Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất có bắt buộc in hoa?
Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất có bắt buộc in hoa? Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa là ngôn ngữ nào? Hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm cần thể hiện thông tin gì? 1. Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất có bắt buộc in hoa? Căn cứ Điều 11 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Theo đó, tên hàng hóa trên nhãn được quy định như sau: - Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa. - Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa. - Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Như vậy, tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất không bắt buộc in hoa, chỉ cần các đáp ứng các điều kiện như phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc; phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa. 2. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa là ngôn ngữ nào? Căn cứ Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa được quy định như sau: (i) Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản (iv) Mục này. (ii) Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản (i) Mục này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt. (iii) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. (iv) Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh: - Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt. - Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc. - Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa. - Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa. Như vậy, nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt trừ các trường hợp khác. Đồng thời, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác nhưng phải tương ứng nội dung tiếng Việt, kích thước chữ không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt. 3. Hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm cần thể hiện thông tin gì? Căn cứ Điều 19 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời là phụ gia thực phẩm, hóa chất, không có bao bì thương phẩm để bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân bán hàng phải công khai các thông tin sau để người tiêu dùng nhận biết: - Tên hàng hóa. - Hạn sử dụng. - Cảnh báo an toàn (nếu có). - Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. - Hướng dẫn sử dụng. Như vậy, hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm thì phải có các thông tin quan trọng giúp người tiêu dùng nhận biết và đảm bảo thông tin khi sử dụng. Tóm lại, tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất không bắt buộc phải in hoa. Tuy nhiên phải đảm bảo các yêu cầu liên quan khi sản xuất.
Điều kiện để doanh nghiệp xuất khẩu tỏi đen 2024
Điều kiện để doanh nghiệp được phép xuất khẩu tỏi đen là gì? Có cần phải thực hiện kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu không? Nhãn hàng hóa xuất khẩu cần đáp ứng điều kiện gi? Điều kiện để doanh nghiệp xuất khẩu tỏi đen Theo Phụ lục II của Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương ngày 15/05/ quy định mặt hàng tỏi đen không thuộc danh mục cấm hay hạn chế xuất khẩu. Căn cứ Điều 31 Luật bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 quy định về kiểm dịch thực vật xuất khẩu như sau: - Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu phải được kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. - Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước nhập khẩu. - Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013. Trường hợp đã kiểm dịch tại cơ sở sản xuất hoặc nơi xuất phát hoặc nơi bảo quản ở sâu trong nội địa thì chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật khi đến cửa khẩu cuối cùng để xuất khẩu. Theo Mục 9 Thông tư 01/2024/TT-BNNPTNT về Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thì mặt hàng tỏi đen thuộc danh mục phải được kiểm dịch thực vật. => Do đó, để xuất khẩu doanh nghiệp cần thực hiện kiểm dịch mặt hàng tỏi đen và được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013. Hồ sơ, thủ tục được hướng dẫn thêm tại Điều 9, Điều 10 Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT (đươc sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 2 Thông tư 15/2021/TT-BNNPTNT). Trong đó, hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu bao gồm: - Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT. - Bản điện tử hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu). Sau đó, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất. Quy định về nhãn hàng hóa xuất khẩu Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi phạm vi điều chỉnh của Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa như sau: Nghị định này quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về ghi nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy, việc ghi nhãn hàng hóa xuất khẩu vẫn áp dụng theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP). Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP): - Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu. - Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, cụ thể: Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. - Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, cụ thể: Nhãn hàng hóa không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!
Có phải tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đều bắt buộc có nhãn phụ?
Có phải tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đều bắt buộc có nhãn phụ? Ghi nhãn phụ được quy định như thế nào? Ai có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa? 1. Có phải tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đều bắt buộc có nhãn phụ? Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. Như vậy, không phải tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đều bắt buộc có nhãn phụ. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ theo quy định. 2. Ghi nhãn phụ được quy định như thế nào? Căn cứ Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP. Theo đó, ghi nhãn phụ được quy định như sau: - Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc. - Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa. - Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ: + Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường. + Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường. Như vậy, nội dung ghi trên nhãn phụ, cách gắn nhãn phụ phải thực hiện theo đúng quy định. 3. Ai có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa? Căn cứ Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP. Theo đó, trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được quy định như sau: - Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa. - Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình. - Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP. - Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Như vậy, hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa; Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn.
Mỹ phẩm có yêu cầu ghi thông tin nhà sản xuất trên nhãn hàng hóa không?
Mỹ phẩm có yêu cầu ghi thông tin nhà sản xuất trên nhãn hàng hóa không? Nội dung nào cần có trên nhãn mỹ phẩm? Nhãn hàng hóa của mỹ phẩm phải thể những nội dung bắt buộc nào? Theo Điều 10 và Phụ lục I Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) thì nhãn hàng hóa của mỹ phẩm phải có những nội dung bắt buộc sau: - Tên hàng hóa; - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; - Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP; - Định lượng; - Thành phần hoặc thành phần định lượng; - Số lô sản xuất; - Ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng/hạn dùng; - Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn; - Hướng dẫn sử dụng trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm; - Thông tin, cảnh báo. Mỹ phẩm có yêu cầu ghi thông tin nhà sản xuất trên nhãn hàng hóa không? Theo Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa thì tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa là nội dung bắt buộc phải có trên nhãn hàng hóa. Cách ghi thông tin tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP) như sau: - Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt. - Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó. + Cơ sở sản xuất hàng hóa là thành viên trong một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép. + Hàng hóa có cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, được ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đó trên nhãn hàng hóa nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó công bố hoặc đăng ký lưu hành và phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa. - Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa. Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập - Hàng hóa của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng hóa đó. - Hàng hóa được một tổ chức, cá nhân nhượng quyền về nhãn hàng hóa thì ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP còn phải ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhượng quyền. - Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp, đóng gói, đóng chai thì trên nhãn phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân lắp ráp, đóng gói, đóng chai đó và phải ghi tên hoặc tên và địa chỉ, và các nội dung khác của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi lắp ráp, đóng gói, đóng chai khi được các tổ chức, cá nhân này cho phép Như vậy, nếu mỹ phẩm được sản xuất trong nước thì trên nhãn hàng hóa sẽ ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó. Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!
Nhãn gốc, nhãn phụ của hàng hóa là gì? Hàng hóa cần có nhãn phụ khi nào?
Nhãn gốc hay nhãn phụ cũng đều là nhãn của một hàng hóa, là bản in, bản vẽ, bản chụp, … của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in,… trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. 1. Nhãn gốc, nhãn phụ của hàng hóa là gì? Hàng hóa cần có nhãn phụ khi nào? Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP có quy định về nhãn gốc, nhãn phụ như sau: Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa; Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu; Theo như định nghĩa về nhãn phụ thì ta có thể hiểu hàng hóa cần có nhãn phụ khi nhãn gốc của hàng hóa là tiếng nước ngoài, cần nhãn phụ để thể hiện nội dung nhãn hàng hóa bằng tiếng Việt (dịch ra tiếng Việt) hoặc bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. Cũng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định này thì nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này, cụ thể: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.” Như vậy, theo quy định thì các hàng hóa nhập khẩu mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa. Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ: - Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường; - Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường. 2. Buôn bán hàng hóa hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt thì bị phạt bao nhiêu? Theo Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 48, khoản 49 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP có quy định: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng (trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định pháp luật mà các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng chưa có nhãn phụ khi làm thủ tục thông quan), trong đó có hành vi nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Mức phạt tiền sẽ từ 1.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu giá trị hàng hóa vi phạm từ 5.000.000 đồng trở lên tùy từng trường hợp cụ thể. Nếu hàng hóa vi phạm là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi (từ 2.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng) so những hàng hóa khác. (Xem chi tiết tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 119, được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 2 Nghị định 126). Lưu ý, mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với tổ chức vi phạm. Còn đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền sẽ bằng 1/2 (khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP). Ngoài ra, tổ chức cá nhân vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 8 Điều 31 Nghị định 119, được sửa đổi bởi khoản 54 Điều 2 Nghị định 126.
