Ngoại tình, có con ngoài giá thú nhưng người cha không nhận con để trốn cấp dưỡng thì xử lý thế nào?
Ngoại tình, sinh con ngoài giá thú rồi từ chối nhận con, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ gây ra những tổn thương sâu sắc cho trẻ. Vậy, pháp luật sẽ xử lý như thế nào đối với những hành vi này? (1) Người ngoại tình có được nhận con ngoài giá thú không? Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định mọi trẻ em đều có quyền có cha và mẹ, không phụ thuộc vào việc cha mẹ có kết hôn hay không. Theo Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. Khi con đã thành niên nhận cha thì không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ thì không cần phải có sự đồng ý của cha. Như vậy, con ngoài giá thú mặc dù không được sinh ra trong thời gian hôn nhân của cha và mẹ thì vẫn có quyền làm giấy khai sinh và xác nhận cha - con để được hưởng những quyền lợi cơ bản của công dân. Do đó, người ngoại tình vẫn được nhận con ngoài giá thú, tuy nhiên phải làm thủ tục yêu cầu xác nhận cha - con. (2) Người cha không nhận con ngoài giá thú để trốn cấp dưỡng thì xử lý thế nào? Bởi vì con sinh ra ngoài giá thú không được coi là con chung của vợ chồng, do đó, theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, đứa trẻ khi sinh ra mặc định không xác định được cha và phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh sẽ để trống. Vì vậy, để xác định nghĩa vụ cấp dưỡng, trước tiên phải xác định quan hệ cha, mẹ, con. Để xác định cha cho con, phải làm thủ tục xác định cha, mẹ, con. Theo Điều 101 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc xác định cha, mẹ, con được quy định như sau: - Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp. - Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Như vậy, đối với trường hợp người cha không muốn nhận con ngoài giá thú (có xảy ra tranh chấp) thì Tòa án sẽ giải quyết việc xác định quan hệ cha - con này. Tòa án sẽ xác định mối quan hệ cha, mẹ, con thông qua việc yêu cầu trưng cầu giám định ADN hoặc căn cứ vào các chứng cứ chứng minh quan hệ cha con mà các bên cung cấp khi Tòa án giải quyết vụ việc. Nếu Tòa án ra quyết định xác định cha - con thì người mẹ có thể yêu cầu người cha thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mình trong trường hợp người cha không không trực tiếp nuôi con. Đồng thời, quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con sẽ được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch (ghi tên cha vào Giấy khai sinh) và các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con có liên quan. (3) Sau khi xác định cha - con mà người cha vẫn không cấp dưỡng thì xử lý thế nào? Liên quan đến vấn đề này, tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Bên cạnh đó, Điều 107 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng có quy định như sau: - Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. - Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. - Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này. Như vậy, sau khi Tòa án đã có quyết định xác định cha - con, nếu người cha không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Trường hợp người cha trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì người mẹ hoặc người thân thích hoặc các cơ quan quản lý về gia đình và trẻ em và Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án buộc người cha phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Khi đó, cơ quan thi hành án dân sự sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế như khấu trừ tiền trong tài khoản, trừ vào thu nhập của người không cấp dưỡng (Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008). Tùy theo tính chất và mức độ của việc không cấp dưỡng cho con mà người vi phạm có thể bị xử lý như sau: Xử phạt hành chính Theo Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu hành vi không cấp dưỡng cho con mà chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng và buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo đúng quy định. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), nếu hành vi không cấp dưỡng cho con mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị truy cứu về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng với mức phạt tù cao nhất lên đến 02 năm. Như vậy, tổng kết lại, người ngoại tình vẫn có thể được nhận con ngoài giá thú, tuy nhiên phải thông qua thủ tục xác định cha, mẹ, con. Sau khi xác định cha, mẹ, con, người không trực tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ phải cấp dưỡng, trường hợp trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị xử lý theo pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thủ tục đăng ký nhận cha, con đối với cha là người nước ngoài thực hiện như thế nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký nhận cha, con đối với cha là người nước ngoài? Thủ tục đăng ký nhận cha, con đối với cha là người nước ngoài thực hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký nhận cha, con đối với cha là người nước ngoài? Theo Điều 24, Điều 43 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau: - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. - Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam. => Theo đó, trường hợp làm thủ tục đăng ký nhận cha con, có cha là người nước ngoài thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, con là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thủ tục đăng ký nhận cha, con thực hiện như thế nào? Theo Điều 44 Luật Hộ tịch 2014, thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con thực hiện như sau: Bước 1 : Chuẩn bị và nộp hồ sơ : Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân. Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được hướng dẫn bởi Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau: Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: - Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. - Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con. Bước 2 : Tiếp nhận và giải quyết xác minh, niêm yết Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Bước 3 : Giải quyết và trả kết quả - Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. - Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên. Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!
Đăng ký nhận cha con, chỉ cần gửi kết quả ADN mà không tới có được không?
Đăng ký nhận cha con, chỉ cần gửi kết quả ADN mà không tới có được không? Nội dung vướng mắc: Chào luật sư, xin hỏi tôi chuẩn bị làm thủ tục nhận cha con, nhưng thời gian đó tôi có công việc ở nước ngoài, tôi có xét nghiệp tại cơ sở có chức năng xét nghiệm AND thì có gửi kết quả xét nghiệm ADNchứng minh cha con mà không tới có được không , hỏi thêm Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con bao gồm những gì? Căn cứ Điều 25 Luật hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau: 1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc. Căn cứ Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như sau: Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch 2014 gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: 1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. 2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTC, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con. Quy định hiện hành về đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ, trẻ bị bỏ rơi? Căn cứ Điều 14, Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định như sau: - Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ 1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. 2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. 3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP. 4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống. 5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”. - Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi 1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo. Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật. Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ. 2. Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi. 3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch. Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”. Do đó, theo quy định trên thì khi làm thủ tục nhận cha, con nguyên tắc người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Cho nên không thể sử dụng ADN thay cho sự có mặt của anh được.
Thủ tục nhận cha mẹ con được thực hiện như thế nào?
Tình cảm cha con hay mẹ con là tình cảm thiêng liêng và rất đáng được trân trọng. Thế nhưng vì lý do nào đó mà cha, mẹ không có liên lạc được với con nhưng sau đó cha, mẹ tìm được con và muốn nhận lại con thì thực hiện như thế nào? 1. Thẩm quyền giải quyết đăng ký nhận cha, mẹ, con Theo quy định tại Điều 24 Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con sẽ có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký nhận cha, mẹ, con. Ngoài ra, theo Điều 43 Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam. 2. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con Đối với thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con tại Ủy ban nhân dân cấp xã: Theo khoản 1 Điều 25 Luật Hộ tịch 2014, người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Trong đó, chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con gồm một trong các giấy tờ, tài liệu được quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP, cụ thể: - Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. - Trường hợp không có giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Đối với thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con tại Ủy ban nhân dân cấp huyện: Theo Điều 44 Luật Hộ tịch 2014, người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân. Trong đó, chứng cứ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con đã được trình bày ở phần thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con ở Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên. Như vậy, pháp luật có quy định cụ thể thủ tục thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. Tùy từng trường hợp sẽ đăng ký nhận cha, mẹ, con tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện, theo đó thủ tục sẽ được thực hiện tương ứng với từng cấp theo quy định pháp luật.
Ngoại tình, có con ngoài giá thú nhưng người cha không nhận con để trốn cấp dưỡng thì xử lý thế nào?
Ngoại tình, sinh con ngoài giá thú rồi từ chối nhận con, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ gây ra những tổn thương sâu sắc cho trẻ. Vậy, pháp luật sẽ xử lý như thế nào đối với những hành vi này? (1) Người ngoại tình có được nhận con ngoài giá thú không? Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định mọi trẻ em đều có quyền có cha và mẹ, không phụ thuộc vào việc cha mẹ có kết hôn hay không. Theo Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. Khi con đã thành niên nhận cha thì không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ thì không cần phải có sự đồng ý của cha. Như vậy, con ngoài giá thú mặc dù không được sinh ra trong thời gian hôn nhân của cha và mẹ thì vẫn có quyền làm giấy khai sinh và xác nhận cha - con để được hưởng những quyền lợi cơ bản của công dân. Do đó, người ngoại tình vẫn được nhận con ngoài giá thú, tuy nhiên phải làm thủ tục yêu cầu xác nhận cha - con. (2) Người cha không nhận con ngoài giá thú để trốn cấp dưỡng thì xử lý thế nào? Bởi vì con sinh ra ngoài giá thú không được coi là con chung của vợ chồng, do đó, theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, đứa trẻ khi sinh ra mặc định không xác định được cha và phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh sẽ để trống. Vì vậy, để xác định nghĩa vụ cấp dưỡng, trước tiên phải xác định quan hệ cha, mẹ, con. Để xác định cha cho con, phải làm thủ tục xác định cha, mẹ, con. Theo Điều 101 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc xác định cha, mẹ, con được quy định như sau: - Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp. - Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Như vậy, đối với trường hợp người cha không muốn nhận con ngoài giá thú (có xảy ra tranh chấp) thì Tòa án sẽ giải quyết việc xác định quan hệ cha - con này. Tòa án sẽ xác định mối quan hệ cha, mẹ, con thông qua việc yêu cầu trưng cầu giám định ADN hoặc căn cứ vào các chứng cứ chứng minh quan hệ cha con mà các bên cung cấp khi Tòa án giải quyết vụ việc. Nếu Tòa án ra quyết định xác định cha - con thì người mẹ có thể yêu cầu người cha thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mình trong trường hợp người cha không không trực tiếp nuôi con. Đồng thời, quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con sẽ được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch (ghi tên cha vào Giấy khai sinh) và các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con có liên quan. (3) Sau khi xác định cha - con mà người cha vẫn không cấp dưỡng thì xử lý thế nào? Liên quan đến vấn đề này, tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Bên cạnh đó, Điều 107 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng có quy định như sau: - Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. - Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. - Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này. Như vậy, sau khi Tòa án đã có quyết định xác định cha - con, nếu người cha không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Trường hợp người cha trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì người mẹ hoặc người thân thích hoặc các cơ quan quản lý về gia đình và trẻ em và Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án buộc người cha phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Khi đó, cơ quan thi hành án dân sự sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế như khấu trừ tiền trong tài khoản, trừ vào thu nhập của người không cấp dưỡng (Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008). Tùy theo tính chất và mức độ của việc không cấp dưỡng cho con mà người vi phạm có thể bị xử lý như sau: Xử phạt hành chính Theo Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu hành vi không cấp dưỡng cho con mà chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng và buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo đúng quy định. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), nếu hành vi không cấp dưỡng cho con mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị truy cứu về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng với mức phạt tù cao nhất lên đến 02 năm. Như vậy, tổng kết lại, người ngoại tình vẫn có thể được nhận con ngoài giá thú, tuy nhiên phải thông qua thủ tục xác định cha, mẹ, con. Sau khi xác định cha, mẹ, con, người không trực tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ phải cấp dưỡng, trường hợp trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị xử lý theo pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thủ tục đăng ký nhận cha, con đối với cha là người nước ngoài thực hiện như thế nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký nhận cha, con đối với cha là người nước ngoài? Thủ tục đăng ký nhận cha, con đối với cha là người nước ngoài thực hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký nhận cha, con đối với cha là người nước ngoài? Theo Điều 24, Điều 43 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau: - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. - Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam. => Theo đó, trường hợp làm thủ tục đăng ký nhận cha con, có cha là người nước ngoài thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, con là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thủ tục đăng ký nhận cha, con thực hiện như thế nào? Theo Điều 44 Luật Hộ tịch 2014, thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con thực hiện như sau: Bước 1 : Chuẩn bị và nộp hồ sơ : Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân. Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được hướng dẫn bởi Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau: Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: - Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. - Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con. Bước 2 : Tiếp nhận và giải quyết xác minh, niêm yết Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Bước 3 : Giải quyết và trả kết quả - Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. - Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên. Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!
Đăng ký nhận cha con, chỉ cần gửi kết quả ADN mà không tới có được không?
Đăng ký nhận cha con, chỉ cần gửi kết quả ADN mà không tới có được không? Nội dung vướng mắc: Chào luật sư, xin hỏi tôi chuẩn bị làm thủ tục nhận cha con, nhưng thời gian đó tôi có công việc ở nước ngoài, tôi có xét nghiệp tại cơ sở có chức năng xét nghiệm AND thì có gửi kết quả xét nghiệm ADNchứng minh cha con mà không tới có được không , hỏi thêm Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con bao gồm những gì? Căn cứ Điều 25 Luật hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau: 1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc. Căn cứ Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như sau: Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch 2014 gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: 1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. 2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTC, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con. Quy định hiện hành về đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ, trẻ bị bỏ rơi? Căn cứ Điều 14, Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định như sau: - Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ 1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. 2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. 3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP. 4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống. 5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”. - Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi 1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo. Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật. Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ. 2. Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi. 3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch. Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”. Do đó, theo quy định trên thì khi làm thủ tục nhận cha, con nguyên tắc người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Cho nên không thể sử dụng ADN thay cho sự có mặt của anh được.
Thủ tục nhận cha mẹ con được thực hiện như thế nào?
Tình cảm cha con hay mẹ con là tình cảm thiêng liêng và rất đáng được trân trọng. Thế nhưng vì lý do nào đó mà cha, mẹ không có liên lạc được với con nhưng sau đó cha, mẹ tìm được con và muốn nhận lại con thì thực hiện như thế nào? 1. Thẩm quyền giải quyết đăng ký nhận cha, mẹ, con Theo quy định tại Điều 24 Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con sẽ có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký nhận cha, mẹ, con. Ngoài ra, theo Điều 43 Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam. 2. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con Đối với thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con tại Ủy ban nhân dân cấp xã: Theo khoản 1 Điều 25 Luật Hộ tịch 2014, người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Trong đó, chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con gồm một trong các giấy tờ, tài liệu được quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP, cụ thể: - Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. - Trường hợp không có giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Đối với thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con tại Ủy ban nhân dân cấp huyện: Theo Điều 44 Luật Hộ tịch 2014, người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân. Trong đó, chứng cứ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con đã được trình bày ở phần thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con ở Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên. Như vậy, pháp luật có quy định cụ thể thủ tục thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. Tùy từng trường hợp sẽ đăng ký nhận cha, mẹ, con tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện, theo đó thủ tục sẽ được thực hiện tương ứng với từng cấp theo quy định pháp luật.