm người đó chịu, nếu vậy thì xử tội ông Ngoại tôi chứ anh tôi chưa hề tạo ra thế hệ con cháu. Mặt khác, cho dù khó khăn xác định Muỗi đực hay cái thì cũng phải xác định để tránh oan, sai xảy ra. … Quan tòa (tuyên án):…Dư luận đang lên án mạnh mẽ trước tình hình dịch bệnh do loài Muỗi gây ra, trước tình hình ngăn ngừa dịch bệnh thì việc “giết nhầm còn hơn bỏ sót” của bị cáo Người là hoàn toàn đúng. Tòa tuyên bị cáo Người vô tội. (Thanh Hữu)
Không để oan sai và bỏ lọt tội phạm – chỉ là giấc mơ?
> “Vô tội + Tử hình = Chung thân” > Nguyễn Thanh Chấn: Tự an ủi “ra tù là may lắm rồi!!!" Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định “không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”, ý nghĩa rất hay song thực tế khó lòng giải quyết được. Hoạt động tố tụng là việc đi ngược dòng thời gian để tìm ra sự thật khách quan, song nhận thức của con người là có hạn nên một số trường hợp không thể hoặc chưa thể truy ra sự thật. Tuy nhiên, dưới sức ép không để lọt tội phạm dễ dẫn đến hiện tượng “giết nhằm hơn bỏ sót”, vậy là oan sai lại xảy ra. Nguyễn Thanh Chấn (ở tù oan hơn 10 năm) là một điển hình của việc này. Vì tâm lý “sợ” lọt tội phạm nên nhiều vụ án chưa đủ chứng cứ để kết tội đáng lẽ ra phải tuyên bị cáo vô tội và trả tự do vậy mà trả hồ sơ điều tra bổ sung (bị cáo vẫn không được trả tự do), thậm tệ hơn là đưa ra bản án “an toàn” là chung thân trong những vụ án chỉ có thể tử hình hoặc vô tội, Kỳ án Vườn Mít là một ví dụ. Bởi vậy, muốn không xảy ra trường hợp oan sai thì phải chấp nhận bỏ lọt tội phạm trong một số trường hợp. Nếu cho rằng “bỏ lọt tội phạm” là có lỗi với người bị hại thì “để oan sai xảy ra” vừa có lỗi với người bị hại vừa có lỗi với người bị oan sai (xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người của họ). Cuộc sống chứ không phải giấc mơ, chúng ta phải biết đánh đổi, chọn cái này thì mất cái kia, còn tham thì chỉ có thâm. P/s: Đôi điều chia sẻ!
Đánh cái phẹt! Vậy là hàm răng của Hảo Sin bị gãy vài chiếc rớt xuống nền, máu té lên cao rồi rơi vào ly nước của thằng cai. Thằng Hảo Que thì được tên cai ngục ác độc ưu ái hơn bằng việc đạp một phát vào ngực (trước mặt Vương Triều). Số phận của Hảo Vế có vẻ nhẹ nhàng hơn bởi bọn cai ngục không có đánh mà đòi tiền bằng cách dụ “nếu nhà mày đưa tiền cho cai ta thì ta sẽ trả tự do”! Đúng là cái thời cai ngục dám lạm quyền của Quan luôn. Còn ông bố Hảo Hán thì cũng bị tay chân bọn cai ngục đánh bầm dập. Nói Chung bốn cha con nhà họ Hảo đều bị no đòn, nghe đồn là bị ép cung nữa đấy. Tưởng chừng được mang cái họ Hảo thì cuộc đời sẽ tốt lắm chứ, nhưng không ngờ trở nên bất hảo lúc này. Đến khi ra công đường, Nhà họ Hảo khai toàn bộ sự việc với Bao Công. Trong nội tâm Bao Công có tin hay không thì không biết nữa, nhưng Bao Công tuyên không chấp nhận nội dung mà bốn cha còn nhà họ Hảo khai báo. Nghe đồn là: Nhà họ Hảo phạm phải tội chống đối lệnh Bàng Thái Sư. Vậy đáng lẽ ra Bao Công phải xử nhẹ hoặc cho nhà họ Hảo vô tội mới đúng. Nhưng ở đây Bao Công rơi vào chỗ “xử đúng cũng chết, sai lại càng chết” nên đành cho mỗi đứa vài năm lưu đầy, coi như xử nhẹ cho nhà họ Hảo mà cũng thể hiện nể mặt Bàng Thái Sư (thật ra là nể mặt Hoàng Thượng thôi). Đáng lẽ ra nhà họ Hảo phải biết điểm khó của Bao Công mà chấp hành án, không ngờ nhà họ Hảo lại kêu oan lên Hoàng Thượng. Trời ơi! Sao mà khờ thế! Hoàng Thượng cử Bàng Thái Sư phán quyết: chắc lài y án nữa rồi! Vào tù bọn mày cũng bị phe Bàng Thái Sư đập một trận nữa cho mà coi. “Bao Công có đó nhưng cũng có cái khó của ngài nhà họ Hảo ơi!”
Nên bỏ án tử hình tại Việt Nam
Thuật ngữ “giết người đền mạng” đã xuất hiện từ ngàn đời nay, có thời kỳ nó được coi như chân lý; đó là lẽ đương nhiên hợp với lòng người. Nhưng có thời kỳ nó không được nhận định xác nghĩa như vậy; và cụ thể tại Bộ luật hình sự hiện hành của nước ta không phải lúc nào giết người cũng phải chịu hình phạt cao nhất là tử hình, mà cần phải dựa vào từng tình huống và hoàn cảnh cụ thể. Thiết nghĩ, với quy định của pháp luật hình sự hiện hành như vậy là tương đối phù hợp. Ở đây, chỉ là tương đối bởi trong suy nghĩ của các nhà làm luật vẫn còn “đọng lại” thuật ngữ “giết người đền mạng” mà đa số nhân dân nghĩ đó là chân lý sống. Tôi không phê phán những quan điểm đó của các nhà làm luật, và đông đảo quần chúng nhân dân; nhưng tôi cho rằng thuật ngữ “giết người đền mạng” đó là cái đúng của quá khứ còn hiện tại nó không hợp thời nữa. Hay nói một cách thật chuẩn xác theo dòng suy nghĩ của tôi là “ nên bỏ hình phạt tử hình trong bộ luật hình sự hiện hành”. Bởi những lẽ sau: 1. Bảo đảm tính nhân đạo Án tử hình còn tồn tại bởi nhà làm luật còn cho rằng: bị cáo bị tuyên án tử hình không còn khả năng đào tạo được và cần cách ly vĩnh viễn đối tượng này ra khỏi đời sống xã hội nhằm duy trì, bảo vệ trật tự xã hội được ổn định và tốt đẹp. Chúng ta có thể cảm nhận lòng nhiệt tình của các nhà làm luật trong công cuộc bảo vệ an toàn và quyền lợi chung cho xã hội. Nhưng thiết nghĩ, những tư tưởng đấy không còn phù hợp tại thời điểm hiện nay. Một là, hành vi nguy hiểm của cá nhân có thể cải tạo được bởi: Khi một cá nhân sinh ra, cá nhân đó chỉ có các hành vi bản năng tự nhiên không nguy hại. Chỉ khi cá nhân tham gia vào cộng đồng, cá nhân đó mới từng bước hình thành các hành vi có ý thức. Hành vi phạm tội của cá nhân cũng là một trong những hành vi có ý thức. Mà tất cả hành vi có ý thức đều có thể cải tạo được vì hành vì đó chỉ hình thành khi cá nhân tham gia vào một số mối quan hệ trong cộng đồng khi cá nhân sống. Do đó, bất cứ hành vi phạm tội nào của cá nhân cũng đều có thể cải tạo được. Chúng ta cần xem lại: “môi trường xã hội có tác động gì đến hành vi nguy hiểm của cá nhân hay không?” Hai là, cách ly vĩnh viễn đối tượng ra ngoài xã hội còn nhiều cách khác “êm ái” hơn. Hiện nay, bất cứ cộng đồng nào trên thế giới cũng có đủ điều kiện và khả năng để cách ly một cá nhân nguy hiểm khỏi đời sống của nó mà vẫn đảm bảo được các quyền con người tối thiểu. Mỗi quốc gia đều có đủ khả năng phân biệt rõ hành vi nào là hành vi nguy hiểm, khả năng theo dõi và bắt giữ các cá nhân nguy hiểm và khả năng kiểm soát các cá nhân nguy hiểm trong một phạm vi địa lý nhỏ để họ không còn gây nguy hiểm cho xã hội. Vậy tại sao ta không sử dụng những cách đó để cách ly vĩnh viễn đối tượng ra ngoài xã hội mà không cần lấy đi quyền sống thiêng liêng của họ. Làm như vậy sẽ phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội, đồng thời bảo đảm được tính nhân đạo – truyền thống nhân văn bao đời của dân tộc ta. 2. Không trái với quy luật tự nhiên Một quy luật bất biến của cuộc sống không ai có thể phủ nhận được đó là sinh – lão – bệnh – tử. Con người được sinh ra do cha, mẹ nhưng suy cho cùng