Cách đăng ký 5G tất cả nhà mạng miễn phí, nhanh chóng 2024? Kiểm tra kết nối 5G của thiết bị
Cách kiểm tra thiết bị có hỗ trợ kết nối mạng 5G như thế nào? Hướng dẫn đăng ký mạng 5G tại các nhà mạng Viettel, Vinaphone, và Mobifone nhanh chóng 2024. >>> Xem thêm: Mạng 5G là gì? Sự khác biệt giữa mạng 5G và 4G? (1) Cách kiểm tra thiết bị có hỗ trợ kết nối mạng 5G hay không Trước khi đăng ký sử dụng mạng 5G, bạn cần kiểm tra xem thiết bị mình đang sử dụng có hỗ trợ kết nối 5G hay không. Hiện nay có 03 cách kiểm tra phổ biến: Cách 1: Kiểm tra tại phần Cài đặt của thiết bị Đối với hệ điều hành Android: Bước 1: Vào phần “Cài đặt” của thiết bị Bước 2: Chọn vào mục “Kết nối” Bước 3: Chọn tiếp vào mục “Các mạng di động” để kiểm tra SIM có hỗ trợ 5G không. Bước 4: Ngay tại mục “Chế độ mạng” của từng SIM bạn hãy nhấn vào nó để hiển thị thông tin các mạng được phép.Nếu điện thoại hỗ trợ 5G, mục này sẽ hiển thị ngay. Đối với hệ điều hành IOS (iPhone): Bước 1: Vào phần “Cài đặt” của thiết bị Bước 2: Nhấn chọn vào mục “Di động” Bước 3: Nhấn chọn tiếp vào SIM mà mình đang sử dụng dữ liệu di động trên điện thoại iPhone (nếu sử dụng 02 sim) Bước 4: Chọn vào mục “Thoại và dữ liệu”. Tại đây nếu điện thoại của bạn có 5G sẽ hiển thị các cài đặt kết nối như: “5G tự động” hoặc “Bật 5G”. Cách 2: Kiểm tra trên website Bước 1: Truy cập vào trang web của nhà sản xuất hoặc tìm kiếm thông tin trên Google với từ khóa: "[Tên thiết bị] 5G specifications" Ví dụ: Iphone 12 pro max 5G specifications Bước 2: Kiểm tra thông số kỹ thuật ở phần kết nối mạng (Cellular and Wireless), nếu có hiển thị 5G hoặc băng tần n78, n79,...v.v. thì thiết bị của bạn có hỗ trợ kết nối mạng 5G Cách 3: Kiểm tra trên logo của thiết bị Hiện nay, nhiều nhà sản xuất điện thoại thông minh đã in logo "5G" trực tiếp trên thân máy để người dùng dễ dàng nhận diện khả năng kết nối 5G của thiết bị. Logo này thường được đặt ở mặt sau hoặc bên cạnh điện thoại, gần với thông tin về tên model hoặc thương hiệu. Tuy nhiên, không phải tất cả điện thoại hỗ trợ 5G đều có logo này. Vì vậy, nếu bạn không nhìn thấy logo 5G trên điện thoại của mình, hãy kiểm tra lại bằng các phương pháp khác nhé. Lưu ý: - Đảm bảo sim của bạn đã được nâng cấp lên 5G. - Kiểm tra gói cước của bạn có hỗ trợ 5G hay không. >>> Xem thêm: Mạng 5G là gì? Sự khác biệt giữa mạng 5G và 4G? (2) Cách đăng ký 5G tất cả nhà mạng miễn phí, nhanh chóng 2024 Viettel: Bước 1: Kiểm tra vùng phủ sóng 5G bằng cách truy cập trang web của Viettel hoặc gọi tổng đài 1800 8198. Bước 2: Soạn tin nhắn với cú pháp: TN5G gửi 191 để nhận 20GB 5G miễn phí, sử dụng trong vòng 10 ngày (2GB/ngày). Bước 3: Nhận thông báo xác nhận thành công là bạn có thể sử dụng mạng 5G. Vinaphone: Bước 1: Truy cập trang web của Vinaphone hoặc gọi tổng đài 18001091 để kiểm tra vùng phủ sóng. Bước 2: Soạn tin nhắn: 5G On gửi 888 để kiểm tra thuê bao có trong danh sách trải nghiệm mạng 5G hay không Bước 3: Nếu thuê bao trong danh sách trải nghiệm, soạn DK KM5G gửi 888 để nhận 50 GB data 5G miễn phí, sử dụng trong 30 ngày. Lưu ý: nếu bạn không ở trong vùng phủ sóng 5G và không sử dụng gói cước, thuê bao có thể phát sinh cước M0 (75 đồng/50 kb, cước trần tối đa 500.000 đồng/tháng). Ngoài ra, VinaPhone sẽ tự động rà quét và mời các khách hàng trải nghiệm mạng 5G đang hoạt động tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (địa điểm có phủ sóng VinaPhone 5G) và khuyến mại miễn phí truy cập Data 5G VinaPhone cho khách hàng trải nghiệm. Mobifone: Hiện tại các gói 5G Mobifone đã được phủ sóng thử nghiệm thương mại tại TP Hồ Chí Minh với những trải nghiệm tốc độ cực nhanh và hoàn toàn miễn phí. Điều kiện để cài đặt 5G Mobifone bao gồm: - SIM Card 5G Mobifone (Bạn có thể thực hiện chuyển đổi tại cửa hàng giao dịch của Mobifone). - Điện thoại có hỗ trợ kết nối mạng 5G nói chung và 5G Mobifone nói riêng. Lưu ý: - Sau khi đăng ký 5G hoàn tất, bạn cần bật chế độ máy bay (Airplane mode) trên điện thoại, chờ khoảng 5 giây, sau đó tắt chế độ này để làm mới các kết nối. - Hiện nay việc sử dụng mạng 5G đang trong giai đoạn thử nghiệm thương mại tại TPHCM và TP Hà Nội dành cho một số thuê bao nhất định. Nếu đăng ký trải nghiệm chưa được, bạn vui lòng đợi thêm một thời gian nữa khi 5G được chính thức thương mại hóa. >>> Xem thêm: Mạng 5G là gì? Sự khác biệt giữa mạng 5G và 4G?
