Chủ xe có phải nộp phạt khi khách thuê xe dính phạt nguội không?
Không ít chủ xe đã gặp phải tình huống cho khách thuê xe rồi bị dính phạt nguội. Giấy phạt đến sau khi khách đã trả xe, vậy chủ xe có phải nộp khoản phạt nguội đó không? (1) Chủ xe có phải nộp phạt khi khách thuê xe dính phạt nguội không? Trên thực tế có không ít trường hợp cho thuê xe tự lái sau khi đã thanh lý hợp đồng với khách thuê thì phát hiện xe dính phạt nguội. Theo khoản 8 Điều 80 Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau: “8. Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính được phát hiện thông qua việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mà cơ quan chức năng chưa dừng ngay được phương tiện để xử lý, cơ quan chức năng gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm; chủ phương tiện có nghĩa vụ phải hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.” Như vậy, trong trường hợp này CSGT sẽ liên hệ chủ xe để xử lý vì người cho thuê là nút thắt để tháo gỡ vấn đề, đây là thông tin duy nhất mà cơ quan chức năng có để ra quyết định xử phạt. Chủ xe dù không thực hiện hành vi vi phạm nhưng bắt buộc phải đến theo thông báo và có nghĩa vụ hợp tác với lực lượng CSGT để xác định người trực tiếp lái xe thực hiện hành vi vi phạm. Việc chủ xe cần làm lúc này là đến ngay cơ quan chức năng có thẩm quyền để cung cấp thông tin chính xác về người thuê để cơ quan Công an ra quyết định xử phạt đúng đối tượng. Nếu để quá hạn mà không nộp phạt, CSGT sẽ gửi thông báo đưa phương tiện vào phần mềm cảnh báo đăng kiểm, dẫn tới phương tiện sẽ bị từ chối đăng kiểm. Việc hỗ trợ cơ quan chức năng truy thu số tiền phạt từ người vi phạm là trách nhiệm của chủ xe (người cho thuê xe), nếu không có bằng chứng chứng minh có cho thuê xe trong thời gian xảy ra lỗi phạt nguội bằng cách cung cấp hợp đồng thuê với nội dung thể hiện rõ cam kết về trách nhiệm của người thuê xe khi xảy ra hỏng hóc, va chạm, vi phạm giao thông và phương thức nộp phạt hành chính thì chủ xe có nguy cơ rất cao sẽ là người phải đóng phạt thay (2) Những điều lưu ý khi cho thuê xe Chủ xe cần lưu ý những điều sau đây khi cho thuê xe để tránh trường hợp phải đóng phạt thay cho khách thuê xe: Làm hợp đồng thuê xe Hợp đồng cho thuê xe tự lái phải có đầy đủ và chính xác thông tin người thuê, đặc biệt là thông tin về thường trú và tạm trú. Nêu rõ quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê kèm thời gian giao kết cụ thể trong hợp đồng. Yêu cầu cọc tiền khi bàn giao xe Chủ xe cho thuê xe thu trước một khoản tiền đặt cọc từ khách thuê. Sau khi bàn giao xe từ 10 - 20 ngày không xảy ra vi phạm mới hoàn lại cọc cho bên thuê. Thường xuyên kiểm tra phạt nguội Sau khi khách thuê xe thanh lý hợp đồng, chủ xe nên chủ động tra cứu thông tin phạt nguội và tự động trừ tiền cọc nếu người thuê xe mắc lỗi vi phạm hành chính. Chủ xe lưu ý những điều trên đây khi cho thuê xe để tránh gặp phải tình huống phải đóng phạt hành chính thay cho khách thuê xe.
Mất biên bản xử phạt vi phạm giao thông phải làm gì?
Khi vi phạm giao thông bị CSGT lập biên bản, người vi phạm cần thực hiện đúng nghĩa vụ nộp phạt. Tuy nhiên, trường hợp người vi phạm làm mất biên bản thì cần xử lý như thế nào? Theo quy định tại Thông tư 02/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, trường hợp người vi phạm làm mất biên bản vi phạm hành chính; để nộp phạt và lấy lại giấy phép lái xe thì người dân phải có đơn cam đoan và xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú. - Theo quy định của Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, nếu bạn không thực hiện nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì bạn sẽ phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Thủ tục thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BTC quy định về Thủ tục thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính như sau: Quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 68 và khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước. Như vậy, khi quá thời hạn nộp phạt được ghi nhận trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ), người dân sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Ngoài ra, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt người dân phải nộp thêm 0.05% trên tổng số tiền nộp phạt. Những vi phạm bị CSGT phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản Theo Điều 56 Luật Xử phạt vi phạm hành chính quy định; về việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Như vậy, những trường hợp vi phạm trật tự ATGT đường bộ quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; mà mức phạt tiền dưới 250.000 đồng lực lượng chức năng sẽ xử phạt tại chỗ; mà không cần phải lập biên bản vi phạm. Đồng thời, trong lĩnh vực giao thông; có 16 lỗi bị phạt tại chỗ; không lập biên bản theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP gồm: Không chấp hành hiệu lệnh; chỉ dẫn của biển báo hiệu; vạch kẻ đường; Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước; Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;…
Quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông, có lấy lại được xe và bằng lái không?