Có cần ghi nhãn đối với bao bì ngoài khi đã có nhãn bao bì trực tiếp bên trong?
Nhãn hàng hóa là gì? Như thế nào là nhãn gốc, nhãn phụ? Trên nhãn hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung nào bằng tiếng Việt? Có cần ghi nhãn đối với bao bì ngoài khi đã có bao bì trực tiếp bên trong không? 1. Nhãn hàng hóa là gì? Như thế nào là nhãn gốc, nhãn phụ? Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định như sau: Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. 2. Trên nhãn hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung nào bằng tiếng Việt? Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP có nêu nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: - Tên hàng hóa; - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; - Xuất xứ hàng hóa: Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này; - Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan. + Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này. + Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. Theo đó, cần đáp ứng các quy định về thể hiện các nội dung bằng tiếng Việt trên nhãn hàng hóa như phân tích trên để đảm bảo việc hàng hóa được lưu thông trên thị trường Việt Nam. 3. Có cần ghi nhãn đối với bao bì ngoài không khi đã có nhãn bao bì trực tiếp bên trong? Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP và được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN, quy định như sau: Đối với hàng hóa có cả bao bì trực tiếp và bao bì ngoài: - Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài, không bán riêng lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn trên bao bì ngoài. - Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài và đồng thời tách ra bán lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả bao bì ngoài và bao bì trực tiếp. Ví dụ: Hộp cà phê gồm nhiều gói cà phê nhỏ bên trong: + Trường hợp bán cả hộp cà phê không bán lẻ các gói cà phê nhỏ thì ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp; + Trường hợp bán cả hộp cà phê và đồng thời tách ra bán lẻ những gói cà phê nhỏ bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp cà phê và các gói cà phê nhỏ bên trong; + Trường hợp thùng carton đựng các hộp cà phê đã có nhãn đầy đủ bên trong, có thể mở ra để xem các hộp cà phê trong thùng carton thì không phải ghi nhãn trên thùng carton đó. Theo quy định trên, đối với các sản phẩm có cả bao bì ngoài và bao bì trực tiếp bên trong, đồng thời có thể tách lẻ sản phẩm ra bán thì phải ghi đầy đủ cho cả bao bì ngoài và bao bì trực tiếp.
Vị trí dán nhãn hàng hóa đối với loại hàng hóa có bao gói đóng hộp gồm nhiều đơn vị nhỏ
Tình huống phát sinh là trường hợp công ty có sản xuất sản phẩm gồm nhiều món hàng trong đó thì việc dán nhãn chỉ cần in trên sản phẩm hay trên hộp là được hay phải in ở cả hai. Quy định nào điều chỉnh vấn đề này? Quy định chung về vị trí nhãn hàng hóa nhiều sản phẩm Liên quan vấn đề này, tại Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa có nêu các nguyên tắc về vị trí nhãn hàng hóa như sau: - Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. - Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc. Bên cạnh đó, tại Điều 6 cũng có yêu cầu màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa. Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ ban hành cũng có hướng dẫn thêm: - Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài, không bán riêng lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn trên bao bì ngoài. - Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài và đồng thời tách ra bán lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả bao bì ngoài và bao bì trực tiếp. Ví dụ: Hộp cà phê gồm nhiều gói cà phê nhỏ bên trong: - Trường hợp bán cả hộp cà phê không bán lẻ các gói cà phê nhỏ thì ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp; - Trường hợp bán cả hộp cà phê và đồng thời tách ra bán lẻ những gói cà phê nhỏ bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp cà phê và các gói cà phê nhỏ bên trong; - Trường hợp thùng carton đựng các hộp cà phê đã có nhãn đầy đủ bên trong, có thể mở ra để xem các hộp cà phê trong thùng carton thì không phải ghi nhãn trên thùng carton đó. Căn cứ các quy định và ví dụ nêu trên, đơn vị cần xác định rằng nếu các sản phẩm trên có bán riêng lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ thì các đơn vị hàng hóa nhỏ đó phải có nhãn hàng hóa. Còn nếu sản phẩm chị nêu có cả bao bì ngoài, không bán riêng lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì chỉ ghi nhãn trên bao bì ngoài mà thôi. Yêu cầu về ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa Liên quan vấn đề này, tại Điều 5 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN có hướng dẫn về ngôn ngữ trình bày trên nhãn cần đảm bảo các nội dung sau: - Ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa không phải dịch tất cả nội dung bằng tiếng Việt ra ngôn ngữ khác. Nếu dịch ra ngôn ngữ khác thì nội dung ngôn ngữ khác phải bảo đảm cho người đọc hiểu tương ứng với nội dung tiếng Việt. - Những nội dung không phải nội dung bắt buộc mà thể hiện bằng ngôn ngữ khác không được làm hiểu sai lệch bản chất, công dụng của hàng hóa và không được làm hiểu sai nội dung khác của nhãn hàng hóa. - Tên quốc tế của nước hoặc vùng lãnh thổ không thể phiên âm được ra tiếng Việt hoặc phiên âm được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa thì được phép sử dụng tên quốc tế đó. Ví dụ: tên nước: Indonesia, Singapore phiên âm ra tiếng Việt không có nghĩa, được phép sử dụng nguyên tên Indonesia, Singapore, hoặc dùng tên phiên âm In-đô-nê-xi-a, Xinh-ga-po. Trong khi Russia hay Germany thì phải dịch thành Nga, Đức.
Những nội dung nào thể hiện trên nhãn hàng hóa? Nếu thiếu có bị vi phạm hay không?
Các đơn vị thuê gia công họ không ghi cụ thể tên đơn vị và địa chỉ sản xuất trên sản phẩm mà trên nhãn chỉ ghi "Sản xuất tại Việt Nam" thì có vi phạm về quy định ghi nhãn hàng hóa không? Cụ thể căn cứ vào điều khoản nào? Thứ nhất, về những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) có đề cập: + Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam: - Tên hàng hóa; - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; - Xuất xứ hàng hóa Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này; - Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan. Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. + Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan: - Tên hàng hóa; - Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này; - Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài. Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa; Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam. + Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu. - Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này. - Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này. Thứ hai, đối với tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP đề cập hướng dẫn về ghi tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa trên nhãn hàng hóa theo những nguyên tắc: + Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt; + Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó. - Cơ sở sản xuất hàng hóa là thành viên trong một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép. - Hàng hóa có cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, được ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đó trên nhãn hàng hóa nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó công bố hoặc đăng ký lưu hành và phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa. + Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa. Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu. + Hàng hóa của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng hóa đó. Như vậy, theo những nội dung được đề cập trên thì một trong những nội dung bắt buộc phải có trên nhãn hàng hóa là tên tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa nếu thiếu nội dung này thì được xem là vi phạm quy định về nhãn hàng hóa.