Từ 27/10, số điện thoại của Bộ TT&TT và các nhà mạng được định danh để chống lừa đảo
Kể từ hôm nay (ngày 27/10), tất cả các số điện thoại của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông gọi đến người dân đều hiển thị tên định danh “BO TTTT”. Tương tự, cuộc gọi của doanh nghiệp viễn thông tới khách hàng cũng hiển thị tên định danh của nhà mạng. Theo thông tin được đăng trên Cổng TTĐT Chính phủ, Bộ TT&TT cho biết thời gian vừa qua, một số đối tượng đã sử dụng số thuê bao cố định, di động giả mạo xưng danh là Bộ Thông tin và Truyền thông, Công an, Viện kiểm sát, Ngân hàng, nhà mạng viễn thông… gọi điện đến số điện thoại cố định, di động của người dân. Mục đích của các đối tượng là thu thập thông tin nhằm hù dọa, lừa đảo để từ đó chiếm đoạt tài sản của người dân. Hiện tượng này đang có xu hướng ngày càng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Định danh số điện thoại của Bộ TT&TT và các nhà mạng viễn thông từ 27/10 Để phòng chống hình thức lừa đảo qua các cuộc gọi mạo danh, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo Cục Viễn thông triển khai cấp tên định danh (Voice brandname) cho các số điện thoại là các số đường dây nóng của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Đồng thời cấp tên định danh cho các nhà mạng viễn thông di động, cố định như VNPT, Viettel, MobiFone, FPT… Giải pháp này được đánh giá cũng sẽ giúp người dân nâng cao cảnh giác trước các phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng thường sử dụng để lừa đảo. Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, kể từ ngày 27/10/2023, tất cả các số điện thoại gọi đến người dân từ các đơn vị thuộc Bộ gồm Văn phòng Bộ, Cục Báo chí, Cục An toàn thông tin, Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện đều hiển thị tên định danh “BO TTTT”. Cũng từ ngày 27/10, các số điện thoại của doanh nghiệp viễn thông khi gọi đến khách hàng sử dụng dịch vụ cũng hiển thị tên định danh của nhà mạng. Chẳng hạn như tên định danh VNPT, VinaPhone của nhà mạng VinaPhone, VIETTELCSKH của nhà mạng Viettel, FPT SHOP cua nhà mạng FPT, hay LOCAL của nhà mạng ASIM)… Cùng với việc thông báo rộng rãi việc Bộ TT&TT và các nhà mạng sử dụng tên định danh cho các số điện thoại có tương tác với người dân, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nêu rõ: Các số điện thoại gọi đến người dân mà đối tượng xưng danh là đơn vị thuộc Bộ hay doanh nghiệp viễn thông, nhưng không hiển thị tên định danh kèm theo thì đều là các số điện thoại giả mạo, có dấu hiệu lừa đảo. Người dân cần làm gì khi nhận được các cuộc gọi mạo danh? Khi nhận cuộc gọi từ các số điện thoại giả mạo, người dân cần phản ánh tới các đầu số tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo của Bộ Thông tin và Truyền thông là 156, 5656 hoặc phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao của mình để yêu cầu xử lý. Trước đó, nhiều người dân là nạn nhân của các cuộc gọi mạo danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điển hình như các cuộc gọi mạo danh là cán bộ công an làm định danh điện tử cho người dân và yêu cầu đọc mã OTP trên điện thoại. Hay lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice; giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án điện lừa đảo đánh cắp thông tin CCCD đi vay tín dụng, lừa tuyển CTV,... Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã công bố Cẩm nang nhận diện 24 hình thức lừa đảo và thủ đoạn tinh vi để người dân cảnh giác và hạn chế những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Trong đó, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, nhắm vào các nhóm đối tượng: Người cao tuổi với 15 hình thức lừa đảo thường xuyên; trẻ em có 3 hình thức dẫn dụ trên mạng; sinh viên/thanh niên có 13 hình thức; các đối tượng công nhân/người lao động, nhân viên văn phòng bị dẫn dụ với 19 hình thức lừa đảo… Đặc biệt, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Cẩm nang nhận diện và phòng chống 24 hình thức lừa đảo trực tuyến đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam. Vậy nên, người dân cần nắm kỹ các hình thức lừa đảo này để giúp bản thân và gia đình phòng chống. Xem 24 hình thức lừa đảo https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/07/Cam_nang_nhan_dien_va_phong_tranh_LDTT_7493280830.pdf (3) Tổng hợp một số bài viết liên quan về lừa đảo trên không gian mạng: Công khai danh sách 18 tài khoản ngân hàng của các đối tượng lừa đảo Bộ Công an cảnh báo người dân thận trọng trước khi ký hợp đồng “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch” Giả mạo cán bộ công gọi điện làm định danh điện tử lừa đảo tài sản người dân Cảnh báo: Giả mạo tin nhắn ngân hàng nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản Cảnh giác: Nhận điện thoại lừa đảo "con đang cấp cứu", phụ huynh mất hàng chục triệu đồng Lừa tuyển CTV thu âm, đọc voice qua mạng mất hàng trăm triệu đồng Cảnh giác: Giả nhân viên BHXH lừa đảo chuyển tiền để được cấp lại mật khẩu VssID Giả danh cán bộ Thuế yêu cầu cài đặt ứng dụng điện thoại để lừa đảo tài sản Bộ TTTT hướng dẫn 02 cách kiểm tra website lừa đảo Cách nhận diện thủ đoạn gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản PHHS cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Quảng cáo làm "tích xanh" Facebook để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Thu hồi gần 1 triệu đầu số di động đã bị khóa 2 chiều và chưa chuẩn hóa ngày 15/5