Bị phạt hành chính khi tham gia giao thông nhưng đến lúc đi nộp phạt thì đã quá hạn. Lúc này, người vi phạm có thể lấy lại xe và bằng lái không? Căn cứ tại khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Đồng thời, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể: Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BTC quy định về Thủ tục thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính như sau: Quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 68 và khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước. Như vậy, khi quá thời hạn nộp phạt được ghi nhận trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ), người dân sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Ngoài ra, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt người dân phải nộp thêm 0.05% trên tổng số tiền nộp phạt. Quá thời hạn nộp phạt, người dân có thể lấy lại được xe, bằng lái? Căn cứ tại khoản 4 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi bởi điểm b khoản 65 Điều 1 sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính như sau: - Đối với xe: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không thi hành quyết định xử phạt thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để quyết định việc kê biên, bán đấu giá theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. - Đối với bằng lái xe: Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển cho cơ quan đã cấp các loại giấy tờ đó để tiến hành việc thu hồi theo quy định của pháp luật và thông báo cho người vi phạm biết. Xe và bằng lái sẽ được xử lý thế nào nếu người dân không đến lấy lại? Nếu hết thời hạn tạm giữ vẫn không nộp phạt để lấy lại giấy phép lái xe; thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý tang vật theo Điều 17 Nghị định 138/2021/NĐ-CP, cụ thể: Việc xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ được thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 4a và khoản 4b Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tiếp tục quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi đã quá thời hạn tạm giữ mà người vi phạm chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm và trong thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cho đến khi tang vật, phương tiện đó bị tịch thu, xử lý theo quy định; giấy phép, chứng chỉ hành nghề được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để thu hồi theo quy định của pháp luật. Sau khi tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nộp phạt vi phạm hành chính?
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Cưỡng chế hành chính là tổng hợp các biện pháp do luật hành chính quy định được áp dụng để tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lý, tư tưởng và hành vi của cá nhân hoặc tổ chức, buộc các chủ thể đó phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý những hành vi trái pháp luật, bảo đảm trật tự và kỷ luật trong hoạt động hành chính. Hình thức bảo đảm cưỡng chế hành chính là: ban hành các quy phạm pháp luật hành chính có tính chất bảo vệ; ra các quyết định hoặc trực tiếp thực hiện các quyết định áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý các vi phạm hành chính. 1. Các trường hợp thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Theo Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định sau: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt.theo Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Các biện pháp cưỡng chế bao gồm: Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm; Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 2.Thẩm quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính Theo Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 ,những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế -Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. -Trưởng đồn Công an, trưởng công an huyện, Giám đốc công an cấp tỉnh, Cục trưởng cục an ninh kinh tế, Cục trưởng Cục anh ninh kinh tế, Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng cục cảnh sát phòng , chống tội phạm về môi trường,... -Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng ban chỉ huy Biên phòng của khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Cục trưởng Cục trưởng Cục phòng chống ma túy và tội phạm; Tư lệnh vùng cảnh sát biển, tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam. -Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chị cục trưởng chi cục kiểm tra sau thông qua, Đội trưởng đội kiểm soát thuộc Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội trưởng đội điều tra hình sự; Đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu, -Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao;... Như vậy, trên đây là chức danh có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế và ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Theo đó có thể hiểu, người có thẩm quyền cưỡng chế đã quy định trên đây có thẩm quyền ra quyết định và tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình hoặc của cấp dưới.
03 trường hợp chậm nộp phạt vi phạm hành chính sẽ không tính thêm tiền
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 18/2023/TT-BTC quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, Thông tư quy định cụ thể 03 trường hợp không tính tiền cá nhân, tổ chức chậm nộp phạt vi phạm hành chính bao gồm: (1) Trường hợp không bị tính tiền chậm nộp phạt - Trong thời hạn được hoãn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. - Trong thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại. - Cho phép nộp tiền phạt nhiều lần. (2) Trường nào sẽ tính tiền chậm nộp phạt? Quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Đơn cử tại khoản 2 Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Còn tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi năm 2020) quy định việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây: - Cá nhân bị phạt tiền từ 02 triệu đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ 100 triệu đồng trở lên. - Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh. Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước. (3) Căn cứ tính tiền chậm nộp phạt của cơ quan có thẩm quyền Trường hợp cơ quan thu tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 18/2023/TT-BTC căn cứ vào quyết định xử phạt, số ngày chậm nộp phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt khi cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt vi phạm hành chính. Trường hợp cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt bằng hình thức chuyển khoản phải căn cứ vào quyết định xử phạt, số ngày chậm nộp phạt để tính và nộp tiền chậm nộp phạt. Trong đó, sử dụng biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá, biên lai thu tiền phạt lập và in từ Chương trình ứng dụng thu ngân sách nhà nước hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật để thu tiền chậm nộp phạt. Tiền chậm nộp phạt được nộp vào ngân sách nhà nước, còn số tiền chậm nộp phạt thực hiện hạch toán theo mục lục ngân sách nhà nước. Xem thêm Thông tư 18/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/5/2023.
Nộp tiền phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông có được không?
Hiện nay, việc nộp phạt vi phạm giao thông vẫn còn nhiều bất cập, gây mất thời gian cho người dân. Vậy, người dân có thể nộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông có được không? Tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau: 1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. 2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Theo đó, trường hợp bị phạt hành chính về vi phạm giao thông đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức thì cảnh sát giao thông có quyền không lập biên bản và công dân có thể nộp phạt tại chỗ. Tuy nhiên, cảnh sát giao thông phải ra quyết định xử phạt tại chỗ đúng với quy định pháp luật.