Có bắt buộc phải ghi hạn sử dụng trên bao bì bên trong không khi ngoài vỏ hộp đã có hạn sử dụng?
Trường hợp trên vỏ bọc trực tiếp sản phẩm (gói nhỏ bên trong hộp) không đủ diện tích để thể hiện thông tin và vỏ hộp đã có đầy đủ thông tin thì gói nhỏ bên trong có cần phải thể hiện hết thông tin nửa không? Thế nào là bao bì thương phẩm của sản phẩm? Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì bao bì thương phẩm được xác định là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa. Trong đó, bao bì thương phẩm của hàng hóa bao gồm hai loại đó là: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài. Cụ thể: - Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa - Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp. (Như vỏ hộp, vỏ bọc bên ngoài các sản phẩm,...) Bao bì chứa đựng hàng hóa có khác bao bì thương phẩm của sản phẩm? Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN thì các loại bao bì như bao bì được sử dụng với mục đích để lưu giữ, vận chuyển, bảo quản hàng hóa đã có nhãn hàng hóa; Túi đựng hàng hóa khi mua hàng; Bao bì dùng để đựng hàng hóa dạng rời, hàng hóa bán lẻ không phải là bao bì thương phẩm. Như vậy, theo các quy định đưa ra nêu trên thì gói nhỏ bên trong hộp (bao bì trực tiếp) và vỏ hộp (bao bì ngoài) của sản phẩm đều được xác định là bao bì thương phẩm. Đồng thời, cũng cần lưu ý để phân biệt những bao bì được sử dụng với mục đích lưu trữ, đựng hàng hóa khi mua hàng, bao bì để dựng hàng hóa dạng rời,... nêu trên để tránh nhầm lẫn đây là bao bì thương phẩm (VD: các túi ni lông khi mua hàng hóa,...). Vậy hạn sử dụng có phải thể hiện hết trên những bao bì thương phẩm của sản phẩm không? Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Đồng thời, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) thì nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa bao gồm: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa; Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan. Trong đó, theo quy định của Phụ lục I này thì hạn sử dụng là nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn (đối với những hàng hóa có hạn sử dụng). (VD: Các đồ thực phẩm đóng gói, thuốc, hóa chất,...). Có thể thấy, hạn sử dụng đối với một số hàng hóa như đề cập trên có thời hạn sử dụng là một nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa của sản phẩm. Đồng thời nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên sản phẩm, bao bì thương phẩm của sản phẩm (là nội dung bắt buộc). Do đó trường hợp này mình phải in cả hạn sử dụng lên bao bì trực tiếp và bao bì sản phẩm mới đúng quy định của pháp luật.
Hàng hóa xuất khẩu thì nhãn hàng hóa thể hiện bằng ngôn ngữ gì?
Hàng hóa xuất khẩu đến Trung Quốc thì nhãn hàng hóa của thực phẩm bao gói sẵn phải thể hiện bằng ngôn ngữ gì?
Vị trí dán nhãn hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất cần lưu ý
Nhãn dán trên các sản phẩm là phần thể hiện thông tin chi tiết về nguồn gốc, xuất xứ và các thông tin cơ bản nhất về hàng hóa được dán nhãn. Việc này nhằm đảm bảo việc quản lý thị trường được chặt chẽ hơn và chống hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường. Quy định vị trí dán nhãn sản phẩm cũng được yêu cầu cụ thể, đặc biệt là các loại hàng hóa được bảo quản nhiều lớp thì việc dán nhãn sản phẩm được thực hiện ra sao? 1. Nhãn hàng được in trên hàng hóa là gì? Bất cứ hàng hóa được sản xuất và đưa vào thị trường tiêu thụ đều phải được kiểm định và dán nhãn hàng hóa. Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP có giải thích nhãn dán như sau: Theo đó, nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát. Qua đó, chỉ cần hàng hóa thể hiện được thông tin và nội dung cơ bản về sản phẩm bên trong thì bằng hình thức thực hiện nào cũng được xem là nhãn dán. 2. Vị trí dán nhãn hàng hóa Doanh nghiệp cần làm đúng nguyên tắc dán nhãn hàng hóa khi căn cứ Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về việc quy định vị trí nhãn hàng hóa được xác định theo quy trình sau: Đối với nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc. Do đó, trường hợp mà hàng hóa được đóng gói nhiều bao bì bên ngoài mà không thể mở bên trong ra xem được thì gói bao bì ngoài cùng phải được thể hiện bằng nhãn dán. 3. Nội dung trên nhãn hàng hóa yêu cầu những gì? Đi chi tiết hơn về nội dung yêu cầu trên nhãn hàng hóa thì tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa phải có các nội dung sau đây: (1) Tên hàng hóa. (2) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. (3) Xuất xứ hàng hóa. (4) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I Nghị định 43/2017/NĐ-CP và văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Trường hợp hàng hóa chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi nội dung. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các mục (1), (2) và (3) trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại mục (4) được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế thì việc thể hiện những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 43/2017/NĐ-CP. 4. Mức phạt hành chính đối với hàng hóa không dán nhãn Căn cứ khoản 4 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng ghi không đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, hoặc bị thay đổi được quy định như sau: - Phạt 01 triệu đồng - 03 triệu đồng nếu hàng hóa có giá trị đến dưới 05 triệu đồng. - Phạt 03 triệu đồng - 05 triệu đồng nếu hàng hóa có giá trị từ 05 triệu - dưới 10 triệu đồng. - Phạt 05 triệu đồng - 10 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10 triệu đồng - dưới 20 triệu đồng. - Phạt 10 triệu đồng - 15 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20 triệu đồng - dưới 30 triệu đồng. - Phạt 15 triệu đồng - 25 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30 triệu đồng - dưới 50 triệu đồng. - Phạt 25 triệu đồng - 35 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50 triệu đồng - dưới 70 triệu đồng. - Phạt 35 triệu đồng - 50 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng. - Phạt 50 triệu đồng - 60 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị 100 triệu đồng trở lên. - Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 4 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP trong trường hợp hàng hóa vi phạm là: lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng. Như vậy, nhãn hàng hóa cũng là một công đoạn rất quan trọng khi xuất ra thị trường vì nó đảm bảo được các yếu tố thông tin cơ bản về hàng hóa, nguồn gốc, xuất xứ cũng như chất lượng sản phẩm. Việc doanh nghiệp không thực hiện việc dán nhãn có thể bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 60 triệu đồng.
Hướng dẫn nội dung phải ghi trên nhãn một số hàng hóa bằng phương thức điện tử
Vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 18/2022/TT-BKHCN quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của một số nhóm hàng hóa bằng phương thức điện tử Theo đó, quy định đối tượng và nguyên tắc thể hiện một số nội dung bắt buộc bằng phương tiện điện tử như sau: Thứ nhất, về đối tượng: Thông tư 18/2022/TT-BKHCN áp dụng cho 02 nhóm đối tượng sau: - Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa; - Cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan Thứ hai, nguyên tắc thể hiện một số nội dung bắt buộc bằng phương thức điện tử Nguyên tắc 01:Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được lựa chọn một trong bốn phương thức sau: - Ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử - Ghi trên nhãn hàng hóa gắn trực tiếp trên hàng hóa - Ghi trên bao bì thương phẩm của hàng hóa - Ghi trong tài liệu kèm theo của hàng hóa (căn cứ tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP) Nhóm hàng hóa và nội dung thể hiện bằng phương thức điện tử thực hiện theo quy định tại Phụ lục “Một số nội dung theo tính chất của hàng hóa được thể hiện bằng phương thức điện từ” ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BKHCN. Nguyên tắc 02: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa khi thể hiện nội dung ghi nhãn theo phương thức điện tử quy định tại Thông tư này bảo đảm các yêu cầu sau: - Phương thức điện từ được thể hiện rõ đường dần trên nhãn hàng hóa, ví dụ: mã số mã vạch, mã QR code, trên màn hình điện tử của sản phẩm có màn hình hoặc các phương thức điện tử thông dụng khác; - Bảo đảm phương tiện, thiết bị và/hoặc hướng dẫn khách hàng truy cập nội dung quy định bằng phương thức điện tử của nhãn hàng hóa tại chỗ; - Nội dung thể hiện bằng phương thức điện tử phải tương ứng với nội dung thể hiện trên nhãn trực tiếp, không làm người đọc, xem, nghe hiểu sai lệch bản chất của hàng hóa. Xem chi tiết tại Thông tư 18/2022/TT-BKHCN có hiệu lực ngày 15/02/2023.
Thể hiện thông tin địa điểm trên nhãn hàng hóa
Công ty mình có trụ sở tại quận 6, nhưng địa chỉ ở quận 6 sẽ hay thay đổi do nhà thuê nên trên trên nhãn hàng hóa mình ghi đia chỉ văn phòng đại diện của mình đặt ở Quận 1 có được không? (Có vi phạm pháp luật về ghi nhãn hàng hóa không?) Mình xin cảm ơn.
Không dán nhãn phụ cho hàng hóa nhập khẩu bị xử lý như thế nào?
1. Nhãn phụ là gì? Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa (căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP). Trong đó: - Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa; - Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. 2. Hàng hóa bắt buộc phải dán nhãn phụ trong trường hợp nào? Nhãn phụ bắt buộc phải có khi nhãn gốc của hàng hóa được thể hiện bằng tiếng nước ngoài, bao gồm hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp sau: (1) Hàng hóa không bắt buộc dán nhãn hàng hóa (căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) bao gồm: - Bất động sản; - Hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển; hàng hóa nhập khẩu gửi kho ngoại quan để xuất khẩu sang nước thứ ba; - Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển; - Hàng hóa bị tịch thu bán đấu giá; - Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng; - Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thủy sản, khoáng sản), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh), vật liệu xây dựng không có bao bì và được bán trực tiếp cho người tiêu dùng; - Hàng hóa là xăng dầu, khí (LPG, CNG, LNG) chất lỏng, không có bao bì thương phẩm đựng trong container, xi tec; - Hàng hóa đã qua sử dụng; - Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không. (2) Hàng hóa không phải ghi nhãn phụ (căn cứ khoản 5 Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP) bao gồm: - Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường; - Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường. 3. Không dán nhãn phụ cho hàng hóa nhập khẩu bị xử lý như thế nào? Căn cứ khoản 2 Điều 3 và điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 48, 49 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP), hành vi nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt (trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu chưa có nhãn phụ khi làm thủ tục thông quan) bị xử lý vi phạm hành chính như sau: - Phạt tiền với các mức như sau: Giá trị của hàng hóa vi phạm Mức phạt đối với tổ chức Mức phạt đối với cá nhân Dưới 5.000.000 đồng Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng Từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng Từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng Từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng Từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng Từ 1.500.000 đồng đến 3.500.000 đồng Từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng Từ 3.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng Từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng Từ 5.000.000 đồng đến 7.500.000 đồng Từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng Từ 7.500.000 đồng đến 10.000.000 đồng Từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng Từ 10.000.000 đồng đến 12.500.000 đồng Từ 100.000.000 đồng trở lên Từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng Từ 12.500.000 đồng đến 15.000.000 đồng Lưu ý: mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần nếu hàng hóa vi phạm là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng (trừ trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng sẽ vẫn giữ nguyên mức mức phạt). - Biện pháp khắc phục hậu quả (căn cứ khoản 54 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP): + Thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa; + Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật. Trên đây là toàn bộ thông tin về việc xử lý đối với việc không dán nhãn phụ cho hàng hóa nhập khẩu.
Chào Luật sư. Nhờ Luật sư tư vấn giúp về việc ghi nhãn sản phẩm. Cty A đặt gia công sản phẩm (sản phẩm tẩy rửa vệ sinh nhà cửa) tại công ty B. Cty cung cấp 1 phần nguyên vật liệu, bao bì, và Cty B sản xuất theo TCCS của cty A. Như vậy khi ghi nhãn sản phẩm: Cty chịu trách nhiệm là Cty A. Có bắt buộc phải ghi tên Cty và địa chỉ cty vào nhãn không. Trường hợp không ghi thông tin cty B thì có bị phạt không. Cảm ơn
Nhãn thực phẩm đang lưu thông tại VN phải có những nội dung gì?
Khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP (Hiệu lực từ 15/02/2022) có quy định nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: + Tên hàng hóa; + Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; + Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này; + Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan. Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. Căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định này thì đối với hàng hóa là thực phẩm phải có các nội dung bắt buộc sau: + Định lượng; + Ngày sản xuất; + Hạn sử dụng; + Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có); Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế; + Thông tin cảnh báo; + Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. Như vậy, đối với nhãn hàng hóa là thực phẩm phải có đầy đủ các nội dung sau: + Tên hàng hóa; + Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; + Xuất xứ hàng hóa; + Định lượng; + Ngày sản xuất; + Hạn sử dụng; + Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có); + Thông tin cảnh báo; + Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
Quy định ghi thành phần của hàng hóa
Vấn đề này tham khảo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa và Thông tư 05/2019/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. ( Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2021). "Điều 10. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa 1. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: a) Tên hàng hóa; b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; c) Xuất xứ hàng hóa; d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan. 2. Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm tại Phụ lục I hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. 3. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế thì việc thể hiện những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này." Xem thêm phần Phụ lục cuối Nghị định 43.
Có cần xin phép khi sử dụng chỉ dẫn địa lý tên sản phẩm?
Dear các Luật Sư, các anh chị; Hiện tại thì công ty em đang phát triển một dòng sản phẩm liên quan đến sản phẩm đã có bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Theo đó công ty em sử dụng nguồn nguyên liệu từ vùng chỉ dẫn địa lý này và có kí hợp đồng hợp tác với đơn vị địa phương. Công ty em dự định sẽ đặt tên của sản phẩm mang tên chỉ dẫn địa lý, vậy cho em hỏi việc đặt tên đó có phù hợp không và có phải xin phép cơ quan có thẩm quyền nào không ạ? Em xin cảm ơn!
Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa đối với mỹ phẩm?
Tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa "Điều 10. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa 1. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: a) Tên hàng hóa; b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; c) Xuất xứ hàng hóa; d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan." Trong nhóm hàng hóa tại Phụ lục I có đề cập nội dung (mục 14 của Phụ lục I): "a) Định lượng; b) Thành phần hoặc thành phần định lượng; c) Số lô sản xuất; d) Ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng/hạn dùng; đ) Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn; e) Hướng dẫn sử dụng trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm; g) Thông tin, cảnh báo".
Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất có bắt buộc in hoa?
Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất có bắt buộc in hoa? Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa là ngôn ngữ nào? Hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm cần thể hiện thông tin gì? 1. Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất có bắt buộc in hoa? Căn cứ Điều 11 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Theo đó, tên hàng hóa trên nhãn được quy định như sau: - Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa. - Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa. - Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Như vậy, tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất không bắt buộc in hoa, chỉ cần các đáp ứng các điều kiện như phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc; phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa. 2. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa là ngôn ngữ nào? Căn cứ Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa được quy định như sau: (i) Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản (iv) Mục này. (ii) Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản (i) Mục này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt. (iii) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. (iv) Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh: - Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt. - Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc. - Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa. - Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa. Như vậy, nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt trừ các trường hợp khác. Đồng thời, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác nhưng phải tương ứng nội dung tiếng Việt, kích thước chữ không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt. 3. Hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm cần thể hiện thông tin gì? Căn cứ Điều 19 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời là phụ gia thực phẩm, hóa chất, không có bao bì thương phẩm để bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân bán hàng phải công khai các thông tin sau để người tiêu dùng nhận biết: - Tên hàng hóa. - Hạn sử dụng. - Cảnh báo an toàn (nếu có). - Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. - Hướng dẫn sử dụng. Như vậy, hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm thì phải có các thông tin quan trọng giúp người tiêu dùng nhận biết và đảm bảo thông tin khi sử dụng. Tóm lại, tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức sản xuất không bắt buộc phải in hoa. Tuy nhiên phải đảm bảo các yêu cầu liên quan khi sản xuất.
Điều kiện để doanh nghiệp xuất khẩu tỏi đen 2024
Điều kiện để doanh nghiệp được phép xuất khẩu tỏi đen là gì? Có cần phải thực hiện kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu không? Nhãn hàng hóa xuất khẩu cần đáp ứng điều kiện gi? Điều kiện để doanh nghiệp xuất khẩu tỏi đen Theo Phụ lục II của Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương ngày 15/05/ quy định mặt hàng tỏi đen không thuộc danh mục cấm hay hạn chế xuất khẩu. Căn cứ Điều 31 Luật bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 quy định về kiểm dịch thực vật xuất khẩu như sau: - Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu phải được kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. - Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước nhập khẩu. - Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013. Trường hợp đã kiểm dịch tại cơ sở sản xuất hoặc nơi xuất phát hoặc nơi bảo quản ở sâu trong nội địa thì chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật khi đến cửa khẩu cuối cùng để xuất khẩu. Theo Mục 9 Thông tư 01/2024/TT-BNNPTNT về Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thì mặt hàng tỏi đen thuộc danh mục phải được kiểm dịch thực vật. => Do đó, để xuất khẩu doanh nghiệp cần thực hiện kiểm dịch mặt hàng tỏi đen và được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013. Hồ sơ, thủ tục được hướng dẫn thêm tại Điều 9, Điều 10 Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT (đươc sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 2 Thông tư 15/2021/TT-BNNPTNT). Trong đó, hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu bao gồm: - Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT. - Bản điện tử hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu). Sau đó, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất. Quy định về nhãn hàng hóa xuất khẩu Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi phạm vi điều chỉnh của Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa như sau: Nghị định này quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về ghi nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy, việc ghi nhãn hàng hóa xuất khẩu vẫn áp dụng theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP). Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP): - Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu. - Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, cụ thể: Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. - Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, cụ thể: Nhãn hàng hóa không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!
Có phải tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đều bắt buộc có nhãn phụ?
Có phải tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đều bắt buộc có nhãn phụ? Ghi nhãn phụ được quy định như thế nào? Ai có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa? 1. Có phải tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đều bắt buộc có nhãn phụ? Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. Như vậy, không phải tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đều bắt buộc có nhãn phụ. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ theo quy định. 2. Ghi nhãn phụ được quy định như thế nào? Căn cứ Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP. Theo đó, ghi nhãn phụ được quy định như sau: - Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc. - Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa. - Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ: + Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường. + Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường. Như vậy, nội dung ghi trên nhãn phụ, cách gắn nhãn phụ phải thực hiện theo đúng quy định. 3. Ai có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa? Căn cứ Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP. Theo đó, trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được quy định như sau: - Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa. - Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình. - Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP. - Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Như vậy, hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa; Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn.
Mỹ phẩm có yêu cầu ghi thông tin nhà sản xuất trên nhãn hàng hóa không?
Mỹ phẩm có yêu cầu ghi thông tin nhà sản xuất trên nhãn hàng hóa không? Nội dung nào cần có trên nhãn mỹ phẩm? Nhãn hàng hóa của mỹ phẩm phải thể những nội dung bắt buộc nào? Theo Điều 10 và Phụ lục I Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) thì nhãn hàng hóa của mỹ phẩm phải có những nội dung bắt buộc sau: - Tên hàng hóa; - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; - Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP; - Định lượng; - Thành phần hoặc thành phần định lượng; - Số lô sản xuất; - Ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng/hạn dùng; - Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn; - Hướng dẫn sử dụng trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm; - Thông tin, cảnh báo. Mỹ phẩm có yêu cầu ghi thông tin nhà sản xuất trên nhãn hàng hóa không? Theo Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa thì tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa là nội dung bắt buộc phải có trên nhãn hàng hóa. Cách ghi thông tin tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP) như sau: - Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt. - Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó. + Cơ sở sản xuất hàng hóa là thành viên trong một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép. + Hàng hóa có cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, được ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đó trên nhãn hàng hóa nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó công bố hoặc đăng ký lưu hành và phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa. - Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa. Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập - Hàng hóa của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng hóa đó. - Hàng hóa được một tổ chức, cá nhân nhượng quyền về nhãn hàng hóa thì ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP còn phải ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhượng quyền. - Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp, đóng gói, đóng chai thì trên nhãn phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân lắp ráp, đóng gói, đóng chai đó và phải ghi tên hoặc tên và địa chỉ, và các nội dung khác của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi lắp ráp, đóng gói, đóng chai khi được các tổ chức, cá nhân này cho phép Như vậy, nếu mỹ phẩm được sản xuất trong nước thì trên nhãn hàng hóa sẽ ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó. Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!
Nhãn gốc, nhãn phụ của hàng hóa là gì? Hàng hóa cần có nhãn phụ khi nào?
Nhãn gốc hay nhãn phụ cũng đều là nhãn của một hàng hóa, là bản in, bản vẽ, bản chụp, … của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in,… trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. 1. Nhãn gốc, nhãn phụ của hàng hóa là gì? Hàng hóa cần có nhãn phụ khi nào? Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP có quy định về nhãn gốc, nhãn phụ như sau: Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa; Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu; Theo như định nghĩa về nhãn phụ thì ta có thể hiểu hàng hóa cần có nhãn phụ khi nhãn gốc của hàng hóa là tiếng nước ngoài, cần nhãn phụ để thể hiện nội dung nhãn hàng hóa bằng tiếng Việt (dịch ra tiếng Việt) hoặc bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. Cũng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định này thì nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này, cụ thể: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.” Như vậy, theo quy định thì các hàng hóa nhập khẩu mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa. Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ: - Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường; - Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường. 2. Buôn bán hàng hóa hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt thì bị phạt bao nhiêu? Theo Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 48, khoản 49 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP có quy định: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng (trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định pháp luật mà các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng chưa có nhãn phụ khi làm thủ tục thông quan), trong đó có hành vi nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Mức phạt tiền sẽ từ 1.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu giá trị hàng hóa vi phạm từ 5.000.000 đồng trở lên tùy từng trường hợp cụ thể. Nếu hàng hóa vi phạm là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi (từ 2.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng) so những hàng hóa khác. (Xem chi tiết tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 119, được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 2 Nghị định 126). Lưu ý, mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với tổ chức vi phạm. Còn đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền sẽ bằng 1/2 (khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP). Ngoài ra, tổ chức cá nhân vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 8 Điều 31 Nghị định 119, được sửa đổi bởi khoản 54 Điều 2 Nghị định 126.
Có cần ghi nhãn đối với bao bì ngoài khi đã có nhãn bao bì trực tiếp bên trong?
Nhãn hàng hóa là gì? Như thế nào là nhãn gốc, nhãn phụ? Trên nhãn hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung nào bằng tiếng Việt? Có cần ghi nhãn đối với bao bì ngoài khi đã có bao bì trực tiếp bên trong không? 1. Nhãn hàng hóa là gì? Như thế nào là nhãn gốc, nhãn phụ? Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định như sau: Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. 2. Trên nhãn hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung nào bằng tiếng Việt? Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP có nêu nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: - Tên hàng hóa; - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; - Xuất xứ hàng hóa: Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này; - Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan. + Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này. + Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. Theo đó, cần đáp ứng các quy định về thể hiện các nội dung bằng tiếng Việt trên nhãn hàng hóa như phân tích trên để đảm bảo việc hàng hóa được lưu thông trên thị trường Việt Nam. 3. Có cần ghi nhãn đối với bao bì ngoài không khi đã có nhãn bao bì trực tiếp bên trong? Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP và được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN, quy định như sau: Đối với hàng hóa có cả bao bì trực tiếp và bao bì ngoài: - Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài, không bán riêng lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn trên bao bì ngoài. - Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài và đồng thời tách ra bán lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả bao bì ngoài và bao bì trực tiếp. Ví dụ: Hộp cà phê gồm nhiều gói cà phê nhỏ bên trong: + Trường hợp bán cả hộp cà phê không bán lẻ các gói cà phê nhỏ thì ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp; + Trường hợp bán cả hộp cà phê và đồng thời tách ra bán lẻ những gói cà phê nhỏ bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp cà phê và các gói cà phê nhỏ bên trong; + Trường hợp thùng carton đựng các hộp cà phê đã có nhãn đầy đủ bên trong, có thể mở ra để xem các hộp cà phê trong thùng carton thì không phải ghi nhãn trên thùng carton đó. Theo quy định trên, đối với các sản phẩm có cả bao bì ngoài và bao bì trực tiếp bên trong, đồng thời có thể tách lẻ sản phẩm ra bán thì phải ghi đầy đủ cho cả bao bì ngoài và bao bì trực tiếp.
Vị trí dán nhãn hàng hóa đối với loại hàng hóa có bao gói đóng hộp gồm nhiều đơn vị nhỏ
Tình huống phát sinh là trường hợp công ty có sản xuất sản phẩm gồm nhiều món hàng trong đó thì việc dán nhãn chỉ cần in trên sản phẩm hay trên hộp là được hay phải in ở cả hai. Quy định nào điều chỉnh vấn đề này? Quy định chung về vị trí nhãn hàng hóa nhiều sản phẩm Liên quan vấn đề này, tại Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa có nêu các nguyên tắc về vị trí nhãn hàng hóa như sau: - Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. - Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc. Bên cạnh đó, tại Điều 6 cũng có yêu cầu màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa. Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ ban hành cũng có hướng dẫn thêm: - Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài, không bán riêng lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn trên bao bì ngoài. - Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài và đồng thời tách ra bán lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả bao bì ngoài và bao bì trực tiếp. Ví dụ: Hộp cà phê gồm nhiều gói cà phê nhỏ bên trong: - Trường hợp bán cả hộp cà phê không bán lẻ các gói cà phê nhỏ thì ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp; - Trường hợp bán cả hộp cà phê và đồng thời tách ra bán lẻ những gói cà phê nhỏ bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp cà phê và các gói cà phê nhỏ bên trong; - Trường hợp thùng carton đựng các hộp cà phê đã có nhãn đầy đủ bên trong, có thể mở ra để xem các hộp cà phê trong thùng carton thì không phải ghi nhãn trên thùng carton đó. Căn cứ các quy định và ví dụ nêu trên, đơn vị cần xác định rằng nếu các sản phẩm trên có bán riêng lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ thì các đơn vị hàng hóa nhỏ đó phải có nhãn hàng hóa. Còn nếu sản phẩm chị nêu có cả bao bì ngoài, không bán riêng lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì chỉ ghi nhãn trên bao bì ngoài mà thôi. Yêu cầu về ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa Liên quan vấn đề này, tại Điều 5 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN có hướng dẫn về ngôn ngữ trình bày trên nhãn cần đảm bảo các nội dung sau: - Ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa không phải dịch tất cả nội dung bằng tiếng Việt ra ngôn ngữ khác. Nếu dịch ra ngôn ngữ khác thì nội dung ngôn ngữ khác phải bảo đảm cho người đọc hiểu tương ứng với nội dung tiếng Việt. - Những nội dung không phải nội dung bắt buộc mà thể hiện bằng ngôn ngữ khác không được làm hiểu sai lệch bản chất, công dụng của hàng hóa và không được làm hiểu sai nội dung khác của nhãn hàng hóa. - Tên quốc tế của nước hoặc vùng lãnh thổ không thể phiên âm được ra tiếng Việt hoặc phiên âm được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa thì được phép sử dụng tên quốc tế đó. Ví dụ: tên nước: Indonesia, Singapore phiên âm ra tiếng Việt không có nghĩa, được phép sử dụng nguyên tên Indonesia, Singapore, hoặc dùng tên phiên âm In-đô-nê-xi-a, Xinh-ga-po. Trong khi Russia hay Germany thì phải dịch thành Nga, Đức.
Những nội dung nào thể hiện trên nhãn hàng hóa? Nếu thiếu có bị vi phạm hay không?
Các đơn vị thuê gia công họ không ghi cụ thể tên đơn vị và địa chỉ sản xuất trên sản phẩm mà trên nhãn chỉ ghi "Sản xuất tại Việt Nam" thì có vi phạm về quy định ghi nhãn hàng hóa không? Cụ thể căn cứ vào điều khoản nào? Thứ nhất, về những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) có đề cập: + Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam: - Tên hàng hóa; - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; - Xuất xứ hàng hóa Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này; - Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan. Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. + Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan: - Tên hàng hóa; - Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này; - Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài. Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa; Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam. + Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu. - Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này. - Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này. Thứ hai, đối với tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP đề cập hướng dẫn về ghi tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa trên nhãn hàng hóa theo những nguyên tắc: + Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt; + Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó. - Cơ sở sản xuất hàng hóa là thành viên trong một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép. - Hàng hóa có cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, được ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đó trên nhãn hàng hóa nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó công bố hoặc đăng ký lưu hành và phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa. + Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa. Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu. + Hàng hóa của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng hóa đó. Như vậy, theo những nội dung được đề cập trên thì một trong những nội dung bắt buộc phải có trên nhãn hàng hóa là tên tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa nếu thiếu nội dung này thì được xem là vi phạm quy định về nhãn hàng hóa.