đó cũng là theo quy luật tất yếu của đời sống tự nhiên theo bản năng sinh tồn và duy trì nguồn gen mà bất cứ loài nào cũng có chứ không phải chỉ ở xã hội loài người mới có. Và ai đã nuôi dưỡng sự sống đó, chắc chắn không phải là xã hội mà do tự nhiên; và thực tiễn đã chứng minh được rằng sự sống đã tồn tại khi chưa có loài người xuất hiện. Chính vì lẽ đó, mà thức ăn để nuôi sống một thực thể con người tất cả đều từ tự nhiên mà ra; có thể đưa dinh dưỡng sẵn có trong tự nhiên hoặc thông qua cải tạo những dinh dưỡng đó để duy trì sự sống cho cá nhân. Tóm lại, những việc đó chỉ là phương tiện để tự nhiên duy trì sự sống cho loài người theo bản năng chứ không phải do xã hội sản sinh và nuôi dưỡng. Chính vì xã hội không phải là “đấng quyền lực tối cao sinh ra con người, và chẳng có giây phút nào nuôi dưỡng con người” nên không thể có quyền từ bỏ mạng sống ấy. Hay nói một cách chuẩn xác nhất là không ai có quyền lấy đi mạng sống thiêng liêng của con người do tạo hóa đã ban tặng ngoại trừ thiên nhiên mới có quyền tước bỏ. Nếu chúng ta làm trái quy luật ấy sẽ là mâu thuẫn với đời sống tự nhiên, vi phạm quyền cơ bản của con người. 3. Tránh “chết oan” người vô tội Oan sai là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động xét xử ở bất cứ quốc gia nào, thời đại lịch sử nào. Nó tồn tại như là tính tất yếu trong hoạt động xét xử. Đó cũng là lẽ đương nhiên, bởi việc điều tra và xét xử chỉ được tiến hành sau khi có một tội phạm thực hiện. Phán quyết tòa án dựa trên những chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập được, kèm theo kết quả của quá trình tranh tụng. Nên không ai có thể dám chắc những chứng cứ đó đã thu thập hoàn toàn đầy đủ; không những có trường hợp bị cáo không thể chứng minh được những sự kiện có lợi cho mình cho dù sự kiện đó là có thật. Mà một điều cảnh báo là tỉ lệ oan sai tại Việt Nam hiện nay không phải là ít, bởi hoàn cảnh khách quan lẫn chủ quan. Với những lẽ đó, tôi thiết nghĩ giả định Tòa án đã tuyên và thi hành án tử hình một người thì làm sao khắc phục được hậu quá đó nếu theo thời gian xuất hiện căn cứ mới chứng minh họ vô tội (tuyên án sai). Tôi cho rằng khi đã tuyên án tử hình và thi hành án đó thì có giải oan được cho người đã chết thì việc giải oan cũng trở nên vô nghĩa. Vấn đề đặt ra ở đây là ai sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại bằng cách nào khi một sinh mạng đã mất. Ta dễ dàng thấy được theo dòng tư duy logic thì Nhà nước phải chịu trách nhiệm ở đây, bởi Tòa tuyên án thì nhân danh Nhà nước chứ không phải nhân danh chính mình. Chẳng qua Tòa án chỉ hoàn thành công việc do Nhà nước giao. Nhưng thực tế thì không phải vậy, thông thường người đại diện cơ quan xét xử đứng ra xin lỗi công khai. Đây chẳng khác nào “có phúc cùng hưởng có họa tự chịu”, điều đó làm cho người dân nghi ngờ vào lẽ “công bằng”. Không chỉ dừng ở đó mà chúng ta tự nghĩ những lời xin lỗi công khai và “món tiền hậu hĩnh” có thể làm cho người chết sống lại được hay không? Chắc trong chúng ta ai cũng biết đáp án. Nhưng tại sao nhà làm luật không bỏ hình phạt tử hình, đó là biện pháp hữu hiệu để tránh giết oan người vô tội, đồng thời tránh được sự bất bình của người thân của người “tử oan” và quần chúng nhân dân. Làm cho nhân dân tin yêu, tôn trọng và tuân thủ pháp luật hơn. 4. Ngăn ngừa tội phạm Có phải duy trì án tử hình sẽ giảm được tội phạm hay không? Những tội phạm nghiêm trọng xảy ra ở khắp mọi nơi trên thế giới và không phụ thuộc vào việc quốc gia đó có duy trì án tử hình hay không. Nhiều kẻ tội phạm biết chắc là cái gì sẽ chờ mình nếu bị bắt và kết án, nhưng không vì thế mà “rút tay” khi hành động. Ở cả quốc gia duy trì án tử hình, tỷ lệ tội phạm về án tử hình ngày càng tăng mạnh và không có chiều hướng giảm. Có thể nêu ra ví dụ điển hình về nước láng giềng của chúng ta là: Trung Quốc vào năm 2009 dẫn đầu thế giới về số lượng án tử hình. Theo số liệu của tổ chức Hands Off Cain của Italia, trong năm 2009, tại Trung Quốc đã thi hành gần 5000 án tử hình. Đứng thứ hai là Iran, với 402 vụ. Tiếp tới là Iraq -75 vụ, tăng gấp đôi trong những năm gần đây. Tại Mỹ, có 52 vụ tử hình được thi hành. Một dẫn chứng nữa cho thấy, không phải cứ có án tử hình thì tội phạm nghiêm trọng giảm, không có án tử hình thì tội phạm nghiêm trọng tăng. Ở Canada, nước bãi bỏ án tử hình từ năm 1976, kể từ đó đến nay, tỷ lệ tội giết người đã giảm 40%. Vậy đâu là căn nguyên của tội phạm ngày càng tăng khi không phải do sự tồn tại của án tử hình hay không. Theo tôi đó là vấn đề an ninh, an ninh có mối quan hệ biện chứng với tội phạm; an ninh tốt sẽ là trở ngại đối với tội phạm và ngược lại. Nhưng an ninh của một quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mà điều quan trọng chủ yếu chính là việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh. Chính việc thực thi pháp luật không nghiêm minh mới làm cho an ninh xấu đi. Pháp luật không được thực thi nghiêm minh tất yếu sẽ dẫn đến dung dưỡng cho những hành vi sai trái. Thực tế trên thế giới cho thấy, ở đâu pháp luật được thực thi nghiêm minh thì ở đó an ninh ổn định. Các nước Bắc Âu, Bắc Mỹ và Tây Âu là dẫn chứng điển hình cho trường hợp trên. Vậy ngay từ lúc bây giờ, chưa phải là thời điểm quá trễ để chúng ta có các biện pháp đảm bảo an ninh tốt hơn; và quan trọng, cấp thiết nhất đó là việc thực thi pháp luật một cách nghiêm nhưng mềm dẻo. Tránh mù quán mà cho rằng do quá ít án tử hình nên tội phạm tăng. Hay nói một cách khác là cần phải có một tư duy mới trong thời đại hiện nay, tử hình không phải là biện pháp ngăn chặn tội phạm mà cũng chẳng phải là biện pháp hữu hiệu nhất thể hiện mục đích của hình phạt. 5. Phù hợp với pháp luật quốc tế Hiện nay có tới 135 nước đã bãi bỏ án tử hình, 62 nước vẫn còn duy trì án tử hình, thường là để trừng trị những kẻ sát nhân. Tuy nhiên, không thể tìm ra bất kỳ tiêu chí nào về địa lý, văn hoá, chính trị, kinh tế, tôn giáo … để phân biệt 135 nước bãi bỏ và 62 nước duy trì án tử hình. Hầu hết các nước đang áp dụng án tử hình đều cho rằng là phải áp dụng bản án nặng nề nhất này để bảo đảm an ninh, an toàn cho cộng đồng. Còn các nước không duy trì án tử hình thì lại cho rằng tử hình là vi phạm vào quyền sống của con người. Ở đây chúng ta đã thấy có sự xuất hiện của hai trường phái quan niệm khác nhau về án tử hình. Cả hai đều có lẻ riêng của mình, nhưng tại sao án tử hình chỉ còn tồn tại khoảng 30% ở các quốc gia trên thế giới; trong khi những xuất phát điểm của tất cả các nước trên thế giới đều tồn tại hình phạt tử hình. Vậy suy cho cùng, đây là quy luật khách quan tất yếu của thời đại không thể chối từ. Vì sớm hay muộn thì các quốc gia còn lại cũng phải bỏ án tử hình để phù hợp với đại đa số những nước đã bỏ nó. Bởi án tử