Quy trình nộp phạt vi phạm giao thông
Hiện nay, người vi phạm giao thông có thể nộp phạt bằng 03 hình thức cụ thể theo quy định pháp luật như nộp phạt qua bưu điện, nộp phạt tại kho bạc nhà nước hay nộp phạt tại chỗ. Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu? Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020, khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau: Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt; Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu rơi vào các trường hợp tại mục (1) hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Bưu điện, …). Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông? Theo quy định tại Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tùy vào mỗi trường hợp như sau: Trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần: Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; Trường hợp xử phạt tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt; Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt; Nếu không rơi vào các trường hợp trên thì thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Quá hạn nộp phạt vi phạm hành chính có lấy lại được bằng lái xe không?
Khi vi phạm giao thông và bị cảnh sát giao thông tịch thu bằng lái xe, trong trường hợp bị quá hạn nộp phạt vi phạm hành chính có lấy lại được bằng lái xe không? Xử lý như thế nào trong trường hợp quá hạn nộp phạt? Theo điều ̃78 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau: Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt “1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. 2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt. Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt…” Như vậy, khi quá thời hạn ghi trong biên bản bạn vẫn có thể nộp phạt, mỗi ngày nộp phạt chậm sẽ bị phạt thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp Số tiền chậm nộp = Tổng số tiền phạt chưa nộp + (Tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp) Tuy nhiên, cần lưu ý thời hiệu quyết định xử phạt vi phạm hành chính Khoản 1 Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính “Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội”. Theo khoản 4b Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: “4b. Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển cho cơ quan đã cấp các loại giấy tờ đó để tiến hành việc thu hồi theo quy định của pháp luật và thông báo cho người vi phạm biết.”;” Nếu hết thời hạn tạm giữ vẫn không nộp phạt để lấy lại giấy phép lái xe; thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý tang vật theo Điều 17 Nghị định 115/2013/NĐ-CP. + Thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng; + Niêm yết công khai tại trụ sở của người tạm giữ GPLX. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng; nếu người vi phạm không đến nộp phạt và nhận GPLX; thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định tịch thu và có thể tiêu hủy theo quy định tại Điều 109 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017. Như vậy, trong 30 ngày thông báo công khai mà người vi phạm giao thông đến nộp phạt để nhận lại GPLX; thì có thể phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp. Việc tạm giữ GPLX sẽ làm ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông của người vi phạm. Việc điều khiển xe khi đang bị tạm giữ giấy phép lái xe đã quá hạn tạm giữ thì sẽ bị phạt như lái xe không có giấy tờ xe theo quy định tại Điều 12 Thông tư 11/2013/TT-BCA.
Thắc mắc về nộp phạt hành chính
Chào mọi người, tôi có thắc mắc vấn đề như sau: Tôi bị xử phạt hành chính và có quyết định xử phạt với một số tiền. Tuy nhiên sắp hết hạn nộp tiền mà hiện tôi không thể lên kho bạc để nộp thì có thể có cách nào khác để nộp không.
Từ 1/1/2022: Có thể đóng phạt hành chính mọi lĩnh vực ngay tại nhà
Nộp phạt vi phạm hành chính ngay tại nhà? - Minh họa Đây là nội dung tại Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020. Sau khi được hoàn thiện, Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022. Hiện nay, Nghị định 81/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 97/20017/NĐ-CP) có quy định về các hình thức nộp tiền phạt vi phạm hành chính như sau: - Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt - Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. - Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt, hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; - Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích. Tới đây, trong Nghị định đang được dự thảo còn bổ sung thêm một phương thức mới, đó là “Nộp tiền phạt vi phạm hành chính bằng phương thức điện tử (qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc qua dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán) theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước.” Hiện nay, trên Cổng dich vụ công quốc gia, chúng ta mới chỉ có thể nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bằng phương thức này. Trên tinh thần của quy định đang được dự thảo, rất có thể thời gian sắp tới, người vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác cũng hoàn toàn có thể đóng phạt tại nhà! Nghị định đang được dự thảo này sẽ được hoàn thiện và ban hành kịp thời để có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022 - cùng thời điểm hiệu lực với Luật xử lý vi phạm hành chính 2020. Ngoài ra, dự thảo còn nhiều nội dung thay đổi đáng chú ý khác, mời các bạn tải về nghiên cứu tại file đính kèm.
“Trả góp” tiền phạt vi phạm hành chính: Tưởng không mà có
Trả góp tiền phạt - Ảnh minh họa Trong trường hợp người vi phạm hành chính chưa đủ điều kiện đóng phạt, liệu họ có thể đóng theo hình thức trả góp nhiều lần hay không? Theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, “trả góp” tiền phạt vi phạm có thể hiểu là hình thức Nộp tiền phạt nhiều lần được quy định tại Điều 79 Điều kiện áp dụng - Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức - Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp. Thời hạn, mức nộp tiền: - Không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần. - Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt. *Lưu ý: - Người đề nghị có thể tự làm đơn, trong đó ghi rõ khó khăn gặp phải và phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú (Đối với tổ chức thì phải được xác nhận của cơ quan quản lý thuế, cấp trên trực tiếp) - Trường hợp cá nhân, tổ chức đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. (Khoản 3 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP) - Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản. - Thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần không tính là thời gian chậm nộp tiền phạt. Như vậy, người bị phạt vi phạm hành chính có thể làm đơn đề nghị được nộp phạt nhiều lần khi gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế. Mẫu quyết định về việc Nộp phạt nhiều lần được đính kèm theo dưới đây.
