Rút một phần nội dung Đơn khởi kiện?
Em xin nhờ Luật sư hỗ trợ tư vấn như sau: Hiện nay em đã nộp Đơn khởi kiện và Tòa án Nhà Bè đã chấp nhận đơn. Trong quá trình xem xét Đơn khởi kiện về đòi nợ tiền điện thì cùng một chủ thể nhưng ký hợp đồng mua bán điện ở địa chỉ lắp đặt đồng hồ điện tại 02 huyện khác nhau là Nhà Bè và Cần Giờ. Hiện nay Tòa án Nhà Bè yêu cầu rút một phần nội dung Đơn khởi kiện (Hợp đồng mua bán điện có địa chỉ đồng hồ điện đặt ở huyện Cần Giờ thì làm Đơn khởi kiện nộp ở Tòa án huyện Cần Giờ). Tòa án Nhà Bè chỉ giải quyết phát sinh tranh chấp các Hợp đồng MBĐ có lắp đặt đồng hồ điện trên địa bàn huyện Nhà Bè. Vậy thủ tục, trình tự rút một phần nội dung Đơn khởi kiện tại Tòa án huyện Nhà Bè thực hiện như thế nào? Và để Tòa án huyện Nhà Bè tiếp tục thụ lý giải quyết thì trình tự sẽ thực hiện tiếp theo như thế nào? Trân trọng cám ơn !
Hướng dẫn nộp lại đơn khởi kiện khi thời hiệu đã hết
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn Khoản 1, Khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án. Theo đó, trường hợp kể từ ngày 01/01/2012, Tòa án trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết và thời hạn giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện đã hết mà đương sự có yêu cầu khởi kiện lại vụ án đó thì Tòa án xem xét thụ lý vụ án theo thủ tục chung. Ngoài ra, đương sự cũng có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau: - Vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trước ngày 01/01/2017 vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết nhưng theo BLDS 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn - Vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm từ thời điểm mở thừa kế và Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trước 01/01/2017 vì chưa đủ điều kiện khởi kiện nhưng theo BLDS 2015 thời hiệu vẫn còn. Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.
Khi nào đương sự có quyền NỘP LẠI đơn khởi kiện?
Theo quy định tại Điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 khi đã có quyết định “Đình chỉ vụ án dân sự” thì đương sự sẽ không có quyền khởi kiện lại (tức yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó) nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về: nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp. Tuy nhiên tồn tại ngoại lệ, đó là: TRỪ một số trường hợp ngoại lệ theo quy định của pháp luật. Hoặc trong trường hợp người khởi kiện “bị trả lại đơn khởi kiện” thì họ vẫn có quyền nộp lại đơn khởi kiện trong một số trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật. Và tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/05/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có quy định hướng dẫn về các trường hợp đương sự có quyền được nộp lại đơn khởi kiện. Cụ thể theo quy định tại Nghị quyết 04 trên có tất cả 08 trường hợp đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại như sau: (1) Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. (2) Đối với yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại. (3) Đã có đủ điều kiện khởi kiện. (Tức là trong một số loại vụ án thì trước khi khởi kiện ra tòa thì phải thỏa mãn điều kiện tiền tố tụng. Mình xin lấy ví dụ luôn cho các bạn dễ hình dung trường hợp này: ví dụ như muốn khởi kiện ra Tòa tranh chấp về quyền sử dụng đất (xem ai là người có quyền sử dụng đất đối với mảnh đất) thì trước tiên tranh chấp này phải thỏa mãn điều kiện đã được hòa giải cơ sở tại địa phương (tại Ủy ban nhân dẫn xã) thì mới có căn cứ để khởi kiện ra Tòa được). (4) Trường hợp vụ án bị đình chỉ giải quyết vì người khởi kiện không cung cấp được địa chỉ mới của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác nhưng nay đã cung cấp được đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. (5) Tòa án đã Thông báo trả lại đơn khởi kiện với lý do người khởi kiện rút đơn khởi kiện hoặc Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án với lý do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. (6)Trường hợp kể từ ngày 01-01-2012, Tòa án trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết và thời hạn giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện đã hết. (7) Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì lý do "thời hiệu khởi kiện đã hết" nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án. Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó. (8) Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khởi kiện chia tài sản chung, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án chia thừa kế đối với di sản thừa kế đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 và điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS 2015 và Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó.