không còn chỗ đứng trong thời điểm hiện nay cũng như mai sau bởi vai trò của nó không còn, nếu còn thì chúng ta đã thay thế nó bằng các hình thức khác hợp lý hơn như đã trình bày ở trên và các phần tiếp theo trong bài viết này. 6. Hình phạt tương đương tử hình Các nhà làm luật và đa số quần chúng nhân dân đều lo ngại “bỏ án tử thì được nhưng liệu có án nào tương tự để thay thế nó hay không”. Những sự lo ngại đấy, nhiều nước trên thế giới đã giải quyết được. Như chúng ta đã biết, mục đích của án tử hình là loại bỏ hành vi nguy hiểm cho xã hội bằng cách tước bỏ sự sống của chủ thể hành vi nguy hiểm. Tuy nhiên, để loại bỏ hành vi nguy hiểm không nhất thiết phải loại bỏ chủ thể của nó bởi vì hành vi nguy hiểm có thể được loại bỏ bằng nhiều cách khác như thay đổi ý thức của chủ thể, loại bỏ điều kiện thực hiện hành vi nguy hiểm, cách ly hoàn toàn chủ thể nguy hiểm khỏi cộng đồng v.v. Nếu cộng đồng nhận thấy hành vi nguy hiểm cần phải loại bỏ hoàn toàn khỏi cộng đồng thì có thể cách ly chủ thể nguy hiểm cho đến khi người đó chết. Như vậy, việc thay thế án tử hình bằng một chế tài khác là việc hoàn toàn có thể thực hiện được. Ví dụ nhiều nước ngày nay đã thay thế án tử hình bằng án chung thân không được khoan hồng. Trong thời phong kiến, pháp luật quy định hình phạt lưu đày biệt xứ cũng là một kiểu cách ly hoàn toàn chủ thể nguy hiểm khỏi cộng đồng. Tại sao ở giai đoạn kinh tế, xã hội,… chưa phát triển như thời điểm hiện nay mà thời phong kiến đã làm được vậy còn hiện nay thì không? Ý nói vậy, không phải trong hiện tại chúng ta phải thay hình thức tử hình bằng hình thức lưu đày mà thay nó bằng án chung thân không được khoan hồng như một số nước đã làm chẳng hạn. Nếu làm được như vậy, thì tuyên án tử sai vẫn có cơ hội khắc phục được hậu quả đồng thời bảo đảm được quyền sống thiêng liêng của con người. v Kết lời Không cần thiết, hay nói đúng hơn là đầy nguy hại nếu còn duy trì án tử hình trong thời điểm hiện nay tại nước ta. Bởi bỏ án tử hình sẽ đảm bảo được tính nhân đạo, hợp với quy luật của tự nhiên, tránh giết oan người vô tội, ngăn ngừa được tội phạm và phù hợp với pháp luật đa số các nước trên thế giới. Đồng cùng với điều 27 bộ luật hình sự hiện hành của nước ta có quy định: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”. Từ đó có thể suy ra mục đích chính của hình phạt không phải là trừng trị mà là giáo dục cải tạo người phạm tội để họ trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, không có lý do gì mà hình phạt tử hình vẫn còn tồn tại; trong khi mọi hành vi phạm tội của cá nhân cũng đều có thể cải tạo được (như đã trình bày ở trên). Vậy sự tồn tại của án tử hình trong pháp luật hình sự là trái với quy định tại điều 27 của bộ luật hình sự hiện hành. Việc bỏ án tử hình không chỉ là loại bỏ sự trái ngược trong bộ luật hình sự hiện hành mà còn phù hợp với đòi hỏi chính đáng của thực tiễn. Ngày 03 tháng 11 năm 2010
Tài sản bị phát mại do xử án oan sai được bồi thường thế nào?
Việc tài sản bị phát mại do xử án oan sai gây tổn thất nặng nề về vật chất và tinh thần cho người bị oan, vậy việc bồi thường khi phát mại tài sản của người bị oan sai như thế nào? (1) Ai là người được yêu cầu Nhà nước bồi thường khi xử án oan sai? Theo quy định của pháp luật, Nhà nước có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường và phục hồi nhân phẩm đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án. Quyền được yêu cầu bồi thường đương nhiên thuộc về người bị thiệt hại, tuy nhiên, có một số trường hợp người bị xét xử oan sai đã qua đời nhưng người nhà mới phát hiện ra sự việc bị oan sai năm xưa thì có quyền yêu cầu Nhà nước thực hiện việc bồi thường thiệt hại không? Theo quy định tại Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường: - Người bị thiệt hại - Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại - Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 - Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường Như vậy, ngoài người bị thiệt hại, những người thừa kế của người bị thiệt hại, người đại diện của người bị thiệt hại và cá nhân pháp nhân được ủy quyền yêu cầu bồi thường đều có quyền được yêu cầu Nhà nước bồi thường khi có oan sai, thiệt hại do người thực hiện công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án. (2) Tài sản bị phát mại do xử án oan sai được bồi thường thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, khi có thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, việc bồi thường của Nhà nước được thực hiện như sau: 1- Tài sản bị phát mại, bị mất: - Mức bồi thường dựa vào giá thị trường của tài sản cùng loại tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. - Thời điểm xác định hiện trạng tài sản là thời điểm thiệt hại xảy ra. 2- Tài sản bị hư hỏng: - Mức bồi thường là chi phí sửa chữa, khôi phục tài sản theo giá thị trường tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. - Nếu không thể sửa chữa, khôi phục thì áp dụng theo quy định của Tài sản bị phát mại, bị mất. 3- Thiệt hại do không sử dụng, khai thác tài sản: - Mức bồi thường là thu nhập thực tế bị mất. - Đối với tài sản cho thuê: thu nhập thực tế bị mất được xác định theo mức giá thuê trung bình 01 tháng của tài sản cùng loại tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. - Đối với tài sản không cho thuê: thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của 03 tháng liền kề do tài sản mang lại trước thời điểm thiệt hại xảy ra. 4- Khoản tiền đã nộp ngân sách, bị tịch thu, thi hành án, đặt để bảo đảm: - Người bị thiệt hại được hoàn trả các khoản tiền đó cùng khoản lãi. - Lãi suất được tính theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. 5. Thiệt hại do không thực hiện được giao dịch dân sự, kinh tế: - Mức bồi thường là số tiền phạt theo mức phạt đã thỏa thuận và khoản lãi của khoản tiền phạt đó. - Lãi suất được tính theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. 6. Thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết: -Mức bồi thường chỉ bao gồm phần thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết. Như vậy, Nhà nước sẽ không áp đặt một mức tiền bồi thường cứng mà sẽ linh hoạt bồi thường tùy theo giá trị tài sản bị thiệt hại, và từng trường hợp cụ thể của tài sản (tài sản có thuê không, tài sản có lấy lãi không,...) Việc quy định bồi thường theo nhiều trường hợp như vậy nhằm khắc phục triệt để những thiệt hại về tài sản của người bị oan sai, hành động này thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bồi thường cho người bị thiệt hại do sai sót của người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án, bù đắp phần nào các tổn thất về vật chất và tinh thần cho người bị thiệt hại.
Ai sẽ là người bồi thường cho người ngồi tù oan sai?