Từ ngày 31/3, các thuê bao di động không chuẩn hóa thông tin sẽ bị khóa liên lạc. Đến nay, ngày 15/5, gần 1 triệu đầu số điện thoại di động đã bị khóa 2 chiều và chưa chuẩn hóa thông tin sẽ chính thức bị các nhà mạng thu hồi. Việc chuẩn hóa thông tin thuê bao được thực hiện theo khoản 8 Điều 1 của Nghị định 49/2017/NĐ-CP về lĩnh vực viễn thông di động. Các số điện thoại có thông tin chưa chuẩn, chưa trùng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ nhận được thông báo từ nhà mạng. Trước đó, sáng ngày 13/3 bắt đầu triển khai chuẩn hóa thông tin thuê bao. Đến ngày 31/3 các thuê bao chưa thực hiện cập nhật lại thông tin sẽ bị khoá 1 chiều, đến ngày 15/4 sẽ bị khóa 2 chiều. Nếu sau 30 ngày kể từ khi khóa 2 chiều, sim sẽ bị thu hồi. Việc chuẩn hóa thuê bao di động là một trong các hoạt động nhằm thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030". Theo đó, mục đích việc thu hồi nhằm giải quyết cuộc gọi rác. Cơ quan chức năng ghi nhận khoảng 260 cá nhân đang sở hữu hơn 1.000 sim mỗi người, hơn 5.700 cá nhân sở hữu hơn 100 sim. Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập 8 đoàn thanh tra để thanh tra toàn diện trên cả nước. Đợt thanh tra này sẽ kéo dài đến 5/6, tập trung vào các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng sim số lượng lớn và có dấu hiệu bất thường, mua bán sim chia sẻ thông tin cá nhân của người dùng để đăng ký khống sim rác. Xem bài viết liên quan: Bán thông tin cá nhân khách hàng là vi phạm pháp luật Ngoài ra, theo các nhà mạng, thông tin thuê bao chính xác sẽ giúp người dùng được hỗ trợ tốt hơn, giảm thiểu rủi ro khi thông tin bị lợi dụng cho mục đích xấu. Lượng sim rác bị thu hồi sẽ được nhập lại kho số của các nhà mạng và sau khoảng 3 tháng sẽ đưa ra thị trường để phát triển thuê bao mới. Xem bài viết liên quan: Từ ngày 31/3, thuê bao di động không chuẩn hóa thông tin sẽ bị khóa liên lạc HƯỚNG DẪN: cách mở sim bị khóa 1 chiều do chưa chuẩn hóa thông tin sau ngày 31/3 Danh sách các kênh chính thức của nhà mạng trong chuẩn hóa thông tin thuê bao
Hướng dẫn cách mở sim bị khóa 1 chiều do chưa chuẩn hóa thông tin sau ngày 31/3
Sau ngày 31/3/2023, các thuê bao bị khóa 1 chiều gọi đi có thể mở lại sim bằng 02 cách nhanh chóng. Trước đó, theo thông tin đến các thuê bao có thông tin thuê bao chưa chính xác, không đúng theo như thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì người dân cần cầm căn cước công dân ra nhà mạng hoặc sử dụng ứng dụng của nhà mạng để chuẩn hóa, xác thực thông tin thuê bao. Ngày 31/3 là hạn cuối cùng phải hoàn thành việc chuẩn hóa thông tin. Xem bài viết liên quan:Từ ngày 31/3, thuê bao di động không chuẩn hóa thông tin sẽ bị khóa liên lạc Các nhà mạng sẽ bắt đầu nhắn tin. Những người thuộc diện cần chuẩn hóa thông tin sẽ nhận được 1 tin nhắn, mỗi ngày 1 lần, trong 5 ngày liên tiếp để nhắc nhở. Căn cứ quy định tại điểm e khoản 8 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP như sau: Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo đồng thời thông báo thuê bao sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu không thực hiện. Như vậy, đến ngày 31/3 các thuê bao chưa thực hiện cập nhật lại thông tin sẽ bị khoá 1 chiều, đến ngày 15/4 sẽ bị khóa 2 chiều. Nếu sau 30 ngày kể từ khi khóa 2 chiều, sim sẽ bị thu hồi. Vì vậy, tính đến 31/3 vừa qua, đã có rất nhiều thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin bị khóa sim một chiều với nhiều lý do như quên chuẩn hóa, không để ý thời hạn hoặc không cập nhật thông tin kịp thời. Theo đó, bài viết sẽ hướng dẫn các chủ thuê bao bị khóa sim một chiều mở lại sim của mình. Hướng dẫn cách mở khóa sim sau ngày 31/3 Cụ thể, sau ngày 31/3/2023, chủ thuê bao bị khóa sim một chiều vẫn có thể mở lại theo các cách dưới đây. Cần lưu ý rằng, việc khóa sim, thu hồi số điện thoại sẽ được thực hiện theo lộ trình sau: - Sau ngày 31/3/2023: Khách hàng có thông tin khai báo sai sẽ bị nhà mạng khóa liên lạc một chiều. - Đến ngày 15/4/2023: Nhà mạng sẽ tiếp tục khóa dịch vụ 2 chiều với những sim chưa chuẩn hóa. - Từ ngày 15/5/2023: Số thuê bao không chuẩn hóa thông tin sẽ bị thu hồi. Như vậy, sau ngày 31/03/2023, các thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin mới chỉ bị nhà mạng khóa một chiều, sau đó sẽ tiến hành khóa sim 2 chiều sau 15 ngày. Từ ngày 15/5/2023 nếu vẫn chưa chuẩn hóa thông tin sẽ bị thu hồi số điện thoại. Do vậy, để không bị khóa sim 2 chiều và bị thu hồi số điện thoại, các nhà mạng khuyến cáo khách hàng cần nhanh chóng thực hiện chuẩn hóa thông tin theo hướng dẫn để được mở lại liên lạc. Cụ thể: Đối với nhà mạng VinaPhone Trường hợp bị khóa 1 chiều, chủ thuê bao vẫn có thể thực hiện cuộc gọi miễn phí tới hotline 18001091 để được hướng dẫn cụ thể. Theo đó, khách hàng có thể thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao để mở lại liên lạc theo 2 cách: Cách 1: Chuẩn hóa thông tin trên ứng dụng My VNPT. Hướng dẫn chi tiết thay đổi thông tin thuê bao khi bị sai lệch với nhà mạng Cụ thể, xem hướng dẫn chi tiết tại bài viết: Hướng dẫn cách kiểm tra thông tin thuê bao di động tránh bị khóa sim từ 31/3. Cách 2: Đến trực tiếp các điểm giao dịch của VinaPhone gần và thuận tiện nhất để được hỗ trợ. Lưu ý: khi đi mang theo sim và giấy tờ tùy thân để khai báo theo hướng dẫn. Đối với nhà mạng Viettel, MobiFone Tương tự với nhà mạng VinaPhone, những thuê bao bị khóa thuộc mạng Viettel và MobiFone cũng thực hiện chuẩn hóa thông tin theo 2 cách: Cách 1: Chuẩn hóa thông tin trên ứng dụng MyViettel và My MobiFone . Hướng dẫn chi tiết thay đổi thông tin thuê bao khi bị sai lệch với nhà mạng Cụ thể, xem hướng dẫn chi tiết tại bài viết: Hướng dẫn cách kiểm tra thông tin thuê bao di động tránh bị khóa sim từ 31/3. Cách 2: Đến trực tiếp các điểm giao dịch của Viettel/ MobiFone để được hỗ trợ. *Đối với những mạng di động nhỏ hơn, bạn có thể liên hệ với các đại lý hoặc trung tâm chăm sóc khách hàng để được hướng dẫn. Theo đó, sau khi bị khóa 1 chiều nếu không thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao trùng với CSDLQG về dân cư, số thuê bao sẽ tiếp tục bị khóa 2 chiều trong 15 ngày tiếp theo, và sẽ bị thu hồi số sau 30 ngày kể từ thời điểm bị khóa 2 chiều. - Sau khi bị khóa liên lạc 2 chiều, khách hàng cần đến các điểm giao dịch trên toàn quốc để được hỗ trợ thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao. - Sau 30 ngày kể từ thời điểm khóa 2 chiều, các số thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa lại thông tin sẽ được các nhà mạng thu hồi theo quy định của pháp luật.