Có bắt buộc phải ghi hạn sử dụng trên bao bì bên trong không khi ngoài vỏ hộp đã có hạn sử dụng?
Trường hợp trên vỏ bọc trực tiếp sản phẩm (gói nhỏ bên trong hộp) không đủ diện tích để thể hiện thông tin và vỏ hộp đã có đầy đủ thông tin thì gói nhỏ bên trong có cần phải thể hiện hết thông tin nửa không? Thế nào là bao bì thương phẩm của sản phẩm? Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì bao bì thương phẩm được xác định là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa. Trong đó, bao bì thương phẩm của hàng hóa bao gồm hai loại đó là: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài. Cụ thể: - Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa - Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp. (Như vỏ hộp, vỏ bọc bên ngoài các sản phẩm,...) Bao bì chứa đựng hàng hóa có khác bao bì thương phẩm của sản phẩm? Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN thì các loại bao bì như bao bì được sử dụng với mục đích để lưu giữ, vận chuyển, bảo quản hàng hóa đã có nhãn hàng hóa; Túi đựng hàng hóa khi mua hàng; Bao bì dùng để đựng hàng hóa dạng rời, hàng hóa bán lẻ không phải là bao bì thương phẩm. Như vậy, theo các quy định đưa ra nêu trên thì gói nhỏ bên trong hộp (bao bì trực tiếp) và vỏ hộp (bao bì ngoài) của sản phẩm đều được xác định là bao bì thương phẩm. Đồng thời, cũng cần lưu ý để phân biệt những bao bì được sử dụng với mục đích lưu trữ, đựng hàng hóa khi mua hàng, bao bì để dựng hàng hóa dạng rời,... nêu trên để tránh nhầm lẫn đây là bao bì thương phẩm (VD: các túi ni lông khi mua hàng hóa,...). Vậy hạn sử dụng có phải thể hiện hết trên những bao bì thương phẩm của sản phẩm không? Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Đồng thời, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) thì nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa bao gồm: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa; Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan. Trong đó, theo quy định của Phụ lục I này thì hạn sử dụng là nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn (đối với những hàng hóa có hạn sử dụng). (VD: Các đồ thực phẩm đóng gói, thuốc, hóa chất,...). Có thể thấy, hạn sử dụng đối với một số hàng hóa như đề cập trên có thời hạn sử dụng là một nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa của sản phẩm. Đồng thời nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên sản phẩm, bao bì thương phẩm của sản phẩm (là nội dung bắt buộc). Do đó trường hợp này mình phải in cả hạn sử dụng lên bao bì trực tiếp và bao bì sản phẩm mới đúng quy định của pháp luật.
Hàng hóa xuất khẩu thì nhãn hàng hóa thể hiện bằng ngôn ngữ gì?
Hàng hóa xuất khẩu đến Trung Quốc thì nhãn hàng hóa của thực phẩm bao gói sẵn phải thể hiện bằng ngôn ngữ gì?
Vị trí dán nhãn hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất cần lưu ý
Nhãn dán trên các sản phẩm là phần thể hiện thông tin chi tiết về nguồn gốc, xuất xứ và các thông tin cơ bản nhất về hàng hóa được dán nhãn. Việc này nhằm đảm bảo việc quản lý thị trường được chặt chẽ hơn và chống hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường. Quy định vị trí dán nhãn sản phẩm cũng được yêu cầu cụ thể, đặc biệt là các loại hàng hóa được bảo quản nhiều lớp thì việc dán nhãn sản phẩm được thực hiện ra sao? 1. Nhãn hàng được in trên hàng hóa là gì? Bất cứ hàng hóa được sản xuất và đưa vào thị trường tiêu thụ đều phải được kiểm định và dán nhãn hàng hóa. Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP có giải thích nhãn dán như sau: Theo đó, nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát. Qua đó, chỉ cần hàng hóa thể hiện được thông tin và nội dung cơ bản về sản phẩm bên trong thì bằng hình thức thực hiện nào cũng được xem là nhãn dán. 2. Vị trí dán nhãn hàng hóa Doanh nghiệp cần làm đúng nguyên tắc dán nhãn hàng hóa khi căn cứ Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về việc quy định vị trí nhãn hàng hóa được xác định theo quy trình sau: Đối với nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc. Do đó, trường hợp mà hàng hóa được đóng gói nhiều bao bì bên ngoài mà không thể mở bên trong ra xem được thì gói bao bì ngoài cùng phải được thể hiện bằng nhãn dán. 3. Nội dung trên nhãn hàng hóa yêu cầu những gì? Đi chi tiết hơn về nội dung yêu cầu trên nhãn hàng hóa thì tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa phải có các nội dung sau đây: (1) Tên hàng hóa. (2) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. (3) Xuất xứ hàng hóa. (4) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I Nghị định 43/2017/NĐ-CP và văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Trường hợp hàng hóa chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi nội dung. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các mục (1), (2) và (3) trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại mục (4) được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế thì việc thể hiện những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 43/2017/NĐ-CP. 4. Mức phạt hành chính đối với hàng hóa không dán nhãn Căn cứ khoản 4 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng ghi không đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, hoặc bị thay đổi được quy định như sau: - Phạt 01 triệu đồng - 03 triệu đồng nếu hàng hóa có giá trị đến dưới 05 triệu đồng. - Phạt 03 triệu đồng - 05 triệu đồng nếu hàng hóa có giá trị từ 05 triệu - dưới 10 triệu đồng. - Phạt 05 triệu đồng - 10 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10 triệu đồng - dưới 20 triệu đồng. - Phạt 10 triệu đồng - 15 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20 triệu đồng - dưới 30 triệu đồng. - Phạt 15 triệu đồng - 25 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30 triệu đồng - dưới 50 triệu đồng. - Phạt 25 triệu đồng - 35 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50 triệu đồng - dưới 70 triệu đồng. - Phạt 35 triệu đồng - 50 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng. - Phạt 50 triệu đồng - 60 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị 100 triệu đồng trở lên. - Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 4 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP trong trường hợp hàng hóa vi phạm là: lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng. Như vậy, nhãn hàng hóa cũng là một công đoạn rất quan trọng khi xuất ra thị trường vì nó đảm bảo được các yếu tố thông tin cơ bản về hàng hóa, nguồn gốc, xuất xứ cũng như chất lượng sản phẩm. Việc doanh nghiệp không thực hiện việc dán nhãn có thể bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 60 triệu đồng.
Hướng dẫn nội dung phải ghi trên nhãn một số hàng hóa bằng phương thức điện tử
Vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 18/2022/TT-BKHCN quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của một số nhóm hàng hóa bằng phương thức điện tử Theo đó, quy định đối tượng và nguyên tắc thể hiện một số nội dung bắt buộc bằng phương tiện điện tử như sau: Thứ nhất, về đối tượng: Thông tư 18/2022/TT-BKHCN áp dụng cho 02 nhóm đối tượng sau: - Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa; - Cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan Thứ hai, nguyên tắc thể hiện một số nội dung bắt buộc bằng phương thức điện tử Nguyên tắc 01:Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được lựa chọn một trong bốn phương thức sau: - Ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử - Ghi trên nhãn hàng hóa gắn trực tiếp trên hàng hóa - Ghi trên bao bì thương phẩm của hàng hóa - Ghi trong tài liệu kèm theo của hàng hóa (căn cứ tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP) Nhóm hàng hóa và nội dung thể hiện bằng phương thức điện tử thực hiện theo quy định tại Phụ lục “Một số nội dung theo tính chất của hàng hóa được thể hiện bằng phương thức điện từ” ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BKHCN. Nguyên tắc 02: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa khi thể hiện nội dung ghi nhãn theo phương thức điện tử quy định tại Thông tư này bảo đảm các yêu cầu sau: - Phương thức điện từ được thể hiện rõ đường dần trên nhãn hàng hóa, ví dụ: mã số mã vạch, mã QR code, trên màn hình điện tử của sản phẩm có màn hình hoặc các phương thức điện tử thông dụng khác; - Bảo đảm phương tiện, thiết bị và/hoặc hướng dẫn khách hàng truy cập nội dung quy định bằng phương thức điện tử của nhãn hàng hóa tại chỗ; - Nội dung thể hiện bằng phương thức điện tử phải tương ứng với nội dung thể hiện trên nhãn trực tiếp, không làm người đọc, xem, nghe hiểu sai lệch bản chất của hàng hóa. Xem chi tiết tại Thông tư 18/2022/TT-BKHCN có hiệu lực ngày 15/02/2023.
Thể hiện thông tin địa điểm trên nhãn hàng hóa
Công ty mình có trụ sở tại quận 6, nhưng địa chỉ ở quận 6 sẽ hay thay đổi do nhà thuê nên trên trên nhãn hàng hóa mình ghi đia chỉ văn phòng đại diện của mình đặt ở Quận 1 có được không? (Có vi phạm pháp luật về ghi nhãn hàng hóa không?) Mình xin cảm ơn.
Không dán nhãn phụ cho hàng hóa nhập khẩu bị xử lý như thế nào?
1. Nhãn phụ là gì? Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa (căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP). Trong đó: - Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa; - Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. 2. Hàng hóa bắt buộc phải dán nhãn phụ trong trường hợp nào? Nhãn phụ bắt buộc phải có khi nhãn gốc của hàng hóa được thể hiện bằng tiếng nước ngoài, bao gồm hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp sau: (1) Hàng hóa không bắt buộc dán nhãn hàng hóa (căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) bao gồm: - Bất động sản; - Hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển; hàng hóa nhập khẩu gửi kho ngoại quan để xuất khẩu sang nước thứ ba; - Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển; - Hàng hóa bị tịch thu bán đấu giá; - Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng; - Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thủy sản, khoáng sản), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh), vật liệu xây dựng không có bao bì và được bán trực tiếp cho người tiêu dùng; - Hàng hóa là xăng dầu, khí (LPG, CNG, LNG) chất lỏng, không có bao bì thương phẩm đựng trong container, xi tec; - Hàng hóa đã qua sử dụng; - Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không. (2) Hàng hóa không phải ghi nhãn phụ (căn cứ khoản 5 Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP) bao gồm: - Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường; - Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường. 3. Không dán nhãn phụ cho hàng hóa nhập khẩu bị xử lý như thế nào? Căn cứ khoản 2 Điều 3 và điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 48, 49 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP), hành vi nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt (trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu chưa có nhãn phụ khi làm thủ tục thông quan) bị xử lý vi phạm hành chính như sau: - Phạt tiền với các mức như sau: Giá trị của hàng hóa vi phạm Mức phạt đối với tổ chức Mức phạt đối với cá nhân Dưới 5.000.000 đồng Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng Từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng Từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng Từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng Từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng Từ 1.500.000 đồng đến 3.500.000 đồng Từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng Từ 3.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng Từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng Từ 5.000.000 đồng đến 7.500.000 đồng Từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng Từ 7.500.000 đồng đến 10.000.000 đồng Từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng Từ 10.000.000 đồng đến 12.500.000 đồng Từ 100.000.000 đồng trở lên Từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng Từ 12.500.000 đồng đến 15.000.000 đồng Lưu ý: mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần nếu hàng hóa vi phạm là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng (trừ trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng sẽ vẫn giữ nguyên mức mức phạt). - Biện pháp khắc phục hậu quả (căn cứ khoản 54 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP): + Thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa; + Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật. Trên đây là toàn bộ thông tin về việc xử lý đối với việc không dán nhãn phụ cho hàng hóa nhập khẩu.
Chào Luật sư. Nhờ Luật sư tư vấn giúp về việc ghi nhãn sản phẩm. Cty A đặt gia công sản phẩm (sản phẩm tẩy rửa vệ sinh nhà cửa) tại công ty B. Cty cung cấp 1 phần nguyên vật liệu, bao bì, và Cty B sản xuất theo TCCS của cty A. Như vậy khi ghi nhãn sản phẩm: Cty chịu trách nhiệm là Cty A. Có bắt buộc phải ghi tên Cty và địa chỉ cty vào nhãn không. Trường hợp không ghi thông tin cty B thì có bị phạt không. Cảm ơn
Nhãn thực phẩm đang lưu thông tại VN phải có những nội dung gì?
Khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP (Hiệu lực từ 15/02/2022) có quy định nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: + Tên hàng hóa; + Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; + Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này; + Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan. Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. Căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định này thì đối với hàng hóa là thực phẩm phải có các nội dung bắt buộc sau: + Định lượng; + Ngày sản xuất; + Hạn sử dụng; + Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có); Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế; + Thông tin cảnh báo; + Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. Như vậy, đối với nhãn hàng hóa là thực phẩm phải có đầy đủ các nội dung sau: + Tên hàng hóa; + Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; + Xuất xứ hàng hóa; + Định lượng; + Ngày sản xuất; + Hạn sử dụng; + Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có); + Thông tin cảnh báo; + Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
Quy định ghi thành phần của hàng hóa
Vấn đề này tham khảo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa và Thông tư 05/2019/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. ( Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2021). "Điều 10. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa 1. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: a) Tên hàng hóa; b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; c) Xuất xứ hàng hóa; d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan. 2. Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm tại Phụ lục I hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. 3. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế thì việc thể hiện những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này." Xem thêm phần Phụ lục cuối Nghị định 43.
Có cần xin phép khi sử dụng chỉ dẫn địa lý tên sản phẩm?
Dear các Luật Sư, các anh chị; Hiện tại thì công ty em đang phát triển một dòng sản phẩm liên quan đến sản phẩm đã có bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Theo đó công ty em sử dụng nguồn nguyên liệu từ vùng chỉ dẫn địa lý này và có kí hợp đồng hợp tác với đơn vị địa phương. Công ty em dự định sẽ đặt tên của sản phẩm mang tên chỉ dẫn địa lý, vậy cho em hỏi việc đặt tên đó có phù hợp không và có phải xin phép cơ quan có thẩm quyền nào không ạ? Em xin cảm ơn!
Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa đối với mỹ phẩm?
Tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa "Điều 10. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa 1. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: a) Tên hàng hóa; b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; c) Xuất xứ hàng hóa; d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan." Trong nhóm hàng hóa tại Phụ lục I có đề cập nội dung (mục 14 của Phụ lục I): "a) Định lượng; b) Thành phần hoặc thành phần định lượng; c) Số lô sản xuất; d) Ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng/hạn dùng; đ) Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn; e) Hướng dẫn sử dụng trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm; g) Thông tin, cảnh báo".