Ngồi tù oan sai là trường hợp hiếm gặp ở Việt Nam, tuy nhiên pháp luật vẫn có quy định về quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường trong trường hợp trên. Vậy, ai sẽ là người bồi thường cho người ngồi tù oan sai? Vừa qua trên khắp các trang MXH đang xôn xao vụ việc một giám đốc công ty sau khi bị bắt giam hơn bốn năm rưỡi. Đến nay, công an đình chỉ điều tra bị can đối với ông do hành vi không cấu thành tội phạm. Theo ông, việc bị bắt giam khiến ông từ chủ một công ty nay đã phải đi làm bảo vệ, ảnh hưởng đến cuộc sống và danh tiếng của ông. Ông đã ủy quyền cho luật sư làm các thủ tục để yêu cầu cơ quan tố tụng xin lỗi công khai, bồi thường oan sai. Ai sẽ được yêu cầu Nhà nước bồi thường? Theo Điều 2 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 Trong đó, người bị thiệt hại theo khoản 1 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. Cũng theo Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường: - Người bị thiệt hại. - Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại. - Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 - Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường. Đồng thời, theo Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự quy định Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm. Như vậy, những người bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì sẽ được yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại. Theo đó, người ngồi tù oan sai được yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại. Ai sẽ là người bồi thường cho người ngồi tù oan sai? Theo khoản 6 và khoản 7 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định - Người giải quyết bồi thường là người được cơ quan giải quyết bồi thường cử để thực hiện việc giải quyết yêu cầu bồi thường. - Cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng. Theo đó có thể thấy người thi hành công vụ là người trực tiếp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thiệt hại, tuy nhiên, cơ quan giải quyết bồi thường sẽ cử người giải quyết bồi thường để thực hiện bồi thường cho người ngồi tù oan sai. Đồng thời, người thi hành công vụ gây thiệt hại cũng sẽ có những quyền và nghĩa vụ theo Điều 14 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường như sau: - Người thi hành công vụ gây thiệt hại có quyền sau đây: + Được nhận văn bản, quyết định về việc giải quyết yêu cầu bồi thường liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017; + Tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về tố cáo; khiếu nại, khởi kiện quyết định hoàn trả và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố tụng hành chính; + Quyền khác theo quy định của pháp luật. - Người thi hành công vụ gây thiệt hại có nghĩa vụ sau đây: + Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin, tài liệu của mình; + Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và quá trình xác định trách nhiệm hoàn trả theo yêu cầu của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; + Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; + Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, dù người giải quyết bồi thường là người khác nhưng người thi hành công vụ gây thiệt hại vẫn phải hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan trực tiếp quản lý họ. Hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường? Theo Điều 16 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường bao gồm: - Giả mạo tài liệu, giấy tờ hoặc cung cấp tài liệu, chứng cứ sai sự thật trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường. - Thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết bồi thường, người có liên quan để trục lợi. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại. - Không giải quyết yêu cầu bồi thường hoặc không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc giải quyết yêu cầu bồi thường trái pháp luật. - Không thực hiện việc xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc không xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại. - Sách nhiễu, cản trở hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường. Như vậy, người giải quyết bồi thường và cơ quan giải quyết bồi thường sẽ không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm như trên trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
Ngồi tù do oan sai được bồi thường bao nhiêu tiền?
Những ngày qua đã có nhiều ý kiến về vụ việc oan sai phải ngồi tù đến 800 ngày, tuy nhiên vấn đề được nhắc đến nhiều nhất không phải là việc cải chính và công khai cải chính mà là bồi thường cho người bị oan sai bằng tiền và hiện vật đến 500 triệu đồng. Dù vậy, có người cho rằng số tiền đó quá ít cho với số ngày bị tù oan và danh dự mất nhưng số khác lại cho rằng số tiền này là hợp lý. Vậy chi phí bồi thường do oan sai được quy định ra sao? 1. Đối tượng nào được yêu cầu Nhà nước bồi thường? Căn cứ Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường: - Người bị thiệt hại. - Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại. - Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 - Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường. 2. Căn cứ nào xác định trách nhiệm bồi thường? Việc bồi thường oan sai của Tòa án sẽ được căn cứ tại Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 thông qua việc xác định trách nhiệm bồi thường như sau: * Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây: - Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường. - Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. - Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại. * Căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng bao gồm: - Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường. - Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại. - Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. 3. Mức bồi thường và cách tính bồi thường thiệt hại Theo Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: (1) Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. (2) Người bị bắt, người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; (3) Người bị tạm giam mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm. (4) Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm. (5) Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm; (6) Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành. (7) Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành; (8) Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Tòa án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành. Như vậy, hiện không có quy định nào quy định rõ mức bồi thường thiệt hại cụ thể với số tiền bao nhiêu mà sẽ căn cứ vào tính chất vụ việc, số ngày ngồi tù do lỗi tố tụng của cơ quan Nhà nước và các thiệt hại mà người bị oan cần chứng minh như mức thu nhập bị mất, tiền thuê luật sư, tiền tố tụng và nhiều chi phí khác cần phải liệt kê để có thể được bồi thường thỏa đáng. XEM THÊM: Tuyển tập bản án về bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự
VKS truy tố "thừa" 01 tội danh thì có phải chịu trách nhiệm bồi thường hay không?
Chả là sáng nay có đọc báo, thấy nhắc đến vụ Hàn Đức Long yêu cầu VKSND tỉnh Bắc Giang bồi thường và xin lỗi, em mới có thắc mắc là yêu cầu bồi thường của ông Long có hợp lý hay không? VKS Bắc Giang trả đơn có hợp lý hay không? Cùng lật lại vụ án một xíu.. - Tối 26/06/2005, thi thể cháu NTY (5 tuổi, trú tại xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên) được tìm thấy. Bốn tháng không tìm ra thủ phạm, Công an tỉnh Bắc Giang quyết định tạm đình chỉ vụ án, đồng thời phát động nhân dân tố giác tội phạm. - Sau đó, CQĐT nhận được đơn tố cáo của bà NTK và con dâu về việc bị ông Hàn Đức Long hiếp dâm. Ông Long bị bắt tạm giam. - Đầu năm 2006, VKSND tỉnh Bắc Giang ra cáo trạng truy tố ông Long về ba tội hiếp dâm đối với hai mẹ con bà K; giết người, hiếp dâm trẻ em đối với cháu Y. - Tháng 3/2007, TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên sơ thẩm, tuyên ông Long không phạm tội hiếp dâm; với hai tội còn lại, ông Long bị tuyên tử hình. VKSND tỉnh Bắc Giang kháng nghị theo hướng buộc ông phải chịu cả ba tội. - Tiếp đó, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội tuyên ông Long không phạm tội hiếp dâm đối với mẹ con bà K và y án sơ thẩm. - Ông Long kêu oan vì bị tuyên tử hình, TAND tối cao ra kháng nghị và quyết định giám đốc thẩm, hủy toàn bộ hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm trên để điều tra lại. - Tháng 06/2011, VKSND tỉnh Bắc Giang tiếp tục ra cáo trạng truy tố ông Long với ba tội danh như đã nói. - Tháng 9/2011, TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên sơ thẩm lần 2, một lần nữa tuyên ông Long không phạm tội hiếp dâm. Tháng 11/2014, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao ra quyết định giám đốc thẩm, tuyên hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại . -Tháng 4/2016, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang hoàn tất bản kết luận điều tra lại vụ án Hàn Đức Long và đề nghị truy tố hai tội: Giết người và Hiếp dâm trẻ em. - Tháng 5/2016, VKSND tỉnh Bắc Giang ra quyết định trả hồ sơ cho Công an tỉnh Bắc Giang để yêu cầu điều tra bổ sung vụ án “tử tù” Hàn Đức Long. Đến tháng 8/2016, VKSND tỉnh Bắc Giang tiếp tục trả quyết định trả hồ sơ vụ án Hàn Đức Long cho công an tỉnh này yêu cầu điều tra bổ sung. - Ngày 20/12/2016, VKSND tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định đình chỉ bị can, trả tự do cho ông Hàn Đức Long sau 11 năm giam giữ. Hiểu vắn tắt là VKS Bắc Giang truy tố 03 tội là giết người, hiếp dâm trẻ em và hiếp dâm, nhưng tòa sơ thẩm và phúc thẩm chỉ kết án có 02 tội, tội hiếp dâm ko được hình thành bởi bản án của Tòa sơ thẩm tỉnh Bắc Giang và Tòa phúc thẩm TAND tối cao. Và nay ông Long yêu cầu VKSND Bắc Giang vì truy tố "thừa". VKSND Bắc Giang có văn bản trả lời. Tóm tắt rằng, trách nhiệm này là của Tòa phúc thẩm TAND tối cao chứ không phải là của VKSND tỉnh Bắc Giang. Rắc rối cũng từ đó. Cùng lật lại Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009, quy định về trách nhiệm bồi thường của VKS như sau: Điều 31. Trách nhiệm bồi thường của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự Viện kiểm sát có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây: 1. Đã phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của cơ quan điều tra có thẩm quyền nhưng người bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật; 2. Đã phê chuẩn lệnh tạm giam của cơ quan điều tra có thẩm quyền hoặc ra lệnh tạm giam, gia hạn tạm giam mà sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội; 3. Toà án cấp sơ thẩm trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội; 4. Đã có quyết định truy tố bị can nhưng Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật; 5. Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội; 6. Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội và sau đó Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội. Trong các quy định trên, đều thấy nhắc rằng VKS chỉ có trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp mà người bị giam giữ, truy tố... không có hành vi phạm tội và không có hành vi vi phạm pháp luật. Quy định này mình thấy rất chung chung, không rõ ràng, kiểu "đánh lận con đen". Đơn cử, như trong trường hợp của ông Long, VKS truy tố 03 tội nhưng chỉ có bản án kết luận là 02 tội, còn tội còn lại không đủ chứng cứ. Vậy trường hợp bị truy tố "thừa" một tội như thế có được xem là "oan sai" hay không? VKS có trách nhiệm bồi thường hay không? Kính nhờ các bác chỉ giáo em chỗ này với ạ!