Danh sách các kênh chính thức của nhà mạng trong chuẩn hóa thông tin thuê bao
Ngày 21/3/2023, Cục Viễn thông ban hành Công văn 1029/CVT-PTHT về việc truyền thông về các kênh chính thức của DNVT di động trong quá trình chuẩn hóa thông tin thuê bao. Theo đó, nhằm hạn chế tối đa hiện tượng một số đối tượng lợi dụng việc doanh nghiệp thông báo (qua nhắn tin, gọi điện) đề nghị người sử dụng dịch vụ viễn thông di động chuẩn hóa thông tin để thực hiện các hành vi có dấu hiệu mạo danh lừa đảo, quảng cáo vi phạm pháp luật; đồng thời bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông, Cục Viễn thông đã thông báo tới người dùng một số thông tin sau: Đề nghị người sử dụng dịch vụ viễn thông chỉ thực hiện theo các thông báo cập nhật, chuẩn hóa thông tin từ các kênh chính thức của các doanh nghiệp viễn thông di động sử dụng cho mục đích nhắn tin, gọi điện thông báo đề nghị chuẩn hóa thông tin thuê bao, chăm sóc khách hàng, tiếp nhận phản hồi (không thực hiện theo các thông báo ngoài danh sách kênh chính thức của các doanh nghiệp). Xem và tải Công văn 1029/CVT-PTHT https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/03/24/CONG-VAN-GUI-CAC-DON-VI-TUYEN-TRUYEN-KENH-CHINH-THUC-CHUAN-HOA-TTTB-21-03-V2.docx Danh sách kênh chính thức của các doanh nghiệp cụ thể như sau: Đối với nhà mạng Viettel - Tên hiển thị khi nhắn tin mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: VIETTEL - Số điện thoại tổng đài gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 0246 266 0198 (Tên hiển thị: VIETTELCSKH); 0246 688 8098 (Tên hiển thị: VIETTELCARE) Đối với nhà mạng Vinaphone – VNPT - Tên hiển thị khi nhắn tin mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: VinaPhone - Số điện thoại gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 088800 1091; 091100 1091; Cuộc gọi hiển thị VinaPhone Đối với nhà mạng MobiFone - Tên hiển thị khi nhắn tin mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: MobiFone - Số điện thoại gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 9090 Đối với nhà mạng Vietnamobile - Số điện thoại gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 0921 667 667 Đối với nhà mạng Đông Dương - Itelecom - Tên hiển thị khi nhắn tin mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: iTel - Số điện thoại gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 087902 8888 Đối với nhà mạng ASIM Telecom –Local - Tên hiển thị khi nhắn tin mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: myLocal.vn - Số điện thoại gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 0899 096 854 (Tên hiển thị LOCAL) Đối với nhà mạng Mobicast - WINTEL - Tên hiển thị khi nhắn tin mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: Wintel - Số điện thoại gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 0559 559 559; 0559 558 55 Ngoài ra, Cục Viễn thông, Bộ TT&TT cũng lưu ý các người dân không thực hiện theo các thông báo ngoài danh sách kênh chính thức của các doanh nghiệp, mà chủ động liên hệ trực tiếp đến các kênh chính thức (số điện thoại, trang thông tin điện tử) của doanh nghiệp để được hướng dẫn, giải đáp. Xem và tải Công văn 1029/CVT-PTHT được ban hành ngày 21/3/2023. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/03/24/CONG-VAN-GUI-CAC-DON-VI-TUYEN-TRUYEN-KENH-CHINH-THUC-CHUAN-HOA-TTTB-21-03-V2.docx
Nhà mạng làm khó khách hàng chuyển sang mạng khác có khởi kiện được không?
Xin chào Luật Sư! Nhà mạng mobifone hay làm khó các khách hàng muốn chuyển sang mạng khác, kéo dài thời gian... Nay tôi muốn hỏi nhà mạng làm như vậy có vi phạm quyền khách hàng không? Nếu vi phạm thì người sử dụng có quyền khởi kiện hay không? Cám ơn Luật Sư!
Nhà mạng làm lộ thông tin khách hàng
Làm ơn chỉ giúp mình, mạng viễn thông làm lộ (cung cấp) thông tin của khách hàng cho một cá nhân khác (không phải cơ quan công an hay nhà nước nào nhằm phục vụ mục đích điều tra) rồi lam truyền cho một hay một nhóm đối tượng khác nữa mà chủ thuê bao không hề biết, (tự ý lan truyền cho nhau) không được thông báo.Gây tổn thất và ảnh hưởng đến chủ thuê bao thì chủ thuê bao nên xử lý tình huống này ra sao?
Không bổ sung thông tin: Nhà mạng cắt dịch vụ thì mình đi kiện!
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE Nay là năm 2018 rồi, và chúng ta đang sống trong một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Khoản 1 Điều 2 Hiến pháp 2013) vậy mà mấy ông nhà mạng cứ tưởng dân ta đang trong thời kỳ An Nam mít. Thức tỉnh đi các ông nhà mạng! Mấy mươi ngày qua, các nhà mạng rếu khách hàng đến các điểm cung cấp dịch vụ của nhà mạng để bổ sung thông tin cho đúng với Nghị định 49, nếu không thực hiện sẽ bị cắt 1 chiều rồi cắt 2 chiều rồi cắt luôn hợp đồng; trước đây hạn cuối mà các nhà mạng đưa ra là 24/4/2018, nhưng vì nhà mạng quá tải bởi nhiều khách đến bổ sung thông tin thì mấy ông chuyển qua ngày 15/5/2018. Tại sao trách nhiệm của các ông mà các ông lại ngồi một chỗ ở phòng máy lạnh bắt khách hàng đến bổ sung thông tin? Các ông lấy tiền của khách hàng mà sao không phục vụ khách hàng mà bắt khách hàng phục vụ các ông? Thử hỏi trong hợp đồng có điều khoản nào bắt buộc khách hàng phải nộp ảnh chân dung chính chủ không? … Các ông đã đọc kỹ Nghị định 49 hay chưa? Hay đọc rồi mà giả đò không hiểu?... Nghị định 49 có quy định như sau: “Trong vòng 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp viễn thông di động có trách nhiệm rà soát, hướng dẫn, yêu cầu các thuê bao di động trả trước đang sử dụng dịch vụ của mình mà thông tin thuê bao chưa tuân thủ theo đúng quy định tại khoản 5, khoản 7 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Nghị định này. Ngoài các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này, doanh nghiệp có thể cử nhân viên của chính doanh nghiệp trực tiếp gặp các cá nhân, tổ chức có thuê bao đang hoạt động để thực hiện các quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này”. Như vậy, trách nhiệm thuộc về nhà mạng chứ không phải khách hàng, với lại nhà mạng có thể cử nhân viên của mình trực tiếp gặp các cá nhân, tổ chức có thuê bao đang hoạt động để thực hiện các quy định chứ không chỉ ngồi mát nơi máy lạnh rồi bắt khách hàng tới bổ sung. Hợp đồng giữa nhà mạng và khách hàng là hợp đồng dân sự (hai bên bình đẳng với nhau) cớ cơn gì ông lại quan liêu (mà ông không phải là quan) như thế? Nếu ông muốn ngồi mát thì phải nghĩ ra cách gì hay để khuyến khích khách hàng nhé, như là ai đến các điểm giao dịch được tặng quà, tặng tài khoản khuyến mại… hay cách khác hay hơn (mấy ông ăn tiền của khách thì mấy ông buộc phải nghĩ ra cách thông minh nhé!) Nếu các ông cứ như thế này, cứ làm bậy như kia rồi cắt dịch vụ của khách hàng thì khách hàng sẽ đi kiện đó! Nay là năm 2018 rồi, không phải thời An Nam mít đâu mà các ông bố láo!
Cách đăng ký 5G tất cả nhà mạng miễn phí, nhanh chóng 2024? Kiểm tra kết nối 5G của thiết bị
Cách kiểm tra thiết bị có hỗ trợ kết nối mạng 5G như thế nào? Hướng dẫn đăng ký mạng 5G tại các nhà mạng Viettel, Vinaphone, và Mobifone nhanh chóng 2024. >>> Xem thêm: Mạng 5G là gì? Sự khác biệt giữa mạng 5G và 4G? (1) Cách kiểm tra thiết bị có hỗ trợ kết nối mạng 5G hay không Trước khi đăng ký sử dụng mạng 5G, bạn cần kiểm tra xem thiết bị mình đang sử dụng có hỗ trợ kết nối 5G hay không. Hiện nay có 03 cách kiểm tra phổ biến: Cách 1: Kiểm tra tại phần Cài đặt của thiết bị Đối với hệ điều hành Android: Bước 1: Vào phần “Cài đặt” của thiết bị Bước 2: Chọn vào mục “Kết nối” Bước 3: Chọn tiếp vào mục “Các mạng di động” để kiểm tra SIM có hỗ trợ 5G không. Bước 4: Ngay tại mục “Chế độ mạng” của từng SIM bạn hãy nhấn vào nó để hiển thị thông tin các mạng được phép.Nếu điện thoại hỗ trợ 5G, mục này sẽ hiển thị ngay. Đối với hệ điều hành IOS (iPhone): Bước 1: Vào phần “Cài đặt” của thiết bị Bước 2: Nhấn chọn vào mục “Di động” Bước 3: Nhấn chọn tiếp vào SIM mà mình đang sử dụng dữ liệu di động trên điện thoại iPhone (nếu sử dụng 02 sim) Bước 4: Chọn vào mục “Thoại và dữ liệu”. Tại đây nếu điện thoại của bạn có 5G sẽ hiển thị các cài đặt kết nối như: “5G tự động” hoặc “Bật 5G”. Cách 2: Kiểm tra trên website Bước 1: Truy cập vào trang web của nhà sản xuất hoặc tìm kiếm thông tin trên Google với từ khóa: "[Tên thiết bị] 5G specifications" Ví dụ: Iphone 12 pro max 5G specifications Bước 2: Kiểm tra thông số kỹ thuật ở phần kết nối mạng (Cellular and Wireless), nếu có hiển thị 5G hoặc băng tần n78, n79,...v.v. thì thiết bị của bạn có hỗ trợ kết nối mạng 5G Cách 3: Kiểm tra trên logo của thiết bị Hiện nay, nhiều nhà sản xuất điện thoại thông minh đã in logo "5G" trực tiếp trên thân máy để người dùng dễ dàng nhận diện khả năng kết nối 5G của thiết bị. Logo này thường được đặt ở mặt sau hoặc bên cạnh điện thoại, gần với thông tin về tên model hoặc thương hiệu. Tuy nhiên, không phải tất cả điện thoại hỗ trợ 5G đều có logo này. Vì vậy, nếu bạn không nhìn thấy logo 5G trên điện thoại của mình, hãy kiểm tra lại bằng các phương pháp khác nhé. Lưu ý: - Đảm bảo sim của bạn đã được nâng cấp lên 5G. - Kiểm tra gói cước của bạn có hỗ trợ 5G hay không. >>> Xem thêm: Mạng 5G là gì? Sự khác biệt giữa mạng 5G và 4G? (2) Cách đăng ký 5G tất cả nhà mạng miễn phí, nhanh chóng 2024 Viettel: Bước 1: Kiểm tra vùng phủ sóng 5G bằng cách truy cập trang web của Viettel hoặc gọi tổng đài 1800 8198. Bước 2: Soạn tin nhắn với cú pháp: TN5G gửi 191 để nhận 20GB 5G miễn phí, sử dụng trong vòng 10 ngày (2GB/ngày). Bước 3: Nhận thông báo xác nhận thành công là bạn có thể sử dụng mạng 5G. Vinaphone: Bước 1: Truy cập trang web của Vinaphone hoặc gọi tổng đài 18001091 để kiểm tra vùng phủ sóng. Bước 2: Soạn tin nhắn: 5G On gửi 888 để kiểm tra thuê bao có trong danh sách trải nghiệm mạng 5G hay không Bước 3: Nếu thuê bao trong danh sách trải nghiệm, soạn DK KM5G gửi 888 để nhận 50 GB data 5G miễn phí, sử dụng trong 30 ngày. Lưu ý: nếu bạn không ở trong vùng phủ sóng 5G và không sử dụng gói cước, thuê bao có thể phát sinh cước M0 (75 đồng/50 kb, cước trần tối đa 500.000 đồng/tháng). Ngoài ra, VinaPhone sẽ tự động rà quét và mời các khách hàng trải nghiệm mạng 5G đang hoạt động tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (địa điểm có phủ sóng VinaPhone 5G) và khuyến mại miễn phí truy cập Data 5G VinaPhone cho khách hàng trải nghiệm. Mobifone: Hiện tại các gói 5G Mobifone đã được phủ sóng thử nghiệm thương mại tại TP Hồ Chí Minh với những trải nghiệm tốc độ cực nhanh và hoàn toàn miễn phí. Điều kiện để cài đặt 5G Mobifone bao gồm: - SIM Card 5G Mobifone (Bạn có thể thực hiện chuyển đổi tại cửa hàng giao dịch của Mobifone). - Điện thoại có hỗ trợ kết nối mạng 5G nói chung và 5G Mobifone nói riêng. Lưu ý: - Sau khi đăng ký 5G hoàn tất, bạn cần bật chế độ máy bay (Airplane mode) trên điện thoại, chờ khoảng 5 giây, sau đó tắt chế độ này để làm mới các kết nối. - Hiện nay việc sử dụng mạng 5G đang trong giai đoạn thử nghiệm thương mại tại TPHCM và TP Hà Nội dành cho một số thuê bao nhất định. Nếu đăng ký trải nghiệm chưa được, bạn vui lòng đợi thêm một thời gian nữa khi 5G được chính thức thương mại hóa. >>> Xem thêm: Mạng 5G là gì? Sự khác biệt giữa mạng 5G và 4G?
Từ 27/10, số điện thoại của Bộ TT&TT và các nhà mạng được định danh để chống lừa đảo
Kể từ hôm nay (ngày 27/10), tất cả các số điện thoại của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông gọi đến người dân đều hiển thị tên định danh “BO TTTT”. Tương tự, cuộc gọi của doanh nghiệp viễn thông tới khách hàng cũng hiển thị tên định danh của nhà mạng. Theo thông tin được đăng trên Cổng TTĐT Chính phủ, Bộ TT&TT cho biết thời gian vừa qua, một số đối tượng đã sử dụng số thuê bao cố định, di động giả mạo xưng danh là Bộ Thông tin và Truyền thông, Công an, Viện kiểm sát, Ngân hàng, nhà mạng viễn thông… gọi điện đến số điện thoại cố định, di động của người dân. Mục đích của các đối tượng là thu thập thông tin nhằm hù dọa, lừa đảo để từ đó chiếm đoạt tài sản của người dân. Hiện tượng này đang có xu hướng ngày càng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Định danh số điện thoại của Bộ TT&TT và các nhà mạng viễn thông từ 27/10 Để phòng chống hình thức lừa đảo qua các cuộc gọi mạo danh, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo Cục Viễn thông triển khai cấp tên định danh (Voice brandname) cho các số điện thoại là các số đường dây nóng của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Đồng thời cấp tên định danh cho các nhà mạng viễn thông di động, cố định như VNPT, Viettel, MobiFone, FPT… Giải pháp này được đánh giá cũng sẽ giúp người dân nâng cao cảnh giác trước các phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng thường sử dụng để lừa đảo. Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, kể từ ngày 27/10/2023, tất cả các số điện thoại gọi đến người dân từ các đơn vị thuộc Bộ gồm Văn phòng Bộ, Cục Báo chí, Cục An toàn thông tin, Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện đều hiển thị tên định danh “BO TTTT”. Cũng từ ngày 27/10, các số điện thoại của doanh nghiệp viễn thông khi gọi đến khách hàng sử dụng dịch vụ cũng hiển thị tên định danh của nhà mạng. Chẳng hạn như tên định danh VNPT, VinaPhone của nhà mạng VinaPhone, VIETTELCSKH của nhà mạng Viettel, FPT SHOP cua nhà mạng FPT, hay LOCAL của nhà mạng ASIM)… Cùng với việc thông báo rộng rãi việc Bộ TT&TT và các nhà mạng sử dụng tên định danh cho các số điện thoại có tương tác với người dân, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nêu rõ: Các số điện thoại gọi đến người dân mà đối tượng xưng danh là đơn vị thuộc Bộ hay doanh nghiệp viễn thông, nhưng không hiển thị tên định danh kèm theo thì đều là các số điện thoại giả mạo, có dấu hiệu lừa đảo. Người dân cần làm gì khi nhận được các cuộc gọi mạo danh? Khi nhận cuộc gọi từ các số điện thoại giả mạo, người dân cần phản ánh tới các đầu số tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo của Bộ Thông tin và Truyền thông là 156, 5656 hoặc phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao của mình để yêu cầu xử lý. Trước đó, nhiều người dân là nạn nhân của các cuộc gọi mạo danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điển hình như các cuộc gọi mạo danh là cán bộ công an làm định danh điện tử cho người dân và yêu cầu đọc mã OTP trên điện thoại. Hay lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice; giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án điện lừa đảo đánh cắp thông tin CCCD đi vay tín dụng, lừa tuyển CTV,... Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã công bố Cẩm nang nhận diện 24 hình thức lừa đảo và thủ đoạn tinh vi để người dân cảnh giác và hạn chế những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Trong đó, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, nhắm vào các nhóm đối tượng: Người cao tuổi với 15 hình thức lừa đảo thường xuyên; trẻ em có 3 hình thức dẫn dụ trên mạng; sinh viên/thanh niên có 13 hình thức; các đối tượng công nhân/người lao động, nhân viên văn phòng bị dẫn dụ với 19 hình thức lừa đảo… Đặc biệt, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Cẩm nang nhận diện và phòng chống 24 hình thức lừa đảo trực tuyến đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam. Vậy nên, người dân cần nắm kỹ các hình thức lừa đảo này để giúp bản thân và gia đình phòng chống. Xem 24 hình thức lừa đảo https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/07/Cam_nang_nhan_dien_va_phong_tranh_LDTT_7493280830.pdf (3) Tổng hợp một số bài viết liên quan về lừa đảo trên không gian mạng: Công khai danh sách 18 tài khoản ngân hàng của các đối tượng lừa đảo Bộ Công an cảnh báo người dân thận trọng trước khi ký hợp đồng “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch” Giả mạo cán bộ công gọi điện làm định danh điện tử lừa đảo tài sản người dân Cảnh báo: Giả mạo tin nhắn ngân hàng nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản Cảnh giác: Nhận điện thoại lừa đảo "con đang cấp cứu", phụ huynh mất hàng chục triệu đồng Lừa tuyển CTV thu âm, đọc voice qua mạng mất hàng trăm triệu đồng Cảnh giác: Giả nhân viên BHXH lừa đảo chuyển tiền để được cấp lại mật khẩu VssID Giả danh cán bộ Thuế yêu cầu cài đặt ứng dụng điện thoại để lừa đảo tài sản Bộ TTTT hướng dẫn 02 cách kiểm tra website lừa đảo Cách nhận diện thủ đoạn gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản PHHS cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Quảng cáo làm "tích xanh" Facebook để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Thu hồi gần 1 triệu đầu số di động đã bị khóa 2 chiều và chưa chuẩn hóa ngày 15/5
Từ ngày 31/3, các thuê bao di động không chuẩn hóa thông tin sẽ bị khóa liên lạc. Đến nay, ngày 15/5, gần 1 triệu đầu số điện thoại di động đã bị khóa 2 chiều và chưa chuẩn hóa thông tin sẽ chính thức bị các nhà mạng thu hồi. Việc chuẩn hóa thông tin thuê bao được thực hiện theo khoản 8 Điều 1 của Nghị định 49/2017/NĐ-CP về lĩnh vực viễn thông di động. Các số điện thoại có thông tin chưa chuẩn, chưa trùng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ nhận được thông báo từ nhà mạng. Trước đó, sáng ngày 13/3 bắt đầu triển khai chuẩn hóa thông tin thuê bao. Đến ngày 31/3 các thuê bao chưa thực hiện cập nhật lại thông tin sẽ bị khoá 1 chiều, đến ngày 15/4 sẽ bị khóa 2 chiều. Nếu sau 30 ngày kể từ khi khóa 2 chiều, sim sẽ bị thu hồi. Việc chuẩn hóa thuê bao di động là một trong các hoạt động nhằm thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030". Theo đó, mục đích việc thu hồi nhằm giải quyết cuộc gọi rác. Cơ quan chức năng ghi nhận khoảng 260 cá nhân đang sở hữu hơn 1.000 sim mỗi người, hơn 5.700 cá nhân sở hữu hơn 100 sim. Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập 8 đoàn thanh tra để thanh tra toàn diện trên cả nước. Đợt thanh tra này sẽ kéo dài đến 5/6, tập trung vào các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng sim số lượng lớn và có dấu hiệu bất thường, mua bán sim chia sẻ thông tin cá nhân của người dùng để đăng ký khống sim rác. Xem bài viết liên quan: Bán thông tin cá nhân khách hàng là vi phạm pháp luật Ngoài ra, theo các nhà mạng, thông tin thuê bao chính xác sẽ giúp người dùng được hỗ trợ tốt hơn, giảm thiểu rủi ro khi thông tin bị lợi dụng cho mục đích xấu. Lượng sim rác bị thu hồi sẽ được nhập lại kho số của các nhà mạng và sau khoảng 3 tháng sẽ đưa ra thị trường để phát triển thuê bao mới. Xem bài viết liên quan: Từ ngày 31/3, thuê bao di động không chuẩn hóa thông tin sẽ bị khóa liên lạc HƯỚNG DẪN: cách mở sim bị khóa 1 chiều do chưa chuẩn hóa thông tin sau ngày 31/3 Danh sách các kênh chính thức của nhà mạng trong chuẩn hóa thông tin thuê bao
Hướng dẫn cách mở sim bị khóa 1 chiều do chưa chuẩn hóa thông tin sau ngày 31/3
Sau ngày 31/3/2023, các thuê bao bị khóa 1 chiều gọi đi có thể mở lại sim bằng 02 cách nhanh chóng. Trước đó, theo thông tin đến các thuê bao có thông tin thuê bao chưa chính xác, không đúng theo như thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì người dân cần cầm căn cước công dân ra nhà mạng hoặc sử dụng ứng dụng của nhà mạng để chuẩn hóa, xác thực thông tin thuê bao. Ngày 31/3 là hạn cuối cùng phải hoàn thành việc chuẩn hóa thông tin. Xem bài viết liên quan:Từ ngày 31/3, thuê bao di động không chuẩn hóa thông tin sẽ bị khóa liên lạc Các nhà mạng sẽ bắt đầu nhắn tin. Những người thuộc diện cần chuẩn hóa thông tin sẽ nhận được 1 tin nhắn, mỗi ngày 1 lần, trong 5 ngày liên tiếp để nhắc nhở. Căn cứ quy định tại điểm e khoản 8 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP như sau: Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo đồng thời thông báo thuê bao sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu không thực hiện. Như vậy, đến ngày 31/3 các thuê bao chưa thực hiện cập nhật lại thông tin sẽ bị khoá 1 chiều, đến ngày 15/4 sẽ bị khóa 2 chiều. Nếu sau 30 ngày kể từ khi khóa 2 chiều, sim sẽ bị thu hồi. Vì vậy, tính đến 31/3 vừa qua, đã có rất nhiều thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin bị khóa sim một chiều với nhiều lý do như quên chuẩn hóa, không để ý thời hạn hoặc không cập nhật thông tin kịp thời. Theo đó, bài viết sẽ hướng dẫn các chủ thuê bao bị khóa sim một chiều mở lại sim của mình. Hướng dẫn cách mở khóa sim sau ngày 31/3 Cụ thể, sau ngày 31/3/2023, chủ thuê bao bị khóa sim một chiều vẫn có thể mở lại theo các cách dưới đây. Cần lưu ý rằng, việc khóa sim, thu hồi số điện thoại sẽ được thực hiện theo lộ trình sau: - Sau ngày 31/3/2023: Khách hàng có thông tin khai báo sai sẽ bị nhà mạng khóa liên lạc một chiều. - Đến ngày 15/4/2023: Nhà mạng sẽ tiếp tục khóa dịch vụ 2 chiều với những sim chưa chuẩn hóa. - Từ ngày 15/5/2023: Số thuê bao không chuẩn hóa thông tin sẽ bị thu hồi. Như vậy, sau ngày 31/03/2023, các thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin mới chỉ bị nhà mạng khóa một chiều, sau đó sẽ tiến hành khóa sim 2 chiều sau 15 ngày. Từ ngày 15/5/2023 nếu vẫn chưa chuẩn hóa thông tin sẽ bị thu hồi số điện thoại. Do vậy, để không bị khóa sim 2 chiều và bị thu hồi số điện thoại, các nhà mạng khuyến cáo khách hàng cần nhanh chóng thực hiện chuẩn hóa thông tin theo hướng dẫn để được mở lại liên lạc. Cụ thể: Đối với nhà mạng VinaPhone Trường hợp bị khóa 1 chiều, chủ thuê bao vẫn có thể thực hiện cuộc gọi miễn phí tới hotline 18001091 để được hướng dẫn cụ thể. Theo đó, khách hàng có thể thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao để mở lại liên lạc theo 2 cách: Cách 1: Chuẩn hóa thông tin trên ứng dụng My VNPT. Hướng dẫn chi tiết thay đổi thông tin thuê bao khi bị sai lệch với nhà mạng Cụ thể, xem hướng dẫn chi tiết tại bài viết: Hướng dẫn cách kiểm tra thông tin thuê bao di động tránh bị khóa sim từ 31/3. Cách 2: Đến trực tiếp các điểm giao dịch của VinaPhone gần và thuận tiện nhất để được hỗ trợ. Lưu ý: khi đi mang theo sim và giấy tờ tùy thân để khai báo theo hướng dẫn. Đối với nhà mạng Viettel, MobiFone Tương tự với nhà mạng VinaPhone, những thuê bao bị khóa thuộc mạng Viettel và MobiFone cũng thực hiện chuẩn hóa thông tin theo 2 cách: Cách 1: Chuẩn hóa thông tin trên ứng dụng MyViettel và My MobiFone . Hướng dẫn chi tiết thay đổi thông tin thuê bao khi bị sai lệch với nhà mạng Cụ thể, xem hướng dẫn chi tiết tại bài viết: Hướng dẫn cách kiểm tra thông tin thuê bao di động tránh bị khóa sim từ 31/3. Cách 2: Đến trực tiếp các điểm giao dịch của Viettel/ MobiFone để được hỗ trợ. *Đối với những mạng di động nhỏ hơn, bạn có thể liên hệ với các đại lý hoặc trung tâm chăm sóc khách hàng để được hướng dẫn. Theo đó, sau khi bị khóa 1 chiều nếu không thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao trùng với CSDLQG về dân cư, số thuê bao sẽ tiếp tục bị khóa 2 chiều trong 15 ngày tiếp theo, và sẽ bị thu hồi số sau 30 ngày kể từ thời điểm bị khóa 2 chiều. - Sau khi bị khóa liên lạc 2 chiều, khách hàng cần đến các điểm giao dịch trên toàn quốc để được hỗ trợ thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao. - Sau 30 ngày kể từ thời điểm khóa 2 chiều, các số thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa lại thông tin sẽ được các nhà mạng thu hồi theo quy định của pháp luật.