Thắc mắc về việc ghi nợ, nộp phạt tiền sử dụng đất
Cho tôi hỏi hộ gia đình có quyết định giao đất 2017 có thông báo thuế 2017 nhưng họ chưa làm thủ tục ghi nợ theo quy định, theo thông báo thuế thì sau thời hạn 30 ngày không nộp tiền sử dụng đất thì sẽ bị phạt 0.03% ngày. Đến 2020 hộ gia đình mới đi làm thủ tục bị nộp phạt. Vậy cho tôi hỏi có được xem xét miễn giảm tiền phạt không theo quy định nào không.
CẢNH BÁO: LỪA ĐẢO NỘP TIỀN PHẠT VI PHẠM GIAO THÔNG QUA EMAIL
Thời gian gần đây, một số người dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có phản ánh nhận được thư điện tử (EMail) của một số đối tượng mạo danh cơ quan nhà nước đề nghị xử lý vi phạm giao thông. Đây là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, và sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Cụ thể, trong thư, các đối tượng đã lấy danh nghĩa Cục Cảnh sát giao thông, Cổng thông tin tra cứu vi phạm giao thông Quốc gia thông báo các lỗi vi phạm giao thông của công dân. Bên cạnh đó, các đối tượng yêu cầu người dân truy cập vào trang https://tracuu.viphamgiaothong.vn để cung cấp thông tin phương tiện giao thông, đóng tiền phạt. Liên quan đến vấn đề này, Trung tá Vũ Anh Điệp, Phó Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông cho biết, hiện nay, các cơ quan chức năng chưa gửi thông báo các lỗi vi phạm giao thông qua thư điện tử đến người dân. Tất cả các lỗi vi phạm giao thông sẽ được thông báo trực tiếp đến địa chỉ người vi phạm bằng văn bản. Đồng thời, Cục CSGT tiến hành cập nhật thông tin về phương tiện vi phạm được hệ thống giám sát ghi nhận trên Trang thông tin điện tử Cục CSGT, địa chỉ: http://csgt.vn. Người dân có thể truy cập và làm theo hướng dẫn để tham khảo xem phương tiện của mình (ô tô, mô tô) có vi phạm không và đơn vị nào xử lý. Bên cạnh đó, từ 12/3/2020, người vi phạm giao thông đường bộ tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Thuận sẽ có thêm hình thức nộp tiền phạt qua Cổng dịch vụ công quốc gia (truy cập: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html), thay cho hình thức trực tiếp đến trụ sở đơn vị phụ trách địa bàn mà công dân vi phạm để đóng tiền phạt - Trung tá Điệp thông tin thêm. Theo khuyến cáo của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn đây là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. Hiện đơn vị đang tiến hành xác minh, điều tra làm rõ, quần chúng nhân dân là người bị hại cũng như nắm bắt được thông tin hãy liên hệ với Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn. Do vậy, người dân cần bình tĩnh, không làm theo yêu cầu của các đối tượng gửi thư điện tử, nhắn tin thông báo vi phạm giao thông hoặc cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản, thẻ tín dụng cho người khác khi nhận được các các thư điện tử có dấu hiệu nghi vấn. Đồng thời, cần thông báo ngay cho cơ quan Công an khi có sự nghi ngờ để cùng phối hợp giải quyết. Không nên tự mình xử lý vì sẽ dễ sập bẫy kịch bản lừa đảo của tội phạm. --- Cục Cảnh sát Giao Thông - Bộ Công An ---
Lê Âu Ngân Anh không chịu nộp phạt có được không?
Mình vừa lướt qua vài trang báo và có thấy thông tin cô Hoa hậu đại dương Lê Âu Ngân Anh tuyên bố " Cơ quan nhà nước phạt cứ phạt, tôi có nộp hay không là việc của tôi!" (?!!). Thực hư không biết sao nhưng theo mình biết là nếu cơ quan nhà nước mà đã ra quyết định xử phạt thì phải có cơ chế bắt buộc nộp phạt chứ nhỉ? Cô Hoa hậu này không biết "ô dù" lớn cỡ nào mà lại "mạnh mồm" vậy ta? Mọi người có nghĩ giống mình không?
NỘP PHẠT VI PHẠM GIAO THÔNG Ở KHO BẠC HAY CÔNG AN THU TẠI CHỖ ????
Mình bị phạt do chạy quá tốc độ tháng 6/2015. Do bị mất giấy biên bản nên không biết đội CSGT nào phạt và phải đóng tiền ở đâu ? Nên mình định là bỏ luôn. Hôm trước 18/3/2017 mình có nhận được thư mời đến đội CSGT để xử lý vi phạm. Mình có vào khu vực xử lý hành chính, anh cảnh sát có đưa biên bản và giấy tờ cho mình ký và nêu rõ mức phạt là 750k. Mình cứ tưởng là đi qua kho bạc đóng tiền, ai ngờ anh cảnh sát này bảo đóng tiền tại đây luôn. Mình đóng tiền và lấy bằng mang về. (Không có biên lai thu tiền gì hết nha) Mọi người cho mình hỏi là bị xử phạt gần 2 năm thì hiệu lực vi phạm có còn không , vì mình thấy một vài bài viết nói là sau 1 năm sẽ hết hiệu lực và không cần phải đóng phạt ? Và cảnh sát có được quyền thu tiền vi phạm giao thông thay cho kho bạc không ? Mình đang hơi hoang mang là sao anh đó nhận thu tiền luôn. Mong nhận được sự tư vấn của mọi người ạ .