Trách nhiệm bồi thường của người thi hành công vụ gây ra oan sai
Thời gian gần đây, Nhà nước đã phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để bồi thường cho người bị oan sai do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra. Tiêu biểu gần đây là vụ của ông Hàn Đức Long, mức bồi thường vì gây ra oan sai ông Long muốn được bồi thường lên đến 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền thu hồi nộp vào ngân sách từ trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây ra oan sai chằng là bao nhiêu, thậm chí là không thể thu hồi vì người thi hành công vụ không có khả năng chi trả hoặc cho rằng thỏa thuận bồi thường là không hợp lý. Xét về khách quan, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gây ra oan sai như quy định pháp luật chưa chặt chẽ, còn có sự ưu ái đối với người thi hành công vụ... Thêm vào đó là sự thờ ơ, thiếu quyết liệt của các cơ quan, tổ chức. Mặt khác, theo khoàn 2 điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 quy định việc giải quyết bồi thường được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ. Vậy nên, không có mặt người gây ra oan sai, liên quan gây ra oan sai trong buổi thỏa thuận đó. Sau đó mới xác định trách nhiệm của những người liên quan gây oan sai để tiến hành thu hồi số tiền đã bồi thường nộp lại ngân sách. Bởi việc thỏa thuận thật sự rất quan trọng, cần thiết vì những khoản bồi thường không có quy định một mức cụ thể, nhất định nên không thể nào chính xác để bù đắp tổn thất về vật chất, tinh thần của người bị oan sai.Vì vậy, mọi khoản bồi thường chỉ có thể căn cứ trên sự thỏa thuận giữa người gây ra oan sai và người bị oan sai. Pháp luật lại không quy định 2 đối tượng này được trực tiêp thỏa thuận với nhau. Chính điều này đã gây ra phản ứng, không đồng tình của những người gây ra thiệt hại trong việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả. Mà không đồng tình thì không trả, mà không trả thì tiền bồi thường từ đâu ra để chi trả? Không chi trả cho người bị oan sai mặc dù đã thỏa thuận hay lấy từ tiền thuế của người dân để chi trả? Mình thấy xét xử gây ra oan sai là không thể tránh khỏi, chỉ có ít hay nhiều thôi. Hạn chế tối đa vẫn là tốt nhất nhưng nếu chẳng may gây ra thì nên có biện pháp xử lý ổn thỏa, hài hòa để cân bằng lợi ích của đôi bên nên theo mình, pháp luật nên quy định cho người thi hành công vụ gây ra oan sai và người bị oan sai có thể trực tiếp thỏa thuận với nhau. Nhưng trên hết vẫn là khắc phục những lỗ hỏng của pháp luật. Các bạn thấy vấn đề này như thế nào? Mọi người cùng nhau góp ý nhé!!!
Những ngày qua, Báo chí đưa tin ông Huỳnh Văn Nén được giải oan, ông là người vô tội sau gần 2 thập kỷ ngồi tù oan. Tuy nhiên, trên góc nhìn pháp luật thì ông Huỳnh Văn Nén được thả tự do chỉ là “Quyết định tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Nén”, còn ông có bị oan hay không thì phải đợi TAND Tối cao giải quyết theo trình tự tái thẩm. Nên hiện tại ông Nén vẫn có tội. Hi vọng, cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng tiến hành các thủ tục theo Luật định để tuyên ông vô tội và bồi thường thỏa đáng cũng như trừng trị nghiêm kẻ gây ra sự oan cho ông!
Re:Cùng vui vẻ rồi tố bị... hiếp dâm
Rất may cho anh chàng bị cáo này là đã được “trắng tội” ở phút thứ 89. Bạn đã từng xem bộ phim này chưa? http://danluat.thuvienphapluat.vn/oan-sai-va-127602.aspx#370386 Kết quả của một vụ oan sai là xã hội mất đi một người lương thiện và đứa trẻ trở thành mồ côi
Bạn đã từng xem bộ phim này chưa? Một bộ phim không chỉ nói lên tình cảm thiêng liêng của tình cha con mà còn lên án việc xét xử oan sai người vô tội gây ra hậu quả thương tâm, đáng tiếc. Mời các bạn xem để rồi suy ngẫm nhé ! https://www.youtube.com/watch?v=qieuT2H50T4
Hãy nhìn bị cáo dưới “ánh mắt” pháp luật
Với mục tiêu bảo vệ quyền con người, tránh oan, sai thì tiên quyết những người tiến hành tố tụng buộc phải nhìn bị cáo dưới “ánh mắt” pháp luật. Nghĩa là: 1. Bị cáo có quyền im lặng Nếu hỏi mà bị cáo không hợp tác, không trả lời… thì hãy nghĩ: - Bị cáo có quyền im lặng; - Bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội; - Trách nhiệm tìm ra sự thật (có tội hay vô tội) thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. 2. Bị cáo không có tội Đừng luôn nghĩ bị cáo là kẻ có tội… mà hãy nghĩ: - Hiện tại bị cáo không có tội; - Dù tòa sơ thẩm có tuyên bị cáo là có tội nhưng bị cáo vẫn không có tội vì không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa có hiệu lực pháp luật. 3. Bị cáo không chối tội Bị cáo luôn khăng khăng khẳng định mình vô tội thì đừng cho rằng bị cáo chối tội… mà hãy nghĩ: - Bị cáo chưa hề có tội thì lấy gì mà chối tội. 4. Bị cáo được quyền nói láo Khi xét thấy bị cáo khai không thật thì đừng nghĩ sẽ xử phạt nặng thêm… mà hãy nghĩ: - Bị cáo được quyền nói láo; - Nếu không thành khẩn khai báo thì chỉ không được xem là tình tiết giảm nhẹ chứ không hề bị xử nặng thêm. (Xem thêm Điều 10 và 11 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003)
Ép cung, dùng nhục hình tạo nên oan sai tại Sóc Trăng?