Rút một phần nội dung Đơn khởi kiện?
Em xin nhờ Luật sư hỗ trợ tư vấn như sau: Hiện nay em đã nộp Đơn khởi kiện và Tòa án Nhà Bè đã chấp nhận đơn. Trong quá trình xem xét Đơn khởi kiện về đòi nợ tiền điện thì cùng một chủ thể nhưng ký hợp đồng mua bán điện ở địa chỉ lắp đặt đồng hồ điện tại 02 huyện khác nhau là Nhà Bè và Cần Giờ. Hiện nay Tòa án Nhà Bè yêu cầu rút một phần nội dung Đơn khởi kiện (Hợp đồng mua bán điện có địa chỉ đồng hồ điện đặt ở huyện Cần Giờ thì làm Đơn khởi kiện nộp ở Tòa án huyện Cần Giờ). Tòa án Nhà Bè chỉ giải quyết phát sinh tranh chấp các Hợp đồng MBĐ có lắp đặt đồng hồ điện trên địa bàn huyện Nhà Bè. Vậy thủ tục, trình tự rút một phần nội dung Đơn khởi kiện tại Tòa án huyện Nhà Bè thực hiện như thế nào? Và để Tòa án huyện Nhà Bè tiếp tục thụ lý giải quyết thì trình tự sẽ thực hiện tiếp theo như thế nào? Trân trọng cám ơn !
Hướng dẫn nộp lại đơn khởi kiện khi thời hiệu đã hết
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn Khoản 1, Khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án. Theo đó, trường hợp kể từ ngày 01/01/2012, Tòa án trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết và thời hạn giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện đã hết mà đương sự có yêu cầu khởi kiện lại vụ án đó thì Tòa án xem xét thụ lý vụ án theo thủ tục chung. Ngoài ra, đương sự cũng có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau: - Vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trước ngày 01/01/2017 vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết nhưng theo BLDS 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn - Vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm từ thời điểm mở thừa kế và Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trước 01/01/2017 vì chưa đủ điều kiện khởi kiện nhưng theo BLDS 2015 thời hiệu vẫn còn. Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.
Khi nào đương sự có quyền NỘP LẠI đơn khởi kiện?
Theo quy định tại Điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 khi đã có quyết định “Đình chỉ vụ án dân sự” thì đương sự sẽ không có quyền khởi kiện lại (tức yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó) nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về: nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp. Tuy nhiên tồn tại ngoại lệ, đó là: TRỪ một số trường hợp ngoại lệ theo quy định của pháp luật. Hoặc trong trường hợp người khởi kiện “bị trả lại đơn khởi kiện” thì họ vẫn có quyền nộp lại đơn khởi kiện trong một số trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật. Và tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/05/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có quy định hướng dẫn về các trường hợp đương sự có quyền được nộp lại đơn khởi kiện. Cụ thể theo quy định tại Nghị quyết 04 trên có tất cả 08 trường hợp đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại như sau: (1) Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. (2) Đối với yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại. (3) Đã có đủ điều kiện khởi kiện. (Tức là trong một số loại vụ án thì trước khi khởi kiện ra tòa thì phải thỏa mãn điều kiện tiền tố tụng. Mình xin lấy ví dụ luôn cho các bạn dễ hình dung trường hợp này: ví dụ như muốn khởi kiện ra Tòa tranh chấp về quyền sử dụng đất (xem ai là người có quyền sử dụng đất đối với mảnh đất) thì trước tiên tranh chấp này phải thỏa mãn điều kiện đã được hòa giải cơ sở tại địa phương (tại Ủy ban nhân dẫn xã) thì mới có căn cứ để khởi kiện ra Tòa được). (4) Trường hợp vụ án bị đình chỉ giải quyết vì người khởi kiện không cung cấp được địa chỉ mới của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác nhưng nay đã cung cấp được đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. (5) Tòa án đã Thông báo trả lại đơn khởi kiện với lý do người khởi kiện rút đơn khởi kiện hoặc Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án với lý do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. (6)Trường hợp kể từ ngày 01-01-2012, Tòa án trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết và thời hạn giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện đã hết. (7) Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì lý do "thời hiệu khởi kiện đã hết" nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án. Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó. (8) Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khởi kiện chia tài sản chung, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án chia thừa kế đối với di sản thừa kế đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 và điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS 2015 và Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó.