Đúng, sai vụ nhặt được điện thoại bị phạt 2 triệu
(PL)- Khi chủ sở hữu hợp pháp đã yêu cầu được nhận lại tài sản mà người nhặt vẫn không trả thì đó là căn cứ xử lý hình sự hoặc hành chính. Vụ việc bà NTML (trú thị trấn Đak Đoa, Gia Lai) bị Công an huyện Đak Đoa xử phạt 2 triệu đồng về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản sau khi nhặt được điện thoại tại trụ ATM đang gây tranh cãi trong dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng việc xử phạt của công an huyện là chưa thỏa đáng bởi bà L. đã chủ động trả lại chiếc điện thoại. Có thể phạt cảnh cáo Như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh, chiều 15-2, ông NVN đến trụ ATM của một ngân hàng để rút tiền. Rút tiền xong, ông N. đi ra nhưng để quên một điện thoại (trị giá khoảng 3 triệu đồng) trên bàn phím của trụ ATM. Khoảng 20 phút sau, ông N. quay lại tìm thì chiếc điện thoại trên đã mất. Mấy ngày sau, ông N. đến ngân hàng để nhờ trích xuất camera an ninh thì thấy bà L. vào rút tiền và lấy chiếc điện thoại mang đi. Ông N. trình báo và cơ quan công an xác định khi thấy chiếc điện thoại, bà L. lấy đem về dùng mà không trình báo cơ quan chức năng để trả lại người bị mất. Hiện bà L. đã giao nộp lại chiếc điện thoại cho ông N., tuy nhiên bà vẫn bị xử phạt theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013 (xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội…). Theo luật sư (LS) Nguyễn Đức Thắng Ý, Đoàn LS TP.HCM, khoản 1 Điều 230 BLDS 2015 quy định: Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người mất thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó. Nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Trường hợp này bà L. không giao nộp cho cơ quan chức năng mà giữ chiếc điện thoại để sử dụng cho đến khi bị Công an huyện Đak Đoa phát hiện ra. Vì thế việc công an xử phạt hành chính bà như trên là có căn cứ. “Tuy nhiên, bà L. đã có thiện chí trả lại và tài sản chỉ có giá trị 3 triệu đồng nên thay vì phạt 2 triệu đồng thì áp dụng hình thức phạt cảnh cáo bà L. sẽ nhân văn, thuyết phục mà vẫn có tác dụng răn đe. - LS Ý nói. Phải đánh giá rõ ý thức ThS Võ Văn Tài, Phó Khoa kiểm sát hình sự, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát TP.HCM, cho biết: Người nào nhặt được của bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên và người mất tài sản hoặc cơ quan chức năng đề nghị trả lại mà cố tình không trả lại mới được xem là phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 176 BLHS. Trong vụ này, chiếc điện thoại được xác định có giá trị là 3 triệu đồng thì bà L. không phải chịu trách nhiệm hình sự và bà cũng đã tự nguyện trả lại tài sản khi có yêu cầu. Tuy nhiên, nếu xử phạt hành chính thì cũng cần áp dụng pháp luật tương tự như quy định tại Điều 176 BLHS. Nói cách khác, phải căn cứ vào việc chủ sở hữu hoặc cơ quan chức năng đề nghị trả lại mà người nhặt được tài sản không chịu giao nộp thì việc xử phạt mới hợp lý. Ban đầu bà L. chưa có ý thức trả lại điện thoại mà tạm thời bà giữ để xài nhưng sau đó, bà L. có thiện chí để trả lại và điện thoại bị bỏ quên có giá trị nhỏ, việc xử lý hành chính với mức 2 triệu đồng là không nên. “Lưu ý, điều kiện ràng buộc ở đây là cơ quan yêu cầu nhưng bà L. không trả mới xem là vi phạm theo đúng tinh thần của luật” - ThS Võ Văn Tài nói. Một thẩm phán chuyên xử án hình sự cho rằng nguyên tắc chung việc xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013 với những trường hợp tương tự như trên là đúng. Tuy nhiên, cần lưu ý là không phải lúc nào người dân cũng nắm rõ quy định tự trình báo cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, đôi khi do tài sản nhặt được có giá trị thấp, người nhặt được bận chưa có thời gian đi trình báo… nên cần xem xét kỹ khi quyết định xử phạt. Cố tình không trả lại tài sản mới bị phạt Muốn truy cứu trách nhiệm hình sự bà L. thì phải có hai điều kiện như đã phân tích. Muốn xử phạt hành chính bà L. theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013 thì người có thẩm quyền phải chứng minh được bà L. đã cố tình không trả lại tài sản dù chủ sở hữu hợp pháp đã có yêu cầu được nhận lại tài sản đó. Cần nhận thức rằng không phải ai cũng am hiểu pháp luật và có cách xử sự đúng theo quy định của khoản 1 Điều 230 BLDS 2015 nói trên. Thực tế, do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan tác động đến người nhặt được tài sản khiến họ không thông báo hoặc giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất. Có thể họ cho rằng tài sản nhặt được thì đương nhiên là của mình. Có người lại cho rằng tài sản có giá trị không đáng kể thì không cần phải khai báo bởi vì khai báo mất thời gian, phiền phức về thủ tục… Ngoài ra, cũng có người nhặt được tài sản đánh rơi nhưng do bận rộn nên cứ tạm thời giữ đó, rảnh rỗi mới đi trình báo. Đối với những trường hợp này mà xử lý hình sự hay xử phạt hành chính thì không cần thiết bởi rất khó chứng minh được yếu tố lỗi cố ý - dấu hiệu đặc trưng, bắt buộc phải có nếu muốn xử lý về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản. Tuy nhiên, khi chủ sở hữu hợp pháp đã có yêu cầu được nhận lại tài sản mà vẫn không trả thì mới thể hiện rõ ràng yếu tố cố tình không trả lại tài sản. Lúc này đây, hành vi chiếm giữ trái phép tài sản mới cấu thành một vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự (tùy theo giá trị tài sản). Trong vụ việc này, nếu ông N. đã có yêu cầu nhận lại tài sản (thông qua tin nhắn, điện thoại…) mà bà L. không trả lại thì việc xử phạt là có cơ sở. Ngược lại, nếu ông N. không có yêu cầu nhận lại tài sản thì không thỏa cấu thành của vi phạm hành chính để xử phạt bà L. TS CAO VŨ MINH, Trường ĐH Luật TP.HCM Theo Báo pháp luật TP.HCM
Nhặt được của rơi, trường hợp nào người nhặt được hưởng lợi?
Mới đây, Công an phường Bến Nghé (quận 1, TP.HCM) đã bàn giao 49 triệu đồng cho anh Hoàng Gia Thái, tài xế Hãng taxi Mai Linh, sau một năm cơ quan công an không tìm ra chủ nhân tài sản 56 triệu bị quên trên xe Mai Linh. Qua vụ việc này, nhiều người thắc mắc: Nhặt được của rơi, trường hợp nào người nhặt sẽ được hưởng lợi từ tài sản đó? Theo quy định pháp luật hiện hành tại Điều 230 Bộ luật dân sự 2015 thì cần chia ra 02 trường hợp: - TH1: Nếu biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên Người nhặt được phải thông báo hoặc trả lại cho người đó. - TH2: Nếu không biết địa chỉ Người nhặt được phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân hoặc công an xã, phường, thị trấn nơi gần nhất để xác minh chủ sở hữu. Đồng thời, người nhặt được tài sản cũng được thông báo về kết quả xác minh. Nếu sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau: Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa - Tài sản thuộc về Nhà nước. - Người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa Có giá trị ≤ 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định Tài sản thuộc sở hữu của người tìm thấy. Có giá trị > 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định - Người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, - Phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước. Mức thưởng trong trường hợp tài sản là di tích lịch sử - văn hóa của người phát hiện: Mức thưởng này được quy định tại Điều 30 Nghị định 29/2018/NĐ-CP, trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng được tính theo phương pháp lũy thoái từng Phần, cụ thể như sau: + Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%; + Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%; + Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%; + Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%; + Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%; Giá trị của tài sản để trích thưởng được xác định sau khi trừ các Khoản chi phí theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định này. Lưu ý: Mức tiền thưởng cụ thể do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với tài sản được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đối với tài sản được tìm thấy thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản được tìm thấy khác) quyết định, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng đối với mỗi gói thưởng. Như vậy, khi nhặt được tài sản bị rơi hay bỏ quên, nếu biết địa chỉ người làm rơi, người bỏ quên thì người nhặt được trả lại cho người đó; nếu không biết thì giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Chỉ khi sau 01 năm kể từ ngày giao nộp, người nhặt mới có thể được hưởng lợi từ tài sản bị đánh rơi, bỏ quên đó nếu không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận. Trách nhiệm pháp lý khi không trả lại tài sản nhặt được Xử phạt hành chính + Trường hợp nhặt được “của rơi” nếu không trả lại hoặc không giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền, người nhặt có thể bị phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. + Trường hợp người nhặt có hành vi sử dụng trái phép của rơi khi chưa xác định chủ sở hữu còn có thể bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng theo điểm d khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Xử lý hình sự + Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm thì có thể bị xử lý về Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 nếu: tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồnghoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản làdi vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật. Hình phạt có thể lên đến 05 năm tù. + Trường hợp người nhặt có hành vi sử dụng trái phép tài sản nhặt được có thể đối mặt với Tội sử dụng trái phép tài sản theo Điều Điều 177 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 nếu: trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 500.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vậtnếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219 và Điều 220 của Bộ luật này. Hình phạt cao nhất lên đến 05 năm tù.
Nhặt được của rơi có quyền yêu cầu tiền để lấy lại không?
Hôm nọ, đi làm giấy tờ nhà mình có cầm theo quyển sổ hộ khẩu, trên đường về nhà vô ý đánh rơi. Mà nói thiệt ra là cũng không biết mình làm rơi ở đâu? Về tới nhà, mình nhận được cuộc gọi từ một người lạ, bảo là em có nhặt được sổ hộ khẩu của anh nè, nhưng anh cho em xin tiền để nhận lại sổ hộ khẩu. Ban đầu tưởng là gọi nhầm số, sau kiểm tra bì hồ sơ không thấy quyển hộ khẩu đâu nữa. Mình mới gọi lại số điện thoại đó, thì cậu trai ấy đòi mình phải đưa cho 5 triệu để đổi lại nhận quyển sổ hộ khẩu. Vấn đề đặt ra là nếu là sổ hộ khẩu hoặc là vật khác đi chăng nữa thì người nhặt được của rơi có được quyền yêu cầu tiền để lấy lại vật đó không? Và nếu người nhặt được của rơi không trả cho người đánh rơi có bị phạt không?
Đúng, sai vụ nhặt được điện thoại bị phạt 2 triệu
(PL)- Khi chủ sở hữu hợp pháp đã yêu cầu được nhận lại tài sản mà người nhặt vẫn không trả thì đó là căn cứ xử lý hình sự hoặc hành chính. Vụ việc bà NTML (trú thị trấn Đak Đoa, Gia Lai) bị Công an huyện Đak Đoa xử phạt 2 triệu đồng về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản sau khi nhặt được điện thoại tại trụ ATM đang gây tranh cãi trong dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng việc xử phạt của công an huyện là chưa thỏa đáng bởi bà L. đã chủ động trả lại chiếc điện thoại. Có thể phạt cảnh cáo Như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh, chiều 15-2, ông NVN đến trụ ATM của một ngân hàng để rút tiền. Rút tiền xong, ông N. đi ra nhưng để quên một điện thoại (trị giá khoảng 3 triệu đồng) trên bàn phím của trụ ATM. Khoảng 20 phút sau, ông N. quay lại tìm thì chiếc điện thoại trên đã mất. Mấy ngày sau, ông N. đến ngân hàng để nhờ trích xuất camera an ninh thì thấy bà L. vào rút tiền và lấy chiếc điện thoại mang đi. Ông N. trình báo và cơ quan công an xác định khi thấy chiếc điện thoại, bà L. lấy đem về dùng mà không trình báo cơ quan chức năng để trả lại người bị mất. Hiện bà L. đã giao nộp lại chiếc điện thoại cho ông N., tuy nhiên bà vẫn bị xử phạt theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013 (xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội…). Theo luật sư (LS) Nguyễn Đức Thắng Ý, Đoàn LS TP.HCM, khoản 1 Điều 230 BLDS 2015 quy định: Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người mất thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó. Nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Trường hợp này bà L. không giao nộp cho cơ quan chức năng mà giữ chiếc điện thoại để sử dụng cho đến khi bị Công an huyện Đak Đoa phát hiện ra. Vì thế việc công an xử phạt hành chính bà như trên là có căn cứ. “Tuy nhiên, bà L. đã có thiện chí trả lại và tài sản chỉ có giá trị 3 triệu đồng nên thay vì phạt 2 triệu đồng thì áp dụng hình thức phạt cảnh cáo bà L. sẽ nhân văn, thuyết phục mà vẫn có tác dụng răn đe. - LS Ý nói. Phải đánh giá rõ ý thức ThS Võ Văn Tài, Phó Khoa kiểm sát hình sự, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát TP.HCM, cho biết: Người nào nhặt được của bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên và người mất tài sản hoặc cơ quan chức năng đề nghị trả lại mà cố tình không trả lại mới được xem là phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 176 BLHS. Trong vụ này, chiếc điện thoại được xác định có giá trị là 3 triệu đồng thì bà L. không phải chịu trách nhiệm hình sự và bà cũng đã tự nguyện trả lại tài sản khi có yêu cầu. Tuy nhiên, nếu xử phạt hành chính thì cũng cần áp dụng pháp luật tương tự như quy định tại Điều 176 BLHS. Nói cách khác, phải căn cứ vào việc chủ sở hữu hoặc cơ quan chức năng đề nghị trả lại mà người nhặt được tài sản không chịu giao nộp thì việc xử phạt mới hợp lý. Ban đầu bà L. chưa có ý thức trả lại điện thoại mà tạm thời bà giữ để xài nhưng sau đó, bà L. có thiện chí để trả lại và điện thoại bị bỏ quên có giá trị nhỏ, việc xử lý hành chính với mức 2 triệu đồng là không nên. “Lưu ý, điều kiện ràng buộc ở đây là cơ quan yêu cầu nhưng bà L. không trả mới xem là vi phạm theo đúng tinh thần của luật” - ThS Võ Văn Tài nói. Một thẩm phán chuyên xử án hình sự cho rằng nguyên tắc chung việc xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013 với những trường hợp tương tự như trên là đúng. Tuy nhiên, cần lưu ý là không phải lúc nào người dân cũng nắm rõ quy định tự trình báo cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, đôi khi do tài sản nhặt được có giá trị thấp, người nhặt được bận chưa có thời gian đi trình báo… nên cần xem xét kỹ khi quyết định xử phạt. Cố tình không trả lại tài sản mới bị phạt Muốn truy cứu trách nhiệm hình sự bà L. thì phải có hai điều kiện như đã phân tích. Muốn xử phạt hành chính bà L. theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013 thì người có thẩm quyền phải chứng minh được bà L. đã cố tình không trả lại tài sản dù chủ sở hữu hợp pháp đã có yêu cầu được nhận lại tài sản đó. Cần nhận thức rằng không phải ai cũng am hiểu pháp luật và có cách xử sự đúng theo quy định của khoản 1 Điều 230 BLDS 2015 nói trên. Thực tế, do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan tác động đến người nhặt được tài sản khiến họ không thông báo hoặc giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất. Có thể họ cho rằng tài sản nhặt được thì đương nhiên là của mình. Có người lại cho rằng tài sản có giá trị không đáng kể thì không cần phải khai báo bởi vì khai báo mất thời gian, phiền phức về thủ tục… Ngoài ra, cũng có người nhặt được tài sản đánh rơi nhưng do bận rộn nên cứ tạm thời giữ đó, rảnh rỗi mới đi trình báo. Đối với những trường hợp này mà xử lý hình sự hay xử phạt hành chính thì không cần thiết bởi rất khó chứng minh được yếu tố lỗi cố ý - dấu hiệu đặc trưng, bắt buộc phải có nếu muốn xử lý về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản. Tuy nhiên, khi chủ sở hữu hợp pháp đã có yêu cầu được nhận lại tài sản mà vẫn không trả thì mới thể hiện rõ ràng yếu tố cố tình không trả lại tài sản. Lúc này đây, hành vi chiếm giữ trái phép tài sản mới cấu thành một vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự (tùy theo giá trị tài sản). Trong vụ việc này, nếu ông N. đã có yêu cầu nhận lại tài sản (thông qua tin nhắn, điện thoại…) mà bà L. không trả lại thì việc xử phạt là có cơ sở. Ngược lại, nếu ông N. không có yêu cầu nhận lại tài sản thì không thỏa cấu thành của vi phạm hành chính để xử phạt bà L. TS CAO VŨ MINH, Trường ĐH Luật TP.HCM Theo Báo pháp luật TP.HCM
Nhặt được của rơi, trường hợp nào người nhặt được hưởng lợi?
Mới đây, Công an phường Bến Nghé (quận 1, TP.HCM) đã bàn giao 49 triệu đồng cho anh Hoàng Gia Thái, tài xế Hãng taxi Mai Linh, sau một năm cơ quan công an không tìm ra chủ nhân tài sản 56 triệu bị quên trên xe Mai Linh. Qua vụ việc này, nhiều người thắc mắc: Nhặt được của rơi, trường hợp nào người nhặt sẽ được hưởng lợi từ tài sản đó? Theo quy định pháp luật hiện hành tại Điều 230 Bộ luật dân sự 2015 thì cần chia ra 02 trường hợp: - TH1: Nếu biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên Người nhặt được phải thông báo hoặc trả lại cho người đó. - TH2: Nếu không biết địa chỉ Người nhặt được phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân hoặc công an xã, phường, thị trấn nơi gần nhất để xác minh chủ sở hữu. Đồng thời, người nhặt được tài sản cũng được thông báo về kết quả xác minh. Nếu sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau: Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa - Tài sản thuộc về Nhà nước. - Người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa Có giá trị ≤ 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định Tài sản thuộc sở hữu của người tìm thấy. Có giá trị > 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định - Người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, - Phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước. Mức thưởng trong trường hợp tài sản là di tích lịch sử - văn hóa của người phát hiện: Mức thưởng này được quy định tại Điều 30 Nghị định 29/2018/NĐ-CP, trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng được tính theo phương pháp lũy thoái từng Phần, cụ thể như sau: + Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%; + Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%; + Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%; + Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%; + Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%; Giá trị của tài sản để trích thưởng được xác định sau khi trừ các Khoản chi phí theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định này. Lưu ý: Mức tiền thưởng cụ thể do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với tài sản được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đối với tài sản được tìm thấy thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản được tìm thấy khác) quyết định, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng đối với mỗi gói thưởng. Như vậy, khi nhặt được tài sản bị rơi hay bỏ quên, nếu biết địa chỉ người làm rơi, người bỏ quên thì người nhặt được trả lại cho người đó; nếu không biết thì giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Chỉ khi sau 01 năm kể từ ngày giao nộp, người nhặt mới có thể được hưởng lợi từ tài sản bị đánh rơi, bỏ quên đó nếu không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận. Trách nhiệm pháp lý khi không trả lại tài sản nhặt được Xử phạt hành chính + Trường hợp nhặt được “của rơi” nếu không trả lại hoặc không giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền, người nhặt có thể bị phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. + Trường hợp người nhặt có hành vi sử dụng trái phép của rơi khi chưa xác định chủ sở hữu còn có thể bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng theo điểm d khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Xử lý hình sự + Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm thì có thể bị xử lý về Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 nếu: tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồnghoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản làdi vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật. Hình phạt có thể lên đến 05 năm tù. + Trường hợp người nhặt có hành vi sử dụng trái phép tài sản nhặt được có thể đối mặt với Tội sử dụng trái phép tài sản theo Điều Điều 177 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 nếu: trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 500.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vậtnếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219 và Điều 220 của Bộ luật này. Hình phạt cao nhất lên đến 05 năm tù.
Nhặt được của rơi có quyền yêu cầu tiền để lấy lại không?
Hôm nọ, đi làm giấy tờ nhà mình có cầm theo quyển sổ hộ khẩu, trên đường về nhà vô ý đánh rơi. Mà nói thiệt ra là cũng không biết mình làm rơi ở đâu? Về tới nhà, mình nhận được cuộc gọi từ một người lạ, bảo là em có nhặt được sổ hộ khẩu của anh nè, nhưng anh cho em xin tiền để nhận lại sổ hộ khẩu. Ban đầu tưởng là gọi nhầm số, sau kiểm tra bì hồ sơ không thấy quyển hộ khẩu đâu nữa. Mình mới gọi lại số điện thoại đó, thì cậu trai ấy đòi mình phải đưa cho 5 triệu để đổi lại nhận quyển sổ hộ khẩu. Vấn đề đặt ra là nếu là sổ hộ khẩu hoặc là vật khác đi chăng nữa thì người nhặt được của rơi có được quyền yêu cầu tiền để lấy lại vật đó không? Và nếu người nhặt được của rơi không trả cho người đánh rơi có bị phạt không?