> Vụ án oan tầy đình được phát hiện Những vụ án oan sai được đưa ra ánh sáng phần lớn nhờ vào hung thủ thú nhận, và tất cả cùng chung một điểm cơ quan điều tra chủ quan duy ý chí cứ nghĩ mình biết chắc hung thủ và ép cung, dùng nhục hình với người bị oan sai. Thử hỏi, hiện tại còn bao nhiêu người đang ngồi tù oan, sai? Cơ quan tố tụng nước nhà nghĩ và hành động như thế nào về những oan sai nói trên. Sau đây là Thông tin về vụ án oan sai tại Sóc Trăng: Theo hồ sơ vụ án: Khoảng 4 giờ ngày 6-7-2013, những người đi làm đồng phát hiện thi thể ông Lý Văn Dũng (42 tuổi, ngụ tại địa phương, chạy xe ôm) gục chết trên con lộ thuộc ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2. Chiếc xe máy của nạn nhân nằm ven lộ cách hiện trường không xa. Khám nghiệm tử thi, các ngành chức năng xác định nạn nhân bị đâm 7 nhát dao, trong đó có 1 vết dao đâm thẳng vào ngực và 1 vết từ trên đỉnh đầu đâm xuống. Bóp tiền và điện thoại di động của nạn nhân vẫn còn nguyên. Các ngành chức năng xác định nguyên nhân của vụ án có thể xuất phát từ hiềm khích cá nhân. Lập tức, Trần Hol (SN 1986), người từng liên quan đến vụ cố ý gây thương tích trước đó, được mời lên làm việc. Sau đó, 5 thanh niên khác là bạn bè của Hol cũng lần lượt bị công an mời lên làm việc rồi cùng bị tạm giam, khởi tố về tội “Giết người”, gồm: Trần Cua, Trần Văn Đỡ, Thạch Sô Phách, Thạch Mươl và Khâu Sóc. Riêng đối tượng nữ duy nhất trong vụ này là Nguyễn Thị Bé Diễm (quê quán Hậu Giang, làm nghề phục vụ quán nhậu tại thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề) bị khởi tố về tội “Không tố giác tội phạm”. Vụ án tưởng chừng như đã xong, thậm chí ban chuyên án chuẩn bị nhận thưởng “nóng” thì bất ngờ vào giữa tháng 12-2013, Lê Thị Mỹ Duyên (ngụ TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) đến Công an phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP HCM, đầu thú, thừa nhận chính cô và Nguyễn Kim Xuyến (ngụ thị trấn Trần Đề) đã giết ông Lý Văn Dũng với ý định cướp tài sản nhưng cướp không thành. Duyên khai cô và Xuyến có mối quan hệ đồng tính. Sau khi bỏ trốn lên TP HCM, do Xuyến có tình cảm với người khác nên Duyên đâm ra ghen tuông. Để trả thù, Duyên đi đầu thú với mong muốn cả hai cùng bị bắt giữ và cùng được ở bên nhau mãi mãi (!). Những lời khai của 2 đối tượng này tương đối phù hợp với hiện trường của vụ án. Cả Duyên và Xuyến đều bị tạm giam để phục vụ điều tra. Ép cung, dùng nhục hình? Trưa 1/3, Trần Hol kể ngay từ lúc bị công an mời lên làm việc, Hol đã chỉ ra nhiều chứng cứ ngoại phạm đối với bản thân anh trong đêm xảy ra vụ án. Tuy nhiên, các điều tra viên của Công an huyện Trần Đề vẫn một mực cho rằng Hol là hung thủ, thậm chí đánh anh. “Chuyển lên Công an tỉnh Sóc Trăng, tôi cũng bị đánh đến bất tỉnh... Do chịu không nổi, tôi khai nhận mình đã giết anh Dũng” - Trần Hol kể thêm. Tương tự, Thạch Sô Phách cũng kể: Lúc bị tạm giữ ở Công an huyện Trần Đề, anh bị 3 cán bộ công an thay nhau hỏi cung và đánh đập. Khi áp giải lên công an tỉnh, anh lại bị 4 cán bộ điều tra đánh tiếp. Do không chịu được nhục hình, anh cũng đã nhận tội. Anh Trần Văn Đỡ cũng bị như vậy.
Ngày hết tết đến, chàng Luật sư nọ quyết định mua một cái áo thật đẹp và hết sức gợi cảm để tặng vợ. Thế là, anh ta đến cửa hàng: - Tôi muốn mua một cái áo cho vợ (cao 1m6), áo thật sự mỏng và có khả năng gợi cảm cao, giá cả phải chăng. - Loại này giá 1 triệu nè anh! - Sao dày thế, lấy loại mỏng hơn đi. - Cái này giá 2 triệu, được chưa anh? - Vẫn còn dày. Chị lấy dùm tôi loại mỏng nhất và tốt nhất đi, nhớ ủi kỹ lưỡng nhé. - Dạ! Loại này giá 4 triệu. Khi về nhà gặp vợ: - Vợ yêu, anh tặng em nè! Em vào mặc thử có đẹp không? Chị vợ vui vẻ vào phòng thay áo nhưng mặc vào chị thấy áo mỏng quá nên nghĩ mặc cũng như không vậy là chị quyết định không mặc và chạy ra hỏi chồng: - Đẹp không anh? - Bực cả mình, mua cái áo tới 4 triệu mà không chịu ủi thẳng cho người ta, để nhăn nheo như thế! Lần sau chắc anh không mua đồ ở chỗ đó nữa. - (Nghĩ thầm): Oan sai nhiều quá!
Diễn biến của một phiên xét xử nọ như sau: Con Muỗi: Bị cáo Người đã vô cớ giết chết anh trai tôi. Bị cáo Người: Thưa quan tòa, tại vì loài Muỗi thường xuyên hút máu tôi. Con Muỗi: Thưa quan tòa, loài Muỗi chúng tôi chỉ có Muỗi cái là hút máu còn Muỗi đực thì không bao giờ làm việc đó và anh trai tôi là Muỗi đực nên không có chuyện hút máu bị cáo Người. Bị cáo Người: Thưa quan tòa, nếu không có Muỗi đực thì làm sao có Muỗi cái, nên việc tôi giết anh trai hắn là đúng rồi. Chẳng lẽ, tôi phải đi phân biệt con Muỗi nào là đực hay cái trước khi giết chúng hay sao, làm như thế thật sự khó khăn. Con Muỗi: Thưa quan Tòa, theo quy định của Pháp luật thì ai làm người đó chịu, nếu vậy thì xử tội ông Ngoại tôi chứ anh tôi chưa hề tạo ra thế hệ con cháu. Mặt khác, cho dù khó khăn xác định Muỗi đực hay cái thì cũng phải xác định để tránh oan, sai xảy ra. … Quan tòa (tuyên án):…Dư luận đang lên án mạnh mẽ trước tình hình dịch bệnh do loài Muỗi gây ra, trước tình hình ngăn ngừa dịch bệnh thì việc “giết nhầm còn hơn bỏ sót” của bị cáo Người là hoàn toàn đúng. Tòa tuyên bị cáo Người vô tội. (Thanh Hữu)
Không để oan sai và bỏ lọt tội phạm – chỉ là giấc mơ?
> “Vô tội + Tử hình = Chung thân” > Nguyễn Thanh Chấn: Tự an ủi “ra tù là may lắm rồi!!!" Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định “không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”, ý nghĩa rất hay song thực tế khó lòng giải quyết được. Hoạt động tố tụng là việc đi ngược dòng thời gian để tìm ra sự thật khách quan, song nhận thức của con người là có hạn nên một số trường hợp không thể hoặc chưa thể truy ra sự thật. Tuy nhiên, dưới sức ép không để lọt tội phạm dễ dẫn đến hiện tượng “giết nhằm hơn bỏ sót”, vậy là oan sai lại xảy ra. Nguyễn Thanh Chấn (ở tù oan hơn 10 năm) là một điển hình của việc này. Vì tâm lý “sợ” lọt tội phạm nên nhiều vụ án chưa đủ chứng cứ để kết tội đáng lẽ ra phải tuyên bị cáo vô tội và trả tự do vậy mà trả hồ sơ điều tra bổ sung (bị cáo vẫn không được trả tự do), thậm tệ hơn là đưa ra bản án “an toàn” là chung thân trong những vụ án chỉ có thể tử hình hoặc vô tội, Kỳ án Vườn Mít là một ví dụ. Bởi vậy, muốn không xảy ra trường hợp oan sai thì phải chấp nhận bỏ lọt tội phạm trong một số trường hợp. Nếu cho rằng “bỏ lọt tội phạm” là có lỗi với người bị hại thì “để oan sai xảy ra” vừa có lỗi với người bị hại vừa có lỗi với người bị oan sai (xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người của họ). Cuộc sống chứ không phải giấc mơ, chúng ta phải biết đánh đổi, chọn cái này thì mất cái kia, còn tham thì chỉ có thâm. P/s: Đôi điều chia sẻ!
Đánh cái phẹt! Vậy là hàm răng của Hảo Sin bị gãy vài chiếc rớt xuống nền, máu té lên cao rồi rơi vào ly nước của thằng cai. Thằng Hảo Que thì được tên cai ngục ác độc ưu ái hơn bằng việc đạp một phát vào ngực (trước mặt Vương Triều). Số phận của Hảo Vế có vẻ nhẹ nhàng hơn bởi bọn cai ngục không có đánh mà đòi tiền bằng cách dụ “nếu nhà mày đưa tiền cho cai ta thì ta sẽ trả tự do”! Đúng là cái thời cai ngục dám lạm quyền của Quan luôn. Còn ông bố Hảo Hán thì cũng bị tay chân bọn cai ngục đánh bầm dập. Nói Chung bốn cha con nhà họ Hảo đều bị no đòn, nghe đồn là bị ép cung nữa đấy. Tưởng chừng được mang cái họ Hảo thì cuộc đời sẽ tốt lắm chứ, nhưng không ngờ trở nên bất hảo lúc này. Đến khi ra công đường, Nhà họ Hảo khai toàn bộ sự việc với Bao Công. Trong nội tâm Bao Công có tin hay không thì không biết nữa, nhưng Bao Công tuyên không chấp nhận nội dung mà bốn cha còn nhà họ Hảo khai báo. Nghe đồn là: Nhà họ Hảo phạm phải tội chống đối lệnh Bàng Thái Sư. Vậy đáng lẽ ra Bao Công phải xử nhẹ hoặc cho nhà họ Hảo vô tội mới đúng. Nhưng ở đây Bao Công rơi vào chỗ “xử đúng cũng chết, sai lại càng chết” nên đành cho mỗi đứa vài năm lưu đầy, coi như xử nhẹ cho nhà họ Hảo mà cũng thể hiện nể mặt Bàng Thái Sư (thật ra là nể mặt Hoàng Thượng thôi). Đáng lẽ ra nhà họ Hảo phải biết điểm khó của Bao Công mà chấp hành án, không ngờ nhà họ Hảo lại kêu oan lên Hoàng Thượng. Trời ơi! Sao mà khờ thế! Hoàng Thượng cử Bàng Thái Sư phán quyết: chắc lài y án nữa rồi! Vào tù bọn mày cũng bị phe Bàng Thái Sư đập một trận nữa cho mà coi. “Bao Công có đó nhưng cũng có cái khó của ngài nhà họ Hảo ơi!”