Chủ xe có phải nộp phạt khi khách thuê xe dính phạt nguội không?
Không ít chủ xe đã gặp phải tình huống cho khách thuê xe rồi bị dính phạt nguội. Giấy phạt đến sau khi khách đã trả xe, vậy chủ xe có phải nộp khoản phạt nguội đó không? (1) Chủ xe có phải nộp phạt khi khách thuê xe dính phạt nguội không? Trên thực tế có không ít trường hợp cho thuê xe tự lái sau khi đã thanh lý hợp đồng với khách thuê thì phát hiện xe dính phạt nguội. Theo khoản 8 Điều 80 Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau: “8. Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính được phát hiện thông qua việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mà cơ quan chức năng chưa dừng ngay được phương tiện để xử lý, cơ quan chức năng gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm; chủ phương tiện có nghĩa vụ phải hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.” Như vậy, trong trường hợp này CSGT sẽ liên hệ chủ xe để xử lý vì người cho thuê là nút thắt để tháo gỡ vấn đề, đây là thông tin duy nhất mà cơ quan chức năng có để ra quyết định xử phạt. Chủ xe dù không thực hiện hành vi vi phạm nhưng bắt buộc phải đến theo thông báo và có nghĩa vụ hợp tác với lực lượng CSGT để xác định người trực tiếp lái xe thực hiện hành vi vi phạm. Việc chủ xe cần làm lúc này là đến ngay cơ quan chức năng có thẩm quyền để cung cấp thông tin chính xác về người thuê để cơ quan Công an ra quyết định xử phạt đúng đối tượng. Nếu để quá hạn mà không nộp phạt, CSGT sẽ gửi thông báo đưa phương tiện vào phần mềm cảnh báo đăng kiểm, dẫn tới phương tiện sẽ bị từ chối đăng kiểm. Việc hỗ trợ cơ quan chức năng truy thu số tiền phạt từ người vi phạm là trách nhiệm của chủ xe (người cho thuê xe), nếu không có bằng chứng chứng minh có cho thuê xe trong thời gian xảy ra lỗi phạt nguội bằng cách cung cấp hợp đồng thuê với nội dung thể hiện rõ cam kết về trách nhiệm của người thuê xe khi xảy ra hỏng hóc, va chạm, vi phạm giao thông và phương thức nộp phạt hành chính thì chủ xe có nguy cơ rất cao sẽ là người phải đóng phạt thay (2) Những điều lưu ý khi cho thuê xe Chủ xe cần lưu ý những điều sau đây khi cho thuê xe để tránh trường hợp phải đóng phạt thay cho khách thuê xe: Làm hợp đồng thuê xe Hợp đồng cho thuê xe tự lái phải có đầy đủ và chính xác thông tin người thuê, đặc biệt là thông tin về thường trú và tạm trú. Nêu rõ quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê kèm thời gian giao kết cụ thể trong hợp đồng. Yêu cầu cọc tiền khi bàn giao xe Chủ xe cho thuê xe thu trước một khoản tiền đặt cọc từ khách thuê. Sau khi bàn giao xe từ 10 - 20 ngày không xảy ra vi phạm mới hoàn lại cọc cho bên thuê. Thường xuyên kiểm tra phạt nguội Sau khi khách thuê xe thanh lý hợp đồng, chủ xe nên chủ động tra cứu thông tin phạt nguội và tự động trừ tiền cọc nếu người thuê xe mắc lỗi vi phạm hành chính. Chủ xe lưu ý những điều trên đây khi cho thuê xe để tránh gặp phải tình huống phải đóng phạt hành chính thay cho khách thuê xe.
Mất biên bản xử phạt vi phạm giao thông phải làm gì?
Khi vi phạm giao thông bị CSGT lập biên bản, người vi phạm cần thực hiện đúng nghĩa vụ nộp phạt. Tuy nhiên, trường hợp người vi phạm làm mất biên bản thì cần xử lý như thế nào? Theo quy định tại Thông tư 02/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, trường hợp người vi phạm làm mất biên bản vi phạm hành chính; để nộp phạt và lấy lại giấy phép lái xe thì người dân phải có đơn cam đoan và xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú. - Theo quy định của Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, nếu bạn không thực hiện nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì bạn sẽ phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Thủ tục thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BTC quy định về Thủ tục thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính như sau: Quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 68 và khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước. Như vậy, khi quá thời hạn nộp phạt được ghi nhận trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ), người dân sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Ngoài ra, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt người dân phải nộp thêm 0.05% trên tổng số tiền nộp phạt. Những vi phạm bị CSGT phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản Theo Điều 56 Luật Xử phạt vi phạm hành chính quy định; về việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Như vậy, những trường hợp vi phạm trật tự ATGT đường bộ quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; mà mức phạt tiền dưới 250.000 đồng lực lượng chức năng sẽ xử phạt tại chỗ; mà không cần phải lập biên bản vi phạm. Đồng thời, trong lĩnh vực giao thông; có 16 lỗi bị phạt tại chỗ; không lập biên bản theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP gồm: Không chấp hành hiệu lệnh; chỉ dẫn của biển báo hiệu; vạch kẻ đường; Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước; Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;…
Quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông, có lấy lại được xe và bằng lái không?
Bị phạt hành chính khi tham gia giao thông nhưng đến lúc đi nộp phạt thì đã quá hạn. Lúc này, người vi phạm có thể lấy lại xe và bằng lái không? Căn cứ tại khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Đồng thời, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể: Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BTC quy định về Thủ tục thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính như sau: Quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 68 và khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước. Như vậy, khi quá thời hạn nộp phạt được ghi nhận trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ), người dân sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Ngoài ra, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt người dân phải nộp thêm 0.05% trên tổng số tiền nộp phạt. Quá thời hạn nộp phạt, người dân có thể lấy lại được xe, bằng lái? Căn cứ tại khoản 4 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi bởi điểm b khoản 65 Điều 1 sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính như sau: - Đối với xe: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không thi hành quyết định xử phạt thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để quyết định việc kê biên, bán đấu giá theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. - Đối với bằng lái xe: Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển cho cơ quan đã cấp các loại giấy tờ đó để tiến hành việc thu hồi theo quy định của pháp luật và thông báo cho người vi phạm biết. Xe và bằng lái sẽ được xử lý thế nào nếu người dân không đến lấy lại? Nếu hết thời hạn tạm giữ vẫn không nộp phạt để lấy lại giấy phép lái xe; thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý tang vật theo Điều 17 Nghị định 138/2021/NĐ-CP, cụ thể: Việc xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ được thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 4a và khoản 4b Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tiếp tục quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi đã quá thời hạn tạm giữ mà người vi phạm chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm và trong thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cho đến khi tang vật, phương tiện đó bị tịch thu, xử lý theo quy định; giấy phép, chứng chỉ hành nghề được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để thu hồi theo quy định của pháp luật. Sau khi tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nộp phạt vi phạm hành chính?
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Cưỡng chế hành chính là tổng hợp các biện pháp do luật hành chính quy định được áp dụng để tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lý, tư tưởng và hành vi của cá nhân hoặc tổ chức, buộc các chủ thể đó phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý những hành vi trái pháp luật, bảo đảm trật tự và kỷ luật trong hoạt động hành chính. Hình thức bảo đảm cưỡng chế hành chính là: ban hành các quy phạm pháp luật hành chính có tính chất bảo vệ; ra các quyết định hoặc trực tiếp thực hiện các quyết định áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý các vi phạm hành chính. 1. Các trường hợp thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Theo Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định sau: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt.theo Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Các biện pháp cưỡng chế bao gồm: Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm; Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 2.Thẩm quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính Theo Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 ,những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế -Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. -Trưởng đồn Công an, trưởng công an huyện, Giám đốc công an cấp tỉnh, Cục trưởng cục an ninh kinh tế, Cục trưởng Cục anh ninh kinh tế, Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng cục cảnh sát phòng , chống tội phạm về môi trường,... -Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng ban chỉ huy Biên phòng của khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Cục trưởng Cục trưởng Cục phòng chống ma túy và tội phạm; Tư lệnh vùng cảnh sát biển, tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam. -Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chị cục trưởng chi cục kiểm tra sau thông qua, Đội trưởng đội kiểm soát thuộc Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội trưởng đội điều tra hình sự; Đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu, -Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao;... Như vậy, trên đây là chức danh có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế và ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Theo đó có thể hiểu, người có thẩm quyền cưỡng chế đã quy định trên đây có thẩm quyền ra quyết định và tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình hoặc của cấp dưới.
03 trường hợp chậm nộp phạt vi phạm hành chính sẽ không tính thêm tiền
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 18/2023/TT-BTC quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, Thông tư quy định cụ thể 03 trường hợp không tính tiền cá nhân, tổ chức chậm nộp phạt vi phạm hành chính bao gồm: (1) Trường hợp không bị tính tiền chậm nộp phạt - Trong thời hạn được hoãn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. - Trong thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại. - Cho phép nộp tiền phạt nhiều lần. (2) Trường nào sẽ tính tiền chậm nộp phạt? Quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Đơn cử tại khoản 2 Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Còn tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi năm 2020) quy định việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây: - Cá nhân bị phạt tiền từ 02 triệu đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ 100 triệu đồng trở lên. - Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh. Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước. (3) Căn cứ tính tiền chậm nộp phạt của cơ quan có thẩm quyền Trường hợp cơ quan thu tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 18/2023/TT-BTC căn cứ vào quyết định xử phạt, số ngày chậm nộp phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt khi cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt vi phạm hành chính. Trường hợp cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt bằng hình thức chuyển khoản phải căn cứ vào quyết định xử phạt, số ngày chậm nộp phạt để tính và nộp tiền chậm nộp phạt. Trong đó, sử dụng biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá, biên lai thu tiền phạt lập và in từ Chương trình ứng dụng thu ngân sách nhà nước hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật để thu tiền chậm nộp phạt. Tiền chậm nộp phạt được nộp vào ngân sách nhà nước, còn số tiền chậm nộp phạt thực hiện hạch toán theo mục lục ngân sách nhà nước. Xem thêm Thông tư 18/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/5/2023.
Nộp tiền phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông có được không?
Hiện nay, việc nộp phạt vi phạm giao thông vẫn còn nhiều bất cập, gây mất thời gian cho người dân. Vậy, người dân có thể nộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông có được không? Tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau: 1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. 2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Theo đó, trường hợp bị phạt hành chính về vi phạm giao thông đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức thì cảnh sát giao thông có quyền không lập biên bản và công dân có thể nộp phạt tại chỗ. Tuy nhiên, cảnh sát giao thông phải ra quyết định xử phạt tại chỗ đúng với quy định pháp luật.