Danh sách các kênh chính thức của nhà mạng trong chuẩn hóa thông tin thuê bao
Ngày 21/3/2023, Cục Viễn thông ban hành Công văn 1029/CVT-PTHT về việc truyền thông về các kênh chính thức của DNVT di động trong quá trình chuẩn hóa thông tin thuê bao. Theo đó, nhằm hạn chế tối đa hiện tượng một số đối tượng lợi dụng việc doanh nghiệp thông báo (qua nhắn tin, gọi điện) đề nghị người sử dụng dịch vụ viễn thông di động chuẩn hóa thông tin để thực hiện các hành vi có dấu hiệu mạo danh lừa đảo, quảng cáo vi phạm pháp luật; đồng thời bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông, Cục Viễn thông đã thông báo tới người dùng một số thông tin sau: Đề nghị người sử dụng dịch vụ viễn thông chỉ thực hiện theo các thông báo cập nhật, chuẩn hóa thông tin từ các kênh chính thức của các doanh nghiệp viễn thông di động sử dụng cho mục đích nhắn tin, gọi điện thông báo đề nghị chuẩn hóa thông tin thuê bao, chăm sóc khách hàng, tiếp nhận phản hồi (không thực hiện theo các thông báo ngoài danh sách kênh chính thức của các doanh nghiệp). Xem và tải Công văn 1029/CVT-PTHT https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/03/24/CONG-VAN-GUI-CAC-DON-VI-TUYEN-TRUYEN-KENH-CHINH-THUC-CHUAN-HOA-TTTB-21-03-V2.docx Danh sách kênh chính thức của các doanh nghiệp cụ thể như sau: Đối với nhà mạng Viettel - Tên hiển thị khi nhắn tin mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: VIETTEL - Số điện thoại tổng đài gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 0246 266 0198 (Tên hiển thị: VIETTELCSKH); 0246 688 8098 (Tên hiển thị: VIETTELCARE) Đối với nhà mạng Vinaphone – VNPT - Tên hiển thị khi nhắn tin mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: VinaPhone - Số điện thoại gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 088800 1091; 091100 1091; Cuộc gọi hiển thị VinaPhone Đối với nhà mạng MobiFone - Tên hiển thị khi nhắn tin mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: MobiFone - Số điện thoại gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 9090 Đối với nhà mạng Vietnamobile - Số điện thoại gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 0921 667 667 Đối với nhà mạng Đông Dương - Itelecom - Tên hiển thị khi nhắn tin mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: iTel - Số điện thoại gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 087902 8888 Đối với nhà mạng ASIM Telecom –Local - Tên hiển thị khi nhắn tin mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: myLocal.vn - Số điện thoại gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 0899 096 854 (Tên hiển thị LOCAL) Đối với nhà mạng Mobicast - WINTEL - Tên hiển thị khi nhắn tin mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: Wintel - Số điện thoại gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 0559 559 559; 0559 558 55 Ngoài ra, Cục Viễn thông, Bộ TT&TT cũng lưu ý các người dân không thực hiện theo các thông báo ngoài danh sách kênh chính thức của các doanh nghiệp, mà chủ động liên hệ trực tiếp đến các kênh chính thức (số điện thoại, trang thông tin điện tử) của doanh nghiệp để được hướng dẫn, giải đáp. Xem và tải Công văn 1029/CVT-PTHT được ban hành ngày 21/3/2023. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/03/24/CONG-VAN-GUI-CAC-DON-VI-TUYEN-TRUYEN-KENH-CHINH-THUC-CHUAN-HOA-TTTB-21-03-V2.docx
Nhà mạng làm khó khách hàng chuyển sang mạng khác có khởi kiện được không?
Xin chào Luật Sư! Nhà mạng mobifone hay làm khó các khách hàng muốn chuyển sang mạng khác, kéo dài thời gian... Nay tôi muốn hỏi nhà mạng làm như vậy có vi phạm quyền khách hàng không? Nếu vi phạm thì người sử dụng có quyền khởi kiện hay không? Cám ơn Luật Sư!
Nhà mạng làm lộ thông tin khách hàng
Làm ơn chỉ giúp mình, mạng viễn thông làm lộ (cung cấp) thông tin của khách hàng cho một cá nhân khác (không phải cơ quan công an hay nhà nước nào nhằm phục vụ mục đích điều tra) rồi lam truyền cho một hay một nhóm đối tượng khác nữa mà chủ thuê bao không hề biết, (tự ý lan truyền cho nhau) không được thông báo.Gây tổn thất và ảnh hưởng đến chủ thuê bao thì chủ thuê bao nên xử lý tình huống này ra sao?
Không bổ sung thông tin: Nhà mạng cắt dịch vụ thì mình đi kiện!
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE Nay là năm 2018 rồi, và chúng ta đang sống trong một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Khoản 1 Điều 2 Hiến pháp 2013) vậy mà mấy ông nhà mạng cứ tưởng dân ta đang trong thời kỳ An Nam mít. Thức tỉnh đi các ông nhà mạng! Mấy mươi ngày qua, các nhà mạng rếu khách hàng đến các điểm cung cấp dịch vụ của nhà mạng để bổ sung thông tin cho đúng với Nghị định 49, nếu không thực hiện sẽ bị cắt 1 chiều rồi cắt 2 chiều rồi cắt luôn hợp đồng; trước đây hạn cuối mà các nhà mạng đưa ra là 24/4/2018, nhưng vì nhà mạng quá tải bởi nhiều khách đến bổ sung thông tin thì mấy ông chuyển qua ngày 15/5/2018. Tại sao trách nhiệm của các ông mà các ông lại ngồi một chỗ ở phòng máy lạnh bắt khách hàng đến bổ sung thông tin? Các ông lấy tiền của khách hàng mà sao không phục vụ khách hàng mà bắt khách hàng phục vụ các ông? Thử hỏi trong hợp đồng có điều khoản nào bắt buộc khách hàng phải nộp ảnh chân dung chính chủ không? … Các ông đã đọc kỹ Nghị định 49 hay chưa? Hay đọc rồi mà giả đò không hiểu?... Nghị định 49 có quy định như sau: “Trong vòng 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp viễn thông di động có trách nhiệm rà soát, hướng dẫn, yêu cầu các thuê bao di động trả trước đang sử dụng dịch vụ của mình mà thông tin thuê bao chưa tuân thủ theo đúng quy định tại khoản 5, khoản 7 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Nghị định này. Ngoài các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này, doanh nghiệp có thể cử nhân viên của chính doanh nghiệp trực tiếp gặp các cá nhân, tổ chức có thuê bao đang hoạt động để thực hiện các quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này”. Như vậy, trách nhiệm thuộc về nhà mạng chứ không phải khách hàng, với lại nhà mạng có thể cử nhân viên của mình trực tiếp gặp các cá nhân, tổ chức có thuê bao đang hoạt động để thực hiện các quy định chứ không chỉ ngồi mát nơi máy lạnh rồi bắt khách hàng tới bổ sung. Hợp đồng giữa nhà mạng và khách hàng là hợp đồng dân sự (hai bên bình đẳng với nhau) cớ cơn gì ông lại quan liêu (mà ông không phải là quan) như thế? Nếu ông muốn ngồi mát thì phải nghĩ ra cách gì hay để khuyến khích khách hàng nhé, như là ai đến các điểm giao dịch được tặng quà, tặng tài khoản khuyến mại… hay cách khác hay hơn (mấy ông ăn tiền của khách thì mấy ông buộc phải nghĩ ra cách thông minh nhé!) Nếu các ông cứ như thế này, cứ làm bậy như kia rồi cắt dịch vụ của khách hàng thì khách hàng sẽ đi kiện đó! Nay là năm 2018 rồi, không phải thời An Nam mít đâu mà các ông bố láo!