Nên bỏ án tử hình tại Việt Nam
Thuật ngữ “giết người đền mạng” đã xuất hiện từ ngàn đời nay, có thời kỳ nó được coi như chân lý; đó là lẽ đương nhiên hợp với lòng người. Nhưng có thời kỳ nó không được nhận định xác nghĩa như vậy; và cụ thể tại Bộ luật hình sự hiện hành của nước ta không phải lúc nào giết người cũng phải chịu hình phạt cao nhất là tử hình, mà cần phải dựa vào từng tình huống và hoàn cảnh cụ thể. Thiết nghĩ, với quy định của pháp luật hình sự hiện hành như vậy là tương đối phù hợp. Ở đây, chỉ là tương đối bởi trong suy nghĩ của các nhà làm luật vẫn còn “đọng lại” thuật ngữ “giết người đền mạng” mà đa số nhân dân nghĩ đó là chân lý sống. Tôi không phê phán những quan điểm đó của các nhà làm luật, và đông đảo quần chúng nhân dân; nhưng tôi cho rằng thuật ngữ “giết người đền mạng” đó là cái đúng của quá khứ còn hiện tại nó không hợp thời nữa. Hay nói một cách thật chuẩn xác theo dòng suy nghĩ của tôi là “ nên bỏ hình phạt tử hình trong bộ luật hình sự hiện hành”. Bởi những lẽ sau: 1. Bảo đảm tính nhân đạo Án tử hình còn tồn tại bởi nhà làm luật còn cho rằng: bị cáo bị tuyên án tử hình không còn khả năng đào tạo được và cần cách ly vĩnh viễn đối tượng này ra khỏi đời sống xã hội nhằm duy trì, bảo vệ trật tự xã hội được ổn định và tốt đẹp. Chúng ta có thể cảm nhận lòng nhiệt tình của các nhà làm luật trong công cuộc bảo vệ an toàn và quyền lợi chung cho xã hội. Nhưng thiết nghĩ, những tư tưởng đấy không còn phù hợp tại thời điểm hiện nay. Một là, hành vi nguy hiểm của cá nhân có thể cải tạo được bởi: Khi một cá nhân sinh ra, cá nhân đó chỉ có các hành vi bản năng tự nhiên không nguy hại. Chỉ khi cá nhân tham gia vào cộng đồng, cá nhân đó mới từng bước hình thành các hành vi có ý thức. Hành vi phạm tội của cá nhân cũng là một trong những hành vi có ý thức. Mà tất cả hành vi có ý thức đều có thể cải tạo được vì hành vì đó chỉ hình thành khi cá nhân tham gia vào một số mối quan hệ trong cộng đồng khi cá nhân sống. Do đó, bất cứ hành vi phạm tội nào của cá nhân cũng đều có thể cải tạo được. Chúng ta cần xem lại: “môi trường xã hội có tác động gì đến hành vi nguy hiểm của cá nhân hay không?” Hai là, cách ly vĩnh viễn đối tượng ra ngoài xã hội còn nhiều cách khác “êm ái” hơn. Hiện nay, bất cứ cộng đồng nào trên thế giới cũng có đủ điều kiện và khả năng để cách ly một cá nhân nguy hiểm khỏi đời sống của nó mà vẫn đảm bảo được các quyền con người tối thiểu. Mỗi quốc gia đều có đủ khả năng phân biệt rõ hành vi nào là hành vi nguy hiểm, khả năng theo dõi và bắt giữ các cá nhân nguy hiểm và khả năng kiểm soát các cá nhân nguy hiểm trong một phạm vi địa lý nhỏ để họ không còn gây nguy hiểm cho xã hội. Vậy tại sao ta không sử dụng những cách đó để cách ly vĩnh viễn đối tượng ra ngoài xã hội mà không cần lấy đi quyền sống thiêng liêng của họ. Làm như vậy sẽ phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội, đồng thời bảo đảm được tính nhân đạo – truyền thống nhân văn bao đời của dân tộc ta. 2. Không trái với quy luật tự nhiên Một quy luật bất biến của cuộc sống không ai có thể phủ nhận được đó là sinh – lão – bệnh – tử. Con người được sinh ra do cha, mẹ nhưng suy cho cùng đó cũng là theo quy luật tất yếu của đời sống tự nhiên theo bản năng sinh tồn và duy trì nguồn gen mà bất cứ loài nào cũng có chứ không phải chỉ ở xã hội loài người mới có. Và ai đã nuôi dưỡng sự sống đó, chắc chắn không phải là xã hội mà do tự nhiên; và thực tiễn đã chứng minh được rằng sự sống đã tồn tại khi chưa có loài người xuất hiện. Chính vì lẽ đó, mà thức ăn để nuôi sống một thực thể con người tất cả đều từ tự nhiên mà ra; có thể đưa dinh dưỡng sẵn có trong tự nhiên hoặc thông qua cải tạo những dinh dưỡng đó để duy trì sự sống cho cá nhân. Tóm lại, những việc đó chỉ là phương tiện để tự nhiên duy trì sự sống cho loài người theo bản năng chứ không phải do xã hội sản sinh và nuôi dưỡng. Chính vì xã hội không phải là “đấng quyền lực tối cao sinh ra con người, và chẳng có giây phút nào nuôi dưỡng con người” nên không thể có quyền từ bỏ mạng sống ấy. Hay nói một cách chuẩn xác nhất là không ai có quyền lấy đi mạng sống thiêng liêng của con người do tạo hóa đã ban tặng ngoại trừ thiên nhiên mới có quyền tước bỏ. Nếu chúng ta làm trái quy luật ấy sẽ là mâu thuẫn với đời sống tự nhiên, vi phạm quyền cơ bản của con người. 3. Tránh “chết oan” người vô tội Oan sai là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động xét xử ở bất cứ quốc gia nào, thời đại lịch sử nào. Nó tồn tại như là tính tất yếu trong hoạt động xét xử. Đó cũng là lẽ đương nhiên, bởi việc điều tra và xét xử chỉ được tiến hành sau khi có một tội phạm thực hiện. Phán quyết tòa án dựa trên những chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập được, kèm theo kết quả của quá trình tranh tụng. Nên không ai có thể dám chắc những chứng cứ đó đã thu thập hoàn toàn đầy đủ; không những có trường hợp bị cáo không thể chứng minh được những sự kiện có lợi cho mình cho dù sự kiện đó là có thật. Mà một điều cảnh báo là tỉ lệ oan sai tại Việt Nam hiện nay không phải là ít, bởi hoàn cảnh khách quan lẫn chủ quan. Với những lẽ đó, tôi thiết nghĩ giả định Tòa án đã tuyên và thi hành án tử hình một người thì làm sao khắc phục được hậu quá đó nếu theo thời gian xuất hiện căn cứ mới chứng minh họ vô tội (tuyên án sai). Tôi cho rằng khi đã tuyên án tử hình và thi hành án đó thì có giải oan được cho người đã chết thì việc giải oan cũng trở nên vô nghĩa. Vấn đề đặt ra ở đây là ai sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại bằng cách nào khi một sinh mạng đã mất. Ta dễ dàng thấy được theo dòng tư duy logic thì Nhà nước phải chịu trách nhiệm ở đây, bởi Tòa tuyên án thì nhân danh Nhà nước chứ không phải nhân danh chính mình. Chẳng qua Tòa án chỉ hoàn thành công việc do Nhà nước giao. Nhưng thực tế thì không phải vậy, thông thường người đại diện cơ quan xét xử đứng ra xin lỗi công khai. Đây chẳng khác nào “có phúc cùng hưởng có họa tự chịu”, điều đó làm cho người dân nghi ngờ vào lẽ “công bằng”. Không chỉ dừng ở đó mà chúng ta tự nghĩ những lời xin lỗi công khai và “món tiền hậu hĩnh” có thể làm cho người chết sống lại được hay không? Chắc trong chúng ta ai cũng biết đáp án. Nhưng tại sao nhà làm luật không bỏ hình phạt tử hình, đó là biện pháp hữu hiệu để tránh giết oan người vô tội, đồng thời tránh được sự bất bình của người thân của người “tử oan” và quần chúng nhân