Quy trình nộp phạt vi phạm giao thông
Hiện nay, người vi phạm giao thông có thể nộp phạt bằng 03 hình thức cụ thể theo quy định pháp luật như nộp phạt qua bưu điện, nộp phạt tại kho bạc nhà nước hay nộp phạt tại chỗ. Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu? Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020, khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau: Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt; Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu rơi vào các trường hợp tại mục (1) hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Bưu điện, …). Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông? Theo quy định tại Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tùy vào mỗi trường hợp như sau: Trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần: Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; Trường hợp xử phạt tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt; Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt; Nếu không rơi vào các trường hợp trên thì thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Quá hạn nộp phạt vi phạm hành chính có lấy lại được bằng lái xe không?
Khi vi phạm giao thông và bị cảnh sát giao thông tịch thu bằng lái xe, trong trường hợp bị quá hạn nộp phạt vi phạm hành chính có lấy lại được bằng lái xe không? Xử lý như thế nào trong trường hợp quá hạn nộp phạt? Theo điều ̃78 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau: Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt “1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. 2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt. Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt…” Như vậy, khi quá thời hạn ghi trong biên bản bạn vẫn có thể nộp phạt, mỗi ngày nộp phạt chậm sẽ bị phạt thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp Số tiền chậm nộp = Tổng số tiền phạt chưa nộp + (Tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp) Tuy nhiên, cần lưu ý thời hiệu quyết định xử phạt vi phạm hành chính Khoản 1 Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính “Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội”. Theo khoản 4b Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: “4b. Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển cho cơ quan đã cấp các loại giấy tờ đó để tiến hành việc thu hồi theo quy định của pháp luật và thông báo cho người vi phạm biết.”;” Nếu hết thời hạn tạm giữ vẫn không nộp phạt để lấy lại giấy phép lái xe; thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý tang vật theo Điều 17 Nghị định 115/2013/NĐ-CP. + Thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng; + Niêm yết công khai tại trụ sở của người tạm giữ GPLX. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng; nếu người vi phạm không đến nộp phạt và nhận GPLX; thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định tịch thu và có thể tiêu hủy theo quy định tại Điều 109 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017. Như vậy, trong 30 ngày thông báo công khai mà người vi phạm giao thông đến nộp phạt để nhận lại GPLX; thì có thể phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp. Việc tạm giữ GPLX sẽ làm ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông của người vi phạm. Việc điều khiển xe khi đang bị tạm giữ giấy phép lái xe đã quá hạn tạm giữ thì sẽ bị phạt như lái xe không có giấy tờ xe theo quy định tại Điều 12 Thông tư 11/2013/TT-BCA.
Thắc mắc về nộp phạt hành chính
Chào mọi người, tôi có thắc mắc vấn đề như sau: Tôi bị xử phạt hành chính và có quyết định xử phạt với một số tiền. Tuy nhiên sắp hết hạn nộp tiền mà hiện tôi không thể lên kho bạc để nộp thì có thể có cách nào khác để nộp không.
Từ 1/1/2022: Có thể đóng phạt hành chính mọi lĩnh vực ngay tại nhà
Nộp phạt vi phạm hành chính ngay tại nhà? - Minh họa Đây là nội dung tại Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020. Sau khi được hoàn thiện, Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022. Hiện nay, Nghị định 81/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 97/20017/NĐ-CP) có quy định về các hình thức nộp tiền phạt vi phạm hành chính như sau: - Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt - Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. - Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt, hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; - Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích. Tới đây, trong Nghị định đang được dự thảo còn bổ sung thêm một phương thức mới, đó là “Nộp tiền phạt vi phạm hành chính bằng phương thức điện tử (qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc qua dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán) theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước.” Hiện nay, trên Cổng dich vụ công quốc gia, chúng ta mới chỉ có thể nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bằng phương thức này. Trên tinh thần của quy định đang được dự thảo, rất có thể thời gian sắp tới, người vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác cũng hoàn toàn có thể đóng phạt tại nhà! Nghị định đang được dự thảo này sẽ được hoàn thiện và ban hành kịp thời để có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022 - cùng thời điểm hiệu lực với Luật xử lý vi phạm hành chính 2020. Ngoài ra, dự thảo còn nhiều nội dung thay đổi đáng chú ý khác, mời các bạn tải về nghiên cứu tại file đính kèm.
“Trả góp” tiền phạt vi phạm hành chính: Tưởng không mà có
Trả góp tiền phạt - Ảnh minh họa Trong trường hợp người vi phạm hành chính chưa đủ điều kiện đóng phạt, liệu họ có thể đóng theo hình thức trả góp nhiều lần hay không? Theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, “trả góp” tiền phạt vi phạm có thể hiểu là hình thức Nộp tiền phạt nhiều lần được quy định tại Điều 79 Điều kiện áp dụng - Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức - Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp. Thời hạn, mức nộp tiền: - Không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần. - Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt. *Lưu ý: - Người đề nghị có thể tự làm đơn, trong đó ghi rõ khó khăn gặp phải và phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú (Đối với tổ chức thì phải được xác nhận của cơ quan quản lý thuế, cấp trên trực tiếp) - Trường hợp cá nhân, tổ chức đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. (Khoản 3 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP) - Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản. - Thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần không tính là thời gian chậm nộp tiền phạt. Như vậy, người bị phạt vi phạm hành chính có thể làm đơn đề nghị được nộp phạt nhiều lần khi gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế. Mẫu quyết định về việc Nộp phạt nhiều lần được đính kèm theo dưới đây.