dân. Làm cho nhân dân tin yêu, tôn trọng và tuân thủ pháp luật hơn. 4. Ngăn ngừa tội phạm Có phải duy trì án tử hình sẽ giảm được tội phạm hay không? Những tội phạm nghiêm trọng xảy ra ở khắp mọi nơi trên thế giới và không phụ thuộc vào việc quốc gia đó có duy trì án tử hình hay không. Nhiều kẻ tội phạm biết chắc là cái gì sẽ chờ mình nếu bị bắt và kết án, nhưng không vì thế mà “rút tay” khi hành động. Ở cả quốc gia duy trì án tử hình, tỷ lệ tội phạm về án tử hình ngày càng tăng mạnh và không có chiều hướng giảm. Có thể nêu ra ví dụ điển hình về nước láng giềng của chúng ta là: Trung Quốc vào năm 2009 dẫn đầu thế giới về số lượng án tử hình. Theo số liệu của tổ chức Hands Off Cain của Italia, trong năm 2009, tại Trung Quốc đã thi hành gần 5000 án tử hình. Đứng thứ hai là Iran, với 402 vụ. Tiếp tới là Iraq -75 vụ, tăng gấp đôi trong những năm gần đây. Tại Mỹ, có 52 vụ tử hình được thi hành. Một dẫn chứng nữa cho thấy, không phải cứ có án tử hình thì tội phạm nghiêm trọng giảm, không có án tử hình thì tội phạm nghiêm trọng tăng. Ở Canada, nước bãi bỏ án tử hình từ năm 1976, kể từ đó đến nay, tỷ lệ tội giết người đã giảm 40%. Vậy đâu là căn nguyên của tội phạm ngày càng tăng khi không phải do sự tồn tại của án tử hình hay không. Theo tôi đó là vấn đề an ninh, an ninh có mối quan hệ biện chứng với tội phạm; an ninh tốt sẽ là trở ngại đối với tội phạm và ngược lại. Nhưng an ninh của một quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mà điều quan trọng chủ yếu chính là việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh. Chính việc thực thi pháp luật không nghiêm minh mới làm cho an ninh xấu đi. Pháp luật không được thực thi nghiêm minh tất yếu sẽ dẫn đến dung dưỡng cho những hành vi sai trái. Thực tế trên thế giới cho thấy, ở đâu pháp luật được thực thi nghiêm minh thì ở đó an ninh ổn định. Các nước Bắc Âu, Bắc Mỹ và Tây Âu là dẫn chứng điển hình cho trường hợp trên. Vậy ngay từ lúc bây giờ, chưa phải là thời điểm quá trễ để chúng ta có các biện pháp đảm bảo an ninh tốt hơn; và quan trọng, cấp thiết nhất đó là việc thực thi pháp luật một cách nghiêm nhưng mềm dẻo. Tránh mù quán mà cho rằng do quá ít án tử hình nên tội phạm tăng. Hay nói một cách khác là cần phải có một tư duy mới trong thời đại hiện nay, tử hình không phải là biện pháp ngăn chặn tội phạm mà cũng chẳng phải là biện pháp hữu hiệu nhất thể hiện mục đích của hình phạt. 5. Phù hợp với pháp luật quốc tế Hiện nay có tới 135 nước đã bãi bỏ án tử hình, 62 nước vẫn còn duy trì án tử hình, thường là để trừng trị những kẻ sát nhân. Tuy nhiên, không thể tìm ra bất kỳ tiêu chí nào về địa lý, văn hoá, chính trị, kinh tế, tôn giáo … để phân biệt 135 nước bãi bỏ và 62 nước duy trì án tử hình. Hầu hết các nước đang áp dụng án tử hình đều cho rằng là phải áp dụng bản án nặng nề nhất này để bảo đảm an ninh, an toàn cho cộng đồng. Còn các nước không duy trì án tử hình thì lại cho rằng tử hình là vi phạm vào quyền sống của con người. Ở đây chúng ta đã thấy có sự xuất hiện của hai trường phái quan niệm khác nhau về án tử hình. Cả hai đều có lẻ riêng của mình, nhưng tại sao án tử hình chỉ còn tồn tại khoảng 30% ở các quốc gia trên thế giới; trong khi những xuất phát điểm của tất cả các nước trên thế giới đều tồn tại hình phạt tử hình. Vậy suy cho cùng, đây là quy luật khách quan tất yếu của thời đại không thể chối từ. Vì sớm hay muộn thì các quốc gia còn lại cũng phải bỏ án tử hình để phù hợp với đại đa số những nước đã bỏ nó. Bởi án tử không còn chỗ đứng trong thời điểm hiện nay cũng như mai sau bởi vai trò của nó không còn, nếu còn thì chúng ta đã thay thế nó bằng các hình thức khác hợp lý hơn như đã trình bày ở trên và các phần tiếp theo trong bài viết này. 6. Hình phạt tương đương tử hình Các nhà làm luật và đa số quần chúng nhân dân đều lo ngại “bỏ án tử thì được nhưng liệu có án nào tương tự để thay thế nó hay không”. Những sự lo ngại đấy, nhiều nước trên thế giới đã giải quyết được. Như chúng ta đã biết, mục đích của án tử hình là loại bỏ hành vi nguy hiểm cho xã hội bằng cách tước bỏ sự sống của chủ thể hành vi nguy hiểm. Tuy nhiên, để loại bỏ hành vi nguy hiểm không nhất thiết phải loại bỏ chủ thể của nó bởi vì hành vi nguy hiểm có thể được loại bỏ bằng nhiều cách khác như thay đổi ý thức của chủ thể, loại bỏ điều kiện thực hiện hành vi nguy hiểm, cách ly hoàn toàn chủ thể nguy hiểm khỏi cộng đồng v.v. Nếu cộng đồng nhận thấy hành vi nguy hiểm cần phải loại bỏ hoàn toàn khỏi cộng đồng thì có thể cách ly chủ thể nguy hiểm cho đến khi người đó chết. Như vậy, việc thay thế án tử hình bằng một chế tài khác là việc hoàn toàn có thể thực hiện được. Ví dụ nhiều nước ngày nay đã thay thế án tử hình bằng án chung thân không được khoan hồng. Trong thời phong kiến, pháp luật quy định hình phạt lưu đày biệt xứ cũng là một kiểu cách ly hoàn toàn chủ thể nguy hiểm khỏi cộng đồng. Tại sao ở giai đoạn kinh tế, xã hội,… chưa phát triển như thời điểm hiện nay mà thời phong kiến đã làm được vậy còn hiện nay thì không? Ý nói vậy, không phải trong hiện tại chúng ta phải thay hình thức tử hình bằng hình thức lưu đày mà thay nó bằng án chung thân không được khoan hồng như một số nước đã làm chẳng hạn. Nếu làm được như vậy, thì tuyên án tử sai vẫn có cơ hội khắc phục được hậu quả đồng thời bảo đảm được quyền sống thiêng liêng của con người. v Kết lời Không cần thiết, hay nói đúng hơn là đầy nguy hại nếu còn duy trì án tử hình trong thời điểm hiện nay tại nước ta. Bởi bỏ án tử hình sẽ đảm bảo được tính nhân đạo, hợp với quy luật của tự nhiên, tránh giết oan người vô tội, ngăn ngừa được tội phạm và phù hợp với pháp luật đa số các nước trên thế giới. Đồng cùng với điều 27 bộ luật hình sự hiện hành của nước ta có quy định: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”. Từ đó có thể suy ra mục đích chính của hình phạt không phải là trừng trị mà là giáo dục cải tạo người phạm tội để họ trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, không có lý do gì mà hình phạt tử hình vẫn còn tồn tại; trong khi mọi hành vi phạm tội của cá nhân cũng đều có thể cải tạo được (như đã trình bày ở trên). Vậy sự tồn tại của án tử hình trong pháp luật hình sự là trái với quy định tại điều 27 của bộ luật hình sự hiện hành. Việc bỏ án tử hình không chỉ là loại bỏ sự trái ngược trong bộ luật hình sự hiện hành mà còn phù hợp với đòi hỏi chính đáng của thực tiễn. Ngày 03 tháng 11 năm 2010