Thắc mắc về việc ghi nợ, nộp phạt tiền sử dụng đất
Cho tôi hỏi hộ gia đình có quyết định giao đất 2017 có thông báo thuế 2017 nhưng họ chưa làm thủ tục ghi nợ theo quy định, theo thông báo thuế thì sau thời hạn 30 ngày không nộp tiền sử dụng đất thì sẽ bị phạt 0.03% ngày. Đến 2020 hộ gia đình mới đi làm thủ tục bị nộp phạt. Vậy cho tôi hỏi có được xem xét miễn giảm tiền phạt không theo quy định nào không.
CẢNH BÁO: LỪA ĐẢO NỘP TIỀN PHẠT VI PHẠM GIAO THÔNG QUA EMAIL
Thời gian gần đây, một số người dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có phản ánh nhận được thư điện tử (EMail) của một số đối tượng mạo danh cơ quan nhà nước đề nghị xử lý vi phạm giao thông. Đây là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, và sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Cụ thể, trong thư, các đối tượng đã lấy danh nghĩa Cục Cảnh sát giao thông, Cổng thông tin tra cứu vi phạm giao thông Quốc gia thông báo các lỗi vi phạm giao thông của công dân. Bên cạnh đó, các đối tượng yêu cầu người dân truy cập vào trang https://tracuu.viphamgiaothong.vn để cung cấp thông tin phương tiện giao thông, đóng tiền phạt. Liên quan đến vấn đề này, Trung tá Vũ Anh Điệp, Phó Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông cho biết, hiện nay, các cơ quan chức năng chưa gửi thông báo các lỗi vi phạm giao thông qua thư điện tử đến người dân. Tất cả các lỗi vi phạm giao thông sẽ được thông báo trực tiếp đến địa chỉ người vi phạm bằng văn bản. Đồng thời, Cục CSGT tiến hành cập nhật thông tin về phương tiện vi phạm được hệ thống giám sát ghi nhận trên Trang thông tin điện tử Cục CSGT, địa chỉ: http://csgt.vn. Người dân có thể truy cập và làm theo hướng dẫn để tham khảo xem phương tiện của mình (ô tô, mô tô) có vi phạm không và đơn vị nào xử lý. Bên cạnh đó, từ 12/3/2020, người vi phạm giao thông đường bộ tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Thuận sẽ có thêm hình thức nộp tiền phạt qua Cổng dịch vụ công quốc gia (truy cập: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html), thay cho hình thức trực tiếp đến trụ sở đơn vị phụ trách địa bàn mà công dân vi phạm để đóng tiền phạt - Trung tá Điệp thông tin thêm. Theo khuyến cáo của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn đây là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. Hiện đơn vị đang tiến hành xác minh, điều tra làm rõ, quần chúng nhân dân là người bị hại cũng như nắm bắt được thông tin hãy liên hệ với Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn. Do vậy, người dân cần bình tĩnh, không làm theo yêu cầu của các đối tượng gửi thư điện tử, nhắn tin thông báo vi phạm giao thông hoặc cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản, thẻ tín dụng cho người khác khi nhận được các các thư điện tử có dấu hiệu nghi vấn. Đồng thời, cần thông báo ngay cho cơ quan Công an khi có sự nghi ngờ để cùng phối hợp giải quyết. Không nên tự mình xử lý vì sẽ dễ sập bẫy kịch bản lừa đảo của tội phạm. --- Cục Cảnh sát Giao Thông - Bộ Công An ---
Lê Âu Ngân Anh không chịu nộp phạt có được không?
Mình vừa lướt qua vài trang báo và có thấy thông tin cô Hoa hậu đại dương Lê Âu Ngân Anh tuyên bố " Cơ quan nhà nước phạt cứ phạt, tôi có nộp hay không là việc của tôi!" (?!!). Thực hư không biết sao nhưng theo mình biết là nếu cơ quan nhà nước mà đã ra quyết định xử phạt thì phải có cơ chế bắt buộc nộp phạt chứ nhỉ? Cô Hoa hậu này không biết "ô dù" lớn cỡ nào mà lại "mạnh mồm" vậy ta? Mọi người có nghĩ giống mình không?
NỘP PHẠT VI PHẠM GIAO THÔNG Ở KHO BẠC HAY CÔNG AN THU TẠI CHỖ ????
Mình bị phạt do chạy quá tốc độ tháng 6/2015. Do bị mất giấy biên bản nên không biết đội CSGT nào phạt và phải đóng tiền ở đâu ? Nên mình định là bỏ luôn. Hôm trước 18/3/2017 mình có nhận được thư mời đến đội CSGT để xử lý vi phạm. Mình có vào khu vực xử lý hành chính, anh cảnh sát có đưa biên bản và giấy tờ cho mình ký và nêu rõ mức phạt là 750k. Mình cứ tưởng là đi qua kho bạc đóng tiền, ai ngờ anh cảnh sát này bảo đóng tiền tại đây luôn. Mình đóng tiền và lấy bằng mang về. (Không có biên lai thu tiền gì hết nha) Mọi người cho mình hỏi là bị xử phạt gần 2 năm thì hiệu lực vi phạm có còn không , vì mình thấy một vài bài viết nói là sau 1 năm sẽ hết hiệu lực và không cần phải đóng phạt ? Và cảnh sát có được quyền thu tiền vi phạm giao thông thay cho kho bạc không ? Mình đang hơi hoang mang là sao anh đó nhận thu tiền luôn. Mong nhận được sự tư vấn của mọi người ạ .